Văn hoá

img detail
26/01/2020 Văn hoá

    Ở Việt Nam, trước Tết, mỗi gia đình thường chuẩn bị rất nhiều đồ ăn, hoa quả, bánh kẹo để dâng lên tổ tiên và chào đón anh em, bạn bè đến chúc mừng năm mới.

   Trong đó có năm loại trái cây khác nhau sẽ được đặt trên một đĩa lớn và đây được gọi là “Mâm ngũ quả”. Ở miền Bắc Việt Nam, nó có nghĩa là “hạnh phúc, giàu có, trường thọ, sức khỏe và sự bình an”. Mặt khác, ở miền Nam, nó có nghĩa là “cầu mong một năm mới trọn vẹn”. Vì ý nghĩa của từ này khác nhau tùy theo khu vực,nên các loại trái cây chuẩn bị của mỗi gia đình và mỗi vùng miền cũng khác nhau. 

    Có rất nhiều món ăn được chuẩn bị trong dịp Tết, nhưng sau đây là những món ăn truyền thống mà hầu như bạn có thể thấy nó ở bất cứ gia đình nào. Bánh Chưng là một món ăn hình vuông lấy cảm hứng từ đất trời, nhân bánh tượng trưng cho công ơn của cha mẹ, bao gồm gạo nếp, đậu và thịt lợn bọc trong lá dong và luộc trong 10-12 giờ. Bánh Chưng là một món ăn truyền thống của Tết ở miền Bắc Việt Nam. Còn bánh tét là một món ăn truyền thống ở miền Trung và Nam, cách làm giống nhau nhưng nó có hình tròn và dài.

    Thức ăn được chuẩn bị ở mỗi gia đình trong ngày Tết gồm có mứt, kẹo, hạt dưa hấu và hạt hướng dương, gừng và mứt dừa, cũng như các loại bánh kẹo ngọt khác. Trong dịp Tết, tuỳ theo vùng miền và mỗi gia đình thì cây cảnh cũng được trưng bày ở mỗi gia đình. Cây cảnh bao gồm hoa đào cánh hồng (phía Bắc), hoa mai (miền Trung và miền Nam), ngoài ra còn có quất và hoa cúc vàng. Trước ngày Tết, một số thanh niên trai trẻ phụ giúp bố mẹ cúng Tết ở nhà, nhưng cũng nhiều người ra ngoài để ngắm pháo hoa. Pháo hoa sẽ bắt đầu vào thời khắc đêm cuối năm, khoảng thời gian 0h00 vừa bắt đầu bước qua năm mới.

    Vào ngày tết, chúng tôi gửi lời chúc mừng đến cha mẹ và anh chị, con cháu vào sáng sớm mồng 1 bằng tiền mừng tuổi năm mới. Cả gia đình mặc quần áo mới đẹp và cùng nhau đi lễ chùa cầu lộc, viếng thăm mộ của những người đã khuất. Sau khi trở về nhà, sẽ đến thăm nhà của người thân, hàng xóm và bạn bè để chúc mừng Tết. Thông qua đây bạn cũng có thể cải thiện mối quan hệ của bạn với mọi người xung quanh. Ở Việt Nam, còn có thêm một tục lệ nữa là sẽ không vứt rác vào ngày đầu tiên của năm mới vì làm như vậy sẽ giống như vứt bỏ sự may mắn của năm. Hầu như trong 3 ngày Tết mỗi gia đình đều chuẩn bị bữa cơm cho năm mới. Theo truyền thống là để mời tổ tiên và các vị thần đến dùng bữa tối. Đó là một bữa ăn bình thường như mọi ngày, nhưng nó được phục vụ trên bàn cúng tổ tiên và một bàn bên ngoài vào 3 ngày Tết. Ngoài ra, ngày thứ 3 là ngày quan trọng mang ý nghĩa chuẩn bị một bữa cơm một lần nữa để đưa tổ tiên và những người đã khuất về lại thiên đàng.

    Đối với người Việt Nam, Tết là sự kiện vui nhất trong năm. Mọi người đều rất hào hứng trong thời gian chuẩn bị Tết và đêm giao thừa. Gần đây, nhiều người trở về nhà đoàn tụ ngày Tết nhiều hơn, tạo thêm không khí sôi động và ấm cúng trong mỗi gia đình người Việt.