Giải quyết khó khăn | Tin mới nhất

9 đặc điểm của các trang web lừa đảo

Gần đây, việc người nước ngoài lập và sử dụng thẻ tín dụng ở Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn, vì vậy sẽ có rất nhiều người thích mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (EC) như Amazon và Rakuten Ichiba. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tìm được sản phẩm mong muốn với mức giá hời trên Internet, bạn đã thanh toán nhưng sản phẩm vẫn không đến nơi. Những trường hợp như vậy được coi là các "trang web lừa đảo". Các trang web này được sao chép và làm giả cực tinh vi. Vậy, làm thế nào để phân biệt đâu là trang web lừa...

08/12/2022
  • Lừa đảo vé máy bay – đâu là những thủ đoạn và dấu hiệu?

    26/11/2022
    Các bạn đã bao giờ thấy các bài đăng quảng cáo bán vé máy bay trên Facebook chưa? Bạn mình sau khi tin và đặt vé máy bay thông qua những bài đăng đó đã bị lừa mất 78 vạn yên (khoảng 140,000,000 VND). Đây là một trong số những vụ lừa đảo vé máy bay đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng người Việt. Mình sẽ giới thiệu những hình thức lừa đảo vé máy bay phổ biến cũng như biện pháp đề phòng thông qua câu chuyện có thật của bạn mình và một vài dẫn chứng khác.《Trần Ngọc Anh》 〈Nội dung bài viết〉 Lừa đảo vé máy bay là gì? Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Lừa đảo vé máy bay là gì? Khi tìm kiếm từ khóa “vé máy bay” trên những trang mạng như Facebook, các bài viết với chủ đề rao bán vé máy bay sẽ hiện ra nhiều vô kể. Chỉ cần người mua tìm được chuyến bay ưng ý, người bán sẽ báo giá và bắt đầu giao dịch sau khi có sự đồng thuận của cả hai bên. Tuy nhiên, những trường hợp như “dù đã chuyển tiền nhưng không nhận được vé” hoặc “vé mua trên mạng khi xuất trình tại sân bay thì phát hiện là vé giả” đang xảy ra ngày càng thường xuyên. Đây được gọi là hiện tượng “Lừa đảo vé máy bay”. Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Ảnh chụp màn hình lúc bạn mình liên hệ với bên Vietnam Airlines Mình có một người bạn quen từ thời cấp ba (hiện đang là sinh viên đại học năm 4) vừa sang Nhật để tham gia chương trình trao đổi 5 tháng tại một đại học ở Tokyo. Do muốn tìm mua vé máy bay rẻ nên vừa sang Nhật xong, bạn ấy đã nhanh chóng tìm mua vé máy bay để bay về. Một lần, khi tình cờ tìm được một bài viết rao bán vé máy bay giá rẻ trên nhóm Facebook có tên “Tokyo Baito”, bạn ấy đã liên hệ với người đăng bài qua Messenger. Sau khi bày tỏ mong muốn mua vé máy bay về Hà Nội, người bán đã yêu cầu bạn gửi ảnh chụp hộ chiếu và chuyển khoản 9 man. Khi đó bạn mình vẫn chưa có tài khoản ngân hàng Nhật nên mình đã chuyển hộ cho bạn ấy 9 man theo như bạn ấy đã nhờ. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau bạn ấy đã nhận được tin nhắn sau từ người đăng bài: “Không biết có phải do em chuyển tiền vào thứ bảy không nhưng anh vẫn chưa nhận được tiền. Nếu không nhận tiền và hoàn tất thủ tục mua ngay thì giá vé sẽ tăng đấy. Anh sẽ chuyển trả em số tiền ban đầu em đã chuyển. Vậy nên bây giờ em thử chuyển tiền bằng ngân hàng khác được không? Nếu em chuyển bằng ngân hàng đó thì chắc chắn anh sẽ nhận được tiền ngay.” Đến đây mình cũng có chút nghi ngờ, nhưng thấy bạn năn nỉ mãi nên mình đã chuyển thêm 9 man vào tài khoản ngân hàng mà người bán chỉ định. Tuy nhiên, ngày hôm sau, người đăng bài lại đòi chuyển khoản thêm 10 man nữa, lí do là “muốn xác nhận giao dịch đã được thực hiện”. Lúc đó mình đã nghĩ không thể tin tưởng đối tượng này được nữa, nhưng bạn mình vẫn van nài là “Chuyển nốt lần nữa thôi”. Mình cũng bó tay nên đã chuyển tiền lần thứ ba. Sau lần đó, người bán vé lại yêu cầu chuyển tiền thêm hai lần nữa (lần thứ tư 15 man, lần thứ năm 10 man) và bạn mình cũng đáp ứng. Mình đã được bạn nhờ và chuyển tiền tổng cộng 5 lần, với tổng số tiền là 53 man nhưng cuối cùng vẫn không nhận được vé từ người đăng bài. Bạn mình khi đó cũng đã bắt đầu yêu cầu người kia trả lại tiền, nhưng có vẻ đối phương đã xóa tài khoản Facebook, toàn bộ tin nhắn của đối phương đã biến mất và không tìm thấy trang cá nhân nữa. Các tin nhắn của đối phương đều biến mất và không thể liên hệ được Ngoài mình ra, bạn mình còn nhờ 3 người bạn khác chuyển tiền hộ và đã mất tổng cộng 78 man. Do phải trả toàn bộ số tiền đã vay nên ngân sách cho chuyến du học của bạn ấy đã cạn kiệt. Thật ra bản thân bạn mình cũng đã có sự nghi ngờ khi bị yêu cầu chuyển tiền dồn dập. Tuy nhiên, do bị đối phương sử dụng những cái cớ như “Nếu không chuyển tiền lần này thì toàn bộ số tiền trước đó sẽ không được hoàn trả”, hay “Không phải tôi mà bên Vietnam Airlines là người đang yêu cầu bạn chuyển tiền” để đe dọa, bạn mình đã bị thuyết phục và tin theo. Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Bài báo liên quan đến vấn nạn buôn bán vé máy bay Vietnam Airlines giả tại Nhật (3/2016) Số lượng người lao động và du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản ngày càng tăng dẫn đến số trường hợp người Việt lừa đảo vé máy bay cũng tăng theo. Gần đây, hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đang kêu gọi khách hàng nâng cao cảnh giác với nạn lừa đảo vé máy bay. Theo như bài báo trên, Vietnam Airlines đã bắt đầu đưa ra cảnh bảo về những vụ lừa đảo vé máy bay trên Facebook từ năm 2016. Thủ đoạn lừa đảo như sau: Đối tượng lừa đảo (người đăng bài) đặt vé qua website của VNA theo hình thức giữ mã đặt chỗ trên hệ thống và trả tiền sau, sau đó gửi mã đến người bị hại. Nạn nhân liên lạc với Vietnam Airlines, kiểm tra thấy đúng mã hành trình, tin rằng mã đó là đúng và chuyển khoản cho người đăng bài. Chuyển khoản xong, nạn nhân mất liên lạc với người đối tượng lừa đảo. Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Có rất nhiều bài viết liên quan đến việc lừa đảo vé máy bay được đăng trên những nhóm Facebook có nhiều người Việt trao đổi và mua bán vé máy bay như HỘI VÉ MÁY BAY NHẬT VIỆT v.v. Chị Trang nói rằng chị ấy đã bị lừa tiền vé máy bay và tố cáo tài khoản trong ảnh – thủ phạm và cũng là thành viên đã đăng bài rao bán vé máy bay trong nhóm. Theo bài đăng, sau khi thấy bài đăng của tài khoản trong ảnh, chị Trang đã tin nhắn và chuyển khoản 5 man để mua vé máy bay nhưng không nhận được vé. Đối tượng giải thích: “Không xuất vé được là do lỗi hệ thống. Chị vừa phải gửi yêu cầu hoàn tiền, chắc phải cuối tháng mới nhận được.”, sau đó đối tượng lừa đảo bặt vô âm tín. Theo lời chị Trang, chị còn quen một người bạn ở Đà Nẵng cũng đã gặp phải trường hợp tương tự. Trên group Facebook “VÉ MÁY BAY NHẬT - VIỆT”, chị Quy cũng đã cảnh báo rằng tài khoản trong ảnh là tài khoản lừa đảo. Theo lời chị Quy, người đăng bài (cũng là người bán hàng) là nữ, khi gọi điện thoại nói chuyện có nghe thấy giọng em bé, thấy tội nên đã quyết định mua vé ủng hộ. Sau khi chuyển khoản để đặt mua vé máy bay từ Nhật về Việt Nam, chị không nhận được vé nên đã nhận ra mình bị lừa. Ở dưới bài viết cũng có rất nhiều bình luận từ những nạn nhân của các vụ lừa đảo tương tự. Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Sau khi biết chắc mình đã bị lừa, mình và bạn mình đã ra đồn cảnh sát báo cáo lại sự việc. Cảnh sát đã tiếp nhận “Báo cáo thiệt hại” của chúng mình và nói sẽ liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản của đối tượng đăng bài, nhưng họ cũng không chắc số tiền đã mất có được trả lại hay không. Để lấy lại tiền thì phải cần có bằng chứng chứng minh mình là nạn nhân của vụ lừa đảo. Tuy nhiên, đa phần các tài khoản ngân hàng mà đối tượng lừa đảo sử dụng để nhận tiền là tài khoản đã được mua lại từ những người Việt đã về nước, do đó, việc xác định kẻ tình nghi là rất khó. Ở vụ việc này, có hai trong số năm tài khoản ngân hàng được chỉ định bởi người đăng bài là tài khoản đứng tên người Nhật. Theo mình, mục đích của thủ đoạn này là làm tăng mức độ tin cậy của nạn nhân với giao dịch, tuy nhiên, việc mua bán tài khoản ngân hàng như vậy là vi phạm pháp luật. Bản thân mình cũng không ngờ rằng cũng có những người Nhật vì cần tiền mà bán tài khoản ngân hàng đi như vậy. Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Việc trao đổi và mua vé máy bay từ những người kinh doanh bán lẻ trên Facebook là khá rủi ro. Hiện nay mọi người có thể mua vé máy bay giá rẻ từ những nhà phân phối chính thức nên tốt nhất là bạn hãy mua vé từ những trang web đáng tin cậy được liệt kê dưới đây. Ngoài ra, khi xem các bài đăng rao bán vé máy bay trên Facebook, bạn hãy lưu ý những điều sau: 〈Đặc điểm của các bài đăng lừa đảo và những điều cần lưu ý〉 Có dấu hiệu mua like và comment: các bài đăng có rất nhiều lượt like và bình luận, nhưng đa phần các bình luận có nội dung giống nhau. Trang cá nhân đăng ít ảnh Sử dụng địa chỉ Email đáng ngờ: ví dụ như: vietnamairlinees@gmail.com, v.v. Giấy tờ tùy thân: đối tượng lừa đảo sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác hoặc giấy tờ tùy thân giả mạo để có được sự tin tưởng từ người mua. Bạn mình cũng đã nhận được ảnh chứng minh nhân dân của người bán vé nhưng tên trên giấy tờ và tên Facebook lại không khớp nhau. Khi bị hỏi lý do, đối tượng đã lờ đi và chuyển sang chủ đề khác. Review giả mạo: Bạn mình đã nhận được ảnh chụp màn hình những review (đánh giá) dịch vụ của các khách hàng trước đó. Giờ nghĩ lại mới nhận ra đó là những review giả mạo. Giục thanh toán: Kẻ lừa đảo có thể sử dụng những lý do sau để hối thúc nạn nhân trả tiền: “Không nhanh thì hết chỗ”, “Ưu tiên người thanh toán trước”, “Để tránh trường hợp quỵt tiền, khách hàng vui lòng thanh toán trước”, v.v. Tài khoản ngân hàng không chính chủ: Kẻ lừa đảo mua lại tài khoản ngân hàng của những người về sẽ về nước và dùng nó làm địa chỉ nhận tiền trong các vụ lừa đảo. Đối tượng có thể dùng lí “Đây là tài khoản của người nhà” để yêu cầu bạn chuyển tiền đến tài khoản đó. Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Mình và bạn mình do không đủ kiến thức về những vụ việc lừa đảo như vậy nên đã phải chịu tổn thất lớn. Để nạn lừa đảo không còn tiếp diễn, mình hi vọng các bạn hãy chia bài viết này và tuyệt đối nói không với việc bán hoặc chuyển nhượng thẻ hoặc sổ ngân hàng cho người khác. Ngoài ra, khi mua vé máy bay, các bạn nên cố gắng mua vé từ những cửa hàng đại lý du lịch đáng tin cậy hoặc trang web của các cửa hàng đó. 〈Một vài trang web bán vé máy bay đáng tin cậy〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Skyscanner (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] skyticket (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expedia (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Airtrip (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HIS※ Công ty buôn bán vé máy bay giá rẻ lớn tại Nhật, có cả các cửa hàng chi nhánh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Vietjet (tiếng Việt) Khi sử dụng các trang web trên (trừ trang của Vietjet), bạn có thể tìm thấy vé máy bay giá rẻ. Để hoàn tất thủ tục đặt vé/thanh toán, giao dịch của bạn có thể được chuyển sang một trang web khác. Ngoài ra, các trang này còn có các ứng dụng rất thuận tiện cho việc đặt vé bằng điện thoại. Phương thức thanh toán của mỗi trang có sự khác nhau nhưng thường là thanh toán bằng thẻ Credit, thẻ Debit, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán ở cửa hàng tiện lợi v.v.
  • Chú ý lừa đảo trong mua bán rau quả trên mạng

