Kinh nghiệm của tôi

Gặp gỡ sempai số này

Dương Phúc Tín
  • Tháng 6 năm 2013Tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Yến Dũng số 3
  • Tháng 9 năm 2013Nhập học trường chuyên ngành ngoại ngữ ở Việt Nam
  • Tháng 4 năm 2014Nhập học trường tiếng Nhật tại Tokyo
  • Tháng 3 năm 2016Tốt nghiệp trường tiếng Nhật
  • Tháng 4 năm 2016Nhập học trường Đại học Quốc tế Kaichi
  • Tháng 8 năm 2019Bỏ học trường Đại học Quốc tế Kaichi

〈Sinh năm 1995 tại thành phố Bắc Giang〉

Lời giới thiệu

Tôi sang Nhật sau nửa năm học tiếng Nhật tại một cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Kết thúc 2 năm học tiếng Nhật tại trường tiếng ở Tokyo, tôi thi vào Đại học Kaichi (thuộc thành phố Kashiwa tỉnh Chiba). Cuộc sống sinh viên đầy màu sắc êm ả trôi qua cho đến mùa hè năm thứ 4, vì không xin gia hạn được visa với lý do làm thêm quá số giờ quy định khiến tôi phải bỏ học giữa chừng và về nước vào ngày 15 tháng 8 năm 2019. Giờ đây, tôi mới thấy thật sự hối tiếc “Giá mà khi đó làm ít đi và chăm chỉ học nhiều hơn thì có lẽ đã khác...”. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ quy trình làm việc với Cục xuất nhập cảnh cùng những kinh nghiệm của cá nhân tôi tới những người bạn, người em Việt Nam để không ai phạm phải sai lầm như tôi nữa.

【Tư vấn từ ban biên tập】

Để học tập và làm việc ở Nhật chúng ta đều cần “Tư cách lưu trú”. Bản chất của “Tư cách lưu trú” và “Visa” thực chất khác nhau, nhưng cũng có nhiều trường hợp “Tư cách lưu trú” được gọi là “Visa” nên vẫn có thể chấp nhận khi hiểu hai hình thái này giống nhau. Theo luật pháp, trong trường hợp lưu trú với tư cách “Du học” sẽ không được phép đi làm, nhưng nếu xin được “Tư cách đi làm ngoài giờ” thì du học sinh vẫn có thể đi làm thêm. Tuy nhiên, chỉ được làm 28 tiếng/tuần (Áp dụng 40 tiếng/tuần kỳ nghỉ dài của trường). Nếu vi phạm làm quá tiếng sẽ bị mất tư cách lưu trú (hay còn được hiểu là không gia hạn được visa).

Việc gia hạn thời gian lưu trú của tôi tại Nhật

Từ khi sang Nhật, quy trình xin gia hạn thời gian lưu trú của tôi diễn ra như sau:

Năm 2014 Nhập học trường tiếng Nhật ở Tokyo

Tôi sang Nhật với tư cách lưu trú là “Visa du học” (Có thời hạn 1 năm)

☆ Trường tiếng Nhật thay tôi nộp hồ sơ và xin tư cách lưu trú

Năm 2015 Năm thứ 2 trường tiếng Nhật

Gia hạn visa (1 năm)

☆ Trường tiếng Nhật thay tôi nộp hồ sơ và xin gia hạn visa

Năm 2016 Tôi vào Đại học

Gia hạn visa (2 năm)

☆ Tự nộp hồ sơ xin gia hạn visa

☆ Vì thành tích học tập tại trường tiếng của tôi khá tốt nên tôi đã thành công khi xin gia hạn visa thêm 2 năm. Cũng có nhiều người Việt Nam cùng trường Đại học với tôi khi đó xin được visa 4 năm vào thời điểm nhập học

Năm 2018 (Năm thứ 3 Đại học)

Gia hạn visa (1 năm)

☆ Tự nộp hồ sơ xin gia hạn

☆ Lần này chỉ xin gia hạn được 1 năm. Nguyên nhân có thể là do số tín chỉ tôi lấy đươc khi học tại trường Đại học ít?

Năm 2019 (Năm thứ 4 Đại học)

Không xin gia hạn được visa → Bỏ học giữa chừng, về nước

Cuộc sống làm thêm trong một thời gian dài

Phân loại hàng trong nhà kho là công việc bán thời gian đầu tiên của tôi sau khi sang Nhật. Đây là công việc tôi được trường giới thiệu. Sau hơn 2 năm, tôi làm ở chuỗi cửa hàng thịt gà xiên nướng yakitori có tiếng và quán cơm bò gyudon. Thời gian làm việc ở quán yakitori thường vào tối muộn, từ 10 giờ tối tới 5 rưỡi sáng hôm sau, với mức lương là 1,370 yên ( khoảng 290.000 đồng). Tôi đăng ký vào làm 2 đến 3 buổi tối/tuần (vào các dịp kỳ nghi dài như nghỉ hè thì 5 buổi/tuần). Còn ở quán gyudon, thời gian làm việc là từ 10 giờ tối đến 9:00 sáng ngày tiếp theo, với mức lương là 1,250 yên. Ngoài khung giờ đó, tôi nhận được 1,005 yên/tiếng.

Theo quy định của Pháp luật Nhật Bản, du học sinh chỉ được làm thêm 28 tiếng/tuần nhưng thực tế một tuần tôi đã làm tới 40 tiếng. Khi trường nghỉ hè hoặc có kỳ nghỉ dài, luật cho phép được làm 40 tiếng/tuần nhưng tôi đã làm quá lên 50 đến 60 tiếng.

Chi tiêu của tôi (Trung bình một tháng)

※100 yên=21,195 VND(Theo tỷ giá tính đến thời điểm ngày 30 tháng 11 năm 2019)
Thu nhập (Tổng cộng 180,000 yên~250,000 yên)
Làm thêm 2 việc (Quán cơm bò gyudon, cửa hàng thịt gà xiên nướng yakitori)

Tổng cộng 180,000 yên~250,000 yên

※Đây là mức lương thực lĩnh sau khi trừ thuế

※Vào kỳ nghỉ dài thì mức thu nhập dao động khoảng 250,000 yên

Chi tiêu (Tổng cộng 150,000 yên~162,000 yên)
Tiền nhà

35,000 yên

※Sống 1 mình

※Giá tiền nhà so với Tokyo khá là rẻ

※Phòng đơn, bồn tắm hoa sen

Tiền điện, nhiên liệu

7,000 yên

※Tổng tiền điện – tiền nước – tiền ga

Tiền điện thoại + Dịch vụ internet

10,000 yên

Tiền ăn

28,000 yên~30,000 yên

※Có những ngày ăn tại chỗ làm thêm với chi phí rẻ

※Bao gồm cả chi phí ăn ngoài

Tiền học phí

60,000 yên

※Không có học bổng và miễn giảm học phí (Vì hai chế độ này chỉ áp dụng với những sinh viên có thành tích xuất sắc)

Chi phí lặt vặt khác

10,000 yên~20,000 yên

※Quần áo, đi lại…

Số tiền còn lại (30,000 yên~90,000 yên)
Số tiền còn lại

30,000 yên~90,000 yên

※Số tiền tiết kiệm được dành để gửi về gia đình và đi du lịch, về nước, trả phí bảo hiểm.

※Sau 5 năm, gửi về cho gia đình hơn 200 vạn yên.

Quy trình làm việc với Cục quản lý xuất nhập cảnh

Năm 2016 khi tôi học tiếp lên Đại học, tôi đã nộp hồ sơ xin gia hạn visa đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh Tokyo chi nhánh Chiba. Thời điểm đó tôi xin được 2 năm, đến năm 2018 ( năm thứ 3 Đại học), tôi xin gia hạn được thêm 1 năm.

Bộ hồ sơ đầu tiên tôi nộp bao gồm đơn xin gia hạn, giấy chứng nhận đang học tại trường, giấy chứng nhận thành tích học tập...Ngay ngày hôm sau, tôi nhận được một tờ bưu thiếp gửi đến nhà, trong đó Cục yêu cầu tôi nộp bổ sung giấy chứng minh thuế, bảng lương chi tiết cùng sổ ngân hàng ( bản copy trong 3 tháng gần nhất). Đây cũng những giấy tờ mà Cục yêu cầu nhiều du học sinh khác phải nộp.

Thiết nghĩ nếu nộp đầy đủ giấy tờ của cả 2 nơi đang làm thêm thì chắc chắn sẽ bị phát hiện làm quá tiếng, nên tôi chỉ nộp chứng minh thuế và bảng lương của quán yakitori thôi. Ngay cả sổ ngân hàng chuyển khoản tiền lương của hai nơi làm cũng được chia ra, và tôi cũng chỉ nộp sổ ngân hàng có tiền lương của quán yakitori chuyển vào, nên đã thành công trong việc gia hạn visa.

Tuy nhiên, đến năm 2019 – thời điểm tôi đi xin gia hạn visa thì mọi chuyện đã khác. Lần này, Cục yêu cầu phải nộp cả “Bản sao sổ lương”. Bản sao sổ lương là tài liệu ghi rõ thời gian làm việc, tiền lương của người đi làm, có nội dung cụ thể chi tiết hơn bảng lương. Hơn nữa, trong bưu thiếp Cục gửi về còn ghi rõ phải nộp cả bản sao sổ lương của công việc làm thêm tại quán gyudon nữa. Bằng cách nào đó, Cục đã điều tra được những nơi tôi đang làm nên mới yêu cầu như thế.

Không còn cách nào khác, tôi buộc phải chuẩn bị và nộp lên Cục các giấy tờ trên, và bưu thiếp tiếp theo Cục gửi về yêu cầu tôi lên tận nơi trình diện. Đến nơi theo đúng giờ hẹn, tôi được dẫn tới một phòng riêng và được cho xem tất cả các tài liệu điều tra liên quan đến các công việc làm thêm của tôi. Người phụ trách nói rằng “Bạn đã làm quá số giờ quy định nên không thể xin gia hạn visa được”, đồng nghĩa với việc tôi không thể tiếp tục ở Nhật được nữa.

Ranh giới “sinh tử” của việc đổi tư cách lưu trú

Để đi du học, tôi đã nợ khoảng 150 vạn yên. Ngoài tiền học phí, chi phí ở ký túc xá phải nộp cho trường tiếng Nhật còn bao gồm cả phí dịch vụ trả cho môi giới. Không tính tiền học phí và sinh hoạt phí ở Nhật, chỉ riêng số tiền nợ thì nếu chỉ làm 28 tiếng/ tuần là không đủ để trả. Tuy nhiên, bây giờ nghĩ lại tôi vẫn hoàn toàn có thể giảm số giờ làm thêm được.

【Tư vấn từ ban biên tập】

Thực trạng làm thêm quá nhiều của bạn Tín là hậu quả của việc phải gánh trên vai quá nhiều khoản nợ trước ngày ngày đi du học. Vẫn có nhiều trường hợp chúng ta có thể đi học với khoản nợ thấp vì thế hãy cố gắng tìm hiểu, thu thập thông tin để có thể sang Nhật mà không phải lo lắng về nợ nần.

Ngoài Tín cũng có rất nhiều bạn không xin gia hạn được visa, buộc phải bỏ dở mọi thứ giữa chừng và về nước. Tín cũng chia sẻ rằng “Thành tích học tập trên trường cũng ảnh hưởng tới kết quả xin visa. Khi mới vào Đại học, đã xin gia hạn được 2 năm nhưng đến năm thứ 3 thì chỉ xin được 1 năm. Tôi nghĩ nguyên nhân là do số tín chỉ môn học tôi lấy được ít quá. Lần này, thành tích học của tôi cũng kém nên đã bị Cục soi kỹ hơn”.

Cuộc sống du học của tôi qua những bức ảnh

Tôi đã từng ôm ước mơ sau khi tốt nghiệp Đại học sẽ đi làm tại Nhật. Sau đó, tôi lại có nguyện vọng làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam. Nhưng tiếc là... tôi đã phải về nước trước ngày tốt nghiệp. Có thể tôi đã làm cho bố mẹ vui lòng với những khoản tiền tôi gửi về nhà sau những tháng ngày làm việc vất vả, nhưng để ra cơ sự này là một điều vô cùng đáng tiếc. Giờ nghĩ lại, tôi ước giá mà ngày đó tôi làm thêm ít đi và tập trung vào học hành thì tốt biết bao...

Sau khi về nước, tôi cũng đã tìm được việc ngay. Tuy hiện tại, tôi đang làm tại một cơ quan phái cử thực tập sinh kỹ năng tại Hà Nội, nhưng tôi vẫn muốn kể lại thất bại của bản thân để những đàn em sắp sang Nhật không dẫm lại vết xe đổ như tôi.

Để thay cho lời kết, tôi muốn chia sẻ với các bạn những gì tốt đẹp nhất về Nhật Bản, về cuộc sống du học tuyệt vời của tôi sau khi nhìn lại một hành trình đã qua.

■ Mùa đông Tokyo năm 2015

Buổi nhậu cùng các bạn trường tiếng Nhật. Nhóm du học sinh đến từ các quốc gia châu Á Việt Nam, Trung Quốc, Nepal, Đài Loan, sử dụng tiếng Nhật là ngôn ngữ chung để giao tiếp. Sau khi kết thúc kỳ thi cuối kỳ, cả nhóm kéo nhau đi ăn uống.

■ Hakone, tháng 12 năm 2015

Chuyến du lịch Hakone 2 ngày 1 đêm do trường tiếng Nhật tổ chức. Ở trường tiếng Nhật tôi đã theo học, cứ nửa năm một lần cả trường lại cùng nhau đi du lịch. Rất vui khi được tám chuyện với mọi người đến tối muộn.

Ngày hôm đó, tuyết rơi đầy. Tôi cũng đã có nhiều lần được trải nghiệm tuyết ở Tokyo. Khung cảnh khi tuyết rơi thật sự rất tuyệt vời.

■ Tháng 3 năm 2016, tại lễ tốt nghiệp trường tiếng Nhật

Ảnh kỷ niệm chụp trước cửa hội trường lễ tốt nghiệp trường tiếng Nhật. Tôi đã cùng được học với nhiều bạn bè đến từ nhiều Quốc gia (Tokyo)

■ 2017 - Năm thứ 2 Đại học (Chụp với các bạn cùng chỗ làm thêm)

Với các bạn cùng chỗ làm thêm quán yakitori (Tôi là người đứng ngay phía trước, bạn gái đeo băng đô đứng giữa là người Việt, 5 người còn lại là người Nhật). Những người Nhật làm thêm ở đây chủ yếu là sinh viên Đại học và trường chuyên môn.

Với các bạn cùng chỗ làm thêm quán yakitori (Tất cả đều là người Việt Nam) khi cùng đi xem lễ hội pháo hoa ở Tokyo. Chúng tôi ngồi chờ từ lúc mặt trời lặn đến lúc bắn pháo hoa.

■ 2019 - Năm thứ 4 Đại học

Buổi gặp gỡ với các bạn đồng khoá học cùng trường tiếng Nhật ở Việt Nam. Mỗi người một hướng đi, người đi làm,người đang là sinh viên trường chuyên môn, trường tiếng Nhật, Đại học... (Mùa xuân 2019, tại một quán nhậu ở Ikebukuro, Tokyo)

Khi không có giờ học, cùng ngồi trò chuyện với các bạn Việt Nam cùng khoa (Sinh viên năm 4). Đây là khi chưa có kết quả xin gia hạn visa. (Tháng 6 năm 2019, trường Đại học Kaichi)

■ 2019 - Năm thứ 4 Đại học (Trước ngày về nước)

Mọi người ở quán gyudon tổ chức tiệc chia tay trước khi về nước. “Tín về nước, chúng tôi buồn lắm!” – 2 người Nhật ngồi trong cùng đã nói với tôi như thế. (Ngày 1 tháng 8 năm 2019)

Với bạn thân người Việt Nam cùng trường Đại học (Ngày 6 tháng 8 năm 2019)

“Makanai” – tên gọi của những suất cơm phần giá rẻ tôi thường ăn khi còn đi làm thêm ở quán yakitori và gyudon.

