Du lịch - ăn uống | Tin mới nhất

Pháo hoa ở Nhật Bản

Mùa hè ở Nhật có rất nhiều sự kiện như Tanabata (Thất tịch), kỳ nghỉ lễ Obon, lễ hội mùa hè, pháo hoa v.v. Khác với Việt Nam, Nhật Bản tổ chức lễ hội pháo hoa vào mùa hè. Đây là “lễ hội pháo hoa” làm bao người say mê bởi những bông pháo hoa to và đẹp nhuộm bầu trời đêm mùa hè. Khi người nước ngoài lần đầu xem pháo hoa của Nhật, họ sẽ bị ngạc nhiên bởi chất lượng và số lượng pháo được bắn lên bầu trời. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu cách thưởng thức lễ hội pháo hoa - điểm đặc trưng của mùa hè Nhật Bản cũng...

15/07/2023
  • Mình đã đi thăm quan nhà máy sản xuất bia và bánh kẹo!

    20/06/2023
    Các bạn có muốn biết các sản phẩm của Nhật được sản xuất như thế nào không? Ở Nhật, bạn có thể “tham quan nhà máy” miễn phí. Trên khắp Nhật Bản có rất nhiều nhà máy mà bạn có thể đăng ký tham quan miễn phí. Tham quan nhà máy là một hoạt động được nhiều trường học tổ chức và cũng là một hoạt động vui chơi vào ngày nghỉ của mọi người. Tuỳ vào từng nhà máy, bạn có thể được ăn thử, uống thử, trải nghiệm làm thử thứ gì đó. Mình đã đi tham quan nhà máy sản xuất bia (Suntory) và nhà máy sản xuất bánh kẹo (Glico). Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về hai nhà máy này. Suntory 〈Nhà máy sản xuất bia từ nước thiên nhiên〉 Kyoto Suntory là công ty sản xuất và phân phối các sản phẩm bia như “Kinmugi”, “The Premium Malt’s” v.v. Ở Suntory 〈Nhà máy sản xuất bia từ nước thiên nhiên〉 Kyoto, bạn có thể xem 1 số công đoạn sản xuất bia và được thưởng thức The Premium Malt’s miễn phí! Buổi tham quan kéo dài khoảng 70 phút nhưng mình thấy thời gian trôi qua rất nhanh. Ở khu vực lễ tân, bạn sẽ nhận được sổ tay giới thiệu về Suntory. Cuối buổi tham quan, người tham gia sẽ được uống thử bia nhưng những người lái xe ô tô đến thì không thể uống bia nên Suntory cũng chuẩn bị đồ uống không cồn cho những người không uống được. Suntory sẽ phát dây đeo cổ để phân biệt người uống bia và người không uống bia. Người có thể uống bia sẽ đeo dây “màu xanh lá cây”, người không thể uống bia sẽ đeo dây “màu hồng”. Trong 1 ngày, Suntory tổ chức nhiều chuyến tham quan theo từng khung giờ khác nhau. Khi tới giờ bắt đầu, nhân viên của Suntory sẽ giới thiệu với bạn về thành phần của bia v.v. ở phòng tiếp đó, sau đó bạn sẽ được di chuyển đến nhà máy để tận mắt tìm hiểu quy trình sản xuất bia. Bình chứa bia Trước khi vào nhà máy, bạn sẽ nhìn thấy những bình chứa bia khổng lồ này. Bạn có biết những bình chứa này cao bao nhiêu không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong chuyến tham quan! Ảnh trên là ảnh chụp các bể ủ. Quá trình ủ bia là quá trình tạo ra “dịch nha” từ “mạch nha”. Bạn có thể nhìn dây chuyền sản xuất từ trên cao. Vào những ngày bảo trì và kiểm tra hệ thống, bạn không thể xem dây chuyền hoạt động nhưng khi đó bạn có thể xem video ghi lại quá trình sản xuất bia. Sau khi kết thúc chuyến tham quan bên trong nhà máy, bạn sẽ đi đến phòng thưởng thức bia bằng xe buýt. Trên xe buýt, bạn có thể nhìn thấy cả phía sau của nhà máy - nơi mà bình thường không thể thấy được. Chuyến tham quan này vô cùng thú vị. Ở phòng thưởng thức bia, mỗi vị khách sẽ nhận được 1 cốc “The Premium Malt’s”. Sau đó, để mọi người có thể thử uống và so sánh các vị bia, bạn sẽ nhận được thêm các loại bia khác như “The Premium Malt’s Master’s Dream” v.v. Không chỉ thưởng thức vị bia, bạn có thể cảm nhận cả màu bia và hương thơm của từng loại bia. Những bạn thích uống bia hãy thử trải nghiệm nhé! Sau khi thưởng thức bia, bạn có thể mua bia ở quầy quà tặng. Cách đặt chỗ ① Truy cập Trang hẹn lịch trước ② Chọn “ガイドツアー (Guide Tour)” - tham quan có hướng dẫn ③ Chọn “見学希望日” -ngày muốn tham quan ④ Kiểm tra “受付状況” - tình trạng đặt trước ⑤ Chọn “予約” - đặt trước ⑥ Nhập thông tin cá nhân (tên v.v.) vào Đơn đăng ký đặt trước trên Internet ⑦ Xác nhận thông tin ⑧ Hoàn tất thủ tục đăng ký đặt trước Suntory 〈Nhà máy sản xuất bia từ nước thiên nhiên〉 Kyoto 3-1-1 Choshi, Nagaokakyo-shi, Kyoto 9:30 ~ 17:00 Miễn phí (Khoảng 70 phút) ・ Đi bộ 10 phút từ "Ga Nishiyama Tennozan Hankyu" ・ Có xe buýt miễn phí từ "Ga Nishiyama Tennozan Hankyu", "Ga JR Nagaokakyo" Hướng dẫn cách đi[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn cách đi Ngày nghỉ: Cuối năm cũ, đầu năm mới, ngày nghỉ của nhà máy (có cả ngày nghỉ không cố định) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tham quan nhà máy Glicopia Kobe “Ezaki Glico” nổi tiếng với tấm biển vận động viên chạy Marathon ở Dotonbori Osaka là một trong những nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu của Nhật Bản với những sản phẩm như “Pocky”, “Bisco”, “Ice no Mi” v.v. Ở Glicopia Kobe, bạn có thể tìm hiểu quy trình sản xuất Pocky. Tại khu vực lễ tân, bạn sẽ nhận được “PRETZ vị salad siêu ngon” phiên bản giới hạn chỉ có ở nhà máy. Hộp bánh này gửi gắm thông điệp “Cảm ơn bạn đã không ngại đường xá xa xôi tới đây”. Trong phòng tiếp đón, bạn sẽ được xem các video quảng cáo của ngày xưa. Các video này khác hẳn với các video quảng cáo hiện nay nên mình thấy rất thú vị. Chiếc máy màu cam này là chiếc máy bán hàng tự động của Glico (= máy bán caramel). Nó đã được sử dụng vào khoảng 100 năm trước. Thời ấy tivi vẫn chưa phổ biến nên khi bạn cho tiền xu vào chiếc máy này, bạn có thể xem một đoạn phim có nhạc trên chiếc màn hình bé bé. Khi đoạn phim kết thúc, caramel và tiền thừa sẽ rơi ra. Nếu bạn mua tiếp, bạn có thể xem phần tiếp theo của đoạn phim. Tiếp theo, bạn sẽ đi qua chiếc Pocky khổng lồ cao khoảng 3m để tham quan nhà máy. Ở đây, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều sản phẩm được bày bán từ năm 1922 cho đến nay. Những “món đồ chơi” có trong sản phẩm cũng được trưng bày tại đây. Đây là những “sứ giả” khiến cho các sản phẩm của Glico trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. ※ Hình ảnh trên trang chủ của Ezaki Glico Bạn sẽ được trải nghiệm “Digital cooking” - Làm bánh kỹ thuật số. Ở phòng này bạn không được phép chụp ảnh. Bạn sẽ vừa nhìn màn hình kỹ thuật số vừa thử làm chiếc bánh của riêng mình. Chiếc bánh của riêng bạn sẽ trở thành kỷ niệm đáng nhớ của bạn (bánh kỹ thuật số nên bạn không thể ăn được). Sau khi bạn đã làm bánh xong, nhân viên của Glico sẽ có một “bài thuyết trình” cực kỳ thú vị về các sản phẩm. Sau đó, bạn sẽ tham quan khu vực sản xuất Pocky nhưng khu vực này là khu vực cấm quay phim chụp ảnh. Bạn hãy tới tham quan để tận mắt nhìn thấy quy trình sản xuất Pocky nhé! Cuối cùng, bạn sẽ chụp ảnh kỷ niệm và ngắm nhìn rất nhiều loại Pocky. Ở đây có cả Pocky “vị takoyaki” - phiên bản giới hạn chỉ có ở khu vực Kinki. Mình muốn ăn thử tất cả các loại!!! Cách đặt chỗ ① Truy cập Trang hẹn lịch trước ② Kiểm tra tình trạng đặt chỗ ③ Chọn ngày muốn tham quan ④ Nhập thông tin đặt chỗ ⑤ Xác nhận thông tin đã nhập ⑥ Xác nhận email ⑦ Nhận mã đặt chỗ * Có thể đặt chỗ từ 2 người trở lên. * Có thể trải nghiệm làm bánh “Bisco” (mất phí, 1 ngày 2 lần). Glicopia Kobe 7-1 Takatsukadai, Nishi-ku, Kobe-shi, Hyogo 9:30 ~ 16:30 Tham quan nhà máy: Khoảng 80 phútTrải nghiệm trả phí: Khoản 70 phút Đi tàu điện ngầm của Kobe tới ga Seishin Chuo rồi đi xe buýt Shinki số 12 "đi Okubo Ekimae" hoặc tuyến 70, 73, 74 "Đi Oshibe Dani (Sakae)" rồi xuống ở "Takatsukadai 1 chome", đi bộ 1 phút. Ngày nghỉ: Thứ sáu hàng tuần, Obon, cuối năm cũ, đầu năm mới, ngày bảo trì nhà máy [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tham quan nhà máy Tổng kết Mình đã giới thiệu với các bạn về chuyến tham quan nhà máy sản xuất bia Suntory (thành phố Nagaokakyo - Kyoto) và nhà máy sản xuất bánh kẹo Glico (thành phố Kobe - Hyogo). Ở nhà máy bia, bạn có thể uống bia tươi. Và ở cả hai nhà máy, bạn đều có thể tận mắt nhìn thấy nơi sản xuất và quy trình sản xuất. Ở khắp Nhật Bản có rất nhiều “chuyến tham quan nhà máy” mà cả người lớn và trẻ em đều yêu thích. Nói tới Suntory thì ngoài nhà máy ở Kyoto được giới thiệu trong bài viết này, bạn có thể đi tham quan nhà máy bia ở Tokyo và Kumamoto, nhà máy chưng cất rượu Whisky ở Osaka và Yamanashi, nhà máy rượu vang ở Yamanashi, nhà máy nước thiên nhiên ở Yamanashi - Nagano - Tottori - Kumamoto. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham quan nhà máy Suntory (Toàn Nhật Bản) Bạn cũng có thể tham quan các nhà máy khác của Ezaki Glico ở Chiba, Saitama. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham quan nhà máy Glico (Toàn Nhật Bản) Bạn có thể tham quan nhà máy nào ở khu vực bạn sinh sống nhỉ? Bạn hãy tìm thông tin với từ khoá “khu vực + 工場見学”. Trong bài viết này mình đã giới thiệu trải nghiệm “tham quan nhà máy” vào ngày nghỉ mà ít bạn biết tới. Bạn cũng thử đi tham quan với bạn bè, người yêu của bạn nhé!
  • Những quán Takoyaki nổi tiếng ở phía nam Osaka

    13/03/2023
    Nếu tới Osaka, các bạn muốn ăn gì? Nhắc tới món ăn nổi tiếng ở Osaka, chắc chắn mọi người sẽ trả lời là “Takoyaki”, “Okonomiyaki”. Những quán nổi tiếng với Takoyaki và Okonomiyaki ở Osaka ngon hơn hẳn những quán khác. Trong bài viết lần này, mình sẽ giới thiệu với các bạn 6 quán Takoyaki nổi tiếng ở Osaka. Khu vực phía Nam Ở phía nam thành phố Osaka, khu Dotonbori nổi tiếng với biển hiệu Glico, khu Namba - Shinsaibashi là những khu nổi tiếng với phong cách “vừa đi vừa ăn” takoyaki v.v. Phần lớn các quán takoyaki ở đây đều không có chỗ ngồi bên trong quán, mọi người thường mua mang đi. Takoyaki Dotonbori Kukuru Honten Trong số rất nhiều cửa hàng bán đồ mang đi, quán “Takoyaki Dotonbori Kukuru Honten” là quán có thể ngồi ăn bên trong quán. Khi xếp hàng, dãy đứng chờ vào quán ăn và dãy đứng chờ mua mang đi là hai dãy khác nhau nên bạn hãy để ý để không đứng nhầm nhé (bạn cũng có thể đặt bàn trước). 8 viên takoyaki cỡ M có miếng bạch tuộc to Thực đơn mua mang đi là “8 viên takoyaki cỡ M có miếng bạch tuộc to” (890 yên bao gồm thuế). Đây là món takoyaki cực kỳ truyền thống với mayonnaise, sốt takoyaki, rong biển, cá ngừ bào. 8 viên takoyaki kim chi Với một chút biến tấu, “takoyaki kim chi”, “takoyaki sốt cà chua và húng quế” v.v. cũng là những món ăn “mới” mà cũ. Những món đặc biệt này chỉ có thể thưởng thức bên trong quán. Bên trong quán Takoyaki Dotonbori Kukuru Honten Bên trong quán có chỗ ngồi kiểu quầy bar và ngồi bàn kiểu Nhật. Khách hàng sẽ quét mã QR rồi gọi món bằng điện thoại. Chuỗi “Kukuru” cũng có quán trong ga JR Shin Osaka. Takoyaki Dotonbori Kukuru Honten 1-10-5 Dotonbori, Chuo-ku, Osaka Cách ga Namba 500mCách ga Shinsaibashi 650m 11:00~21:00 thứ hai ~ thứ sáu10:00~21:00 thứ bảy, chủ nhật Mở cửa quanh năm 〈Mang về〉8 viên takoyaki cỡ M có miếng bạch tuộc to: 890 yên (bao gồm thuế)〈Ăn tại quán〉8 viên takoyaki phô mai thịt xông khói: 1080 yên, 8 viên takoyaki kim chi: 1080 yên, Yakisoba: 780 yên (bao gồm thuế) Trang chủ của chuỗi Kukuru Kureoru Dotonbori “Kureoru" là quán takoyaki có biển hiệu lớn màu vàng khiến thực khách có thể nhận ra quán ngay. Trong thời gian đứng xếp hàng chờ gọi đồ, khách hàng có thể nhìn thấy nhân viên của quán làm takoyaki ngay trước mặt mình. Trên cửa quán có treo thực đơn rất to nên trong lúc chờ đợi bạn có thể chọn món. Quán cũng có chỗ ngồi bên trong nhưng đa phần mọi người chọn mua mang đi. Đây là các loại takoyaki “mẫu”. Thoáng nhìn thì thấy chúng không khác gì với takoyaki thật nhỉ! 6 viên takoyaki Takoyaki nóng hổi vừa được làm xong, quyện với nước sốt đem lại một hương vị tuyệt vời. Đây là vị ngon có thể làm bạn quên đi cả quãng thời gian chờ đợi trước đó. Kureoru Dotonbori 1-6-4 Dotonbori, Chuo-ku, Osaka Cách ga Namba 350mCách ga Shinsaibashi 800m Ăn tại quán 11:00~23:00Mang về 10:00~23:00Đóng tiếp nhận đơn 22:00 Mở cửa quanh năm 〈Điển hình〉6 viên takoyaki 550 yên, 6 viên takoyaki nhiều hành lá và trứng lòng đào 650 yên, takoyaki muối 650 yên (bao gồm thuế)6 viên takoyaki rau mầm, 6 viên takoyaki phô mai trứng cá mayonnaise, 6 viên takoyaki mơ thía tô, 6 viên takoyaki củ cải bào ponzu mayonnaise v.v.: 650 yên (bao gồm thuế) Trang chủ của chuỗi Kureoru Takoyakidoraku Wanaka Sennichimae Quán “Wanaka” cũng là một trong những quán được người dân Osaka đánh giá là rất ngon. Thực khách sẽ đứng chờ mua takoyaki và nhìn nhân viên của quán làm takoyaki. Quán cũng có chỗ ngồi bên trong. 12 viên takoyaki Takoyaki có vỏ giòn, nhân mềm mềm và tan ra, ngoài nước sốt takoyaki, bạn có thể ăn cùng muối hoặc nước súp vị nước tương. Takoyaki ở đây có rất nhiều cá ngừ bào. 8 viên Wankodako “Wankodako” là takoyaki nướng theo kiểu Akashi và ăn cùng nước súp. Takoyakidoraku Wanaka Sennichimae 11-19 Namba Sennichimae, Chuo-ku, Osaka Cách ga Namba 450mCách ga Nipponbashi 450m 10:30~21:00 thứ hai ~ thứ sáu9:30~21:00 thứ bảy, chủ nhật Mở cửa quanh năm 〈Điển hình〉8 viên takoyaki 600 yên, 12 viên takoyaki 600 yên (bao gồm thuế)8 viên takoyaki ponzu: 650 yên, 8 viên takoyaki hành lá muối ponzu: 750 yên, 8 viên Wankodako: 700 yên, Takosen: 200 yên (bao gồm thuế) グル-プのHP Khu vực Tennoji - Shinsekai Khu vực Tennoji có tòa nhà “Abeno Harukasu”, khu Shinsekai bên cạnh Tennoji có “Tsutenkaku”, đây là hai địa điểm du lịch của phía nam Osaka. Bạn có thể ngắm nhìn những điểm tham quan này và thưởng thức takoyaki ở đây. Abeno Takoyaki Yamachan Honten Nếu là người Osaka thì không ai không biết đến “Yamachan”. Các quán khác trong chuỗi có “yakisoba” v.v. nhưng ở quán chính “honten” thì chỉ có takoyaki trứ danh. Takoyaki vị xì dầu bơ Takoyaki có vỏ ngoài giòn giòn, bên trong mềm mềm tạo nên “hương vị gây nghiện”. Abeno Takoyaki Yamachan Honten 1-2-34 Abenosuji, Abeno-ku, Osaka Cách ga Tennoji 200mCách ga Abeno 300m 11:00〜22:00 Mở cửa quanh năm 〈Điển hình〉Takoyaki 8 viên 720 yên, 10 viên 870 yên, 12 viên 1020 yên (bao gồm thuế)Vị "best", "young", "bình thường", "cay", "muối dầu vừng", "mơ muối" v.v. Trang chủ của chuỗi Yamachan Takoyaki Ichiban Osaka Shinsekai “Ichiban” là quán takoyaki không chỉ nổi tiếng với người Nhật mà còn nổi tiếng với cả người nước ngoài. Nếu bạn gọi thêm đồ uống thì bạn có thể ngồi ăn ở quán. 6 viên takoyaki (vị tương ngọt Kyushu) Takoyaki ở đây rất to. Quán còn cho rất nhiều mayonnaise nên những bạn thích mayonnaise hãy đến đây nhé. Gần quán còn có nhiều quán chơi trò chơi kiểu Nhật nên bạn vừa có thể ăn takoyaki vừa vui chơi trong không khí cực kỳ lễ hội. Takosen “Takosen” là món có 2 viên takoyaki kẹp giữa bánh gạo. Đây cũng là một món rất được yêu thích. Takoyaki Ichiban Osaka Shinsekai 3-1-14 Ebisuhigashi, Naniwa-ku, Osaka Cách ga Doubutsuenmae 350mCách ga Shinimamiya 450m 10:00~21:00 Mở cửa quanh năm 〈Điển hình〉Takoyaki 6 viên 600 yên, 8 viên 800 yên, Takosen 500 yên (bao gồm thuế)Vị sốt takoyaki, ponzu, muối mayonnaise, nước tương ngọt Kyushu, muối v.v. Shinsekai Kankan “Kankan” là quán lúc nào cũng đông khách. Trước quán có để rất nhiều ảnh của những người nổi tiếng đã đến quán. Quán rất đông khách vì takoyaki ngon và giá cả cực kỳ hợp lý. “Kankan” chỉ có 1 món duy nhất, đấy là “8 viên takoyaki” và bạn có thể thưởng thức chỉ với 450 yên! 8 viên takoyaki Takoyaki mềm mềm, tan chảy cùng nước sốt ngòn ngọt. Đây là một món ngon không thể cưỡng lại! Shinsekai Kankan 3-5-16 Ebisuhigashi, Naniwa-ku, Osaka Cách ga Doubutsuenmae 450mCách ga Shinimamiya 500m 9:30〜18:00 Nghỉ cố định thứ hai, thứ ba 8 viên takoyaki: 450 yên (bao gồm thuế) Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với các bạn 6 quán takoyaki nổi tiếng ở khu vực Namba và Tennoji do chính những bạn người Việt đang sống ở Osaka lựa chọn. 〈Dotonbori〉 ・ Takoya Dotonbori Kukuru Honten ・ Kureoru Dotonbori 〈Namba - Sennichimae〉 ・ Takoyakidoraku Wanaka Sennichimae 〈Tennoji〉 ・ Abeno Takoyaki Yamachan Honten 〈Shinsekai〉 ・ Takoyaki Ichiban Osaka Shinsekai ・ Shinsekai Kankan Khi đi chơi Kyoto, Osaka, các bạn hãy ăn thử takoyaki mang đậm bản sắc của Osaka nhé. Có rất nhiều món đáng để bạn ăn thử đấy!
  • Các loại “Oden” và cách mua

    17/02/2023
    Từ xa xưa, “Oden” đã được người Nhật yêu thích và đây đã trở thành món ngon kinh điển vào mùa đông. Gần đây, nhiều cửa hàng tiện lợi đã bán Oden ở khu vực gần quầy tính tiền nhưng đối với người nước ngoài chúng mình thì không biết Oden là gì, có những thành phần gì nên cảm thấy do dự khi mua và ăn thử. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu về các loại Oden và cách mua Oden. Bạn có muốn nếm thử hương vị kinh điển, vừa ngon vừa rẻ của Nhật Bản không? Oden là gì Oden là một món hầm đơn giản của Nhật, đã có lịch sử trên 1200 năm. Nước dùng của Oden là nước cá ngừ bào hoặc tảo bẹ. Sau khi cho nhiều loại nguyên liệu vào và ninh nhỏ lửa trong một thời gian dài, nước dùng của Oden sẽ ngấm vào các loại nguyên liệu. Vị ngọt tự nhiên của nguyên liệu sẽ hòa quyện với vị ngọt của nước dùng tạo nên một hương vị cực kì tuyệt vời và tinh tế. Nước dùng của Oden ở mỗi vùng của Nhật hơi khác nhau một chút. ・ Kanto: Nước cốt của cá ngừ bào và nước tương (shoyu). ・ Kansai: Nước của tảo bẹ và nước tương (shoyu), vị ngọt thanh. ・ Kyushu: Nước cốt từ xương gà và nước tương ngọt (shoyu) của Kyushu. Các loại nguyên liệu có trong Oden Gần đây, Oden được bày bán ở các cửa hàng tiện lợi nhưng nếu bạn không biết Oden có những gì thì bạn sẽ khó chọn phải không nào? Chúng mình sẽ giới thiệu những nguyên liệu truyền thống thông qua từng ảnh nhé. Nguyên liệu có trong Oden được gọi là “Oden no tane” đấy. Các nguyên liệu truyền thống Đây là những nguyên liệu truyền thống đã có từ ngày xưa. ① Atsuage: Đậu phụ chiên. Nước dùng của Oden sẽ ngấm vào phần vỏ đậu tạo nên vị ngọt lan tỏa trong miệng. ② Củ cải: Củ cải được cắt thành khoanh hình tròn. Đậu phụ chiên, trứng, chikuwa (chả cá), konnyaku (khoai nưa), ganmodoki (đậu phụ trộn rau củ), gân bò là những nguyên liệu truyền thống. ③ Shirataki (Ito konnyaku): Đây là khoai nưa dạng sợi. Món này ở Kanto gọi là “shirataki”, còn ở Kansai gọi là “ito konnyaku”. ④ Khoai tây: Khoai tây được ninh nhừ, đây là nguyên liệu không hề khó kiếm. ⑤ Trứng: Trứng luộc được hầm kỹ. Lòng đỏ trứng ngấm nước dùng của Oden nên đây là một món tuyệt phẩm. ⑥ Konnyaku: Vị giống như konnyaku dạng sợi. ⑦ Gân bò: Gân gót chân của bò. Gân bò ngấm nước dùng nên hương vị rất đậm đà. ⑧ Ganmodoki: Đậu hũ được nghiền nhuyễn, trộn cùng cà rốt, củ sen, ngưu bàng rồi chiên ngập dầu. Nó có vị ngon ngọt và mọng nước. ⑨ Đậu phụ ⑩ Yuba: Váng đậu. ⑪ Mochi kinchaku: Đậu phụ chiên nhân bánh dày. Các nguyên liệu đa dạng khác Ngoài những nguyên liệu truyền thống, các quán ăn và các gia đình cho thêm nhiều loại nguyên liệu khác vào Oden để món ăn trở nên phong phú hơn. ① Măng: Nguyên liệu thường được cho vào Oden. ② Ginnan: Quả của cây rẻ quạt. ③ Nấm hương ④ Kukiwakame: Phần lõi cứng của tảo biển. Ngoài ra còn có những nguyên liệu khác như ・ Bạch tuộc ・ Hanpen (chả cá: thịt cá trộn với khoai từ) ・ Satsumaage (chả cá: thịt cá trộn với cà rốt, ngưu bàng v.v.) ・ Goboten (chả cá có ngưu bàng ở trong) ・ Xúc xích Ăn cùng Karashi, không phải là Wasabi “Karashi” có màu vàng, ở bên trái ảnh Khi ăn sushi, mọi người thường ăn cùng wasabi (mù tạt xanh). Thế nhưng, khi ăn Oden thì chúng ta sẽ ăn cùng “Karashi” (mù tạt vàng). Có nhiều giả thuyết khác nhau về lý do tại sao mọi người ăn Oden với mù tạt vàng. Người ta nói rằng khi Oden được bán ở các quầy hàng trên đường phố, có người đã bị ngộ độc. Nếu ăn Oden với mù tạt vàng thì có thể tránh bị ngộ độc thực phẩm vì mù tạt có tác dụng diệt khuẩn. Đây là giả thuyết thuyết phục nhất. Mua Oden ở cửa hàng tiện lợi Oden ở cửa hàng tiện lợi thường do khách hàng tự phục vụ. Khách hàng cho đồ ăn vào bát rồi mang đến quầy thanh toán để trả tiền. ⭕️ Tự lấy đồ ăn cho vào bát Ở các cửa hàng tiện lợi thường có quầy Oden vừa rẻ vừa ngon vừa tiện. Bạn hãy cho những món bạn thích vào bát, lấy thêm nước dùng rồi mang tới quầy thanh toán nhé. ❌ Không được lấy tay chọc vào đồ ăn Kể cả bạn có nhầm đi chăng nữa thì cũng không được dùng tay chạm trực tiếp vào Oden ở trong nồi. Ở quầy Oden có kẹp và đũa nên bạn hãy dùng chúng. Ăn Oden ở nhà Oden rất dễ nấu tại nhà vì tất cả những gì bạn phải làm là cắt nguyên liệu và cho chúng vào hầm. Nước dùng của Oden được làm từ nước cốt tảo bẹ hoặc cá ngừ bào, cho thêm rượu dùng để nấu ăn, nước tương, mirin (nước đường dùng để nấu ăn). Bạn có thể tìm công thức chi tiết ở trên mạng. Ngoài ra, nếu lười thì bạn có thể mua gia vị của Oden (dạng bột), các nguyên liệu chế biến sẵn, cắt sẵn ở siêu thị. Nếu bạn bè bạn tới chơi thì mọi người có thể cùng nhau ăn Oden. Nếu bạn ăn 1 mình và không ăn hết thì có thể để nguyên các nguyên liệu trong nồi và bảo quản trong tủ lạnh rồi ăn trong 2,3 ngày. Người ta nói là “Oden của ngày thứ hai ăn ngon hơn ngày đầu tiên” vì nước dùng của Oden ngấm vào các nguyên liệu nên Oden càng ngon hơn. Oden cũng rất hợp với cơm trắng nhé! Các quán Oden Chắc hẳn nhiều bạn sẽ đi du lịch Kyoto, Osaka nên mình xin giới thiệu 3 quán Oden đặc biệt nổi tiếng ở Osaka để các bạn có thể ghé qua. Nếu bạn không biết gần nhà bạn có quán nào không, bạn có thể tìm trên mạng với từ khoá “おでん 美味しい店 〇〇 (khu vực nhà bạn)”. Các quán Oden đã được yêu mến từ ngày xưa nên có rất nhiều quán có vẻ ngoài cũ kỹ. Quán nào càng lâu đời thì hương vị Oden càng thơm ngon. Hana Kujira 2-8-2 Fukushima, Fukushima-ku, Osaka Cách ga JR Fukushima 300mCách ga JR Shin Fukushima 100m 16:00~23:00 Ngày nghỉ cố định: Tết, tháng 8 (nghỉ 1 tháng) Không thể đặt trước, chỉ thanh toán bằng tiền mặt Tako Ume 1-1-8 Dotonbori, Chuo-ku, Osaka Cách ga Nipponbashi (Metro, Kintetsu) 270m 16:00~22:50 Không có ngày nghỉ cố định (Nghỉ 31/12~3/1) Có thể đặt trước, có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng, không thể thanh toán bằng thẻ từ Yokaro 2-9-9 Shimanouchi, Chuo-ku, Osaka Cách ga Nipponbashi (Metro, Kintetsu) 500m 17:30~22:00 Ngày nghỉ cố định: chủ nhật, thứ hai, ngày lễ Không thể đặt trước, chỉ thanh toán bằng tiền mặt Tổng kết “Oden” được bán trong các cửa hàng tiện lợi của Nhật từ mùa thu tới đầu xuân. Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu các nguyên liệu có trong Oden và cách mua Oden - món ăn được yêu thích từ xa xưa - được xếp ngang hàng với các món lẩu trong mùa đông. Các nguyên liệu truyền thống của Oden là đậu phụ chiên, củ cải, khoai tây, chikuwa, konnyaku, gân bò, ganmodoki v.v. Khi bạn mua ở cửa hàng tiện lợi, bạn sẽ tự cho đồ ăn vào bát rồi mang tới quầy thanh toán, tuy nhiên tuyệt đối đừng chạm tay trực tiếp vào đồ ăn và nước dùng nhé. Đối với những bạn muốn thưởng thức Oden tại nhà, người ta nói rằng “Oden của ngày thứ hai ngon hơn ngày đầu tiên”, vì vậy bạn hãy thử ăn vào ngày thứ hai nữa! Các nguyên liệu có thể cho vào Oden là vô tận. Hãy thưởng thức Oden theo cách riêng của bạn nhé.

Bài viết nổi bật

  • Sự khác biệt giữa chùa và đền

    Nhật Bản có rất nhiều “chùa” và “đền", nhiều nơi đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. Vì tới thăm với mục đích du lịch v.v. nên nhiều bạn người nước ngoài không biết rõ sự khác biệt giữa chùa và đền ở Nhật. Vì vậy, trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu các đặc điểm của chùa và đền cũng như “điểm khác biệt về tôn giáo”, “điểm khác biệt...

  • Mình đã thử đi Sento!

    Cả “Onsen” (suối nước nóng) ở những nơi đặc biệt và “Sento” được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày trong thành phố đều là những phòng tắm công cộng truyền thống của Nhật Bản. Hiện nay, không còn nhiều người “chỉ có thể tắm ở nhà tắm cộng” giống như ngày xưa song vẫn còn rất nhiều người là fan hâm mộ của “Sento”. Tại sao bây giờ họ vẫn đi nhà tắm công...

  • Cùng thưởng thức và trải nghiệm trượt tuyết...

          Ở Nhật Bản, vì có nhiều tuyết trên núi nên kèm theo đó cũng có rất nhiều khu nghỉ dưỡng trượt tuyết. Trượt tuyết là môn thể thao không chỉ trẻ em mà cũng được cả người lớn yêu thích. Mỗi năm, khi mùa đông đến có rất nhiều người chờ đợi để được đi trượt tuyết!       Tôi cũng vậy, tôi thích trượt tuyết ngay từ khi mùa xuân bắt đầu sang. Và lần...

  • Suối nước nóng cho khỉ

     Bạn có biết tới điểm tham quan “Suối nước nóng cho khỉ” ở Nhật? Nằm ở “Công viên khỉ Jigokudani” thuộc khu nghỉ dưỡng trượt tuyết Shiga Kogen, phía Bắc tỉnh Nagano. Đây là nơi duy nhất trên thế giới có thể nhìn thấy loài khỉ tuyết Nhật Bản ngâm mình trong suối nước nóng. Loài khỉ này được đăng trên tạp chí “LIFE” của Mỹ năm 1970, hơn nữa vào năm 1998_khi thế...

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Mình đã xin visa du lịch Mỹ từ Nhật Bản như thế nào?

    Visa Mỹ, hay còn được gọi là thị thực Mỹ, thị thực Hoa Kỳ, visa Hoa Kỳ, thường được nói là một trong những loại visa khó xin nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu có đủ kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ, bạn có thể tự xin visa đi Mỹ. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ kinh nghiệm tự xin visa du lịch Mỹ (thị thực B2) với tư cách là du học sinh tại Nhật Bản, cũng như danh sách các câu hỏi mình đã gặp trong vòng phỏng vấn. ※Ảnh trên là thị thực (visa) Mỹ mình được cấp 〈Nội dung số này〉 Không biết Tiếng Anh có sao không? Các bước xin thị thực (visa) đi Mỹ Bước 1:Điền thông tin tại Mẫu đơn DS-160 Bước 2:Nộp lệ phí cấp visa Bước 3:Hẹn lịch phỏng vấn Bước 4:Đi phỏng vấn Mình đã được hỏi những câu hỏi như thế nào Lý do mình đỗ phỏng vấn? Tổng kết Không biết Tiếng Anh có sao không? Ngôi trường mình đang theo học Hiện tại, mình đang theo học tại một trường đại học ở Osaka, Nhật Bản. Mình muốn đi du lịch New York một mình trong kỳ nghỉ hè, vì vậy mình đã quyết định xin visa du lịch Mỹ. Thông thường, mình sẽ nhờ một công ty du lịch lo thủ tục xin thị thực, nhưng vì không muốn lãng phí khoản tiền này nên mình đã quyết tâm tự xin visa. Mình đã học tiếng Anh từ khi còn học tiểu học, và có thể giao tiếp bằng tiếng Anh khá tốt. Điều này đã rất có lợi đối với mình khi phỏng vấn xin thị thực. Nói như vậy có lẽ sẽ làm những bạn không tự tin về tiếng Anh cảm thấy lo lắng, nhưng các bạn hãy yên tâm. Đúng là mẫu đơn xin thị thực phải được điền bằng tiếng Anh, tuy nhiên, trên trang web của Đại sứ quán Mỹ đã có video bằng tiếng Nhật hướng dẫn rất kỹ cách điền đơn và phỏng vấn cũng có thể được thực hiện bằng tiếng Nhật. Do đó, bạn chỉ cần biết sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật thôi là đã có thể xin thị thực đi Mỹ tại Nhật Bản rồi. Các bước xin thị thực (visa) đi Mỹ Trang web giới thiệu “Các bước xin thị thực (visa) Mỹ” Có 4 bước xin thị thực (visa) Mỹ: ・Bước 1:Điền thông tin tại Mẫu đơn DS-160 ・Bước 2:Nộp lệ phí cấp visa ・Bước 3:Hẹn lịch phỏng vấn ・Bước 4:Đi phỏng vấn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các bước xin thị thực (visa) Mỹ【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các bước xin thị thực (visa) Mỹ【Tiếng Anh】 Ngoài ra, có 6 nơi bạn có thể nộp đơn xin thị thực Mỹ tại Nhật Bản, bao gồm Đại sứ quán Mỹ tại Tokyo và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Osaka. Đại sứ quán Mỹ tại Nhật (Tokyo) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Osaka-Kobe (Osaka) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Nagoya (Tỉnh Aichi) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Fukuoka (Tỉnh Fukuoka) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Sapporo (Hokkaido) Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Naha (Okinawa) Tuy nhiên, các bạn hãy lưu ý rằng cách thức xin thị thực tại Tokyo, Osaka và Okinawa hơi khác so với cách xin thị thực tại Sapporo và Fukuoka. Trong bài viết này, mình sẽ chủ yếu giới thiệu về cách xin thị thực ở Tokyo, Osaka và Okinawa. Bước 1:Điền thông tin tại Mẫu đơn DS-160 Mẫu đơn điền thông tin xin thị thực online (Mẫu DS-160) DS-160 là mẫu đơn đăng ký cấp thị thực trực tuyến. Các bạn có thể truy cập đơn từ đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mẫu đơn DS-160 Sau khi bạn click vào link, trang web sẽ hiện ra giống như hình trên. Chọn tên Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán mà bạn muốn đăng ký tại số ① trong hình trên và nhập mã xác minh được hiển thị trên trang. Để bắt đầu điền thông tin, bạn hãy bấm vào nút ”START AN APPLICATION (Tạo hồ sơ)” tại số ②. Trong trường hợp muốn truy cập lại vào mẫu đơn đang điền dở, hãy bấm vào nút “RETRIEVE AN APPLICATION (Lấy lại đơn)”. Khi truy cập lần đầu, sau khi bấm “START AN APPLICATION”, bạn sẽ được chuyển đến màn hình xác nhận như bên dưới. Tại đây, bạn đánh dấu tích vào mục ①, lựa chọn câu hỏi bảo mật và trả lời ở mục ②, sau đó, bấm “Continue (Tiếp tục)” ở mục ③. Tiếp theo, bạn sẽ được chuyển đến trang điền thông tin cho đơn DS-160 (như hình bên dưới). Tại góc trên bên phải của trang, bạn có thể chọn ngôn ngữ giải thích. Ví dụ, sau khi bạn chọn tiếng Việt, mỗi lần di con trỏ chuột vào một mục trên trang thì bản dịch tiếng Việt của mục đó sẽ hiện ra. Có rất nhiều đầu mục nên sẽ mất khá nhiều thời gian để trả lời, các bạn hãy kiên nhẫn nhé. Cách điền thông tin ※Video hướng dẫn trên trang web tiếng Việt và tiếng Nhật khác nhau Để biết thêm chi tiết về cách điền (nhập) Mẫu đơn DS-160, các bạn hãy tham khảo trang web hướng dẫn dưới đây (hình trên) do Đại sứ quán Mỹ cung cấp. Từ trang web này, bạn có thể tham khảo video “Hướng dẫn cách điền Mẫu đơn DS-160" và video "Quy trình phỏng vấn". [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Anh】 Tuy nhiên, video nói trên là video hướng dẫn cho trường hợp xin thị thực du học (thị thực F), không phải thị thực thương mại hoặc du lịch ngắn hạn (thị thực B), vì vậy, các bạn cần lưu ý một chút khi điền đơn xin thị thực loại B. Ví dụ: nếu bạn đang xin thị thực với mục đích "Du lịch ngắn hạn", hãy trả lời như sau đối với câu hỏi về mục đích chuyến đi. ・ Purpose of Trip to the U.S. (Mục đích chuyến đi): TEMP.BUSINESS PLEASURE VISITOR (B) / Thương mại, du lịch ngắn hạn (B) ・ Specify (Chi tiết): TOURISM/MEDICAL TREATMENT (B2) / Du lịch, chữa bệnh (B2) Những giấy tờ cần thiết khi điền Mẫu đơn DS-160 Sau đây là những giấy tờ cần thiết khi làm hồ sơ xin visa: ・ Hộ chiếu ・ Ảnh thẻ (file điện tử) Hãy đọc kỹ trang “Yêu cầu về ảnh” trước khi chụp. Bạn có thể chụp và in ảnh thẻ tại máy chụp ảnh tự động. Giá rẻ nhất sẽ khoảng 500 yên. Sau khi chụp xong, hãy lưu file ảnh vào điện thoại di động của bạn. Sử dụng phông nền trắng. Không đeo kính. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Yêu cầu về ảnh【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Yêu cầu về ảnh【Tiếng Anh】 Nhóm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm xin visa đi Mỹ của người Việt Nam Chắc hẳn có lúc bạn sẽ có những thắc mắc trong quá trình điền đơn ngay cả khi đã tham khảo những hướng dẫn có trên trang web chính thức của Đại sứ quán. Trong trường hợp này, bạn hãy thử tham gia các nhóm Facebook như “Chia sẻ phỏng vấn xin Visa du lịch Mỹ” để trao đổi và hỏi thêm thông tin về cách thức xin visa với các thành viên trong nhóm. Thông thường, mọi người trong nhóm sẽ trả lời rất nhiệt tình và thân thiện. Trang xác nhận đã nộp đơn DS-160 Trang “Xác nhận đã nộp đơn DS-160” (DS-160 confirmation page) Sau khi nộp đơn thành công, trang “Xác nhận đã nộp đơn DS-160” (còn gọi là “DS-160 confirmation page”) có mã vạch sẽ được hiển thị. Bạn sẽ phải mang tài liệu này đến buổi phỏng vấn nên hãy in trang xác nhận này ra nhé. Bước 2:Nộp lệ phí cấp visa Lệ phí xin thị thực sẽ khác nhau tùy theo loại thị thực. Bạn có thể tham khảo mức giá cụ thể trên trang “Lệ phí xin thị thực Mỹ”. Lệ phí cấp thị thực công tác/du lịch (thị thực loại B) rơi vào khoảng 160 USD và được thanh toán bằng tiền Yên khi đăng ký tại Nhật. Tỷ giá đô – yên có thể được xem tại trang “Lệ phí xin thị thực”. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau bao gồm chuyển khoản ngân hàng, tuy nhiên, mình thấy sử dụng thẻ tín dụng là dễ dàng và nhanh gọn nhất. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lệ phí xin thị thực Mỹ【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Lệ phí xin thị thực Mỹ【Tiếng Anh】 Bước 3:Hẹn lịch phỏng vấn Trang “Xác nhận đặt lịch phỏng vấn” (appointment letter) Sau khi nộp đơn DS-160, mình đã đặt lịch hẹn phỏng vấn tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ Osaka-Kobe qua Internet. Nếu đặt lịch trước 2-3 tuần so với ngày bạn muốn phỏng vấn, sẽ có tương đối nhiều ngày và khung giờ trống cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, nếu đặt lịch ngay trước ngày phỏng vấn, có nhiều khả năng các khung giờ đều đã kín chỗ nên các bạn hãy lưu ý. Sau khi đặt lịch phỏng vấn xong, trang "Xác nhận đặt lịch phỏng vấn" (còn gọi là “appointment letter”) sẽ hiện ra như hình trên. Các bạn hãy in trang này ra để mang theo khi đi phỏng vấn. Nếu muốn biết thêm thông tin về cách đặt lịch hẹn phỏng vấn, bạn hãy tham khảo trang web bên dưới nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đặt lịch phỏng vấn【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đặt lịch phỏng vấn【Tiếng Anh】 Bước 4:Đi phỏng vấn Đại sứ quán Mỹ (Tokyo) Cuối cùng là bước phỏng vấn. Bước này sẽ được thực hiện tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Nếu bạn nộp đơn xin thị thực ở Tokyo, Osaka hoặc Naha, đừng quên mang theo các giấy tờ cần thiết sau khi đến phỏng vấn. Các giấy tờ cần thiết ・Trang “Xác nhận đặt lịch phỏng vấn” (appointment letter) (bản in) ・Trang “Xác nhận đã nộp đơn DS-160” (DS-160 confirmation page) (bản in) ・Ảnh thẻ: 1 tấm (tham khảo yêu cầu về ảnh tại Bước 1) ・Hộ chiếu ・Hộ chiếu cũ được cấp trong vòng 10 năm đổ lại (nếu có) ・Bản copy 2 mặt Thẻ ngoại kiều (在留カード) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký người nước ngoài (外国人登録証明書) Quy trình phỏng vấn Lấy dấu vân tay (Trích từ Video trên Trang web chính thức) Dưới đây là quy trình phỏng vấn của mình tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Osaka. ① Nhân viên an ninh sẽ xác nhận thời gian hẹn của người xin thị thực và yêu cầu họ đợi một thời gian. Vì lý do an ninh, bạn không được phép đến sớm quá 15 phút so với thời gian đã hẹn. ② Khi được gọi tên, bạn sẽ đi qua kiểm tra an ninh. Cũng giống như tại sân bay, cả người và vật dụng mang theo đều sẽ được kiểm tra bằng máy dò kim loại. ③ Nộp “Các giấy tờ cần thiết” mình đã nêu ở trên và lấy dấu vân tay. ④ Bắt đầu phỏng vấn. Lúc đầu, người phỏng vấn đã đặt câu hỏi cho mình bằng tiếng Nhật, nhưng sau khi mình nói với họ rằng mình muốn được phỏng vấn bằng tiếng Anh, họ đã chuyển sang dùng tiếng Anh. Kết quả phỏng vấn sẽ được thông báo ngay sau khi phỏng vấn kết thúc. Trích từ video chính thức về quy trình phỏng vấn 【Lưu ý】 Bạn không được phép mang một số loại vật dụng vào Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Ví dụ, bạn không thể mang theo hành lý lớn hoặc máy tính xách tay. Bạn hãy tham khảo danh sách những vật dụng bị cấm mang theo tại trang web sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm cần lưu ý trước khi tới Đại Sứ Quán【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Những điểm cần lưu ý trước khi tới Đại Sứ Quán【Tiếng Anh】 Video về quy trình phỏng vấn Bạn có thể xem video chính thức về cuộc phỏng vấn từ trang web sau. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Nhật】 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin về Mẫu đơn DS-160【Tiếng Anh】 Mình đã được hỏi những câu hỏi như thế nào? Mình sẽ tóm tắt những gì mình nhớ được về các câu hỏi và câu trả lời của mình trong buổi phỏng vấn. ※Thứ tự câu hỏi có khác so với thực tế. ※Danh sách này không bao gồm toàn bộ các câu hỏi. Hỏi: Tại sao bạn lại muốn đến thăm nước Mỹ? Đáp: Tôi đã xem một bộ phim truyền hình rất thú vị trên Netflix lấy bối cảnh tại New York tên là "Inventing Anna". Bộ phim đã truyền cảm hứng cho tôi và khiến tôi muốn đến thăm New York. Hỏi: Bạn có dự định tới đâu tại đất nước Hoa Kỳ? Đáp: Tôi dự định tới thăm New York. Hỏi: Bạn dự định ở đó trong bao lâu? Đáp: Tôi sẽ ở Mỹ trong một tuần, và tôi sẽ chỉ ở New York trong khoảng thời gian đó. Hỏi: Bạn có thể nói về kế hoạch du lịch của bạn không? Đáp: Thực ra tôi cũng chưa lên kế hoạch chi tiết, nhưng tôi muốn đến thăm thật nhiều điểm du lịch nổi tiếng ở New York. Ví dụ như Đảo Liberty, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Phố Wall, Tòa nhà Empire State, v.v. Hình ảnh mình chụp tại Đảo Liberty, New York Hỏi: Bạn dự định mang theo bao nhiêu tiền mặt? Đáp: Tôi đang nghĩ đến việc mang theo 1,200 đô la tiền mặt. Hỏi: Bạn có người quen ở Mỹ không? Đáp: Vâng. Tôi có một người bạn sống ở Texas. Hỏi: Bạn đã sống ở Nhật bao lâu rồi? Đáp: Tôi đến Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 2018 với tư cách là một học sinh trao đổi, nhưng lúc đó tôi chỉ học tại Nhật khoảng nửa năm. Sau đó, tôi lại quay lại Nhật Bản vào tháng 1 năm 2021 để theo học đại học, tính đến nay (tháng 5 năm 2022), tôi đã sống ở Nhật Bản được khoảng 2 năm. Hỏi: Bạn hiện tại đang học ngành gì ở trường Đại học? Đáp: Tôi đang học về kinh tế. Hỏi: Bạn sẽ tốt nghiệp vào thời gian nào? Đáp: Tôi dự định tốt nghiệp vào tháng 3 năm 2025. Hỏi: Dự định của bạn sau khi tốt nghiệp là gì? Đáp:Sau khi tốt nghiệp tôi định làm việc tại Nhật Bản. Lý do mình đỗ phỏng vấn? Tại Đài thiên văn Top of the Rock, New York Mình nghĩ mình đã vượt qua cuộc phỏng vấn và nhận được visa nhờ những lý do chính sau đây: Lý do thứ nhất: Mình đã thuyết phục được người phỏng vấn rằng mình sẽ không ở lại Mỹ bất hợp pháp. Điều quan trọng nhất của việc xin thị thực là thuyết phục được người phỏng vấn rằng bạn sẽ không ở lại Mỹ bất hợp pháp. Mình đã nhấn mạnh rằng mình còn hai năm cho đến khi tốt nghiệp đại học, và mình dự định sẽ tìm việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp. Có thể vì vậy mà họ đã phán đoán rằng khả năng mình ở lại Mỹ bất hợp pháp là rất thấp. Lý do thứ hai: Mình đã trả lời các câu hỏi một cách cụ thể và dễ hiểu. Để trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn, bạn nên cung cấp càng nhiều thông tin cụ thể và dễ hiểu càng tốt. Các câu trả lời quá ngắn hoặc chỉ trả lời Yes (có) hoặc No (không) đều không tốt và nên tránh. Mình nghĩ rằng trong buổi phỏng vấn mình đã không mắc lỗi này. Lý do thứ ba: Mình có thể giao tiếp trôi chảy xuyên suốt buổi phỏng vấn. Như đã đề cập ở trên, do có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tương đối tốt, mình đã có thể trả lời trôi chảy các câu hỏi người phỏng vấn đưa ra. Người phỏng vấn rất thân thiện và điều này đã giúp mình bớt căng thẳng trong suốt buổi phỏng vấn. Lời khuyên của mình dành cho các bạn muốn xin visa đi Mỹ là hãy luyện tập phỏng vấn trước bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật để có thể thể hiện thật tốt trong buổi phỏng vấn. Tổng kết Ảnh mình chụp trên đường phố New York Trên đây là tất cả các thông tin về quá trình xin visa du lịch Mỹ của mình. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Việc xin visa Mỹ cần có thời gian và sự nỗ lực, nên “kiên nhẫn” chính là chìa khóa quan trọng nhất. Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên hoàn thành thủ tục xin thị thực khoảng vài tháng trước ngày xuất hành để có thể kịp kế hoạch du lịch mong muốn. Ngoài ra, điều quan trọng nhất khi xin thị thực là thuyết phục được bên cấp thị thực rằng bạn sẽ không ở lại Mỹ bất hợp pháp. Nếu ghi nhớ điều này trong quá trình điền đơn DS-160 và trả lời các câu hỏi phỏng vấn, chắc chắn cơ hội được cấp thị thực của bạn sẽ tăng lên. Chúc bạn may mắn và có một trải nghiệm tuyệt vời!

    03/02/2023

  • Những ngôi đền, chùa nổi tiếng cả nước để đi lễ đầu năm

    Trong những ngày đầu năm mới ở Nhật Bản, từ ngày mùng một tháng một, có nhiều người đến đền, chùa để đi lễ đầu năm (Hoạt động này tiếng Nhật gọi là “Hatsumode’). Khi đến đền chùa để đi lễ đầu năm, bạn có thể bắt gặp nhiều người phụ nữ trong trang phục Kimono, và cũng có thể thưởng thức những món ăn được bán ở các sạp hàng xếp thành dãy trong khuôn viên đền, chùa. Người dân Nhật Bản gắn bó với đền, chùa như nhau, nhưng đi lễ đầu năm, mọi người thường đi đến đền. Dựa trên số liệu của cơ quan Cảnh sát quốc gia v.v., chúng tôi đã tổng hợp các đền thờ và chùa được nhiều người ghé thăm dịp năm mới nhất trên toàn quốc. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu đến các bạn các địa điểm ở khu vục Kanto, Chubu, Kansai, Kyushu và một số nơi khác. Những ngôi đền, chùa đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Kanto Khu vực Kanto (bao gồm Tokyo, Chiba, Saitama, Kanagawa, Irabaki, Tochigi, và Gunma), dân cư đông đúc, có sáu ngôi đền đón hơn hai triệu người đi lễ đầu năm, mà trước hết phải kể đến là đền Meiji Jingu với số lượng khách đến hành hương đầu năm nhiều nhất cả nước (khoảng 3,2 triệu lượt khách). Chúng tôi sẽ giới thiệu các địa điểm có lượt khách đến từ cao xuống thấp. Meiji Jingu (Tokyo) Ngôi đền là nơi thờ thiên hoàng Minh Trị và hoàng hậu, nằm ở trung tâm Tokyo, mỗi năm, nơi đây đều thu hút nhiều khách đi lễ vào dịp đầu năm nhất Nhật Bản. Khuôn viên của ngôi đền rộng gấp 15 lần Tokyo Dome, từ ba lối vào mất khoảng 10 phút đi bộ để đến điện thờ chính. Trong khuôn viên của ngôi đền, có nhiều điểm tham quan như bảo tàng Meiji Jingu (có thu phí) v.v.. ▶︎ 1-1 Yoyogikamizonocho, quận Shibuya, Tokyo ▶︎ Ở ngay ga JR Harajuku hoặc ga Meiji Jingumae tuyến Tokyo Metro (Có thể đi bộ trong năm phút từ ga Kitasando tuyến Tokyo Metro, hoặc ga Yoyogi tuyến JR hay tuyến Toei, hoặc ga Sangubashi tuyến Odakyu) ▶︎ Vé vào cửu: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Naritasan Shinshoji (Tỉnh Chiba) Naritasan Shinshoji là ngôi chùa có lịch sử hơn 1080 năm, và thu hút hơn 10 triệu khách hành hương mỗi năm. Trong khuôn viên rộng lớn của chùa, có nhiều đền và công viên với thiên nhiên phong phú. Dọc con đường dẫn vào chùa từ ga Narita, chỉ bằng cách đi bộ, bạn có thể chiêm ngưỡng nhiều tòa nhà vẫn còn lưu giữ dấu tích của thời Edo. Ngoài ra, có hơn 150 quán ăn uống và cửa hàng đồ lưu niệm nối tiếp nhau, nơi bạn có thể thưởng thức cà phê và nhiều món ăn khác nhau. ▶︎ 1 Narita, thành phố Narita, tỉnh Chiba ▶︎ Cách khoảng 1,4 km từ ga Keisei Narita hoặc Ga JR Keisei ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Kawasaki Daishi (Tỉnh Kanagawa) Kawasaki Daishi nổi tiếng là vị thần xua đuổi vận rủi và những điều bất hạnh, được nhiều người trên cả nước đến viếng thăm. Trên con đường vào chùa, có khu mua sắm “Nakamise”, với rất nhiều cửa hàng bán kẹo “Tankiri” hay “Sarashi”. Những viên kẹo này được cho là có tác dụng “giảm ho”. ▶︎ 4-48 Daishi-machi, Kawasaki-ku, thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa ▶︎ Cách khoảng 400m từ ga Kawasaki Daishi tuyến Keikyu ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Tsurugaoka Hachimangu (Tỉnh Kanagawa) Vào đầu năm, bậc thang này sẽ chật kín người hành hương. Đây là ngôi đền được gia đình nhà Minamoto, gia tộc cai trị thời mạc phủ Kamakura, xây dựng năm 1180. Khu vực xung quanh có nhiều đền, chùa nổi tiếng có thể tham quan. Phố “Komachi-dori” nối ga Kamakura và đền Tsurugaoka Hachimangu, là con phố mua sắm rất sôi động, thu hút nhiều người. ▶︎ 2-1-31 Yukinoshita, thành phố Kamakura, tỉnh Kanagawa ▶︎ Khoảng 750m từ ga Kamakura tuyến Enoden hoặc tuyến JR ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Sensoji (Tokyo) Sensoji là ngôi chùa cổ nhất ở Tokyo với lịch sử gần 1400 năm, đây là điểm tham quan du lịch không thể bỏ qua của du khách nước ngoài. Cổng “Kaminarimon” ở lối vào là địa điểm chụp ảnh nổi tiếng. Nakamise (phố mua sắm) Ngoài ra, trên con đường 250m từ cổng Kaminarimon đến chùa, có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm và bánh kẹo, được gọi là “Nakamise”. ▶︎ 2-3-1 Asakusa, quận Taito, Tokyo ▶︎ 100m từ ga Asakusa tuyến Tokyo Metro. Có thể đi bộ trong năm phút từ ga Asakusa tuyến Tobu, Tsukuba Express hoặc tuyến Toei. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Musashi Ichinomiya Hikawa (Tỉnh Saitama) Đền Musashi Ichinomiya Hikawa là trung tâm của nhiều đền thờ Hikawa nằm rải rác trong lưu vực Arakawa ở tỉnh Saitama và Tokyo. Ngôi đền được cho là đã được xây dựng cách đây khoảng 2400 năm, thuộc một trong những ngôi đền cổ nhất Nhật Bản. ▶︎ 1-407 Takahana-cho, Omiya-ku, thành phố Saitama, tỉnh Saitama ▶︎ Cách ga JR Omiya khoảng 1,6km. Và khoảng 550m từ ga Kita Omiya tuyến Tobu ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Ngoài các địa điểm kể trên, các ngôi đền sau đây đón khoảng 600.000 đến 800.000 lượt khách hành hương đầu năm mới. ・ Đền Kasama Inari (Tỉnh Ibaraki) ・ Đền Kashima (Tỉnh Ibaraki) ・ Đền Chiba (Tỉnh Chiba) ・ Chùa Nishiarai Daishi (Tokyo) Những ngôi đền, chùa đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Chubu Tại khu vực Chubu (Aichi, Gifu, Mie, Nagano, Shizuoka) với trung tâm là thành phố Nagoya tỉnh Aichi, lượng du khách đến thăm đền Atsuta (tỉnh Aichi) dịp năm mới là hơn 2 triệu lượt, trong khi đó ở Toyokawa Inari (tỉnh Aichi) là hơn 1 triệu lượt. Đền Atsuta (Tỉnh Aichi) Đền Atsuta nằm ở thành phố Nagoya và được gọi một cách trìu mến là "Atsuta-san". Đây được biết đến là nơi cất giữ Kusanagi no Tsurugi (Thanh kiếm Kusanagi) - một trong ba báu vật thần thánh. Trong khuôn viên rộng khoảng 19 ha của ngôi đền, có cây long não cành lá sum suê hơn 1000 năm tuổi. ▶︎ 1-1-1 Jingu, Atsuta-ku, thành phố Nagoya, tỉnh Aichi ▶︎ Từ ga Jingu tuyến Meitetsu, ga JR Atsuta, hoặc ga Jingunishi, ga Tenmacho trên tuyến tàu điện ngầm mất khoảng từ một đến bốn phút ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Toyokawa Inari (Tỉnh Aichi) Tên chính thức là “Myogonji”, và mặc dù không phải một ngôi đền mà là một ngôi chùa, nhưng nó có cổng Tori ở lối vào. Từ xa xưa, người ta đã đến đây để cầu nguyện cho việc buôn bán phát đạt và sự bình an cho gia đình. “Toyokawa Inarizushi”, được bán ở khu vực xung quanh, là một món ăn rất phổ biến và có giả thuyết cho rằng nó chính là nguồn gốc của món ăn nổi tiếng Nhật Bản có tên “Inarizushi”. Cùng với Fushimi Inari Taisha (Kyoto) và đền Kasama Inari (tỉnh Ibaraki), Toyokawa Inari được biết đến là một trong “Tam đại đền Inari ở Nhật Bản” và được bao quanh bởi những bức tượng cáo bằng đá, biểu trưng của đền chùa Inari. ▶︎ 1 Toyokawa-cho, thành phố Toyokawa, tỉnh Aichi ▶︎ Cách ga JR Toyokawa 500m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Bên cạnh các đền chùa nêu trên, các ngôi đền sau đây đón khoảng 400.000 đến 700.000 lượt khách hành hương đầu năm mới. ・ Đền Inaba (Tỉnh Gifu) ・ Ise Jingu (Tỉnh Mie) ・ Mishima Taisha (Tỉnh Shizuoka) ・ Zenkoji (Tỉnh Nagano) Những ngôi đền đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Kansai Ở vùng Kinki (Osaka, Kyoto, Kobe, Nara, Wakayama, Shiga), còn được gọi là "Kansai", có Fushimi Inari Taisha (Kyoto) với khoảng 2,77 triệu người đến thăm vào dịp năm mới, và Sumiyoshi Taisha (Osaka) với 2,35 triệu lượt. Đền Ikuta (tỉnh Hyogo) và đền Yasaka (Kyoto) cũng đón khoảng 1,05 đến 1,55 triệu người đến thăm vào dịp năm mới. Ngoài ra, tại tỉnh Nara, Kasuga Taisha là nơi có số lượng du khách lớn nhất với 820.000 người. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn từng địa điểm một. Fushimi Inari Taisha (Kyoto) Fushimi Inari Taisha là ngôi đền đứng đầu trong số khoảng 30.000 ngôi đền Inari trên toàn quốc và cực kỳ nổi tiếng với khách du lịch nước ngoài. Đền Inari thờ cúng vị thần nông nghiệp Inari. Senbon Torii (Nghìn cổng Tori) "Senbon Torii" nổi tiếng là một đường hầm màu đỏ son tuyệt đẹp với nhiều cổng Tori màu đỏ son sống động. Đó là một cảnh tượng huyền ảo khiến bạn cảm thấy như thể đang lạc vào một thế giới khác. ▶︎ 68 Yabunouchi-cho, Fukakusa, Fushimi-ku, thành phố Kyoto ▶︎ Phía trước ga JR Inari. Cách ga Fushimi Inari tuyến Keihan khoảng 250m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Sumiyoshi Taisha (Osaka) ' Cầu Taiko, biểu tượng của Sumiyoshi Taisha Sumiyoshi Taisha là ngôi đền đứng đầu trong số 2.300 ngôi đền Sumiyoshi trên toàn quốc. Đối với người dân Osaka, nhắc đến đi lễ đầu năm, câu trả lời chắc chắn sẽ là “Sumiyossan”. Vào đêm giao thừa (ngày 31 tháng 12), trước cổng đền sẽ trật kín người, và trống taiko sẽ được đánh vào đúng 0 giờ ngày mùng một tết. ▶︎ 2-9-89 Sumiyoshi, Sumiyoshi-ku, thành phố Osaka ▶︎ Ngay trước ga Sumiyoshi Torii tuyến Hankai. Cách khoảng 100m từ ga Sumiyoshitaisha tuyến Nankai. Cách khoảng 300m từ ga Sumiyoshi Higashi tuyến Nankai. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Ikuta (Tỉnh Hyogo) Đền Ikuta là ngôi đền nằm ở trung tâm khu vực Sannomiya, ngay trung tâm thành phố Kobe, được biết đến là nơi thờ vị thần hôn nhân và tình yêu viên mãn. Bên trong khuôn viên đền có cây long não linh thiêng với tuổi thọ hàng trăm năm. ▶︎ 1-2-1 Shimoyamate-dori, Chuo-ku, thành phố Kobe, tỉnh Hyogo ▶︎ Cách ga Sannomiya tuyến tàu điện ngầm khoảng 100m. Cách ga Sannomiya tuyến Hankyu khoảng 200m. Khoảng 10 phút đi bộ từ ga JR Sannomiya hoặc từ ga Sannomiya tuyến Hanshin. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức 八坂神社(京都府) Vì nằm ở khu vực Gion, trung tâm của Kyoto, đền Yasaka được người dân yêu mến gọi là "Gion san" . Lễ hội Gion, một trong ba lễ hội lớn của Nhật Bản, là sự kiện của đền Yasaka, bắt nguồn từ việc cầu nguyện để làm lắng dịu dịch bệnh. Đền Yasaka cũng là điểm khởi đầu của con phố chính “Shijo-dori” của Kyoto. Từ đền Yasaka đến địa điểm chụp ảnh nổi tiếng, nơi có thể nhìn thấy "tháp Yasaka" là khoảng 600m ▶︎ 625 phía Bắc khu phố Gion, Higashiyama-ku, thành phố Kyoto ▶︎ Cách ga Gion Shijo tuyến Keihan khoảng 500m. Khoảng 700m từ ga Kyoto Kawaramachi tuyến Hankyu. Từ ga JR Kyoto đi xe buýt thành phố tuyến số 100 hoặc 206 xuống tại Gion. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Kasuga Taisha (Tỉnh Nara) Ngôi đền được công nhận là di sản thế giới. Gian chính nổi tiếng với màu sơn đỏ rực rỡ, đây là ngôi đền khởi nguồn cho khoảng 3000 ngôi đền Kasuga trên toàn quốc. Ngay bên cạnh là chùa Todai nổi tiếng với bức tượng phật lớn. Cả Kasuga Taisha và chùa Todai đều nằm trong khuôn viên công viên Nara rộng lớn. Bạn có thể bắt gặp nhiều hươu hoang dã trên đường dẫn đến ngôi đền. ▶︎ 160 Kasugano-cho, thành phố Nara ▶︎ Cách ga Kintetsu Nara khoảng 800m. Cách ga JR Nara khoảng 1,5km. Từ mỗi ga cũng có sẵn xe buýt. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Ngoài những đền nêu trên, những ngôi đền dưới đây cũng đón khoảng 400.000 đến 900.000 người đến hành hương đầu năm. ・ Đền Minatogawa (Tỉnh Hyogo) ・ Kashihara Jingu (Tỉnh Nara) ・ Đền Nagata (Tỉnh Hyogo) ・ Kitano Tenmangu (Kyoto) ・ Taga Taisha (Tỉnh Shiga) ・ Đền Nishinomiya (Tỉnh Hyogo) Những ngôi đền đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Kyushu Tại Kyushu, có khoảng 2,3 triệu người từ khắp Nhật Bản đến đền Dazaifu Tenmangu (tỉnh Fukuoka), nơi vốn nổi tiếng thờ “thần học tập”, để đi lễ đầu năm. Bên cạnh đó, đền Miyajidake (tỉnh Fukuoka) nơi có phong cảnh tuyệt đẹp cũng đón khoảng 1,1 triệu lượt khách đến thăm. Dazaifu Tenmangu (Tỉnh Fukuoka) Đền thờ Dazaifu Tenmangu, ngôi đền Tenmangu nổi tiếng nhất Nhật Bản, thờ phụng Sugawara no Michizane, người được tôn là vị thần học vấn, thu hút nhiều sĩ tử và gia đình từ khắp mọi nơi trên cả nước đến cầu nguyện cho thi cử đỗ đạt. "Umegae mochi (Món bánh gạo nhân đậu đỏ truyền thống)” được bán ở khu vực xung quanh đền cũng nổi tiếng trên toàn quốc. Ngoài ra, đền Homangu Kamado phía sau ngôi đền này cũng đang trở nên nổi tiếng khi được biết đến như là vùng thánh địa trong anime “Kimetsu no Yaiba”. ▶︎ 4-7-1 Saifu, thành phố Dazaifu, tỉnh Fukuoka ▶︎ Cách ga Dazaifu tuyến Nishitetsu khoảng 300m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Miyajidake (Tỉnh Fukuoka) Đền Miyajidake nổi tiếng với ba cái nhất ở Nhật Bản như dưới đây: ・ Dây rơm Shimenawa lớn nặng 3 tấn (hình trên) ・ Trống Taiko với đường kính 2,2m ・ Quả chuông đồng lớn nặng 450 kg Con đường ánh sáng (Hikari no michi) Từ trên những bậc thang dẫn lên đền, bạn có thể nhìn thấy con đường thẳng tắp trải dài ra tận biển. Con đường này tỏa sáng lấp lánh dưới ánh nắng hoàng hôn nên được gọi là "Con đường ánh sáng (Hikari no michi)". ▶︎ 7-1 Motomachi Miyaji, thành phố Fukutsu, tỉnh Fukuoka ▶︎ Cách ga JR Fukuma khoảng 2km. Đi xe buýt khoảng năm phút từ ga Fukuma, sau đó xuống tại "Miyajidake Jinja-mae" và đi bộ khoảng 200m. ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Các đền thờ nổi tiếng khác Ngoài hai ngôi đền kể trên, các ngôi đền dưới đây cũng đón khoảng 400.000 đến 700.000 người đến hành hương đầu năm mới ・ Đền Washio Atago (Tỉnh Fukuoka) ・ Munakata Taisha (tỉnh Fukuoka) ・ Đền thờ Yutoku Inari (tỉnh Saga) ・ Đền Kato (tỉnh Kumamoto) Những ngôi đền đón nhiều khách hành hương đầu năm: Khu vực Hokkaido, Tohoku và Chugoku Hokkaido Jingu (Hokkaido) Là ngôi đền nằm cạnh công viên Maruyama của thành phố Sapporo. Ngôi đền đón khoảng 800.000 người đến hành hương vào dịp năm mới, con số lớn nhất ở Hokkaido. ▶︎ 474 Miyagaoka, Chuo-ku, thành phố Sapporo, Hokkaido ▶︎ Cách ga Maruyama Koen tuyến tàu điện ngầm khoảng 700m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Shiogama (Tỉnh Miyagi) Đây là ngôi đền khởi nguồn cho các ngôi đền Shiogama trên khắp Nhật Bản. Nơi đây thờ vị thần đã truyền lại cho người dân cách làm muối. Ngôi đền này và đền Takekoma được giới thiệu tiếp theo, có khoảng 450.000 người đến thăm lễ đầu năm mới, nhiều nhất ở vùng Tohoku. ▶︎宮城県塩竈市一森山1-1 ▶︎JR本塩釜から約400m ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Takekoma (Tỉnh Miyagi) Cũng có giả thuyết cho rằng đền Takekoma mới là một trong "Tam đại đền Inari ở Nhật Bản", cùng với đền Fushimi Inari ở Kyoto và đền Kasama Inari ở tỉnh Ibaraki. ▶︎ 1-1 Ichimoriyama, thành phố Shiogama, tỉnh Miyagi ▶︎ Khoảng 400m từ ga JR Honshiogama ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Đền Hiroshima Gokoku (Tỉnh Hiroshima) Đền Hiroshima Gokoku từng bị lửa thiêu rụi bởi bom nguyên tử trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng với việc phục hưng thành phố Hiroshima, một ngôi đền mới đã được xây dựng trong khuôn viên của lâu đài Hiroshima. Có khoảng 600.000 người đến ngôi đền này đi lễ vào dịp năm mới, đây là con số lớn nhất ở tỉnh Hiroshima. Ngôi đền nằm trong khuôn viên của lâu đài Hiroshima ▶︎ 21-2 Moto-machi, Naka-ku, thành phố Hiroshima ▶︎ Cách khoảng 800m từ ga Kencho-Mae tuyến Astram ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Hofu Tenmangu (Tỉnh Yamaguchi) Nhật Bản có khoảng 12.000 ngôi đền thờ Michizane Sugawara, nhưng Hofu Tenmangu được cho là ngôi đền được xây dựng đầu tiên trong số đó. Đền Hatsumode đón khoảng 430.000 người hành hương vào đầu năm mới, con số lớn nhất ở tỉnh Yamaguchi. ▶︎ 14-1 Matsuzaki-cho, thành phố Hofu, tỉnh Yamaguchi ▶︎ Khoảng 1,3 km từ ga JR Hofu ▶︎ Vé vào cửa: Miễn phí ▶︎ Trang web chính thức Phần kết Ở Nhật Bản, vào đầu tháng Giêng, nhiều người đến các đền thờ và chùa để đi lễ đầu năm. Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu 38 ngôi đền, chùa trên khắp Nhật Bản, những nơi có số lượng lớn du khách đến hành hương vào dịp năm mới. Vào thời gian du khách đến hành hương đầu xuân, trong khuôn viên đền chùa, các sạp hàng sẽ được xếp thành dãy, bạn có thể thưởng thức nhiều món ăn khác nhau tại đây. Ngoài ra, tại một số đền, chùa lớn, nhiều cửa hàng nối tiếp nhau dọc theo lối dẫn vào đền, chùa. Bạn sẽ thử tận hưởng văn hóa Hatsumode vào tháng Giêng của Nhật Bản chứ?

    26/12/2022

  • Món ăn Nhật Bản_phần 9:Món ăn Năm mới Osechi

    Vào dịp Năm mới, trên bàn ăn của nhiều gia đình Nhật Bản đều có món ăn mừng Năm mới gọi là Osechi được bày trong một chiếc hộp vuông nhiều tầng. Những món ăn Osechi của Nhật Bản mang ý nghĩa “cầu chúc cho mọi người một năm mới mạnh khỏe”. Trước đây, những món ăn này đều do các gia đình tự chế biến nhưng ngày nay các cửa hàng bách hóa hoặc siêu thị, các quán và thậm chí cả các cửa hàng trên mạng đều có bán. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu 3 món dễ chế biến và với khẩu vị người Việt Nam. Chúng ta cùng vào bếp nhé. Món củ cải và cà rốt dầm giấm Kohaku namasu Món củ cải cà rốt dầm giấm Kohaku namasu không chỉ có mặt trên bàn ăn ngày Năm mới và còn được xuất hiện trong các dịp lễ mừng khác. Từ “kouhaku”, có nghĩa là “hồng bạch” mang ý nghĩa chúc mừng, được thể hiện bằng màu trắng của củ cải và màu đỏ của cà rốt thái sợi. Ngoài ra, giấm và đường dùng để chế biến món ăn, cũng giúp cho cơ thể đỡ mệt mỏi. Trong cà rốt có chất kali có tác dụng phòng huyết áp cao và β-Carotene (có trong màu vàng sậm) có tác dụng tăng cường miễn dịch. Trong củ cải có nhiều vitamin C và có chất oxidase giúp tiêu hóa tốt. Nguyên liệu (phần 2~3 người) 1. Củ cải: 1/4 củ 2. Cà rốt: 1/3 củ ◆ Gia vị ・Muối: 1 thìa cà phê ・Đường: 2 thìa canh ・Giấm: 3 thìa canh ※Tùy ý thích có thể cho thêm vài lát ớt và một chút vỏ chanh Yuzu của Nhật. Cách chế biến 1Củ cải và cà rốt gọt bỏ vỏ, thái mỏng như trong ảnh. 2Sau đó thái chỉ. 3Rắc muối vào và bóp nhẹ, để độ 10 phút cho ngấm. 4Sau 10 phút, rau đã ra nước, dùng tay vắt nhẹ cho kỹ. 5Cho củ cải, cà rốt vào một chiếc túi zip, cho giấm và đường vào, dùng tay bóp nhẹ cho ngấm đều. Sau cùng nếu thích thì cho thêm vài lát ớt và vỏ chanh yuzu vào. 6Cho vào tủ lạnh độ vài tiếng hoặc 1 ngày sau là có thể ăn được. 1Củ cải và cà rốt gọt bỏ vỏ, thái mỏng như trong ảnh. 2Sau đó thái chỉ 3Rắc muối vào và bóp nhẹ, để độ 10 phút cho ngấm 4Sau 10 phút, rau đã ra nước, dùng tay vắt nhẹ cho kỹ. 5Cho củ cải, cà rốt vào một chiếc túi zip, cho giấm và đường vào, dùng tay bóp nhẹ cho ngấm đều. Sau cùng nếu thích thì cho thêm vài lát ớt và vỏ chanh yuzu vào. 6Cho vào tủ lạnh độ vài tiếng hoặc 1 ngày sau là có thể ăn được. Củ cải tròn kabu tỉa hoa cúc ngâm giấm Củ cải tròn tỉa hoa cúc ngâm giấm là một món ăn đẹp, không chỉ dùng trong món ăn Năm mới và còn được dùng trong nhiều dịp lễ mừng khác. Thời gian ngâm hơi lâu nhưng cách làm đơn giản. Từ một loại rau bình thường nhưng qua chế biến, kabu đã trở thành một món ăn đẹp. Nguyên liệu (phần 2~3 người) 1. Củ cải tròn kabu (loại nhỏ) 4 củ ◆ Gia vị (A) Phần để sơ chế ・Nước:250cc ・Muối:1/2 thìa canh (B) Phần để ngâm ・Giấm:50cc ・Đường: 2 thìa canh ・Muối: 1/2 thìa cà phê ・Vài lát ớt khô Cách chế biến 1Cắt bỏ phần lá của kabu. 2Dùng 2 chiếc đũa gỗ kẹp lấy củ kabu, thái lát dày khoảng 2mm, sâu độ 3/4 củ. 3Xoay củ kabu 90 độ, thái ngang với độ dày 2mm. 4Củ kabu thái xong như trong ảnh là được. 5Cho gia vị phần A vào bát lớn, hòa cho tan, sau đó cho kabu đã thái xong vào, ngâm độ 30 phút. 6Lấy kabu ra, dùng 2 tay vắt nhẹ cho bớt nước. 7Cho gia vị trong mục B vào túi zip hòa cho tan, cho kabu đã vắt nước vào, bóp nhẹ. Cho vào tủ lạnh độ 2 giờ sau có thể ăn được. 8Lấy kabu ra, bày vào bát, sửa sang lại cho thành hình gọn gàng, rồi cho vài lát ớt lên trên là xong. 1Cắt bỏ phần lá của kabu. 2Dùng 2 chiếc đũa gỗ kẹp lấy củ kabu, thái lát dày khoảng 2mm, sâu độ 3/4 củ. 3Xoay củ kabu 90 độ, thái ngang với độ dày 2mm. 4Củ kabu thái xong như trong ảnh là được. 5Cho gia vị phần A vào bát lớn, hòa cho tan, sau đó cho kabu đã thái xong vào, ngâm độ 30 phút. 6Lấy kabu ra, dùng 2 tay vắt nhẹ cho bớt nước. 7Cho gia vị trong mục B vào túi zip hòa cho tan, cho kabu đã vắt nước vào, bóp nhẹ. Cho vào tủ lạnh độ 2 giờ sau có thể ăn được. 8Lấy kabu ra, bày vào bát, sửa sang lại cho thành hình gọn gàng, rồi cho vài lát ớt lên trên là xong. Đậu đen ninh đường Kuromame Đậu đen, tiếng Nhật là “kuromane”. Từ “mame” mang ý nghĩa cầu mong cho sức khỏe, mạnh mẽ, chăm chỉ, với mong muốn cầu cho mọi người luôn “ mạnh khỏe, làm việc chăm chỉ” nên từ xa xưa món kuromame ninh đường luôn không thể thiếu được trong món Osechi của người Nhật. Chúng tôi xin giới thiệu cách nấu món kuromame đơn giản. Nguyên liệu (phần 3~4 người) 1. Đậu đen kuromame (đậu khô):200g 2. Nước:1200cc 3. Nước thêm vào khi ninh:100~150㏄ 4. Đường (loại nào cũng được):170g 5. Xì dầu shoyu:2 thìa canh 6. Muối: 1/2 thìa cà phê 7. Đinh rỉ ( nếu có): khoảng 10 chiếc cho vào chiếc túi giấy lọc trà hoặc một vật bằng thép như trong ảnh Cách chế biến 1Cho nước vào 1 chiếc bát lớn, rồi cho đậu đen vào rửa nhẹ nhàng rồi vớt ra. Khi rửa nếu có hạt đậu nổi lên thì có thể hạt đậu đó bị hỏng, nên bỏ đi. 2Cho nước, đường, xì dầu shoyu, muối và viên sắt (đinh rỉ) vào nồi đun sôi. 3Sau khi nước sôi thì tắt bếp, cho ngay đậu vào, ngâm đậu qua đêm (thời gian ngâm đậu tối thiểu từ 10~12 tiếng). 4Cho nồi lên bếp, để lửa to. Khi nước sôi thì vớt bọt. Sau đó cho 1/2 phần nước cho thêm vào (phần nước trong mục (3). Tiếp tục hớt bọt và cho thêm phần nước còn lại (tất cả độ 2~3 lần). 5Sau đó, cho một chiếc vung chặn (otoshibuta) lên trên (không có cũng không sao). Đậy vung nồi và ninh nhỏ lửa trong vòng từ 3~4 tiếng. Lưu ý khi ninh luôn để nước ngập đỗ. Nếu thấy đỗ nhô lên mặt nước thì cho thêm nước sôi. Thử xem thấy đỗ nhừ thì bắt đầu ninh cho nước cạn cho tới khi đỗ nhô khỏi mặt nước là được.Lưu ý: Khi cho thêm nước phải dùng nước sôi, không được dùng nước lạnh vì nếu dùng nước lạnh, đỗ dễ bị nứt vỏ. 6 Sau đó vớt đinh hoặc viên sắt ra. 7Để vào hộp đựng, đợi cho đậu nguội hẳn thì cho tủ lạnh bảo quản. 8Khi ăn, lấy một phần ra bày vào đĩa hoặc bát là xong. Đậu để vài ngày sẽ ngấm và lên màu đen bóng rất đẹp. 1Cho nước vào 1 chiếc bát lớn, rồi cho đậu đen vào rửa nhẹ nhàng rồi vớt ra. Khi rửa nếu có hạt đậu nổi lên thì có thể hạt đậu đó bị hỏng, nên bỏ đi. 2Cho nước, đường, xì dầu shoyu, muối và viên sắt (đinh rỉ) vào nồi đun sôi. 3Sau khi nước sôi thì tắt bếp, cho ngay đậu vào, ngâm đậu qua đêm (thời gian ngâm đậu tối thiểu từ 10~12 tiếng). 4Cho nồi lên bếp, để lửa to. Khi nước sôi thì vớt bọt. Sau đó cho 1/2 phần nước cho thêm vào (phần nước trong mục (3). Tiếp tục hớt bọt và cho thêm phần nước còn lại (tất cả độ 2~3 lần). 5Sau đó, cho một hiếc vung chặn (otoshibuta) lên trên (không có cũng không sao). Đậy vung nồi và ninh nhỏ lửa trong vng từ 3~4 tiếng. Lưu ý khi ninh luôn để nước ngập đỗ. Nếu thấy đỗ nhô lên mặt nước thì cho thêm nước sôi. Thử xem thấy đỗ nhừ thì bắt đầu ninh cho nước cạn cho tới khi đỗ nhô khỏi mặt nước là được.Lưu ý: Khi cho thêm nước phải dùng nước sôi, không được dùng nước lạnh vì nếu dùng nước lạnh, đỗ dễ bị nứt vỏ. 6 Sau đó vớt đinh hoặc viên sắt ra. 7Để vào hộp đựng, đợi cho đậu nguội hẳn thì cho tủ lạnh bảo quản. 8Khi ăn, lấy một phần ra bày vào đĩa hoặc bát là xong. Đậu để vài ngày sẽ ngấm và lên màu đen bóng rất đẹp.

    26/12/2022

  • Sự khác biệt giữa chùa và đền

    Nhật Bản có rất nhiều “chùa” và “đền", nhiều nơi đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng. Vì tới thăm với mục đích du lịch v.v. nên nhiều bạn người nước ngoài không biết rõ sự khác biệt giữa chùa và đền ở Nhật. Vì vậy, trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu các đặc điểm của chùa và đền cũng như “điểm khác biệt về tôn giáo”, “điểm khác biệt về lối vào”, “các phong tục của Nhật liên quan đến đền chùa” v.v. [Nội dung bài viết] ・ Điểm khác biệt về tôn giáo ・ Điểm khác biệt về lối vào ・ Điểm khác biệt về cách khấn lễ ・ Phong tục đi lễ đầu năm v.v. ・ Những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng ・ Điểm khác biệt giữa việc có thêm “O" hay không ・ Tổng kết Điểm khác biệt về tôn giáo Nói về chùa và đền, đầu tiên phải kể đến sự khác biệt về tôn giáo. Chùa là nơi thờ của Phật giáo, đền là nơi thờ của Thần đạo ・ Chùa = Phật giáo ・ Đền = Thần đạo Chùa Kinkakuji - Chùa Vàng (Kyoto) Như các bạn đã biết, Phật giáo là một tôn giáo có nhiều tín đồ trên khắp thế giới. Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ, phát triển ở Trung Quốc, lan rộng và bén rễ ở nhiều nước châu Á. Phật giáo thờ “Phật”, tiêu biểu là Buddha. Đền Atsutajingu (Thành phố Nagoya) Thần đạo là tín ngưỡng riêng có của Nhật Bản. Thần đạo tôn thờ rất nhiều vị thần của thiên nhiên, con người, đất đai v.v. Người Nhật tin rằng các vị thần trú ngụ trong vạn vật trong thế giới tự nhiên và họ gọi điều đó là "Yaoyorozu no Kami". "Yaoyorozu" có nghĩa là "rất nhiều". Tên của các đền thờ Thần đạo Đền thờ Thần đạo có rất nhiều cách gọi, ví dụ như “〇〇 jinja”, “〇〇 jingu”, “〇〇 gu”, “taisha” v.v. Ngôi đền thờ Sugawara no Michizane - một học giả ở thế kỷ thứ 9 được gọi là “Tenmangu”. Ngôi đền thờ Tokugawa Ieyasu - một chỉ huy quân sự đã tạo ra thời kỳ Edo được gọi là “Toshogu”. “Tenmangu” và “Toshogu” có ở khắp các nơi ở Nhật Bản. Điểm khác biệt về lối vào Các công trình kiến trúc ở lối vào và trong khuôn viên chùa và đền có tên khác nhau. ・ Lối vào chùa = Yamamon - Sanmon ・ Lối vào đền = Torii Yamamon của Todaiji (Tỉnh Nara) “Yamamon” là lối vào chính thức của chùa. Sau khi đi qua cánh cổng này, bạn sẽ bước chân vào thế giới của Phật. Cũng có nơi viết và gọi đây là “Sanmon”. Torii của Tsurugaokahachimangu (Tỉnh Kanagawa) Ở lối vào đền, bạn sẽ thấy một công trình kiến trúc có tên là “Torii” và trông như thế này. Khi đi qua cánh cổng này, bạn sẽ bước vào thế giới linh thiêng. Điểm khác biệt về cách khấn lễ Chắp tay Điểm khác biệt lớn nhất trong cách khấn lễ ở chùa và đền là việc có vỗ tay hay không. Các bước khấn lễ ở chùa Khi khấn lễ ở chùa, bạn đừng vỗ tay. ① Cho tiền lễ vào trong hòm (có nơi không cho). ② Nếu có chuông (sợi dây thừng có chuông ở trên cao) thì rung chuông. Sau đó, chắp tay trước ngực và khấn lễ. ③ Cuối cùng cúi chào 1 lần rồi rời đi. Các bước khấn lễ ở đền Ở đền, chúng ta sẽ “ Cúi chào 2 lần → Đập tay 2 lần → Cúi chào 1 lần”. ① Sau khi cúi chào, cho tiền lễ vào trong hòm (có nơi không cho). ② Nếu có chuông thì rung chuông. Sau đó, cúi sâu 2 lần. ③ Đập tay 2 lần, chắp tay rồi khấn lễ. ④ Cuối cùng cúi chào 1 lần rồi rời đi. Phong tục đi lễ đầu năm v.v. Đi lễ Shichigosan Tôn giáo thể hiện trong các sự kiện trong năm Có nhiều người nói rằng “Người Nhật ít sùng đạo”. Phật giáo và Thần đạo là 2 tôn giáo lớn nhưng nhiều người không thường xuyên đi lễ chùa, đền. Thế nhưng, nhiều người Nhật thường đến đền chùa vào những dịp sau đây. Trong số đó, vào ngày lễ Shichigosan, họ chỉ đi tới đền. ・ Đi lễ đầu năm (Hatsumode) ・ Shichigosan: Nghi lễ cầu mong cho trẻ phát triển khoẻ mạnh ・ Cầu đỗ đạt trong các đợt thi đầu vào v.v. ・ Cầu tình duyên, cầu hôn nhân Đi lễ đầu năm (Hatsumode) Việc đi lễ chùa, đền vào đầu năm mới được gọi là “Hatsumode”. Đây là phong tục chào hỏi các vị thần phật, gửi lời cảm ơn vì năm cũ đã qua đi một cách bình an, cầu mong năm mới cũng sẽ khoẻ mạnh và bình an. Khi đó, nhiều người cũng sẽ cầu về đường kinh doanh, khoa cử, tình duyên v.v. Nhiều người Nhật không câu nệ trong việc đi lễ đầu năm thì phải đi chùa hay đi đền. Có người năm ngoái đã đi đền nên năm nay sẽ đi chùa. Cũng có người đi chùa và đi đền trong cùng một ngày. Những ngôi đền nổi tiếng linh thiêng Có một số ngôi đền rất thiêng với lời nguyện cầu ở một lĩnh vực nào đó. Chúng mình sẽ giới thiệu một vài ngôi đền trong số đó. Thần học vấn Ngôi đền thờ học giả - chính trị gia Sugawara no Michizane vào thế kỷ thứ 9 được gọi là “Tenmangu”, “Tenjin", “Sugawara jinja” v.v. Michizane là người rất thông minh, nhanh trí nên rất nhiều phụ huynh và học sinh tới đây để cầu thi đỗ. Dazaifu tenmangu ở tỉnh Fukuoka rất nổi tiếng với việc cầu học vấn, khoa cử. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Dazaifu tenmangu (Tỉnh Fukuoka) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kitano tenmangu (Tỉnh Kyoto) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Osaka tenmangu (Tỉnh Osaka) Thần kết duyên, tình yêu Có rất nhiều ngôi đền nổi tiếng với việc kết duyên. Chúng mình sẽ giới thiệu một số đền tiêu biểu. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tokyodai jingu (Tokyo) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kawagoehikawa jinja (Tỉnh Saitama) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Shiroyama hachimangu (Tỉnh Aichi) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tsuyunoten jinja (Tên thường gọi: Ohatsutenjin - Tỉnh Osaka) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ikuta jinja (Tỉnh Hyogo) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Izumo oyashiro taisha (Tỉnh Shimane) Thần chuyển nhà [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hochigai jinja (Tỉnh Osaka) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sarutahiko jinja (Tỉnh Mie) Điểm khác biệt giữa việc có thêm “O" hay không Khi nói chuyện, nhiều người Nhật thường gọi chùa là “otera”. Khi đó, “o” thể hiện sự tôn kính đối với ngôi chùa, đây trở thành cách nói lịch sự. Thế nhưng, không có ai gọi đền là “ojinja”. Các bạn có biết vì sao không? Lý do không phải vì người Nhật coi thường các ngôi đền, đây là chỉ là một cách gọi đã có từ lâu (quán ngữ). Không biết từ khi nào, cách gọi “otera” được lan rộng ở Nhật Bản. Có lẽ là vì đối với người Nhật, “otera” dễ phát âm và dễ nghe hơn là “tera”. Tổng kết Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu về sự khác biệt giữa chùa và đền. Điểm khác biệt về tôn giáo: Chùa là Phật giáo, Đền là Thần đạo Điểm khác biệt về lối vào: Chùa là Yamamon hoặc Sanmon. Đền là Torii. Cách khấn lễ: Lễ ở chùa không vỗ tay. Ở đền thì cúi chào 2 lần → đập tay 2 lần → cúi chào 1 lần. Tôn giáo được thể hiện trong các dịp như đi lễ đầu năm, Shichigosan v.v. Có cách nói là “otera” nhưng không có cách nói là “ojinja”. Nếu bạn nhớ các đặc trưng và đặc điểm khác nhau của chùa và đền rồi tới thăm những nơi này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về ngôi chùa, ngôi đền đó. Các đền chùa ở Nhật có không gian thiên nhiên và kiến trúc rất đẹp. Khi ở Nhật, bạn hãy thưởng thức những vẻ đẹp này nhé.

    12/12/2022

  • Kiến trúc tuyệt đẹp của Đền thờ Nikko Toshougu

    JNTO&KOKORO コラボ企画 Đền thờ Nikko Toshogu (tỉnh Tochigi), địa điểm có thể đến thăm quan trong ngày từ Tokyo, là đền thờ dành riêng cho Tokugawa Ieyasu, người sáng lập ra Mạc phủ Edo, cai trị Nhật Bản trong hơn 260 năm và được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới. Kiến trúc của Đền được chạm khắc và trang trí rực rỡ, đến mức trước đây đã có người từng nói: "Đừng nói rằng bạn đã hài lòng khi chưa nhìn thấy Nikko". Nó có nghĩa là "Những người chưa bao giờ nhìn thấy Nikko Toshogu không nên cho rằng chỉ cần thấy những kiến trúc đẹp khác là đã đủ”. Chính vì lý do đó, nơi đây luôn là một trong những địa điểm được yêu thích nhất, và rất nổi tiếng đối với khách du lịch nước ngoài. Cách di chuyển tới Nikko Tokyo-Nikko: Google Map Từ Tokyo, có thể sử dụng tàu JR hoặc Tobu để đến Nikko. Nếu sử dụng chuyến tàu Tobu Railway Limited Express từ ga Asakusa ở Tokyo, có thể tới ga “Tobu Nikko” trong khoảng 110 phút. ・ Ga Asakusa – Ga Tobu Nikko(Vé tàu: 1,390円, Vé Tokkyu: 1,470円):thời gian di chuyển khoảng 110 phút Hình ảnh Ga Tobu Nikko. Vì nơi đây nằm ở độ cao 543m so với mực nước biển nên nhà ga trông giống như một túp lều vậy. Lên xe buýt tại bến xe buýt trước nhà ga. Do có nhiều xe buýt chạy tới gần đền Nikko Toshogu, vì vậy hãy xác nhận lại với những người xếp hàng đứng gần bạn. Từ ga đến đền Nikko Toshogu: Lộ trình 1 Đi xe buýt khoảng 4 phút từ Ga Tobu Nikko và xuống tại điểm dừng "Shinkyo", sau đó đi bộ vài phút cho đến khi bạn nhìn thấy một tấm bia đá (như hình trên) có ghi dòng chữ " Di sản Thế giới - Đền Nikko". Từ chỗ tấm bia đá, bạn có thể đi đến Nikko Toshogu bằng cầu thang bộ gần đó. Từ ga đến đền Nikko Toshogu: Lộ trình 2 Đi dọc theo con đường từ bia đá đi vào khoảng vài chục mét, sẽ bắt gặp một bia đá dài thẳng đứng như hình trên. Bia đá ghi "Omotesando" và bạn cũng có thể đến Toshogu từ đây. Từ ga đến đền Nikko Toshogu: Lộ trình 3 Đi xe buýt xuống tại “Yasukawa-cho” (sau trạm Kamikyo), từ đây bạn có thể đi bộ đến Toshogu với quãng đường ngắn nhất. Chiều đi tôi đã sử dụng cách đi này thay vì đoạn đường nhiều dốc trên, và lộ trình 2 cho chiều về. Khi bạn xuống trạm xe buýt, có một tòa nhà nhỏ giống như túp lều trước mặt bạn, hãy lấy toà nhà làm đích đến. Toà nhà nhỏ nhắc tới phía trên chính là lối vào đường hầm đi bộ. Sau khi đi xuống cầu thang, rẽ phải. ①:Bến xe buýt “Shinkyo” ②:Vị trí tấm bia đá của lộ trình 1 ③:Vị trí tấm bia đá của lộ trình 2(Omotesando) ④:Bến xe buýt “Yasukawa-cho” ⑤:Lối vào hầm đi bộ Có một lối đi bộ ngầm như thế này bên dưới, sử dụng để đi bộ sang phía bên kia đường. Sau đó, đi lên cầu thang phía trước. Khi lên mặt đất, có một bãi đỗ xe lớn và những bậc thang, ta sẽ đi lên những bậc thang này. Khi bạn leo lên cầu thang, bạn sẽ tới một con đường đi bộ như trong ảnh. Có phòng bán vé vào cửa ở phía bên phải của lối vào, nhưng đây là đền "Rinno-ji", khác với Toshogu. Chùa năm tầng Gojyunotou (五重塔) Khi đi dọc theo lối vào, ta sẽ nhìn thấy một tấm bia bằng đá với dòng chữ "Toshogu" được viết trên đó và một cổng Torii bằng đá. Biểu tượng vàng phía trên chữ của bia đá là gia huy của gia đình Tokugawa, những người cai trị thời Edo (1603-1868). Độ cao của khu vực này là 634m, bằng với độ cao của tháp Tokyo Skytree. Gia huy (Kamon) là huy hiệu của các gia đình quý tộc trong quá khứ. Gia huy này được thiết kế bằng lá của một loại cây gọi là "Aoi". Tương truyền rằng vào thời Edo, người dân trên khắp Nhật Bản đã phải quỳ gối khi nhìn thấy gia huy này. Sau khi đi qua cổng Torii bằng đá, sẽ thấy một ngôi chùa năm tầng (cao 35m). Vé vào cửa được bán tại tòa nhà có mái màu xanh gần ngôi chùa năm tầng. Tại đây, có cả máy bán vé tự động. Vé vào cửa cho Học sinh trung học phổ thông trở lên là 1,300 yên/người. Nếu chạm vào nút màu cam ở phía trên bên phải màn hình, có thể hiển thị bằng tiếng Anh. Choáng ngợp trước nhiều kiến trúc lộng lẫy Đền thờ Nikko Toshogu rất nổi tiếng, được biết đến là một điểm đến tham quan của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở phía đông Nhật Bản. Có rất nhiều học sinh tiểu học vào ngày tôi ghé thăm. Bức điêu khắc 3 chú khỉ Ngay khi bước vào khu vực phải trả phí, có rất nhiều người đang chụp ảnh lưu niệm. Trên chuồng Ngựa Thần, có tám hình chạm khắc tinh xảo, sử dụng hình ảnh của khỉ để minh họa cho các giai đoạn trong đời người. Phổ biến nhất trong số đó là tác phẩm điêu khắc ba chú khỉ bịt tai, miệng và mắt. Đây là một câu ngạn ngữ nổi tiếng của Nhật Bản, “Không nhìn điều xấu, không nghe điều xấu, không nói điều xấu”, thể hiện lời dạy rằng “tốt hơn hết là đừng nhìn, đừng nghe hay nói những khuyết điểm và lỗi lầm của người khác”. Dương Minh Môn – Cổng Yomeimon (陽明門) Từ nơi các bức điêu khắc nhìn lên, có thể thấy được một công trình kiến trúc tuyệt đẹp phía trên cầu thang. Đây là Cổng Yomeimon, Bảo vật Quốc gia (cao 11m). Cánh cổng là biểu tượng của Toshogu, được trang trí lộng lẫy bằng vàng lá và 508 hình chạm khắc chi tiết. Cổng Yomeimon được trang trí, chạm khắc rất chi tiết, tinh xảo và đầy màu sắc. Nơi đây còn được gọi là "Cổng Higurashi" với ý nghĩa rằng bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi cho dù nhìn vào nó cả ngày. Tượng sư tử (Shishi) là sự kết hợp tuyệt vời giữa màu trắng tinh khiết và vàng. Phòng thờ Haiden (拝殿) Sau khi đi qua Cổng Yomeimon, bạn sẽ thấy Phòng thờ Haiden ở phía trước và Điện chính Honden ở phía sau. Đây là những kiến trúc trung tâm của Toshogu. Đến gần ngôi đền. Sẽ thấy cánh cổng Karamon. Bên trong điện thờ bị cấm chụp ảnh, nhưng vẫn có khá nhiều người chụp ảnh bên trong từ bên ngoài. Để vào phòng thờ Haiden hoặc Điện chính Honden, đi dọc theo bức tường dẫn đến Cổng Karamon ở bên phải, và rẽ trái trước Kitoden, tòa nhà có những cây cột màu đỏ như trong ảnh trên. Sau đó, có một hộp giày màu đỏ, hãy cởi giày của bạn ở đây và đi vào bên trong. Không được phép chụp ảnh từ đây trở đi. Miên Miêu – Bức điêu khắc Chú mèo ngủ (眠り猫) Sau khi tham quan phòng thờ, hãy quay lại phía trước phòng cầu nguyện và đến tòa nhà ở phía sau trong bức ảnh này. Sau khi qua tòa nhà này, sẽ tới khu vực phía sau. Khi bạn đi qua tòa nhà này, hãy chú ý đến những hình chạm khắc bằng gỗ trên trần nhà. Có một tấm bảng màu đen với dòng chữ "Chú mèo đang ngủ" được viết trên đó. Đó cũng chính là tên của tác phẩm điêu khắc này. Đúng là chú mèo đang ngủ. Đây được cho là tác phẩm của Jingoro Hidari, một nhà điêu khắc rất nổi tiếng thời Edo. Okumiya (奥宮) Sau khi đi qua Nemuri Neko, có một cánh cổng như thế này và bạn có thể đi đến "Okumiya" từ đây. Tương truyền rằng vào thời Edo, cánh cổng này chỉ được mở khi tướng quân đến. Từ trên cầu thang nhìn lại phía cánh cổng, có thể thấy một dãy mái ngói đen và vàng đan xen rất đẹp. Đường đi bộ được bao quanh bởi một khu rừng tuyết tùng lớn. Đi qua đây, có thể tận hưởng cảm giác khoan khoái, thoải mái với mùi hương trong lành của rừng. Có một cầu thang khá dốc ở khu vực này. Lan can của cầu thang được phủ một lớp rêu xanh thật đẹp. Đã đến Okumiya. Okumiya là một ngôi đền trên đỉnh núi. Có một tòa tháp nhỏ phía sau Okumiya. Đây là mộ của Tokugawa Ieyasu. Điện thờ Shinyosha (神輿舎) Sau khi thăm Okumiya, tôi trở lại Cổng Yomeimon. Có nhiều kiến trúc khác nhau trong khu vực của Toshogu, nhiều kiến trúc trong số đó được công nhận là bảo vật quốc gia hoặc tài sản văn hóa quan trọng. Ảnh trên là Shinyosha, một trong những tài sản văn hóa quan trọng. Có ba đền thờ Shinto di động (kiệu Mikoshi) bên trong, đây là nơi thờ phụng ba vị tướng đã từng cai trị Nhật Bản: Minamoto Yoritomo, Tokugawa Ieyasu và Toyotomi Hideyoshi. Đèn lồng Các Đền và Chùa ở Nhật Bản đều có những chiếc đèn lồng như thế này. Đây là một ngọn đèn vào thời xa xưa. Những chiếc đèn bằng đá được gọi là Ishidouro, và như bạn có thể thấy trong bức ảnh, những chiếc đèn ở Toshogu được phủ một lớp rêu dày bên trên, tạo nên cảm giác cổ kính, quyến rũ. Gia huy trên cổng Torii Cánh cổng torii trong khuôn viên được trang trí bằng gia huy của gia tộc Tokugawa. Cổng Torii có gia huy như thế này rất hiếm tại Nhật Bản. Omotesando Sau khi rời Toshogu, tôi quyết định đi bộ dọc theo con đường Omotesando về phía bến xe buýt Shinkyo. Từ đây cách trạm xe buýt "Yasukawa-cho" hơi xa, tuy nhiên con đường này có nhiều dốc nên rất dễ đi. Bức tường bên trái trên ảnh là bức tường ngoài của Chùa Rinno-ji. Khi đi hết bức tường bên ngoài của chùa Rinno-ji, bên tay phải có một con dốc đi xuống. Đây là con đường của Lộ trình 2 được nhắc tới ở trên. Rất nhiều rêu mọc trên đường đi, tạo nên khung cảnh thiên nhiên cổ kính. Cầu Shinkyo (神橋) Ở cuối con đường, bạn sẽ thấy một cây cầu màu đỏ. Cây cầu này được gọi là Shinkyo. Bạn cũng có thể đi qua cầu nếu trả phí. Một bức ảnh với góc nhìn từ một cây cầu khác cạnh cầu Shinkyo. Có thể thấy nước sông chảy dưới chân cầu trong vắt. Mời các bạn thưởng thức video dòng chảy của dòng sông. Gần cầu Shinkyo, có trạm xe buýt "Shinkyo". Cách đó vài phút là ga "Tobu Nikko" và đi bộ thêm khoảng một phút nữa sẽ tới ga "JR Nikko". Đặc sản nổi tiếng Tỉnh Tochigi: Há cảo - Gyoza Ảnh: Ga JR Nikko Trên đường về, tôi quyết định đi tới ga JR Nikko để ghé qua Utsunomiya, thành phố trung tâm của tỉnh Tochigi. Từ JR Nikko, có thể đi tới ga JR Utsunomiya khoảng 40 phút đi tàu. Có rất nhiều cửa hàng đặc sản Gyoza trong thị trấn này, nhưng cũng có một số địa điểm thuận tiện tại các trung tâm mua sắm ngay bên trong nhà ga. Sau khi ra khỏi cổng soát vé chính (tầng 2), hãy đi vào trung tâm mua sắm “PASEO” ở phía bên phải. Có một góc bán đồ lưu niệm bên trong PASEO. Ở đây có bán rất nhiều Gyoza mang về, nhưng tôi đã ghé vào nhà hàng Gyoza mà bạn có thể thấy ở phía cuối bức ảnh. Đây là phần ăn dành cho 2 người. Há cảo (Gyoza) là một đặc sản nổi tiếng tại Utsunomiya, có thể ăn kèm cơm nóng rất ngon. Tổng kết Trong bài viết này, tôi đã giới thiệu một địa điểm có thể đi về trong ngày từ Tokyo, đó là Đền Nikko Toshogu. Một ngôi đền đẹp đến mức người ta từng nói: "Đừng nói rằng bạn thấy hài lòng nếu bạn chưa từng tới Nikko." Điều này có nghĩa là "Đừng cho rằng bạn đã từng thấy nhiều kiến trúc đẹp và thấy như vậy là đã đủ, trước khi bạn thấy Nikko Toshogu." Đền thờ Nikko Toshogu là nơi bạn có thể thưởng thức những tán lá đầy màu sắc vào mùa thu. Nơi đây cũng có rất nhiều du khách trong suốt cả năm. Cho dù bạn sống ở khu vực trung tâm Tokyo hay đang đi du lịch Tokyo, nhất định hãy thử ghé thăm Nikko một lần. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] JNTO Nikko/Thông tin tham quan (Nhiều ngôn ngữ) ※Bài viết được hoàn thành với sự hợp tác của JNTO. ※Tác giả là phóng viên của ban biên tập KOKORO

    12/12/2022

  • 20 địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng được độc giả bình chọn〈Miền Đông Nhật Bản〉

    Bạn đã nghe tới cụm từ “Momiji-zensen” bao giờ chưa? Vào mùa xuân, chúng ta có cụm từ “Sakura-zensen”, với ý nghĩa đề cập đến sự nở rộ của hoa anh đào trên khắp Nhật Bản vào cùng một thời điểm. Tương tự như vậy, khi mùa thu tới, khi những cây phong đổi màu cùng một lúc sẽ được gọi là "momiji-zensen". Khí hậu trở nên lạnh dần hơn từ Bắc xuống Nam vào mùa thu, do đó, những tán lá cũng đổi màu từ phía bắc xuống phía nam. Khi những chiếc lá trên cây chuyển sang màu đỏ và vàng, các thung lũng, núi, công viên, đền thờ và những ngôi chùa cổ kính sẽ là những điểm đến tuyệt vời để thưởng thức mùa thu Nhật Bản. Trong bài viết này, một nhà báo sống lâu năm ở Tokyo đã chọn lọc và sẽ giới thiệu 12 địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng ở vùng Kanto, 8 địa điểm nổi bật ở các vùng lân cận. 12 địa điểm nổi tiếng vùng Kanto 花貫渓谷(Thung lũng Hananuki - Tỉnh Ibaraki) ・Chiêm ngưỡng quang cảnh hữu tình từ Cầu treo Shiomidaki, cây cầu treo dài 60m bắc qua thung lũng. ・Bạn cũng có thể khám phá, tận hưởng thung lũng lá mùa thu khi đi dạo qua các đường mòn. ▶︎︎Nakatogawa・Ono, thành phố Takahagi, tỉnh Ibaraki ▶︎Từ ga JR Takahagi, di chuyển bằng Shuttle Bus khoảng 25 phút đến Bãi đỗ xe Hananuki (Có phí) ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): Đầu tháng 11 đến giữa tháng 11 ※Thời gian chiếu sáng năm 2022: từ 12 tháng 11 đến 27 tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 本土寺(Chùa Hondo - Tỉnh Chiba) ・Mùa thu tới, có khoảng hơn 1.000 cây phong được nhuộm một màu đỏ tươi trong khuôn viên. Sự kết hợp giữa kiến trúc của ngôi chùa năm tầng và những chiếc lá mùa thu tạo nên một khung cảnh thật yên bình, trang nhã. ・Ngoài ra còn chiếu sáng (light up) vào ban đêm ▶︎63 Hiraga, thành phố Matsudo, tỉnh Chiba ▶︎Từ ga JR Kitakogane, đi bộ 750m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): Từ giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎Giá vé:Học sinh Trung học cơ sở trở lên: 500 yên, học sinh tiểu học: miễn phí ▶︎Trang web chính thức 国営武蔵丘陵森林公園 (Công viên quốc gia Musashi Kyuryo - Tỉnh Saitama) ・Kaeda-en (Vườn phong) là địa điểm chính để ngắm lá đỏ. Nơi đây tập trung khoảng hơn 500 cây phong. ・Tại sự kiện “Momij-mi Night” trong mùa lá rụng, nghệ thuật chiếu sáng cũng sẽ được tổ chức. Dọc đường đi , hàng trăm chiếc đèn lồng giấy được thắp sáng, sắp đặt một cách nghệ thuật. ▶︎1920 Yamada, thị trấn Namegawa, tỉnh Saitama ▶︎Cách di chuyển: Khoảng 10 phút đi xe buýt từ tuyến Tobu ga Shinrin Koen, xuống tại "Shinrin Koen Nishiguchi" ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm):Giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ※Sự kiện “Momij-mi Night” 2022:từ 12 tháng 11 đến 27 tháng 11 ▶︎Vé vào cửa:Học sinh Trung học phổ thông trở lên: 450 yên, học sinh Trung học cơ sở trở xuống: miễn phí ▶︎Trang web chính thức 長瀞(Nagatoro - Tỉnh Saitama) ・Bạn có thể chiêm ngưỡng những chiếc lá mùa thu tuyệt đẹp như cây phong, cây sồi, v.v. dọc theo sông Arakawa. ・Công viên Tsukinoishi Momiji có rất nhiều cây phong và được chiếu sáng vào ban đêm. ▶︎Nagatoro-cho, tỉnh Saitama ▶︎Khu Iwadatami, sông Arakawa: cách Chichibu Railway ga Nagatoro 350m ▶︎Công viên Tsukinoishi Momiji: cách Chichibu Railway ga Kaminagatoro 500m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): đầu tháng 11 đến cuối tháng 11 ※Lịch chiếu sáng tại Công viên Tsukinoishi Momiji năm 2022: từ ngày 11 đến ngày 27 tháng 11 ▶︎Sự kiện chiếu sáng tại Công viên Tsukinoishi Momiji: 200 yên cho học sinh trung học cơ sở trở lên, học sinh tiểu học trở xuống miễn phí ▶︎Trang web chính thức 六義園(Vườn Rikugi-en – Tokyo) ・Một khu vườn theo kiểu Nhật Bản đại diện cho Tokyo, được trang trí bởi nhiều cây phong và cây bạch quả. ・Vị trí thuận tiện ở trung tâm thành phố ▶︎6-16-3 Honkomagome, quận Bunkyo, Tokyo ▶︎Từ tuyến JR hoặc Tokyo Metro, ga Komagome đi bộ khoảng 400m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 ※Thời gian chiếu sáng 2022: từ 23 tháng 11 đến 4 tháng 12 ▶︎Vé vào cửa: học sinh THPT trở lên: 300 yên; học sinh cấp 2 sống và học tại Tokyo, học sinh tiểu học: miễn phí ▶︎Vé vào cửa đặc biệt vào ban đêm trong thời gian chiếu sáng là 1,000 yên cho học sinh trung học cơ sở trở lên và miễn phí cho học sinh tiểu học trở xuống.(Chỉ nhận thanh toán trước qua website) ▶︎Trang web chính thức 国営昭和記念公園 (Công viên Kokuei Showa Kinen – Tokyo) ・Công viên có con đường với 2 hàng cây gồm 200m (khoảng 106 cây) và 300m (khoảng 98 cây) cây bạch quả cổ thụ vàng rực khi thu về. ・Ngoài nổi tiếng với lá vàng của icho, mùa thu tại Showakinen còn đỏ rực với khoảng 300 cây phong lá đỏ ở khu vườn Nhật. ▶︎Akishima-shi, Tachikawa, Tokyo ▶︎Đi bộ từ ga JR Nishitachikawa ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): đầu tháng 11 đến cuối tháng 11 ▶︎Vé vào cửa:Học sinh Trung học phổ thông trở lên: 450 yên, học sinh Trung học cơ sở trở xuống: miễn phí ▶︎Trang web chính thức 明治神宮外苑 (Meiji-jingu Gaien – Tokyo) ・146 cây bạch quả dọc theo hai bên đường. ・Địa điểm nằm ở trung tâm thành phố, đi lại rất thuận tiện. ▶︎1-1 Kasumigaoka-mach, quận Shinjuku, Tokyo ▶︎Tàu điện ngầm Tokyo metro, ga Gaien-mae hoặc ga Aoyama-Icchome đi bộ khoảng 200~250m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 高尾山(Núi Takao – Tokyo) ・Chiêm ngưỡng vẻ đẹp con đường tạo bởi lá mùa thu dọc theo cáp treo từ ga Kiyotaki dưới chân núi đến ga Takaosan (cao 472m so với mực nước biển). ▶︎Thành phố Hachioji, Tokyo ▶︎Từ tuyến Keio, ga Takaosanguchi đến nơi lên cáp treo khoảng 350m ▶︎Thời điểm đẹp nhất để ngắm lá đỏ (Hằng năm): giữa tháng 11 đến đầu tháng 12 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web tham khảo 大山寺(Chùa Ooyama – Tỉnh Kanagawa) ・Những cây phong nhuộm đỏ bao phủ các bậc thang dẫn lên lối đi và những dãy đèn đá. ▶︎724 Oyama, thành phố Isehara, tỉnh Kanagawa ▶︎Khoảng 25 phút đi xe buýt từ lối ra phía bắc của tuyến Odakyu ga Isehara, xuống tại "Daisen Cable", chuyển sang cáp và xuống tại điểm dừng "Daisenji", đi bộ 200m ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến cuối tháng 11 ※Sự kiện chiếu sáng 2022: từ 19 tháng 11 đến 27 tháng 11 ▶︎Vào cửa miễn phí ▶︎Trang web chính thức 三渓園(Vườn Sankei-en – Tỉnh Kanagawa) ・Khu vườn được mở bởi doanh nhân Tomitaro Hara (bút danh: Sankei). Trong khu vườn rộng 17.5 ha, có nhiều công trình kiến trúc lịch sử, và được trồng rất nhiều cây bạch quả, cây phong. ▶︎58-1 Sannotani, Honmoku, quận Naka, thành phố Yokohama ▶︎Từ JR Negishi, bắt xe buýt thành phố (58, 99, 101) và xuống tại "Honmoku", sau đó đi bộ 10 phút. Ngoài ra, bắt Burari Sankeien Bus từ JR Sakuragicho (chỉ chạy vào các ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật và ngày lễ) và xuống tại “Sankeien”. Từ ga Yokohama cũng có xe bus ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 ▶︎Giá vé: học sinh THPT trở lên: 700 yên, học sinh tiểu học, THCS: 200 yên ※Có thể thanh toán bằng ví điện tử ▶︎Trang web chính thức いろは坂 (Iroha-zaka – Tỉnh Tochigi) ・Con đường ngắm cảnh tuyệt đẹp nối liền thành phố Nikko và hồ Chuzenji. Có đường Irohazaka đầu tiên đi xuống và đường Irohazaka thứ hai đi lên. Thông thường, sẽ mất khoảng 20 phút để leo bộ, nhưng trong mùa lá đỏ có thể mất từ 2 đến 3 giờ do tắc đường. ・Từ đài quan sát Akechidaira trên dốc Irohazaka thứ hai, bạn có thể nhìn thấy những ngọn núi đầy màu sắc, Hồ Chuzenji và Thác Kegon. Phong cảnh nhìn từ Đài quan sát Akechidaira ▶︎Nikko-shi, Tỉnh Tochigi ▶︎"Irohazaka" là đường lái xe ▶︎Đài quan sát Akechidaira: Khoảng 40 phút đi xe buýt từ JR Nikko hoặc tuyến Tobu ga Nikko, xuống tại bến xe buýt "Akechidaira", đi cáp treo khoảng 3 phút đến đài quan sát ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 10 ▶︎Đi qua Irohazaka miễn phí ▶︎Trang web chính thức 伊香保温泉 ( Suối nước nóng Ikaho – Tỉnh Gunma) ・Khu vực xung quanh Cầu Kajika được bao bọc bởi khung cảnh thiên nhiên. Những cây phong, cây sồi răng cưa và cây sơn thù du đồng loạt đổi màu. Khu vực này cũng được chiếu sáng vào ban đêm trong mùa lá rụng. ▶︎590 Ikaho, Thị trấn Ikaho, thành phố Shibukawa, tỉnh Gunma ▶︎Khoảng 25 phút đi xe buýt từ JR Shibukawa ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): đầu tháng 11 đến giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 8 điạ điểm nổi tiếng quanh vùng Kanto Dưới đây, tác giả sẽ giới thiệu 8 địa điểm chọn lọc về lá mùa thu nổi tiếng quanh vùng Kanto. 昇仙峡(Shosenkyo – Tỉnh Yamanashi) ・Hẻm núi kéo dài khoảng 5 km, cùng với sự khác biệt về độ cao, thời gian thay đổi màu lá cũng khác nhau, nhờ vậy bạn có thể tận hưởng những tán lá mùa thu trong hơn một tháng. ▶︎Thị trấn Igari, thành phố Kofu, tỉnh Yamanashi ▶︎Khoảng 30 phút đi xe buýt từ JR Kofu, xuống tại Shosenkyoguchi ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ giữa tháng 10 đến cuối tháng 11 ▶︎Trang web chính thức 修善寺虹の郷(Shuzenji Niji-no-Sato – Tỉnh Shizuoka) ・Khoảng 2,000 cây thay màu sắc vào mùa thu. Vào ban đêm khi chiếu sáng, những tán lá mùa thu phản chiếu trong ao thực sự là một tuyệt tác! ▶︎4279-3 Shuzenji, thành phố Izu, tỉnh Shizuoka ▶︎Khoảng 20 phút đi xe buýt Tokai (đi Niji no Sato) từ lối ra phía nam của ga Shuzenji trên tuyến Đường sắt Izuhakone, xuống tại "Niji no Sato" ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 11 đến giữa tháng 12 ▶︎Vé vào cổng: học sinh THCS trở lên: 1220 yên, học sinh tiểu học và trẻ em từ 4 tuổi: 610 yên ▶︎Trang web chính thức 鎌池(Hồ Kama – Tỉnh Nagano) ・Một hồ nước bí ẩn được bao quanh bởi một khu rừng sồi. Đi dọc con đường dài khoảng 2 km bao quanh hồ, khung cảnh cây cối màu sắc và bầu trời phản chiếu trên mặt nước đẹp đến nghẹt thở. ▶︎Làng Otari, tỉnh Nagano ▶︎Khoảng 40 phút đi xe buýt từ JR Minami Otari, xuống tại "Amakazari Kogen", đi bộ khoảng 3,5 km ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): khoảng giữa tháng 10 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web tham khảo 仙人池(Hồ Sennin - Tỉnh Nagano) ・Một hồ nước (chu vi khoảng 500m) không thông ra sông, nằm ở độ cao 1340m. ・Bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp lá mùa thu và núi xung quanh hồ được phản chiếu trên mặt nước như một tấm gương. ▶︎Cao nguyên Sasagamine Suginosawa, thành phố Myoko, tỉnh Nagano ▶︎Từ tuyến Echigo Tokimeki/ tuyến Shinano ga "Myoko Kogen", bắt "xe buýt đi thẳng Sasagamine" trong 35 phút và xuống tại "Senninike". Lưu ý xe buýt trực tiếp đến Sasagamine chỉ chạy từ đầu tháng Bảy đến cuối tháng Mười. ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web tham khảo 弥彦公園 (Công viên Yahiko – Tỉnh Niigata) ・Những tán lá đỏ tươi nhìn từ cây cầu màu đỏ son. ・Ngoài ra còn có đèn chiếu sáng vào buổi tối. ▶︎Làng Yahiko, tỉnh Niigata ▶︎Đi bộ một chút từ ga JR Yahiko ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): cuối tháng 10 tới giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 鳴子峡(Thung lũng Naruko – Tỉnh Miyagi) ・Đây là một thung lũng với những vách đá cao khoảng 100m và kéo dài vài km. Vào mùa thu, cây cối xung quanh dần chuyển sang màu đỏ. ・Bạn có thể tận hưởng khung cảnh lá mùa thu quanh hẻm núi khi đi bộ dọc theo lối đi bộ dài 2,2 km. ▶︎Naruko Onsen, thành phố Osaki, tỉnh Miyagi ▶︎Đi bộ khoảng 3km từ ga JR Nakayamadaira Onsen đến Narukokyo Rest House ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 中尊寺(Chùa Chuson – Tỉnh Iwate) ・Đây là một địa điểm rất nổi tiếng đã được đăng ký là Di sản Thế giới. Vào mùa thu, lối đi đến đền thờ (Tsukimi-zaka) và những cây phong xung quanh hồ có màu sắc tuyệt đẹp. ▶︎202 Hiraizumi Koromonoseki, thị trấn Hiraizumi, tỉnh Iwate ▶︎1,5 km đi bộ từ ga JR Hiraizumi. Ngoài ra, từ Ga Hiraizumi, bạn có thể đi xe buýt khoảng 10 phút xuống tại Chusonji và đi bộ 1 phút. ▶︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): cuối tháng 10 tới giữa tháng 11 ▶︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức 奥入瀬渓流(Suối Oirase – Tỉnh Aomori) ・Một trong ba con suối đẹp nhất Nhật Bản ・Suối Oirase chảy từ Hồ Towada được bao phủ bởi những tán cây đầy màu sắc. Tùy thuộc vào vị trí, sẽ có những khoảng suối chảy êm đềm. Khi đi bộ quanh dòng suối, tại đây âm thanh của suối, cảnh nước và lá mùa thu tuyệt đẹp,.. chắc chắn sẽ lay động năm giác quan của bạn. ▶︎︎Okuse, thành phố Towada, tỉnh Aomori ▶︎︎Khu Yakeyama: Khoảng 140 phút đi xe bus từ JR Aomori đến bến xe Yakeyama, khoảng 90 phút từ JR Hachinohe. Sau khi xuống xe, đi bộ một vài phút. ▶︎Khu Nenokuchi: Khoảng 170 phút đi bus từ ga JR Aomori, khoảng 120 phút từ JR Hachinohe đến bến xe buýt Nenokuchi. Sau khi xuống xe, đi bộ một vài phút. ▶︎︎Thời điểm đẹp để ngắm lá mùa thu (Hằng năm): từ giữa tháng 10 tới đầu tháng 11 ▶︎︎Miễn phí ▶︎Trang web chính thức

    15/11/2022

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai