Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

img detail
18/11/2020 Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Phạm La Trúc Ly
  • Năm 2007Bắt đầu làm việc tại nhà máy giày khi còn đang học phổ thông trung học (trong 10 năm)〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2008Tốt nghiệp Trường THPT Dĩ An〈Tỉnh Bình Dương〉
  • Năm 2018Vào học tại trung tâm tiếng Nhật (tháng 4)〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2018Sang Nhật (tháng 12) → Tập huấn → Bắt đầu thực tập kỹ năng tại trang trại dâu tây〈Tỉnh Miyazaki〉

〈Sinh năm 1989 tại tỉnh Bình Dương〉

Chị Ly để lại con gái 4 tuổi ở Việt Nam để sang Nhật làm việc tại nông trại dâu tây. Với mong muốn nắm vững tiếng Nhật sau 3 năm ở Nhật Bản để về nước có thể dạy lại cho con gái, chị Ly đang chăm chỉ học tập mỗi ngày. Dù có công việc khác lương cao hơn nhưng được giám đốc trang trại và trưởng chi nhánh nghiệp đoàn tiếp nhận đối xử rất tốt nên chị Ly cảm thấy được vào làm tại đây quả là may mắn. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu câu chuyện kinh nghiệm thực tế của chị Ly.

Muốn dạy tiếng Nhật cho con gái

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi làm việc 10 năm trong nhà máy. Trong khoảng thời gian đó, tôi kết hôn và năm 2016, con gái tôi ra đời. Vì con gái, tôi quyết tâm sang Nhật. Lương thực tập kỹ năng có thể giúp đỡ được cho gia đình, hơn nữa, trong quá trình thực tập, nếu cố gắng trau dồi tiếng Nhật thì khi về nước, tôi có thể dạy lại tiếng Nhật cho con gái. Tôi mong sau này con gái tôi có thể đi du học ở Nhật và kiếm được công việc tốt nên muốn chuẩn bị để có thể dạy được tiếng Nhật cho con ở nhà. Nghĩ như vậy nên tôi đã ứng tuyển đi thực tập kỹ năng.

Chỗ thực tập của tôi là trang trại dâu tây

Trước đây, tôi cũng đã từng có ý định thử ra nước ngoài làm việc. Ban đầu tôi định đi Nga, nhưng bạn bè từng làm việc ở Nhật về nước chia sẻ với tôi rằng:

▽ Nếu sang Nhật thực tập kỹ năng, vừa có thể kiếm tiền giúp gia đình, vừa có thể học được tiếng Nhật.

▽ Đường sá sạch sẽ.

▽ Ít trộm cắp.

▽ Người dân thân thiện.

▽ Khí hậu ôn hoà.

▽ Có thể học hỏi được cách làm việc của người Nhật v.v… nên tôi lại muốn đi Nhật.

Và khi sang đến Nhật, quả thực mọi việc đúng là như vậy.

Chi phí cho công ty phái cử

Đi tham quan ở Osaka, nơi tập huấn sau khi nhập cảnh〈Năm 2018〉

Tôi được một người hàng xóm từng đi thực tập kỹ năng giới thiệu cho một công ty phái cử nên đến đó đăng ký. Hai tháng sau, tôi đỗ phỏng vấn vào “Trang trại dâu tây Hinata”. Hôm phỏng vấn, đích thân giám đốc trang trại sang tận nơi. Số tiền tôi đóng cho công ty phái cử sau khi đỗ phỏng vấn là khoảng 50 triệu đồng. Trước khi sang Nhật 1 tháng, tôi đóng thêm khoảng 50 triệu đồng nữa. Để có tiền đóng cho công ty phái cử, tôi vay ngân hàng 60 triệu đồng nhưng sau khi sang Nhật chỉ vài tháng tôi đã trả hết khoản nợ này.

Thực ra, tôi đã mong được làm công việc có mức lương cao hơn nữa, kiểu như chế biến thực phẩm chẳng hạn, nhưng so với mặt bằng thực tập sinh, tôi cũng đã khá lớn tuổi, lại đã kết hôn nên mọi người nói rằng tôi sẽ khó đỗ phỏng vấn các công việc được nhiều người ưa thích, vì vậy, tôi đã ứng tuyển công việc ở trang trại dâu tây. Cùng đến làm việc tại trang trại này với tôi còn có Hằng và Phép là các bạn đi cùng đợt từ cùng công ty phái cử.

Công việc ở trang trại dâu tây

Trang trại dâu tây Hinata nhìn từ trên cao

Ở trang trại dâu tây Hinata có khoảng 26 nhà kính màng ni-lông. Diện tích trong nhà kính tổng cộng khoảng 7.000m2. Tính cả giám đốc, ở trang trại này có khoảng 10 người đang làm việc, trong đó có 3 chúng tôi là người nước ngoài. Trang trại trồng dâu tây cao cấp loại quả to, vị ngon. Loại chất lượng cao nhất 1 hộp (12 quả) có giá bán 5.000 yên (khoảng 1,1 triệu đồng).

● Công việc mùa thu hoạch – bao gồm cả nếm dâu tây

Thời gian thu hoạch dâu tây là từ tháng 11 đến tháng 6. Trong khoảng thời gian này, công việc là thu hoạch, phân loại, đóng hộp v.v… Trang trại bán cả mứt dâu tây, vì vậy, có cả công việc dán nhãn lọ mứt nữa. Không chỉ vậy, còn có một việc khá lạ lẫm là nếm dâu tây. Hàm lượng đường của dâu được đo bằng máy, rồi kết hợp với hình thức bề ngoài để xếp hạng, nhưng nhân viên còn phải nếm thử dâu tây nữa. Giám đốc nói rằng nữ giới có độ nhạy cảm về vị giác cao hơn nên ông giao cho mấy thực tập sinh chúng tôi việc nếm dâu. Gần như ngày nào chúng tôi cũng được nếm dâu nên bạn bè làm các công việc khác khá ghen tị với chúng tôi.

● Công việc ngoài vụ thu hoạch

Thời gian ngoài vụ thu hoạch, cần phải chăm sóc cây giống ở ngoài nhà kính. Chúng tôi làm nhiệm vụ tưới nước và kiểm tra bệnh cho cây giống. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng chổi quét dọn và thay thế thiết bị bên trong nhà kính. Từ tháng 9 đến tháng 10, cây con được đưa vào trong nhà kính để chờ thu hoạch.

Dâu thu hoạch tại trang trại dâu tây Hinata

Nơi làm việc có nhiều cơ hội giao lưu với người Nhật

Từ bên phải sang: Giám đốc, chị Nanaka, hai người phiên dịch và ba thực tập sinh kỹ năng〈Năm 2019〉

Trong công việc, khi nhận chỉ thị hay trao đổi với giám đốc hoặc quản đốc nông trại, tôi có nhiều cơ hội được trò chuyện bằng tiếng Nhật. Giờ nghỉ giải lao, tôi cũng thường hay nói chuyện với những người làm bán thời gian. Đây là môi trường làm việc có nhiều cơ hội trò chuyện với người Nhật nên rất thích hợp với việc học tiếng Nhật.

Chị Nanaka, cháu gái của giám đốc còn chở thực tập sinh chúng tôi đi siêu thị và đi chơi, đi tham quan bằng xe ô tô nữa. Mùa hè năm nay, giám đốc trang trại còn tổ chức tiệc nướng BBQ ở khu cắm trại bên bờ biển. Ngoài ra, thông thường chúng tôi đi làm bằng xe đạp, nhưng những ngày mưa to, giám đốc hoặc quản đốc còn lái xe đi đón chúng tôi.

