Blog | Tin mới nhất

Lớp học tiếng Nhật online miễn phí

“Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy một trò online miễn phí. Lớp học một thầy một trò qua điện thoại video Giáo viên tình nguyện nói chuyện với học sinh qua mạng ...

11/03/2024
  • Người nước ngoài cũng có thể dễ dàng đăng ký SIM giá rẻ ở Nhật Bản

    04/02/2024
    Ở Việt Nam, nếu bạn đến cửa hàng điện thoại, chỉ chưa đầy 20 phút là bạn có thể mua SIM và có số điện thoại. Thế nhưng ở Nhật Bản, bạn phải ký hợp đồng với công ty điện thoại (nhà mạng) và nếu không trả cước phí hàng tháng thì không thể dùng SIM. Ngoài việc có ít gói cước giá rẻ, nhiều nhà mạng chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng của Nhật nên mình rất khó tìm được nhà mạng phù hợp. Lần này là lần đầu tiên mình ký hợp đồng với 1 hãng SIM giá rẻ. Mình sẽ giới thiệu với các bạn phương thức thanh toán và so sánh giá cước, đặc điểm của các nhà mạng mà mình đã tìm được.〈Vân Hoàng〉 Lý do cần số điện thoại Tháng 10 năm 2020 mình sang Nhật và đây là lần du học thứ 3 của mình. Lúc mới sang, để cuộc sống thuận lợi và suôn sẻ thì mình đã phải làm những việc sau. ① Làm thủ tục tại UBND thành phố ② Mở tài khoản ngân hàng ③ Ký hợp đồng với nhà mạng Thủ tục (nộp đơn chuyển đổi chỗ ở v.v.) ở UBND thành phố và việc mở tài khoản ngân hàng mình đã làm xong mà không gặp vấn đề gì. Tiếp theo, một thứ không thể thiếu đó là số điện thoại phải không nào. Thông thường mình có thể gọi điện qua các ứng dụng SNS là được nhưng trong những trường hợp khẩn cấp hay khi làm các thủ tục hành chính thì đúng là cần tới số điện thoại di động. Trong trường hợp của mình, mình đã cần dùng số điện thoại vào các việc sau. ✔︎ Mình nhận học bổng Chính phủ nên khi làm thủ tục online để nhận học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Khoa học, Thể thao và Công nghệ Nhật Bản, mình cần nhập số điện thoại. ✔︎ Trường mình theo học có hệ thống quản lý thông tin của sinh viên, khi đăng ký thông tin trên hệ thống đó cũng cần nhập số điện thoại. ✔︎ Lần này sau khi du học 1 năm, mình quyết định ở lại Nhật làm việc, khi đi xin việc thì mình cũng phải viết số điện thoại vào sơ yếu lý lịch v.v. ✔︎ Khi mua hàng online thì cũng có lúc cần số điện thoại. Gói cước rẻ nhất của SB là 5000 yên/tháng! Trong lần du học đầu tiên (năm 2007~) và lần du học thứ hai (năm 2010~) mình đều sử dụng Softbank (SB). Lý do lần đầu mình chọn SB vì lúc đó SB có chiến dịch miễn phí cước điện thoại nội mạng, những bạn du học sinh xung quanh mình đều dùng SB. Khi đó, mình mua cả máy điện thoại nữa nên tính cả tiền trả góp mua máy hàng tháng thì mình mất 3000 ~ 4000 yên (khoảng 816.000 đồng) mỗi tháng. Lần thứ hai, mình không cần mua điện thoại nên mình đã chọn gói rẻ nhất không dùng internet, chỉ có cước gọi điện thoại. ※100 yên = 16.690 đồng (tỉ giá ngày 24/7/2023) Vì vậy lần thứ ba này mình cũng đến cửa hàng của SB để tìm hiểu và xin tư vấn, nhưng mình được giới thiệu gói cước rẻ nhất là khoảng 5000 yên/tháng. Mình đã rất sốc! Các gói bây giờ không chỉ có cước điện thoại mà còn bao gồm cả dung lượng internet nữa nên đắt hơn ngày trước. Trước khi sang Nhật, mình dùng SIM của Viettel, một tháng chỉ mất 90.000 đồng (khoảng 440 yên) mà lại được dùng internet không giới hạn. Ở Nhật mình không dùng đến internet mấy mà tại sao 1 tháng phải trả tới 5.000 yên nhỉ? Thật là khó tin. Mình đã thử hỏi nhân viên tư vấn là “Mình sống ở ký túc xá nên trong phòng đã có wifi rồi, có gói cước nào rẻ hơn nữa không?” nhưng mình bị từ chối thẳng thừng là “Công ty chúng tôi không có gói cước nào rẻ hơn”. Và thế là mình đã từ bỏ việc ký hợp đồng với SB. Phương thức thanh toán tiền của nhiều gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật thì ngoài SB còn có docomo hay Au nhưng các nhà mạng lớn này đều không khác nhiều so với SB nên mình quyết định tìm một nhà mạng nhỏ. Mình đã liên lạc với người bạn thân đã ở Nhật 10 năm và một em khoá dưới vừa hoàn thành chương trình du học để hỏi và thu thập thông tin. LINE mobile Em khoá dưới của mình đã dùng “LINE mobile”. Theo lời em ấy, để ký được hợp đồng với LINE mobile thì cần làm các thủ tục như sau. ① Tạo tài khoản LINE của Nhật bằng số điện thoại ở Nhật ② Đăng ký LINE pay bằng tài khoản LINE của Nhật ③ Ký hợp đồng với LINE mobile với điều kiện thanh toán bằng LINE pay Em ấy nói đã được người quen cho dùng LINE Pay của người đó. Mình cũng có thể nhờ bạn bè hoặc người quen nhưng mình muốn thử tìm xem có nhà mạng nào thân thiện hơn không. ※Sau đó, LINE mobile đã ngừng cung cấp dịch vụ đăng ký tài khoản mới vào tháng 3 năm 2021. Chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Ở Nhật có nhiều hãng SIM giá rẻ nhưng phần lớn các hãng đều chỉ cho trả cước phí bằng thẻ tín dụng của Nhật. Trước đây người em của mình đã được một nhân viên trong cửa hàng bán đồ điện tử gia dụng ở Tokyo tư vấn là “thẻ tín dụng của Việt Nam cũng được chấp nhận” và em ấy đã đăng ký sim giá rẻ của “Bic SIM”. Thế nhưng, sau đó, nhà mạng liên lạc lại là “thẻ tín dụng của bạn không thể thanh toán tiền” và em ấy phải huỷ hợp đồng. Mặc dù đây không phải lỗi từ phía khách hàng, nhưng em ấy vẫn bị phạt khoảng 2000 yên vì huỷ hợp đồng giữa chừng. Mình và em ấy nói chuyện với nhau rồi tìm thấy nhà mạng giá rẻ tên là “UQ mobile” có vẻ có thể trả tiền bằng cách chuyển khoản nên mình thử đăng ký online. Thế nhưng, UQ mobile đã nhanh chóng phản hồi với nội dung chính là “sau khi xét duyệt, chúng tôi không thể tiếp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc tự động chuyển khoản”. Email thông báo kết quả xét duyệt của UQ mobile. “Chúng tôi không thể chấp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng. Quý khách hãy xem xét đến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng”. “Rakuten mobile” cũng là một hãng lớn trong các hãng SIM giá rẻ và ngoài hình thức trả qua thẻ tín dụng, có vẻ họ cũng chấp nhận thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng, nhưng vẫn cần xét duyệt. SIM giá rẻ chấp nhận chuyển khoản ngân hàng LINE mobile, UQ mobile, Rakuten mobile mình đều không đăng ký được, đúng lúc khó khăn thì bạn thân của mình đã tìm thấy một nhà mạng mà từ trước đến giờ mình chưa nghe thấy tên và bạn ấy đã giới thiệu cho mình. Đó là nhà mạng “GTN mobile”, khi vào trang chủ của nhà mạng này, bạn sẽ thấy website của họ hỗ trợ đa ngôn ngữ và có cả tiếng Việt. ◆Gói dữ liệu kèm chức năng nghe gọi GTN (hàng tháng - bao gồm thuế) Dung lượng Cước phí (bao gồm thuế) 3G ¥1,200 10G ¥2,200 30G ¥4,200 50G ¥6,200 ※Có thể đăng ký SIM và mở thẻ tín dụng (Credit card) cùng một lúc. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng đó, cước phí hàng tháng giảm 220 yên.※Có thể đăng ký từ nước ngoài (Có thể nhận SIM ở sân bay của Nhật).※Cước gọi mỗi 30 giây là 22 yên (bao gồm thuế). Thế là nhà mạng SIM giá rẻ này đã đáp ứng được 2 nhu cầu của mình là “gói cước rẻ” và chấp nhận “thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng”. Đây là nhà mạng mình nghe tên lần đầu nhưng vì người quen của bạn mình đang làm việc ở đó nên mình tin tưởng và đăng ký online. Ngay lập tức, 2 hôm sau SIM và hợp đồng đã được gửi tới địa chỉ của mình, sau khi cho SIM vào điện thoại thì máy đã có thể nghe gọi. Mình quá đỗi vui mừng! Thật không thể tin được là mình có thể mua được SIM giá rẻ một cách đơn giản như vậy. Vấn đề về SIM điện thoại của mình cũng đã được giải quyết! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của GTN mobile (đa ngôn ngữ) Ngoài ra, gần đây mình cũng được bạn mình giới thiệu một nhà mạng SIM giá rẻ tên là SIM VÀNG. Đây là SIM giá rẻ, chủ yếu phục vụ người Việt, người Myanmar, người Indonesia sống ở Nhật. Cũng giống như GTN mobile, người nước ngoài có thể thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng. ◆Gói SIM VÀNG (hàng tháng - chưa gồm thuế) Dung lượng dữ liệu SIM dữ liệu SIM nghe gọi 1GB ¥600 ¥1,480 3GB ¥1,080 ¥2,180 5GB ¥1,380 ¥2,620 10GB ¥2,800 ¥4,180 25GB ¥3,180 ¥4,980 30GB ¥3,380 ¥5,180 ※SIM dữ liệu kèm chức năng nhận tin nhắn SMS: 150 yên/tháng.※SIM nghe gọi có cước phí mỗi 30 giây 20 yên.※Có SIM nghe gọi thoả thích (gọi miễn phí dưới 5 phút mỗi lần: 680 yên/tháng, dưới 10 phút: 850 yên/tháng, dưới 15 phút: 1,150 yên/tháng). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của SIM VÀNG (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO:Lựa chọn công ty điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan Tổng kết Mình sẽ tổng kết lại bài viết về cước phí điện thoại và các phương thức thanh toán như sau nhé. ✔︎ Các nhà mạng lớn thường có cước phí cao. ✔︎ Nhiều hãng SIM giá rẻ chỉ cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng. ✔︎ GTN mobile hay SIM VÀNG là những hãng SIM giá rẻ hướng tới đối tượng là người nước ngoài nên khách hàng có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán qua cửa hàng tiện lợi. Rất mong các bạn tham khảo các thông tin trong bài viết của mình.
  • Lừa đảo vé máy bay – đâu là những thủ đoạn và dấu hiệu?