    12/07/2022
    Số người Việt Nam sinh sống và làm việc ở Nhật Bản ngày càng gia tăng nên nhu cầu về thực phẩm, rau quả của Việt Nam cũng tăng nhanh. Hiện ở Nhật Bản, ngoài những cửa hàng bán nguyên liệu nấu món ăn Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, nhiều nhóm bán hàng rau quả, thực phẩm khô, thực phẩm chế biến trên mạng xã hội cũng hoạt động rất sôi nổi. Ngoài những trang mạng kinh doanh chính thức, còn có những cách bán hàng trên mạng không chính thức và khi mua bán theo kiểu này có nhiều nguy cơ dẫn tới hiện tượng lừa đảo “đã trả tiền mà không nhận được hàng”. Sau đây là một số hình thức lừa đảo đang phổ biến hiện nay. Chuyển tiền vào tài khoản, không nhận được hàng ① Một bạn nữ sống ở Hokkaido cho biết: Mình có mua xoài của cửa hàng đăng trong một nhóm mạng xã hội. Mình vào tin nhắn trao đổi và sau đó đã chuyển khoản 2.500 yên. Sau đó vài hôm mình vào nhắn tin thì bị chặn facebook không vào được, không xem được, và tài khoản họ gửi cho cũng bị huỷ. Mình hiểu thế là mình đã bị lừa. Nội dung trao đổi như sau Người mua: Shop cho mình xin thẻ, mình chuyển tiền xoài và nhót Người bán: (Gửi ảnh thẻ ngân hàng Yucho) Người bán: Chuyển xong chụp ảnh bill cho shop với nhé Người mua: Em chuyển khoản tổng bao nhiêu chị Người bán: 1kg xoài, 1 cân nhót, 2.520 yên em nhé Người mua: 2kg xoài nha chị. Hàng chị gửi về địa chỉ này nha (gửi địa chỉ) Sau khi chuyển khoản Người mua: Shop gửi đồ cho mình chưa Người bán: Rồi em nha. Chắc mai có rồi Sau đó 2 ngày Người mua: Em vẫn chưa nhận được đồ shop gửi ạ Tới đây thì hộp thư hiện lên dòng chữ: Hiện không liên lạc được người này trên Messenger ※ Bạn nữ bị lừa trong trường hợp này có viết rằng số tiền mình bị lừa tuy không nhiều nhưng mình muốn mọi người hãy cẩn thận, đừng để bị lừa đảo như vậy. Chuyển tiền vào tài khoản, không nhận được hàng ② Một bạn nữ là thực tập sinh kỹ năng đặc định ở Kanagawa mua xoài qua một bạn đăng bán hàng, cho biết hôm 25/12/2021 có thấy 1 bạn đăng bài bán xoài trên một nhóm FB. Bình thường mua xoài ở cửa hàng Nhật thì đắt nhưng giá bán ở bài đăng lại rẻ nên em đã nhắn tin và đã chốt đặt 3 thùng giá 2.100 yên/ thùng. Mọi việc liên lạc suôn sẻ và theo chỉ dẫn bên bán, bạn đã chuyển số tiền 7.200 yên và địa chỉ nhận hàng và vui mừng chờ đợi hàng đến. Mấy ngày sau cũng không thấy hàng đến và khi vào hộp nhắn tin để liên lạc thì thấy hiện ra dòng chữ thông báo người dùng hiện tại không có mặt trên messenger. Thủ thuật lừa đảo Rao bán hàng trên Facebook Thường bán hàng lừa đảo trên FB diễn ra như sau: ・ Lấy cắp ảnh của người khác để lập fb giả・ Sử dụng fb giá đó để bán hàng (thường thì ảnh hàng hóa cũng là ảnh giả)・ Người mua nhắn tin để trao đổi mua bán・ Bên bán hướng dẫn người mua chuyển khoản・ Bên bán xác nhận tiền đã chuyển khoản (vẫn chưa gửi hàng)・ Bên bán chặn người mua, không thể liên lạc được・ Sau đó xóa fb giả đi. Có rất nhiều trường hợp bị lừa theo kiểu chuyển khoản không nhận được hàng như vậy. Đa phần người bị lừa không báo cảnh sát vì cho là số tiền bị lừa không đáng kể và chỉ cảnh báo trên các nhóm fb mà thôi. Gửi hàng rồi không nhận được tiền Có lừa đảo chuyển khoản rồi nhưng không nhận được hàng và bị chặn tài khoản fb, thì ngược lại cũng có trường hợp gửi hàng xong, người nhận không trả tiền và chặn tài khoản fb. Một bạn sống ở khu vực thủ đô có đăng bán hàng trên Facebook. Sau khi chốt bán hàng cho 1 người và chuyển hàng xong thì không nhận được tiền mua hàng (ảnh trên). Sau đó người này không còn liên lạc được trên Facebook nữa. Mặc dù có địa chỉ của người mua, nhưng vì tư cách lưu trú không cho phép hoạt động kinh doanh nên bạn không báo cho cảnh sát biết vụ việc. Đặc điểm của kẻ lừa đảo Việc sử dụng mạng xã hội hoặc trang đấu giá để mua bán là vấn đề tự do, kể cả đối với người nước ngoài. Tuy nhiên về cơ bản là để bán những thứ mà mình không còn dùng nữa. Trường hợp mua sỉ rồi bán lẻ hoặc bán hàng để thu lời thì việc này trở thành “kinh doanh”. Những hoạt động kinh doanh trên mạng như vậy cần phải có tư cách lưu trú (visa) về hoạt động “Kinh doanh, quản lý”. Vì vậy người có tư cách “Kỹ thuật, trí thức nhân văn, nghiệp vụ quốc tế” hoặc “Thực tập sinh kỹ năng” nếu tham gia hoạt động như vậy rất có khả năng bị coi là làm việc bất hợp pháp. Vì vậy không nên kéo dài hoạt động như vậy. Trường hợp bị lừa, chúng ta nên thông báo với cảnh sát để điều tra, trường hợp bắt được kẻ lừa đảo, có thể chúng ta sẽ được hoàn trả một phần số tiền bị mất. Tuy nhiên những tài khoản Facebook được sử dụng để lừa đảo thường là thông tin giả và số tài khoản ngân hàng sử dụng để lừa đảo cũng là thẻ ngân hàng mua lại bất hợp pháp, nên rất khó bắt được kẻ lừa đảo. Tổng kết: Làm thế nào để không bị lừa [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bán (chuyển nhượng) tài khoản ngân hàng là tội phạm! Để không gặp phải những vụ việc lừa đảo như vậy, cách tốt nhất là có ý thức tuân thủ pháp luật. Không sử dụng dịch vụ bất hợp pháp là ta đã góp phần giảm được những tác hại của các hình thức lừa đảo. Đừng sử dụng những dịch vụ có khả năng phạm pháp hoặc trước khi về nước, không bán lại thẻ ngân hàng cho người khác. Ngoài ra hiện nay có nhiều cửa hàng bán thực phẩm Việt Nam trên khắp nước Nhật và các cửa hàng này đều có chế độ gửi hàng qua chuyển phát. Hãy tích cực mua hàng tại các cửa hàng chính thức có đăng ký kinh doanh nhé.
  • Sổ tư vấn file 11: Bảo hiểm hưu trí dành cho du học sinh

    19/04/2022
    Toàn bộ người dân Nhật Bản và người nước ngoài trên 20 tuổi đang sinh sống ở Nhật đều tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân (du học sinh v.v.) hoặc bảo hiểm hưu trí phúc lợi và phải đóng phí bảo hiểm hàng tháng. Nếu bạn là du học sinh, khi bạn xin miễn giảm phí bảo hiểm tại toà thị chính, bạn sẽ được miễn đóng bảo hiểm cho tới khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, nếu không xin miễn giảm, việc đóng phí sẽ trở thành “đóng muộn”. Sau khi đi làm ở Nhật, bạn sẽ bị yêu cầu đóng phần phí đã đóng muộn. Bài viết này sẽ giải thích dễ hiểu về số tiền bảo hiểm, việc có phải đóng hay không, làm thế nào để được miễn đóng bảo hiểm cho tới khi tốt nghiệp. MụcBảo hiểm hưu trí “Du học sinh thì không cần đóng bảo hiểm hưu trí” là sai! Nếu bạn là du học sinh ở Nhật, sau khi đón tuổi 20, bạn phải tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân và phải đóng phí bảo hiểm hàng tháng. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân là 16,590 yên/tháng (Năm 2022). Nếu bạn xin miễn giảm phí bảo hiểm tại toà thị chính, bạn sẽ được miễn đóng bảo hiểm, nhưng nếu không xin miễn và lười đóng phí thì việc này sẽ trở thành “đóng muộn”, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ bị truy thu toàn bộ khoản phí bảo hiểm này. ※ 10,000 yên = Khoảng 1,825,000 đồng (Thời điểm 13/4/2022) Ví dụ, sau khi trên 20 tuổi, có một người đã có 3 năm 8 tháng du học ở Nhật quyết định ở lại Nhật để đi làm và kết hôn. Người đó đã bị truy thu khoản phí bảo hiểm hưu trí của 3 năm 8 tháng sau khi tốt nghiệp. Nếu tính theo mức phí bảo hiểm của năm 2022, phí bảo hiểm của 3 năm 8 tháng là 729,960 yên. Chế độ bảo hiểm hưu trí ở Nhật Có hai chế độ bảo hiểm hưu trí công ở Nhật là “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Bảo hiểm hưu trí quốc dân”. Với những người nước ngoài có tư cách là Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế, Kỹ năng đặc định, Thực tập sinh kỹ năng thì thông thường, công ty sẽ làm thủ tục để họ tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, phí bảo hiểm sẽ được trừ tự động từ tiền lương hàng tháng. Du học sinh thì tự mình tham gia Bảo hiểm hưu trí quốc dân, tự mình đóng phí. Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân hàng tháng trong năm 2022 là 16,590 yên. Cách tham gia và xin miễn đóng phí sẽ được giải thích bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc dân (Tiếng Việt) Ưu điểm của việc tham gia bảo hiểm lương hưu Nếu tham gia bảo hiểm lương hưu, bạn sẽ nhận được tiền trong các trường hợp sau. ・ Lương hưu tuổi già: những người đã đóng bảo hiểm trên 10 năm, sau 65 tuổi sẽ nhận được tiền lương hưu hàng năm. ・ Trợ cấp thương tật: người đóng tiền sẽ nhận được tiền khi bị thương, bị khuyết tật mà không cần xét tới độ tuổi. ・ Tiền tử tuất: Nếu người đóng bảo hiểm mất, vợ/chồng hoặc con của người đó sẽ nhận được tiền. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài không sống lâu ở Nhật thì không nhận được “lương hưu tuổi già”. Vì thế, Nhật Bản có chế độ hoàn trả một phần phí bảo hiểm hưu trí mà người nước ngoài đã đóng tới khi về nước sau khi người đó về nước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Để nhận lại tiền bảo hiểm hưu trí Cách tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân Vậy, để tham gia bảo hiêm hưu trí quốc dân, du học sinh nên làm gì? Việc tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” sẽ được công ty làm thủ tục cho nhưng “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” do tự mình tham gia, tự mình đóng phí. Cách tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân như sau. ・ Người sang Nhật sau khi đã trên 20 tuổi → Sau khi đăng ký địa chỉ tại cơ quan chính quyền, có thể làm thủ tục tham gia bảo hiểm ở đó hoặc ở văn phòng hưu trí gần nhà. ・Người sang Nhật khi dưới 19 tuổi → Trong vòng 2 tuần sau khi bước sang tuổi 20, “Giấy thông báo mã số hưu trí cơ sở”, giấy đóng phí bảo hiểm v.v. sẽ được gửi tới nhà. Nếu xin miễn giảm theo “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên”, du học sinh sẽ được miễn đóng bảo hiểm. * Nếu đã sang 20 tuổi mà vẫn chưa nhận được giấy tờ, bạn cần làm thủ tục ở các cơ quan chính quyền hoặc văn phòng bảo hiểm hưu trí gần nhà. * Khi xin việc ở Nhật, bạn sẽ cần tới “Giấy thông báo mã số bảo hiểm hưu trí cơ sở” nên hãy giữ cẩn thận nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn tham gia bảo hiểm hưu trí quốc dân (Tiếng Việt) Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt cho học sinh – sinh viên Du học sinh có “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên” – không cần đóng bảo hiểm cho tới khi tốt nghiệp. Nếu đăng ký là mình thuộc chế độ này, thông thường du học sinh sẽ được miễn đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, nếu không làm đơn đăng ký và không đóng bảo hiểm thì việc đóng phí sẽ trở thành “đóng muộn”, sau khi tốt nghiệp, người đó sẽ bị truy thu tất cả tiền phí bảo hiểm. Về chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên, sau khi tốt nghiệp cũng có thể làm đơn xin miễn đóng. Tuy nhiên, việc miễn đóng chỉ áp dụng cho 2 năm 1 tháng trước khi nộp đơn xin miễn giảm. Về khoản phí đóng muộn trước thời gian đó, bạn buộc phải đóng. Giả dụ bạn đóng muộn 4 năm, sau khi xin miễn đóng bạn được miễn 2 năm thì bạn vẫn có nghĩa vụ đóng bảo hiểm của 2 năm còn lại. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên | Cơ quan bảo hiểm hưu trí Nhật Bản Nếu không đóng phần bảo hiểm đóng muộn thì sao? Nếu sau khi tốt nghiệp bạn bị truy thu toàn bộ khoản phí bảo hiểm đã đóng muộn do không đăng ký “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên” và bạn không đóng thì có thể gặp phải những bất lợi dưới đây. ・ Không thể gia hạn thời gian lưu trú. ・ Bị tịch thu tài sản (tiền tiết kiệm, lương v.v.). ・ Không xin được quyền vĩnh trú. ・ Khi bản thân mình mất đi thì người thân của mình sẽ không nhận được tiền tử tuất, khi bị thương tật cũng không nhận được trợ cấp. Trong số đó, về “quyền vĩnh trú”, để được công nhận quyền vĩnh trú, việc đóng thuế và đóng bảo hiểm hưu trí rất quan trọng. Dù có đóng hết tất cả các khoản bảo hiểm chưa đóng ngay trước khi xin vĩnh trú thì thông tin đã đóng muộn quá lâu cũng sẽ không mất đi nên việc xin quyền vĩnh trú sẽ gặp khó khăn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảo hiểm y tế và hưu trí Khi gặp vấn đề với việc chi trả? Văn phòng bảo hiểm hưu trí (Điểm có bảng màu đỏ) Nếu bị truy thu tất cả phần bảo hiểm đóng muộn, bạn hãy nói chuyện với công ty hoặc người của văn phòng bảo hiểm hưu trí về cách đóng bảo hiểm. ・ Bạn có thể đăng ký “Chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên” sau hạn đóng bảo hiểm. Tuy nhiên, chế độ này chỉ áp dụng với 2 năm 1 tháng trước thời điểm đăng ký. ・ Bạn có thể chia nhỏ khoản phí bảo hiểm trong quá khứ để đóng thành nhiều đợt. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Văn phòng bảo hiểm hưu trí toàn Nhật Bản Tổng kết và giải pháp Tin đồn “Du học sinh thì không cần đóng bảo hiểm hưu trí” là sai. Việc du học sinh không cần đóng bảo hiểm hưu trí chỉ được áp dụng sau khi du học sinh đăng ký chế độ đóng bảo hiểm hưu trí đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên và được chấp thuận. Nếu không đăng ký và không đóng bảo hiểm thì sẽ trở thành “đóng muộn”, sau khi tốt nghiệp sẽ bị truy thu toàn bộ số tiền bảo hiểm hưu trí. Việc không đóng tiền khi bị truy thu sẽ ảnh hưởng tới việc xét duyệt gia hạn tư cách lưu trú, sẽ bị tịch thu tài sản. Sau khi bước sang tuổi 20, bạn sẽ nhận được giấy thông báo từ văn phòng bảo hiểm hưu trí nên hãy đăng ký “Chế độ đóng bảo hiểm đặc biệt dành cho học sinh – sinh viên”. Hơn nữa, hãy giữ cẩn thận “Giấy thông báo mã số hưu trí cơ sở” được gửi kèm trong các giấy tờ thông báo.

Bài viết nổi bật

  • Sổ tư vấn file 10: Vấn đề liên quan đến bảo...

    Người xin tư vấn là một kỹ sư đã làm việc 3 năm tại Nhật Bản và từng chuyển việc làm. Khi chuyển việc, anh mới biết công ty trước đã không làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi cho anh. Sau khi chuyển việc, anh nhận được giấy truy thu phí bảo hiểm trong 3 năm. Tổng phí bảo hiểm này rất cao nên anh không thể đóng ngay được. Vậy trường hợp này phải làm thế nào? ...

  • Sổ tư vấn file 06: Thực tập sinh kỹ năng bị...

    Sau khi bắt đầu thực tập kỹ năng được vài tháng, người xin tư vấn bị giám đốc của công ty phái cử từ Việt Nam sang và nói rằng “Công ty không cần em nữa, hãy cùng tôi về nước đi”. Cô ấy đã liên lạc với tổ chức hỗ trợ người nước ngoài mà cô xin tư vấn từ trước. Nhờ sự giúp đỡ của tổ chức hỗ trợ, OTIT đã cứu cô và giúp cô chuyển việc. MụcLao...

  • Sổ tư vấn

        Nếu bạn gặp khó khăn khi đến Nhật Bản xin hãy liên hệ ngay với quầy tư vấn của các cơ quan chức năng, chuyên gia, tổ chức tình nguyện, v.v.    “KOKORO” có dự kiến sẽ giới thiệu nhiều quầy tư vấn khác nhau trên cả nước.    Ngoài ra, chúng tôi sẽ liên tục đăng tải lời khuyên và câu trả lời tiêu biểu từ các chuyên gia đối với các câu hỏi của người nước...

  • Mang theo dao đi ngoài đường có thể bị bắt!?

    Người Việt Nam ở Nhật rất hay mang theo thực phẩm và dụng cụ làm bếp sang nhà bạn bè hoặc ra ngoài trời để tổ chức liên hoan. Tuy nhiên, những dịp như vậy, nếu bạn mang theo dao, kéo với mục đích nấu nướng thì tuỳ từng trường hợp có thể sẽ bị cảnh sát bắt. Bài viết lần này sẽ chia sẻ những điểm cần chú ý liên quan đến việc mang theo dao làm bếp và dao kéo nói chung...

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Hãy cẩn thận trước lừa đảo trong tuyển dụng!

    Nhiều bạn đã tin vào các bài “Giới thiệu việc làm” đang xuất hiện nhan nhản trên các trang Facebook dành cho người Việt Nam. Sau khi chuyển tiền cọc, phí môi giới thì mất luôn liên lạc với bên giới thiệu! Việc “lừa đảo trong tuyển dụng việc làm” đang xảy ra rất thường xuyên. Chúng tôi kêu gọi các bạn đang sinh sống tại Nhật Bản cẩn thận với những bài đăng tìm việc có những câu như "lương tay không báo thuế". Sau đây xin giới thiệu một số trường hợp cụ thể đã bị lừa để các bạn tham khảo và có biện pháp đề phòng. Em đã bị lừa mất 200.000 yên! Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) đã và đang cung cấp Hotline tư vấn cho người Việt Nam. Trong số đó, những vụ tư vấn về “lừa đảo trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm” đang xuất hiện rất nhiều. Vào tháng 8 năm 2021, một nữ thực tập sinh kỹ năng sống ở tỉnh Saitama đã nhìn thấy một bài đăng tuyển dụng trên Facebook Tokyo baito về công việc có thể làm tại nhà, cụ thể là: ・ Công việc dán nhãn son môi ・ Thu nhập hàng tháng 150.000 yên Mức lương về tay hàng tháng cô nhận được khi làm thực tập sinh kỹ năng là khoảng 130.000 yên (khoảng 25.700.000 đồng), đây là mức trung bình của thực tập sinh kỹ năng. Tuy nhiên cô muốn kiếm nhiều tiền hơn nên đã nhắn tin cho người đăng bài quảng cáo việc làm trên. Nội dung chủ yếu của tin nhắn trên ・ Cho mình hỏi việc dán tem son còn tuyển người không ạ? ・ Còn ạ ・ Làm có cần điều kiện gì không ạ? ・ Nếu em dán 1.500 cây thì thù lao 75.000 yên ・ 3.000 cây thì là 180.000 yên Sau khi tiếp tục nói chuyện, bên lừa đảo có nhắn là “Vì là hàng có giá trị cao nên phải gửi tiền đảm bảo”. Người bị hại đã gửi 150.000 yên vào tài khoản mà bên lừa đảo chỉ định. Sau đó, có thông báo là son đã được gửi đi, nhưng số hàng đó đã không đến nhà. Khi bạn gái trên lo lắng và nhắn nói rằng "Tôi muốn hủy đơn việc đã đăng ký", thì bên kia trả lời "OK. Tôi sẽ trả lại tiền đảm bảo. Tuy nhiên, vui lòng chuyển 50.000 yên làm phí thủ tục hoàn trả." Cô không còn cách nào khác là phải chuyển thêm 50.000 yên để lấy lại 150.000 yên. Ngay sau đó, cô không thể liên lạc được với bên kia và tổng số tiền 200.000 yên đã bị lừa mất. Thật đáng tiếc, nhưng việc thực tập sinh kỹ năng làm việc bên ngoài công ty chủ quản là vi phạm pháp luật, vì vậy cô không dám báo cáo thiệt hại cho cảnh sát. Những điểm lưu ý khi xem thông tin tuyển việc Ảnh trên là một bài gửi đăng trên Tokyo baito. Chúng tôi sẽ giải thích những điểm chính và những điểm đáng ngờ của bài đăng. Thông tin chính ・ Làm việc trong bếp hoặc chạy bàn ・ Có thể bắt đầu làm việc ngay ・ Lương theo giờ 1.100 yên ・ Có thể lựa chọn “lương tay không báo thuế” Điểm đáng nghi ngờ "Không báo thuế" là bất hợp pháp. Thoạt nhìn thì có vẻ thân thiện với người tìm việc nhưng cách diễn đạt này lại là một trong những điểm mấu chốt để xác định các bài đăng bất hợp pháp. Hãy cẩn thận với những công việc có từ ngữ này! Những bài viết tuyển việc lừa đảo được thực hiện có tổ chức Tokyo baito không phải nơi duy nhất có các thông tin tuyển việc lừa đảo được đăng tải. Bức ảnh này được đăng lên Tokyo baito vào tháng 11 năm 2021. Sau đây là nội dung bài viết: ・ Tôi thấy một bài đăng thông tin việc làm trên Kanagawa baito. ・ Khi liên hệ với người đăng tin, tôi được giới thiệu cho một người khác, và được người đó hướng dẫn chuyển 22000 yên để làm thủ tục. ・ Khi chuyển khoản, tôi không liên lạc được với cả hai người luôn. Bạn nữ viết bài chỉ ra rằng "các hoạt động lừa đảo việc làm được thực hiện theo nhóm, và những kẻ đồng loã có thể like hoặc comment vào các bài này để tăng tính tương tác". Sử dụng tin và hình ảnh của người khác để đăng tin tìm việc!? Đây cũng là một bài đăng trên Tokyo baito. Bạn nữ trên cho biết “Một người sử dụng tên và hình ảnh cá nhân của mình để đăng tuyển việc làm trên các kênh Tokyo Baito, Kobe Baito, v.v.” Trong tin đăng tuyển dụng trên còn có những lời mời gọi như "lương tay", "không báo thuế". Tổng kết: Làm thế nào để tránh bị lừa đảo Tìm kiếm việc làm bằng những con đường hợp pháp Ở Nhật Bản, việc giới thiệu việc có thu phí mà không có giấy phép kinh doanh là bất hợp pháp. Và hầu hết thông tin việc làm trên SNS đều được gửi bởi những người không có giấy phép này. Những người muốn kiếm tiền bằng cách vi phạm pháp luật, chẳng hạn như người cư trú bất hợp pháp, thực tập sinh kỹ năng muốn làm việc thêm, và những người muốn tránh thuế, là những mục tiêu tốt của họ. Bằng cách này, đã có rất nhiều trường hợp ứng tuyển trên các bài đăng trong group như Bộ Đội Nhật Bản, Tokyo baito và bị lừa phí giới thiệu. Và tài khoản ngân hàng của bên lừa đảo là tài khoản được mua lại bất hợp pháp từ các thực tập sinh hoặc du học sinh đã về nước nên dù có điều tra thì cũng khó có thể tìm ra tội phạm. Ngoài ra, thực tập sinh kỹ năng và người nước ngoài làm việc kĩ năng đặc định được phép làm việc tại Nhật Bản với điều kiện họ chỉ làm việc tại nơi được chỉ định. Khi bạn được giới thiệu việc làm thêm với một cơ sở kinh doanh khác, bạn có thể bị mất tư cách lưu trú nếu bị lộ với cơ quan thuế hoặc cục nhập cư. Hãy tuân thủ luật pháp và kiếm tiền một cách chính đáng.

    28/02/2022

  • Sổ tư vấn file 10: Vấn đề liên quan đến bảo hiểm hưu trí

    Người xin tư vấn là một kỹ sư đã làm việc 3 năm tại Nhật Bản và từng chuyển việc làm. Khi chuyển việc, anh mới biết công ty trước đã không làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi cho anh. Sau khi chuyển việc, anh nhận được giấy truy thu phí bảo hiểm trong 3 năm. Tổng phí bảo hiểm này rất cao nên anh không thể đóng ngay được. Vậy trường hợp này phải làm thế nào? MụcBảo hiểm hưu trí 【Người xin tư vấn】 ・ Kỹ sư ・ Nam giới ・ Nơi sinh sống: Khu vực Kanto Khi nhận được giấy truy thu của Văn phòng bảo hiểm hưu trí Nhật Bản Mẫu giấy truy thu phí bảo hiểm hưu trí Người xin tư vấn là kỹ sư đến Nhật được 3 năm và làm việc tại một công ty vừa và nhỏ liên quan tới điện khí. Tư cách cư trú của anh là “Kỹ thuật - Tri thức Nhân văn - Nghiệp vụ Quốc tế". Ban đầu anh cũng tưởng công ty đã làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi nhưng khi chuyển việc và được công ty mới làm thủ tục, anh mới biết là công ty trước kia đã không làm thủ tục cho anh tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi. Sau khi tham gia bảo hiểm hưu trí ở công ty mới thì anh cùng công ty bắt đầu đóng bảo hiểm hàng tháng. Tuy nhiên Văn phòng Bảo hiểm hưu trí (Cơ quan Bảo hiểm hưu trí) đã gửi giấy truy thu phí bảo hiểm không nộp trong 3 năm qua cùng với phần bảo hiểm hưu trí của vợ mà anh đón sang trong thời gian đó. Tổng số tiền rất cao nên không thể đóng ngay một lúc được. Nếu không đóng phí bảo hiểm trước đây thì sao? Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Nếu không đóng phí bảo hiểm theo giấy truy thu của Văn phòng Bảo hiểm hưu trí, sẽ có những bất lợi sau: ・ Không được gia hạn thời gian lưu trú ・ Có thể bị tịch thu tài sản (tiền tiết kiệm, tiền lương v.v.) ・ Không được cấp quyền vĩnh trú ・ Khi người tham gia bảo hiểm bị thương tật hoặc qua đời thì thân nhân không được nhận tiền hưu thương tật hoặc tử tuất. Khi làm thủ tục xin quyền vĩnh trú thì các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra việc nộp thuế và phí bảo hiểm hưu trí. Dù bạn có thanh toán hết số phí bảo hiểm chưa đóng ngay trước khi xin quyền vĩnh trú thì trong hồ sơ vẫn lưu lại việc không đóng bảo hiểm trong thời gian dài và điều này sẽ gây bất lợi trong việc xem xét cấp quyền vĩnh trú. Nếu có giấy truy thu thì phải đóng tiền Bảo hiểm xã hội của Nhật Bản có 2 hình thức chính là “Bảo hiểm y tế” (tức Bảo hiểm sức khỏe) và “Bảo hiểm hưu trí”. Trong bảo hiểm hưu trí thì có 2 hình thức chính: ・ Bảo hiểm hưu trí phúc lợi: Đối tượng là những người có tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ Quốc tế, người nước ngoài có Tư cách kỹ năng đặc định, thực tập sinh kỹ năng. ・ Bảo hiểm hưu trí quốc dân: Du học sinh và gia đình của họ v.v. Đối với Bảo hiểm hưu trí phúc lợi thì công ty và nhân viên mỗi bên phải chi trả 1/2 phí bảo hiểm hàng tháng. Tuy nhiên giống như việc xin tư vấn nói trên, có trường hợp công ty không làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi cho nhân viên. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty muốn trốn đóng bảo hiểm. Việc không làm thủ tục tham gia bảo hiểm cho nhân viên là vi phạm pháp luật. Nam giới xin tư vấn lần này cho biết công ty tiếp nhận đầu tiên không giải thích gì về vấn đề bảo hiểm hưu trí nên anh không biết việc phải đóng phí bảo hiểm. Tuy nhiên việc đóng phí bảo hiểm là nghĩa vụ nên khi có giấy truy thu từ Văn phòng Bảo hiểm hưu trí gửi tới thì phải nộp phí bảo hiểm. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm hưu trí Về việc nộp dần và miễn trừ phí bảo hiểm Văn phòng Bảo hiểm hưu trí (Nơi có biển báo màu đỏ) Nếu bạn có thu nhập thấp, không thể nộp ngay phí bảo hiểm, hãy trao đổi với công ty mới hoặc với Văn phòng Bảo hiểm hưu trí gần nhất. ・Có thể đóng phí bảo hiểm chưa nộp trước đây thành nhiều lần ・Trường hợp thu nhập thấp có thể được miễn từ 25% đến 100% phí bảo hiểm. Có thể xin miễn phí bảo hiểm của 2 năm [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Danh sách Văn phòng Bảo hiểm hưu trí trên toàn quốc Phương pháp giải quyết và tổng kết Các công ty có nghĩa vụ làm thủ tục để nhân viên tham gia bảo hiểm y tế cũng như bảo hiểm hưu trí phúc lợi. Phí bảo hiểm hưu trí phúc lợi do công ty và nhân viên cùng chia sẻ, mỗi bên chịu một nửa. Phí bảo hiểm của nhân viên được trừ thẳng vào lương và được ghi rõ trong bảng lương hàng tháng. Nếu trong bảng lương không có mục này thì có nhiều khả năng là bạn chưa tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi. Trong trường hợp đó, có các cách giải quyết như sau: ・Hãy nhờ công ty làm thủ tục tham gia bảo hiểm hưu trí phúc lợi. ・Hãy trao đổi với Văn phòng Bảo hiểm hưu trí (Sau khi tư vấn, Văn phòng Bảo hiểm hưu trí sẽ điều tra và yêu cầu công ty tham gia bảo hiểm) Nếu là du học sinh hoặc người tự kinh doanh thì các bạn hãy tham gia bảo hiểm “Hưu trí quốc dân” và đóng bảo hiểm. Về việc này, hãy trao đổi trực tiếp với Văn phòng Bảo hiểm hưu trí.

    15/02/2022

  • Lừa đảo Uber Eats

    Các bạn có biết “Uber Eats” không? Đây là dịch vụ giao đồ ăn giống như “GrabFood”, khách hàng sẽ đặt đồ ăn của các cửa hàng thông qua internet, sau đó người giao hàng sẽ đến cửa hàng nhận đồ, đem đến cho khách hàng. Hiện nay, ở Nhật đang có 2 ông lớn trong ngành dịch vụ này là “Demaekan” và “Uber Eats”, số người nước ngoài đang ở Nhật trở thành nhân viên giao hàng của Uber Eats cũng đang tăng lên. Thế nhưng, ngày càng có nhiều trường hợp những người không thể trở thành nhân viên giao hàng cố tình lách luật để trở thành nhân viên giao hàng rồi sau đó vướng vào các vụ việc rắc rối hay bị cảnh sát bắt giữ. Lừa đảo mua bán Account Mùa hè năm 2020, Dũng (tên giả) – khi đó đang làm thực tập sinh kỹ năng ở tỉnh Kanagawa và bạn làm cùng đã bỏ trốn khỏi công ty. Dũng đã đến chỗ bạn của mình là Chiến (tên giả) (bạn cùng cơ quan phái cử ở Việt Nam), Chiến đã bỏ trốn trước đó, hai người sống cùng nhau ở một căn hộ ở Tokyo. Đây là căn hộ mà du học sinh người Việt đang thuê, sau đó nhận tiền của thực tập sinh bỏ trốn để cho họ ở. Dũng và bạn mình đã có suy nghĩ muốn trở thành nhân viên giao hàng của Uber Eats – việc mà Chiến đang làm. Để làm được việc này, cần phải đăng ký với công ty Uber Eats và phải lập Account (tài khoản) để trở thành nhân viên giao hàng. Bằng tài khoản này, nhân viên sẽ đăng nhập vào trang dành riêng cho nhân viên và có thể nhận việc. Để đăng ký được thì lại cần phải đưa ra được thẻ lưu trú. Tuy nhiên, thực tập sinh kỹ năng không thể làm việc nào khác ngoài việc ở nơi tiếp nhận mình nên họ không thể dùng thẻ lưu trú của mình để đăng ký làm nhân viên giao hàng. Vì vậy, trong cộng đồng người Việt ở Nhật có tổ chức giao dịch mua bán tài khoản nhân viên giao hàng. Thông qua Chiến, Dũng và bạn đã gặp 2 người Việt tự xưng là “du học sinh”, mỗi người trả 10 vạn yên để mua lại tài khoản của họ. Tại lúc đó, khi thử đăng nhập vào tài khoản để kiểm tra thì đúng là có thể vào được trang dành riêng cho nhân viên. Thế nhưng, ngày hôm sau, với mục đích đi làm việc thật, Dũng cố gắng đăng nhập vào trang dành cho nhân viên thì lại không thể đăng nhập được. Tài khoản đó đã bị xóa. Không chỉ có Dũng, tài khoản của bạn Dũng và Chiến cũng bị xóa, họ không thể liên lạc được với những “du học sinh” kia nữa. Dũng trở thành nạn nhân của việc lừa đảo bán tài khoản và bị lừa tiền. Bằng cách nào đó, Dũng đã tìm được “du học sinh” kia và lấy được một phần tiền đã bị lừa, nhưng sau đó “du học sinh” đó lại biến mất nên Dũng không thể lấy lại số tiền còn lại. Bị cảnh sát bắt giữ Tháng 1 năm 2021, cảnh sát tỉnh Osaka đã đưa một người đàn ông Việt Nam đang sống ở thành phố Osaka đến Viện kiểm sát vì người này cố tình làm thủ tục đăng ký trở thành nhân giao hàng của Uber Eats bằng ảnh thẻ lưu trú của người khác. Tháng 10 năm 2020, người đàn ông này trong lúc đang làm việc cho Uber Eats thì bị cảnh sát hỏi thăm, anh ta chỉ có thẻ lưu trú đã hết hạn lưu trú nên bị tình nghi là vi phạm Luật tị nạn nhập cư (over stay - ở lại trái phép) và bị bắt giữ. Người đàn ông này sau đó bị khép vào tội vi phạm Luật tị nạn nhập cư và bị kết án 2 năm tù giam, 3 năm tù treo. Khi làm nhân viên giao hàng anh ấy đã kiếm được khoảng 15 vạn yên 1 tháng nhưng cuối cùng cũng bị cưỡng chế về nước. Người đàn ông này cũng từng là thực tập sinh kỹ năng, anh ấy bỏ trốn khỏi nơi thực tập năm 2019 rồi sống cuộc sống lao động bất hợp pháp. Thế nhưng, do ảnh hưởng của COVID-19, việc tìm việc làm thêm trở nên khó khăn nên anh ấy đã đăng ký làm nhân viên giao hàng của Uber Eats bằng thẻ lưu trú của người khác. Tổng kết Trang cung cấp ứng dụng xác nhận thông tin trên thẻ lưu trú của Cục xuất nhập cảnh Từ cuối năm 2020, Uber Eats đã thay đổi cách đăng ký trở thành nhân viên giao hàng (cách có được tài khoản), sau khi tiếp nhận đăng ký online, những người muốn trở thành nhân viên giao hàng sẽ được phỏng vấn trực tiếp và làm thủ tục tại Tokyo, Osaka, sau đó các tỉnh khác cũng bắt đầu thực hiện cách thức này. Ngoài ra, để làm thêm bất hợp pháp, những kẻ xấu đã buôn bán thẻ lưu trú giả trên Facebook v.v. Thế nhưng, gần đây, nếu nhập thông tin của thẻ lưu trú vào ứng dụng miễn phí của Cục xuất nhập cảnh, bạn có thể xác nhận được thẻ lưu trú đó có phải là thẻ thật hay không. Vì vậy, số nơi có thể làm việc với thẻ lưu trú giả cũng rất hạn chế. Như các bạn đã thấy, dù bỏ trốn, ở lại trái phép, lao động bất hợp pháp thì việc kiếm tiền càng ngày càng trở nên khó khăn. Các bạn thực tập sinh kỹ năng và các bạn du học sinh hãy ① cố gắng đến Nhật bằng số tiền vay nợ ít ② trước khi lao động bất hợp pháp hay bỏ trốn, để giải quyết tình hình khó khăn của mình, hãy nhờ cậy các tổ chức tư vấn và hỗ trợ nhé! Những nơi tư vấn chính Hội hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật Chúng tôi sẽ giới thiệu một số nơi tư vấn khi bạn rơi vào tình trạng khó khăn. Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực tập kỹ năng mà nghiệp đoàn (công ty tiếp nhận) hay công ty bạn đang làm không giải quyết một cách thỏa đáng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) để xin tư vấn. Bạn có thể gửi nội dung xin tư vấn bằng tiếng Việt thông qua trang chủ của Hiệp hội. Hiệp hội cũng có hỗ trợ qua điện thoại (0120-250-168) (miễn phí). Nếu bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của Hiệp hội (OTIT) thì cũng rất tốt. Khi đó, bạn nên phô tô thẻ lưu trú của mình ở cửa hàng tiện lợi, viết sẵn ra giấy những khó khăn của mình rồi mang đến Hiệp hội. Khi tới nơi, bạn có thể đưa giấy đó cho họ, quá trình giải thích cũng sẽ thuận lợi hơn. Nếu cần, bạn cũng có thể nhờ OTIT hỗ trợ người phiên dịch. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động Dù bạn là thực tập sinh kỹ năng hay lưu học sinh, hãy xin tư vấn từ Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản về các vấn đề như không được trả tiền làm thêm giờ v.v. Bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt nên hãy viết tên của Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động, tiêu đề đơn xin tư vấn là “申告書”, tên của bạn, ngày viết, ký tên ở cuối đơn rồi mang đến cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]  Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản Các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều thành tích Nếu bạn đã trao đổi với những cơ quan trực thuộc nhà nước như OTIT hay Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc không thể tự mình xin tư vấn thì bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ. Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]  Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài (外国人実習生支援 – Facebook) = Các vấn đề về lao động của thực tập sinh kỹ năng, vấn đề tuyển dụng, vấn đề trong đời sống, các vấn đề liên quan đến tư cách lưu trú. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]  Hội hỗ trợ cộng sinh Việt Nhật = Các vấn đề liên quan đến lao động, tuyển dụng, đời sống, việc làm, tư cách lưu trú của toàn bộ người Việt như lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng v.v. Liên đoàn lao động Gifu Chi nhánh người nước ngoài số 2 = Ông 甄凱 (Kenkai) trưởng chi nhánh: 090・8496・9668 (tiếng Nhật)= Các vấn đề liên quan đến việc lao động, tuyển dụng, tư cách lưu trú của toàn bộ lao động người nước ngoài như thực tập sinh kỹ năng, nhân viên chính thức tại các công ty, nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn. v.v. Các đoàn thể và hội nhóm người Việt hoạt động sôi nổi [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]  Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) = Hotline về đời sống, y tế, sức khỏe: 050-6874-8385 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]  Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]  Hội người Việt tại Ibaraki

    10/06/2021

  • ★ Thông tin cơ bản: Giải đáp khúc mắc của thực tập sinh

    Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực tập kỹ năng và nơi có thể nhận tư vấn khi gặp phải các vấn đề như ▽ Không được trả tiền lương làm tăng ca ▽ Không nhận được ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) ▽ Muốn bỏ trốn và tìm công việc khác ▽ Có vẻ sẽ bị sa thải ▽ Muốn chuyển sang việc khác ▽ Mang thai v.v. Các vấn đề thường gặp phải và nơi xin tư vấn Thông qua việc thực tập kỹ năng, nhiều anh chị đi trước đã thực hiện được ước mơ của mình. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh việc thực tập này. Các vấn đề thường gặp phải là vấn đề về lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, ngày nghỉ phép (nghỉ có lương), bị sa thải, v.v. Ngoài ra vấn đề liên quan đến chuyện mang thai cũng đang tăng lên. Cổng thông tin tư vấn của chính phủ Với những vấn đề như không được nhận tiền lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, v.v. bạn có thể xin đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) tư vấn. Nếu vẫn không thể giải quyết được vấn đề, hãy liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tư vấn bằng tiếng Việt của OTIT Nếu bạn phải chịu bất lợi từ công ty hay nghiệp đoàn vì đã báo cáo lên trên, hãy báo lại với OTIT một lần nữa hoặc thử xin lời khuyên từ các đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ (được giới thiệu ở phía dưới). Ngoài ra, bạn cũng có thể xin Cục quản lý tiêu chuẩn lao động hoặc FRESC tư vấn. Ngoài ra, các trung tâm giao lưu văn hoá tại các địa phương cũng có khu vực tư vấn dành cho người nước ngoài đấy. Dù chưa giải quyết được vấn đề sau một lần xin tư vấn, bạn cũng đừng bỏ trốn, hãy đến nhiều cơ quan và đoàn thể để xin tư vấn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cục quản lý tiêu chuẩn lao động toàn Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] FRESC Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phi chính phủ Ở Nhật Bản có rất nhiều đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ. Mỗi đoàn thể, tổ chức có quy mô khác nhau, tuy nhiên bạn có thể xin tư vấn miễn phí về những vấn đề như lao động, việc làm, sinh hoạt, tư cách lưu trú (visa), tìm việc mới, mang thai v.v. 〈Ví dụ về các đoàn thể hỗ trợ〉 Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (SNS) Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật Liên đoàn lao động Gifu chi nhánh người nước ngoài số 2 Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại tỉnh Ibaraki Các bạn có thể tìm thấy các tổ chức tư vấn thông qua đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Các vấn đề và cách giải quyết Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tri thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh, tham khảo cách giải quyết để tránh bị rắc rối và bị thiệt nhé. Muốn bỏ trốn và tìm việc khác Có rất nhiều trường hợp “bất mãn với công ty tiếp nhận (do vấn đề lương làm tăng ca, bạo lực – bạo ngôn v.v.) nên muốn bỏ trốn và tìm việc khác”. Nếu bạn tư ý rời khỏi công ty mình thực tập, việc đó gọi là “bỏ trốn”. Ngoài ra, trên Facebook v.v. có nhiều bài viết giới thiệu các công việc có mức lương cao, làm cho việc bỏ trốn ngày càng ra tăng. Thế nhưng, dù thực tập sinh có bỏ trốn và làm việc khác thì mức thu nhập cao ấy cũng không ổn định. Thêm vào đó, thực tập sinh còn phải chịu rất nhiều rủi ro và bất lợi như sau. 〈Bất lợi do bỏ trốn〉 Khi làm công việc khác thì bị coi là lưu trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp. Việc làm không ổn định, mức thu nhập lâu dài thấp hơn so với công ty ban đầu. Khi bị bệnh, bị thương nặng thì không được bảo hiểm hỗ trợ. Mặc dù bị thương nặng khi đang làm việc nhưng phần lớn là không được bồi thường. Vì là lưu trú bất hợp pháp (tội phạm) nên không thể tự do đi lại. Có thể bị lừa lấy tiền hoa hồng khi tìm việc làm mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tình hình lao động bất hợp pháp trong thời gian bỏ trốn (Kinh nghiệm của tôi) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bỏ trốn, lao động bất hợp pháp và mất việc (Kinh nghiệm của tôi) Không được lợi gì khi bỏ trốn. Trước khi bỏ trốn, hãy xin OTIT và các đoàn thể tư vấn nhé. Muốn chuyển sang việc khác Nếu công ty tiếp nhận không trả tiền lương làm tăng ca, có những hành động vi phạm pháp luật như bạo lực v.v., sau khi nhận hỗ trợ từ OTIT, thực tập sinh có thể chuyển sang công ty khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thực tập sinh chuyển việc sau khi nhận được sự hỗ trợ của đoàn thể hỗ trợ và OTIT (Kinh nghiệm của tôi) Có vẻ sẽ bị sa thải (bị ép về nước) Có trường hợp công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn không thích thực tập sinh và cố tình để họ nghỉ việc, cho về nước giữa chừng. Chuyện kinh khủng hơn là có trường hợp bị dẫn ra tận sân bay để cho về nước. Phần lớn thực tập sinh phải viết một văn bản thể hiện là mình tự ý nghỉ việc và bị ép ký tên vào đó. Tuy nhiên, luật pháp Nhật Bản quy định là nếu không có “lý do bất khả kháng”, công ty không được phép tự ý huỷ hợp đồng giữa chừng. Có nhiều thực tập sinh đã được các tổ chức hỗ trợ giúp đỡ và thoát khỏi việc bị ép về nước, hơn nữa còn tìm được việc mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_01 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_02 Không nhận được ngày nghỉ phép Chị Sim đã tự thương lượng với công ty và có được 1 tuần nghỉ có lương Thực tập sinh kỹ năng có quyền lấy ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Bạn hãy tự thương lượng với công ty hoặc nhờ OTIT, các tổ chức hỗ trợ tư vấn nhé. Bị giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú Có công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú của thực tập sinh. Điều này là trái với pháp luật, bạn hãy liên lạc với OTIT nhé. OTIT sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nếu xin chứng nhận tị nạn thì có thể làm việc ở Nhật? Người môi giới ác ý có thể đưa ra lời đề nghị là “6 tháng sau khi nộp đơn xin tị nạn, bạn sẽ được tự do làm việc tại Nhật Bản.” Tuy nhiên, hiện nay, những người không phải là người tị nạn khi xin chứng nhận sẽ không được cấp phép và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Chưa có trường hợp thực tập sinh kỹ năng nào được công nhận là người tị nạn tại Nhật. Mang thai Số thực tập sinh mang thai trong thời gian thực tập đang tăng lên. Nhiều trường hợp bị nói là phải về nước và kết thúc thực tập giữa chừng nhưng pháp luật quy định không được lấy lý do là mang thai để huỷ hợp đồng với thực tập sinh. Có thể bạn sẽ cần ai đó giúp bạn chăm sóc cho con sau khi sinh, song bạn có thể nghỉ một thời gian rồi quay lại thực tập tiếp. Tổ chức hỗ trợ “Hội Hỗ trợ Cộng Sinh Việt Nhật” đã có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ này.

    06/01/2022

  • Liên tục xuất hiện những vụ lừa đảo núp bóng dịch vụ chuyển tiền

    “Em muốn gửi càng nhiều tiền càng tốt cho bố mẹ ở Việt Nam, nên đã nhờ một người làm dịch vụ trên Facebook. Sau khi em gửi tiền cho họ, họ không gửi tiền cho bố mẹ em và em cũng không liên lạc được với họ nữa! Hiện tại em không biết phải làm sao.” Những lời kêu cứu như trên liên tục xuất hiện vào thời gian gần đây, thời điểm trước Tết m lịch. Chúng tôi sẽ giới thiệu một số trường hợp bị hại, rất mong cộng đồng chúng ta cảnh giác trước các hành vi lừa đảo này. Bốc hơi 850.000 yên! Bài đăng dịch vụ chuyển tiền thường thấy (Tokyo Baito) Là một trong những đơn vị quản lý KOKORO, "Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ)", có đường dây tư vấn cho người Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Gần đây, khi Tết đang cận kề, VAIJ nhận được hàng loạt lời kêu cứu về việc lừa đảo chuyển tiền. Một thực tập sinh kỹ năng từ tỉnh Hyogo đã tìm thấy một bài đăng về "dịch vụ chuyển tiền giá rẻ" trên Facebook Tokyo baito. “Tôi muốn gửi một số tiền lớn về nhà bố mẹ đẻ trước Tết. Tôi muốn gửi tiền với mức phí và lãi suất ưu đãi, đồng thời gửi càng nhiều tiền mặt càng tốt.” bạn chia sẻ. Nếu sử dụng các dịch vụ chuyển tiền thông thường như SBI hoặc KYODAI, bạn phải trả một khoản phí nhất định. Các cá nhân làm dịch vụ chui thường đăng trên Tokyo Baito có tỷ giá hối đoái vừa tốt hơn một chút so với công ty giao dịch thông thường, và hầu hết không lấy phí dịch vụ nên thu hút nhiều bạn sử dụng. “Khi em gửi một tin nhắn trong bài đăng, em được yêu cầu chuyển đến một tin nhắn cá nhân, nơi em được cấp một tài khoản Ngân hàng Bưu điện Nhật Bản làm điểm chuyển tiền”. Em đã lập tức chuyển 850.000 yên và được người giao dịch thông báo rằng "Tôi đã xác nhận thanh toán, vì vậy tôi đã chuyển đồng vào tài khoản được chỉ định ở Việt Nam." Tuy nhiên, khi bố mẹ bạn này đến ngân hàng, họ không có số tiền đó. Cô vội vàng cố gắng liên hệ với người chuyển tiền nhưng không được nữa. Em bị lừa mất 500.000 yên! Một thực tập sinh kỹ năng sống ở tỉnh Kanagawa cũng nhìn thấy một quảng cáo tương tự tại Tokyo Baito và nhờ gửi 500.000 yên cho người nhà. Cá nhân cung cấp dịch vụ này cũng đề cập rằng không có hoa hồng, và tỉ giá hối đoái khá tốt. Ngay sau đó, người giao dịch trên đã liên lạc với bạn bị hại và nói rằng “Tôi đã xác nhận thanh toán từ bạn, vì vậy đồng nghiệp của tôi ở Việt Nam đã chuyển tiền vào tài khoản Việt Nam cho bố mẹ bạn”. Ngân hàng cũng đã gửi một tin nhắn SMS cho bố mẹ bạn ấy thông báo rằng số dư tài khoản của họ đã tăng lên. Tuy nhiên, ngày hôm sau, khi bố mẹ người bị hại đến ngân hàng, họ không thấy có số tiền đó trong tài khoản. Tin nhắn SMS là giả, và được gửi bởi điện thoại cá nhân chứ không phải từ ngân hàng. Kể từ đó, cô không liên lạc được với người giao dịch trên nữa. Khi VAIJ hỏi ý kiến cảnh sát, họ nói rằng thiệt hại tương tự là vô cùng phổ biến trên toàn Nhật Bản. Đặc điểm của các dịch vụ bất hợp pháp Thông tin về các dịch vụ chuyển tiền giá rẻ, v.v. xuất hiện tràn lan trên Facebook. Để thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, bạn phải đăng ký với các cơ quan chức năng. Sẽ có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chỉ những công ty đạt tiêu chuẩn, có giấy phép mới được thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, nhóm đăng bài quảng cáo trên Tokyo Baito và OSAKA BAITO không đăng ký, không giấy phép. Điều này là bất hợp pháp. Nếu là một doanh nghiệp có giấy phép, thì doanh nghiệp đó sẽ được chính phủ giám sát. Khi có vấn đề xảy ra, bạn sẽ được bảo vệ. Nhưng nếu bạn sử dụng dịch vụ kinh doanh bất hợp pháp, kể cả trường hợp bạn là nạn nhân của hành vi lừa đảo này, cơ quan công quyền khó có thể hỗ trợ bạn. Bạn có thể báo cáo thiệt hại cho cảnh sát, nhưng rất khó để xác định tội phạm và đòi lại quyền lợi cho bạn. Vậy làm thế nào để ngăn chặn lừa đảo chuyển tiền VAIJ đã hỏi ý kiến cảnh sát về vụ việc và yêu cầu không để những vụ việc như vậy gia tăng. Tuy nhiên, thông thường, trong tài khoản Facebook có nhiều thông tin cá nhân ảo và tài khoản ngân hàng của nơi cung cấp dịch vụ chuyển tiền là tài khoản có được do mua bán bất hợp pháp. Do đó, việc truy tìm kẻ phạm tội là rất khó khăn. Cách tốt nhất để tránh trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo này là nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật. Không sử dụng hoặc hỗ trợ các dịch vụ bất hợp pháp để tránh tiền mất tật mang. Không bán thẻ ngân hàng cho người khác trước khi rời Nhật Bản. Rất mong cộng đồng cùng chia sẻ bài viết này để ngăn chặn nạn lừa đảo đang hoành hành.

    21/01/2022

  • Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt

    Nếu bạn gặp các vấn đề trong việc học tập, làm việc (thực tập kỹ năng, làm chính thức tại công ty, làm ngắn hạn tại công ty, làm thêm) hay các vấn đề về đời sống, tư cách lưu trú v.v.; dù đã trao đổi với công ty, các tổ chức tiếp nhận, nhà trường, các anh chị tiền bối v.v. mà vẫn chưa giải quyết được thì lúc đó nên đến đâu để xin tư vấn? Cho đến nay, có rất nhiều anh chị tiền bối đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức tư vấn và các hội nhóm hỗ trợ. Dù không thể giải quyết vấn đề ở 1 nơi thì bạn cũng đừng bỏ cuộc, đừng bỏ trốn, hãy thử xin lời khuyên từ nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ nhé! Các tổ chức tư vấn mà bạn nên biết Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực tập kỹ năng mà nghiệp đoàn (công ty tiếp nhận) hay công ty bạn đang làm không giải quyết một cách thỏa đáng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) để xin tư vấn. Bạn có thể gửi nội dung xin tư vấn bằng tiếng Việt thông qua trang chủ của Hiệp hội. Hiệp hội cũng có hỗ trợ qua điện thoại (0120-250-168) (miễn phí). Nếu bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của Hiệp hội (OTIT) thì cũng rất tốt. Khi đó, bạn nên phô tô thẻ lưu trú của mình ở cửa hàng tiện lợi, viết sẵn ra giấy những trăn trở và các điểm bạn thấy không thỏa đáng (bất mãn) rồi mang đến Hiệp hội. Khi tới nơi, bạn có thể đọc những gì đã viết trên giấy và giải thích thêm. Nếu cần, bạn cũng có thể nhờ OTIT hỗ trợ người phiên dịch. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động Dù bạn là thực tập sinh kỹ năng hay lưu học sinh, hãy xin tư vấn từ Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản về các vấn đề như không được trả tiền làm thêm giờ v.v. Gần đây, Cục cũng hỗ trợ tư vấn cho người nước ngoài. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản Các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều thành tích Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài Nếu bạn đã trao đổi với những cơ quan trực thuộc nhà nước như OTIT hay Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc không thể tự mình xin tư vấn tại những cơ quan này thì bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ. Đây đều là các tổ chức đã có nhiều thành tích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (Facebook) = Các vấn đề về lao động của thực tập sinh kỹ năng, vấn đề tuyển dụng, vấn đề trong đời sống, các vấn đề liên quan đến tư cách lưu trú. Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật = Các vấn đề liên quan đến lao động, tuyển dụng, đời sống, việc làm, tư cách lưu trú của lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và toàn bộ người Việt Liên đoàn lao động Gifu Chi nhánh người nước ngoài số 2 = Ông 甄凱 (Kenkai) trưởng chi nhánh: 090・8496・9668 (tiếng Nhật) = Các vấn đề liên quan đến việc lao động, tuyển dụng, tư cách lưu trú của thực tập sinh kỹ năng, nhân viên chính thức tại các công ty, nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn, toàn bộ lao động người nước ngoài Các đoàn thể và hội nhóm người Việt hoạt động sôi nổi Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) =Hotline về đời sống, y tế, sức khỏe: 050-6874-8385 Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại Ibaraki Các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (tại các thành phố chính) Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (chính) trên toàn Nhật Bản. ■ Thành phố Tokyo Trung tâm hỗ trợ lưu trú dành cho người nước ngoài (FRESC) = Tư vấn về tất cả các vấn đề của người nước ngoài như đời sống, lao động, tuyển dụng, việc làm, tư cách lưu trú v.v. = Quầy hỗ trợ FRESC: 0120-76-2029 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) =Số điện thoại đặt lịch hẹn trước của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại FRESC: 03-5363-3025 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) ※Quầy hỗ trợ có thể tiếp nhận tư vấn toàn Nhật Bản. ※Trong trường hợp muốn được trợ giúp bằng tiếng Việt, dù gọi đến số nào trong hai số điện thoại trên thì bạn cũng cứ nói tiếng Nhật “Betonamugo de onegaishimasu” (có nghĩa là “Xin hãy trợ giúp bằng tiếng Việt” ) hoặc tiếng Anh nhé. ■ Tỉnh Hokkaido Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Hokkaido = 011-200-9595(ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-17:00) ■ Tỉnh Miyagi Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Miyagi = 022-275-9990 ■ Tỉnh Ibaraki Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 029-244-3811 (tiếng Việt: thứ hai, thứ ba, thứ tư) ■ Tỉnh Saitama Trung tâm tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài Saitama = 048-833-3296 ■ Tỉnh Chiba Tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Chiba = 043-297-2966 (ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-16:00) = Email: ied@ccb.or.jp ■ Tỉnh Kanagawa Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa thành phố Yokohama = 045-222-1209 = E-mail:t-info@yoke.or.jp ■ Tỉnh Shizuoka Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa tỉnh Shizuoka (Kameria) = 054-204-2000(平日10:00~16:00) = E-mail:sir07@sir.or.jp ■ Tỉnh Aichi Trung tâm cộng sinh đa văn hóa Aichi = 052-961-7902 (từ thứ hai đến thứ bảy 10:00~18:00) ■ Phủ Osaka Khu thông tin dành cho người nước ngoài phủ Osaka = 06-6941-2297 = E-mail:jouhou-c@ofix.or.jp ■ Thành phố Osaka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 06-6773-6533 (ngày thường 9:00~19:00; thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ 9:00~17:30) ■ Tỉnh Hyogo Trung tâm cộng đồng quốc tế Kobe =078-291-8441 (tiếng Việt: thứ hai, thứ tư 09:00~12:00, 13:00~17:00) ■ Tỉnh Hyogo Hội hữu nghị Việt Nhật Hyogo = 078-646-3110 = Email: cntorimoto@yahoo.co.jp ■ Tỉnh Okayama Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Okayama = 086-256-6052 (ngày thường 9:00~17:00) = E-mail:support@opief.or.jp ■ Tỉnh Hiroshima Trung tâm quốc tế Hiroshima = 0120-783-806 ■ Tỉnh Fukuoka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Fukuoka = 092-725-9207 (hàng ngày 10:00~19:00) = E-mail:fukuoka-maic@kokusaihiroba.or.jp ■ Thành phố Fukuoka Trung tâm hỗ trợ tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài TP Fukuoka = 092-262-1799 (ngày thường 8:45~18:00) Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế hỗ trợ tư vấn (toàn tỉnh) Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách các tổ chức hỗ trợ tư vấn dành cho người nước ngoài tại các tỉnh thành (bao gồm cả khu vực tự quản) trên toàn Nhật Bản, các hội giao lưu quốc tế v.v. (Bản tiếng Việt và tiếng Nhật) Bạn chỉ cần click vào tên của nơi bạn đang sống (tiếng Nhật và bảng chữ cái alphabet) xuất hiện trong khung là bạn có thể xem được danh sách tổng hợp các tổ chức hỗ trợ. Tại những tổ chức có hỗ trợ tiếng Việt, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ màu đỏ có ghi “tiếng Việt”. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link (URL) màu xanh trong bảng, bạn sẽ được liên kết tới trang chủ của tổ chức tư vấn đó. Phân chia theo khu vực: Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế có hỗ trợ tư vấn (có kèm link)

    24/03/2021

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai