Cuộc sống - Visa

img detail
13/08/2020 Cuộc sống - Visa

     Đại dịch do vi-rút corona chủng mới gây ra đang hoành hành trên thế giới. Trong số những bệnh nhân bị mắc bệnh này, có những người trẻ tuổi cũng bị biến chứng nặng và sau còn bị di chứng khi khỏi bệnh nữa.

     Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt về một số di chứng được xác định tới thời điểm này.

  • 【Mục lục】
  • 1. Bệnh nhân trẻ cũng có thể bị biến chứng nặng
  • 2. Những di chứng của một bệnh nhân nam giới 21 tuổi
  • • Quá trình bị bệnh
  • • Sau khi ra viện, gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày
  • 3. Sau khi hồi phục vẫn còn bị di chứng
  • • 2 tháng sau khi ra viện, khoảng 90% bệnh nhân vẫn còn di chứng
  • 4. Nguyên nhân của di chứng
  • • Mạch máu bị viêm nhiễm do vi-rút
  • • Bị đông máu

Bệnh nhân trẻ cũng có thể bị biến chứng nặng

     Cách nghĩ cho rằng “Người trẻ tuổi mắc phải bệnh COVID-19 sẽ không bị biến chứng nặng” là không đúng. Cũng có ca bệnh nhân trẻ tuổi nhưng bị biến chứng nặng. Tuy nhiên, người lớn tuổi thì dễ bị nặng hơn và trong số những ca tử vong thì đa phần là những người ở độ tuổi từ 70 trở lên. Tuy vậy, cũng có những ca tử vong mà người bệnh ở độ tuổi 20 và 30.

Những di chứng của một bệnh nhân nam giới 21 tuổi: người mỏi mệt, da mẩn đỏ, cần phải hỗ trợ trong cuộc sống hàng ngày

     Có một số bệnh nhân trẻ sau khi ra viện vẫn có di chứng. Sau đây chúng tôi giới thiệu về trường hợp một nam sinh viên đại học, 21 tuổi, bị di chứng sau khi khỏi bệnh (Tham khảo thêm bài đăng trên báo Mainichi, số ra ngày 21/7).

Quá trình bị bệnh

▪ Ngày 1/4: Sốt cao, gần 38 độ C.

▪ Ngày 3/4: Sốt cao trên 40 độ C.

▪ Ngày 6/4: Đi khám tại 1 phòng khám nội khoa, được kiểm tra PCR. Ngày hôm sau đó được thông báo kết quả dương tính.

▪ Ngày 12/4: Bắt đầu ăn được chút ít và có ăn món há cảo nhưng bệnh nhân cho biết “Cảm giác như ăn đất sét”. Như vậy bệnh nhân bị mất vị giác và khứu giác.

▪ Ngày 29/4: Nhập viện.

▪ Ngày 1/4: Sốt cao, gần 38 độ C.

▪ Ngày 3/4: Sốt cao trên 40 độ C.

▪ Ngày 6/4: Đi khám tại 1 phòng khám nội khoa, được kiểm tra PCR. Ngày hôm sau đó được thông báo kết quả dương tính.

▪ Ngày 12/4: Bắt đầu ăn được chút ít và có ăn món há cảo nhưng bệnh nhân cho biết “Cảm giác như ăn đất sét”. Như vậy bệnh nhân bị mất vị giác và khứu giác.

▪ Ngày 29/4: Nhập viện.

Sau khi ra viện, gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày

▪ Ngày 9/5: Ra viện. Ngày ra viện, nhiệt độ cơ thể là 37,5 độ C và tình trạng này tiếp tục kéo dài. Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, vị giác và khứu giác chưa bình thường trở lại. Không thể ra ngoài đi chợ được nên có lúc 3 ngày không ăn gì.

▪ Ngày 14/5: Nhập viện trở lại.

▪ Ngày 20/5: Ra viện. Sau khi ra viện, trở về nhà của cha mẹ để được gia đình chăm sóc. So với trước khi bị bệnh cân nặng cơ thể giảm 11 cân. Sau khi ra viện, cơ thể vẫn thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, da bị mẩn đỏ… Vì không thể học thi được nên tạm nghỉ học.

