Khác | Tin mới nhất

Những sự kiện lớn trong năm 2024

Đã nửa tháng trôi qua kể từ khi bắt đầu năm 2024. Những sự kiện nào sẽ được tổ chức tại Nhật Bản và trên toàn thế giới trong năm nay? Đối với những người Việt Nam sắp đến Nhật Bản hoặc đang sinh sống tại đây, chúng tôi xin giới thiệu những sự kiện chính của năm nay, chủ yếu diễn ra tại Nhật Bản, dành cho những người Việt Nam sắp đến Nhật hoặc đang sinh sống tại đây. 【Fujita Hironobu】 Cơ sở du lịch ở Toyosu・Tokyo (ngày 1 tháng 2) HP của 千客万来 (Senkyaku Banrai) Cơ...

19/01/2024
  • Top 10 tin nổi bật trong năm 2022

    21/12/2022
    Năm 2022 sắp kết thúc. Đây là năm đầy biến động ở cả trong và ngoài Nhật Bản với những sự việc như Nga xâm lược Ukraine, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị ám sát v.v. Hãy cùng KOKORO điểm lại những tin tức nổi bật trên thế giới trong năm qua. 〈Fujita Hironobu〉 Tháng 2 Khai mạc Olympic Bắc Kinh Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh © Báo Mainichi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh lần thứ 24 đã được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 20/2. Đoàn Nhật Bản đã giành được 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, tổng cộng là 18 huy chương. Con số 18 này đã vượt qua con số 13 huy chương mà đoàn Nhật Bản đã đạt được tại Thế vận hội Pyeongchang 2018, 18 huy chương là con số đứng đầu tất cả các thế vận hội mùa đông mà Nhật đã tham gia. Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh © Báo Mainichi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh lần thứ 24 đã được diễn ra từ ngày 4 đến ngày 20/2. Đoàn Nhật Bản đã giành được 3 huy chương vàng, 6 huy chương bạc, 9 huy chương đồng, tổng cộng là 18 huy chương. Con số 18 này đã vượt qua con số 13 huy chương mà đoàn Nhật Bản đã đạt được tại Thế vận hội Pyeongchang 2018, 18 huy chương là con số đứng đầu tất cả các thế vận hội mùa đông mà Nhật đã tham gia. Chủng Omicron lan rộng Đây là năm thứ ba COVID-19 lây lan trong cộng đồng, “chủng Omicron” - chủng virus biến thể có tính lây lan mạnh đã lan rộng và đưa tổng số người nhiễm vượt quá 5 triệu người vào ngày 28/2, 10 triệu người vào ngày 14/7 và 15 triệu người vào ngày 11/8. Tại các nước u Mỹ, dịch bệnh lây lan nhanh hơn Nhật Bản, số ca bệnh nặng không còn nhiều như trước nên các hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản dần được nới lỏng. Đây là năm thứ ba COVID-19 lây lan trong cộng đồng, “chủng Omicron” - chủng virus biến thể có tính lây lan mạnh đã lan rộng và đưa tổng số người nhiễm vượt quá 5 triệu người vào ngày 28/2, 10 triệu người vào ngày 14/7 và 15 triệu người vào ngày 11/8. Tại các nước u Mỹ, dịch bệnh lây lan nhanh hơn Nhật Bản, số ca bệnh nặng không còn nhiều như trước nên các hạn chế nhập cảnh vào Nhật Bản dần được nới lỏng. Nga xâm lược Ukraine Ngày 24/2, Nga đã xâm lược nước láng giềng Ukraine. Cộng đồng quốc tế lên án Nga rất mạnh mẽ. Ukraine được hỗ trợ vũ khí v.v. từ các nước phương Tây và tiếp tục chiến đấu. Đây là cuộc xâm lược nhằm cảnh cáo sự mở rộng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tuy nhiên, sau cuộc xâm lược của Nga, Thuỵ Điển và Phần Lan đã trở thành thành viên của NATO, kết quả là việc mở rộng của NATO diễn ra trái với những gì Nga mong muốn. Thương mại ngũ cốc và năng lượng ngưng trệ, điều này tác động lớn đến nền kinh tế thế giới. Nhu cầu về điện trở nên cấp bách Vào tháng 3, lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản đưa ra “Cảnh báo nhu cầu cấp bách về điện” đối với công ty Điện lực Tokyo và công ty Điện lực Tohoku. Trận động đất ngày 16/3 khiến các nhà máy nhiệt điện ở tỉnh Fukushima và tỉnh Miyagi phải đóng cửa, việc sử dụng máy sưởi tăng mạnh do thời tiết lạnh giá trái mùa. Vào cuối tháng 6, khi Nhật Bản trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, “Thông báo nhu cầu cấp bách về điện” đã được đưa ra và từ tháng 7 đến tháng 9, các công ty và hộ gia đình trên toàn Nhật Bản được yêu cầu tiết kiệm điện sau 7 năm. 4月 Tai nạn chìm tàu du lịch tại Shiretoko Con tàu chìm được cẩu lên mặt nước bằng tàu trục vớt © Báo Mainichi Con tàu du lịch “KAZUI” ở ngoài khơi bán đảo Shiretoko của Hokkaido bị chìm vào ngày 23 tháng 4, toàn bộ 26 hành khách và thủy thủ đoàn đã bị mất tích và có thể đã thiệt mạng. Con tàu chìm được cẩu lên mặt nước bằng tàu trục vớt © Báo Mainichi Con tàu du lịch “KAZUI” ở ngoài khơi bán đảo Shiretoko của Hokkaido bị chìm vào ngày 23 tháng 4, toàn bộ 26 hành khách và thủy thủ đoàn đã bị mất tích và có thể đã thiệt mạng. Thời tiết bất thường trên toàn thế giới Năm 2022 chứng kiến hàng loạt đợt nắng nóng gay gắt, hạn hán và lũ lụt trên khắp thế giới. Kể từ tháng 6, các đợt nắng nóng ở châu u và Bắc Mỹ đã dẫn đến hạn hán và cháy rừng gây ảnh hưởng đến cả ngành nông nghiệp. Vào tháng 7, lần đầu tiên trong lịch sử Anh, Tây Ban Nha, Ý ghi nhận nhiệt độ vượt quá 40 độ C. Kể từ tháng Năm, lũ lụt và sạt lở đất đã xảy ra ở Trung Quốc do mưa lớn kỷ lục. Úc cũng bị lũ lụt thường xuyên. 7月 Vụ ám sát cựu Thủ tướng Abe Gần nơi ông Abe bị bắn © Báo Mainichi Vào ngày 8 tháng 7, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết tại thành phố Nara khi đang diễn thuyết trong chiến dịch bầu cử Quốc hội. Nghi phạm thù hận nhóm tôn giáo “Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới" (tên cũ là Giáo hội Thống Nhất) và tin rằng ông Abe đang hỗ trợ nhóm này. Thông qua vụ việc này, mối quan hệ giữa các nghị viên của Đảng Dân chủ Tự do và nhóm này đã trở nên rõ ràng, có rất nhiều chỉ trích xoay quanh vấn đề này. Gần nơi ông Abe bị bắn © Báo Mainichi Vào ngày 8 tháng 7, cựu Thủ tướng Shinzo Abe bị bắn chết tại thành phố Nara khi đang diễn thuyết trong chiến dịch bầu cử Quốc hội. Nghi phạm thù hận nhóm tôn giáo “Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới" (tên cũ là Giáo hội Thống Nhất) và tin rằng ông Abe đang hỗ trợ nhóm này. Thông qua vụ việc này, mối quan hệ giữa các nghị viên của Đảng Dân chủ Tự do và nhóm này đã trở nên rõ ràng, có rất nhiều chỉ trích xoay quanh vấn đề này. Đồng yên tiếp tục mất giá, vật giá leo thang Từ tháng 3 trở đi, đồng yên tiếp tục mất giá. Vào tháng 1, “1 đô la = 110 yên” nhưng tới tháng 10 thì đã tạm thời rơi xuống mức “1 đô la = 150 yên”. Ở Nhật, giá điện, khí đốt và thực phẩm lần lượt tăng. Nguyên nhân chính của việc này là nguồn cung dầu thô và ngũ cốc không ổn định do thiếu hụt toàn cầu và do Nga xâm lược Ukraine. Ngoài ra, sự mất giá của đồng yên đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô tăng cao, điều này càng đẩy nhanh tốc độ tăng giá. Trong tháng 10, có hơn 6.500 mặt hàng thực phẩm bị tăng giá. Từ tháng 3 trở đi, đồng yên tiếp tục mất giá. Vào tháng 1, “1 đô la = 110 yên” nhưng tới tháng 10 thì đã tạm thời rơi xuống mức “1 đô la = 150 yên”. Ở Nhật, giá điện, khí đốt và thực phẩm lần lượt tăng. Nguyên nhân chính của việc này là nguồn cung dầu thô và ngũ cốc không ổn định do thiếu hụt toàn cầu và do Nga xâm lược Ukraine. Ngoài ra, sự mất giá của đồng yên đã đẩy giá nhập khẩu nguyên liệu thô tăng cao, điều này càng đẩy nhanh tốc độ tăng giá. Trong tháng 10, có hơn 6.500 mặt hàng thực phẩm bị tăng giá. Tháng 9 Nữ hoàng Elizabeth qua đời Nữ hoàng Elizabeth sang Nhật vào năm 1975 © Báo Mainichi Vào ngày 8/9, nữ hoàng Elizabeth của Anh qua đời ở tuổi 96. Từ năm 1952, trải qua khoảng 70 năm 7 tháng, bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất của Anh. Khoảng 2.000 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ tang cấp Vương quốc Anh. Thái tử Charles (73 tuổi) kế thừa ngôi vị, trở thành “Vua Charles III” của Vương quốc Anh. Nữ hoàng Elizabeth sang Nhật vào năm 1975 © Báo Mainichi Vào ngày 8/9, nữ hoàng Elizabeth của Anh qua đời ở tuổi 96. Từ năm 1952, trải qua khoảng 70 năm 7 tháng, bà là nữ hoàng trị vì lâu nhất của Anh. Khoảng 2.000 nguyên thủ quốc gia và các nhà lãnh đạo từ khắp nơi trên thế giới đã tham dự lễ tang cấp Vương quốc Anh. Thái tử Charles (73 tuổi) kế thừa ngôi vị, trở thành “Vua Charles III” của Vương quốc Anh. Tháng 12 Argentina vô địch World Cup sau 36 năm Messi của Argentina cầm trên tay chiếc cúp của World Cup = NHK Giải bóng đá thế giới - World Cup (FIFA) được tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 đến ngày 18/12. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức ở Trung Đông. Đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã đánh bại các cường quốc Đức và Tây Ban Nha ở vòng bảng và đứng vị trí đầu tiên vào vòng tứ kết. Nhật Bản đặt ra mục tiêu đứng đầu vòng 1/8 nhưng đã để thua Croatia trong loạt sút luân lưu. Trong trận chung kết, Pháp và Argentina liên tục ghi bàn và Argentina đã giành chức vô địch sau 36 năm nhờ loạt sút luân lưu. Messi của Argentina cầm trên tay chiếc cúp của World Cup = NHK Giải bóng đá thế giới - World Cup (FIFA) được tổ chức tại Qatar từ ngày 20/11 đến ngày 18/12. Đây là lần đầu tiên giải đấu được tổ chức ở Trung Đông. Đội tuyển quốc gia Nhật Bản đã đánh bại các cường quốc Đức và Tây Ban Nha ở vòng bảng và đứng vị trí đầu tiên vào vòng tứ kết. Nhật Bản đặt ra mục tiêu đứng đầu vòng 1/8 nhưng đã để thua Croatia trong loạt sút luân lưu. Trong trận chung kết, Pháp và Argentina liên tục ghi bàn và Argentina đã giành chức vô địch sau 36 năm nhờ loạt sút luân lưu.
  • Thuế tiêu dùng tăng -Thuế tiêu dùng tại Nhật từ 8% tăng lên 10%-

    12/01/2022
    Fujita Hironobu    Từ ngày 1/10, thuế tiêu dùng tại Nhật Bản từ mức 8% trước đó đã tăng lên đến mức 10%. Trừ các loại đồ uống có cồn, thuế tiêu dùng đối với các loại nước uống và thực phẩm vẫn là 8%.   Tuy nhiên nếu đi ăn ở nhà hàng thì thuế tiêu dùng đối với các loại nước uống và thực phẩm vẫn chịu mức thuế 10%. Ví dụ nếu mua một bát gyudon (cơm phủ thịt bò ninh) ở cửa hàng Yoshinoya mang về ăn thì thuế tiêu dùng là 8%, nhưng nếu ăn tại chỗ thì thuế tiêu dùng sẽ là 10%. Vì vậy khi mua một bát gyudon cỡ “thông thường” giá 352 yên, nếu mang về thì giá là 380 yên, nhưng nếu ăn tại chỗ thì giá sẽ là 387 yên.    Ngày 30/9 vừa qua, một ngày trước khi thuế tiêu dùng tăng, nhiều người đã tranh thủ đi mua những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống, ví dụ như giấy vệ sinh... khiến cho nhiều cửa hàng siêu thị, cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng điện gia dụng đông nghẹt người mua bán. Các cửa hàng tiện lợi và các cửa hàng ăn mở cửa 24/24 giờ vẫn bán hàng vào ngày 30/9 thì từ 0 giờ ngày 1/10 đã hoàn tất việc thay biển giá, chuyển đổi chế độ tính theo bảng thuế mới.     Thuế tiêu dùng ở Nhật Bản được áp dụng lần đầu tiên vào năm 1989 với mức 3%. Sau đó tới năm 1997 tăng lên 5% và đến năm 2014 thì tăng lên 8%.
  • Các sự kiện lớn trong năm 2022

    11/01/2022
    Chúng ta đã bước sang năm 2022 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn tiếp diễn. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu các sự kiện nổi bật liên quan đến hai nước Nhật Bản và Việt Nam trong năm nay. 〈Fujita Hironobu・Báo Mainichi〉 ◆ Olympic Mùa đông Bắc Kinh Ngày 4/2 Thế vận hội Mùa đông sẽ khai mạc tại Bắc Kinh. Mỹ và một số nước châu u tuyên bố “tẩy chay ngoại giao” sự kiện, vì cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở khu tự trị Tân Cương là vi phạm nhân quyền. Nhật Bản dự kiến cũng sẽ không cử quan chức chính phủ tham dự Thế vận hội này. 〈Ảnh: Làng vận động viên Thế vận hội Bắc Kinh Ⓒ Báo Mainichi〉 ◆ Paralympic Mùa đông Bắc Kinh Ngày 4/3 Khai mạc Paralympic Mùa đông Bắc Kinh. ◆ Vòng loại cuối cùng World Cup Ngày 29/3 Vòng loại cuối cùng World Cup Qatar 2022: Việt Nam – Nhật Bản ◆ Hạ độ tuổi thành niên của người Nhật Ngày 1/4 Luật Dân sự sửa đổi hạ độ tuổi thành niên của người Nhật từ 20 tuổi xuống 18 tuổi sẽ có hiệu lực. Người thành niên sẽ được tự mình ký các loại hợp đồng mà không cần sự đồng ý của cha mẹ. Tuy nhiên, uống rượu và hút thuốc là các hành vi vẫn chỉ được thực hiện từ khi tròn 20 tuổi. ◆ Tròn 50 năm Okinawa được trao trả Ngày 15/5 Tháng 5/1972, Mỹ đã trao trả lại quyền điều hành chính trị (quyền thực thi lập pháp, tư pháp, hành chính) tại Okinawa cho Nhật Bản. Từ sau Thế chiến thứ 2 cho đến thời điểm đó, Okinawa nằm dưới sự điều hành của Mỹ. 〈Ảnh: Thành phố Naha, tỉnh Okinawa〉 ◆ 50 năm bình thường hoá quan hệ Nhật – Trung Ngày 29/9 Từ sau Thế chiến thứ 2, giữa Nhật Bản và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1949 không có quan hệ ngoại giao. Ngày 29/9/1972, Nhật Bản và Trung Quốc ký kết “Tuyên bố chung Nhật - Trung”, đặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước. 〈Ảnh: Thủ tướng Trung Quốc Chu n Lai và Thủ tướng Nhật Bản Tanaka Kakuei. Tháng 9/1972. Ⓒ Báo Mainichi〉 ◆ Nâng mức tự chi trả chi phí y tế của người cao tuổi Ngày 1/10 Mức tự chi trả chi phí y tế của người từ 75 tuổi trở lên và có thu nhập ở một mức nhất định sẽ tăng từ 10% hiện nay lên 20%. ◆ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN Tháng 10 ~ 11 Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ được tổ chức tại nước chủ tịch Campuchia. 〈Ảnh: Phnom Penh〉 ◆ Bầu cử giữa nhiệm kì tại Mỹ Ngày 8/11 Tại Mỹ, bầu cử tổng thống diễn ra 4 năm 1 lần. 2 năm sau cuộc bầu cử này, cuộc “bầu cử giữa nhiệm kỳ” thống nhất ở cấp quốc gia và địa phương sẽ được tổ chức. Tại Quốc hội sẽ diễn ra bầu cử lại đối với 34 ghế Thượng nghị sĩ, tức khoảng 1/3 số ghế Thượng viện (nhiệm kỳ 6 năm, tổng số ghế 100) và toàn bộ ghế Hạ nghị sĩ (nhiệm kỳ 2 năm, tổng số ghế 435). ◆ Giải Vô địch Bóng đá Thế giới – World Cup Ngày 21/11 Giải Vô địch Bóng đá Thế giới – World Cup 2022 Qatar sẽ khai mạc. Đây là lần thứ 2 World Cup diễn ra tại châu Á, lần trước là năm 2002, tổ chức tại Nhật Bản và Hàn Quốc. 〈Ảnh: Thủ đô Doha của Qatar〉

Bài viết nổi bật

  • ★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ...

    Số lượng người Việt Nam mang thai và sinh con trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản ngày càng tăng. Nhưng có lẽ ít bạn đọc biết rằng Nhật Bản là đất nước có hệ thống hỗ trợ tương đối hoàn hảo cho các mẹ bầu mẹ bỉm xuyên suốt từ lúc mang thai cho đến khi sinh và sau sinh nữa. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn các chế độ bao gồm chế độ hỗ trợ...

  • Lớp học tiếng Nhật online miễn phí

    “Lớp tiếng Nhật tình nguyện" đã giúp ích rất nhiều cho du học sinh và thực tập sinh kỹ năng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, với những ai học ở các lớp này vẫn thấy chưa đủ, hoặc không có lớp học như vậy ở gần nơi mình sinh sống thì nên làm thế nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu về Lotus Works, tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận đang tổ chức các lớp học một thầy...

  • Người nước ngoài cũng có thể dễ dàng đăng...

    Ở Việt Nam, nếu bạn đến cửa hàng điện thoại, chỉ chưa đầy 20 phút là bạn có thể mua SIM và có số điện thoại. Thế nhưng ở Nhật Bản, bạn phải ký hợp đồng với công ty điện thoại (nhà mạng) và nếu không trả cước phí hàng tháng thì không thể dùng SIM. Ngoài việc có ít gói cước giá rẻ, nhiều nhà mạng chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng của Nhật nên...

  • Các đoàn thể dành cho người Việt: Hương vị...

    BETOAJI là tên viết tắt của “Betonamu no aji” nghĩa là “Hương vị Việt Nam”. BETOAJI được thành lập năm 2012, với mục đích phát triển hơn nữa, tháng 7 năm 2020 hội đã chính thức trở thành một đoàn thể có tư cách pháp nhân. <Nội dung bài viết> 1.Mục tiêu hoạt động 2.Các lớp nấu ăn gây...

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Top 10 tin nổi bật trong năm 2021

    Năm 2021 sắp kết thúc. Suốt một năm qua, đại dịch COVID-19 tiếp tục có những tác động to lớn, ví dụ như lần đầu tiên trong lịch sử một kỳ Thế vận hội đã diễn ra mà không có khán giả. Hãy cùng KOKORO điểm lại những tin tức nổi bật trên thế giới trong năm qua. 〈Fujita Hironobu〉 Tháng 1 Ông Biden nhậm chức Tổng thống Mỹ Ngày 20/1, ông Joe Biden (đảng Dân Chủ) đã nhậm chức Tổng thống Mỹ. Khác với chính quyền tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (đảng Cộng Hoà) đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, chính quyền của ông Biden chuyển sang phương châm hợp tác với các nước, nỗ lực giải quyết các vấn đề trên thế giới, tôn trọng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền mới không từ bỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Ngày 20/1, ông Joe Biden (đảng Dân Chủ) đã nhậm chức Tổng thống Mỹ. Khác với chính quyền tổng thống tiền nhiệm Donald Trump (đảng Cộng Hoà) đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, chính quyền của ông Biden chuyển sang phương châm hợp tác với các nước, nỗ lực giải quyết các vấn đề trên thế giới, tôn trọng hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền mới không từ bỏ lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực “Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân”, khuôn khổ pháp lý quốc tế đầu tiên cấm toàn diện vũ khí hạt nhân, có hiệu lực từ ngày 22/1. Hiệp ước này được thông qua tại Liên Hợp Quốc, với sự tán thành của 122 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước sở hữu vũ khí hạt nhân như Mỹ, Nga... hay các nước dựa vào vũ khí hạt nhân, bao gồm cả Nhật Bản, thì phản đối và không tham gia hiệp ước. Tháng 2 Đảo chính tại Myanmar Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính, bắt giữ người đứng đầu chính quyền, cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, và lập ra chính quyền quân sự. Đông đảo người dân phản đối chính quyền quân sự đã tiên tục biểu tình và bị quân đội trấn áp bằng vũ lực. Tháng 9, “Chính phủ Thống nhất Quốc gia” do phong trào đòi dân chủ lập ra tuyên bố bắt đầu cuộc chiến chống lại quân đội. Tình hình tại Myanmar vẫn tiếp tục rối ren. 〈Ảnh thành phố Yangon〉 Ngày 1/2, quân đội Myanmar đã tiến hành đảo chính, bắt giữ người đứng đầu chính quyền, cố vấn nhà nước Aung San Suu Kyi, và lập ra chính quyền quân sự. Đông đảo người dân phản đối chính quyền quân sự đã tiên tục biểu tình và bị quân đội trấn áp bằng vũ lực. Tháng 9, “Chính phủ Thống nhất Quốc gia” do phong trào đòi dân chủ lập ra tuyên bố bắt đầu cuộc chiến chống lại quân đội. Tình hình tại Myanmar vẫn tiếp tục rối ren. 〈Ảnh thành phố Yangon〉 Tháng 4 Chính quyền mới tại Việt Nam Ngày 5/4, Quốc hội Việt Nam đã bầu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (66 tuổi) làm chủ tịch Quốc hội. Thủ tướng mới được bầu, ông Phạm Minh Chính (62 tuổi), Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng Sản, đã thành lập chính quyền mới. Nhiệm kì của ông là 5 năm. Lãnh đạo cấp cao nhất là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (76 tuổi) tiếp tục tại nhiệm. Xác định mục tiêu trung hoà các-bon Tại cuộc họp thượng đỉnh về biến đổi khí hậu diễn ra vào tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản lúc đó là ông Suga Yoshihide đã nâng đáng kể mục tiêu cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính: “Đến năm 2030 phải cắt giảm 46% so với mức của năm 2013”. Nhiều nước tham gia “Hiệp định Paris”, hiệp định đặt mục tiêu giảm phát thải ròng khí gây hiệu ứng nhà kính xuống mức 0, tuyên bố sẽ “đạt được mục tiêu vào năm 2050” và hướng đến xã hội không phát thải CO2. Tháng 7 Sạt lở đất ở Atami làm 27 người thiệt mạng và mất tích Ngày 3/7 tại thành phố Atami, tỉnh Shizuoka, đã xảy ra lở bùn quy mô lớn. Dòng bùn lở trải dài khoảng 2km, độ rộng tới 160m, khiến 26 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Do dải front mùa mưa gây mưa kéo dài, tổng cộng 55.500 mét khối đất đã bị sạt lở và tràn xuống. Ngày 3/7 tại thành phố Atami, tỉnh Shizuoka, đã xảy ra lở bùn quy mô lớn. Dòng bùn lở trải dài khoảng 2km, độ rộng tới 160m, khiến 26 người thiệt mạng và 1 người mất tích. Do dải front mùa mưa gây mưa kéo dài, tổng cộng 55.500 mét khối đất đã bị sạt lở và tràn xuống. Thế vận hội Tokyo được tổ chức không có khán giả trong bối cảnh bị chỉ trích Olympic và Paralympic Tokyo được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9 dưới hình thức đặc biệt là "Về nguyên tắc không có khán giả". Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy số người muốn hủy hoặc hoãn sự kiện này do đại dịch vi-rút corona nhiều hơn số người mong sự kiện được tổ chức. Trong khi lập trường “kiên quyết tổ chức Thế vận hội” của Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vấp phải nhiều chỉ trích, thì màn trình diễn của các vận động viên lại khiến mọi người xúc động nên người ta lại một lần nữa nhắc nhau về ý nghĩa của Thế vận hội. Olympic và Paralympic Tokyo được tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9 dưới hình thức đặc biệt là "Về nguyên tắc không có khán giả". Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy số người muốn hủy hoặc hoãn sự kiện này do đại dịch vi-rút corona nhiều hơn số người mong sự kiện được tổ chức. Trong khi lập trường “kiên quyết tổ chức Thế vận hội” của Chính phủ Nhật Bản và Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vấp phải nhiều chỉ trích, thì màn trình diễn của các vận động viên lại khiến mọi người xúc động nên người ta lại một lần nữa nhắc nhau về ý nghĩa của Thế vận hội. Tháng 9 Xúc tiến tiêm vắc-xin Cuối tháng 9, khi số người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 tại Nhật Bản đạt tới khoảng 60%, số ca nhiễm giảm mạnh và tình trạng khẩn cấp cũng như các biện pháp phòng dịch trọng điểm đã được dỡ bỏ hoàn toàn sau khoảng nửa năm áp dụng. Tình trạng lây nhiễm trên thế giới không hạ nhiệt, người ta đang kì vọng vào việc cho ra đời các loại thuốc uống có hiệu quả tương đương với vắc-xin. Cuối tháng 9, khi số người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin COVID-19 tại Nhật Bản đạt tới khoảng 60%, số ca nhiễm giảm mạnh và tình trạng khẩn cấp cũng như các biện pháp phòng dịch trọng điểm đã được dỡ bỏ hoàn toàn sau khoảng nửa năm áp dụng. Tình trạng lây nhiễm trên thế giới không hạ nhiệt, người ta đang kì vọng vào việc cho ra đời các loại thuốc uống có hiệu quả tương đương với vắc-xin. Tháng 10 Nhật Bản có thủ tướng mới Ngày 4/10, Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide từ chức. Thủ tướng Kishida Fumio, người được bầu lên sau cuộc bỏ phiếu chọn thủ tướng tại Quốc hội, đã cho ra mắt nội các mới. Ngày 14/10, Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 31/10, đảng Dân chủ Tự do giành được đa số phiếu ổn định. Thủ tướng Kishida chủ trương khôi phục lại nền kinh tế bị thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 và dồn lực vào việc xoá bỏ các chênh lệch. 〈Ảnh: Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính〉 Ngày 4/10, Nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide từ chức. Thủ tướng Kishida Fumio, người được bầu lên sau cuộc bỏ phiếu chọn thủ tướng tại Quốc hội, đã cho ra mắt nội các mới. Ngày 14/10, Thủ tướng Kishida giải tán Hạ viện. Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 31/10, đảng Dân chủ Tự do giành được đa số phiếu ổn định. Thủ tướng Kishida chủ trương khôi phục lại nền kinh tế bị thiệt hại bởi đại dịch COVID-19 và dồn lực vào việc xoá bỏ các chênh lệch. 〈Ảnh: Thủ tướng Kishida và Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính〉 Tháng 11 Ohtani Shohei giành 13 danh hiệu bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất Cầu thủ Ohtani Shohei (27 tuổi) đang chơi cho đội Los Angeles Angels trong giải bóng chày Major League của Mỹ đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất (MVP). Với 46 cú home run và 9 chiến thắng, với khả năng đánh bóng - ném bóng song toàn, Ohtani có màn trình diễn lịch sử, giành được tổng cộng 13 danh hiệu, bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất năm do tạp chí “Baseball America” bầu chọn và danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm do các cầu thủ thuộc Major League bình chọn... Cầu thủ Ohtani Shohei (27 tuổi) đang chơi cho đội Los Angeles Angels trong giải bóng chày Major League của Mỹ đã được bầu chọn là cầu thủ xuất sắc nhất (MVP). Với 46 cú home run và 9 chiến thắng, với khả năng đánh bóng - ném bóng song toàn, Ohtani có màn trình diễn lịch sử, giành được tổng cộng 13 danh hiệu, bao gồm cầu thủ xuất sắc nhất năm do tạp chí “Baseball America” bầu chọn và danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất năm do các cầu thủ thuộc Major League bình chọn... ※ Chức vụ và tuổi tính theo thời điểm đăng tin tức.

    28/12/2021

  • Thế vận hội Tokyo 2020 – Thông tin và những sự kiện đáng lưu ý –

    “Thế vận hội Tokyo 2020” vốn bị hoãn lại 1 năm do đại dịch vi-rút corona, nay chuẩn bị khai mạc. Chắc hẳn, người dân ở cả Nhật Bản cũng như ở Việt Nam đều náo nức trước sự kiện này. Bài viết này gửi tới các bạn những môn thi đấu được nhiều người yêu thích ở Nhật cũng như lịch trình thi đấu, sự thay đổi ngày nghỉ lễ trong giai đoạn diễn ra Thế vận hội. Trường hợp vận động viên của Nhật giành được huy chương vàng thì hôm sau đó, truyền thông của Nhật đưa tin rất rầm rộ. Các bạn Việt Nam đang sinh sống ở Nhật cùng tham khảo nhé. Thông tin cơ bản về Olympic Tokyo Ngọn đuốc Thế vận hội hiện đang có mặt tại Tokyo Ⓒ Báo Mainichi 【Thời gian tổ chức】Từ Thứ Sáu 23/7/2021 ~ Chủ Nhật 8/8/2021 【Số môn thi đấu】 33 môn thể thao, 339 hạng mục Bước sang tháng 7, các vận động viên tham gia trại tập huấn trước thềm Olympic, những người có liên quan đến sự kiện đã bắt đầu chính thức đến Nhật Bản. Dự kiến sẽ có hơn 10.000 vận động viên thi đấu tại Thế vận hội và khoảng 41.000 người có liên quan đến Nhật Bản. Biện pháp phòng ngừa COVID-19 Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ 4 tại thủ đô Tokyo trong thời gian 42 ngày, từ ngày 12/7 đến 22/8. Như vậy, Tokyo Olympic lần này sẽ trở thành một Thế vận hội chưa từng có tiền lệ, được tổ chức trong khi tình trạng khẩn cấp đang được áp dụng. Về biện pháp phòng dịch đối với các vận động viên nước ngoài nhập cảnh, sau khi đoàn vận động viên Uganda sang Nhật hồi tháng 6 và một thành viên trong đoàn dương tính với COVID-19, chủ đề về biện pháp phòng dịch đối với người nhập cảnh của Nhật Bản trở nên nóng hổi. Một biện pháp ứng phó là tại sân bay Narita, đoàn vận động viên sau khi nhập cảnh sẽ đi theo lối riêng, chuyên dụng, tách biệt với các hành khách khác để ngăn việc các vận động viên tiếp xúc với bên ngoài. Trường hợp có người bị phát hiện dương tính tại sân bay thì những ai ngồi gần người đó trên máy bay sẽ được xác định có phải là người tiếp xúc gần hay không. Sau khi được xác định, những người này sẽ được xe buýt chở tới những địa điểm lưu trú được chỉ định để cách ly cho tới khi được xác nhận là an toàn thì mới được hoạt động trở lại. Ngoài ra, Ủy ban Olympic Nhật Bản (JOC) cho biết dự kiến khoảng 95% vận động viên đội tuyển Nhật Bản và các vận động viên dự Thế vận hội sẽ được tiêm vắc-xin COVID-19. Khán giả không được vào xem hoặc bị hạn chế số người Sân vận động Quốc gia, địa điểm chính của Thế vận hội Tokyo Ⓒ Báo Mainichi Ngày 21/6, 5 bên bao gồm chính phủ Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo, Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) v.v... đã thống nhất số khán giả xem thi đấu “tối đa là 10.000 người”. Tuy nhiên, do hiện nay chính phủ Nhật Bản quy định trong thời gian áp dụng tình trạng khẩn cấp và các biện pháp phòng dịch trọng điểm, số lượng khách tham dự các sự kiện trong nước “tối đa 5.000 người”, nên đã có ý kiến chỉ trích rằng “Olympic được áp dụng cơ chế riêng”. Vào ngày 8/7, sau khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, quyết định được đưa ra tại cuộc họp giữa 5 bên là các sự kiện tại thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận (Saitama, Chiba, Kanagawa) sẽ diễn ra mà không có khán giả. 3 tỉnh Miyagi, Fukushima và Shizuoka giới hạn số khán giả không quá 50% sức chứa của địa điểm và không quá 10.000 người, tỉnh Ibaraki chỉ cho phép khán giả là các em học sinh trong khuôn khổ “chương trình các trường học liên kết xem thi đấu”. Hokkaido, nơi tổ chức thi chạy marathon, cho đến thời điểm này vẫn chưa quyết định biện pháp ứng phó. Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản thông báo sẽ vận hành các chuyến tàu tạm thời lúc đêm khuya ở vùng thủ đô. Tuy nhiên, sau khi công ty này đưa ra thông báo, trên các mạng xã hội ngày càng có nhiều ý kiến chỉ trích rằng “Nếu thi đấu không có khán giả thì cần gì phải vận hành tàu đến đêm khuya”. Lịch thi đấu các môn được người Nhật yêu thích Nhà thi đấu Kokugikan ở Ryokoku, nơi tổ chức các giải đấu Sumo. Đây là nơi diễn ra môn boxing Ⓒ Báo Mainichi Do đại dịch COVID-19 bùng phát nên quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo trở nên lộn xộn. Tuy nhiên, Olympic là sự kiện trọng đại tầm cỡ thế giới, 4 năm mới tổ chức 1 lần. Các địa điểm xem thi đấu công cộng qua màn hình hầu như cũng đã bị huỷ bỏ, vì vậy, các bạn hãy thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch và chọn cách thức phù hợp để thưởng thức năm Olympic này nhé. Các vận động viên đội tuyển chủ nhà Nhật Bản được đặt nhiều kỳ vọng. Sau đây là lịch thi đấu các môn thể thao được yêu thích ở Nhật. ◼️ Lịch thi đấu những môn được yêu thích Ngày 21/7 Bóng đá nữ, bóng mềm nữ bắt đầu Ngày 22/7 Vòng loại bóng đá nam khởi tranh tại nhiều địa phương của Nhật Bản Ngày 23/7 Lễ khai mạc Ngày 24/7 Judo: Môn thể thao được kì vọng giành huy chương đầu tiên Ngày 25/7 Bơi lội: 400m hỗn hợp cá nhân nam Ngày 26/7 Chung kết thể dục dụng cụ đồng đội nam (Đội Nhật được kỳ vọng giành huy chương vàng 2 kỳ Thế vận hội liên tiếp) Ngày 27/7 Chung kết bóng mềm Ngày 28/7 Chung kết bóng bầu dục nam, chung kết thể dục dụng cụ tổng hợp cá nhân nam Ngày 29/7 Chung kết đơn nữ bóng bàn Ngày 30/7 Judo nam hạng cân trên 100kg Ngày 31/7 Chung kết tennis đơn nữ, hạng mục mới môn judo, đồng đội hỗn hợp Ngày 1/8 Chung kết chạy 100m nam, chung kết tennis đơn nam Ngày 2/8 Chung kết cầu lông đôi nữ Ngày 3/8 Bán kết bóng đá nam Ngày 4/8 Golf nữ Ngày 5/8 Chung kết bóng bàn đồng đội nữ Ngày 6/8 Chạy tiếp sức 4 x 100m nam Ngày 7/8 Bóng chày, chung kết bóng đá nam Ngày 8/8 Marathon nam (Sapporo), lễ bế mạc Đoàn vận động viên Việt Nam Biểu tượng Olympic đặt trước Sân vận động Quốc gia. Ⓒ Báo Mainichi Sau đây là danh sách đoàn vận động viên Việt Nam. Chúng ta cùng cổ vũ và kỳ vọng vào các thành tích của đoàn Việt Nam. Môn thi đấu(競技) Tên tuyển thủ(選手名) Taekwondo(テコンドー) Trương Thị Kim Tuyền Bơi(水泳) Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Ánh Viên Thể dục dụng cụ(男子体操) Lê Thanh Tùng, Đinh Phương Thành Boxing(ボクシング) Nguyễn Văn Đương, Nguyễn Thị Tâm Judo(柔道) Nguyễn Thị Thanh Thủy Cầu lông(バトミントン) Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Thùy Linh Bắn cung(アーチェリー) Đỗ Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Hoàng Phi Vũ Rowing (đôi nữ)(女子ボート) Lường Thị Thảo,Đinh Thị Hảo Cử tạ(ウエイトリフティング) Thạch Kim Tuấn, Vương Thị Huyền hoặc Hoàng Thị Duyên Điền kinh(陸上) Quách Thị Lan Bắn súng(射撃) Hoàng Xuân Vinh ※ Cập nhật tới ngày 5/7 Lịch nghỉ lễ có sự thay đổi! Các bạn có biết vì Olympic Tokyo nên lịch nghỉ 3 ngày lễ có sự thay đổi? Một số ngày vốn là ngày nghỉ lễ sẽ trở thành ngày thường, một số ngày thường sẽ trở thành ngày nghỉ lễ. Hãy lưu ý điểm này nhé! Việc đổi ngày nghỉ lễ là dựa trên điều luật sửa đổi đặc biệt về Thế vận hội ban hành tháng 11/2020, nhưng lịch và sổ tay sản xuất, bán ra trước thời điểm đó chưa thay đổi nên cần phải lưu ý. Các ngày nghỉ lễ được điều chỉnh như sau: ① “Ngày của Biển”: 19/7 → 22/7 (ngày liền trước lễ khai mạc) ② “Ngày Thể thao”: 11/10 → 23/7 (lễ khai mạc) ③ “Ngày của Núi”: 11/8 → 8/8 (lễ bế mạc) ※ Ngày bế mạc 8/8 là Chủ Nhật nên 9/8 trở thành ngày nghỉ bù. Các bạn hãy xác nhận lại trước các ngày nghỉ lễ nói trên nhé.

    15/07/2021

  • Thông báo: Phát hiện việc sử dụng trái phép các bài báo KOKORO

    Chúng tôi rất lấy làm tiếc phải thông báo rằng vừa qua chúng tôi đã phát hiện được một lượng lớn các bài báo của KOKORO đang bị sử dụng trái phép. Chúng tôi đang tìm hiểu thực trạng để có biện pháp xử lý thích hợp sau khi có thêm các thông tin chi tiết. Các bài viết trên trang KOKORO là do (Pháp nhân) Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) và Báo Mainichi hợp tác vận hành. Chúng tôi đã bỏ ra nhiều thời gian và công sức để soạn thảo và đăng tải những bài viết với nội dung đã được kiểm chứng nghiêm ngặt. Việc sao chép trái phép (đánh cắp), là vi phạm luật bản quyền của Nhật Bản và Việt Nam. Chúng tôi cực lực lên án hành vi đánh cắp này. Trang “SAMURAI 24/7” đánh cắp các bài viết và thiết kế của KOKORO Trang web đánh cắp nội dung của chúng tôi có tên là "SAMURAI 24/7". Trang này đã đánh cắp một số lớn bài viết (kể cả ảnh và bài viết) của KOKORO và cả biểu tượng. Tính đến ngày 1 tháng 7 năm 2021, chúng tôi đã xác nhận được khoảng 50 bài của KOKORO bị sử dụng trái phép. Một ví dụ về xâm hại bản quyền của KOKORO, gồm cả icon, nội dung bài viết Trên trang chủ của “SAMURAI 24/7” có đăng logo của một tổ chức phi lợi nhuận (NPO) ở Tokyo và một trường Nhật ngữ ở tỉnh Saitama. Hiện chúng tôi đang điều tra về mối liên quan của các pháp nhân nêu trên với trang web này. Ngoài ra, banner liên kết đến "SAMURAI 24/7" cũng được hiển thị trên trang web chính thức của công ty GVC, một công ty phái cử thực tập sinh tại Hà Nội. Hiện chúng tôi cũng đang điều tra về mối liên quan giữa công ty GVC với trang web nói trên. Trang chủ công ty GVC có banner dẫn đến trang web vi phạm (được đóng khung đỏ) Các bài viết của KOKORO đã được VAIJ và Báo Mainichi đăng tải những thông tin chi tiết và thiết thực dành cho các du học sinh, thực tập sinh kỹ năng Việt Nam đang ở Nhật Bản hoặc có dự định sang Nhật để giúp các bạn làm quen, thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản một cách nhanh chóng cũng như có thể xử lý các vấn đề khi gặp khó khăn. Các bài viết và hình ảnh đều được VAIJ và Báo Mainichi thực hiện một cách nghiêm túc và chuyên sâu. Chúng tôi cực lực phản đối các hành vi xâm phạm bản quyền và đang cùng các cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý vấn đề này.

    01/07/2021

  • Các sự kiện lớn trong năm 2021 -Olympic Tokyo sẽ ra sao?-

    Chúng ta bước sang năm mới trong khi vi-rút corona chủng mới đang hoành hành dữ dội trên toàn thế giới. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những sự kiện nổi bật nhất sẽ diễn ra trong năm nay theo thứ tự thời gian. 【Fujita Hironobu・Báo Mainichi】 Sân vận động quốc gia, nơi diễn ra “Olympic Tokyo 2020” vào tháng 7 Ảnh: Báo Mainichi Sân vận động quốc gia, nơi diễn ra “Olympic Tokyo 2020” vào tháng 7. Ảnh: Báo Mainichi Lễ khai mạc Olympic Tokyo ngày 10/10/1964, cách đây 57 năm Ảnh: Báo Mainichi Lễ khai mạc Olympic Tokyo ngày 10/10/1964, cách đây 57 năm. Ảnh: Báo Mainichi Tháng 1 20/1Tổng thống Mỹ nhậm chức. Ông Joe Biden, người giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 11/2020, sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Ông Joe Biden, tổng thống đắc cử Mỹ, đến Nhật khi còn là phó tổng thống dưới thời cựu Tổng thống Obama Ảnh: Báo Mainichi Ông Joe Biden, tổng thống đắc cử Mỹ, đến Nhật khi còn là phó tổng thống dưới thời cựu Tổng thống Obama Ảnh: Báo Mainichi Tháng 2 4/2Universal Studio Japan sẽ mở cửa một khu trò chơi mới với các nhân vật và chủ đề trong các trò chơi của hãng Nintendo với tên gọi là “SUPER NINTENDO WORLD”. Tháng 2, tàu thám hiểm Sao Hoả “Mars 2020” do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên hồi tháng 7/2020, dự kiến sẽ hạ cánh xuống hành tinh đỏ và bắt đầu cuộc thăm dò. Tháng 2 4/2Universal Studio Japan sẽ mở cửa một khu trò chơi mới với các nhân vật và chủ đề trong các trò chơi của hãng Nintendo với tên gọi là “SUPER NINTENDO WORLD”. Tháng 2, tàu thám hiểm Sao Hoả “Mars 2020” do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng lên hồi tháng 7/2020, dự kiến sẽ hạ cánh xuống hành tinh đỏ và bắt đầu cuộc thăm dò. Tháng 3 Tháng 3 11/3Ngày 11/3 là tròn 10 năm ngày xảy ra trận Đại động đất Đông Nhật Bản. Mọi người sẽ cùng hồi tưởng thảm họa chưa từng thấy, xảy ra từ 10 năm trước khiến khoảng 20.000 người thiệt mạng và mất tích. Sóng thần tràn qua khu rừng chắn gió ven biển sau khi xảy ra trận Đại động đất Đông Nhật Bản 11/3/2011 Ảnh: Báo Mainichi Khoảng tháng 3, “Công viên giải trí Seibuen” dự kiến được mở cửa trở lại sau quá trình sửa sang. Chủ đề của công viên là “Nhật Bản thời ấy” với hình ảnh những năm 1960. Khách đến vui chơi tại công viên giải trí này có thể thưởng thức các món ăn và mua sắm trên đường phố có phong cách “khu phố buôn bán thời Showa”. Tháng 6 - Tháng 7 Giải bóng đá UEFA EURO 2020 bị hoãn lại 1 năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 sẽ được tổ chức thành giải đấu đặc biệt kỷ niệm 60 năm thành lập UEFA theo hình thức phân tán tại 13 quốc gia từ ngày 11/6 đến 11/7. Tháng 7 - Tháng 8 Từ ngày thứ Sáu 23/7 đến Chủ Nhật 8/8 sẽ diễn ra Olympic Tokyo. Biểu tượng Thế vận hội được chở tới địa điểm lắp đặt tại Odaiba Kaihin Kou-en. Ảnh: Báo Mainichi Biểu tượng Thế vận hội được chở tới địa điểm lắp đặt tại Odaiba Kaihin Kou-en. Ảnh: Báo Mainichi Tháng 8 - Tháng 9 Từ ngày thứ Ba 24/8 đến Chủ Nhật 5/9 sẽ diễn ra Paralympic Tokyo. Tháng 9 11/9Ngày 11/9 là tròn 20 năm ngày xảy ra các vụ khủng bố liên hoàn ở Mỹ. Tổ chức hồi giáo cực đoan al-Qaeda đã gây ra 4 vụ tấn công khủng bố trên đất Mỹ khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng. Tháng 10 Tháng 10 là hết nhiệm kỳ 4 năm tính từ cuộc tổng tuyển cử lần trước tại Nhật Bản. Dự kiến đến khoảng thời gian này sẽ diễn ra cuộc tổng tuyển cử cho nhiệm kỳ tiếp theo. (Các sự kiện chưa xếp thứ tự = Chưa xác định thời gian) ☆ Khách sạn mới của Disney lấy chủ đề từ bộ phim “Toy Story” dự kiến mở cửa tại Maihama, thành phố Urayasu thuộc tỉnh Chiba (Năm 2021) ☆ Khách sạn có hình thức trạm vũ trụ mang tên “Aurora Station” do cựu kỹ sư NASA (Mỹ) phát triển sẽ được phóng lên và trở thành khách sạn vũ trụ đầu tiên trên thế giới chính thức hoạt động. Gói dịch vụ lưu trú 12 ngày dành cho một du khách có giá khoảng 9,5 triệu đô la Mỹ (khoảng 1 tỷ yên).

    07/01/2021

  • Những bài viết “hot” trên KOKORO trong năm 2020

    Chúng tôi xin điểm lại các bài viết được nhiều người quan tâm trên trang KOKORO trong năm 2020 theo từng hạng mục “bài liên quan đến du học”, “bài liên quan đến người lao động (bao gồm thực tập sinh kỹ năng v.v...)” và “3 nội dung chung”. Các bạn hãy tham khảo những kinh nghiệm phong phú từ các sempai từng thành công cũng như thất bại ở Nhật Bản nhé! KOKORO – trang web dành cho cả người sắp sang và đã sang Nhật Bản Các đơn vị tổ chức KOKORO gồm có báo Mainichi, (Pháp nhân) Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Quỹ Nhật Bản (The Nippon Foundation), đơn vị hỗ trợ trang có Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam v.v. Trang web cung cấp các thông tin hữu ích cho người Việt chuẩn bị sang Nhật và người Việt đang sinh sống tại Nhật Bản. Trên trang đăng tải rất nhiều bí quyết để có thể đi du học, đi làm sao cho hiệu quả, ví dụ như cách sang Nhật không cần vay nợ hoặc chỉ vay nợ với mức tối thiểu, cần chuẩn bị những gì trước khi sang Nhật, cách tìm và lựa chọn việc làm baito, cách thức ứng phó khi gặp khó khăn v.v. Các bài liên quan đến du học được quan tâm trong năm 2020 ❶ Bí quyết học tiếng Nhật và phỏng vấn xin việc ❷ Phải về nước vì làm thêm quá nhiều giờ không được gia hạn visa. Một sự việc đáng tiếc. ❸ Cách kết thêm bạn bè ở Nhật Bản Các bài liên quan đến người lao động (thực tập sinh kỹ năng v.v.) được quan tâm trong năm 2020 ❶ Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết ❷ Bỏ trốn vì bạo lực ở nơi làm việc ❸ Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa Các bài viết chung được quan tâm trong năm 2020 ❶ Số đặc biệt: Phương pháp học của những người đã thi đỗ N1, N2 (Phần giới thiệu bí quyết học tập) ❷ Chuyển tiền quốc tế, nên dùng dịch vụ nào? ❸ Việt Nam thì OK nhưng Nhật Bản thì Dame vol.9: Buổi tối đừng... cắt móng tay Đơn vị tổ chức/đơn vị hỗ trợ và hợp tác KOKORO được giới thiệu trên trang chính của website Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. 【Đơn vị tổ chức KOKORO】 Báo Mainichi, (Pháp nhân) Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Quỹ Nhật Bản (The Nippon Foundation) 【Đơn vị hỗ trợ】 Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản (JNTO) tại Hà Nội, Liên đoàn kinh tế vùng Kansai, Hiệp hội công ích VIETNAM, Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật, Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế. 【Đơn vị hợp tác và hợp tác đặc biệt】 JASSO (Tổ chức hỗ trợ sinh viên Nhật Bản), Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài, WA.SA.Bi. Đơn vị tài trợ “Thông qua việc tài trợ cho dự án KOKORO, chúng tôi hỗ trợ những người Việt có liên quan đến Nhật Bản và đóng góp cho mối quan hệ hữu hảo Nhật – Việt.” 【Nhà tài trợ Bạch kim】 Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam

    31/12/2020

  • Top 10 tin nổi bật trong năm 2020 -Dịch COVID-19 bùng phát-

    Chỉ còn vài ngày nữa là năm 2020 kết thúc. Dịch COVID-19 bùng phát đã khiến năm nay trở thành một năm khó quên đối với tất cả mọi người. Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại top 10 tin nổi bật trong năm 2020. 【Fujita Hironobu】 Tháng 1 Dịch COVID-19 lây lan mạnh Bệnh nhân đầu tiên được xác định nhiễm vi-rút corona chủng mới vào tháng 12/2019 ở Trung Quốc. Bước sang năm 2020, chỉ trong nháy mắt, vi-rút đã tràn sang châu Âu và Mỹ. Tháng 3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch (tức là dịch lây lan mạnh trên toàn thế giới). Tại Nhật Bản, ngay sau khi số ca tử vong trong nước vượt quá con số 100 vào tháng 4, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp chống dịch như phong toả thành phố và được thế giới ca ngợi là quốc gia kiểm soát dịch hiệu quả nhất. Bệnh nhân đầu tiên được xác định nhiễm vi-rút corona chủng mới vào tháng 12/2019 ở Trung Quốc. Bước sang năm 2020, chỉ trong nháy mắt, vi-rút đã tràn sang châu Âu và Mỹ. Tháng 3/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đại dịch (tức là dịch lây lan mạnh trên toàn thế giới). Tại Nhật Bản, ngay sau khi số ca tử vong trong nước vượt quá con số 100 vào tháng 4, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện các biện pháp chống dịch như phong toả thành phố và được thế giới ca ngợi là quốc gia kiểm soát dịch hiệu quả nhất. Tháng 3 Olympic và Paralympic Tokyo được hoãn sang năm 2021 Để phòng ngừa dịch COVID-19 lây lan, Olympic và Paralympic Tokyo 2020, sự kiện dự kiến có rất nhiều người đến Nhật Bản tham dự, đã phải dời sang năm 2021. Ban tổ chức dự định đơn giản hoá sự kiện, giảm bớt lượng khách mời và các cơ sở tạm thời. Thời gian dự kiến tổ chức Thế vận hội cho người khuyết tật Paralympic từ thứ Ba 24/8/2021 đến Chủ Nhật 5/9/2021. Tháng 5 Biểu tình lan rộng do một người da đen tại Mỹ bị chết do bạo lực Ngày 25/5 tại Mỹ đã xảy ra vụ việc một người đàn ông da đen bị cảnh sát da trắng ghì cổ dẫn đến tử vong. Đoạn băng ghi hình vụ việc này đã lan truyền trên khắp thế giới và làm bùng nổ trên toàn cầu phong trào phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc có tên gọi “Black Lives Matter” (Mạng sống người da đen là đáng giá). Ngày 25/5 tại Mỹ đã xảy ra vụ việc một người đàn ông da đen bị cảnh sát da trắng ghì cổ dẫn đến tử vong. Đoạn băng ghi hình vụ việc này đã lan truyền trên khắp thế giới và làm bùng nổ trên toàn cầu phong trào phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc có tên gọi “Black Lives Matter” (Mạng sống người da đen là đáng giá). Tháng 6 Siêu máy tính “Fugaku” của Nhật Bản giành vị trí số 1 thế giới Siêu máy tính “Fugaku” (máy vi tính cỡ siêu lớn, có năng lực tính toán nhanh bậc nhất thế giới) của Viện nghiên cứu Riken đã giành được vị trí thứ nhất trong 4 tiêu chí xếp hạng siêu máy tính thế giới. Fugaku cũng là siêu máy tính đầu tiên trên thế giới đồng thời giành được vị trí dẫn đầu trong 3 hạng mục: ① Tốc độ tính toán, ② Tính năng khi sử dụng trong thực tế, ③ Phân tích dữ liệu lớn. Chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” đứng trước nguy cơ sụp đổ ở Hong Kong Ngày 30/06, Trung Quốc ban hành luật tăng cường kiểm soát Hong Kong khiến chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” đứng trước nguy cơ sụp đổ. Chính sách này bắt đầu được áp dụng từ năm 1997 khi Anh trao trả Hong Kong cho Trung Quốc. (Một quốc gia, hai chế độ là chính sách cho phép Hong Kong thuộc về Trung Quốc, quốc gia theo đường lối xã hội chủ nghĩa, nhưng vẫn duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa trong thời gian 50 năm cho đến năm 2047). Lo ngại rằng sẽ mất tự do và dân chủ, các phong trào phản đối do giới trẻ nắm vai trò chủ đạo liên tiếp diễn ra. Tháng 7 Bắt đầu áp dụng tính phí đối với túi ni-lông Từ ngày 1/7, Nhật Bản bắt đầu áp dụng chế độ bắt buộc tính phí đối với túi ni-lông tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Việc này nhằm giảm bớt rác thải nhựa, hiện đang là vấn đề nổi cộm trên toàn thế giới như trôi ra biển và gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Người dân đang dần làm quen với việc mang theo túi riêng của mình khi đi mua hàng. Mưa lớn kỷ lục tập trung ở khu vực Kyushu Những trận mưa lớn mùa Hè năm nay khiến nước sông ở nhiều khu vực, đặc biệt là Kyushu, tràn bờ và gây thiệt hại lớn. Số người tử vong và mất tích lên tới hơn 80 người. Trong thời gian từ ngày 3 đến 14 tháng 7, tổng lượng mưa tại các tỉnh như Kagoshima hay Kumamoto đã nhiều hơn gấp 3 lần lượng mưa trong một tháng của các năm thông thường. Những trận mưa lớn mùa Hè năm nay khiến nước sông ở nhiều khu vực, đặc biệt là Kyushu, tràn bờ và gây thiệt hại lớn. Số người tử vong và mất tích lên tới hơn 80 người. Trong thời gian từ ngày 3 đến 14 tháng 7, tổng lượng mưa tại các tỉnh như Kagoshima hay Kumamoto đã nhiều hơn gấp 3 lần lượng mưa trong một tháng của các năm thông thường. Tháng 9 Cây vợt Osaka vô địch giải quần vợt Mỹ mở rộng Ngày 12/9, ở hạng mục đơn nữ giải quần vợt Mỹ mở rộng, cây vợt Osaka Naomi (23 tuổi) đã lần thứ 2 giành chức vô địch. Liên quan đến tin số (3), cây vợt nữ này đã đeo khẩu trang ghi tên những người da đen bị cảnh sát gây thiệt mạng (kể cả bị bắn chết) để phản đối phân biệt chủng tộc. Ngày 12/9, ở hạng mục đơn nữ giải quần vợt Mỹ mở rộng, cây vợt Osaka Naomi (23 tuổi) đã lần thứ 2 giành chức vô địch. Liên quan đến tin số (3), cây vợt nữ này đã đeo khẩu trang ghi tên những người da đen bị cảnh sát gây thiệt mạng (kể cả bị bắn chết) để phản đối phân biệt chủng tộc. Nhật Bản có thủ tướng mới Tháng 8, thủ tướng Abe Shinzo (66 tuổi) tuyên bố từ chức. Sau đó, ông Suga Yoshihide (71 tuổi) được bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do và vào ngày 16/9 được Quốc hội bầu làm thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản. Tính từ tháng 12/2012 khi ông Abe nhậm chức, sau 7 năm 9 tháng nước Nhật mới có thủ tướng mới. Tháng 8, thủ tướng Abe Shinzo (66 tuổi) tuyên bố từ chức. Sau đó, ông Suga Yoshihide (71 tuổi) được bầu làm chủ tịch đảng Dân chủ Tự do và vào ngày 16/9 được Quốc hội bầu làm thủ tướng thứ 99 của Nhật Bản. Tính từ tháng 12/2012 khi ông Abe nhậm chức, sau 7 năm 9 tháng nước Nhật mới có thủ tướng mới. Tháng 11 Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đầy sóng gió Ngày 3/11, nước Mỹ tổ chức bầu cử tổng thống 4 năm một lần. Trong đó ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, cựu phó tổng thống (77 tuổi) đã vượt qua đương kim tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hoà (74 tuổi) và giành chiến thắng. Cho đến thời điểm này, mặc dù ông Trump vẫn không thừa nhận thất bại nhưng theo dự kiến, ngày 20/1/2021, ông Biden sẽ nhậm chức tổng thống thứ 46 của Mỹ. Vị trí phó tổng thống sẽ thuộc về bà Kamala Harris (56 tuổi), là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị này. ※ Tuổi của nhân vật trong bài viết tính theo thời điểm đăng tin gốc.

    29/12/2020

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai