Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

Gặp gỡ sempai số này

Trần Diệu Anh
  • Năm 2011Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Gia Thiều〈Hà Nội〉
  • Năm 2011Nhập học khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội
  • Năm 2013Du học tại Đại học Tokyo (10 tháng)
  • Năm 2016Nhập học khoa Nhật Bản học (Khoa sau Đại học) tại trường Đại học Việt Nhật - ĐHQG Hà Nội
  • Năm 2017Du học tại Đại học Tokyo (4 tháng)
  • Năm 2018Làm việc tại một công ty bảo hiểm của Nhật〈Hà Nội〉
  • Năm 2020Vào làm việc tại một công ty thương mại 〈Tokyo〉

〈Sinh năm 1993 tại Hà Nội〉

Diệu Anh là người được xướng tên bước lên bục nhận giải “Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào” tại Hà Nội. Không chỉ thu hút mọi ánh nhìn bằng hình ảnh rạng ngời bên ngoài, cô nàng này còn nói lưu loát cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, Diệu Anh đã xin việc tại một Công ty thương mại ở Nhật và hiện đang làm việc ở Tokyo. Hôm nay, Diệu Anh sẽ chia sẻ với tất cả các bạn du học sinh và những bạn trẻ có nguyện vọng đi du học những bí quyết học ngoại ngữ hữu ích và các bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tuyển dụng.

Ảnh chụp tại Hà Nội (Năm 2017)

Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào

Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào (Tháng 3 năm 2019)

Cuộc thi bình chọn “Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào” được Thành phố Hà Nội kết hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng AIC Group tổ chức 2 năm 1 lần tại hà Nội. Năm 2019, khi đang theo học chương trình thạc sỹ, được một sempai đang làm việc tại Đại sứ quán “gợi ý” tôi đã đăng ký thi. Vì tôi nghĩ mình chắc không có duyên với thế giới lung linh đó nên đã tham gia với tâm trạng rất thoải mái và cũng để tri ân sự tin tưởng của sempai. Hơn nữa, trong top 15 người lọt vào phần thi phỏng vấn, vì có lợi thế về tiếng Nhật nên đến giờ phút cuối cùng tôi cũng không thấy bị áp lực gì cả.

Tuy vậy, trong top 5 chung cuộc tôi là người có chiều cao khiêm tốn nhất với 1m62, chưa kể đến cảm giác chưa quen khi phải di chuyển trên chiếc giày cao gót 12cm. Nhưng các bạn thí sinh khác cũng đi giày cao nên thành ra sự chênh lệch về đó cũng không được rút ngắn… Rồi khi được vinh danh ở vị trí cao nhất – một kết quả vô cùng bất ngờ khiến tôi rất ngỡ ngàng. Nhờ vinh dự này tôi đã có cơ hội được diện kiến Thủ tướng và các quan chức cấp cao. Không những thế tôi còn được mời làm MC và khách mời tại nhiều sự kiện giao lưu Nhật Việt.

Tôi và Đại sứ Thiện chí thứ 2 (Năm 2019)

Chụp cùng vợ chồng ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam lúc bấy giờ tại một sự kiện của Nhật Bản (Năm 2019 tại Hà Nội)

Thành tích học tập “khủng” ở trường Đại học

Dùng bữa cùng các bạn đại học (Năm 2016)

Tôi cũng học về chính trị, kinh tế, ngoại giao, văn hoá,…Nhật Bản ở trường Đại học. Thành tích học tập năm thứ 2 của tôi đứng đầu khoa với 3.82 GPA, và tôi cũng là á khoa khi tốt nghiệp. Thành tích trên đã giúp tôi có cơ hội đi du học khoảng 10 tháng tại trường Đại học Tokyo theo chương trình trao đổi sinh viên có tên AIKOM. Ở trường Đại học Tokyo ngoài các tiết học bằng tiếng Anh (nghiên cứu tiếng Nhật tổng hợp, phân tích văn hoá Nhật Bản…) còn có cả những tiết học về tiếng Nhật.

Cuộc sống du học ở Tokyo

Tôi được miễn giảm học phí khi học tập tại trường và đã sống trong ký túc xá của trường. Bên cạnh đó, ngoài học bổng 10 man/tháng từ quỹ học bổng quốc tế Sato Yo, tôi cũng dắt túi cho mình kinh nghiệm sau khi đi làm 3 công việc làm thêm.

・Công việc ở cửa hàng cơm thịt bò (làm 2 tháng) qua thông tin tuyển dụng trên Facebook.

・Công việc phiên dịch, hỗ trợ học sinh Việt Nam tại trường tiếng Nhật (làm 2 tháng) qua thông tin tuyển dụng trên Facebook.

・Công việc tại một trường tiếng Nhật khác – ngôi trường mà em gái tôi đang theo học(làm khoảng 8 tháng, 1 lần/tuần). Đây là công việc tôi được người quen giới thiệu.

Trong quá trình du học, tôi đã giao lưu với nhiều bạn ở trường Đại học Tokyo khi cùng tham gia các giờ học tiếng Anh của AIKOM và cả các bạn sinh viên trường tư khu vực Tokyo. Hàng xóm bên cạnh nhà tôi ở ký túc xá là cô bạn người Trung Quốc. Chúng tôi thường đi ăn, mua sắm và du lịch cùng nhau. Ngoài ra, tôi cũng thường giao lưu với bạn người Việt Nam cùng nhận học bổng giống tôi và bạn bè của em gái.

Chụp cùng bạn người Nhật tại buổi họp mặt các sinh viên nhận học bổng (Hà Nội, năm 2017)

Chụp cùng em gái (người đứng giữa) và bạn thân của em gái khi cả 3 cùng đi du lịch Tokyo (Năm 2014)

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※100 yên = 22.161 VND (tỷ giá ngày 03/12/2020)
Thu nhập (Tổng 140,000 yên)
Học bổng

100,000 yên

1 việc làm thêm

40,000 yên

※Không tính kỳ nghỉ dài, tôi chỉ làm 1 việc

Chi tiêu (Tổng 93,500 yên~103,500 yên)
Tiền nhà

10,000 yên

※Ký túc xá trường (phòng đơn)

Tiền nước/điện/ga

5,000 yên

※Tổng tiền điện/ga/nước

Phí Internet

2,500 yên

※ Đây là chi phí cố định ở ký túc xá

Điện thoại

6,000 yên

Ăn uống

30,000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Chi phí khác

40,000 yên~50,000 yên

※Quần áo/Sách vở tài liệu/Đi lại...

Tiền tiết kiệm (Trung bình khoảng 40,000 yên)
Tiền tiết kiệm

40,000 yên

※Dùng để đi du lịch

Khung cảnh chụp từ phòng ở ký túc xá (Tháng 11 năm 2013)

Chuyến thăm Nhật Bản sau khi đi du học về (Kamakura, năm 2016)

Làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản ở Hà Nội

Diện kiến vợ chồng Nhật Hoàng khi đó (Hà Nội, năm 2017)

Tôi đã nhận được quyết định tuyển dụng từ một công ty hàng không lớn ở Nhật khi là sinh viên năm cuối. Bố mẹ tôi rất vui mừng nhưng sau khi quyết định học tiếp lên cao học theo gợi ý của giáo sư trường Đại học, tôi đã từ chối cơ hội việc làm kia. Học phí khi học cao học tôi cũng được miễn giảm, vào năm 2017 khi đang học năm thứ 2 tôi có vinh dự gặp vợ chồng Nhật Hoàng trong chuyến công du sang Việt Nam và được đại diện sinh viên trường Đại học Nhật Việt gặp Thủ tướng Shinzo Abe. Năm 2017 cũng đánh dấu một kỷ niệm đẹp khi tôi có cơ hội quay lại trường Đại học Tokyo du học tiếp 4 tháng theo chương trình cao học.

Sau khi xin việc, tôi vẫn tham gia các hoạt động giao lưu Nhật Việt với tư cách Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào (Hội An, tháng 8 năm 2019)

Tuy vậy, tôi vẫn chưa từ bỏ ước mơ được làm việc tại công ty Nhật. Trong khi đang học cao học, qua sự giới thiệu của một công ty nhân sự, tôi đã xin việc thành công tại một công ty con thuộc công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn của Nhật. Tôi phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp và thấy có hứng thú nhưng đáng tiếc là không sử dụng được tiếng Nhật nhiều. Vì thế, để có thể nâng cao năng lực tiếng Nhật hơn nữa, tôi đã quyết định làm việc ở Nhật.

Kỷ niệm với mùa tuyết rơi lớn trong lần thứ 2 Du học ở Nhật (Sân ký túc xá, tháng 1 năm 2018)

Nhật ký xin việc: Phỏng vấn xin việc ở nước ngoài với chi phí 0 đồng

Tôi sẽ giới thiệu về kinh nghiệm xin việc tại Nhật của mình. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích với các bạn.

Khi còn học Đại học, tôi đã nhận được quyết định tuyển dụng từ một công ty hàng không tại hội chợ việc làm do Connect Job Japan tổ chức. Tôi đã vượt qua vòng hồ sơ và được chọn phỏng vấn ở Singapore và có cuộc phỏng vấn thứ 2 tại Nhật Bản. Toàn bộ chi phí đi lại giữa Singapore và Nhật Bản do Ban tổ chức và công ty chi trả. Để có thể ứng tuyển công việc này đòi hỏi tiếng Nhật và tiếng Anh phải đạt đến trình độ nhất định nào đó.

Tôi đã bén duyên với công việc hiện tại của mình tại Nikkei HR Job Fair. Được công nhận kết quả sau vòng loại hồ sơ và phỏng vấn, tháng 8 năm 2019 sau khi tham gia Job Fair ở Tokyo, tôi chính thức nhận được quyết định tuyển dụng. Nếu bạn muốn phát huy năng lực tiếng Nhật trong công việc, tôi nghĩ làm việc tại Nhật sẽ có nhiều lợi thế và mức lương cũng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ tìm việc thông qua hội chợ việc làm Job Fair thì sẽ có thể phỏng vấn ở nước ngoài mà không tốn bất cứ chi phí nào.

Nhật ký xin việc: 3 điều cần làm trước khi phỏng vấn

Trước đây, tôi đã được một doanh nhân người Nhật dạy cách chuẩn bị tâm lý khi phỏng vấn xin việc. Tôi đã áp dụng bí kíp đó và chuẩn bị kỹ càng. Các bước lần lượt như sau:

❶ Suy nghĩ xem bản thân mình muốn làm gì? Và công ty nào có thể giúp mình thực hiện được điều đó?

❷ Tìm hiểu xem nhân sự mà doanh nghiệp, công ty đó mong muốn tuyển dụng cần những gì? Thu thập thông tin từ internet, sempai, người quen,…

❸ Tìm kiếm các từ khoá viết về tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, nội dung công việc của công ty, từ đó kết nối với câu chuyện của bản thân bạn xem có phù hợp không?

※Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những gì bản thân muốn làm, sau đó PR những điều bạn cho rằng phù hợp với tiêu chí và tầm nhìn của công ty tại buổi phỏng vấn. Lúc đó, hãy nói chuyện về chính những trải nghiệm, những thước phim câu chuyện của riêng bạn.

Nhật ký xin việc: Khi phỏng vấn, thực tế tôi đã được hỏi những gì?

Chuyến du lịch tới Yokohama cùng các thành viên tham dự chương trình tuyển chọn Đại sứ hoa anh đào (Tháng 9 năm 2019)

“Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì? Vì sao lại chọn công ty này để làm việc? Cụ thể muốn làm những công việc gì? Bức tranh sự nghiệp sau 10 năm…” là những câu hỏi thực tế tôi đã được hỏi tại buổi phỏng vấn Công ty thương mại. Vì tôi đã được một người quen động viên rằng: “Công ty thương mại khác với Ngân hàng, chỉ cần bán đi tính cách lạc quan, tích cực là được”, nên khi phỏng vấn tôi đã chia sẻ về ước mơ “muốn xây một sân bay ở châu Phi xa xôi” của mình trên tinh thần kết nối với chiến lược kinh doanh của công ty. Không chỉ có nội dung trong câu chuyện, tôi tin nhà tuyển dụng còn “soi” cách nói chuyện, ý chí và cách tư duy vấn đề...để đánh giá nữa. Công ty này phỏng vấn 3 vòng, 2 vòng đầu là bằng tiếng Anh, còn vòng cuối bằng tiếng Nhật.

Ghi nhớ những gì được học ngày hôm đó

Năng lực Nhật ngữ của tôi là JLPT N1. Vì tôi thích tính cách, suy nghĩ của nhân vật truyện tranh “Gintama” nên dần có hứng thú, quan tâm đến Nhật Bản. Tuy so với trường Đại học Ngoại ngữ các giờ học tiếng Nhật ở trường ĐHKHXH&NV ít hơn nhưng tôi luôn dành nhiều thời gian vào việc ôn bài và cố gắng ghi nhớ ngay những gì được học ngày hôm đó. Khi đến kỳ thi thì ôn tập lại kiến thức. Bằng cách này, những gì bạn học sẽ ghim sâu trong tâm trí của bạn.

Ngoài việc học tiếng Nhật, tôi cũng thường xuyên xem các video anime (gồm âm thanh tiếng Nhật và phụ đề tiếng Việt). Vì khi đọc truyện tôi đã nhớ được nội dung câu chuyện nên thay vào đó tập trung vào luyện nghe âm thanh.

Tự mình nói chuyện tiếng Nhật với mình

Tôi đã nỗ lực trong việc cùng tham gia nghiên cứu và thuyết trình bằng tiếng Nhật với các bạn sinh viên Nhật Bản một năm 2 ~ 3 lần tại trường Đại học của tôi. Thời gian đi du học ở Tokyo, tôi cũng vẫn thường xuyên giao lưu với các bạn và tăng cơ hội giao tiếp tiếng Nhật. Các giờ học tiếng Nhật ở trường Đại học Tokyo cũng rất hữu ích. Tôi nghĩ khả năng ngoại ngữ của bạn sẽ nhanh thành thục nếu bạn nói chuyện nhiều với người bản xứ.

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên tự nói chuyện tiếng Nhật với chính mình. Tự mình nói, tự mình nghe những gì đã xảy ra ngày hôm đó, rồi tự mình đặt câu hỏi, tự mình suy nghĩ và trả lời. Tất cả đều bằng tiếng Nhật dù chỉ dừng ở những từ đơn và các mẫu ngữ pháp đơn giản mới được học. Ngôn ngữ nếu không sử dụng sẽ quên. Tôi cũng áp dụng cách này trong việc học tiếng Anh.

Nâng cao tiếng Nhật ngay cả khi làm thêm

Tiền tiết kiệm từ công việc làm thêm dùng để đi du lịch Thái Lan cùng bạn thân cấp 3 (Phuket, năm 2018)

Sau khi kết thúc khoá trao đổi sinh viên cho đến khi xin việc ở Nhật, tôi đã có thời gian 4 năm dạy tiếng Việt cho người Nhật ở Hà Nội.

Vì vừa sử dụng tiếng Nhật vừa dạy nên năng lực tiếng Nhật của tôi nhờ đó cũng được nâng cao. Thời gian đầu tôi chỉ dạy ở lớp học, nhưng giữa chừng tôi cũng bắt đầu công việc của một gia sư. Vì người học là các nhân viên của tổ chức JICA, Hiệp hội JETRO, nhân viên thường trú tại văn phòng đại diện nước ngoài của công ty và gia đình của họ, nên các mối quan hệ của tôi cũng được mở rộng.

Ngoài ra, tôi còn làm thêm công việc phiên dịch qua thông tin trên Facebook. Làm phiên dịch cho nhiều sự kiện cùng với việc làm gia sư đã giúp tôi có được nguồn thu nhập tốt.

Tôi yêu Nhật Bản vì điều này

Party cùng các bạn người Việt Nam (Tokyo, tháng 9 năm 2020)

Tôi yêu sự tinh tế và “tinh thần hiếu khách” của người Nhật. Ở Nhật, trên đường hầu như không nhìn thấy rác rơi vãi, hay không có người nói lớn tiếng trên tàu điện. Dịch vụ tại các cửa hàng cũng rất lịch sự, tuyệt vời. Ví dụ, khi bạn mua đồ mà không nhận được túi đựng, nhân viên bán hàng sẽ dán nhãn lên sản phẩm sao cho phần cuối của nhãn sẽ được uốn cong để bạn có thể dễ dàng tháo ra. Ngoài ra, tại các quán ăn ở Nhật có rất nhiều người để túi xách trên ghế ngồi rồi đi vệ sinh nhưng cũng không ai lấy trộm túi cả. Cũng có nhiều trường hợp khi ai đó để quên đồ trên tàu, nếu liên lạc với công ty đường sắt thì đồ cũng sẽ về với chính chủ của nó.

Công việc tại Công ty thương mại

Vì có thể nói được tiếng Anh nên tôi đã từng nghĩ sẽ chọn Mỹ - quốc gia tôi thích sau Nhật Bản để xin việc, nhưng vì phải lòng sự lịch thiệp, tao nhã trong văn hoá nên tôi đã chọn Nhật. Một đồng nghiệp trước đây của tôi đã làm việc tại một công ty của Mỹ. Bỗng một ngày, công ty đó sa thải nhân viên hàng loạt, anh bạn tôi cũng bị đình chỉ công tác trong ngày hôm đó. Nếu là Nhật Bản thì chắc chắn chuyện này sẽ được thông báo trước. Tôi nghĩ đây cũng là điều giúp các công ty Nhật ghi điểm trong các hoạt động tuyển dụng.

Hiện tại tôi đang đảm nhận công việc DX (chuyển đổi số Digital Transformation). Công việc này chủ yếu sử dụng tiếng Nhật, và trong trường hợp người Nhật và người Việt nói chuyện với nhau thì sẽ dùng tiếng Anh. Tương lai, thông qua công việc này tôi mong rằng có thể đưa ra những giải pháp khắc phục các vấn đề xã hội của Việt Nam. Cuối tháng 11 năm 2020, tôi sẽ có chuyến công tác dài ngày ở Việt Nam. Tôi cảm nhận rõ giá trị và động lực trong công việc mình đang làm.