Gặp gỡ sempai số này

Dương Phúc Tín

    • Tháng 6 năm 2013Tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Yến Dũng số 3
    • Tháng 9 năm 2013Nhập học trường chuyên ngành ngoại ngữ ở Việt Nam
    • Tháng 4 năm 2014Nhập học trường tiếng Nhật tại Tokyo
    • Tháng 3 năm 2016Tốt nghiệp trường tiếng Nhật
    • Tháng 4 năm 2016Nhập học trường Đại học Quốc tế Kaichi
    • Tháng 8 năm 2019Bỏ học trường Đại học Quốc tế Kaichi

〈Sinh năm 1995 tại thành phố Bắc Giang〉

Lời giới thiệu

Tôi sang Nhật sau nửa năm học tiếng Nhật tại một cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Kết thúc 2 năm học tiếng Nhật tại trường tiếng ở Tokyo, tôi thi vào Đại học Kaichi (thuộc thành phố Kashiwa tỉnh Chiba). Cuộc sống sinh viên đầy màu sắc êm ả trôi qua cho đến mùa hè năm thứ 4, vì không xin gia hạn được visa với lý do làm thêm quá số giờ quy định khiến tôi phải bỏ học giữa chừng và về nước vào ngày 15 tháng 8 năm 2019. Giờ đây, tôi mới thấy thật sự hối tiếc “Giá mà khi đó làm ít đi và chăm chỉ học nhiều hơn thì có lẽ đã khác...”. Qua bài viết này, tôi muốn chia sẻ quy trình làm việc với Cục xuất nhập cảnh cùng những kinh nghiệm của cá nhân tôi tới những người bạn, người em Việt Nam để không ai phạm phải sai lầm như tôi nữa.

【Tư vấn từ ban biên tập】

Để học tập và làm việc ở Nhật chúng ta đều cần “Tư cách lưu trú”. Bản chất của “Tư cách lưu trú” và “Visa” thực chất khác nhau, nhưng cũng có nhiều trường hợp “Tư cách lưu trú” được gọi là “Visa” nên vẫn có thể chấp nhận khi hiểu hai hình thái này giống nhau. Theo luật pháp, trong trường hợp lưu trú với tư cách “Du học” sẽ không được phép đi làm, nhưng nếu xin được “Tư cách đi làm ngoài giờ” thì du học sinh vẫn có thể đi làm thêm. Tuy nhiên, chỉ được làm 28 tiếng/tuần (Áp dụng 40 tiếng/tuần kỳ nghỉ dài của trường). Nếu vi phạm làm quá tiếng sẽ bị mất tư cách lưu trú (hay còn được hiểu là không gia hạn được visa).

Việc gia hạn thời gian lưu trú của tôi tại Nhật

Từ khi sang Nhật, quy trình xin gia hạn thời gian lưu trú của tôi diễn ra như sau:

Năm 2014 Nhập học trường tiếng Nhật ở Tokyo

Tôi sang Nhật với tư cách lưu trú là “Visa du học” (Có thời hạn 1 năm)

☆ Trường tiếng Nhật thay tôi nộp hồ sơ và xin tư cách lưu trú

Năm 2015 Năm thứ 2 trường tiếng Nhật

Gia hạn visa (1 năm)

☆ Trường tiếng Nhật thay tôi nộp hồ sơ và xin gia hạn visa

Năm 2016 Tôi vào Đại học

Gia hạn visa (2 năm)

☆ Tự nộp hồ sơ xin gia hạn visa

☆ Vì thành tích học tập tại trường tiếng của tôi khá tốt nên tôi đã thành công khi xin gia hạn visa thêm 2 năm. Cũng có nhiều người Việt Nam cùng trường Đại học với tôi khi đó xin được visa 4 năm vào thời điểm nhập học

Năm 2018 (Năm thứ 3 Đại học)

Gia hạn visa (1 năm)

☆ Tự nộp hồ sơ xin gia hạn

☆ Lần này chỉ xin gia hạn được 1 năm. Nguyên nhân có thể là do số tín chỉ tôi lấy đươc khi học tại trường Đại học ít?

Năm 2019 (Năm thứ 4 Đại học)

Không xin gia hạn được visa → Bỏ học giữa chừng, về nước

Cuộc sống làm thêm trong một thời gian dài

Phân loại hàng trong nhà kho là công việc bán thời gian đầu tiên của tôi sau khi sang Nhật. Đây là công việc tôi được trường giới thiệu. Sau hơn 2 năm, tôi làm ở chuỗi cửa hàng thịt gà xiên nướng yakitori có tiếng và quán cơm bò gyudon. Thời gian làm việc ở quán yakitori thường vào tối muộn, từ 10 giờ tối tới 5 rưỡi sáng hôm sau, với mức lương là 1,370 yên ( khoảng 290.000 đồng). Tôi đăng ký vào làm 2 đến 3 buổi tối/tuần (vào các dịp kỳ nghi dài như nghỉ hè thì 5 buổi/tuần). Còn ở quán gyudon, thời gian làm việc là từ 10 giờ tối đến 9:00 sáng ngày tiếp theo, với mức lương là 1,250 yên. Ngoài khung giờ đó, tôi nhận được 1,005 yên/tiếng.

Theo quy định của Pháp luật Nhật Bản, du học sinh chỉ được làm thêm 28 tiếng/tuần nhưng thực tế một tuần tôi đã làm tới 40 tiếng. Khi trường nghỉ hè hoặc có kỳ nghỉ dài, luật cho phép được làm 40 tiếng/tuần nhưng tôi đã làm quá lên 50 đến 60 tiếng.

Chi tiêu của tôi (Trung bình một tháng)

※100 yên=21,195 VND(Theo tỷ giá tính đến thời điểm ngày 30 tháng 11 năm 2019)

Thu nhập (Tổng cộng 180,000 yên~250,000 yên)
Làm thêm 2 việc (Quán cơm bò gyudon, cửa hàng thịt gà xiên nướng yakitori)

Tổng cộng 180,000 yên~250,000 yên

※Đây là mức lương thực lĩnh sau khi trừ thuế

※Vào kỳ nghỉ dài thì mức thu nhập dao động khoảng 250,000 yên

Chi tiêu (Tổng cộng 150,000 yên~162,000 yên)
Tiền nhà

35,000 yên

※Sống 1 mình

※Giá tiền nhà so với Tokyo khá là rẻ

※Phòng đơn, bồn tắm hoa sen

Tiền điện, nhiên liệu

7,000 yên

※Tổng tiền điện – tiền nước – tiền ga

Tiền điện thoại + Dịch vụ internet

10,000 yên

Tiền ăn

28,000 yên~30,000 yên

※Có những ngày ăn tại chỗ làm thêm với chi phí rẻ

※Bao gồm cả chi phí ăn ngoài

Tiền học phí

60,000 yên

※Không có học bổng và miễn giảm học phí (Vì hai chế độ này chỉ áp dụng với những sinh viên có thành tích xuất sắc)

Chi phí lặt vặt khác

10,000 yên~20,000 yên

※Quần áo, đi lại…

Số tiền còn lại (30,000 yên~90,000 yên)
Số tiền còn lại

30,000 yên~90,000 yên

※Số tiền tiết kiệm được dành để gửi về gia đình và đi du lịch, về nước, trả phí bảo hiểm

※Sau 5 năm, gửi về cho gia đình hơn 200 vạn yên

Quy trình làm việc với Cục quản lý xuất nhập cảnh

Năm 2016 khi tôi học tiếp lên Đại học, tôi đã nộp hồ sơ xin gia hạn visa đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh Tokyo chi nhánh Chiba. Thời điểm đó tôi xin được 2 năm, đến năm 2018 ( năm thứ 3 Đại học), tôi xin gia hạn được thêm 1 năm.

Bộ hồ sơ đầu tiên tôi nộp bao gồm đơn xin gia hạn, giấy chứng nhận đang học tại trường, giấy chứng nhận thành tích học tập...Ngay ngày hôm sau, tôi nhận được một tờ bưu thiếp gửi đến nhà, trong đó Cục yêu cầu tôi nộp bổ sung giấy chứng minh thuế, bảng lương chi tiết cùng sổ ngân hàng ( bản copy trong 3 tháng gần nhất). Đây cũng những giấy tờ mà Cục yêu cầu nhiều du học sinh khác phải nộp.

Thiết nghĩ nếu nộp đầy đủ giấy tờ của cả 2 nơi đang làm thêm thì chắc chắn sẽ bị phát hiện làm quá tiếng, nên tôi chỉ nộp chứng minh thuế và bảng lương của quán yakitori thôi. Ngay cả sổ ngân hàng chuyển khoản tiền lương của hai nơi làm cũng được chia ra, và tôi cũng chỉ nộp sổ ngân hàng có tiền lương của quán yakitori chuyển vào, nên đã thành công trong việc gia hạn visa.

Tuy nhiên, đến năm 2019 – thời điểm tôi đi xin gia hạn visa thì mọi chuyện đã khác. Lần này, Cục yêu cầu phải nộp cả “Bản sao sổ lương”. Bản sao sổ lương là tài liệu ghi rõ thời gian làm việc, tiền lương của người đi làm, có nội dung cụ thể chi tiết hơn bảng lương. Hơn nữa, trong bưu thiếp Cục gửi về còn ghi rõ phải nộp cả bản sao sổ lương của công việc làm thêm tại quán gyudon nữa. Bằng cách nào đó, Cục đã điều tra được những nơi tôi đang làm nên mới yêu cầu như thế.

Không còn cách nào khác, tôi buộc phải chuẩn bị và nộp lên Cục các giấy tờ trên, và bưu thiếp tiếp theo Cục gửi về yêu cầu tôi lên tận nơi trình diện. Đến nơi theo đúng giờ hẹn, tôi được dẫn tới một phòng riêng và được cho xem tất cả các tài liệu điều tra liên quan đến các công việc làm thêm của tôi. Người phụ trách nói rằng “Bạn đã làm quá số giờ quy định nên không thể xin gia hạn visa được”, đồng nghĩa với việc tôi không thể tiếp tục ở Nhật được nữa.

Ranh giới “sinh tử” của việc đổi tư cách lưu trú

Để đi du học, tôi đã nợ khoảng 150 vạn yên. Ngoài tiền học phí, chi phí ở ký túc xá phải nộp cho trường tiếng Nhật còn bao gồm cả phí dịch vụ trả cho môi giới. Không tính tiền học phí và sinh hoạt phí ở Nhật, chỉ riêng số tiền nợ thì nếu chỉ làm 28 tiếng/ tuần là không đủ để trả. Tuy nhiên, bây giờ nghĩ lại tôi vẫn hoàn toàn có thể giảm số giờ làm thêm được.

【Tư vấn từ ban biên tập】

Thực trạng làm thêm quá nhiều của bạn Tín là hậu quả của việc phải gánh trên vai quá nhiều khoản nợ trước ngày ngày đi du học. Vẫn có nhiều trường hợp chúng ta có thể đi học với khoản nợ thấp vì thế hãy cố gắng tìm hiểu, thu thập thông tin để có thể sang Nhật mà không phải lo lắng về nợ nần.

Ngoài Tín cũng có rất nhiều bạn không xin gia hạn được visa, buộc phải bỏ dở mọi thứ giữa chừng và về nước. Tín cũng chia sẻ rằng “Thành tích học tập trên trường cũng ảnh hưởng tới kết quả xin visa. Khi mới vào Đại học, đã xin gia hạn được 2 năm nhưng đến năm thứ 3 thì chỉ xin được 1 năm. Tôi nghĩ nguyên nhân là do số tín chỉ môn học tôi lấy được ít quá. Lần này, thành tích học của tôi cũng kém nên đã bị Cục soi kỹ hơn”.

Cuộc sống du học của tôi qua những bức ảnh

Tôi đã từng ôm ước mơ sau khi tốt nghiệp Đại học sẽ đi làm tại Nhật. Sau đó, tôi lại có nguyện vọng làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam. Nhưng tiếc là... tôi đã phải về nước trước ngày tốt nghiệp. Có thể tôi đã làm cho bố mẹ vui lòng với những khoản tiền tôi gửi về nhà sau những tháng ngày làm việc vất vả, nhưng để ra cơ sự này là một điều vô cùng đáng tiếc. Giờ nghĩ lại, tôi ước giá mà ngày đó tôi làm thêm ít đi và tập trung vào học hành thì tốt biết bao...

Sau khi về nước, tôi cũng đã tìm được việc ngay. Tuy hiện tại, tôi đang làm tại một cơ quan phái cử thực tập sinh kỹ năng tại Hà Nội, nhưng tôi vẫn muốn kể lại thất bại của bản thân để những đàn em sắp sang Nhật không dẫm lại vết xe đổ như tôi.

Để thay cho lời kết, tôi muốn chia sẻ với các bạn những gì tốt đẹp nhất về Nhật Bản, về cuộc sống du học tuyệt vời của tôi sau khi nhìn lại một hành trình đã qua.

■ Mùa đông Tokyo năm 2015

Buổi nhậu cùng các bạn trường tiếng Nhật. Nhóm du học sinh đến từ các quốc gia châu Á Việt Nam, Trung Quốc, Nepal, Đài Loan, sử dụng tiếng Nhật là ngôn ngữ chung để giao tiếp. Sau khi kết thúc kỳ thi cuối kỳ, cả nhóm kéo nhau đi ăn uống.

■ Hakone, tháng 12 năm 2015

Chuyến du lịch Hakone 2 ngày 1 đêm do trường tiếng Nhật tổ chức. Ở trường tiếng Nhật tôi đã theo học, cứ nửa năm một lần cả trường lại cùng nhau đi du lịch. Rất vui khi được tám chuyện với mọi người đến tối muộn.

Ngày hôm đó, tuyết rơi đầy. Tôi cũng đã có nhiều lần được trải nghiệm tuyết ở Tokyo. Khung cảnh khi tuyết rơi thật sự rất tuyệt vời.

■ Tháng 3 năm 2016, tại lễ tốt nghiệp trường tiếng Nhật

Ảnh kỷ niệm chụp trước cửa hội trường lễ tốt nghiệp trường tiếng Nhật. Tôi đã cùng được học với nhiều bạn bè đến từ nhiều Quốc gia (Tokyo)

■ 2017 - Năm thứ 2 Đại học (Chụp với các bạn cùng chỗ làm thêm)

Với các bạn cùng chỗ làm thêm quán yakitori (Tôi là người đứng ngay phía trước, bạn gái đeo băng đô đứng giữa là người Việt, 5 người còn lại là người Nhật). Những người Nhật làm thêm ở đây chủ yếu là sinh viên Đại học và trường chuyên môn.

Với các bạn cùng chỗ làm thêm quán yakitori (Tất cả đều là người Việt Nam) khi cùng đi xem lễ hội pháo hoa ở Tokyo. Chúng tôi ngồi chờ từ lúc mặt trời lặn đến lúc bắn pháo hoa.

■ 2019 - Năm thứ 4 Đại học

Buổi gặp gỡ với các bạn đồng khoá học cùng trường tiếng Nhật ở Việt Nam. Mỗi người một hướng đi, người đi làm,người đang là sinh viên trường chuyên môn, trường tiếng Nhật, Đại học... (Mùa xuân 2019, tại một quán nhậu ở Ikebukuro, Tokyo)

Khi không có giờ học, cùng ngồi trò chuyện với các bạn Việt Nam cùng khoa (Sinh viên năm 4). Đây là khi chưa có kết quả xin gia hạn visa. (Tháng 6 năm 2019, trường Đại học Kaichi)

■ 2019 - Năm thứ 4 Đại học (Trước ngày về nước)

Mọi người ở quán gyudon tổ chức tiệc chia tay trước khi về nước. “Tín về nước, chúng tôi buồn lắm!” – 2 người Nhật ngồi trong cùng đã nói với tôi như thế. (Ngày 1 tháng 8 năm 2019)

Với bạn thân người Việt Nam cùng trường Đại học (Ngày 6 tháng 8 năm 2019)

“Makanai” – tên gọi của những suất cơm phần giá rẻ tôi thường ăn khi còn đi làm thêm ở quán yakitori và gyudon.