    26/11/2022
    Các bạn đã bao giờ thấy các bài đăng quảng cáo bán vé máy bay trên Facebook chưa? Bạn mình sau khi tin và đặt vé máy bay thông qua những bài đăng đó đã bị lừa mất 78 vạn yên (khoảng 140,000,000 VND). Đây là một trong số những vụ lừa đảo vé máy bay đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng người Việt. Mình sẽ giới thiệu những hình thức lừa đảo vé máy bay phổ biến cũng như biện pháp đề phòng thông qua câu chuyện có thật của bạn mình và một vài dẫn chứng khác.《Trần Ngọc Anh》 〈Nội dung bài viết〉 Lừa đảo vé máy bay là gì? Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Lừa đảo vé máy bay là gì? Khi tìm kiếm từ khóa “vé máy bay” trên những trang mạng như Facebook, các bài viết với chủ đề rao bán vé máy bay sẽ hiện ra nhiều vô kể. Chỉ cần người mua tìm được chuyến bay ưng ý, người bán sẽ báo giá và bắt đầu giao dịch sau khi có sự đồng thuận của cả hai bên. Tuy nhiên, những trường hợp như “dù đã chuyển tiền nhưng không nhận được vé” hoặc “vé mua trên mạng khi xuất trình tại sân bay thì phát hiện là vé giả” đang xảy ra ngày càng thường xuyên. Đây được gọi là hiện tượng “Lừa đảo vé máy bay”. Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Ảnh chụp màn hình lúc bạn mình liên hệ với bên Vietnam Airlines Mình có một người bạn quen từ thời cấp ba (hiện đang là sinh viên đại học năm 4) vừa sang Nhật để tham gia chương trình trao đổi 5 tháng tại một đại học ở Tokyo. Do muốn tìm mua vé máy bay rẻ nên vừa sang Nhật xong, bạn ấy đã nhanh chóng tìm mua vé máy bay để bay về. Một lần, khi tình cờ tìm được một bài viết rao bán vé máy bay giá rẻ trên nhóm Facebook có tên “Tokyo Baito”, bạn ấy đã liên hệ với người đăng bài qua Messenger. Sau khi bày tỏ mong muốn mua vé máy bay về Hà Nội, người bán đã yêu cầu bạn gửi ảnh chụp hộ chiếu và chuyển khoản 9 man. Khi đó bạn mình vẫn chưa có tài khoản ngân hàng Nhật nên mình đã chuyển hộ cho bạn ấy 9 man theo như bạn ấy đã nhờ. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau bạn ấy đã nhận được tin nhắn sau từ người đăng bài: “Không biết có phải do em chuyển tiền vào thứ bảy không nhưng anh vẫn chưa nhận được tiền. Nếu không nhận tiền và hoàn tất thủ tục mua ngay thì giá vé sẽ tăng đấy. Anh sẽ chuyển trả em số tiền ban đầu em đã chuyển. Vậy nên bây giờ em thử chuyển tiền bằng ngân hàng khác được không? Nếu em chuyển bằng ngân hàng đó thì chắc chắn anh sẽ nhận được tiền ngay.” Đến đây mình cũng có chút nghi ngờ, nhưng thấy bạn năn nỉ mãi nên mình đã chuyển thêm 9 man vào tài khoản ngân hàng mà người bán chỉ định. Tuy nhiên, ngày hôm sau, người đăng bài lại đòi chuyển khoản thêm 10 man nữa, lí do là “muốn xác nhận giao dịch đã được thực hiện”. Lúc đó mình đã nghĩ không thể tin tưởng đối tượng này được nữa, nhưng bạn mình vẫn van nài là “Chuyển nốt lần nữa thôi”. Mình cũng bó tay nên đã chuyển tiền lần thứ ba. Sau lần đó, người bán vé lại yêu cầu chuyển tiền thêm hai lần nữa (lần thứ tư 15 man, lần thứ năm 10 man) và bạn mình cũng đáp ứng. Mình đã được bạn nhờ và chuyển tiền tổng cộng 5 lần, với tổng số tiền là 53 man nhưng cuối cùng vẫn không nhận được vé từ người đăng bài. Bạn mình khi đó cũng đã bắt đầu yêu cầu người kia trả lại tiền, nhưng có vẻ đối phương đã xóa tài khoản Facebook, toàn bộ tin nhắn của đối phương đã biến mất và không tìm thấy trang cá nhân nữa. Các tin nhắn của đối phương đều biến mất và không thể liên hệ được Ngoài mình ra, bạn mình còn nhờ 3 người bạn khác chuyển tiền hộ và đã mất tổng cộng 78 man. Do phải trả toàn bộ số tiền đã vay nên ngân sách cho chuyến du học của bạn ấy đã cạn kiệt. Thật ra bản thân bạn mình cũng đã có sự nghi ngờ khi bị yêu cầu chuyển tiền dồn dập. Tuy nhiên, do bị đối phương sử dụng những cái cớ như “Nếu không chuyển tiền lần này thì toàn bộ số tiền trước đó sẽ không được hoàn trả”, hay “Không phải tôi mà bên Vietnam Airlines là người đang yêu cầu bạn chuyển tiền” để đe dọa, bạn mình đã bị thuyết phục và tin theo. Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Bài báo liên quan đến vấn nạn buôn bán vé máy bay Vietnam Airlines giả tại Nhật (3/2016) Số lượng người lao động và du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản ngày càng tăng dẫn đến số trường hợp người Việt lừa đảo vé máy bay cũng tăng theo. Gần đây, hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đang kêu gọi khách hàng nâng cao cảnh giác với nạn lừa đảo vé máy bay. Theo như bài báo trên, Vietnam Airlines đã bắt đầu đưa ra cảnh bảo về những vụ lừa đảo vé máy bay trên Facebook từ năm 2016. Thủ đoạn lừa đảo như sau: Đối tượng lừa đảo (người đăng bài) đặt vé qua website của VNA theo hình thức giữ mã đặt chỗ trên hệ thống và trả tiền sau, sau đó gửi mã đến người bị hại. Nạn nhân liên lạc với Vietnam Airlines, kiểm tra thấy đúng mã hành trình, tin rằng mã đó là đúng và chuyển khoản cho người đăng bài. Chuyển khoản xong, nạn nhân mất liên lạc với người đối tượng lừa đảo. Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Có rất nhiều bài viết liên quan đến việc lừa đảo vé máy bay được đăng trên những nhóm Facebook có nhiều người Việt trao đổi và mua bán vé máy bay như HỘI VÉ MÁY BAY NHẬT VIỆT v.v. Chị Trang nói rằng chị ấy đã bị lừa tiền vé máy bay và tố cáo tài khoản trong ảnh – thủ phạm và cũng là thành viên đã đăng bài rao bán vé máy bay trong nhóm. Theo bài đăng, sau khi thấy bài đăng của tài khoản trong ảnh, chị Trang đã tin nhắn và chuyển khoản 5 man để mua vé máy bay nhưng không nhận được vé. Đối tượng giải thích: “Không xuất vé được là do lỗi hệ thống. Chị vừa phải gửi yêu cầu hoàn tiền, chắc phải cuối tháng mới nhận được.”, sau đó đối tượng lừa đảo bặt vô âm tín. Theo lời chị Trang, chị còn quen một người bạn ở Đà Nẵng cũng đã gặp phải trường hợp tương tự. Trên group Facebook “VÉ MÁY BAY NHẬT - VIỆT”, chị Quy cũng đã cảnh báo rằng tài khoản trong ảnh là tài khoản lừa đảo. Theo lời chị Quy, người đăng bài (cũng là người bán hàng) là nữ, khi gọi điện thoại nói chuyện có nghe thấy giọng em bé, thấy tội nên đã quyết định mua vé ủng hộ. Sau khi chuyển khoản để đặt mua vé máy bay từ Nhật về Việt Nam, chị không nhận được vé nên đã nhận ra mình bị lừa. Ở dưới bài viết cũng có rất nhiều bình luận từ những nạn nhân của các vụ lừa đảo tương tự. Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Sau khi biết chắc mình đã bị lừa, mình và bạn mình đã ra đồn cảnh sát báo cáo lại sự việc. Cảnh sát đã tiếp nhận “Báo cáo thiệt hại” của chúng mình và nói sẽ liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản của đối tượng đăng bài, nhưng họ cũng không chắc số tiền đã mất có được trả lại hay không. Để lấy lại tiền thì phải cần có bằng chứng chứng minh mình là nạn nhân của vụ lừa đảo. Tuy nhiên, đa phần các tài khoản ngân hàng mà đối tượng lừa đảo sử dụng để nhận tiền là tài khoản đã được mua lại từ những người Việt đã về nước, do đó, việc xác định kẻ tình nghi là rất khó. Ở vụ việc này, có hai trong số năm tài khoản ngân hàng được chỉ định bởi người đăng bài là tài khoản đứng tên người Nhật. Theo mình, mục đích của thủ đoạn này là làm tăng mức độ tin cậy của nạn nhân với giao dịch, tuy nhiên, việc mua bán tài khoản ngân hàng như vậy là vi phạm pháp luật. Bản thân mình cũng không ngờ rằng cũng có những người Nhật vì cần tiền mà bán tài khoản ngân hàng đi như vậy. Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Việc trao đổi và mua vé máy bay từ những người kinh doanh bán lẻ trên Facebook là khá rủi ro. Hiện nay mọi người có thể mua vé máy bay giá rẻ từ những nhà phân phối chính thức nên tốt nhất là bạn hãy mua vé từ những trang web đáng tin cậy được liệt kê dưới đây. Ngoài ra, khi xem các bài đăng rao bán vé máy bay trên Facebook, bạn hãy lưu ý những điều sau: 〈Đặc điểm của các bài đăng lừa đảo và những điều cần lưu ý〉 Có dấu hiệu mua like và comment: các bài đăng có rất nhiều lượt like và bình luận, nhưng đa phần các bình luận có nội dung giống nhau. Trang cá nhân đăng ít ảnh Sử dụng địa chỉ Email đáng ngờ: ví dụ như: vietnamairlinees@gmail.com, v.v. Giấy tờ tùy thân: đối tượng lừa đảo sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác hoặc giấy tờ tùy thân giả mạo để có được sự tin tưởng từ người mua. Bạn mình cũng đã nhận được ảnh chứng minh nhân dân của người bán vé nhưng tên trên giấy tờ và tên Facebook lại không khớp nhau. Khi bị hỏi lý do, đối tượng đã lờ đi và chuyển sang chủ đề khác. Review giả mạo: Bạn mình đã nhận được ảnh chụp màn hình những review (đánh giá) dịch vụ của các khách hàng trước đó. Giờ nghĩ lại mới nhận ra đó là những review giả mạo. Giục thanh toán: Kẻ lừa đảo có thể sử dụng những lý do sau để hối thúc nạn nhân trả tiền: “Không nhanh thì hết chỗ”, “Ưu tiên người thanh toán trước”, “Để tránh trường hợp quỵt tiền, khách hàng vui lòng thanh toán trước”, v.v. Tài khoản ngân hàng không chính chủ: Kẻ lừa đảo mua lại tài khoản ngân hàng của những người về sẽ về nước và dùng nó làm địa chỉ nhận tiền trong các vụ lừa đảo. Đối tượng có thể dùng lí “Đây là tài khoản của người nhà” để yêu cầu bạn chuyển tiền đến tài khoản đó. Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Mình và bạn mình do không đủ kiến thức về những vụ việc lừa đảo như vậy nên đã phải chịu tổn thất lớn. Để nạn lừa đảo không còn tiếp diễn, mình hi vọng các bạn hãy chia bài viết này và tuyệt đối nói không với việc bán hoặc chuyển nhượng thẻ hoặc sổ ngân hàng cho người khác. Ngoài ra, khi mua vé máy bay, các bạn nên cố gắng mua vé từ những cửa hàng đại lý du lịch đáng tin cậy hoặc trang web của các cửa hàng đó. 〈Một vài trang web bán vé máy bay đáng tin cậy〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Skyscanner (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] skyticket (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expedia (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Airtrip (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HIS※ Công ty buôn bán vé máy bay giá rẻ lớn tại Nhật, có cả các cửa hàng chi nhánh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Vietjet (tiếng Việt) Khi sử dụng các trang web trên (trừ trang của Vietjet), bạn có thể tìm thấy vé máy bay giá rẻ. Để hoàn tất thủ tục đặt vé/thanh toán, giao dịch của bạn có thể được chuyển sang một trang web khác. Ngoài ra, các trang này còn có các ứng dụng rất thuận tiện cho việc đặt vé bằng điện thoại. Phương thức thanh toán của mỗi trang có sự khác nhau nhưng thường là thanh toán bằng thẻ Credit, thẻ Debit, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán ở cửa hàng tiện lợi v.v.
  • Các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam – Tỉnh Aichi

    24/03/2022
    Trong bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu về các cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam trong thành phố Nagoya. Lần này, chúng tôi xin giới thiệu các cửa hàng chính nằm trong tỉnh Aichi (ngoại trừ thành phố Nagoya). Trong các cửa hàng dưới đây, có nhiều cửa hàng bán trứng vịt lộn, sắn… là những mặt hàng được người Việt ưa chuộng. 〈このページの内容〉 Chợ Việt Nhật (Ichinomiya-shi) Quán Việt Aichi (Seto-shi) Chợ Việt Kasugai (Kasugai-shi) K Mart Chợ Việt Komaki (Komaki-shi) Thực Phẩm Việt Iwakura (Iwakura-shi) Phố Việt Market - Kanie (Kanie-cho) An Phú Mart - Obu (Obu-shi) Chợ Việt Sen Vàng Hekinan (Hekinan-shi) Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods (Kariya-shi) Anh Gạck Mark Toyotashi (Toyota-shi) Chợ Việt Đại Đô (Nishio) Thực Phẩm Việt Chiryu (Chiryu) Sản Phẩm Việt (Chiryu) Thái Dương Mart - Inuyama (Inuyama) Chợ Việt Nhật (Ichinomiya-shi) Quán Chợ Việt Nhật nằm ở vị trí thuận tiện tại trung tâm thành phố Ichinomiya, trong phố chợ, cách ga Meitetsu Ichinomiya khoảng 300 mét. Quán bán nhiều mặt hàng rau quả tươi theo mùa, thịt đông lạnh và các mặt hàng khác như trứng vịt lộn, khuôn làm xôi... Quán cũng thường nhập bánh chưng, bánh giò, nhưng trước khi đi mua các bạn nhớ gọi điện hỏi xem còn hàng không nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Nhật Chợ Việt Nhật Ichinomiya-shi, Honmachi 2-3-11 090-1832-2512 Ngày thường 11:00~20:00 Thứ Bảy, CN 10:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Quán Việt Aichi (Seto-shi) Quán Việt Aichi nằm trong thành phố Seto, ngay cạnh một bưu điện nhỏ. Quán bán hầu hết những mặt hàng chủ yếu làm nguyên liệu nấu món Việt Nam. Quán thường xuyên nhập những mặt hàng đặc sản như bánh tét chuối nước dừa, các loại rau quả theo mùa như khổ qua (mướp đắng), rau thơm các loại. Vào dịp cuối năm quán có tổ chức chương trình trúng thưởng với nhiều phần quà là các nguyên liệu, đồ ăn cho dịp Tết. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Quán Việt Aichi Quán Việt Aichi Seto-shi, Takane-cho 1-45 0561-58-3701 10:00~20:00  Ngày thường nghỉ trưa từ 12:00~15:00  Ngày nghỉ: Thứ Ba hàng tuần Chợ Việt Kasugai (Kasugai-shi) Quán Chợ Việt Kasugai nằm trong thành phố Kasugai, cách ga JR Kasugai khoảng 7 phút đi bộ. Quán nằm tại khu dân cư, phía trước có chỗ để xe. Ngoài rất nhiều mặt hàng rau, thịt, cá để nấu các món ăn Việt Nam, quán cũng nhập bán những mặt hàng thú vị như mũ cối, thuốc lá Thăng Long... ・ Ship miễn phí vào chủ nhật với các đơn hàng trên 8.000 yên trong bán kính 15km. ・ Miễn phí ship trên toàn quốc với các đơn hàng trên 10.000 yên. ・ Có những đợt sale đặt biệt như gần đây, cửa hàng miễn phí 1 trà xanh với đơn hàng trên 3.000 yên, miễn phí 1 vịt với đơn hàng trên 10.000 yên mua tại cửa hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Kasugai Chợ Việt Kasugai Kasugai-shi, Chuo dori 2-78 070-2213-4567 9:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Tư hàng tuần K Mart Chợ Việt Komaki (Komaki-shi) Quán nằm trong thành phố Komaki, đối diện với siêu thị đồ gia dụng Kaiz. Ngoài các nguyên liệu thường có, quán nhập bán gà nguyên con, trứng vịt lộn, mía… và nhiều nguyên liệu khác ít bán. Quán cũng bán các sản phẩm thường ngày sản xuất tại Việt Nam như dầu gió, kem đánh răng. Cửa hàng cũng thường nhập bán bánh giò, bánh pía… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của K Mart Chợ Việt Komaki K Mart Chợ Việt Komaki Komaki-shi, Futaebori 230-1 080-9896-3139 9:30~19:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Thực Phẩm Việt Iwakura (Iwakura-shi) Quán nằm trong vị trí khá thuận tiện ở thành phố Iwakura, cách ga Meitetsu Iwakura 6 phút đi bộ. Ngoài các loại thịt, rau, cá, đồ khô nguyên liệu nấu ăn khác, quán cũng bán một số sản phẩm thiết yếu hàng ngày nhập từ Việt Nam. Quán cũng bán bánh chưng và lá dong để gói bánh chưng. Quán còn bán nhiều sản phẩm đông lạnh nhập từ Việt Nam như các loại cá sông, nem hải sản… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thực phẩm Việt Iwakura Thực Phẩm Việt Iwakura Iwakura-shi, Honcho, Shimoteramawari 2-2 090-2801-8991 10:00~19:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Phố Việt Market - Kanie (Kanie-cho) Phố Việt Market -Kanie nằm tại thành phố Kanie, tại giữa khu dân cư, phía trước cửa hàng có chỗ đỗ xe nhỏ. Cửa hàng chuyên đồ gia vị Việt, thực phẩm- rau củ quả tươi Việt Nam. Ngoài các thực phẩm khô, đông lạnh, rau, quán bán nhiều loại hoa quả theo mùa như mận, sầu riêng. Quán cũng thường bán thịt gà trống chọi, lòng mề… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Phố Việt Market- KanieのFacebook Phố Việt Market - Kanie Kanie-cho, Gakuto 1-253 0594-28-8649 10:00~20:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần An Phú Mart - Obu (Obu-shi) Cửa hàng nằm trong khu dân cư yên tĩnh của thành phố Obu, trước cửa hàng có bãi đỗ xe nhỏ. Cửa hàng bán các loại rau, thịt phục vụ việc nấu ăn món Việt Nam, trong đó thịt bò tươi và gà nướng nguyên con là mặt hàng bán rất chạy. Đặc biệt cửa hàng có chương trình thẻ tích điểm dành cho khách hàng. Cửa hàng cũng thưởng nhập bánh gai, mít, ngô nếp, xoài… nhưng trước khi tới mua các bạn hãy gọi điện hỏi xem còn hàng không nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của An Phú Mart-Obu An Phú Mart - Obu Obu-shi, Kajita-cho 6-239 090-1204-2173 10:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Ba hàng tuần Chợ Việt Sen Vàng Hekinan (Hekinan-shi) Là cửa hàng bán các nguyên liệu đồ ăn Việt Nam tại thành phố Hekinan, quán nằm ở vị trí khá thuận tiện, cách ga Meitetsu Hekinan Chuo khoảng 8 phút đi bộ, phía trước cửa hàng có nơi đỗ xe. Cửa hàng bán nhiều nguyên liệu tươi, bánh chưng của miền Bắc, bánh tét miền Nam, lá dong gói bánh… ・ Freeship hóa đơn trên 7.000 yên bán kính 10km. ・ Với hóa đơn trên 10.000 yên ship miễn phí trên toàn nước Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Sen Vàng Hekinan Chợ Việt Sen Vàng Hekinan Hekinan-shi, Nodamachi 216 090-9338-8668 9:00~20:30 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods (Kariya-shi) Cửa hàng Chợ thịt Việt Nam nằm ở thành phố Kariya, chủ yếu bán nhiều loại thịt và các loại gia vị Việt Nam. Vào các dịp Tết cửa hàng cũng nhập bánh chưng, bánh tét. Ngoài ra quán cũng nhập thêm các loại rau củ quả theo mùa. Gần đây quán cũng giới thiệu nhiều sản phẩm ăn vặt của Việt Nam, dừa Thái và nhiều gia vị nước ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Kyouei Foods Chợ thịt Việt Nam Kyouei Foods Kariya-shi, Nodashinmachi 1-606 0566-28-5400 8:00~17:00 Ngày nghỉ: Thứ Tư hàng tuần Anh Gạck Mark Toyotashi (Toyota-shi) Quán là một chi nhánh nữa của cửa hàng Anh Gạck Mart tại Nagoya, nằm tại Toyota, chỉ cách ga Meitetsu Toyotashi 6 phút đi bộ. Diện tích quán khá rộng với các sản phẩm được bày đẹp mắt. Quán chuyên cung cấp đồ thực phẩm, gia vị, bánh kẹo Việt Nam, đồ ăn vặt... Món chè Việt Nam, các hoa quả như nhãn, mít cũng thường được bày bán ở cửa hàng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Anh Gạck MarkToyotashi Anh Gạck Mark Toyotashi Toyota-shi, Tsukimi-cho 1-8-7 080-4212-9296 Thứ Ba, Tư, Năm 10:00~21:00 Thứ Sáu, Bảy, CN 9:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Nếu thứ Hai là ngày nghỉ lễ thì có mở cửa Chợ Việt Đại Đô (Nishio-shi) Quán Chợ Việt Đại Đô nằm ở thành phố Nishio, bán đầy đủ các mặt hàng nguyên liệu thực phẩm làm món ăn Việt Nam, đồ hải sản phong phú. Quán cũng bán các loại hoa quả Việt Nam theo mùa. Vào mùa thu, quán có bán sắn dây, là một món rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên các bạn hãy chú ý là mùa sắn dây rất ngắn nhé. Đặc biệt quán có bán rất nhiều món ăn sáng ở Việt Nam như bún chả, bún bò, hủ tiếu, cháo lòng, bún thịt nướng … [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Chợ Việt Đại Đô Chợ Việt Đại Đô Nishio-shi, Sumiyoshi-cho 1-45-3 090-6095-5945 Ngày thường 10:00~19:00 Thứ Bảy, CN 9:00~21:00 Ngày nghỉ: Thứ Hai hàng tuần Thực Phẩm Việt Chiryu (Chiryu-shi) Quán nằm trong thành phố Chiryu, chỉ cách ga Chiryu và ga Mikawa Chiryu của tuyến đường sắt Meitetsu 3 phút đi bộ. Mặt hàng chủ yếu của quán là thực phẩm đông lạnh như thịt heo, gà, bò, cá, cua, ốc. Hàng nông sản tươi, khô những giống rau Việt Nam như su hào, cải canh, ngọn khoai lang, rau đay , rau bí… Đặc biệt hoa quả cũng được nhập theo mùa, đa dạng như sầu riêng, nhãn, vải… ・ Quán có áp dụng chế độ tích điểm thẻ cho khách : 100 yên = 1 điểm , 1 điểm = 1 yên. ・ Vào dịp lễ tết khi tới mua hàng khách hàng được tặng quà kèm theo giá trị mỗi đơn hàng. ・ Quán gửi hàng online trên toàn quốc, miễn phí đơn hàng từ 9.900 yên trở lên. ・ Free ship trực tiếp với khách hàng khu vực bán kính 12km gần quán. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thực Phẩm Việt Chiryu Thực Phẩm Việt Chiryu Chiryu-shi, Shintomi 2-38 0566-70-7683 / 080-7220-6466 Ngày thường 10:00~19:00 Thứ Bảy, CN 9:00~19:00 Không có ngày nghỉ Sản Phẩm Việt (Chiryu-shi) Sản phẩm Việt là một nhóm cửa hàng chung với nhà hàng Hương Quê tại cùng thành phố Chiryu. Ngoài các loại thực phẩm, nguyên liệu nấu món ăn Việt Nam, tùy theo thời điểm, quán cũng nhập thịt chó, đầu heo. Quán có những đợt tổ chức bán live ở Facebook với giá hấp dẫn cho nhiều mặt hàng. Thông tin live sẽ được cập nhật trên Facebook của quán. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Sản Phẩm Việt Sản Phẩm Việt Chiryu-shi, Showa 1-1-1 0566-68-0089 / 080-2654-9857 Thứ Hai, thứ Tư 9:00~18:00 Thứ Năm 8:00~18:00 Thứ Sáu, Bảy 8:00~20:00 CN 9:00~20:00 Không có ngày nghỉ Thái Dương Mart - Inuyama (Inuyama-shi) Đây là một trong các cửa hàng thuộc hệ thống Thái Dương Mart – Nhà hàng Sen Việt, bao gồm các cơ sở Thái Dương Mart trong khu vực tỉnh Aichi và Mie. Cửa hàng cách ga Meitetsu Inuyama chỉ 1 phút đi bộ. Cửa hàng có bán hàng đông lạnh với nhiều loại phong phú: bò, gà, heo,thuỷ sản Việt Nam. Giống các cửa hàng khác của Thái Dương Mart,cửa hàng đang nhập khẩu trực tiếp rất nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam như: hành, sả, dừa, sầu riêng, măng, miến, mộc nhĩ… ・ Khi mua hàng online khách hàng sẽ được tích điểm đổi quà. ・ Mua hàng tại cửa hàng thì có rất nhiều đợt khuyến mại giảm giá theo từng đợt lễ lớn trong năm. ・ Ship miễn phí với bán kính 15km từ ga Inuyama với đơn hàng hơn 5.000 yên. ・ Ship hàng online toàn quốc miễn phí với hoá đơn trên 10.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Facebook của Thái Dương Mart - Inuyama Thái Dương Mart - Inuyama Inuyama-shi, Tenjin-cho 1-17 0568-54-6315 10:00~21:00 Không có ngày nghỉ

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Cơ duyên gặp gỡ của các cặp vợ chồng Nhật – Việt (phần 1)

    Số lượng du học sinh, thực tập sinh kỹ năng hay nhân viên chính thức người Việt ở Nhật Bản ngày càng tăng, và trong số đó, số người Việt kết hôn với người Nhật cũng ngày một nhiều hơn. Chúng tôi được một số người Việt đã kết hôn với người Nhật chia sẻ câu chuyện về cơ duyên gặp gỡ bạn đời của họ. Bài viết lần này xin giới thiệu 4 trường hợp các cặp đôi gặp gỡ nhau ở Nhật và tiến đến hôn nhân. Kết hôn với đồng nghiệp người Nhật ở nơi thực tập kỹ năng Năm 2016: Bắt đầu thực tập kỹ năng ngành chế biến thực phẩm〈tỉnh Nara〉Năm 2017: Gặp gỡ bạn trai người Nhật ở chỗ thực tập kỹ năngNăm 2019: Kết hôn và kết thúc quá trình thực tập kỹ năng〈Sinh năm 1993, quê ở tỉnh Hải Dương〉 Chị Cúc vốn là thực tập sinh kỹ năng. Chị nhận được lời mời hẹn hò từ đồng nghiệp nam người Nhật làm cùng công ty nơi chị thực tập kỹ năng. Vào ngày nghỉ, hai người cùng nhau lái xe đi chơi đây đó. Đến khoảng 2 tháng trước khi quá trình thực tập của chị kết thúc, hai người đã kết hôn và từ đó chị tiếp tục ở lại Nhật Bản. Trước khi sang Nhật, chị Cúc làm việc tại một nhà máy của công ty Nhật. Chị nghĩ rằng nếu trong quá trình thực tập kỹ năng học được tiếng Nhật thì sau khi về nước sẽ tìm được công việc có mức lương tốt hơn tại các công ty Nhật. Vì vậy, chị Cúc đã rất nỗ lực học tiếng Nhật. Sau khi xong việc, vào các buổi tối, chị dành ra 2 tiếng đồng hồ để học tại kí túc xá. Sau khi sang Nhật được 2 năm, chị đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) N3. Ngoài việc tự học, Chủ Nhật hằng tuần, chị đến lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện tại địa phương để học miễn phí với giáo viên người Nhật. Ở lớp học có cả các ngày hội giao lưu như tiệc thịt nướng BBQ, là cơ hội để rèn luyện hội thoại tiếng Nhật. Nhờ nỗ lực như vậy, đến năm thực tập kỹ năng thứ hai, trong số 8 thực tập sinh (bao gồm cả người Việt và người Trung Quốc), chị trở thành người giỏi tiếng Nhật nhất. Khoảng thời gian đó, một chàng trai người Nhật hơn chị 2 tuổi vào làm nhân viên chính thức trong công ty. Hiện nay, anh đang phụ trách những việc như nghiên cứu phát triển sản phẩm, nhưng hồi đầu, anh cũng trải nghiệm các công việc giống như thực tập sinh. Hồi đó, do giỏi tiếng Nhật nên chị Cúc được giao nhiệm vụ hướng dẫn anh trong công việc. Cứ thế, chị Cúc hướng dẫn cho anh và anh cũng thường xuyên hỏi chị về công việc, rồi dần dà, hai người trao đổi với nhau qua LINE ngay cả sau khi xong việc. “Chào buổi tối. Cúc đang làm gì vậy?”. “Em đang học ạ”. Từ những lời thăm hỏi, chuyện trò như vậy, hai người bắt đầu hẹn hò, cùng nhau đi ăn và lái xe đi chơi. Chị Cúc cũng từng đọc nhiều bài viết trên Facebook kể về chuyện yêu đương hẹn hò với người Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng, rồi khi về nước thì mất liên lạc v.v... Tuy nhiên, sau khi yêu nhau được vài tháng, bạn trai nói với chị rằng “Sau khi em thực tập kỹ năng xong, chúng mình cưới nhau nhé”. 15 tháng sau, hai người đi làm thủ tục đăng ký kết hôn và đi chụp ảnh kỷ niệm. Về chuyện lấy chồng người Nhật, hồi đầu, mẹ chị Cúc bảo rằng “mẹ muốn con về Việt Nam”. Tuy nhiên, sau nhiều lần trò chuyện, mẹ chị đã chấp nhận chuyện chị lấy chồng. Hai người đã sống với nhau khoảng 2 năm nhưng vẫn dự định sau khi dịch COVID-19 lắng xuống sẽ cùng nhau về Hải Dương tổ chức lễ cưới. Kết hôn với bạn trai quen qua trang web mai mối Năm 2014: Tốt nghiệp đại học Tohoku, bắt đầu đi làm ở Nhật BảnNăm 2018: Gặp gỡ bạn trai người Nhật qua trang web mai mốiNăm 2019: Kết hôn〈Sinh năm 1989, quê ở tỉnh Hải Dương〉 Chị Lan Anh vốn là du học sinh, tốt nghiệp Đại học Tohoku năm 2014, sau đó chị đi làm ở Nhật. Chị quen biết với chồng từ năm 2018 qua trang web mai mối và năm sau đó, hai người đã kết hôn. Chồng chị Lan Anh đối xử với chị rất tốt. Hai người đã sinh được một bé gái và đang sống với nhau hạnh phúc. Một hôm, chị Lan Anh tình cờ thấy một trang web mai mối bằng tiếng Nhật trên Facebook nên đã đăng ký. Rất nhiều nam giới người Nhật sau khi xem ảnh chị xong đã liên lạc và chị đã nhắn tin qua lại với một người trong số đó. Cảm thấy hợp với người này, chị Lan Anh liền chuyển sang liên lạc tiếp với anh qua LINE. Khoảng 2 tuần sau đó, hai người quyết định gặp nhau tại một nhà ga trong nội đô Tokyo. Qua trang web mai mối, chị đã biết anh tốt nghiệp trường đại học hàng đầu và đang làm trong công ty lớn. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi qua LINE và điện thoại, chị thấy rằng anh là người rất chân thật. Hơn nữa, sau khi gặp nhau, anh cũng luôn tôn trọng chị Lan Anh và chấp nhận chuyện trước đây chị từng ly hôn. Sau khi bắt đầu hẹn hò với nhau 2 tháng, anh về nhà cha mẹ và thưa chuyện về chị Lan Anh. Sau đó, chị được anh giới thiệu với cha mẹ qua điện thoại video và 3 tháng sau đó gặp trực tiếp để chính thức ra mắt. Thế rồi, cha mẹ anh cũng sang Việt Nam và gặp mặt cha mẹ chị Lan Anh. 7 tháng kể từ ngày gặp nhau lần đầu, hai người đã đi đăng ký kết hôn và sau đó 2 tháng thì tổ chức hôn lễ tại Nhật Bản. Chị Lan Anh chia sẻ: “Sau khi kết hôn, năm tiếp theo chúng tôi đã sinh được một bé gái (hiện nay bé 8 tháng tuổi). Sau khi kết hôn, chồng tôi vẫn luôn coi trọng tôi, cứ đến cuối tuần là lại lau dọn nhà cửa, đi mua sắm hoặc nấu ăn giúp tôi. Được chồng đối xử tốt, yên tâm sinh sống ở Nhật Bản nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Có vẻ như đàn ông Nhật rất nhiều người có tinh thần trách nhiệm và rất coi trọng gia đình. Họ cũng không có kiểu ngày nào cũng rượu chè như nhiều người đàn ông Việt Nam. Vì rất thích Nhật Bản nên tôi muốn được tiếp tục sinh sống ở đây. Tôi thấy vui khi càng ngày càng có nhiều cặp đôi Nhật – Việt”. Gặp nhau ở lớp tiếng Nhật miễn phí Năm 2010: Thực tập kỹ năng ngành xây dựng〈Tỉnh Okayama〉Năm 2011: Đỗ JLPT N3, gặp gỡ cô gái người Nhật ở lớp học tiếng NhậtNăm 2013: Đỗ JLPT N2, về Việt NamNăm 2015: Vào học tại Đại học Minami Kyushu〈Tỉnh Miyazaki〉Năm 2016: Gặp lại cô gái người Nhật và bắt đầu hẹn hòNăm 2019: Tốt nghiệp Đại học Minami Kyushu, kết hôn và làm việc tại Nhật Bản〈Sinh năm 1990, quê ở tỉnh Nam Định〉 Anh Khanh dành dụm được một khoản tiền sau 3 năm thực tập kỹ năng. Anh dùng một phần số tiền đó để đi du học đại học ở Nhật Bản. Anh gặp vợ lần đầu hồi thực tập kỹ năng năm thứ hai. Hai người gặp nhau tại lớp học tiếng Nhật tình nguyện ở tỉnh Okayama. Anh Khanh đi thực tập kỹ năng với mục đích chuẩn bị cho việc du học (dành dụm tiền và học tiếng Nhật). Sau khi xong việc, mỗi buổi tối, anh Khanh dành 2, 3 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật ở ký túc xá. Ngoài ra, để luyện hội thoại tiếng Nhật, tối thứ Ba và ngày Chủ Nhật, anh đi tàu điện đến lớp học tiếng Nhật miễn phí (2 nơi khác nhau). Đi học tiếng Nhật như vậy tốn cả tiền tàu điện và thời gian nhưng anh vẫn cố gắng để mở rộng các lựa chọn trong tương lai. Ở một trong hai lớp học này, ngoài giáo viên phụ trách lớn tuổi, có cả cô giáo trạc tuổi anh Khanh. Ở chỗ làm, cô thấy đồng nghiệp người Việt gặp khó khăn do không nói được tiếng Nhật nên muốn đi dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài ở lớp học tình nguyện. Sau đó, cô thôi việc, đi đến thành phố Hồ Chí Minh và dạy tiếng Nhật 2 năm tại công ty phái cử. Cùng thời gian đó, anh Khanh đã về Nam Định và qua mạng xã hội (messenger), hai người đã trò chuyện với nhau rất nhiều về cuộc sống ở Việt Nam. Năm 2015, anh Khanh trở lại Nhật Bản để du học tại trường đại học ở tỉnh Miyazaki. Cô giáo ngày nọ cũng đã trở về Nhật Bản và làm việc tại tỉnh Okayama. Mùa xuân năm 2016, cô đã đến thăm anh tại Miyazaki. 3 năm rồi họ mới gặp lại nhau. Cô nói rằng “cảm thấy hợp với đất đai và khí hậu ở Miyazaki”rồi nửa năm sau đó chuyển đến đây và hai người bắt đầu hẹn hò với nhau. 3 năm sau, vào năm 2019, hai người tổ chức đám cưới với 500 khách tham dự ở Nam Định và dự kiến tháng 5 năm 2021 sẽ sinh con. Ở trường đại học, anh Khanh nghiên cứu về sản xuất rượu và hiện nay cũng đang làm việc tại một công ty sản xuất rượu ở Nhật Bản. Ước mơ của anh là sau này mở một cơ sở chưng cất, ủ rượu ở Nam Định. Vợ anh cũng không ngại ngần việc sinh sống ở nước ngoài nên cả nhà dự định khi đó sẽ về sống ở Nam Định. Đi du học sau đại học và gặp ý trung nhân ở trường Năm 2001: Gặp gỡ bạn trai người Nhật ở khoa sau đại học ở TokyoNăm 2003: Tốt nghiệp, về nước và quay lại công việc cũNăm 2005: Kết hôn, thôi việc và trở lại Nhật Bản〈Sinh đầu thập niên 1970, quê ở Hà Nội〉 Năm 2001, khi đi du học thạc sĩ tại một trường đại học quốc lập ở Tokyo, chị Tú quen và có cảm tình với một bạn nam người Nhật cùng khoá. Hai người hẹn hò cho đến năm 2003, chị tốt nghiệp và về nước. Tạm xa bạn trai, chị trở lại với công việc trước khi đi du học ở văn phòng đại diện của 1 tổ chức của Nhật Bản tại Hà Nội. Bạn trai của chị tiếp tục học lên tiến sĩ ở Tokyo, hai người liên lạc với nhau qua mail. Cứ hết học kỳ, anh lại sang Hà Nội để gặp chị, và hai người vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ. Năm 2005, anh ngỏ lời kết hôn. Mặc dù khi đó công việc của chị đang thuận lợi, nhưng chị nghĩ khó có thể vừa cống hiến hết sức cho công việc để đáp ứng kỳ vọng của mọi người vừa ổn định được cuộc sống gia đình. Sau khi suy nghĩ nhiều, chị đã chọn kết hôn và thôi việc. Sau 3 năm chung sống ở Tokyo, anh chị sinh được 2 cháu, chị chỉ ở nhà lo toan việc nhà trong 4 năm. Hồi mới cưới, anh vẫn đang là nghiên cứu sinh, chưa biết công việc sẽ ra sao, nên chị cũng có phần lo lắng. Hơn nữa, vốn là một phụ nữ có chuyên môn nên chị cũng chưa quen được với việc chỉ ở nhà làm nội trợ và nuôi con, hai vợ chồng thường xuyên cãi cọ, xích mích. Năm 2007, anh tốt nghiệp tiến sĩ và trúng tuyển vào 1 công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam. Anh thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, thế là cả nhà về sống 1 năm tại đây. Sau đó, năm 2008, cả gia đình trở lại Nhật, và chị tìm được công việc liên quan đến biên dịch và phiên dịch phù hợp với khả năng và điều kiện gia đình. Hiện hai người đã có với nhau 3 mặt con. Do công việc, chồng chị thường xuyên phải đi công tác nước ngoài, nhưng những khi ở Nhật Bản, anh luôn cùng chị chăm sóc, dạy dỗ con cái, gia đình 5 người của anh chị luôn hoà thuận, vui vẻ. Chị cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của gia đình chồng, nên chị cảm thấy rất hài lòng với lựa chọn kết hôn ngày nào, cũng như cuộc sống hạnh phúc hiện nay tại Nhật Bản.

    06/05/2021

  • Kết hôn quốc tế_Phần 2

    Lần trước, chúng tôi đã giới thiệu 4 cặp vợ chồng Nhật - Việt gặp gỡ ở Nhật. Trong số này chúng tôi xin giới thiệu 4 cặp đã gặp gỡ nhau ở Việt Nam. Kết hôn với cấp trên ở công ty Nhật Bản Chị Châu (sinh vào thập niên 1980) tốt nghiệp Khoa tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại ngữ ở Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, chị vào làm việc tại một công ty Nhật Bản vào năm 2005. Vì tính chất công việc nên chị thường xuyên phải liên lạc, báo cáo với một anh cấp trên qua thư điện tử hoặc tin nhắn và đôi khi, người cấp trên cũng có những tin nhắn ít liên quan tới công việc. Một hôm, do hiểu nhầm nội dung tin nhắn của chị, anh tìm tới tận nơi chị sống để hỏi và nhân tiện mời chị đi uống cà phê. Và từ đó, hai người bắt đầu tìm hiểu nhau. Vì anh cũng nói được tiếng Việt nên câu chuyện giữa hai người thường xuyên diễn ra bằng cả 2 thứ tiếng.Vài tháng sau, chị mời anh về nhà chơi và gặp bố mẹ. Ở Việt Nam thì việc mời bạn trai hay bạn gái tới nhà chào cha mẹ cũng là điều bình thường nhưng sau này anh cho chị biết “Người Nhật thì chỉ khi nào có ý định kết hôn với nhau thì mới mời về chào cha mẹ”. Vì thế mà anh đến thăm và chào bố mẹ chị với tâm thế là sẽ kết hôn. Do anh nói được tiếng Việt, nên dễ dàng trò chuyện và được bố mẹ chị quý mến. Sau đó hai người hứa hôn, cha mẹ anh cũng sang thăm Việt Nam và đến chào cha mẹ chị. Năm 2006, một năm sau khi quen nhau, anh chị kết hôn và năm 2009, sau khi anh hết nhiệm kỳ tại Việt Nam, gia đình anh chị giờ có 3 người, chuyển về Nhật sinh sống. Sau đó, anh chị sinh thêm một bé nữa và giờ gia đình nhỏ 4 người của chị Châu sống hạnh phúc vui vẻ. Khi sang Nhật chị cũng tìm được việc làm hợp ý. Chị học hỏi thêm được nhiều điều về xã hội Nhật thông qua những bạn bè người Nhật ở xung quanh do cùng gửi con nhà trẻ và bạn người Việt Nam thông qua mạng xã hội Facebook. Nhờ đó mà cuộc sống của chị ở Nhật ngày càng phong phú hơn. Kết hôn với đồng nghiệp quen trong thời gian làm việc ngắn hạn Chị Thủy (quê ở Hà Nội) là giáo viên tại một trường đại học ở Việt Nam. Khoảng năm 2000, một nam giáo viên người Nhật được cử đến làm giáo viên tại trường của chị theo một dự án của cơ quan hành chính độc lập của Nhật Bản và anh chị đã quen nhau. Chị Thủy tốt nghiệp khoa tiếng Nhật nên tiếng Nhật của chị rất giỏi. Sau thời gian giảng dạy ngắn hạn, anh trở về Nhật. Năm 2001, chị Thủy đi công tác ở Nhật và trong thời gian ở Nhật, anh chị gặp lại nhau. Anh thường xuyên tới thăm chị và hai người thường hẹn hò, đi ăn, đi du lịch với nhau. Ngày chị Thủy kết thúc chuyến công tác về nước, anh cùng đi chuyến máy bay để đưa chị về Việt Nam và khi tới nơi, anh chính thức cầu hôn. Năm 2002, anh chị kết hôn và tổ chức đám cưới ở Việt Nam. Cha mẹ và bạn bè của anh từ Nhật cũng sang Việt Nam chúc mừng anh chị. Sau đó vài tháng, anh chị trở về Nhật và tổ chức đám cưới một lần nữa ở Nhật. Cha mẹ chị Thủy không hề phản đối việc chị kết hôn với người nước ngoài vì khi còn trẻ ông bà cũng đã từng du học nước ngoài. Nhiều khi có những tranh luận hoặc bất đồng ý kiến do khác biệt về văn hóa nhưng anh chị luôn tôn trọng giá trị quan của nhau và luôn trao đổi kỹ với nhau. Anh chị có với nhau một cô con gái. Để cho con có thể nói được tiếng Việt, chị luôn cố gắng tạo nhiều nhiều dịp như dẫn con đi cùng mỗi khi có dịp tụ họp với bạn bè người Việt, đưa con về Việt Nam hoặc nấu món ăn Việt để cháu có thể nói tiếng Việt. Tuy chưa nói được nhiều nhưng con gái chị đều tích cực nói tiếng Việt mỗi khi có dịp. Kết hôn với anh họ của chồng bạn thân Chị Bảo Nghi (Quê Bà Rịa, sinh năm 1977) có một người bạn thân đi du học Nhật Bản và kết hôn với người Nhật. Sau đó, vợ chồng người bạn trở về Việt Nam và lập công ty. Anh chồng của bạn Bảo Nghi có nhờ một người em họ sang giúp công việc kinh doanh ở Việt Nam và Bảo Nghi cũng hay đến công ty của người bạn và đã gặp người em họ của chồng bạn tại đây (Khoảng năm 2010). Vì người em họ kia không biết tiếng Việt nên bạn của Bảo Nghi thường nhờ chị làm phiên kiêm hướng dẫn mỗi khi anh muốn đi chơi vào cuối tuần bằng xe máy hoặc mỗi khi công ty tổ chức đi chơi xa. Bảo Nghi nói tiếng Nhật giỏi vì học ngành Nhật Bản tại khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Sau đó, hai người có thêm nhiều dịp gặp gỡ và dần dần hẹn hò với nhau. Tháng 7/2011, anh thôi việc tại công ty của người anh họ ở Việt Nam và trở về Nhật. Hai người tiếp tục giữ liên hệ qua skype. Vào tháng 11 cùng năm, anh trở lại Việt Nam và cầu hôn. Bảo Nghi đã nhận lời. Ban đầu, cha mẹ Bảo Nghi cũng phản đối vì lo ngại “dù có nói được tiếng Nhật nhưng ở nước ngoài không có gia đình thân thích thì vất vả lắm”. Bản thân chị cũng băn khoăn khi nghĩ tới việc phải thôi công việc yêu thích đã làm trong nhiều năm. Nhưng cuối cùng, vượt qua những khó khăn, anh chị đã kết hôn vào tháng 8/2012. Một năm sau, chị sang Nhật và hiện nay anh chị có một bé gái 5 tuổi và sống hạnh phúc với nhau, chị cũng tìm thấy công việc phù hợp tại một công ty ở Nhật. Quen nhau qua bạn học cùng lớp tiếng Nhật Sau khi đi làm, chị Hương (sinh năm 1972, quê ở Hà Nội) đi học thêm lớp tiếng Nhật ban đêm. Khoảng năm 2000, người bạn cùng lớp lập một nhóm bạn để thỉnh thoảng đi du lịch, trong đó có một nam giới Nhật Bản hay sang công tác dài hạn tại công ty nơi cô làm việc. Đây một công ty Nhật Bản tiếp nhận một dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Sau này chị Hương và anh kết hôn với nhau, nhưng lúc đó, chị cũng không để ý đến anh lắm do đang có một vài đối tượng khác theo đuổi. Sau khi kết thúc chuyến công tác dài ngày, anh trở về Nhật nhưng thỉnh thoảng vẫn sang Việt Nam và cả nhóm lại đi du lịch, đi ăn uống với nhau. Thỉnh thoảng đi chơi với cả nhóm, các bạn hay trêu đùa “Hai người này hợp nhau đấy” và anh hình như cũng có thích nên 2 người bắt đầu thư từ cho nhau và bắt đầu tìm hiểu nhau lúc nào không hay. Khoảng năm 2004, anh chuyển sang làm việc tại một công ty khác và tự mình sang thành phố Hồ Chí Minh để mở văn phòng đại diện. Phần vì muốn có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở nước ngoài, phần vì có người yêu là chị, đang sống ở Việt Nam. Hai người tiếp tục yêu xa trong một thời gian nhưng nhận thấy không thể tiếp tục như vậy được nữa nên năm 2005 anh quyết định chuyển sang một công ty lớn khác có văn phòng tại Hà Nội và cùng trong năm đó, anh chị kết hôn. Sau khi kết hôn, anh vẫn làm việc tại Hà Nội, chị quyết định thi học khóa thạc sỹ về quản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại thương ở Hà Nội. Năm 2007 anh về Nhật trước, chị tiếp tục học nốt năm cuối và sau khi tốt nghiệp, chị sang Nhật đoàn tụ gia đình. Năm 2009 anh chị sinh được một cháu trai. Thời gian đầu, vì ít nói tiếng Nhật nên anh chị dùng tiếng Anh là chủ yếu. Khi con trai độ 3 tuổi, nhận thấy cháu có vẻ hơi bị chậm nói nên chị quyết tâm học tiếng Nhật để nói chuyện bằng tiếng Nhật với con. Hiện chị vẫn tiếp tục theo học lớp tiếng Nhật tình nguyện ở địa phương, vui với việc trồng cây, làm đồ thủ công mỹ nghệ mà chị yêu thích, hài lòng với cuộc sống của một phụ nữ nội trợ toàn phần ở Nhật Bản. Tóm lược Trong 2 số liên tiếp, chúng tôi đã giới thiệu 8 cặp kết hôn Việt Nhật và có thể tóm lược lại như sau. ◆ Nơi gặp gỡ, hoàn cảnh gặp nhau (Phần gặp gỡ ở Nhật) 【Tại công ty tiến hành thực tập kỹ năng】 Kết hôn với đồng nghiệp nơi tiến hành thực tập kỹ năng, là người nói được tiếng Nhật giỏi nhất trong số các thực tập sinh kỹ năng nơi làm việc. 【Thông qua trang mai mối kết hôn】 Quen nhau qua trang mai mối kết hôn. Lựa chọn người có trình độ học vấn cao và tính cách tốt. 【Qua lớp học tiếng Nhật】 Gặp nhau tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện với tư cách là cô giáo và học sinh. 【Quen nhau tại khóa cao học khi du học】 Kết hôn với bạn đồng khóa tại khóa cao học tại một trường đại học Nhật Bản. Sau khi về nước, hai bên tiếp tục yêu nhau trong xa cách. ◆ Nơi gặp gỡ, hoàn cảnh gặp nhau (Phần gặp gỡ ở Việt Nam) 【Gặp gỡ ở công ty Nhật Bản】 Gặp người cấp trên tại công ty và kết hôn. Do hai bên trao đổi tin nhắn ngoài công việc và do hiểu nhầm một tin nhắn, anh đến mời chị đi uống cà phê. 【Gặp ở nơi làm việc là trường đại học】 Gặp đồng nghiệp là người Nhật được phái cử tới làm giáo viên một thời gian tại trường đại học nơi làm việc. Sau đó, bản thân đi Nhật công tác và 2 bên bắt đầu giai đoạn tìm hiểu nhau. 【Do bạn thân giới thiệu】 Bạn thân kết hôn với người Nhật. Chồng của bạn mời em họ sang làm việc tại Việt Nam, sau đó quen nhau và tiến tới giai đoạn tìm hiểu. 【Quen qua bạn cùng học lớp tiếng Nhật ban đêm】 Do bạn cùng lớp tiếng Nhật rủ nhau đi du lịch, đi ăn uống trong một nhóm có người Nhật sang công tác dài ngày ở Việt Nam rồi tiến tới tìm hiểu nhau. Những dịp gặp gỡ của các cặp vợ chồng Nhật Việt thật ngẫu nhiên và đa dạng. Biết đâu, một ngày nào đó, người bạn đời sẽ đột ngột xuất hiện ở nơi các bạn đang du học, đang thực hành kỹ năng hoặc nơi học tiếng Nhật…Số mệnh quả là không thể đoán trước phải không các bạn.

    12/05/2021

  • Kết hôn Nhật – Việt

    Theo số liệu thống kê của Cục Xuất Nhập cảnh Nhật Bản vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2020, có hơn 420,000 người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Nhật, chiếm 14.6% trong tổng số người quốc tịch nước ngoài tại Nhật, đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Chiếm phần lớn trong số người Việt Nam hiện đang ở Nhật là số lượng người lao động ngắn hạn, thực tập sinh, người có trình độ cao, trong khi đó số người đang có tư cách lưu trú “Có vợ/chồng là người Nhật” chiếm một con số khá khiêm tốn là 4,758 người. http://www.moj.go.jp/isa/content/930006222.pdf Theo một khảo sát nhỏ do Ban biên tập Kokoro thực hiện gần đây đối với 14 cặp kết hôn vợ Việt chồng Nhật, chúng tôi có thể thấy được một số khó khăn cũng như thuận lợi của việc kết hôn Việt - Nhật như sau. Những khó khăn trước khi kết hôn Có khá nhiều khó khăn trước khi kết hôn với người Nhật, đặc biệt nếu cặp đôi ở mỗi người một nước trước khi kết hôn. Có thể kể ra như sau: ✔ Cha mẹ phản đối ✔ Phải lựa chọn khi phải xa Việt Nam sang sống ở nơi lạ ✔ Phải lựa chọn bỏ công việc đang làm ✔ Thủ tục hành chính (kết hôn, xuất cảnh) phức tạp Trong những khó khăn kể trên thì có tới 50% bạn trả lời cho biết việc phải rời xa Việt Nam là điều khó khăn nhất cho các bạn quyết định kết hôn với người Nhật. Việc này cho thấy việc phải rời quê hương tới nơi sống mới lạ luôn là điều khiến nhiều người lo lắng và cân nhắc khi quyết định kết hôn với người Nhật. Chúng ta có thể thấy rõ hơn khi những người trả lời nêu ra những khó khăn sau khi kết hôn như trong phần 2 dưới đây. Những khó khăn sau khi kết hôn: ✔ Ít bạn bè ✔ Ngôn ngữ bất đồng ✔ Cách suy nghĩ khác nhau ✔ Phong tục, tập quán, ẩm thực khác nhau ✔ Cách nuôi dạy con khác nhau Trong những khó khăn nêu ra thì số người lựa chọn “ít bạn bè” là nhiều nhất. Xã hội Nhật là một xã hội nơi người dân chưa quen giao tiếp với những người nước ngoài là hàng xóm của họ. Chính vì thế, chuyện làm quen, kết bạn, chơi thân được với người Nhật rất khó khăn, làm cho các dâu rể quốc tế cảm thấy “ít bạn bè” là một trong những thứ khó khăn trên con đường hòa nhập sau kết hôn. Có thể nói phong tục tập quán khác biệt, hay ngôn ngữ bất đồng cũng là những điều khó khăn nguyên nhân dẫn tới việc “ít có bạn bè”. Những thuận lợi trong kết hôn với người Nhật Tuy có những khó khăn nhưng cuộc sống ở Nhật cũng có rất nhiều thứ thuận lợi, giúp các dâu/ rể người Việt ở lại và gắn bó lâu dài với đất nước hoa anh đào. Trong một cuộc khảo sát khác với khoảng 100 các gia đình kết hôn Nhật Việt thì có đến hơn một nửa những người trả lời cho biết họ cảm thấy rất thích “môi trường sống tốt” và “ẩm thực Nhật Bản” (thực phẩm chất lượng an toàn); kế đến là phong cách sống tôn trọng quyền tự do cá nhân, không sợ người khác để ý. Có thể đây là 1 trong những động lực để họ có thêm quyết tâm đi đến kết hôn với người Nhật chăng? Vậy để giải quyết những khó khăn để có cuộc sống sau kết hôn tốt hơn, các bạn đã có những giải pháp gì? Đa phần nêu ra giải pháp như sau. ✔ Đi học thêm tiếng Nhật ✔ Kết bạn với người Nhật để hiểu hơn phong tục tập quán ✔ Kết bạn với người Việt Nam cùng hoàn cảnh ✔ Tự tìm hiểu thông tin qua mạng, sách vở ✔ Tham gia vào các hội hoặc các hoạt động địa phương ✔ Giao tiếp nhiều hơn với chồng/ vợ, thẳng thắn chia sẻ các khúc mắc Theo như những gì tôi quan sát được với các cặp vợ chồng Nhật-Việt, vấn đề lớn nhất có lẽ là do không thông thạo tiếng Nhật. Không biết tiếng, bạn sẽ rất khó có thể giao tiếp tốt để người khác hiểu và bày tỏ quan điểm về suy nghĩ của mình. Giải pháp cho vấn đề chưa thông hiểu ngôn ngữ hoặc phong tục tập quán, có lẽ không còn cách nào khác hơn là cố gắng trau dồi học tập tiếng Nhật để có thể xem kênh tin tức tiếng Nhật hàng ngày hoặc giao tiếp nhiều hơn với bạn bè, hàng xóm người Nhật để nâng cao vốn từ và hiểu biết về xã hội Nhật.  Gần đây mạng xã hội phát triển, đã có thêm rất nhiều các trang web chuyên về thông tin Nhật Bản bằng tiếng Việt cho cộng đồng và các hội nhóm của những người đồng cảnh trên mạng xã hội SNS nên cũng phần nào giải quyết được những khó khăn trong cuộc sống ở Nhật. Mong các bạn cùng tích cực tận dụng những thông tin này. Bí kíp của riêng tôi để có mối quan hệ tốt với gia đình chồng Trong mỗi gia đình người Nhật, nhìn chung bố mẹ thường tôn trọng con cái và không hay xen vào đời sống riêng của gia đình con cái. Bản thân tôi ngay từ khi về làm dâu, tôi đã tâm sự với bố mẹ chồng rằng mặc dù sống ở Nhật cũng khá lâu và cố gắng tìm hiểu phong tục tập quán nhưng nhiều cái thật sự tôi không biết hết được, nếu có gì thì ông bà nên nói thẳng để tôi chuẩn bị hoặc cho tôi biết khi tôi không nên làm gì đó. Vì thế, sau này mỗi dịp lễ tết gì mẹ chồng tôi luôn nhắc nhở hoặc giúp tôi mua bán những thứ cần thiết. Ví dụ như ngày 5/5 là ngày của bé trai thì phải tắm bồn có lá Shobu để mang lại sức khỏe và điềm lành, tháng 8 ăn cá chình nướng để vượt qua cái nắng nóng mệt mỏi…  Khi con tôi còn nhỏ, do công việc thường xuyên phải xa nhà, bố mẹ chồng tôi luôn hỗ trợ trong nhiều việc. Ví dụ như đưa đón con tôi đi nhà trẻ chẳng hạn.  Sau cùng, tôi xin tóm lược vài bí kíp để có thể tạo được mối quan hệ hòa hợp với gia đình Nhật như sau: ✔ Thái độ chân thành. Coi bố mẹ chồng/vợ như bố mẹ mình ✔ Nói rõ những gì bạn không biết, chưa hiểu ✔ Luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để lý giải những hành động của họ ✔ Luôn chủ động xin lỗi trước nếu cảm thấy có gì không ổn ✔ Lịch sự, đúng giờ và không to tiếng ✔ Chú ý ăn mặc đúng hoàn cảnh ✔ Không khoe khoang hay tự phụ ✔ Rõ ràng về tiền bạc Chúng tôi hy vọng bài viết phần nào giúp được các cặp vợ chồng Nhật-Việt hiểu rõ nhau hơn và tạo dựng cuộc sống hạnh phúc lâu bền.  ※ Sau cùng chúng tôi xin giới thiệu “Một số bài viết có liên quan” tới cuộc sống gia đình ở Nhật. Mời các bạn cùng tham khảo. Nguyễn Việt Hà

    25/01/2021

  • Nếu bạn được mời đi đám cưới ở Nhật Bản thì…?