Con gái ở quê nhà

Con gái 4 tuổi của tôi hiện đang ở với bố. Hồi mới sang Nhật, phải xa con, mỗi khi trông thấy trẻ con tầm tuổi con gái mình là tôi lại quặn lòng ứa nước mắt. Hằng ngày, tôi vẫn gọi điện thoại video với con gái. Vì nhớ con nên tháng 5 năm nay, tôi định tranh thủ đợt nghỉ lễ dài để về nước chơi, nhưng đáng tiếc là do dịch COVID-19 tôi đã không thể về được.

Cuộc sống ở Nhật

Bình minh buổi sớm nhìn từ trang trại dâu tây〈Tháng 3/2020〉

Ở ký túc xá, mỗi người chúng tôi có một phòng ngủ riêng. Thông thường, 11 giờ tối tôi đi ngủ và dậy lúc 5 giờ rưỡi sáng, công việc bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc lúc 4 giờ chiều. Dù sáng phải dậy sớm nhưng công việc cũng kết thúc sớm nên không có khó khăn gì.

Sổ tay chi tiêu của tôi (tính bình quân 1 tháng)

※100 yên = 22.151 VND (tỷ giá ngày 30/10/2020)

Lương về tay (bình quân 110.000 yên)
Lương về tay

95.000 yên ~ 140.000 yên

※Khoảng tiền lương về tay sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá, tiền điện, nước, ga

※Trong số này, tiền ký túc xá là 15.000 yên (bao gồm cả tiền Wi-Fi). Tiền điện, nước, ga trung bình khoảng 8.000 yên

※Vào vụ thu hoạch có nhiều tiền làm thêm giờ

Chi tiêu (bình quân mỗi tháng tổng cộng khoảng 30.000 yên)
Tiền ăn

25.000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Chi phí lặt vặt, mua nhu yếu phẩm

5.000 yên

※Không mua quần áo. Rất hiếm khi đi ăn ngoài

Khoản tiền chênh lệch, để dành (bình quân khoảng 80.000 yên)
Khoản tiền chênh lệch

80.000 yên

※Tiền để dành được gửi về cho mẹ (2 tháng gửi một lần, mỗi lần 100.000 ~ 120.000 yên)

Được chị Nanaka dẫn đi chơi Sun Messe Nichinan ở tỉnh Miyazaki〈Năm 2019〉

Số tiền tôi gửi về nhà là để mẹ tôi dùng trong sinh hoạt, tiền học cho em gái tôi và tiền học mầm non của con gái v.v… Nếu có thêm nhiều tiền, tôi sẽ mua thực phẩm chức năng chứa canxi cho con gái tăng chiều cao. Ngoài ra, tôi cũng muốn mua thuốc huyết áp và thuốc giảm đau xương khớp cho mẹ.

Từ khi sang Nhật, ngoài đi tham quan Osaka và Kobe trong thời gian tập huấn, tôi không đi chơi ở đâu ngoài tỉnh Miyazaki. Nếu có dư tiền một chút thì tôi muốn được đi chơi Okinawa.

Học tiếng Nhật

Mỗi buổi tối, tôi dành 2 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật bằng tài liệu và trên internet. Tôi đang dùng các bộ sách như “Shin Kanzen Master” và “Mimi kara oboeru nihongo nouryoku shiken”…Hai ngày nghỉ hằng tuần, tôi ngủ thêm một chút buổi sáng nhưng vẫn dành ra hơn 5 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật. Sang Nhật đã gần được 2 năm, khả năng nghe của tôi đã khá lên nhiều nhưng chữ Kanji thì quả là rất khó nhớ.

Link:【SỐ ĐẶC BIỆT】Phương pháp học của những người đã thi đỗ N1・N2 (Phần giới thiệu công cụ, tài liệu học tập)

Nghiệp đoàn tiếp nhận đóng vai trò quan trọng

Người nam bên trái là đại diện của Trung tâm kỹ năng Nishi Nihon, mép bên phải là giám đốc trang trại dâu tây

Đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn tiếp nhận) thực tập sinh kỹ năng mấy người chúng tôi là “Trung tâm kỹ năng Nishi Nihon”. Nghiệp đoàn này trụ sở chính ở Osaka và có chi nhánh ở tỉnh Kagoshima. Trưởng chi nhánh, ông Yamazaki Yoshikazu (73 tuổi) vẫn đến gặp chúng tôi mỗi tháng 1, 2 lần để hỏi chuyện và hỗ trợ rất tận tình. Ngoài ra, thỉnh thoảng còn có nhân viên nữ của nghiệp đoàn đến cùng ông, mang theo cả quần áo cũ cho chúng tôi nên chúng tôi không cần phải mua quần áo.

Đối với thực tập sinh kỹ năng, đoàn thể quản lý là rất quan trọng. Nếu bạn muốn đi thực tập ở nơi do nghiệp đoàn này phụ trách thì trước khi lựa chọn công ty phái cử, bạn có thể trao đổi, tham khảo ý kiến trước với nghiệp đoàn.

“Otosan” đến thăm chúng tôi〈Tháng 7/2020〉

Ông Yamazaki dạy tiếng Nhật cho chúng tôi và còn dẫn chúng tôi đi ăn uống, tham quan. Chúng tôi gọi ông Yamazaki là “Otosan” (bố). “Otosan” thực sự quan tâm đến chúng tôi như một người cha, lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ chúng tôi cả về sức khoẻ, cuộc sống và công việc. Chúng tôi tháng nào cũng mong chờ ngày được gặp “Otosan” và quý trọng “Otosan” như cha đẻ của mình vậy.

Chúng tôi liên lạc với các thực tập sinh cùng lứa từ công ty phái cử nhưng đang thực tập ở nơi khác thì thấy rằng có vẻ như các nghiệp đoàn tiếp nhận có sự quan tâm chăm sóc tận tình như thế này là rất ít. Hơn nữa, giám đốc trang trại, quản đốc và chị Nanaka cũng đối xử với chúng tôi rất tốt. Có nhiều công việc khác có mức lương cao hơn, nhưng có nhiều thứ không thể đánh đổi bằng tiền bạc. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi đến thực tập tại nơi này.

Cách làm việc của thực tập sinh kỹ năng dưới con mắt của người quản lý doanh nghiệp

【Phỏng vấn】Giám đốc trang trại dâu tây Hinata, ông Nagatomo Ippei (34 tuổi)

Vào mùa Xuân, nhiệt độ trong nhà kính lên cao, nếu thu hoạch trước khi trời nóng thì dâu sẽ giữ được độ tươi ngon, vì vậy có những ngày phải bắt đầu thu hoạch từ khoảng 4 giờ sáng (những ngày như vậy công việc cũng kết thúc sớm hơn). Những công việc phải làm từ sáng sớm như thế này, người làm bán thời gian sẽ không thể duy trì trong thời gian dài. Tôi cùng quản đốc trang trại và các thực tập sinh tổng cộng 5 người là lực lượng chủ đạo làm việc trong khoảng thời gian đó, nhờ vậy hoạt động kinh doanh có thể duy trì ổn định.

Ba thực tập sinh nhóm của chị Ly nhớ việc nhanh mà tiếng Nhật cũng nhanh tiến bộ. Họ làm việc rất nghiêm túc và cẩn thận. Khi thao tác ngắt hoa, ngắt cành v.v… các bạn làm nhanh gần gấp 2 lần so với các nhân viên bán thời gian lớn tuổi. Không phải chỉ vì các bạn còn trẻ, mà người Việt Nam có vẻ rất khéo tay nữa. Hơn nữa, có các nữ thực tập sinh ở đây, môi trường làm việc cũng trở nên tươi vui hơn. Tôi mong sau khi kết thúc quá trình thực tập, các bạn tiếp tục ở lại đây làm việc tiếp với tư cách kỹ năng đặc định.

Gặp gỡ sempai số này

Chị Phạm La Trúc Ly

  • Năm 2007Bắt đầu làm việc tại nhà máy giày khi còn đang học phổ thông trung học (trong 10 năm)〈TP. Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2008Tốt nghiệp Trường THPT Dĩ An〈Bình Dương〉
  • Năm 2018Vào học tại trung tâm tiếng Nhật(tháng 4)〈TP. Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2018Sang Nhật(tháng 12) → Tập huấn → Bắt đầu thực tập kỹ năng tại trang trại dâu tây〈Tỉnh Miyazaki〉

〈Sinh năm 1989 tại tỉnh Bình Dương〉

Chị Ly để lại con gái 4 tuổi ở Việt Nam để sang Nhật làm việc tại nông trại dâu tây. Với mong muốn nắm vững tiếng Nhật sau 3 năm ở Nhật Bản để về nước có thể dạy lại cho con gái, chị Ly đang chăm chỉ học tập mỗi ngày. Dù có công việc khác lương cao hơn nhưng được giám đốc trang trại và trưởng chi nhánh nghiệp đoàn tiếp nhận đối xử rất tốt nên chị Ly cảm thấy được vào làm tại đây quả là may mắn. Sau đây, chúng tôi xin được giới thiệu câu chuyện kinh nghiệm thực tế của chị Ly.

Muốn dạy tiếng Nhật cho con gái

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, tôi làm việc 10 năm trong nhà máy. Trong khoảng thời gian đó, tôi kết hôn và năm 2016, con gái tôi ra đời. Vì con gái, tôi quyết tâm sang Nhật. Lương thực tập kỹ năng có thể giúp đỡ được cho gia đình, hơn nữa, trong quá trình thực tập, nếu cố gắng trau dồi tiếng Nhật thì khi về nước, tôi có thể dạy lại tiếng Nhật cho con gái. Tôi mong sau này con gái tôi có thể đi du học ở Nhật và kiếm được công việc tốt nên muốn chuẩn bị để có thể dạy được tiếng Nhật cho con ở nhà. Nghĩ như vậy nên tôi đã ứng tuyển đi thực tập kỹ năng.

Trước đây, tôi cũng đã từng có ý định thử ra nước ngoài làm việc. Ban đầu tôi định đi Nga, nhưng bạn bè từng làm việc ở Nhật về nước chia sẻ với tôi rằng: ▽Nếu sang Nhật thực tập kỹ năng, vừa có thể kiếm tiền giúp gia đình, vừa có thể học được tiếng Nhật. ▽ Đường sá sạch sẽ. ▽ Ít trộm cắp. ▽ Người dân thân thiện. ▽ Khí hậu ôn hoà. ▽ Có thể học hỏi được cách làm việc của người Nhật v.v… nên tôi lại muốn đi Nhật. Và khi sang đến Nhật, quả thực mọi việc đúng là như vậy.

Chi phí cho công ty phái cử

Tôi được một người hàng xóm từng đi thực tập kỹ năng giới thiệu cho một công ty phái cử nên đến đó đăng ký. Hai tháng sau, tôi đỗ phỏng vấn vào “Trang trại dâu tây Hinata”. Hôm phỏng vấn, đích thân giám đốc trang trại sang tận nơi. Số tiền tôi đóng cho công ty phái cử sau khi đỗ phỏng vấn là khoảng 50 triệu đồng. Trước khi sang Nhật 1 tháng, tôi đóng thêm khoảng 50 triệu đồng nữa. Để có tiền đóng cho công ty phái cử, tôi vay ngân hàng 60 triệu đồng nhưng sau khi sang Nhật chỉ vài tháng tôi đã trả hết khoản nợ này.

Thực ra, tôi đã mong được làm công việc có mức lương cao hơn nữa, kiểu như chế biến thực phẩm chẳng hạn, nhưng so với mặt bằng thực tập sinh, tôi cũng đã khá lớn tuổi, lại đã kết hôn nên mọi người nói rằng tôi sẽ khó đỗ phỏng vấn các công việc được nhiều người ưa thích, vì vậy, tôi đã ứng tuyển công việc ở trang trại dâu tây. Cùng đến làm việc tại trang trại này với tôi còn có Hằng và Phép là các bạn đi cùng đợt từ cùng công ty phái cử.

Đi tham quan ở Osaka, nơi tập huấn sau khi nhập cảnh〈Năm 2018〉

Công việc ở trang trại dâu tây

Ở trang trại dâu tây Hinata có khoảng 26 nhà kính màng ni-lông. Diện tích trong nhà kính tổng cộng khoảng 7.000m2. Tính cả giám đốc, ở trang trại này có khoảng 10 người đang làm việc, trong đó có 3 chúng tôi là người nước ngoài. Trang trại trồng dâu tây cao cấp loại quả to, vị ngon. Loại chất lượng cao nhất 1 hộp (12 quả) có giá bán 5.000 yên (khoảng 1,1 triệu đồng).

Trang trại dâu tây Hinata nhìn từ trên cao

⚫ Công việc mùa thu hoạch – bao gồm cả nếm dâu tây

Thời gian thu hoạch dâu tây là từ tháng 11 đến tháng 6. Trong khoảng thời gian này, công việc là thu hoạch, phân loại, đóng hộp v.v… Trang trại bán cả mứt dâu tây, vì vậy, có cả công việc dán nhãn lọ mứt nữa. Không chỉ vậy, còn có một việc khá lạ lẫm là nếm dâu tây. Hàm lượng đường của dâu được đo bằng máy, rồi kết hợp với hình thức bề ngoài để xếp hạng, nhưng nhân viên còn phải nếm thử dâu tây nữa. Giám đốc nói rằng nữ giới có độ nhạy cảm về vị giác cao hơn nên ông giao cho mấy thực tập sinh chúng tôi việc nếm dâu. Gần như ngày nào chúng tôi cũng được nếm dâu nên bạn bè làm các công việc khác khá ghen tị với chúng tôi.

Dâu thu hoạch tại trang trại dâu tây Hinata

⚫ Công việc ngoài vụ thu hoạch

Thời gian ngoài vụ thu hoạch, cần phải chăm sóc cây giống ở ngoài nhà kính. Chúng tôi làm nhiệm vụ tưới nước và kiểm tra bệnh cho cây giống. Ngoài ra, chúng tôi còn dùng chổi quét dọn và thay thế thiết bị bên trong nhà kính. Từ tháng 9 đến tháng 10, cây con được đưa vào trong nhà kính để chờ thu hoạch.

Nơi làm việc có nhiều cơ hội giao lưu với người Nhật

Trong công việc, khi nhận chỉ thị hay trao đổi với giám đốc hoặc quản đốc nông trại, tôi có nhiều cơ hội được trò chuyện bằng tiếng Nhật. Giờ nghỉ giải lao, tôi cũng thường hay nói chuyện với những người làm bán thời gian. Đây là môi trường làm việc có nhiều cơ hội trò chuyện với người Nhật nên rất thích hợp với việc học tiếng Nhật.

Chị Nanaka, cháu gái của giám đốc còn chở thực tập sinh chúng tôi đi siêu thị và đi chơi, đi tham quan bằng xe ô tô nữa. Mùa hè năm nay, giám đốc trang trại còn tổ chức tiệc nướng BBQ ở khu cắm trại bên bờ biển. Ngoài ra, thông thường chúng tôi đi làm bằng xe đạp, nhưng những ngày mưa to, giám đốc hoặc quản đốc còn lái xe đi đón chúng tôi.

Từ bên phải sang: Giám đốc, chị Nanaka, hai người phiên dịch và ba thực tập sinh kỹ năng〈Năm 2019〉

Con gái ở quê nhà

Con gái 4 tuổi của tôi hiện đang ở với bố. Hồi mới sang Nhật, phải xa con, mỗi khi trông thấy trẻ con tầm tuổi con gái mình là tôi lại quặn lòng ứa nước mắt. Hằng ngày, tôi vẫn gọi điện thoại video với con gái. Vì nhớ con nên tháng 5 năm nay, tôi định tranh thủ đợt nghỉ lễ dài để về nước chơi, nhưng đáng tiếc là do dịch COVID-19 tôi đã không thể về được.

Cuộc sống ở Nhật

Ở ký túc xá, mỗi người chúng tôi có một phòng ngủ riêng. Thông thường, 11 giờ tối tôi đi ngủ và dậy lúc 5 giờ rưỡi sáng, công việc bắt đầu từ 7 giờ sáng và kết thúc lúc 4 giờ chiều. Dù sáng phải dậy sớm nhưng công việc cũng kết thúc sớm nên không có khó khăn gì.

Bình minh buổi sớm nhìn từ trang trại dâu tây〈Tháng 3/2020〉

Sổ tay chi tiêu của tôi (tính bình quân 1 tháng)

※100 yên = 22.151 VND (tỷ giá ngày 30/10/2020)

Lương về tay (bình quân 110.000 yên)
Lương về tay

95.000 yên ~ 140.000 yên

※Khoảng tiền lương về tay sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá, tiền điện, nước, ga

※Trong số này, tiền ký túc xá là 15.000 yên (bao gồm cả tiền Wi-Fi). Tiền điện, nước, ga trung bình khoảng 8.000 yên

※Vào vụ thu hoạch có nhiều tiền làm thêm giờ

Chi tiêu (bình quân mỗi tháng tổng cộng khoảng 30.000 yên)
Tiền ăn

25.000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Chi phí lặt vặt, mua nhu yếu phẩm

5.000 yên

※Không mua quần áo. Rất hiếm khi đi ăn ngoài

Khoản tiền chênh lệch, để dành (bình quân khoảng 80.000 yên)
Khoản tiền chênh lệch

80.000 yên

※Tiền để dành được gửi về cho mẹ (2 tháng gửi một lần, mỗi lần 100.000 ~ 120.000 yên)

Số tiền tôi gửi về nhà là để mẹ tôi dùng trong sinh hoạt, tiền học cho em gái tôi và tiền học mầm non của con gái v.v… Nếu có thêm nhiều tiền, tôi sẽ mua thực phẩm chức năng chứa canxi cho con gái tăng chiều cao. Ngoài ra, tôi cũng muốn mua thuốc huyết áp và thuốc giảm đau xương khớp cho mẹ.

Từ khi sang Nhật, ngoài đi tham quan Osaka và Kobe trong thời gian tập huấn, tôi không đi chơi ở đâu ngoài tỉnh Miyazaki. Nếu có dư tiền một chút thì tôi muốn được đi chơi Okinawa.

Được chị Nanaka dẫn đi chơi Sun Messe Nichinan ở tỉnh Miyazaki〈Năm 2019〉

Học tiếng Nhật

Mỗi buổi tối, tôi dành 2 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật bằng tài liệu và trên internet. Tôi đang dùng các bộ sách như “Shin Kanzen Master” và “Mimi kara oboeru nihongo nouryoku shiken”…Hai ngày nghỉ hằng tuần, tôi ngủ thêm một chút buổi sáng nhưng vẫn dành ra hơn 5 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật. Sang Nhật đã gần được 2 năm, khả năng nghe của tôi đã khá lên nhiều nhưng chữ Kanji thì quả là rất khó nhớ.

Link:【SỐ ĐẶC BIỆT】Phương pháp học của những người đã thi đỗ N1・N2 (Phần giới thiệu công cụ, tài liệu học tập)

Nghiệp đoàn tiếp nhận đóng vai trò quan trọng

Đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn tiếp nhận) thực tập sinh kỹ năng mấy người chúng tôi là “Trung tâm kỹ năng Nishi Nihon”. Nghiệp đoàn này trụ sở chính ở Osaka và có chi nhánh ở tỉnh Kagoshima. Trưởng chi nhánh, ông Yamazaki Yoshikazu (73 tuổi) vẫn đến gặp chúng tôi mỗi tháng 1, 2 lần để hỏi chuyện và hỗ trợ rất tận tình. Ngoài ra, thỉnh thoảng còn có nhân viên nữ của nghiệp đoàn đến cùng ông, mang theo cả quần áo cũ cho chúng tôi nên chúng tôi không cần phải mua quần áo.

Đối với thực tập sinh kỹ năng, đoàn thể quản lý là rất quan trọng. Nếu bạn muốn đi thực tập ở nơi do nghiệp đoàn này phụ trách thì trước khi lựa chọn công ty phái cử, bạn có thể trao đổi, tham khảo ý kiến trước với nghiệp đoàn.

Người nam bên trái là đại diện của Trung tâm kỹ năng Nishi Nihon, mép bên phải là giám đốc trang trại dâu tây

Ông Yamazaki dạy tiếng Nhật cho chúng tôi và còn dẫn chúng tôi đi ăn uống, tham quan. Chúng tôi gọi ông Yamazaki là “Otosan” (bố). “Otosan” thực sự quan tâm đến chúng tôi như một người cha, lúc nào cũng sẵn sàng hỗ trợ chúng tôi cả về sức khoẻ, cuộc sống và công việc. Chúng tôi tháng nào cũng mong chờ ngày được gặp “Otosan” và quý trọng “Otosan” như cha đẻ của mình vậy.

Chúng tôi liên lạc với các thực tập sinh cùng lứa từ công ty phái cử nhưng đang thực tập ở nơi khác thì thấy rằng có vẻ như các nghiệp đoàn tiếp nhận có sự quan tâm chăm sóc tận tình như thế này là rất ít. Hơn nữa, giám đốc trang trại, quản đốc và chị Nanaka cũng đối xử với chúng tôi rất tốt. Có nhiều công việc khác có mức lương cao hơn, nhưng có nhiều thứ không thể đánh đổi bằng tiền bạc. Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi đến thực tập tại nơi này.

“Otosan” đến thăm chúng tôi〈Tháng 7/2020〉

Cách làm việc của thực tập sinh kỹ năng dưới con mắt của người quản lý doanh nghiệp

【Phỏng vấn】Giám đốc trang trại dâu tây Hinata, ông Nagatomo Ippei (34 tuổi)

Vào mùa Xuân, nhiệt độ trong nhà kính lên cao, nếu thu hoạch trước khi trời nóng thì dâu sẽ giữ được độ tươi ngon, vì vậy có những ngày phải bắt đầu thu hoạch từ khoảng 4 giờ sáng (những ngày như vậy công việc cũng kết thúc sớm hơn). Những công việc phải làm từ sáng sớm như thế này, người làm bán thời gian sẽ không thể duy trì trong thời gian dài. Tôi cùng quản đốc trang trại và các thực tập sinh tổng cộng 5 người là lực lượng chủ đạo làm việc trong khoảng thời gian đó, nhờ vậy hoạt động kinh doanh có thể duy trì ổn định.

Ba thực tập sinh nhóm của chị Ly nhớ việc nhanh mà tiếng Nhật cũng nhanh tiến bộ. Họ làm việc rất nghiêm túc và cẩn thận. Khi thao tác ngắt hoa, ngắt cành v.v… các bạn làm nhanh gần gấp 2 lần so với các nhân viên bán thời gian lớn tuổi. Không phải chỉ vì các bạn còn trẻ, mà người Việt Nam có vẻ rất khéo tay nữa. Hơn nữa, có các nữ thực tập sinh ở đây, môi trường làm việc cũng trở nên tươi vui hơn. Tôi mong sau khi kết thúc quá trình thực tập, các bạn tiếp tục ở lại đây làm việc tiếp với tư cách kỹ năng đặc định.