Gặp gỡ sempai số này

Trần Diệu Anh

  • Năm 2011Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Gia Thiều〈Hà Nội〉
  • Năm 2011Nhập học khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Năm 2013Du học tại Đại học Tokyo (10 tháng)
  • Năm 2016Nhập học khoa Nhật Bản học (Khoá sau Đại học) tại trường Đại học Việt Nhật - Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2017Du học tại Đại học Tokyo ( 4 tháng )
  • Năm 2018Làm việc tại công ty bảo hiểm của Nhật〈Hà Nội〉
  • Năm 2020Vào làm việc tại một công ty thương mại (Tokyo)

〈Sinh năm 1993 tại Hà Nội〉

Diệu Anh là người được xướng tên bước lên bục nhận giải “Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào” tại Hà Nội. Không chỉ thu hút mọi ánh nhìn bằng hình ảnh rạng ngời bên ngoài, cô nàng này còn nói lưu loát cả tiếng Nhật và tiếng Anh. Sau khi tốt nghiệp thạc sỹ, Diệu Anh đã xin việc tại một Công ty thương mại ở Nhật và hiện đang làm việc ở Tokyo. Hôm nay, Diệu Anh sẽ chia sẻ với tất cả các bạn du học sinh và những bạn trẻ có nguyện vọng đi du học những bí quyết học ngoại ngữ hữu ích và các bước chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tuyển dụng.

Ảnh chụp tại Hà Nội (Năm 2017)

Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào

Cuộc thi bình chọn “Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào” được Thành phố Hà Nội kết hợp cùng Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam cùng AIC Group tổ chức 2 năm 1 lần tại hà Nội. Năm 2019, khi đang theo học chương trình thạc sỹ, được một sempai đang làm việc tại Đại sứ quán “gợi ý” tôi đã đăng ký thi. Vì tôi nghĩ mình chắc không có duyên với thế giới lung linh đó nên đã tham gia với tâm trạng rất thoải mái và cũng để tri ân sự tin tưởng của sempai. Hơn nữa, trong top 15 người lọt vào phần thi phỏng vấn, vì có lợi thế về tiếng Nhật nên đến giờ phút cuối cùng tôi cũng không thấy bị áp lực gì cả.

Tuy vậy, trong top 5 chung cuộc tôi là người có chiều cao khiêm tốn nhất với 1m62, chưa kể đến cảm giác chưa quen khi phải di chuyển trên chiếc giày cao gót 12cm. Nhưng các bạn thí sinh khác cũng đi giày cao nên thành ra sự chênh lệch về đó cũng không được rút ngắn… Rồi khi được vinh danh ở vị trí cao nhất – một kết quả vô cùng bất ngờ khiến tôi rất ngỡ ngàng. Nhờ vinh dự này tôi đã có cơ hội được diện kiến Thủ tướng và các quan chức cấp cao. Không những thế tôi còn được mời làm MC và khách mời tại nhiều sự kiện giao lưu Nhật Việt.

Đại sứ Thiện chí Hoa Anh Đào (Tháng 3 năm 2019)

Tôi và Đại sứ Thiện chí thứ 2 (Năm 2019)

Chụp cùng vợ chồng ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam lúc bấy giờ tại một sự kiện của Nhật Bản (Năm 2019 tại Hà Nội)

Thành tích học tập “khủng” ở trường Đại học

Tôi cũng học về chính trị; kinh tế; ngoại giao;văn hoá;…Nhật Bản ở trường Đại học. Thành tích học tập năm thứ 2 của tôi đứng đầu khoa với 3.82 GPA, và tôi cũng là á khoa khi tốt nghiệp. Thành tích trên đã giúp tôi có cơ hội đi du học khoảng 10 tháng tại trường Đại học Tokyo theo chương trình trao đổi sinh viên có tên AIKOM. Ở trường Đại học Tokyo ngoài các tiết học bằng tiếng Anh (nghiên cứu tiếng Nhật tổng hợp, phân tích văn hoá Nhật Bản…) còn có cả những tiết học về tiếng Nhật.

Dùng bữa cùng các bạn đại học (Năm 2016)

Cuộc sống du học ở Tokyo

Tôi được miễn giảm học phí khi học tập tại trường và đã sống trong ký túc xá của trường. Bên cạnh đó, ngoài học bổng 10 man/tháng từ quỹ học bổng quốc tế Sato Yo, tôi cũng dắt túi cho mình kinh nghiệm sau khi đi làm 3 công việc làm thêm.

・Công việc ở cửa hàng cơm thịt bò (làm 2 tháng) qua thông tin tuyển dụng trên Facebook.

・Công việc phiên dịch, hỗ trợ học sinh Việt Nam tại trường tiếng Nhật (làm 2 tháng) qua thông tin tuyển dụng trên Facebook.

・Công việc tại một trường tiếng Nhật khác – ngôi trường mà em gái tôi đang theo học(làm khoảng 8 tháng, 1 lần/tuần). Đây là công việc tôi được người quen giới thiệu.

Trong quá trình du học, tôi đã giao lưu với nhiều bạn ở trường Đại học Tokyo khi cùng tham gia các giờ học tiếng Anh của AIKOM và cả các bạn sinh viên trường tư khu vực Tokyo. Hàng xóm bên cạnh nhà tôi ở ký túc xá là cô bạn người Trung Quốc. Chúng tôi thường đi ăn, mua sắm và du lịch cùng nhau. Ngoài ra, tôi cũng thường giao lưu với bạn người Việt Nam cùng nhận học bổng giống tôi và bạn bè của em gái.

Chụp cùng bạn người Nhật tại buổi họp mặt các sinh viên nhận học bổng (Hà Nội, năm 2017)

Chụp cùng em gái (người đứng giữa) và bạn thân của em gái khi cả 3 cùng đi du lịch Tokyo (Năm 2014)

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※100 yên = 22.161 VND (tỷ giá ngày 03/12/2020)

Thu nhập (Tổng 140,000 yên)
Học bổng

100,000 yên

1 việc làm thêm

40,000 yên

※Không tính kỳ nghỉ dài, tôi chỉ làm 1 việc

Chi tiêu (Tổng 93,500 yên~103,500 yên)
Tiền nhà

10,000 yên

※Ký túc xá trường (phòng đơn)

Tiền nước/điện/ga

5,000 yên

※Tổng tiền điện/ga/nước

Phí Internet

2,500 yên

※ Đây là chi phí cố định ở ký túc xá

Điện thoại

6,000 yên

Ăn uống

30,000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Chi phí khác

40,000 yên~50,000 yên

※Quần áo/Sách vở tài liệu/Đi lại...

Tiền tiết kiệm (Trung bình khoảng 40,000 yên)
Tiền tiết kiệm

40,000 yên

※Dùng để đi du lịch

Khung cảnh chụp từ phòng ở ký túc xá (Tháng 11 năm 2013)

Chuyến thăm Nhật Bản sau khi đi du học về (Kamakura, năm 2016)

Làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản ở Hà Nội

Tôi đã nhận được quyết định tuyển dụng từ một công ty hàng không lớn ở Nhật khi là sinh viên năm cuối. Bố mẹ tôi rất vui mừng nhưng sau khi quyết định học tiếp lên cao học theo gợi ý của giáo sư trường Đại học, tôi đã từ chối cơ hội việc làm kia. Học phí khi học cao học tôi cũng được miễn giảm, vào năm 2017 khi đang học năm thứ 2 tôi có vinh dự gặp vợ chồng Nhật Hoàng trong chuyến công du sang Việt Nam và được đại diện sinh viên trường Đại học Nhật Việt gặp Thủ tướng Shinzo Abe. Năm 2017 cũng đánh dấu một kỷ niệm đẹp khi tôi có cơ hội quay lại trường Đại học Tokyo du học tiếp 4 tháng theo chương trình cao học.

Diện kiến vợ chồng Nhật Hoàng khi đó (Hà Nội, năm 2017)

Tuy vậy, tôi vẫn chưa từ bỏ ước mơ được làm việc tại công ty Nhật. Trong khi đang học cao học, qua sự giới thiệu của một công ty nhân sự, tôi đã xin việc thành công tại một công ty con thuộc công ty bảo hiểm phi nhân thọ lớn của Nhật. Tôi phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp và thấy có hứng thú nhưng đáng tiếc là không sử dụng được tiếng Nhật nhiều. Vì thế, để có thể nâng cao năng lực tiếng Nhật hơn nữa, tôi đã quyết định làm việc ở Nhật.

Anh Đào (Hội An, tháng 8 năm 2019)

Kỷ niệm với mùa tuyết rơi lớn trong lần thứ 2 Du học ở Nhật (Sân ký túc xá, tháng 1 năm 2018)

Nhật ký xin việc: Phỏng vấn xin việc ở nước ngoài với chi phí 0 đồng

Tôi sẽ giới thiệu về kinh nghiệm xin việc tại Nhật của mình. Hy vọng những chia sẻ này sẽ có ích với các bạn.

Khi còn học Đại học, tôi đã nhận được quyết định tuyển dụng từ một công ty hàng không tại hội chợ việc làm do Connect Job Japan tổ chức. Tôi đã vượt qua vòng hồ sơ và được chọn phỏng vấn ở Singapore và có cuộc phỏng vấn thứ 2 tại Nhật Bản. Toàn bộ chi phí đi lại giữa Singapore và Nhật Bản do Ban tổ chức và công ty chi trả. Để có thể ứng tuyển công việc này đòi hỏi tiếng Nhật và tiếng Anh phải đạt đến trình độ nhất định nào đó.

Tôi đã bén duyên với công việc hiện tại của mình tại Nikkei HR Job Fair. Được công nhận kết quả sau vòng loại hồ sơ và phỏng vấn, tháng 8 năm 2019 sau khi tham gia Job Fair ở Tokyo, tôi chính thức nhận được quyết định tuyển dụng.Nếu bạn muốn phát huy năng lực tiếng Nhật trong công việc, tôi nghĩ làm việc tại Nhật sẽ có nhiều lợi thế và mức lương cũng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ tìm việc thông qua hội chợ việc làm Job Fair thì sẽ có thể phỏng vấn ở nước ngoài mà không tốn bất cứ chi phí nào.

Nhật ký xin việc: 3 điều cần làm trước khi phỏng vấn

Trước đây, tôi đã được một doanh nhân người Nhật dạy cách chuẩn bị tâm lý khi phỏng vấn xin việc. Tôi đã áp dụng bí kíp đó và chuẩn bị kỹ càng. Các bước lần lượt như sau:

Suy nghĩ xem bản thân mình muốn làm gì? Và công ty nào có thể giúp mình thực hiện được điều đó?

Tìm hiểu xem nhân sự mà doanh nghiệp, công ty đó mong muốn tuyển dụng cần những gì? Thu thập thông tin từ internet, sempai, người quen,…

Tìm kiếm các từ khoá viết về tầm nhìn, chiến lược kinh doanh, nội dung công việc của công ty, từ đó kết nối với câu chuyện của bản thân bạn xem có phù hợp không?

※Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những gì bản thân muốn làm, sau đó PR những điều bạn cho rằng phù hợp với tiêu chí và tầm nhìn của công ty tại buổi phỏng vấn. Lúc đó, hãy nói chuyện về chính những trải nghiệm, những thước phim câu chuyện của riêng bạn.

Nhật ký xin việc:Khi phỏng vấn, thực tế tôi đã được hỏi những gì?

“Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì? Vì sao lại chọn công ty này để làm việc? Cụ thể muốn làm những công việc gì? Bức tranh sự nghiệp sau 10 năm…” là những câu hỏi thực tế tôi đã được hỏi tại buổi phỏng vấn Công ty thương mại.Vì tôi đã được một người quen động viên rằng: “Công ty thương mại khác với Ngân hàng, chỉ cần bán đi tính cách lạc quan, tích cực là được”, nên khi phỏng vấn tôi đã chia sẻ về ước mơ “ muốn xây một sân bay ở châu Phi xa xôi” của mình trên tinh thần kết nối với chiến lược kinh doanh của công ty.Không chỉ có nội dung trong câu chuyện, tôi tin nhà tuyển dụng còn “soi” cách nói chuyện, ý chí và cách tư duy vấn đề...để đánh giá nữa.Công ty này phỏng vấn 3 vòng, 2 vòng đầu là bằng tiếng Anh, còn vòng cuối bằng tiếng Nhật.

Chuyến du lịch tới Yokohama cùng các thành viên tham dự chương trình tuyển chọn Đại sứ hoa anh đào (Tháng 9 năm 2019)

Ghi nhớ những gì được học ngày hôm đó

Năng lực Nhật ngữ của tôi là JLPT N1. Vì tôi thích tính cách, suy nghĩ của nhân vật truyện tranh “Gintama” nên dần có hứng thú, quan tâm đến Nhật Bản. Tuy so với trường Đại học Ngoại ngữ các giờ học tiếng Nhật ở trường ĐHKHXH&NV ít hơn nhưngtôi luôn dành nhiều thời gian vào việc ôn bài và cố gắng ghi nhớ ngay những gì được học ngày hôm đó. Khi đến kỳ thi thì ôn tập lại kiến thức. Bằng cách này, những gì bạn học sẽ ghim sâu trong tâm trí của bạn.

Ngoài việc học tiếng Nhật, tôi cũng thường xuyên xem các video anime (gồm âm thanh tiếng Nhật và phụ đề tiếng Việt). Vì khi đọc truyện tôi đã nhớ được nội dung câu chuyện nên thay vào đó tập trung vào luyện nghe âm thanh.

Tự mình nói chuyện tiếng Nhật với mình

Tôi đã nỗ lực trong việc cùng tham gia nghiên cứu và thuyết trình bằng tiếng Nhật với các bạn sinh viên Nhật Bảnmột năm 2 ~ 3 lần tại trường Đại học của tôi. Thời gian đi du học ở Tokyo, tôi cũng vẫn thường xuyên giao lưu với các bạn và tăng cơ hội giao tiếp tiếng Nhật. Các giờ học tiếng Nhật ở trường Đại học Tokyo cũng rất hữu ích.Tôi nghĩ khả năng ngoại ngữ của bạn sẽ nhanh thành thục nếu bạn nói chuyện nhiều với người bản xứ.

Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên tự nói chuyện tiếng Nhật với chính mình. Tự mình nói, tự mình nghe những gì đã xảy ra ngày hôm đó, rồi tự mình đặt câu hỏi, tự mình suy nghĩ và trả lời. Tất cả đều bằng tiếng Nhật dù chỉ dừng ở những từ đơn và các mẫu ngữ pháp đơn giản mới được học. Ngôn ngữ nếu không sử dụng sẽ quên. Tôi cũng áp dụng cách này trong việc học tiếng Anh.

Nâng cao tiếng Nhật ngay cả khi làm thêm

Sau khi kết thúc khoá trao đổi sinh viên cho đến khi xin việc ở Nhật, tôi đã có thời gian 4 năm dạy tiếng Việt cho người Nhật ở Hà Nội.

Vì vừa sử dụng tiếng Nhật vừa dạy nên năng lực tiếng Nhật của tôi nhờ đó cũng được nâng cao. Thời gian đầu tôi chỉ dạy ở lớp học, nhưng giữa chừng tôi cũng bắt đầu công việc của một gia sư. Vì người học là các nhân viên của tổ chức JICA, Hiệp hội JETRO, nhân viên thường trú tại văn phòng đại diện nước ngoài của công ty và gia đình của họ, nên các mối quan hệ của tôi cũng được mở rộng.

Ngoài ra, tôi còn làm thêm công việc phiên dịch qua thông tin trên Facebook. Làm phiên dịch cho nhiều sự kiện cùng với việc làm gia sư đã giúp tôi có được nguồn thu nhập tốt.

Tiền tiết kiệm từ công việc làm thêm dùng để đi du lịch Thái Lan cùng bạn thân cấp 3 (Phuket, năm 2018)

Tôi yêu Nhật Bản vì điều này

Tôi yêu sự tinh tế và “tinh thần hiếu khách” của người Nhật.Ở Nhật, trên đường hầu như không nhìn thấy rác rơi vãi, hay không có người nói lớn tiếng trên tàu điện. Dịch vụ tại các cửa hàng cũng rất lịch sự, tuyệt vời. Ví dụ, khi bạn mua đồ mà không nhận được túi đựng, nhân viên bán hàng sẽ dán nhãn lên sản phẩm sao cho phần cuối của nhãn sẽ được uốn cong để bạn có thể dễ dàng tháo ra. Ngoài ra, tại các quán ăn ở Nhật có rất nhiều người để túi xách trên ghế ngồi rồi đi vệ sinh nhưng cũng không ai lấy trộm túi cả. Cũng có nhiều trường hợp khi ai đó để quên đồ trên tàu, nếu liên lạc với công ty đường sắt thì đồ cũng sẽ về với chính chủ của nó.

Party cùng các bạn người Việt Nam (Tokyo, tháng 9 năm 2020)

Công việc tại Công ty thương mại

Vì có thể nói được tiếng Anh nên tôi đã từng nghĩ sẽ chọn Mỹ - quốc gia tôi thích sau Nhật Bản để xin việc, nhưng vì phải lòng sự lịch thiệp,tao nhã trong văn hoá nên tôi đã chọn Nhật.Một đồng nghiệp trước đây của tôi đã làm việc tại một công ty của Mỹ. Bỗng một ngày, công ty đó sa thải nhân viên hàng loạt, anh bạn tôi cũng bị đình chỉ công tác trong ngày hôm đó. Nếu là Nhật Bản thì chắc chắn chuyện này sẽ được thông báo trước. Tôi nghĩ đây cũng là điều giúp các công ty Nhật ghi điểm trong các hoạt động tuyển dụng.

Hiện tại tôi đang đảm nhận công việc DX (chuyển đổi số Digital Transformation). Công việc này chủ yếu sử dụng tiếng Nhật, và trong trường hợp người Nhật và người Việt nói chuyện với nhau thì sẽ dùng tiếng Anh. Tương lai, thông qua công việc này tôi mong rằng có thể đưa ra những giải pháp khắc phục các vấn đề xã hội của Việt Nam. Cuối tháng 11 năm 2020, tôi sẽ có chuyến công tác dài ngày ở Việt Nam. Tôi cảm nhận rõ giá trị và động lực trong công việc mình đang làm.