    Lễ cưới ở Nhật Bản và ở Việt Nam có nhiều điểm khác nhau. Thông thường, lễ cưới ở Nhật có 2 phần. Phần thứ nhất là Lễ thành hôn, tiếng Nhật là “Gishiki” và phần thứ hai là tiệc liên hoan, tiếng Nhật là “Hiroen”. Khi dự đám cưới, nam giới thường mặc lễ phục là comple đen, nữ giới thường mặc váy đẹp. Nếu các bạn được mời đi đám cưới ở Nhật, chắc cũng có khi băn khoăn nên chọn cà vạt màu gì, tiền mừng bao nhiêu hoặc khi tham dự lễ cưới thì phải làm gì. Chúng tôi xin giới thiệu qua những điểm chính của đám cưới ở Nhật. 【 Nguyễn Việt Hà 】 Người Nhật thường tổ chức đám cưới vào mùa nào? Ở Việt Nam, các cặp đôi thường chọn làm lễ cưới vào dịp tháng 11-12, là khi vụ mùa đã thu hoạch và trước Tết. Thời tiết trong thời gian này cũng rất khô ráo và thuận tiện cho việc chuẩn bị cưới xin. Người Nhật thường hay chọn cưới vào mùa Xuân và mùa Thu, tránh mùa Hè nóng bức và mùa Đông lạnh lẽo. Tháng 6 ở Nhật là vào mùa mưa “Tsuyu” nên thường không thích hợp với việc tổ chức lễ cưới. Nhưng có một lý do khác để nhiều người lại chọn tháng 6 để tổ chức đám cưới. Lý do là vì nhiều cô gái muốn được là “Cô dâu tháng Sáu”, tiếng Anh là “June Bride” vì tin rằng nếu kết hôn vào tháng 6 sẽ được hạnh phúc suốt đời. Vì theo thần thoại Hy Lạp, nữ thần Juno - thần bảo vệ phụ nữ, trẻ em và gia đình là nữ thần của tháng 6. Lễ cưới ở Nhật rất đa dạng về hình thức Một lễ cưới ở Nhật có thể diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau tùy theo tôn giáo và sở thích của cô dâu chú rể, cũng như hoàn cảnh kinh tế của gia đình. Thường các cặp đôi Nhật tự mình lên kế hoạch, làm đám cưới theo ý muốn của mình mà ít gặp những ý kiến trái chiều của gia đình. Người Nhật quan niệm về chuyện tự lập của con cái rất rõ ràng- con cái sẽ tự quyết định những hướng đi tương lai, kết hôn với ai hay làm nghề gì. Số khách mời dự đám cưới ở Nhật ngày càng giảm đi do thường người Nhật ít khi mời họ hàng sống ở xa, hoặc hàng xóm và bạn bè, đồng nghiệp không thân thiết lắm. Hiện nay, trung bình số khách mời chỉ độ từ vài chục tới 100 khách mời là bình thường tại Nhật. Theo một khảo sát của một trang mạng chuyên về tổ chức đám cưới thì số khách mời của một đám cưới trung bình là 67 người. So với đám cưới ở Việt Nam thì quá là nhỏ bé. Gần đây hình thức tổ chức đám cưới gọn nhẹ chỉ với vài người tới độ chục người trong gia đình họ hàng và bạn bè thật thân thiết cũng tăng lên. Những đám cưới quy mô nhỏ như vậy đôi khi được tổ chức tận Hawaii. Lý do là nhiều cô gái trẻ người Nhật rất thích Hawaii. Chi phí tổ chức đám cưới Chi phí cho việc tổ chức Lễ thành hôn - Gishiki tại các khách sạn hoặc trung tâm tổ chức đám cưới chỉ khoảng từ 100 nghìn đến 200 nghìn yên nhưng chi phí cho tổ chức tiệc liên hoan sau lễ thành hôn thì tốn kém hơn. Chi phí trung bình cho món ăn, đồ uống, quà mang về… cho một người khách là khoảng 25.000 yên. Vì vậy so với Việt Nam, số tiền mừng đám cưới cũng khá là cao. Chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về số tiền mừng đám cưới ở phần sau. Dù chỉ tổ chức lễ cưới với quy mô nhỏ trong phạm vi họ hàng thì sau đó cũng có người tổ chức một buổi tiệc liên hoan để mời bạn bè tham dự vào một ngày khác. Trường hợp đó, đa phần là tổ chức tại nhà hàng và thường do bạn bè của cô dâu và chú rể đứng ra tổ chức. Trường hợp này thì thường chi phí không quá đắt như việc tổ chức đám cưới ở khách sạn hoặc ở trung tâm tổ chức đám cưới và thường khách mời sẽ trả tiền theo kiểu “hội phí” được cho biết trước. Tùy vào quy mô mà số tiền hội phí này có khác nhau, nhưng trung bình thường là khoảng 10 nghìn yên. Những hình thức Lễ thành hôn ở Nhật Lễ thành hôn theo kiểu Thần đạo Chúng tôi xin giới thiệu những hình thức tổ chức Lễ thành hôn ở Nhật Bản. Ở Nhật, đa phần người không theo đạo cũng có thể tổ chức theo hình thức này. ⚫ Lễ thành hôn theo Thiên chúa giáo Hôn lễ diễn ra tại nhà nguyện của khách sạn hoặc trung tâm tổ chức đám cưới. Nếu cả cô dâu và chú rể không theo đạo Thiên chúa thì phần lớn kiểu hôn lễ này được tổ chức theo phong tục của Đạo Tin lành. Mục sư sẽ tuyên bố cô dâu chú rể thành vợ thành chồng trước sự chứng kiến của gia đình, bạn bè. Hôn lễ diễn ra khá ngắn gọn, khoảng 20-25 phút. Sau đó, cô dâu chú rể bước ra ngoài để được mọi người chúc mừng, cô dâu sẽ tung bó hoa cưới cũng được tung lên để những bạn độc thân bắt lấy. ⚫ Lễ thành hôn theo kiểu Thần đạo Hôn lễ thường được tổ chức tại chính điện của đền thờ hoặc điện thờ của trung tâm tổ chức đám cưới. Ở Nhật, nhiều khách sạn hoặc trung tâm tiệc cưới lớn có cả nhà nguyện và thần điện. Lễ thành hôn này có nghi lễ cô dâu chú rể uống chung chén rượu "San-san-ku-do". ⚫ Lễ thành hôn theo kiểu Đạo phật Là lễ Hằng thuận được tổ chức tại chùa. Đây là buổi lễ để hai vợ chồng cảm tạ đức Phật, tuyên thệ và báo cáo tổ tiên và xin chứng kiến cho mối lương duyên của họ. ⚫ Lễ thành hôn trước sự chứng kiến của bạn bè, gia đình Đây là Lễ thành hôn không theo quy ước của bất cứ tôn giáo nào.Cô dâu chú rể cùng thề nguyện trước sự chứng kiến của những người tham dự. Cô dâu chuẩn bị tung bó hoa cưới Tôi có dịp được tham dự tất cả các hình thức Lễ thành hôn lễ kể trên, từ lễ nghi Thần đạo rất trang trọng đến lễ thành hôn tinh khôi trong nhà thờ hay đám cưới trong những nhà hàng Hawaii, trên bãi biển của khu resort… Tôi cũng đã được tham dự những đám cưới thuần Nhật, có đám cưới trong những khách sạn 5 sao lung linh hoàn hảo, có những đám cưới theo kiểu buffet (ăn tự chọn)... Tất cả đều đọng lại những ấn tượng rất sâu sắc. So với đám cưới ở Việt Nam thì đám cưới ở Nhật chỉ có ít người nên mọi người đều có nhiều cơ hội cùng nói những câu chuyện thân tình, những kỉ niệm với cô dâu chú rể. Những điều phải chuẩn bị khi bạn được mời đi đám cưới ➊ Nhanh chóng trả lời là có tham dự hay không ➊ Nhanh chóng trả lời là có tham dự hay không Thiếp mời thường được gửi khoảng 2-3 tháng trước đám cưới. Cô dâu chú rể muốn nắm vững số khách mời chắc chắn tham dự để báo lại cho phía tổ chức nên sau khi nhận được thiếp mời, ta hãy nhanh chóng trả lời. ➋ Chi phí đi lại ➋ Phí giao thông Trường hợp ở quá xa, đi lại tốn kém, ta có thể trao đổi với cô dâu chú rể về chi phí đi lại. Thông thường khi đi dự đám cưới, khách sẽ mang theo tiền mừng nhưng cũng có trường hợp nếu địa điểm tổ chức cưới khá xa thì bên mời có thể đề nghị “Chúng tôi không nhận tiền mừng, thay vào đó bạn hãy tự trả chi phí đi lại nhé”. Các chi tiết như vậy thường được chu đáo gửi kèm, cùng với những hướng dẫn khác để người được mời dễ xét xem có sắp xếp đi được không. ➌ Chuẩn bị tiền mừng ➌ Chuẩn bị tiền mừng Tiền mừng được cho vào phong bì dành riêng cho đám cưới, thường có bán ở những hiệu sách, cửa hàng bán đồ văn phòng hoặc cửa hàng tiện lợi. Tiền mừng nên dùng những tờ tiền mới. Với bạn bè thông thường là 30 nghìn để 50 nghìn yên, tùy theo mức độ thân thiết. Còn người thân trong gia đình thì tùy theo, có thể là 50 nghìn, 70 nghìn tới 90 nghìn yên. Nếu gia đình cô dâu chú rể trả tiền đi lại cho bạn mà bạn muốn trả một phần thì có thể mừng nhiều hơn mức thông thường. ➍ Trang phục ➍ Trang phục Những đám cưới theo kiểu truyền thống của Nhật thì người thân trong gia đình thường mặc lễ phục: Nam giới là comple đen, nữ giới là váy đầm dài. Nam giới thắt cà vạt trắng. Đối với khách mời thì nam giới thường mặc comple lễ phục còn nữ giới thường mặc váy áo đẹp. Ta có thể mặc áo kimono truyền thống của Nhật Bản hay áo dài của Việt Nam đều được. Nếu không quyết định được, hãy trao đổi với cô dâu chú rể. ➎ Tuyệt đối không nên đến muộn ➎ Tuyệt đối không nên đến muộn Đám cưới ở Nhật Bản luôn được tiến hành rất đúng giờ. Vì vậy việc đi muộn là không thể chấp nhận được. Trên đây là một số điểm chính trong lễ cưới ở Nhật Bản. Chắc chắn có nhiều đặc điểm khác với lễ cưới ở Việt Nam. Nếu bạn được mời đi dự đám cưới ở Nhật, hãy tham khảo thông tin trong bài viết này nhé.

    08/03/2021

  • Hãy cẩn thận trước lừa đảo trong tuyển dụng!

    Nhiều bạn đã tin vào các bài “Giới thiệu việc làm” đang xuất hiện nhan nhản trên các trang Facebook dành cho người Việt Nam. Sau khi chuyển tiền cọc, phí môi giới thì mất luôn liên lạc với bên giới thiệu! Việc “lừa đảo trong tuyển dụng việc làm” đang xảy ra rất thường xuyên. Chúng tôi kêu gọi các bạn đang sinh sống tại Nhật Bản cẩn thận với những bài đăng tìm việc có những câu như "lương tay không báo thuế". Sau đây xin giới thiệu một số trường hợp cụ thể đã bị lừa để các bạn tham khảo và có biện pháp đề phòng. Em đã bị lừa mất 200.000 yên! Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) đã và đang cung cấp Hotline tư vấn cho người Việt Nam. Trong số đó, những vụ tư vấn về “lừa đảo trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm” đang xuất hiện rất nhiều. Vào tháng 8 năm 2021, một nữ thực tập sinh kỹ năng sống ở tỉnh Saitama đã nhìn thấy một bài đăng tuyển dụng trên Facebook Tokyo baito về công việc có thể làm tại nhà, cụ thể là: ・ Công việc dán nhãn son môi ・ Thu nhập hàng tháng 150.000 yên Mức lương về tay hàng tháng cô nhận được khi làm thực tập sinh kỹ năng là khoảng 130.000 yên (khoảng 25.700.000 đồng), đây là mức trung bình của thực tập sinh kỹ năng. Tuy nhiên cô muốn kiếm nhiều tiền hơn nên đã nhắn tin cho người đăng bài quảng cáo việc làm trên. Nội dung chủ yếu của tin nhắn trên ・ Cho mình hỏi việc dán tem son còn tuyển người không ạ? ・ Còn ạ ・ Làm có cần điều kiện gì không ạ? ・ Nếu em dán 1.500 cây thì thù lao 75.000 yên ・ 3.000 cây thì là 180.000 yên Sau khi tiếp tục nói chuyện, bên lừa đảo có nhắn là “Vì là hàng có giá trị cao nên phải gửi tiền đảm bảo”. Người bị hại đã gửi 150.000 yên vào tài khoản mà bên lừa đảo chỉ định. Sau đó, có thông báo là son đã được gửi đi, nhưng số hàng đó đã không đến nhà. Khi bạn gái trên lo lắng và nhắn nói rằng "Tôi muốn hủy đơn việc đã đăng ký", thì bên kia trả lời "OK. Tôi sẽ trả lại tiền đảm bảo. Tuy nhiên, vui lòng chuyển 50.000 yên làm phí thủ tục hoàn trả." Cô không còn cách nào khác là phải chuyển thêm 50.000 yên để lấy lại 150.000 yên. Ngay sau đó, cô không thể liên lạc được với bên kia và tổng số tiền 200.000 yên đã bị lừa mất. Thật đáng tiếc, nhưng việc thực tập sinh kỹ năng làm việc bên ngoài công ty chủ quản là vi phạm pháp luật, vì vậy cô không dám báo cáo thiệt hại cho cảnh sát. Những điểm lưu ý khi xem thông tin tuyển việc Ảnh trên là một bài gửi đăng trên Tokyo baito. Chúng tôi sẽ giải thích những điểm chính và những điểm đáng ngờ của bài đăng. Thông tin chính ・ Làm việc trong bếp hoặc chạy bàn ・ Có thể bắt đầu làm việc ngay ・ Lương theo giờ 1.100 yên ・ Có thể lựa chọn “lương tay không báo thuế” Điểm đáng nghi ngờ "Không báo thuế" là bất hợp pháp. Thoạt nhìn thì có vẻ thân thiện với người tìm việc nhưng cách diễn đạt này lại là một trong những điểm mấu chốt để xác định các bài đăng bất hợp pháp. Hãy cẩn thận với những công việc có từ ngữ này! Những bài viết tuyển việc lừa đảo được thực hiện có tổ chức Tokyo baito không phải nơi duy nhất có các thông tin tuyển việc lừa đảo được đăng tải. Bức ảnh này được đăng lên Tokyo baito vào tháng 11 năm 2021. Sau đây là nội dung bài viết: ・ Tôi thấy một bài đăng thông tin việc làm trên Kanagawa baito. ・ Khi liên hệ với người đăng tin, tôi được giới thiệu cho một người khác, và được người đó hướng dẫn chuyển 22000 yên để làm thủ tục. ・ Khi chuyển khoản, tôi không liên lạc được với cả hai người luôn. Bạn nữ viết bài chỉ ra rằng "các hoạt động lừa đảo việc làm được thực hiện theo nhóm, và những kẻ đồng loã có thể like hoặc comment vào các bài này để tăng tính tương tác". Sử dụng tin và hình ảnh của người khác để đăng tin tìm việc!? Đây cũng là một bài đăng trên Tokyo baito. Bạn nữ trên cho biết “Một người sử dụng tên và hình ảnh cá nhân của mình để đăng tuyển việc làm trên các kênh Tokyo Baito, Kobe Baito, v.v.” Trong tin đăng tuyển dụng trên còn có những lời mời gọi như "lương tay", "không báo thuế". Tổng kết: Làm thế nào để tránh bị lừa đảo Tìm kiếm việc làm bằng những con đường hợp pháp Ở Nhật Bản, việc giới thiệu việc có thu phí mà không có giấy phép kinh doanh là bất hợp pháp. Và hầu hết thông tin việc làm trên SNS đều được gửi bởi những người không có giấy phép này. Những người muốn kiếm tiền bằng cách vi phạm pháp luật, chẳng hạn như người cư trú bất hợp pháp, thực tập sinh kỹ năng muốn làm việc thêm, và những người muốn tránh thuế, là những mục tiêu tốt của họ. Bằng cách này, đã có rất nhiều trường hợp ứng tuyển trên các bài đăng trong group như Bộ Đội Nhật Bản, Tokyo baito và bị lừa phí giới thiệu. Và tài khoản ngân hàng của bên lừa đảo là tài khoản được mua lại bất hợp pháp từ các thực tập sinh hoặc du học sinh đã về nước nên dù có điều tra thì cũng khó có thể tìm ra tội phạm. Ngoài ra, thực tập sinh kỹ năng và người nước ngoài làm việc kĩ năng đặc định được phép làm việc tại Nhật Bản với điều kiện họ chỉ làm việc tại nơi được chỉ định. Khi bạn được giới thiệu việc làm thêm với một cơ sở kinh doanh khác, bạn có thể bị mất tư cách lưu trú nếu bị lộ với cơ quan thuế hoặc cục nhập cư. Hãy tuân thủ luật pháp và kiếm tiền một cách chính đáng.

