Cuộc sống - Visa

img detail
13/07/2020 Cuộc sống - Visa

     Bác sĩ Phạm Nguyên Quý là một trong số ít bác sĩ người Việt được đào tạo tại Đại học Y – Nha khoa Tokyo, Nhật Bản và hiện đang làm việc tại một bệnh viện đa khoa ở cố đô Kyoto. Trong quá trình làm việc, bác sĩ Quý có dịp tiếp xúc với nhiều bệnh nhân người Việt Nam lẫn người nước ngoài gặp khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh nên đã viết bài sau đây, với hy vọng giúp ích đôi chút trong việc cải thiện tình hình.

Cách tìm kiếm cơ sở y tế

Số người Việt Nam đang làm việc, học tập ở Nhật Bản ngày càng tăng. Theo số liệu của Bộ Tư pháp Nhật Bản, tính tới tháng 12/2019, số người Việt Nam tại Nhật Bản là 411.968 người, tăng 24,5% so với con số 81.133 người trong năm trước đó. Tuy nhiên, một bộ phận lớn người Việt không đủ khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật phổ thông và gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp khi đi khám bệnh.

     Đây là vấn đề phổ biến của người nước ngoài ở Nhật dù nhiều người có bảo hiểm y tế và trên nguyên tắc có thể đi bất cứ bệnh viện/phòng khám nào nhưng không đi khám được vì rào cản ngôn ngữ. Tôi đã gặp nhiều trường hợp có triệu chứng nhưng không biết đi khám khoa nào, khám ở bệnh viện nào cho hợp lý. Một số bạn tự tìm ra chỗ khám bệnh gần nhà nhưng gặp vấn đề về giao tiếp nên không hiểu bác sĩ nói gì và hậu quả là lại phải tự đi khám thêm 5-7 bệnh viện khác mà vẫn không ra bệnh, hoặc không an tâm với tư vấn hoặc điều trị.

Có những bạn cần làm Giấy chứng nhận sức khỏe để bổ sung vào hồ sơ xin việc cũng không có ai hướng dẫn kỹ lưỡng… Một số bạn tự tìm kiếm tới các cơ sở tầm soát…ung thư, tốn vài vạn yên với đủ xét nghiệm nhưng rốt cuộc cũng không được cấp giấy tờ như yêu cầu. Đáng buồn hơn, một số trường hợp có triệu chứng báo động của một cơn suyễn hay tắc ruột… nhưng vì không đi khám sớm dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

     Lời khuyên của tôi là đừng tự phán đoán và “chịu trận” một mình mà hãy báo cho bạn bè, cho người quản lý công ty để tìm hướng giải quyết. Với các bạn thực tập sinh thì có công ty tiếp nhận, hay cơ quan phái cử chịu trách nhiệm hỗ trợ dẫn đi khám và tìm phiên dịch khi đau ốm. Sinh viên du học thì khi không có bạn rành tiếng Nhật, nên hỏi ý giáo viên/mentor phụ trách hoặc cơ quan quản lý sinh viên hỗ trợ. Với kết nối mạng ngày nay, các bạn có thể vào các nhóm hỗ trợ người Việt uy tín trong cộng đồng để tìm lời khuyên sáng suốt.

Mua thuốc được kê đơn như thế nào

Tuy nhiên, khó khăn không chỉ là ở chuyện tìm nơi đi khám. Nhiều bạn gặp bác sĩ rồi, chẩn đoán đúng bệnh rồi, được cấp toa thuốc rồi vẫn không khỏi vì…không biết đi lấy thuốc ở đâu, hoặc uống thuốc như thế nào. Đối với người không rành tiếng Nhật, đó là những góc khuất cần cải thiện. Những bệnh viện cấp thuốc ngay trong viện thì tiện lợi hơn nhưng khi bác sĩ “vô tư” cho đơn thuốc ra ngoài mua thì bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong giao tiếp ở nhà thuốc địa phương.

     Nhiều người Việt thậm chí còn không biết đơn thuốc bác sĩ ở Nhật chỉ có hiệu lực vài ngày (quá thời hạn sẽ không mua được thuốc nữa) nên lúc đi lấy thuốc mới phát hiện đã hết hạn! Lời khuyên của tôi cho tình huống này là hãy hỏi lại quầy lễ tân hoặc hỏi y tá xem quầy thuốc gần bệnh viện là ở đâu (gặp người nhiệt tình sẽ dắt tới tận nơi!) và cố gắng lấy thuốc ngay trong ngày.

Những cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Kansai)

     Liên quan đến vấn đề hỗ trợ ngôn ngữ cho người nước ngoài, Chính phủ Nhật đang rất cố gắng để cải thiện môi trường khám chữa bệnh cho người nước ngoài. Tại các bệnh viện trực thuộc trường Đại học, hay bệnh viện chuyên nghành (giống bệnh viện “tuyến cuối” ở Việt Nam) thì hầu hết đều có sử dụng dịch vụ dịch qua điện thoại cho bệnh nhân hoặc có phiên dịch tới trực tiếp hỗ trợ quá trình thăm khám và giải thích của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng phải nói rằng dịch thuật y tế Nhật- Việt đang còn ở thời kỳ “sơ khai” vì số người rành rõi tiếng Nhật y khoa còn rất ít. Nhiều tình huống phiên dịch chưa đúng chuyên môn và chất lượng dịch vẫn chưa ổn định.

Sau đây, tôi xin giới thiệu một số bệnh viện có hỗ trợ thông dịch bằng tiếng Việt tại Kansai để độc giả tham khảo.

Tại Tỉnh Osaka

【Địa chỉ】Rinku Ourai Kita 2-23, Izumisano-shi, Osaka-fu 598-8577
【Điện thoại】072-469-3111
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ từ 8:00 đến 11:00 (Sản phụ khoa tới 11:30)

【Địa chỉ】2-15 Yamadaoka, Suita, Osaka-shi 565-0871
【Điện thoại】06-6879-5111
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00

【Địa chỉ】2-4-20 Ohgimachi, Kita-ku, Osaka-shi, 530-8480
【Điện thoại】06-6361-0588
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6 và thứ 7 tuần thứ 1 và 3, từ 8:45 đến 11:30

【Địa chỉ】2-13-22 Miyakojima-hondori Miyakojima-ku Osaka-shi 534-0021
【Điện thoại】06-6929-3643/06-6929-1221
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:45 đến 11:00

Tại tỉnh Hyogo

【Địa chỉ】7-5-2 Kusunoki-cho, Chuo-ku, Kobe-shi 650-0017
【Điện thoại】078-382-5111
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00

【Địa chỉ】2-chome, Minami-cho, Minatojima, Chuo-ku, Kobe-shi 650-0047
【Điện thoại】078-302-4321
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00

【Địa chỉ】10-1-12 Mizukidori, Hyogo-ku, Kobe-shi, Hyogo-ken 652-0802
【Điện thoại】078-578-0321
【Chuyên khoa】Nội khoa, Ngoại khoa, Khoa chấn thương chỉnh hình
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 9:00 đến 12:00 và từ 17:00 đến 19:00. Thứ 7, từ 9:00 đến 12:00

Ở Kyoto

【Địa chỉ】Uzumasa Motomachi, Ukyou-ku, Kyoto-shi, 616-8147
【Điện thoại】075-861-2220
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:30 (Một số khoa còn mở từ 16:30 đến 19:00)

【Địa chỉ】54 Kawaharacho, Shogoin, Sakyo-ku Kyoto-shi, 606-8507
【Điện thoại】075-751-3111
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:15 đến 11:00

【Địa chỉ】1-2 Mibuhigashitakadacho, Nakagyo-ku, Kyoto-shi, 604-8845
【Điện thoại】075-311-5311
【Chuyên khoa】Tất cả các chuyên khoa
【Ngày làm việc】Thứ 2 đến thứ 6, từ 8:30 đến 11:00