Sau khi hồi phục vẫn còn bị di chứng

     Ban đầu, nhiều người cho rằng, bệnh do vi-rút corona chủng mới chỉ là “Bệnh cúm mùa nặng hơn một chút” hoặc “Chỉ có một số người mới bị biến chứng thành viêm phổi”. Nhưng sau đó người ta mới biết rằng căn bệnh này có nhiều triệu chứng khác nhau. Ví dụ như ỉa chảy, đau bụng, ho, buồn nôn, đau đầu, sổ mũi, mắt bị đỏ…Vị giác và khứu giác bị ảnh hưởng, không muốn ăn, cơ thể đau nhức, có người da bị mẩn đỏ. Những triệu chứng nặng có thể gồm cả rối loạn hoặc suy giảm chức năng của tụy.

2 tháng sau khi ra viện, khoảng 90% bệnh nhân vẫn còn triệu chứng
     Tạp chí Hiệp hội Bác sĩ Mỹ (JAMA) số ra ngày 9/7/2020 có đăng bài viết “Persistent Symptoms in Patients After Acute COVID-19” (Triệu chứng dai dẳng ở những bệnh nhân sau khi khỏi bệnh COVID-19 cấp tính). Bài báo này tổng hợp kết quả khảo sát đối với 143 bệnh nhân, tuổi trung bình là 56,5, bị mắc bệnh COVID-19 tại Italia. Những người này sau khi xuất viện vẫn tiếp tục tới phòng khám vãng lai để được theo dõi sức khỏe trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 5 năm nay.

     Theo bài viết thì có tới 87,4% trong số những bệnh nhân này vẫn có một số triệu chứng sau khi ra viện được 2 tháng. Có 18 người (12,6%) không có triệu chứng gì, 32% có 1 hoặc 2 triệu chứng nào đó, 55% có từ 3 triệu chứng trở lên. Trong số các triệu chứng thì 53,1% cảm thấy mệt mỏi, 43,4% cảm thấy khó thở, 27,3% cảm thấy đau nhức cơ thể và 21,7% cảm thấy đau vùng ngực.

     Ngoài ra, trong số những người mắc bệnh SARS bùng phát tại Hồng Kông năm 2002 thì có tới 40% vẫn có “Hội chứng mệt mỏi mãn tính” sau 3 năm mắc bệnh. Tuy xét nghiệm không phát hiện ra điều gì bất thường nhưng những người này vẫn bị hội chứng mệt mỏi nghiêm trọng.

     Ngoài ra, trong số những người mắc bệnh SARS bùng phát tại Hồng Kông năm 2002 thì có tới 40% vẫn có “Hội chứng mệt mỏi mãn tính” sau 3 năm mắc bệnh. Tuy xét nghiệm không phát hiện ra điều gì bất thường nhưng những người này vẫn bị hội chứng mệt mỏi nghiêm trọng.

Nguyên nhân của di chứng

     Sau đây là một số nguyên nhân được cho là (được đoán) là di chứng của bệnh COVID-19.

Viêm mạch máu do vi-rút

     Vi-rút ở nang phổi đi vào trong máu và lan truyền đi khắp cơ thể, gây ảnh hưởng tới mạch máu của tất cả mọi bộ phận trong cơ thể. Vi-rút gây viêm nhiễm, làm mạch máu bị sưng lên khiến cho máu không lưu thông đủ tới các cơ quan trong cơ thể dẫn tới việc cơ thể bị thiếu ô xy và dinh dưỡng nên chức năng của nội tạng bị suy giảm.

Bị đông máu

     Khi bị nhiễm vi-rút corona chủng mới thì cũng xảy ra nhiều hội chứng về da. Một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng này là hiện tượng đông máu (máu trong mạch máy bị vón cục lại). Nếu những cục máu này lớn sẽ dẫn đến hiện tượng tắc mạch máu não hoặc tim, gây ra đột quỵ. Cục máu đông nhỏ ở các mạch máu nhỏ sẽ khiến máu không thể lưu thông tới những bộ phận đó khiến nội tạng bị hư hại, da bị nổi mẩn…