    28/02/2022

  • Gợi ý 8 địa điểm cà phê dành cho du học sinh tại Osaka

    【Collaboration blog】 Trong những thành phố lớn tại Nhật, có rất nhiều những quán cà phê nên sẽ băn khoăn không biết nên chọn quán nào thì hơn. Lần này, các bạn nữ người Việt sẽ giới thiệu tới các bạn 8 quán tuyệt vời trong thành phố Osaka. Chúng mình đã tập trung chọn những quán nổi tiếng trên mạng xã hội Insta. 〈Nội dung của bài viết lần này〉 EELK SHINSAIBASHI MOONKERY & ISLAND KITAHAMA ASAKARA GOOD STORE Cafe No.888 Picco Latte TAIYOU NO TOU GREEN WEST BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI Những địa điểm trên được giới thiệu bởi 3 bạn nữ Việt Nam đang học tập và làm việc tại Osaka, 1 bạn sinh viên đại học, 1 bạn sinh viên cao học và 1 bạn hiện tại đang đi làm. Mỗi bạn đã lựa chọn ra những quán cà phê yêu thích của bản thân cũng như cũng quán cà phê nổi tiếng trên mạng xã hội, và trải nghiệm thực tế tại quán. ELK SHINSAIBASHI Quán nằm tại khu vực Shinsaibashi - một trong những địa điểm nổi tiếng được yêu thích bởi giới trẻ, cách ga Shinsaibashi, Yotsubashi vài phút đi bộ. Với những bức tường trắng làm chủ đạo cùng với những chiếc ghế sofa mềm mại, các bạn có thể thư giãn một cách thoải mái. ・ Bánh pancake mềm xốp nổi tiếng! ・ Cà phê capuchino 3D (720 yên) được các bạn nữ trẻ ưa thích (chỉ có trong ngày thường) Cà phê capuchino 3D được yêu thích (bên trái) và bánh pancake. ELK SHINSAIBASHI 1-10-28 Nishishinsaibashi, Chuo-ku, Osaka 7 phút đi bộ từ ga Shinsaibashi, khoảng 120m từ ga Yotsubashi 40 chỗ ngồi (4 chỗ ngoài ban công) 11:00~20:00 Ngày nghỉ: Chỉ những ngày lễ đầu năm Bánh pancake: 880 yên ~ ▽ Thức uống theo set pancake: +250 yên ▽ Mỳ ý của ngày hôm đó: 1100 yên ▽ Cà phê: 580 yên MOONKERY Trong khu vực Shinsaibashi chúng mình giới thiệu thêm 1 quán nữa. Tại tầng 2 của quán, có khối hình mặt trăng (đèn) khổng lồ. Đó trở thành một đề tài rất hot trên Instagram, cũng là lý do khiến cho đông đảo phái nữ và các bạn học sinh thường xuyên đến quán. Ở tầng 2 của quán, bạn có thể vừa thưởng thức đồ uống thơm ngon vừa có thể ngắm mặt trăng khổng lồ tuyệt đẹp. Những kiểu ảnh check in siêu nổi tiếng của giới trẻ tại đây. MOONKERY 1-14-15 Minamihorie, Nishi-ku, Osaka Khoảng 370m từ ga Yotsubashi 11:00~19:00 Không có ngày nghỉ cố định Trà sữa Đài Loan (4 loại) 650 yên ▽ Trà lạnh Đài Loan (4 loại) 600 yên ▽ Cafe au lait 600 yên & ISLAND KITAHAMA Ngay trước tòa thị chính thành phố Osaka, dọc theo men dòng sông với những chiếc ghế được đặt tại ban công. Vào những ngày thời tiết ấm áp, vừa tận hưởng những cơn gió mát lành trong khi ngắm bầu trời hoàng hôn lãng mạn thật là thích nhỉ. Khi nhìn sang phía bên kia dòng sông bạn còn có thể nhìn thấy “Hội trường Công cộng Trung tâm Thành phố Osaka” nổi tiếng với những viên gạch màu đỏ thẫm. ・ Ngắm nhìn thành phố tại chỗ ngồi ban công quả thật rất đẹp! Đẹp nhất là lúc hoàng hôn. ・ Nội thất bên trong quán cũng được bài trí đẹp mắt. ・ Quán có cả thực đơn đồ uống có cồn. Đối diện là “Hội trường Công cộng Trung tâm Thành phố Osaka”với màu gạch đỏ thẫm. & ISLAND KITAHAMA 2-1-23 Kitahama, Chuo-ku, Osaka 5 phút đi bộ từ ga Yodoyabashi, 5 phút đi bộ từ ga Kitahama, khoảng 170m từ ga Naniwabashi 11:00~22:00 (lần gọi món cuối cho đồ uống 21:30) Không có ngày nghỉ cố định Cà phê 400 yên ▽ Nước cam 400 yên ▽ Cơm thịt bò nướng 1000 yên (ăn trưa) ▽ Cơm heo quay 900 yên (ăn trưa) ASAKARA GOOD STORE Là quán cà phê cung cấp các loại bánh sandwich chủ yếu làm từ những nguyên liệu như rau xanh và trái cây đa. Ngoài ra, quán cũng có những thực đơn chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, thực đơn chay và thực đơn bằng tiếng Anh. Điểm đặc trưng nổi bật của quán làm đó chính là khách hàng có thể thuê set đồ dành cho việc đi dã ngoại bao gồm rỏ cũng như xe đẩy… và tận hưởng chuyến dã ngoại của mình tại khu vực gần lâu đài Osaka. ・ Set đồ dã ngoại (miễn phí) : Xe đẩy, giỏ đựng, bàn, ghế ngồi, chăn ・ Khi sử dụng set đồ dã ngoại: "Đặt trước qua điện thoại (06-6467-4009)" + "Đặt món từ 1200 yên trở lên/người" ASAKARA GOODSTORE 1-4-6 Hoenzaka, Chuo-ku, Osaka 8-10 phút đi bộ từ ga Tanimachi 4-chome, ga Tanimachi 6-chome, ga Morinomiya Các ngày trong tuần 8:00 - 17:00 Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ 7:00-18:00 Ngày nghỉ: thứ 3 Sandwich 1000 yên ~ ▽ sinh tố 1100 yên ~ ▽ Sữa chuối lắc ( banana milkshake) 800 yên Cafe No.888 Trong khu vực các nhà máy nhỏ và những hộ gia đình được đặt cạnh nhau tại phường Hirano, thành phố Osaka, tách biệt với không gian xung quanh là quán cà phê với phong cách Hàn Quốc. Bên ngoài quán được làm hoàn toàn bằng kính với nội thất bên trong rất phong cách. Với số lượng chỗ ngồi chỉ 20 chỗ, bạn có thể thoải mái tận hưởng không gian sang trọng này. Ngoài ra, quán còn món bánh Tiramisu rất được ưa chuộng. Cafe No.888 6-2-3 Kamikita, Hirano-ku, Osaka Khoảng 620m từ ga Hirano 10:00~18:30 Ngày nghỉ: thứ 4 hàng tuần Cà phê 470 yên ▽ Trà Assam 450 yên ▽ Nước cam 450 yên ▽ Tiramisu (dâu) 750 yên Picco Latte Nằm tại khu vực Nakazakicho tiếp giáp với Umeda, trung tâm của Osaka. Nội thất được trang trí bằng tông màu hồng và tím của hoa khô, mọi ngóc ngách trong quán đều có thể giúp bạn có những bức ảnh đẹp để đăng trên Instagram. Xung quanh khu vực quán có nhiều những trường chuyên môn nên cũng có rất nhiều nhóm nữ sinh ghé thăm. Bánh phô mai( bên trái ) nổi tiếng tại quán. PICCO LATTE 4-1-8 Nakazaki Nishi, Kita-ku, Osaka Khoảng 240m từ ga Nakazakicho 11:30~19:00 Ngày nghỉ: thứ 2, thứ 3 của tuần thứ 3 trong tháng Set bánh phomai 980 yên ~ ▽ Đồ uống kèm đồ ăn nhẹ 750 yên ▽ Cà phê 550 yên TAIYOU NO TOU GREEN WEST Cũng nằm tại khu vực Nakazakicho nơi có những địa điểm cửa hàng ăn uống sành điệu, chúng mình giới thiệu tới bạn thêm 1 quán nữa. Ở quán này, cách bố trí bên trong cửa hàng đem lại cho chúng ta một cảm giác hoài cổ của những thập niên trước. Món ăn, món tráng miệng đều trông dễ thương khiến bất kỳ vị khách nào cũng đều muốn chụp ảnh. TAIYOU NO TOU GREEN WEST 2-4-36 Nakazaki Nishi, Kita-ku, Osaka Khoảng 290m từ ga Nakazakicho 50 chỗ ngồi 11:00~23:30 Ngày nghỉ cố định : nghỉ lễ cuối năm đầu năm Loco moco 1045 yên ▽ Cơm Taco 1045 yên ▽ Bánh set 1078 yên ~ ▽ Kem soda (7 loại) 814 yên BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI Là quán cà phê với thiết kế không gian đơn giản Nằm tại khu vực Chayamachi, Umeda. Là một chuỗi cà phê có trụ sở tại Hoa Kỳ, đang ngày phát triển với các quán cà phê mang phong cách hiện đại trên khắp đất nước Nhật Bản. Trên lối lên tầng hai, chiếc đèn chùm làm bằng thuỷ tinh hình cầu màu nâu của cà phê chào đón bạn bằng ánh sáng ấm áp. Tầng 2 là một không gian tràn đầy sắc xanh huyền ảo với cái tên "Sense Lounge" nơi bạn có thể thư giãn, thả lỏng trong bầu không gian xanh mơ mộng. BLUE BOTTLE CAFE UMEDA CHAYAMACHI 15-22 Chayamachi, Kita-ku, Osaka 3 phút đi bộ từ ga Hankyu / Osaka Umeda, 8 phút đi bộ từ ga JR Osaka 8:00~22:00 (hiện tại thì~21:00) Không có ngày nghỉ cố định Cà phê 495 yên ~ ▽ Espresso 495 yên ▽ Nước táo 495 yên Tổng kết Qua bài viết lần này, được các bạn du học sinh và các bạn cựu du học sinh đang sinh sống tại đây gợi ý, chúng mình giới thiệu đến các bạn 8 quán cà phê tuyệt vời trong thành phố Osaka. Nếu các bạn cảm thấy mệt mỏi trước việc học, công việc, đi làm thêm hay khi đi tìm việc, hãy đến những quán cà phê để giúp bản thân thư giãn và lấy lại tinh thần học tập và làm việc nhé.

    27/01/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai