Du học - Xin việc | Tin mới nhất

Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_02

Sau khi kết thúc quá trình đi tìm việc, những bạn bắt đầu đi làm hoặc mới đi làm chưa lâu hãy tích lũy thêm cho bản thân những quy tắc ứng xử cơ bản ở Nhật nhé. Nối tiếp các nội dung về “Cách nhận điện thoại", “Cách mời khách uống trà", “Hou - Ren - Sou” trong bài viết Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_01, trong bài viết này chúng mình sẽ giới thiệu về “Những quy tắc cơ bản khi viết email”, “Những điểm chú ý trong cách dùng kính ngữ”. Những quy tắc cơ bản khi viết email Chắc hẳn các bạn...

10/02/2023
  • Những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho người mới đi làm_01

    28/01/2023
    Khi hỗ trợ các bạn du học sinh đang đi tìm việc ở Nhật, chúng mình thường nhận được câu hỏi là “Trước khi vào công ty, em nên học trước điều gì?”. Câu trả lời của chúng mình là “Bạn nên tìm hiểu trước về các quy tắc ứng xử". Trước khi đi làm chính thức, nếu biết trước những quy tắc cơ bản, bạn sẽ xuất phát sớm hơn các bạn khác một bước. Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu về những quy tắc ứng xử dành cho các bạn mới đi làm trong hai bài viết. Lần này, chúng mình sẽ nói về “Cách nhận điện thoại”, “Cách mời khách uống trà”, và một quy tắc mà tất cả các công ty đều xem trọng, đó là “Hou - Ren - Sou". Nhận điện thoại trong vòng 3 tiếng chuông Nếu không nhấc điện thoại lên, bạn sẽ không biết ai là người gọi tới công ty của bạn. Vì vậy, điều quan trọng là bạn luôn ý thức rằng “Khi nhận điện thoại, bạn đang đại diện cho cả công ty". Đầu tiên, khi có điện thoại tới, bạn không nên để đối phương phải chờ lâu, bạn hãy nhấc máy càng sớm càng tốt. Con người sẽ cảm thấy không thoải mái nếu phải chờ hơn 10 giây. Khi gọi điện thoại, nếu nghe nhạc chờ quá lâu, đối phương rất dễ có ấn tượng xấu về công ty của bạn. Một lần đổ chuông kéo dài khoảng 3 giây. 3 tiếng chuông sẽ mất khoảng 10 giây. Bạn hãy cố gắng nhấc máy trong 3 tiếng chuông đổ lại nhé. “Sẽ có ai đấy nhận điện thoại thôi" là một suy nghĩ không tốt chút nào, bạn sẽ ỷ lại vào người khác. Ở nhiều nơi làm việc, có một quy tắc bất thành văn là người có ít kinh nghiệm, chưa có thâm niên là người nhận điện thoại trước. Trong 1, 2 năm đầu sau khi vào làm việc, trừ những lúc bạn bận việc khác và không thể rời tay thì bạn hãy cố gắng là người nhấc máy đầu tiên nhé. Tuy nhiên, nếu hồi chuông đầu tiên chưa dứt mà bạn đã trả lời điện thoại thì bạn sẽ khiến đối phương ngạc nhiên. Vì vậy, bạn hãy cố gắng nhấc máy ở sau 1 hoặc 2 hồi chuông. Cách nhận điện thoại Đây là những điều cơ bản mà bạn sẽ nói khi có điện thoại gọi tới công ty. ①私 : はい、〇〇(自分の会社名)でございます。お電話ありがとうございます。 ②相手: 私、〇〇(会社名)の△△と申します。お世話になっております。 ③私 : 〇〇の△△様でいらっしゃいますね。お世話になっております。 ④相手: 様はいらっしゃいますか? Xác nhận danh tính của đối phương Nếu bạn không nghe rõ tên công ty hoặc tên của người gọi, bạn hãy hỏi lại chính xác tên của người ấy. Bạn hãy dùng câu hỏi “恐れ入りますが、もう一度会社名とお名前をお伺いしてもよろしいでしょうか”. Khi đó, người gọi sẽ nói tên công ty và tên của họ một lần nữa nên bạn có thể nói lại với người phụ trách là “〇〇社の△△様からお電話です”. Khi người gọi không nói tên mình mà hỏi về một ai đó, bạn hãy hỏi “恐れ入りますが、お宅様(おたくさま)のお名前を教えて頂けますか?”. Giới thiệu tên của mình Nếu người gọi đến không chỉ định gặp ai và bạn có thể trả lời nội dung của cuộc điện thoại đó thì trước khi chào いつもお世話になっております, bạn hãy giới thiệu tên mình qua câu nói “私は☆☆と申します”. Đây cũng là một cách cảm ơn đối phương vì họ đã nói tên của họ. Khi bạn nói chuyện với ai đó, bạn hãy giới thiệu tên của mình nhé. Khi nhận điện thoại chậm Nếu bạn để điện thoại kêu quá lâu rồi mới bắt máy, trước khi nói “お電話ありがとうございます”, bạn hãy xin lỗi bằng câu nói “大変お待たせしました”. Cách mời khách uống trà Thông thường, khi có khách tới công ty của bạn, bạn sẽ mời họ uống trà. Có một số công ty mời khách uống cà phê. Dưới đây là quy tắc mời khách uống trà hoặc cà phê. ① Gõ cửa 3 lần và nói “失礼します” rồi vào phòng. ② Nếu trong phòng tiếp khách có bàn ở sát tường, bạn hãy đặt khay trà lên bàn đó và chuẩn bị mời khách uống trà. Nếu trong phòng đó không có bàn trống thì bạn hãy cầm khay bằng một tay, tay còn lại thì lấy trà mời khách. ③ Cầm tách và đĩa trà bằng cả hai tay, vừa đưa trà mời khách vừa nói “どうぞ”, “失礼します”. Hãy mời khách có chức vụ cao trước, sau đó là đến các vị trí còn lại. Về thứ tự mời trà, đầu tiên, bạn hãy mời người ngồi xa cửa vào nhất - vị trí “Kamiza". Đối với người ngồi ở vị trí gần cửa vào nhất - vị trí “Shimoza", bạn hãy mời cuối cùng. Sau khi mời khách xong, bạn hãy mời người trong công ty mình. Về cách phân biệt vị trí Kamiza và Shimoza, bạn hãy tham khảo bài viết này nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy tắc ứng xử khi dùng bữa với người lớn hơn ④ Sau khi mời trà xong, khi đứng trước cửa ra, bạn hãy cúi đầu và nói “失礼しました” rồi ra ngoài. ⑤ Khi ra khỏi phòng, bạn hãy hướng về phía khách, cúi đầu và đóng cửa lại. Không thể thiếu “Hou - Ren - Sou” Khi làm việc ở trong các công ty của Nhật, bạn sẽ thường nghe thấy cụm từ “Hou - Ren - Sou”. Đây là từ đầu tiên trong 3 cụm từ dưới đây. ・ホウ=報告(ほうこく) = Báo cáo・レン=連絡(れんらく) = Liên lạc・ソウ=相談(そうだん) = Xin ý kiến, xin tư vấn “Báo cáo - Liên lạc - Xin ý kiến” là những điều rất cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Trong công việc, việc “Báo cáo - Liên lạc - Xin ý kiến” vào lúc nào, như thế nào là việc rất quan trọng. ❌ Không báo cáo tiến độ công việc Khi được cấp trên hoặc người khác giao việc, bạn hãy “báo cáo” tiến độ công việc cho họ thường xuyên nhé. Để cấp trên và đồng nghiệp có thể hỗ trợ bạn, đưa ra lời khuyên cho bạn, điều chỉnh lượng công việc, đưa ra những chỉ thị tiếp theo vào lúc thích hợp thì bạn cần báo cáo tình hình công việc hiện tại cho họ. Để được như vậy, bạn phải thường xuyên báo cáo tình hình công việc với cấp trên hoặc đồng nghiệp. Ở các công ty Nhật Bản, việc siêng “báo cáo” được coi là việc rất quan trọng. ❌ Không nhắc lại Khi đối phương rất bận, họ không thể xử lý được những thông tin mà bạn báo cáo - liên lạc - xin ý kiến - nhờ giúp đỡ v.v. Trong trường hợp này, bạn hãy tìm thời điểm thích hợp, hỏi lại đối phương một lần nữa. ❌ Hành động theo phán đoán của bản thân Nếu bạn là nhân viên mới, chắc chắn là có rất nhiều điều mà bạn chưa biết. Trong các công việc của bạn, nếu có điều gì đó bạn không hiểu hoặc không thể đưa ra quyết định, bạn đừng ngại, hãy hỏi ý kiến của cấp trên và các anh chị đồng nghiệp. Tổng kết Lần này, mình đã giới thiệu với các bạn những quy tắc ứng xử cơ bản dành cho nhân viên mới đi làm như “Cách nhận điện thoại”, “Cách mời khách uống trà”, “Hou - Ren - Sou”. ・ Nhận điện thoại trong vòng 3 tiếng chuông. ・ Khi trả lời điện thoại, hãy nói rõ tên của bạn khi cần thiết. ・ Khi trả lời điện thoại, hãy hỏi tên công ty và tên đối phương khi cần thiết. ・ Cách mời khách uống trà. ・ Thường xuyên báo cáo với cấp trên và các anh chị đồng nghiệp về tiến độ công việc. ・ Khi cấp trên bận và không thể trả lời ngay, thực hiện “Hou-Ren-Sou” một lần nữa. ・ Khi có điều gì không hiểu thì trao đổi trực tiếp với cấp trên hoặc các anh chị đồng nghiệp. Sau khi vào làm việc khoảng 1 tháng, các bạn hãy cố gắng thực hiện nhuần nhuyễn những quy tắc ứng xử cơ bản này nhé. Ngoài ra, bạn hãy nhớ những thông tin này từ bây giờ. Khi bắt đầu làm việc thực tế, bạn hãy thỉnh thoảng nhớ lại và thực hiện những điều này, chúng sẽ trở thành thói quen của bạn. Chúng ta hãy tìm hiểu các quy tắc ứng xử và làm việc thật tốt trong các doanh nghiệp của Nhật nhé.
  • Quy tắc ứng xử khi dùng bữa với người lớn hơn

    10/01/2023
    Chắc hẳn các bạn người Việt đang sống ở Nhật sẽ thỉnh thoảng có cơ hội đi ăn cùng thầy cô giáo, các anh chị trong trường cũng như cấp trên ở nơi làm việc, các bác người Nhật v.v. Có một số quy tắc bất thành văn khi chúng ta đi ăn cùng người lớn hơn. Nếu các bạn không nắm rõ những điểm quan trọng này thì rất có thể chúng ta sẽ làm phật ý đối phương. Hầu hết mọi người sẽ không dạy bạn các quy tắc khi ăn uống nên trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu về quy tắc ứng xử trong khi dùng bữa ở Nhật. Không ngồi trong cùng Khi hỏi những người Nhật thường tiếp xúc với người Việt, họ nói rằng rất nhiều người Nhật để ý đến vị trí ngồi trong bữa ăn còn người Việt thì không. Ở Nhật, “vị trí trong cùng” là vị trí ngồi của người lớn hơn, cấp trên, khách hàng. Vị trí này gọi là “Kamiza”. Khi nhà hàng có rất nhiều bàn và khó nhận biết đâu là “Kamiza”, bạn hãy nghĩ “Kamiza” là chỗ xa lối vào. Trong hình phía trên, nếu tính từ lối vào thì số ① là vị trí cao nhất, số ② là vị trí cao tiếp theo. Ngược lại, số ③, ④ gần lối vào vào nên vị trí này gọi là “Shimoza”, chỗ ngồi dành cho người nhỏ hơn, vị trí thấp hơn. Giữa số ③ và số ④ thì số 4 là vị trí thấp nhất. Ví dụ, nếu bạn đi ăn cùng thầy/cô giáo, anh/chị tiền bối (sempai), bạn cùng lớp (4 người) thì vị trí số ① là thầy/cô giáo, số ② là anh/chị tiền bối (sempai), số ③ và số ④ là bạn cùng lớp và bạn. Khi ngồi trong phòng kiểu Nhật, có góc trang trí Đối với phòng có góc trang trí (nơi có treo tranh chữ v.v.), dù lối vào ở vị trí nào thì “Kamiza” cũng là vị trí ở phía trước góc trang trí. Trong hình phía trên, số ① là vị trí cao nhất, số ② là vị trí cao tiếp theo. Nếu trong phòng không có góc trang trí thì số ③ sẽ là vị trí cao nhất, số ④ là vị trí cao tiếp theo. Ví dụ, nếu bạn đi ăn cùng khách hàng, cấp trên, anh/chị sempai (4 người) thì vị trí số ① là khách hàng, số ② là cấp trên, số ③ là anh/chị sempai, số ④ là bạn. Khi ngồi bàn tròn Khi ngồi bàn tròn thì chỗ ngồi sẽ hơi phức tạp. Vị trí xa lối vào nhất sẽ là vị trí cao nhất - số 1, tiếp theo là các vị trí được đánh số từ bé đến lớn. Khi có nhiều bàn Vị trí ngồi trong các phòng riêng sẽ được sắp xếp như phần giải thích phía trên. Khi ngồi trong phòng lớn và có nhiều bàn, bạn sẽ hơi khó phán đoán đâu là vị trí Kamiza. Vì thế, mình đã tổng hợp các quy tắc chỗ ngồi thông qua hình vẽ trên. Trong phòng lớn, vị trí “xa lối vào”, “vị trí sát tường” là vị trí Kamiza. Mời người lớn hơn ngồi vào vị trí Kamiza Khi bạn dùng bữa với người lớn hơn, bạn hãy để người ấy vào ngồi trước. Khi bạn ngồi sau cùng, hãy đảm bảo rằng đối phương đã ngồi vào vị trí cao nhất. Tuy nhiên, có nhiều người giữ ý và định ngồi vào vị trí thấp hơn. Khi thấy khách hàng định ngồi vào vị trí thấp hơn, bạn hãy nhanh chóng mời họ vào vị trí Kamiza nhé. Đây chính là quy tắc cơ bản khi dùng bữa của Nhật Bản. Nếu đối phương nói là muốn ngồi vị trí thấp hơn (Shimoza), bạn hãy để họ ngồi ở vị trí đó nhưng đây chỉ là ngoại lệ, nếu được thì hãy để họ ngồi ở vị trí cao. Nếu bạn hẹn ai đó ở nhà hàng, bạn hãy đến trước và ngồi chờ ở vị trí thấp hơn nhé. Dùng đũa chuyên để gắp thức ăn Gắp thức ăn từ đĩa lớn vào đĩa nhỏ của mình bằng đũa chuyên để gắp thức ăn Ở nhiều quốc gia, khi dùng bữa và ăn chung với ai đó, mọi người thường tự dùng đũa của mình để gắp thức ăn. Thế nhưng, ở Nhật Bản thì khác. Khi ăn, ngoài đũa của cá nhân, người Nhật thường dùng “Toribashi” - đũa chuyên để gắp thức ăn. Khi ăn chung, họ sẽ dùng Toribashi để gắp thức ăn từ đĩa lớn vào đĩa nhỏ của mình rồi đặt Toribashi về chỗ cũ, dùng đũa của mình để ăn. Khi ăn ở bên ngoài, nếu không có Toribashi, bạn hãy nhờ nhân viên nhà hàng mang đũa cho bạn nhé. Khi thấy người lớn hơn dùng Toribashi để gắp thức ăn vào đĩa của cá nhân, bạn cũng lấy và ăn món đó nhé. Nếu bạn chủ động mời người lớn hơn ăn món gì đó thì càng tốt nhé. Cách rót bia, rượu Khi uống bia (chai), rượu Nhật (Nihonshu), bạn sẽ phải tự rót đồ uống vào cốc, chén của mình. Mình sẽ giới thiệu về quy tắc rót bia, rượu trong trường hợp này. Khi rót cho người lớn hơn ・ Đối với chén đầu tiên, hãy chú ý quan sát và để người nhỏ hơn rót rượu cho người lớn hơn. Sau đó, khi chén của đối phương không còn rượu, bạn hãy rót thêm. Nếu đối phương nói “đủ rồi - もういいです” hoặc “từ giờ để tôi tự rót - 後は自分でやります” thì bạn sẽ dừng lại ở đó và không rót thêm. ・ Khi rót bia, bạn hãy quay nhãn của chai bia lên trên và cầm chai bằng tay phải. Bạn sẽ đỡ nhẹ phần dưới chai bằng tay trái. ・ Khi rót rượu Nhật từ bình, bạn hãy cầm bình bằng cả hai tay. Khi được người lớn hơn rót rượu cho Bạn hãy cầm cốc, chén bằng cả hai tay. Bạn sẽ cầm chắc bằng một tay, tay còn lại (phần đầu ngón tay) thì để dưới đáy cốc, chén. Khi ngồi trong phòng kiểu Nhật, một số người sẽ ngồi quỳ và cầm cốc, chén. Trước và sau khi được rót rượu cho, bạn hãy nói “cảm ơn - ありがとうございます”. Việc để nguyên cốc, chén trên bàn và giữ cốc bằng một tay, chờ đối phương rót rượu cho là việc thất lễ đối với người Nhật nên bạn hãy chú ý tới điều này và không làm như thế nhé. “Itadakimasu”, “Gochisosamadeshita” Người Nhật sẽ nói “Itadakimasu” trước khi ăn và “Gochisosamadeshita” sau khi ăn xong. Không cần nói thì các bạn cũng biết đây là lời mời trước khi ăn và lời nói cảm ơn sau bữa ăn của người Nhật. Thế nhưng, khi đi ăn cùng người lớn hơn (cấp trên, sempai v.v.) và người đó trả phần lớn tiền ăn thì đây là những lời nói quan trọng và cần thiết. Thêm vào đó, hãy để người lớn hơn ăn trước nhé. Sau khi tính tiền xong cũng nói “Gochisosamadeshita” Sau khi ăn xong, bạn sẽ nói “Gochisosamadeshita” nhưng ngay khi vừa thanh toán xong hoặc khi vừa ra khỏi cửa hàng, bạn hãy nói với người đã trả phần lớn tiền ăn là “Gochisosamadeshita”. Khi nói với cấp trên, người lớn hơn, câu nói này có nghĩa là “Cảm ơn bác/anh/chị đã mời cháu/em”. Khi nói với người của nhà hàng là “Gochisosamadeshita”, câu nói thể hiện ý nghĩa “đồ ăn rất ngon”, “ở đây rất thoải mái”, “cháu/em sẽ quay lại” v.v. “Gochisosamadeshita” là cách nói thể hiện lòng biết ơn nên bạn đừng quên nhé. Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về quy tắc ứng xử khi dùng bữa ở Nhật, đặc biệt là thứ tự chỗ ngồi “Kamiza” và “Shimoza” v.v. Thêm vào đó, mình cũng đã giới thiệu thói quen sử dụng Toribashi - đũa chuyên để gắp thức ăn và cách rót rượu. Những quy tắc này sẽ giúp các mối quan hệ của bạn được bền chặt nên bạn hãy ứng dụng những quy tắc này vào thực tế nhé. Thêm vào đó, bạn đừng quên nói “Itadakimasu” và “Gochisosamadeshita”. Việc quen với tất cả các văn hoá của Nhật là một điều khó khăn nhưng nếu biết về các văn hoá này thì bạn có thể dễ dàng làm theo nên để xây dựng quan hệ với mọi người, chúng ta hãy cùng cư xử theo văn hoá của Nhật nhé.
  • Cách chọn vest mặc đi xin việc

    23/11/2022
    Những bạn có ý định đi làm ở Nhật sau khi tốt nghiệp đại học - trường chuyên môn ở Nhật sẽ phải chuẩn bị rất nhiều thứ để đi xin việc. Trong đó, có khá nhiều bạn trăn trở về việc chọn vest mặc đi xin việc. Các bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức như màu vest, hoa văn trên vest, các điểm chú ý về kích cỡ vest, nên mua vest ở đâu v.v. và sắm cho mình một bộ vest đẹp với giá cả hợp lý nhé. ◆ Nội dung ◆ “Rikuruto sutsu” là gì Cách chọn vest mặc đi xin việc Các phụ kiện khác Nên mua vest ở đâu? Tổng kết “Rikuruto sutsu” là gì Bộ vest mặc đi xin việc được gọi là “Rikuruto sutsu (Recruit suit)” (Shukatsu sutsu). Đặc điểm của vest mặc đi xin việc ・ Sạch sẽ, chỉn chu, tinh tươm ・ Tạo ấn tượng tươi mới ・ Có thể thể hiện tính hoà đồng Những đặc điểm này sẽ tạo ấn tượng tốt cho đối phương trong các buổi phỏng vấn v.v. Cách chọn vest mặc đi xin việc Màu vest Đen - xanh nước biển đậm - xám đen là các màu phổ biến của vest mặc đi xin việc. Người ta nói rằng màu đen đem lại ấn tượng điềm tĩnh, màu xanh đậm đem lại ấn tượng về trí tuệ và màu xám đậm đem lại ấn tượng tươi sáng và khỏe mạnh. Những bộ vest sáng màu không phù hợp để đi xin việc nên bạn hãy tránh chọn và mặc chúng nhé. Hoa văn của vest Dù bạn đang hướng tới doanh nghiệp nào, ngành nghề nào khi đi xin việc thì bộ vest trơn (không có hoa văn) là bộ vest an toàn. Kiểu vest Vest có 1 hàng khuy và 2 khuy áo là kiểu an toàn nhất. Khi mặc, bạn hãy chỉ cài khuy trên thôi nhé. ❌ Vest hai hàng khuy ❌ Vest 3 khuy ❌ Vest không có khuy Kiểu vest hai hàng khuy, ba khuy v.v. là những kiểu rất thời trang nhưng tuỳ vào môi trường làm việc, nếu có ít người mặc thì bạn lại trở nên nổi bật. Các kiểu vest này không phù hợp để đi xin việc nên bạn hãy tránh chọn và mặc chúng nhé. Cỡ vest Cũng có người mặc vest “oversize” nhưng nếu mặc vest oversize khi đi xin việc thì sẽ khiến đối phương có cảm giác luộm thuộm. Bạn hãy chọn chiếc vest vừa vặn với mình nhé. Trong các cửa hàng thời trang nam, vest cho nam có những cỡ như “A5”, “AB7” v.v. ・ Dáng người bình thường: A・ Người hơi béo một chút: AB・ Người béo: BE・ Người gầy: YA Dù là dáng áo nào thì số đi kèm theo chữ cái càng to thì cỡ càng lớn. Đối với vest nữ, cỡ áo thường chỉ biểu thị bằng các con số. Điều chỉnh kích cỡ vest Khi mặc thử vest, bạn hãy kiểm tra các điểm dưới đây để chọn cho mình chiếc vest vừa với bạn. Bạn có thể trả thêm tiền để cắt ngắn tay áo. Việc điều chỉnh độ rộng của vai khá tốn kém nên bạn hãy chọn một chiếc áo khác nhé. 〈Vest nam〉 ・ Độ dài của tay áo: Cổ tay áo vest để lộ 1~1.5cm tay áo sơ mi là đẹp nhất ・ Vai: Hãy chọn cỡ áo không có vết nhăn ở lưng. ・ Chiều dài thân áo: Độ dài che 2 phần 3 mông là đẹp nhất 〈Vest nữ〉 ・ Độ dài của tay áo: vest nam thì sẽ để hở một chút tay áo sơ mi còn vest nữ thì bạn hãy chọn chiếc vest không để lộ tay áo sơ mi. ・ Vai: Hãy chọn cỡ áo không có vết nhăn ở lưng. ・ Vòng ngực: Khi cài cả hai khuy, cả mặt trước và sau áo không có vết nhăn, áo vừa với người. Váy (nữ) Khi đứng, váy có độ dài tầm đầu gối của bạn. Khi ngồi, gấu váy cao hơn đầu gối khoảng 5~10cm là phù hợp nhất. Quần Bạn hãy chọn quần có thể tạo thành bộ với áo vest. Sau khi chọn cỡ eo (bụng), hãy cùng nhân viên đi tới phòng thử đồ, họ sẽ giúp bạn gấp gấu quần. Về chiều dài của ống quần, khi đi giày, gấu quần chạm vào mu giày là mức lý tưởng. Sau khi mặc thử quần, nhân viên sẽ gấp gấu quần cho bạn, bạn hãy thử đi giày và soi gương nhé. Họ sẽ hỏi bạn muốn chọn gấu quần “đơn” hay “kép”. “Gấu quần đơn” là an toàn nhất. Áo sơ mi Bạn hãy chọn chiếc áo sơ mi màu trắng trơn và có thiết kế đơn giản. Các phụ kiện khác Túi xách Hãy sử dụng chiếc túi cỡ A4, màu không quá lòe loẹt như đen - xanh nước biển - xám - be v.v. Giày da, tất 〈Nam〉 ・ Giày: chọn giày có dây buộc màu đen và hãy giữ chúng sạch sẽ. ・ Tất: màu đậm như đen, xanh nước biển. Hãy chọn tất có độ dài sao cho khi ngồi, không để lộ da quanh mắt cá chân. 〈Nữ〉 ・ Giày cao khoảng 3~5cm là dễ đi nhất, giúp chân nhìn đẹp hơn. ・ Hãy mặc quần tất có màu gần với màu da mình. ※ Quần tất rất dễ rách nên hãy để sẵn 1 chiếc vào túi xách. Cà vạt Bạn hãy chọn màu và kiểu dáng không quá lòe loẹt nhé. Ấn tượng bạn tạo ra cho đối phương sẽ thay đổi theo màu cà vạt nên bạn hãy chọn cà vạt phù hợp với điểm mà bạn đang muốn gây sự chú ý nhé. Xanh dương = Chân thậtĐỏ = Đầy nhiệt huyếtVàng = Khỏe khoắn Thắt lưng Hãy chọn thắt lưng có màu đen, nâu, kiểu dáng đơn giản nhé. Nên mua vest ở đâu? Khu vực bày bán vest đi xin việc của cửa hàng vest Không mua online, mua ở cửa hàng vest Nhiều sinh viên đại học ở Nhật dùng vest mua khi nhập học để đi xin việc nhưng cũng có nhiều sinh viên mua vest mới để đi xin việc. Dưới đây là một số cửa hàng chuyên bán vest với giá cả hợp lý. Khi bấm vào tên cửa hàng, trang tìm kiếm cửa hàng sẽ hiện ra, bạn hãy dùng thử nhé. Ở các cửa hàng chuyên vest có khu vực bán vest đi xin việc dành cho cả nam và nữ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Yofuku no Aoyama [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] AOKI [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Konaka [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Haruyama Nhất định phải mặc thử Nhiều cửa hàng vest có dịch vụ bán hàng qua mạng. Chắc hẳn là có nhiều người mua vest mặc hàng ngày qua mạng. Thế nhưng, với vest mặc đi xin việc, bạn hãy đến tận cửa hàng để mặc thử rồi hẵng mua nhé. Nếu mua mà không mặc thử thì rất có thể là tay áo bị dài quá, áo rộng hoặc chật quá v.v. Bạn có thể mua một bộ vest rẻ nhưng khi mặc một bộ vest vừa với người thì người phỏng vấn sẽ có ấn tượng tốt về bạn. Nếu bạn mặc thử nhưng vẫn không biết như vậy đã đẹp hay chưa thì hãy nhờ nhân viên cửa hàng tư vấn nhé. Mình đã chọn mua vest của Uniqlo Vest của Uniqlo có thể điều chỉnh cỡ mà không phải trả thêm tiền Năm ngoái, khi đi xin việc, lần đầu tiên mình mua một bộ vest xin việc (loại cho nữ). Thực tế là cho tới lúc mua, mình đã xem vài cửa hàng. Trong số các cửa hàng đó, mình đã chọn mua “kasutamu oda sutsu” của Uniqlo. Vest của Uniqlo đã có sẵn mẫu cơ bản, khách hàng có thể tự chọn độ dài của tay áo, thân áo phù hợp với cơ thể mình, chất lượng vải cũng rất tốt. Khi đi tìm vest mặc đi xin việc, mình thấy các cửa hàng chuyên vest đưa ra mức giá 30,000~40,000 yên cho một bộ nhưng ở Uniqlo thì mình chỉ mất 15,000 yên. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu với các bạn mục đích sử dụng vest đi xin việc, cách chọn và cách mua vest. Đi xin việc là một dịp vô cùng quan trọng nên bạn hãy tham khảo bài viết này và sắm cho mình một bộ vest phù hợp nhé. 〈Các điểm chính〉 Vest màu đen, xanh nước biển đậm, xám đen Vest trơn Áo vest 2 khuy Cách chọn cỡ Những điểm lưu ý khi điều chỉnh cỡ Về giày, túi, cà vạt, thắt lưng Mua vest vừa túi tiền và chất lượng tốt ở các cửa hàng chuyên vest hoặc Uniqlo v.v. Nhất định phải mặc thử Trên trang web của chúng mình còn có rất nhiều bài viết về lịch trình đi xin việc, cách viết sơ yếu lý lịch, cách chuẩn bị phỏng vấn v.v. Bạn hãy tìm kiếm thông tin bằng công cụ tìm kiếm trong trang web nhé.

Bài viết nổi bật

  • Các hoạt động giao lưu đa dạng của du học...

    Các anh chị du học sinh ở Nhật thường giao lưu với người Nhật và bạn bè người Việt như thế nào nhỉ? Bài viết này sẽ giới thiệu về trải nghiệm của các anh chị thường xuyên giao lưu với bạn bè đến từ nhiều quốc gia thông qua các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, hội giao lưu quốc tế, các hội nhóm của người Việt như “VYSA", “Betoaji", câu lạc bộ của trường đại...

  • ★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito...

    Làm thế nào để các bạn du học sinh có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản? Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các anh chị sempai đi trước, đây là bài tổng hợp giới thiệu nhiều cách khác nhau để người nước ngoài tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản! Đối với những trường hợp thường xuyên bị từ chối khi gọi điện xin phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi cũng...

  • Bí quyết khi đi phỏng vấn xin việc làm thêm

    Các bạn du học sinh nên chuẩn bị những hành trang như thế nào để đi phỏng vấn xin việc làm thêm ở Nhật nhỉ? Bài viết này sẽ giới thiệu các điểm quan trọng khi đi phỏng vấn và những điều cần chuẩn bị trước. Nếu bạn là người đã bị nơi xin việc từ chối nhiều lần, hãy tham khảo bài viết này để biết cách thể hiện bản thân thật tốt nhé. Chuẩn bị...

  • ★ Thông tin cơ bản: Việc làm thêm và Quy định...

    Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 1. Cho phép hoạt động ngoài mục đích lưu trú 2. Cách tính thời gian “28 tiếng mỗi tuần” 3. Trong kì nghỉ dài 4. Chuẩn bị cho việc đi làm tại Nhật Tại...

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Học tiếng Nhật trước khi đi du học

    Tháng 4 và tháng 10 là hai kỳ du học Nhật Bản chính. Mình nghĩ rằng có rất nhiều bạn chỉ mới bắt đầu học tiếng Nhật sau khi quyết định sẽ đi du học trường Nhật ngữ tại trung tâm tư vấn du học ở Việt Nam. Thông thường, bạn phải học tiếng Nhật hơn nửa năm tại trung tâm trước khi đi sang Nhật, nhưng thành công hay thất bại của việc du học phần lớn phụ thuộc vào mức độ bạn học tiếng Nhật trước khi bay như thế nào. Dựa trên kinh nghiệm của các anh chị sempai, ban biên tập sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc học tiếng Nhật trước khi đi du học của bạn. 1. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp THPT Trước hết, nếu bạn không đặt mục tiêu, bạn sẽ không có động lực học tập. Vì thế đầu tiên, hãy đặt mục tiêu cho kế hoạch du học và sự nghiệp của bạn sau khi du học. Nếu bạn đã tốt nghiệp THPT tại Việt Nam thì chủ yếu sẽ đi du học theo hình thức sau đây. Và sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Việt Nam hoặc tìm việc làm tại Nhật Bản. ① Trường tiếng (1-2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Đại học (4 năm) ② Trường tiếng (1-2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) ③ Trường tiếng (1-2 năm) → Đại học (4 năm) Chủ yếu các bạn sẽ học tại các trường tiếng từ 1 năm rưỡi đến 2 năm nhưng có những bạn đã học tiếng Nhật chăm chỉ 1 năm trước khi du học và sang Nhật sau khi đạt trình độ N3. Trong trường hợp đó, bạn sẽ có thể tốt nghiệp trường tiếng chỉ sau một năm học và như vậy thì chi phí du học sẽ rẻ hơn. Kinh nghiệm của sempai vào học thẳng Đại học của Nhật từ đầu ④ Vào học Đại học của Nhật ngay từ đầu (4 năm) Nếu bạn có N2 (JLPT) trở lên, bạn sẽ có thể dự thi vào Đại học từ đầu. Để thi đại học ở Nhật Bản, bạn cần học thêm các môn khác ngoài tiếng Nhật và cũng có những trường có các môn dự thi ít hơn. 2. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp đại học Kinh nghiệm của sempai chọn trường chuyên môn có tỷ lệ học sinh tìm được việc ở Nhật cao Trong trường hợp bạn đã tốt nghiệp đại học, bạn có thể lựa chọn đi học trường tiếng Nhật hoặc học lên cao học sau khi học qua trường tiếng. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn trường chuyên môn có tỷ lệ học sinh tìm được việc làm cao, bạn có thể đi học một thời gian ngắn ở trường chuyên môn này. Chẳng hạn như khóa học kinh doanh tại trường Ehle Gakuen - một trường chuyên môn ở Osaka, là một khóa học kéo dài một năm. Khóa học này có tỷ lệ học sinh tìm được việc làm cao và nếu bạn không tìm được việc trong năm đầu tiên sẽ được miễn phí học phí năm thứ hai. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Khoá học kinh doanh của trường Ehle Gakuen 3. Mối tương quan giữa chuyên ngành học và công việc Có rất nhiều sinh viên năm cuối đã tốt nghiệp trường chuyên môn hoặc đại học tại Nhật Bản được cấp visa “Kỹ thuật - Tri thức Nhân văn - Nghiệp vụ Quốc tế” để làm việc tại Nhật. Trong trường hợp đó, sự phù hợp của chuyên ngành, chuyên môn bạn học ở trường và nội dung công việc sẽ được kiểm tra chặt chẽ. Có nhiều trường hợp không thể qua được điều kiện này và không xin được tư cách lưu trú mới. Để tránh điều này xảy ra, hãy suy nghĩ kỹ về công việc bạn muốn làm trong tương lai, sau đó chọn khoa, chuyên ngành hoặc bộ môn tại trường đại học hoặc trường chuyên môn nhé. Tư cách lưu trú Kỹ thuật Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), làm thiết kế Website, làm việc tại bộ phận thiết kế – R&D (nghiên cứu và phát triển), giám sát công trường, quản lý sản xuất trong nhà máy (không trực tiếp thao tác máy) Tư cách lưu trú Tri thức nhân văn Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn Ví dụ công việc = Kế toán, pháp lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, xây dựng kế hoạch, hoạt động thương mại Tư cách lưu trú Nghiệp vụ quốc tế ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở Nhật → Không bị hỏi về mối tương quan giữa nội dung công việc và chuyên ngành, khoa đã học ・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài → Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ tiếng Nhật, không bị hỏi về mối tương quan ・ Trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật → Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường Ví dụ công việc = Kinh doanh thương mại; liên lạc với các cơ sở ở nước ngoài và đối tác kinh doanh của các công ty; làm việc tại các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng miễn thuế, cửa hàng thuốc có nhiều khách hàng nước ngoài (không bao gồm nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý, phiên dịch cho các nơi có thực tập sinh kỹ năng và du học sinh; làm việc trong khách sạn (quầy lễ tân hoặc liên lạc với công ty du lịch nước ngoài); làm việc trong công ty du lịch, công ty bất động sản cho người nước ngoài; làm việc trong công ty biên phiên dịch Cổng tư vấn cá nhân Nếu không biết cách chọn chuyên ngành, bạn có thể nhận được tư vấn bằng cách liên lạc qua email cho WA.SA.Bi. theo đường link dưới đây (miễn phí). WA.SA.Bi. có đội ngũ nhân viên đa quốc tịch giải đáp thắc mắc cho bạn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Website hỗ trợ du học sinh “WA.SA.Bi” (Đa ngôn ngữ) 4. Học tiếng Nhật trước khi đi du học Nếu bạn đi du học Nhật sau khi đạt được trình độ N3 ở Việt Nam, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, bạn cũng sẽ có thể rút ngắn được thời gian du học. Đây là video giới thiệu những anh chị sempai đã có trình độ tiếng Nhật cao rồi mới đi du học, họ đều nói tiếng Nhật rất giỏi. Phương pháp học của các sempai đi du học sau khi đạt N3 Học tiếng Nhật trước khi đi du học_phần 1 “Trước khi đi du học, trong vòng 1 năm rưỡi, tôi đã có được bằng N3 và luôn cố gắng sử dụng tiếng Nhật trong đời sống thực tế. Nhờ vậy khi nhập học trường tiếng tại Nhật, tôi đã vượt qua kỳ thi đầu vào loại ưu và được xếp vào khóa học vốn dành cho những người học năm thứ 2 nên tôi đã tốt nghiệp trong vòng 1 năm. Thông thường phải mất 2 năm để ra trường nên tôi đã có thể tiết kiệm được 1 năm học phí và các chi phí phát sinh.” Sempai đã tạo nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật tại Việt Nam Học tiếng Nhật trước khi đi du học_phần 2 “Tôi mới du học ở Nhật hơn một năm, nhưng ở Việt Nam tôi đã tự tạo ra nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật và tôi có thể nói chuyện với họ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào.” 5. Bị phát hiện làm thêm quá giờ Tại sao làm thêm quá số giờ quy định bị phát hiện? Tại Nhật Bản, du học sinh được phép đi làm thêm 28 giờ mỗi tuần. Gần đây, cục lưu trú xuất nhập cảnh đã trở nên nghiêm ngặt hơn về việc làm thêm quá giờ. Có thể các trung tâm tư vấn du học giải thích rằng “Ở Nhật, bạn có thể tự trang trải học phí và sinh hoạt bằng cách đi làm thêm”. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Có nhiều trường hợp vì đã vay một số tiền lớn để đi du học nên các bạn ấy không thể học tập do làm việc quá sức, hoặc không thể gia hạn tư cách lưu trú do làm thêm quá giờ. Về thu nhập và chi phí trong thời gian du học, tất cả đều được ghi rõ trong phần chi tiêu trong mục kinh nghiệm của tôi trong KOKORO. 6. Tổng kết Đối với các bạn có dự định đi du học Nhật Bản, ban biên tập đã giới thiệu các mục như sau. ・ Lập kế hoạch nghề nghiệp và bắt đầu học tập ・ Mối tương quan giữa chuyên ngành trước khi đi du học và các công việc bạn có thể làm việc ・ Bí quyết học tiếng Nhật trước khi đi du học ・ Bị phát hiện làm thêm quá giờ Vì bạn sẽ mất một khoản chi phí lớn để đi du học Nhật Bản nên hãy cố gắng học thật tốt để nói được nhiều tiếng Nhật nhất có thể. Và sau đó hãy thực hiện ước mơ trong tương lai của mình, chẳng hạn như đi học lên tại một trường chuyên môn hoặc đại học của Nhật Bản, làm việc tại Nhật hoặc làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Để có thể hoàn thành mục tiêu này thì kinh nghiệm của các anh chị sempai đi trước rất hữu ích. Các bạn hãy đọc kỹ bài viết này cùng các các bài viết khác của KOKORO và chuẩn bị thật tốt trước khi sang Nhật để du học nhé!

    19/09/2022

  • Các hoạt động giao lưu đa dạng của du học sinh

    Các anh chị du học sinh ở Nhật thường giao lưu với người Nhật và bạn bè người Việt như thế nào nhỉ? Bài viết này sẽ giới thiệu về trải nghiệm của các anh chị thường xuyên giao lưu với bạn bè đến từ nhiều quốc gia thông qua các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, hội giao lưu quốc tế, các hội nhóm của người Việt như “VYSA", “Betoaji", câu lạc bộ của trường đại học, nơi làm thêm v.v. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện Dung đang làm việc ở Osaka thường tham gia “Nihongo salon" vào cuối tuần. Dung đã học cao học ở Nhật bằng tiếng Anh. Trong thời gian học cao học, bạn ấy đã cố gắng tìm nơi có thể giao lưu bằng tiếng Nhật nhưng không thể tìm được do ảnh hưởng của COVID-19. Sau khi bắt đầu đi làm, bạn ấy lại đi tìm các nơi giao lưu tiếng Nhật và lần này, bạn ấy đã tìm thấy “Gaikokujin fureai salon” và “Nichiyo nihongo salon" do Trung tâm giao lưu quốc tế Osaka tổ chức. “Gaikokujin fureai salon" (Nơi giao tiếp dành cho người nước ngoài) được tổ chức vào thứ bảy hàng tuần, phí tham gia mỗi lần là 200 yên. “Nichiyo nihongo salon” (Nơi nói tiếng Nhật ngày chủ nhật) được tổ chức vào chủ nhật và không hề mất phí tham gia. Cả hai điểm giao lưu này đều cần đăng ký trước. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Gaikokujin fureai salon (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Nichiyo nihongo salon (Tiếng Việt) Cả hai nơi này đều có hình thức nói chuyện là “1-1”. Một người Nhật đã có kinh nghiệm sẽ bắt cặp với một người nước ngoài và 2 người sẽ nói chuyện với nhau. Chủ đề hội thoại tự do nên Dung thường chọn nói về “cuộc sống hàng ngày" và “công việc". Mỗi lần tham gia, bạn sẽ được nói chuyện với một người Nhật khác nhau nên bạn có thể nói chuyện với rất nhiều người! Với Dung, đây không phải là giờ học tiếng Nhật mà là “thời gian nói chuyện phiếm" nên bạn ấy không hề thấy nặng nề, cực kỳ thoải mái và tích cực tham gia. Hơn thế, những bạn người Việt khác cũng tham gia salon này nên Dung cũng đã kết bạn với những bạn người Việt khác. Về cách tìm các lớp học như thế này, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (Tổng hợp)|KOKORO Hội giao lưu quốc tế Sau khi sang Nhật, có nhiều du học sinh (các bạn du học sinh) đã có thêm nhiều bạn người Việt, người Nhật và các bạn người nước ngoài khác. Bằng việc sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Nhật, Tâm và các bạn đến từ đa quốc gia có thể vừa hiểu biết thêm về văn hoá của nhau, vừa cùng nhau nâng cao năng lực tiếng Nhật. Sau khi học xong trường chuyên môn ở Sendai, Tâm đang làm việc ở một công ty bảo dưỡng ô tô của Nhật. Bạn ấy thường tham gia hội giao lưu quốc tế cùng với những bạn người Nhật, người Indonesia, Philippines, Canada v.v. Ở hội giao lưu này, ngoài việc có thể tham gia các hoạt động tình nguyện, năng lực tiếng Nhật của Tâm đã tăng lên đáng kể. Trải nghiệm của Tâm|KOKORO Hội nhóm người Việt Betoaji Sau khi tốt nghiệp đại học của Nhật, Diệp đang làm cho một công ty thương mại ở Nhật. Thời đi học, bạn ấy thường giao lưu với rất nhiều bạn bè. Hai hội nhóm người Việt trong số các hội nhóm bạn ấy đã tham gia là “Betoaji" và “VYSA (Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản)”. “Betoaji” và “VYSA” có các chi hội ở khắp Nhật Bản. Ở Betoaji, người Việt và người Nhật sẽ cùng nhau nấu món ăn Việt Nam. Còn Vysa là nơi quy tụ những bạn người Việt cùng sống ở một khu vực và tổ chức các sự kiện giao lưu như tiệc liên hoan theo mùa, đi du lịch, dã ngoại v.v. Trải nghiệm của Diệp|KOKORO Câu lạc bộ nhảy đường phố Nếu vào đại học ở Nhật, bạn nên tham gia các câu lạc bộ của trường. Có một số ưu điểm như sau: ・Có thêm bạn người Nhật ・Có thể nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật ・Có thể cùng các bạn trong câu lạc bộ trải nghiệm văn hóa Nhật Bản thông qua các sự kiện Bài viết này sẽ giới thiệu về trải nghiệm tham gia câu lạc bộ ở trường đại học của 3 bạn du học sinh. Đầu tiên là hoạt động tham gia câu lạc bộ nhảy đường phố của bạn Anh - sinh viên năm 3 đại học Osaka. Câu lạc bộ nhảy đường phố Nội dung hoạt động ・ Tập nhảy: luyện tập cơ bản về nhiều thể loại nhảy, luyện tập những tiết mục phục vụ cho các lễ hội ở trường học.・ Giao lưu kết bạn: các buổi tiệc chào đón thành viên mới, tổng kết cuối năm, học nội trú v.v. Thời gian tham gia ・ 3 tiếng × tuần 2 buổi Việc giao lưu ・ Có thể gặp gỡ nhiều bạn bè và cùng nhau nhảy múa.・ Vì có rất nhiều thành viên là người Nhật nên có thể làm quen với các bạn mới. Nhờ vậy, cơ hội nói chuyện bằng tiếng Nhật cũng tăng lên.・ Giao lưu và kết bạn với các thành viên của các câu lạc bộ ở trường khác. Ưu điểm khác ・ Tuy là người mới nhưng dưới sự chỉ dạy tận tình của các tiền bối, mình đã nhớ được điệu nhảy mà mình thích. Bạn Anh: Vì chỉ có mình và một bạn nữa là du học sinh nên cũng có lúc mình thấy tủi thân. Nhưng vì có thể giao lưu cùng các anh chị và các thành viên khác nên đây là môi trường cực kỳ phù hợp để mình nâng cao năng lực tiếng Nhật và có khả năng thấu hiểu giống như người Nhật. Câu lạc bộ Karate Câu lạc bộ Karate (Ảnh do bạn Nhật cung cấp) Khi còn là sinh viên Đại học quốc tế Thái Bình Dương (Okayama), Nhật đã tham gia câu lạc bộ Karate. Câu lạc bộ Karate Nội dung hoạt động ・ Tập võ Karate: luyện tập các kỹ thuật của võ Karate như quyền (kata), đối luyện (kumite)・ Giao lưu kết bạn: cùng các thành viên trong câu lạc bộ đi du lịch, đi chơi, liên hoan v.v. Thời gian tham gia ・2.5 tiếng × tuần 1 buổi ・ Sinh viên năm 3 trở lên sẽ luyện tập 2 tiếng cùng với người hướng dẫn trước khi tập cùng các thành viên khác Việc giao lưu ・ Mọi người trong câu lạc đều thân thiết với nhau như là một gia đình.・ Trước hoặc sau khi tập, mọi người sẽ nói chuyện và đi ăn uống cùng nhau.・ Cùng nhau đi du lịch Việt Nam. Bạn Nhật: Câu lạc bộ của mình có 10 người nhưng có rất nhiều bạn người Việt vì du học sinh người Việt trong trường khá đông. Trong câu lạc bộ, mọi người thân thiết với nhau như người trong gia đình. Cả sinh viên người Nhật và người Việt đều rất cởi mở và có thể giao lưu với nhau một cách thoải mái. Câu lạc bộ giao lưu quốc tế Tham gia câu lạc bộ online (Ảnh do bạn Ly cung cấp) Ly đang học tại trường Đại học quốc tế Thái Bình Dương, bạn ấy đã tham gia câu lạc bộ tổ chức sự kiện giao lưu quốc tế của trường. Nội dung hoạt động ・ Hội giới thiệu sách báo và phim ảnh.・ "Cà phê ngoại ngữ" - Trò chuyện vui vẻ bằng tiếng Anh, tiếng Trung v.v.・ Các hoạt động khác: cùng giáo viên cố vấn và các thành viên của câu lạc bộ trao đổi về việc chuẩn bị, tổ chức sự kiện Thời gian tham gia ・ Tham gia các sự kiện 1,2 lần mỗi tháng ・ Thỉnh thoảng ứng tuyển vào vị trí vận hành sự kiện Việc giao lưu ・ Đã có thêm nhiều bạn mới.・ Tiếp cận các thông tin bổ ích: nhờ việc nói chuyện với các anh chị người Nhật về học tập và các hoạt động xin việc, mình đã biết thêm được rất nhiều thông tin bổ ích. Ưu điểm khác ・ Với vai trò là người vận hành sự kiện, mình đã cảm nhận được giá trị của công việc khi nhìn thấy những gương mặt đầy niềm vui của những bạn tham gia sự kiện.・ Thông qua việc thiết kế poster cho các sự kiện, mình đã có thêm cho mình nhiều kỹ năng sử dụng máy tính. Nhờ vậy, mình quan tâm đến công việc IT và mình đã nhận được Quyết định tuyển dụng (Naitei) từ các công ty IT của Nhật. Bạn Ly: “Hội giới thiệu sách báo và phim ảnh” là nơi sinh viên giới thiệu về những thứ mình thích, sau đó mọi người cùng nhau chia sẻ cảm nhận và trao đổi ý kiến về chúng. Sự kiện này được tổ chức online nên những bạn du học sinh chưa thể sang Nhật do ảnh hưởng của COVID-19 cũng đã tham gia được. Mình nghĩ đây là cơ hội để mọi người giao tiếp bằng tiếng Nhật. “Cà phê ngoại ngữ” cũng được tổ chức online qua Zoom, các phòng chính là tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung. Ở mỗi phòng, mọi người sẽ tự giới thiệu bản thân, trò chuyện về những sở thích của mình. Các giáo viên trong trường cũng tham gia cùng sinh viên chúng mình nên mình được thầy cô hỗ trợ những khi “bí từ". Giao lưu với đồng nghiệp ở nơi làm thêm Nơi làm thêm cũng có thể trở thành nơi để bạn giao lưu. Đã có rất nhiều bạn làm thêm ở xưởng cơm hộp, các quán ăn v.v. kể lại rằng các bạn ấy nhận được tình cảm nồng hậu của các bác người Nhật làm việc cùng. Thanh là sinh viên đại học năm thứ nhất, bạn ấy đang làm thêm ở một nhà hàng lẩu Shabu shabu ở Osaka. Sếp (tencho) người Nhật và các anh chị ở đó đều rất thân thiện, tận tình chỉ bảo công việc cho bạn ấy. Vào ngày đi làm, sau khi đóng cửa, bạn ấy thường ở lại khoảng 1 tiếng để nói chuyện với sếp và đồng nghiệp rồi mới về. Hơn thế, vào ngày nhà hàng nghỉ, mọi người sẽ lên kế hoạch cùng nhau đi ăn uống và giao lưu. Tùy từng nơi làm việc mà bạn có thể có những hình thức giao lưu khác nhau. Nếu có thể làm việc ở một môi trường thân thiết như gia đình giống Thanh thì thật là may mắn nhỉ! Về hoạt động giao lưu ở nơi làm việc của các bạn khác, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Giao lưu với đồng nghiệp ở nơi làm thêm Tổng kết Trong thời gian du học, ngoài những nơi giao lưu ở trường, bạn hãy thử tìm những nơi giao khác để cuộc sống du học thật phong phú và nhiều màu sắc nhé. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của các anh chị đi trước, chúng mình đã giới thiệu về những hoạt động giao lưu ở các nơi dưới đây. ・ VYSA (Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản)・ Betoaji・ Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện・ Hội giao lưu quốc tế・ Câu lạc bộ của trường đại học (Nhảy, Karate, Giao lưu quốc tế)・ Nơi làm thêm Nội dung giao lưu cũng như không khí của các câu lạc bộ, hội nhóm rất khác nhau. Cho tới khi tìm được nhóm phù hợp với mình, bạn hãy thử tham gia một vài hội nhóm xem sao nhé!

    16/06/2022

  • Kinh nghiệm làm thêm của du học sinh_Cửa hàng tiện lợi, khách sạn, xưởng socola v.v.

    Hầu hết các bạn du học sinh ở Nhật thường đi làm thêm. Vậy các bạn ấy thường làm những công việc gì nhỉ? Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu kinh nghiệm của các anh chị từng làm việc ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn, nhà trẻ và xưởng. Thông qua việc đi làm thêm, ngoài việc có thêm thu nhập, bạn còn có thêm nhiều cơ hội nói tiếng Nhật và tích luỹ thật nhiều kinh nghiệm quý báu nữa. ※ Ở bài viết trước, chúng mình đã giới thiệu kinh nghiệm làm thêm tại các nhà hàng - quán ăn, các bạn tham khảo nhé! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm đi làm thêm của 5 du học sinh_Công việc ở quán ăn Cách tìm việc làm thêm Các bạn du học sinh có thể tìm việc làm thêm bằng những cách sau: ・ Trường học giới thiệu・ Các anh chị khóa trên, bạn bè giới thiệu・ Trang web của các công ty giới thiệu việc làm・ Tạp chí giới thiệu việc làm・ Tờ rơi dán tại các cửa hàng・ Hellowork・ Hội nhóm trên các trang mạng xã hội của du học sinh Các bạn có thể xem thông tin chi tiết ở bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO|★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (Bản 2022) Vậy thì, các anh chị mà chúng mình đã phỏng vấn đã tìm việc như thế nào nhỉ? Hai chị đã làm việc tại nhà trẻ và xưởng chia sẻ rằng bạn của hai chị ấy đã giới thiệu những công việc này. Với công việc tại cửa hàng tiện lợi, khách sạn, siêu thị, các anh chị đã tự tìm được thông qua các trang web và ứng dụng tìm việc làm (Townwork, Baitoru, LINE Baito, v.v.) Khi tìm việc làm thêm trên mạng, các bạn cần lưu ý điểm sau đây. Trước khi bấm nút tìm kiếm, các bạn đừng quên tích vào mục 「留学生歓迎」(hoan nghênh du học sinh), hoặc「外国人活躍中」(đang có người nước ngoài làm việc). WA. SA. Bi. cũng có thể giới thiệu việc làm thêm cho bạn đó! Chúng mình có thể tư vấn bằng tiếng Việt nên nếu có thắc mắc gì, các bạn hãy gửi mail tới địa chỉ này nhé! go-en@morikosan.co.jp Cửa hàng tiện lợi Có thể nói việc làm thêm ở cửa hàng tiện lợi (combini) là một trong những công việc được du học sinh lựa chọn nhiều nhất. Bạn Leong (người Ma Cao) hiện đang làm việc tại công ty của Nhật từ tháng 4 này. Trước đây, khi du học ở một trường đại học ở Osaka, bạn ấy đã làm thêm ở cửa hàng tiện lợi. Leong sẽ chia sẻ về kinh nghiệm đi làm thêm của mình. Điểm tốt của công việc này Nhiều cơ hội nói tiếng Nhật: Năng lực tiếng Nhật của mình đã tăng lên rất nhiều nhờ được nói chuyện bằng tiếng Nhật với cả khách hàng lẫn đồng nghiệp. Hơn thế, mình còn học được cách nói theo kiểu Kansai (Kansaiben) đấy. Được kết bạn với du học sinh nước khác: Mình đã chơi thân với bạn đồng nghiệp là du học sinh người Indonesia. Làm ca đêm nên có ít khách hàng: Mình làm ca từ 10 giờ đêm ~ 6 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian hầu như không có khách nên so với ca sáng và trưa, mình thấy làm ca đêm thoải mái hơn. Điểm khó của công việc này Sự mệt mỏi khi làm ca đêm: Ca làm của mình kết thúc lúc 6 giờ sáng. Vào những ngày có tiết học buổi sáng, sau khi về nhà, mình không có thời gian ngủ mà phải đi học ngay. Mình đã rất chật vật trong việc chiến đấu với cơn buồn ngủ trong giờ học. Mối quan hệ với đồng nghiệp: Làm cùng ca với mình còn có 2-3 người khác. Một ngày làm việc của mình có thoải mái hay không phụ thuộc khá nhiều vào mối quan hệ của mình với những người đồng nghiệp đó. Môi trường nói tiếng Nhật Nói chuyện với đồng nghiệp: Có một chú người Nhật khoảng 40 tuổi thường làm cùng ca với mình. Mình rất hay nói chuyện với chú ấy vào lúc rảnh rỗi. Mình vừa được luyện giao tiếp bằng tiếng Nhật, vừa được chia sẻ với chú nhiều câu chuyện thường ngày, khoảng thời gian đó thật vui biết bao. Siêu thị Bạn Vân hiện đang theo học tại cao học tại Đại học Osaka. Cho tới khi nghỉ hẳn, Vân đã làm ở siêu thị tròn 3 năm rưỡi. Công việc của bạn ấy gồm có: thu ngân, dọn dẹp, tiếp khách v.v. Điểm tốt của công việc này Tiếp thu được văn hóa “hiếu khách” (Omotenashi) của Nhật Bản: Dù đã nghe mọi người nói là những cửa hàng ở Nhật Bản luôn đứng đầu thế giới trong việc phục vụ, nhưng cho đến tận khi làm tại siêu thị, mình mới thực sự được trải nghiệm văn hóa này, cũng như thấu hiểu và tiếp thu nó. Nhân viên sẽ đối xử công bằng, lễ phép, thân thiện với tất cả các khách hàng. Phục vụ khách hàng: Mình đã học cách nói chuyện, cách tiếp xúc với khách hàng và cả cách xử lý khi có vấn đề phát sinh. Ngoài ra, mình cũng quan tâm tới những vị khách lớn tuổi, người khuyết tật, phụ nữ đang mang thai, mình đã giúp họ mang đồ từ quầy thanh toán ra bàn xếp đồ v.v. Điểm khó của công việc này Đứng lâu: Vì công việc chính vẫn là thu ngân nên mình phải đứng liên tục suốt 5 tiếng. Nhiều việc phải nhớ: Mình phải ghi nhớ rất nhiều việc: cách dùng thẻ tín dụng, thẻ tích điểm, quy trình trả hàng, v.v. Môi trường nói tiếng Nhật Giao tiếp với khách hàng:Khi làm thu ngân, mình thường nói những câu cố định như “いらっしゃいませ” (kính chào quý khách), “◯◯円になります” (Hoá đơn của anh/chị hết … yên), “レジ袋はご入り用ですか?” (Anh/chị có muốn sử dụng túi nilon không ạ?) v.v. Vì siêu thị thường bổ sung và sắp xếp lại sản phẩm nên có rất nhiều khách hỏi về vị trí đồ hoặc đồ mà họ đang kiếm có hay không. Mình từng bị hỏi là “みそはどこにありますか?” (Miso ở chỗ nào thế?), “タバスコは置いていますか?” (Có Tabasco không?) v.v. Lúc đầu mình không tài nào nhớ hết được, nhưng vì mình muốn phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng nên mình đã cố gắng nhớ tên các loại đồ ăn, thực phẩm. Khách sạn Hiện tại Chí đang là nhân viên chính thức ở Tokyo. Hồi còn là sinh viên, bạn ấy từng làm việc tại khách sạn ở Nara. Công việc chính của bạn ấy là chuẩn bị buffet ăn sáng. Chí phụ trách quản lý đồ ăn ở quầy buffet: chuyển đồ ăn từ bếp ra và bổ sung thêm đồ khi đồ ăn đã hết. Điểm tốt của công việc này Suất ăn nhân viên tuyệt đỉnh: Suất ăn dành cho nhân viên được gọi là “Makanai”. Sau khi kết thúc công việc, mình có thể nhận suất ăn này. Đồ ăn của mình giống với đồ ăn của khách nên cực kỳ ngon và đầy đủ. Khách hàng vui thì bản thân cũng vui lây: Ở quầy buffet, khách sạn mình phục vụ sữa tươi (nhiệt độ thường) và sữa chua có kèm hoa quả. Tuy nhiên, nếu khách muốn uống sữa nóng hoặc sữa chua không hoa quả thì mình sẽ phục vụ riêng theo yêu cầu của khách. Có một số khách quen có thói quen ăn uống như vậy nên mình đã mang đồ ra bàn trước khi khách yêu cầu. Những vị khách đó đã rất vui khi thấy mình làm vậy. Khi tiếp khách, gương mặt tươi cười là chìa khóa rất quan trọng nên khi ở nhà, mình đã tập cười trước gương đấy. Điểm khó của công việc này Đồng nghiệp lơ là công việc: Ở khách sạn của mình, 1 người sẽ làm lễ tân, 1 người sẽ đảm nhiệm công việc chuẩn bị bữa sáng. Tuy nhiên, nếu người được phân công làm cùng mình hôm đó trốn việc hoặc không thể làm việc đó thì mình sẽ phải gánh vác hết các nhiệm vụ. Môi trường nói tiếng Nhật Nói chuyện với đồng nghiệp: Mình thường vừa chuẩn bị bữa sáng vừa nói chuyện với các cô, các bác làm bếp và làm lễ tân. Ở đây có khá nhiều bác đã lớn tuổi nên mình không mấy khi giao lưu với mọi người ngoài giờ làm việc. Nhà trẻ Hiện nay Trâm đang đi làm ở Osaka, hồi còn học đại học, bạn ấy đã làm thêm khoảng 3 năm rưỡi ở một nhà trẻ có nhiều trẻ con người Việt (thành phố Yao, tỉnh Osaka). Điểm tốt của công việc này Học được nhiều tiếng Nhật: Công việc chính của mình là dịch các thông báo của nhà trẻ sang tiếng Việt. Mình đã dịch các nội dung liên lạc giữa nhà trường và phụ huynh, các thực đơn cho trẻ v.v. Ngoài ra, mình cũng phụ trách phiên dịch cho các phụ huynh người Việt. Khi làm việc, mình dùng tiếng Nhật thường xuyên nên năng lực tiếng Nhật của mình tăng lên nhanh chóng. Khi có những từ ngữ mà mình tra từ điển nhưng vẫn không hiểu, mình được các nhân viên người Nhật chỉ bảo rất tận tình. Cứ như thế, khi bắt đầu làm thêm ở đây vào năm thứ nhất đại học, mình mới chỉ có N3 (JLPT), nhưng khi lên năm thứ hai đại học, mình đã đỗ N1. Hơn thế, mình còn đạt được điểm tuyệt đối cho phần đọc, 60/60 điểm! Kỹ năng ứng xử trong kinh doanh: Mình cũng đã học được tác phong làm việc và các kỹ năng ứng xử của người Nhật. Tạo được ấn tượng khi đi xin việc: Việc làm thêm ở nhà trẻ là một việc khá hiếm nên khi viết điều này vào hồ sơ xin việc, mình đã nhận được sự quan tâm từ các nhà tuyển dụng. Trong khi phỏng vấn, mình cũng có thể kể rất nhiều trải nghiệm của bản thân. Điểm khó của công việc này Biên dịch: Có những loại thực phẩm mà chỉ Nhật mới có nên mới đầu, mình gặp khó khăn khi dịch thực đơn cho các bữa ăn ở trường. Kiểm tra phân: Ở nhà trẻ có rất nhiều em bé nên mọi người thường phải kiểm tra phân để xem mình có đang bị nhiễm bệnh dễ truyền nhiễm không. Mình đã gặp khó khăn với việc kiểm tra này. Chơi với trẻ con: Khi không có việc cần biên dịch, mình sẽ chơi với các bé khoảng 2 tuổi. Ban đầu mình chưa quen chơi với trẻ con nên mình hơi bị bỡ ngỡ, không biết nên tiếp xúc với các bé như thế nào. Xưởng socola Ngoài việc làm thêm ở siêu thị, vào cuối tuần, Vân cũng đã làm thêm ở xưởng sản xuất kẹo socola. Điểm tốt của công việc này Ca làm linh hoạt: Mình đăng ký ca làm là 17~22 giờ, tuy nhiên mình có thể làm dài hơn số giờ đã đăng ký (mình vẫn đảm bảo việc làm dưới 28 tiếng/ tuần). Ngoài ra, ở đây cũng nhận các bạn chỉ làm vào cuối tuần. Công việc đơn giản: Ở băng chuyền của mình có 3 công việc chính. Đó là việc thả kẹo lên băng chuyền; kiểm tra xem có cái kẹo nào bị hỏng, bị xấu không; cho các kẹo đã được kiểm tra vào thùng và dán tem. Ba người sẽ cùng phụ trách 1 băng chuyền và cứ 30 phút thì đổi ca 1 lần. Công việc ở đây khá đơn giản nên rất thoải mái. Môi trường nói tiếng Nhật Nhiều người Việt: Ở nơi làm thêm của mình, ngoài nhóm trưởng và quản đốc là người Nhật, có khoảng 30 bạn người Việt làm thêm cùng mình. Vậy nên mình thường nói tiếng Việt với các bạn đồng nghiệp, ít có cơ hội được nói tiếng Nhật. Vì thế, vào lúc nghỉ trưa hay lúc rảnh rỗi, mình cố gắng nói chuyện phiếm với nhóm trưởng người Nhật. Tổng kết Lần này, chúng mình đã giới thiệu về kinh nghiệm đi làm thêm của các bạn từng làm ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn, nhà trẻ, xưởng sản xuất kẹo socola. Ngoài mục tiêu là kiếm tiền, việc làm thêm còn bạn còn đem lại những ưu điểm sau đây. ・ Tăng cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật ・ Có thêm nhiều bạn bè ・ Tích lũy nhiều kinh nghiệm Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp và đi xin việc ở Nhật, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để viết vào Sơ yếu lý lịch và Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet). Bạn hãy cố gắng giải thích thật dễ hiểu những khó khăn và những điều bạn đã học được thông qua các công việc làm thêm nhé.

    09/06/2022

  • Việc làm thêm : Cách tìm việc, phỏng vấn và quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh

    Về việc làm thêm baito ở Nhật Bản, ban biên tập đã tổng hợp thông tin và mong muốn những bạn đang du học hay có ý định đi du học Nhật Bản cần biết trước những thông tin này. Dưới đây là một số điểm về "cách tìm việc làm thêm" và "các mẹo và chuẩn bị cho phỏng vấn làm thêm". Ngoài ra, chúng tôi sẽ cho bạn biết những điều quan trọng về “các vấn đề liên quan đến quy định của cục quản lý xuất nhập cảnh" và "thuế của việc làm thêm". Bạn không thể trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt bằng việc làm thêm, nhưng bạn có thể tạo cơ hội nói tiếng Nhật và tăng số lượng bạn bè của mình. Hãy cùng theo dõi cách tìm việc làm thêm và những điểm cần lưu ý nhé ! 1. Cách tìm việc làm thêm baito Có những cách sau đây để tìm việc làm thêm. ・ Trường học giới thiệu・ Sempai hoặc bạn bè giới thiệu・ Trang web của các công ty giới thiệu việc làm・ Tạp chí thông tin việc làm miễn phí・ Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng・ Hellowork・ Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh Gần đây, các bạn chủ yếu tìm việc làm thêm thông qua "Trang web của các công ty giới thiệu việc làm" và " sempai hoặc bạn bè giới thiệu”. Chi tiết về các trang giới thiệu thông tin việc làm và các liên kết được ghi trong bài viết tiếp theo. Bài viết này cũng hướng dẫn bạn cách để có được một cuộc phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại. Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2022) 2. Các mẹo và chuẩn bị cho phỏng vấn làm thêm ・ Khi phỏng vấn, bạn sẽ luôn được hỏi "Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công việc này?". Những điểm quan trọng trong việc trả lời câu hỏi này là gì? ・ Hãy cẩn thận về trang phục và kiểu tóc khi đi phỏng vấn. ・ Nên mang gì khi đi phỏng vấn? ・ Hãy đến địa điểm phỏng vấn sớm một chút. Vì vậy, hãy xem trước thời gian tàu chạy, các chuyến đổi tàu, các tuyến đường từ nhà ga đến nơi phỏng vấn. Nếu bạn muốn biết thêm, hãy đọc bài viết sau đây. Bí quyết khi đi phỏng vấn xin việc làm thêm 3. Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh Khi đi du học Nhật Bản tự túc, bạn chỉ có thể trang trải chi phí học tập và cuộc sống của mình bằng công việc làm thêm trong những trường hợp sau. ・ Nhận được số tiền học bổng lớn (Ví dụ có thành tích học tập tốt). ・ Được miễn toàn bộ hoặc hơn một nửa học phí (Ví dụ có thành tích học tập tốt). Trong những trường hợp khác, các bạn sẽ trang trải chi phí du học từ sự hỗ trợ của bố mẹ và lương làm thêm. Thời gian làm thêm của du học sinh tại Nhật Bản được giới hạn là 28 tiếng mỗi tuần, nhưng nếu bạn làm thêm quá mức đó (làm thêm quá giờ), bạn có thể không gia hạn được tư cách lưu trú du học. Hãy ghi nhớ những điều sau: ・ Có rất nhiều anh chị sempai đã phải trở về nước do không thể gia hạn tư cách lưu trú vì làm thêm quá giờ. ・ Làm thêm quá giờ sẽ bị Cục Quản lý xuất nhập cảnh biết. ・Có cách để đếm thời gian làm thêm "28 tiếng một tuần" chính xác. Đó là bất kể bạn đếm từ thứ mấy trong tuần, thì trong một tuần thời gian làm thêm chỉ được trong 28 tiếng. ・ Những người muốn làm việc tại Nhật Bản phải nộp giấy khấu trừ thuế tại nguồn khi nơi làm việc được quyết định và thay đổi tư cách cư trú. Hãy giữ giấy khấu trừ thuế tại nguồn được gửi cho bạn mỗi năm một lần từ công việc làm thêm của mình. Nếu bạn muốn biết thêm về hệ thống thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh khi làm thêm quá giờ, hãy đọc bài viết sau. Thông tin cơ bản: Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh 4. Việc làm thêm của Du học sinh và Thuế Biết chính xác về thuế đối với việc làm thêm của Du học sinh sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề. ・ Đối với người Việt Nam, du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó. Đây là khoản thuế nộp cho nhà nước và tự động bị trừ từ lương hàng tháng. ・ Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp” nên các khoản phí này không bị trừ vào lương làm thêm. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. ・ Du học sinh có thể tham gia “Bảo hiểm tai nạn lao động” nên sẽ có trường hợp phí bảo hiểm được trừ vào lương. “Khoản thu nhập bị tính thuế” là số tiền nhận được sau khi trừ các khoản này, số thuế phải đóng là “khoản thu nhập bị tính thuế” nhân với thuế suất. ・ Thuế suất của năm đầu tiên và của năm thứ hai và các năm tiếp theo là khác nhau. Thuế suất sẽ thấp hơn sau năm thứ hai. Nếu bạn muốn biết thêm, hãy đọc bài viết dưới đây. Việc làm thêm của du học sinh và thuế 5. Kinh nghiệm đi làm thêm Ngoài việc kiếm tiền, đi làm thêm còn có những điểm đáng giá khác như "có thêm cơ hội nói tiếng Nhật" và "có thêm nhiều bạn bè". Bạn có thể biết thêm được các thông tin bổ ích khi đọc kinh nghiệm của các anh chị sempai về nội dung công việc, các điểm lợi, cơ hội nói tiếng Nhật,… đối với từng loại công việc làm thêm. Kinh nghiệm đi làm thêm của 5 du học sinh_Công việc ở quán ăn Kinh nghiệm đi làm thêm của du học sinh_ Công việc ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn, nhà trẻ, công xưởng 6. Tổng kết Trong bài viết này, Ban biên tập đã giới thiệu những thông tin dưới đây để cung cấp cho những bạn đang có ý định hoặc những bạn đang đi du học đi du học Nhật Bản . ・ Các cách phổ biến nhất để tìm việc làm thêm là " Trang web của các công ty giới thiệu việc làm" và " sempai hoặc bạn bè giới thiệu”. ・ Nếu bạn đi du học Nhật Bản tự túc, bạn sẽ không thể trang trải chi phí học tập và sinh hoạt chỉ bằng công việc làm thêm mà không có học bổng lớn hoặc miễn học phí. ・ Nếu bạn làm hơn 28 tiếng một tuần (làm thêm quá giờ), bạn có thể không được gia hạn tư cách lưu trú du học. Trên thực tế, có rất nhiều anh chị sempai đã phải trở về nước do không thể gia hạn tư cách lưu trú vì làm thêm quá giờ. ・ Bất kể bạn đếm từ thứ mấy trong tuần, thì trong một tuần thời gian làm thêm chỉ được trong 28 tiếng. ・ Đối với người Việt Nam, du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó. ・ Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp”. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”. Hãy tìm một công việc làm thêm tốt và làm phong phú thêm cuộc sống du học của bạn nhé !

    07/06/2022

  • Kinh nghiệm đi làm thêm của 5 du học sinh_Công việc ở quán ăn

    Trong thời gian du học ở Nhật, chắc hẳn các bạn đều muốn nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Nhật nhỉ. Vậy thì, chúng mình nên đi làm thêm ở đâu và làm công việc gì? Bạn hãy tham khảo kinh nghiệm đi làm thêm của các bạn du học sinh và tự tìm cho mình nơi làm việc phù hợp nhé. Bài viết lần này sẽ giới thiệu kinh nghiệm của 5 bạn du học sinh. Vẫn biết mục tiêu lớn nhất của việc đi làm thêm là “kiếm tiền” song điểm tốt của việc đi làm thêm là bạn có thể tích lũy kinh nghiệm khi làm việc. Lần này, chúng mình đã phỏng vấn 5 bạn người Việt có kinh nghiệm đi làm ở nhà hàng - quán ăn. Công việc làm thêm ở nhà hàng - quán ăn có những ưu điểm gì, có những vất vả như thế nào nhỉ? Cách tìm việc làm thêm Để tìm việc làm thêm, các bạn du học sinh đã dùng những cách sau đây. ・ Trường học giới thiệu・ Các anh chị khóa trên, bạn bè giới thiệu・ Trang web của các công ty giới thiệu việc làm・ Tạp chí giới thiệu việc làm・ Thông tin dán tại các cửa hàng・ Hellowork・ Hội nhóm trên các trang mạng xã hội của du học sinh Những thông tin chi tiết có trong bài viết này. KOKORO|Cách tìm việc làm thêm Trong số 5 bạn chúng mình phỏng vấn này thì có 4 bạn đã tìm được việc thông qua lời giới thiệu của anh chị khóa trên và bạn bè. Còn 1 bạn thì tìm được việc ở quán cơm bò (gyudon) qua thông tin đăng tải trên trang “Baitoru” (バイトル). WA. SA. Bi. cũng giới thiệu việc làm thêm cho du học sinh. Bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt, hãy gửi thư cho địa chỉ email dưới đây. go-en@morikosan.co.jp Nội dung công việc ở quán ăn Ở Nhật có rất nhiều nhà hàng, quán ăn nên việc làm thêm ở những nơi này cũng là dễ tìm nhất. Tại các quán ăn, bạn có thể làm việc trong bếp hoặc làm phục vụ bàn. Những bạn chưa nói được nhiều tiếng Nhật thì chỉ có thể làm trong bếp, nếu nói được một chút thì bạn hãy tìm việc phục vụ bàn nhé. Việc phục vụ bàn sẽ đem lại cho bạn nhiều cơ hội nói tiếng Nhật hơn đấy. Việc phục vụ thường bao gồm những đầu việc như sau. ① Nghe khách gọi món và ghi chép lại② Báo với nhà bếp đơn khách gọi③ Chuẩn bị đồ uống và đem ra cho khách④ (Quán nhậu) Đem món khai vị (món ăn kèm) cho khách⑤ Đem món ăn mà khách đã gọi ra bàn⑥ Thu dọn đĩa ăn mà khách đã dùng xong⑦ Tính tiền tại quầy⑧ Dọn dẹp và vệ sinh bàn ăn, quán ăn Quán cơm bò Chúng mình sẽ giới thiệu từng kinh nghiệm của các bạn du học sinh. Đầu tiên là kinh nghiệm của Bảo - bạn sinh viên đại học đang làm thêm ở một quán cơm bò ở Kyoto từ nửa năm trước. Điểm tốt của công việc này Khách hàng thân thiện: Khi làm ca đêm, mình nhận được lời động viên “Cố lên nhé” từ các khách hàng. Điểm khó của công việc này Khách hàng đa dạng: Đây là quán ăn mà mọi người dễ dàng ghé qua. Thỉnh thoảng cũng có những khách bị khiếm thị, bị câm vào ăn. Mình và mọi người trong quán cần linh hoạt trong việc tiếp đón để tất cả những khách hàng như vậy cũng cảm thấy thoải mái khi tới quán. Làm 1 mình: Vào những khung thời gian ít khách, có những lúc mình phải làm việc 1 mình. Đây là việc rất vất vả và có lúc mình đã tính nghỉ việc nhưng vì vẫn còn rất nhiều điều cần học hỏi nên mình cố gắng làm tiếp. Môi trường nói tiếng Nhật Công việc của mình là phục vụ bàn nhưng ở quán mình thì trong giờ làm việc không được “nói chuyện phiếm” với khách nên mình chỉ toàn nói theo những gì có trong sách hướng dẫn. Tuy nhiên, khi làm việc với quản lý cửa hàng và các anh chị đồng nghiệp, mình có nhiều cơ hội nói tiếng Nhật. Kính ngữ: Mình làm việc ở đây và nhớ được rất nhiều “kính ngữ”. Khi nói chuyện với khách, đương nhiên là mình phải sử dụng kính ngữ. Các nhân viên như mình được học kính ngữ thông qua một vài video mà quán đã chuẩn bị sẵn. Ngoài ra, khi các anh chị và các bạn làm cùng tiếp khách thì mình đã nghe nội dung mà mọi người nói, sau đó mình bắt chước theo. Ví dụ, mình đã nhớ những câu như sau. ・ 少々お待ちください。(Xin quý khách chờ một chút.) ・ (Khi nghe khách gọi món) おうかがい致します。(Em/cháu xin nghe ạ.)・ (Khi các món ăn được đem ra không theo thứ tự mà khách hàng đã gọi) 順番前後させていただきます。(Các món sẽ được đem ra lần lượt theo thứ tự chế biến.)・ 申し訳ございません。(Em/cháu xin lỗi ạ.)・ (Khi nhận đủ tiền từ khách) ちょうどお預かりします。(Em/cháu đã nhận được tiền ạ.) Hơn nữa, nhờ việc đọc tin nhắn trong nhóm LINE của đồng nghiệp, mình đã học thêm được nhiều từ ngữ dùng trong văn nói và cách nói bằng tiếng Kansai. Nhà hàng lẩu Shabu Shabu Tiếp theo là kinh nghiệm của Thanh - sinh viên đại học. Thanh đã làm gần 1 năm rưỡi ở nhà hàng lẩu Shabu Shabu ở tỉnh Osaka. Điểm tốt của công việc này Tăng lương giờ: Ở nhà hàng này, mình được tăng lương dựa trên kinh nghiệm và thái độ, tác phong làm việc. Mức lương khởi điểm của mình là 1000 yên, sau đó tăng lên thành 1040 yên và bây giờ là 1070 yên. Tiền đi lại: Mình nhận được 500 yên 1 ngày. Mình đi làm bằng xe đạp nhưng nhà hàng vẫn trả cho mình 500 yên. Cách anh quản lý nhà hàng hướng dẫn và chỉ bảo mình: Khi mình đi muộn hay làm sai gì đó, sếp và các anh chị cũng có nhắc nhở nhưng chưa bao giờ mắng mỏ mình. Mọi người nhắc mình “Lần sau đừng để chuyện này xảy ra nhé”. Khách hàng thân thiện: Nhân viên chúng mình thường nhận được bánh kẹo từ những vị khách quen. Khi ra về, họ cũng được động viên mọi người “cố gắng làm việc nhé”. Điểm khó của công việc này Có rất nhiều việc: Vì đồng thời phải làm nhiều việc cùng một lúc nên ban đầu mình không hiểu việc và không biết nên làm gì. Dần dần mình nhớ nội dung được dạy trong sách hướng dẫn, bắt chước cách làm của các anh chị đã làm lâu và quen việc hơn. Môi trường nói tiếng Nhật Nói chuyện với khách: Ghế ngồi trong nhà hàng của mình được thiết kế theo kiểu quầy bar nên mình làm việc ngay trước mặt khách. Nếu khách bắt chuyện với mình thì mình có thể trả lời và nói chuyện với khách nên mình có nhiều cơ hội nói tiếng Nhật, trình độ của mình cũng đã tăng lên. Ví dụ, khi khách nhận ra mình là người Việt, khách sẽ hỏi về Việt Nam hoặc về việc du học của mình. Giao lưu với đồng nghiệp: Đây là một nơi làm việc rất tốt, mình thường xuyên giao lưu với anh quản lý nhà hàng, các anh chị đã làm trước đó và các bạn làm cùng. Vào ngày nghỉ định kỳ, mọi người cùng nhau đi nhậu, khi hết ca làm thì vài người cùng ở lại thêm khoảng 1 tiếng để trò chuyện ở phía trong nhà hàng. Mình thấy công việc ở đây rất vui, mình có thể xin lời khuyên từ mọi người về bất cứ vấn đề gì. Quán bánh bắp cải nướng Bây giờ Trâm đang đi làm tại một công ty của Nhật nhưng thời đi du học, bạn ấy đã làm tại một quán bánh bắp cải nướng. Điểm tốt của công việc này Học hỏi về “Xã hội”: Mình thấy mình với cô quản lý đầu tiên không hợp nhau, nếu không cố gắng hoà hợp thì không thể làm tiếp được. Thế nhưng, nếu cứ tiếp tục cố gắng, biết đâu sẽ có những mối nhân duyên tốt hơn. Cô quản lý tiếp theo là người rất thân thiện, nhờ thế mà mình đã có thể làm việc ở quán khoảng 4 năm. Điểm khó của công việc này Cách nướng bánh bắp cải: Việc nướng bánh bánh bắp cải (bột mì và bắp cải) thành hình tròn rất khó, mình vụng về nên mãi mới có thể nướng được. Xử lý các vấn đề phát sinh: Để có thể xử lý được các tình huống khi đông khách, khi bị khách mắng thì mình đã mất khoảng 3 tháng. Môi trường nói tiếng Nhật Giao lưu với cô quản lý và đồng nghiệp: Công việc rất bận nên trong giờ làm mình không có cơ hội nói chuyện với đồng nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các đồng nghiệp ở nơi làm việc rất tốt, vào ngày nghỉ, cô quản lý người Trung, cô người Nhật và nhân viên chúng mình (người Trung và người Việt) thường tổ chức ăn liên hoan. Những lúc đó, mọi người nói chuyện với nhau bằng tiếng Nhật. Nhà hàng Trung hoa Bữa ăn sau khi làm xong Linh đang học đại học ở Việt Nam, bạn ấy đã có 1 năm du học đại học ở Nhật theo chương trình trao đổi. Trong thời gian đó, Linh đã làm thêm ở một nhà hàng Trung hoa do một gia đình người Nhật tự kinh doanh. Điểm tốt của công việc này Nhớ tên các món ăn Trung hoa: Ở nhà hàng này, mọi người sẽ đổi nhiệm vụ làm việc với nhau theo ngày, 1 người làm trong bếp, 1 người làm phục vụ bàn. Thế nên mình vừa được tiếp khách, vừa có cơ hội nấu món Trung hoa. Nhờ thế mà mình đã biết tên và nhớ cách làm các món Trung hoa. Trải nghiệm văn hóa Nhật Bản: Khi làm việc vào buổi trưa, mình nhận ra là các khách hàng người Nhật thường ăn trưa rất nhanh vì họ biết rằng có các vị khách khác đang chờ. Từ đó mình hiểu được văn hoá nghĩ tới người xung quanh của người Nhật. Ông chủ nhà hàng tốt bụng: Vào ngày nghỉ định kỳ, ông lái xe ô tô đưa mình và bạn người Việt làm cùng đi tham quan những nơi xa như thành Himeji, Kobe, đảo Awaji v.v. Ông chủ nhà hàng đã đưa chúng mình đi đảo Awaji Điểm khó của công việc này Kính ngữ: Ông bà chủ nhà hàng nói với mình là khi tiếp khách thì nói dạng văn lịch sự cũng được, song vì muốn nâng cao khả năng nói tiếng Nhật, mình đã tự ý thức và tập sử dụng kính ngữ. Ví dụ, khi muốn dọn bớt bát đĩa mà khách đã ăn xong, mình sẽ không nói “取ってもいいですか?”, mình đã nói là “お下げしてもよろしいですか?” (cả hai câu đều có nghĩa là em/cháu có thể dọn cái này được không ạ?”). Ngoài ra, khi nhà hàng đã kín khách, mình đã nói là “本当に申し訳ございませんが、今は席が空いていないので、少々お待ちくださいませんか?” (Chúng em/chúng cháu thật sự xin lỗi, hiện nay nhà hàng không còn bàn trống, quý khách có thể chờ một chút không ạ?”. Môi trường nói tiếng Nhật Giao tiếp với khách hàng: Mình được các vị khách bắt chuyện và được hỏi về việc học tập của mình, về những điều liên quan đến Việt Nam. Mình trả lời bằng tiếng Nhật và kết thân với một số vị khách. Đây là một nơi làm việc mà mình có nhiều cơ hội nói chuyện với khách. Khi nhà hàng không có khách, mình thường nói chuyện với ông chủ hoặc bà chủ quán. Quán Okonomiyaki Chí đang làm ở Tokyo, thời đi du học, bạn ấy đã làm phục vụ ở một quán Okonomiyaki ở Nara. Điểm tốt của công việc này Văn hóa hiếu khách: Có những ngày mình làm ca 8 tiếng và rất mệt nhưng luôn tươi cười khi tiếp khách. Điều này mình học được từ các anh chị làm cùng. Mình thấm nhuần “Văn hóa hiếu khách” thông qua những việc như thế này. Các anh chị người Việt: Quán lúc nào cũng đông, so với những nơi khác thì lương theo giờ cũng hơi thấp nhưng đổi lại mình và mọi người trong quán rất thân nhau. Mình đã cùng anh chủ quán, anh chị người Việt, bạn đồng nghiệp người Nhật đi nhậu, đi du lịch. Công viên Nara - Ảnh chụp khi đi chơi cùng một bác khách Giao lưu với khách hàng: Mình có quan hệ tốt với một vài vị khách.Vào ngày nghỉ, mình đã cùng một bác khách đi chụp ảnh, bác và mình đã chụp lại những cảnh đẹp ở Nara. Điểm khó của công việc này Nghe khách gọi món: Ban đầu, khi khách nói tắt tên của các món, mình đã không hiểu đấy là món gì. Mình đã mất khoảng 1 tháng để quen và hiểu được. Môi trường nói tiếng Nhật Mình cũng có rất nhiều cơ hội nói chuyện với khách tới quán. Tổng kết Lần này, chúng mình đã giới thiệu kinh nghiệm đi làm thêm tại “nhà hàng - quán ăn” của các bạn du học sinh. 5 địa điểm làm việc đã được giới thiệu là “Quán cơm bò”, “Nhà hàng lẩu Shabu Shabu”, “Quán bánh bắp cải nướng”, “Nhà hàng Trung hoa”, “Quán Okonomiyaki”. Dù cùng là việc phục vụ bàn nhưng thông qua lời kể của các bạn du học sinh, chắc hẳn mọi người đã nhận ra là tuỳ từng nhà hàng, quán ăn mà cơ hội giao tiếp với khách sẽ nhiều hoặc ít. Ngoài ra, một điểm quan trọng nữa là mình có thể xây dựng mối quan hệ tốt với người quản lý và đồng nghiệp hay không. Bạn hãy tham khảo kinh nghiệm của các anh chị đi trước và tìm cho mình một nơi làm việc tốt, nâng cao cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật nhé. Ngoài ra, hãy thường xuyên đi chơi cùng mọi người, xây dựng các mối quan hệ và tìm cho mình người mà mình có thể xin tư vấn bất kỳ lúc nào nhé.

    24/05/2022

  • Các quy tắc ứng xử khi đi phỏng vấn xin việc

    Trong thời gian đi tìm việc, nếu nhận được lời mời tham gia phỏng vấn, ngoài việc luyện tập trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn chính thức, chúng ta nên lưu ý đến những điểm gì khác nữa? Bài viết này sẽ giới thiệu về “quy tắc ứng xử khi liên lạc với công ty qua email”, “trang phục, đầu tóc khi đi phỏng vấn”, “điểm chú ý khi phỏng vấn online”, v.v. ※ Về “Những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn”, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn Trả lời email trong vòng 24 tiếng Trên Sơ yếu lý lịch hay Đơn xin ứng tuyển (Entry sheet) có mục ghi địa chỉ email cá nhân. Trong thời gian đi xin việc, công ty sẽ liên lạc với bạn qua email là chủ yếu. Kết quả tuyển chọn hồ sơ, hướng dẫn tham gia phỏng vấn v.v. cũng sẽ được gửi qua email. Gần đây, có nhiều người sử dụng tính năng gửi tin nhắn của các mạng xã hội, số người sử dụng email để liên lạc cũng đã ít đi khá nhiều. Tuy nhiên, trong thời gian đi xin việc, bạn hãy thường xuyên kiểm tra hòm thư của mình nhé. Hơn nữa, nếu nhận được liên lạc qua email, hãy trả lời email trong vòng 24 tiếng kể từ lúc thư tới. Đây là một quy tắc ứng xử khi đi tìm việc ở Nhật. Không phải cứ trong vòng 24 tiếng là được, đối với email từ các công ty, bạn hãy cố gắng trả lời sớm nhất có thể nhé. ・ Thường xuyên kiểm tra xem có email quan trọng được gửi đến không. ・ Cố gắng trả lời email đó sớm nhất có thể. Khi bạn đi làm, những việc này là những quy tắc ứng xử quan trọng trong kinh doanh. Ngay trong thời gian đi tìm việc, việc bạn có thể trả lời nhanh hay không cũng là một trong những tiêu chí để nhà tuyển dụng đánh giá bạn đấy. Vì vậy, chúng mình sẽ giới thiệu một mẫu thư trả lời khi nhận được lời mời tham gia phỏng vấn. Các bạn hãy tham khảo nhé. Mẫu thư trả lời khi nhận được lời mời phỏng vấn 株式会社◯◯◯◯ 採用担当・△△様 お世話になっております。 貴社求人に応募致しました○○と申します。 この度は面接日程のご連絡をいただき、誠にありがとうございます。 ご指定いただいた日時に貴社にお伺いさせていただきます。 4月25日(月)午前10:00 場所:貴社名古屋支社5階・第1会議室 面接の機会をいただきましたことに厚く御礼申し上げます。 当日は何卒よろしくお願い申し上げます。 --------------- 名前 〒000-0000 住所 電話番号 123-4567-8901 メール  ◯◯@◯◯.com --------------- Điểm chú ý khi phỏng vấn online Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các buổi giới thiệu về công ty và phỏng vấn vòng 1 được tổ chức online khá nhiều. Chúng ta cần chuẩn bị gì để tham gia các buổi này? Các ứng dụng được sử dụng để phỏng vấn online Các ứng dụng như Zoom, Skype, Microsoft Teams v.v. thường được sử dụng để phỏng vấn online. Nhiều bạn du học sinh tham gia phỏng vấn bằng điện thoại di động nhưng nếu bạn có máy tính cá nhân (laptop) thì bạn nên sử dụng máy tính nhé. Nếu dùng máy tính, bạn có thể dùng các chế độ bật tắt tiếng dễ dàng hơn và nhìn thấy rõ biểu cảm của đối phương. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có điện thoại di động, bạn hãy mua “kệ để điện thoại” có bán ở các cửa hàng 100 yên nhé. Chiếc kệ đó sẽ giúp bạn cố định màn hình nên hai tay của bạn được tự do, bạn có thể phỏng vấn trong một tư thế tốt nhất. Hình nền Trong các ứng dụng họp, bạn có thể thay đổi hình nền của mình. Nếu đằng sau bạn là một bức tường trắng thì bạn có thể tham gia phỏng vấn mà không cần thay hình nền. Tuy nhiên, nếu máy giặt hay các đồ dùng khác trong nhà bạn cũng bị lọt vào khung hình thì chúng có thể sẽ gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng. Trong trường hợp đó, bạn hãy thay hình nền phù hợp với buổi phỏng vấn nhé. Kết nối Internet Nếu đang phỏng vấn giữa chừng mà mạng internet nhà bạn lại gặp vấn đề khiến cho màn hình bị đơ, âm thanh bị đứt đoạn thì bạn không thể cho người phỏng vấn biết được hết những điểm tốt của bạn. Dây mạng LAN sẽ có đường truyền ổn định hơn Wi-Fi. Khi đó, bạn sẽ dùng máy tính cá nhân chứ không phải là điện thoại di động. Tác phong khi tham gia phỏng vấn trực tiếp Muộn hoặc tới sát giờ phỏng vấn là điều cấm kỵ! Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, có nhiều buổi phỏng vấn được tổ chức dưới hình thức online nhưng thường thì cho tới khi vào công ty làm việc, bạn sẽ có ít nhất 1 lần tham gia phỏng vấn trực tiếp. Chúng ta cần chuẩn bị như thế nào cho buổi phỏng vấn trực tiếp này nhỉ? Tìm đường đến nơi phỏng vấn Nơi phỏng vấn sẽ được viết trong email mời tham gia phỏng vấn. Đầu tiên, bạn hãy tra trước thời gian cần di chuyển và đường đi từ nhà tới nơi phỏng vấn nhé. Sau đó, bạn hãy nghĩ tới việc chẳng may là tàu gặp tai nạn hay gì đó nên bị chậm chuyến, như vậy bạn nên chọn tàu tới được ga gần nơi phỏng vấn sớm hơn giờ hẹn phỏng vấn. Ngoài ra, khi tìm đường từ ga tới nơi phỏng vấn, bạn có thể tra trước bằng Google maps hoặc Street view. Nếu làm như vậy thì hôm đi phỏng vấn bạn sẽ tránh được nguy cơ bị lạc. Tới sớm hơn 10 phút Việc bạn để người khác phải chờ sẽ làm lãng phí thời gian của họ và để họ nghĩ rằng bạn đang coi thường họ. Thế nhưng, nếu đến quá sớm thì bạn có thể sẽ làm phiền đến các kế hoạch khác của họ. Vậy thì, tới địa điểm hẹn phỏng vấn và gặp lễ tân của công ty khoảng 5 phút trước giờ hẹn là lý tưởng nhé. ・ Hãy đến ga gần nơi phỏng vấn sớm hơn. ・ Nghĩ tới việc có thể bị lạc đường và tới nơi phỏng vấn trước 10 phút trở lên. ・ Sau khi thấy nơi phỏng vấn, đợi ở gần đó một chút, vào gặp lễ tân trước giờ hẹn khoảng 5 phút. Trang phục và đầu tóc Để nhận được ấn tượng tốt nhất từ người phỏng vấn, bạn hãy thật chỉnh chu nhé. Đặc biệt, chúng ta hãy quan tâm tới trang phục và đầu tóc. Bạn hãy tham khảo các mục dưới đây và kiểm tra lại 2,3 lần trước khi ra khỏi nhà nhé. Nam giới ▢ Tóc: Có nhiều gàu hay không? ▢ Mặt: Có nhiều râu quai nón không? Còn chỗ râu nào cần phải cạo không? ▢ Vest: Áo vest có nếp nhăn không? ▢ Vest: Trên áo có gàu không? ▢ Vest: Quần có ly (nếp gấp) thẳng không? ▢ Vest: Túi áo và túi quần có bị phồng không? Nữ giới ▢ Tóc: Tóc mái có dài quá không? ▢ Tóc: Màu tóc có sáng quá không? ▢ Tóc: Tóc dài đã được buộc lại chưa? ▢ Vest: Có mặc đúng theo quy chuẩn không? ▢ Vest: Màu có sặc sỡ quá không? ▢ Vest: Váy có ngắn quá không? ▢ Vest: Đã đi giày, dép có quai chưa? Đồ mang theo Bạn đừng quên mang theo sổ tay, bút viết, nhật ký cá nhân. Ngoài ra, để cho chắc thì bạn hãy cho thêm 1 bộ sơ yếu lý lịch dự phòng vào túi xách nhé. Tổng kết Khi phỏng vấn xin việc, việc luyện tập trả lời để có thể phỏng vấn suôn sẻ là việc vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nếu trước khi phỏng vấn, bạn để lại ấn tượng xấu thì điều đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả cuối cùng của buổi phỏng vấn. Để không gặp phải chuyện như vậy, bài viết lần này đã giới thiệu đến các bạn “quy tắc ứng xử cơ bản khi liên lạc qua email”, “trang phục - đầu tóc khi đi phỏng vấn”, “việc chuẩn bị để tới nơi phỏng vấn thuận lợi”, v.v.

    07/04/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai