Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Mừng
  • Năm 2015Tốt nghiệp trường THPT Lê Hồng Phong 〈Tỉnh Nghệ An〉
  • Năm 2015Nhập học trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Năm 2016Nghỉ học giữa chừng, đăng ký chương trình phái cử 〈Hà Nội〉
  • Năm 2017Sang Nhật. Sau khi kết thúc khoá học tiếng Nhật, bắt đầu chương trình thực tập kỹ năng 〈Tỉnh Nagano〉
  • Năm 2018Bỏ trốn 〈Từ tỉnh Nagano đến tỉnh Aichi〉
  • Năm 2019Chuyển việc 〈Osaka〉

〈Sinh năm 1997, quê Nghệ An〉

Ngoài công việc của một thực tập sinh kỹ năng tại nhà máy, Mừng còn phải chăm sóc thú nuôi, trông trẻ trong khi không nhận được tiền làm thêm ngoài giờ. Đã nhiều lần Giám đốc buông lời thô bạo, khiếm nhã nên Mừng đã bỏ trốn. Nhưng vì muốn giúp đỡ các em kohai vẫn còn ở lại nên Mừng đã trao đổi việc này với tổ chức hỗ trợ thực tập sinh. Sau đó, Sở Lao động đã tiến hành điều tra, OTIT cũng vào cuộc.

Bỏ học Đại học giữa chừng và giấc mơ về tương lai của một thực tập sinh phái cử

Chụp cùng thầy giáo và các bạn tại Trung tâm tiếng Nhật của trung tâm phái cử 〈Hà Nội năm 2017〉

Tôi là con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em. Bố tôi bị bệnh nên từ năm 2009 đã không thể làm việc được (ông qua đời vào năm 2019), cả gia đình sống dựa vào thu nhập kiếm được từ công việc làm nông của mẹ. Tôi thấy nặng lòng khi hoàn cảnh gia đình khó khăn mà vẫn phải gồng gánh để nuôi mình tôi đi học Đại học. Vì thế, tôi đã bỏ học và quyết định đăng ký tham gia chương trình thực tập kỹ năng. Tuy gia đình phản đối quyết định này của tôi, nhưng thực tế ở quê, tôi cũng có nhiều bạn thân không cần học hết Đại học vẫn có thể đi làm ở nước ngoài. Tôi cũng muốn đi làm giống như thế để phụ giúp gia đình.

Cơ quan phái cử

Tôi đã đăng ký vào một trung tâm phái cử ở Hà Nội và trả 6400 USD cho toàn bộ chi phí tham gia. Tôi cũng mất thêm 20.000.000 đồng phí môi giới cho người bạn của bên họ hàng đã giới thiệu cho tôi. Ngoài ra còn có thêm các khoản như tiền ăn, tiền đi lại... nên bố tôi đã vay Ngân hàng 200.000.000 đồng.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Chi phí thủ tục sẽ khác nhau tùy thuộc vào trung tâm phái cử. Sẽ không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ được giới thiệu một vị trí thực tập lương cao cho dù bạn trả một số tiền lớn.

・Theo quy định của chính phủ Việt Nam, chi phí đào tạo tiếng Nhật cho thực tập sinh kỹ năng với khoảng 520 giờ học không được vượt quá 5.900.000 đồng, và phí thủ tục phái cử (dành cho hợp đồng 3 năm) không quá 3600 USD.

・Trung tâm phái cử không được cho phép người giới thiệu lấy phí giới thiệu.

☆ Các bạn có thể tham khảo link bài viết dưới đây để tự mình có thể tìm trung tâm phái cử tốt. Sự khác biệt quá lớn về chi phí ở các cơ quan phái cử/so sánh một cách toàn diện.

Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết

Là nhân viên công trường nhưng thực tế phải làm cả công việc chăm sóc thú cưng

Đồng nghiệp đang dọn chuồng chim 〈Năm 2017〉

Tháng 6 năm 2017, tôi bắt đầu công việc của một thực tập sinh kỹ năng tại công trường tỉnh Nagano. Tuy nhiên, ngoài công việc chính là gia công máy tôi còn bị ép làm thêm công việc tại cửa hàng chăm sóc thú nuôi do chính công ty này vận hành. Hàng ngày, sau khi làm việc ở công trường đến hết buổi sáng, tôi cùng 2 người nữa di chuyển tới cửa hàng bằng xe ô tô và làm việc tại đây từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối. Cho chim ăn, dọn dẹp chuồng nuôi, đóng gói thức ăn để bán...Thứ 7 từ sáng đến tối không chỉ có công việc ở cửa hàng, tôi còn bị bắt làm công việc cắt tỉa và dọn dẹp vườn hồng bên cạnh.

Không những vậy, trong suốt 1 năm đầu tiên sống ở ký túc xá tôi không được cho biết mật khẩu wifi nên không thể thoải mái gọi điện được. Các sempai cũng bị Giám đốc cáu giận nên cũng không biết mật khẩu đăng nhập là gì. Sau khi qua Nhật được 3 tháng, tôi mượn điện thoại của sempai và đó là lần đầu tiên tôi liên lạc về cho gia đình. Kể từ đó, tôi không thể dùng điện thoại tự do vì lúc nào cũng có ánh mắt của Giám đốc để ý.

Chị trông trẻ

Giấy ghi chú công việc của tôi (Phần bôi đen là tên của em bé) 〈Tháng 1 năm 2018〉

Thực tập sinh chúng tôi sống ở ký túc xá gần công trường. Tôi sống cùng một vài người nữa, nhưng đến tháng 11 năm 2017, tôi được chuyển đến trung tâm thực tập của tổ chức giám sát quản lý gần cửa hàng. Giám đốc và Chánh văn phòng của tổ chức giám sát đưa chúng tôi đến ở Trung tâm, tháng 1 năm 2018 tôi sống ở đây cùng một bé gái 1 tuổi. Kể từ đó, thực tập sinh chúng tôi phải kiêm nhiệm thêm công việc nấu cơm cho Giám đốc, giặt giũ và trông em bé. Ngoài ra, mỗi ngày đều phải cho chim và chó ăn từ sáng, tối muộn còn chăm sóc cả chim bồ câu mà Giám đốc đang nuôi.

Chụp cùng các em thực tập sinh khoá sau 〈Tháng 8 năm 2018 tại trung tâm〉

Trước khi bỏ trốn, tôi đã làm công việc của chị giữ trẻ trong khoảng 10 tháng. Em bé bám tôi nhất nên tôi chịu trách nhiệm chăm sóc chính. Khoảng 9 giờ tối, sau khi quay về trung tâm, từ 11 giờ tôi chơi với em bé, cho bé ngủ…có khi đến 1 giờ sáng hôm sau mới xong việc. Tôi cũng làm cả việc thay bỉm tã cho bé. Ngày nghỉ cũng phải làm một trong hai công việc tại cửa hàng thú cưng hoặc trông em bé. Thực lòng tôi rất yêu bé, nhưng lại không được nhận 1 yên nào từ tiền làm thêm ngoài giờ.

Niềm tin vụn vỡ và việc bỏ trốn

Ngoài những chuỗi ngày làm thêm không công, chúng tôi thường xuyên bị Giám đốc la mắng. Tháng 8 năm 2018 có 3 thực tập sinh mới sang chưa biết nhiều tiếng Nhật nên không thể hiểu được chỉ thị của Giám đốc. Lúc đó, Giám đốc đã mắng tôi: “Tại sao không chỉ dạy công việc đến nơi đến cho chúng nó?”. Mỗi khi có điều gì không hài lòng, Giám đốc thường xuyên nổi khùng nổi đoá lên. Đây cũng là lý do khiến cho 2 thực tập sinh nam đã bỏ trốn. Vào một buổi tối tháng 10 cùng năm, tôi lại bị mắng mỏ một cách vô cớ, khiến niềm tin trong tôi vụn vỡ hoàn toàn.

3 tiếng sau khi bị quát mắng, tôi đã đi khỏi trung tâm bởi tôi nghĩ rằng “Mình không thể tiếp tục ở nơi này được nữa”. Lúc đó vào khoảng 12 giờ đêm. Tôi đã đi bộ đến bến xe buýt cao tốc cách đó khoảng 600m. “Xe đến Nagoya là xe nào ạ?” – tôi hỏi và sau đó lên xe.

Người Nhật tốt bụng

Tôi đã đến ký túc xá dành cho thực tập sinh ở tỉnh Aichi. Trước khi sang Nhật, tôi có quen biết một bạn trong số đó và vẫn thường xuyên trao đổi liên lạc trên SNS. Đây là người luôn lắng nghe mọi lo lắng của tôi và cũng có nói: “Nếu em bỏ trốn thì cứ đến đây”. Vì thực tế tôi không có ý định bỏ trốn nên cũng không tìm hiểu cách đi thế nào. May sao tôi được những người đi đường giúp đỡ.

*Sau khi xuống xe buýt, tôi định di chuyển tiếp bằng taxi nhưng để đi đến nơi cần đến mất khoảng 2 vạn yên nên tôi đã bỏ cuộc. Tôi cũng có hỏi bạn thân cách đi bằng tàu điện nhưng vì máy điện thoại không có wifi nên không làm gì được. Vì thế, tài xế đã cho tôi mượn điện thoại để liên lạc.

Khi đến ga, tôi cũng không biết cách mua vé thế nào. Thực tế tôi chưa đi đâu ra khỏi Nagano từ lúc đó đến giờ vì nếu Giám đốc biết sẽ tức giận nên rất khó để xin phép đi ra ngoài. May sao tôi đã gặp và hỏi một cậu bé và cậu đã thay tôi mua và dẫn tôi đến máy mua vé tự động.

*Tôi đã mượn điện thoại của một cô trên tàu điện, và cô ấy đã chỉ cho tôi khi tàu dừng ở điểm tôi muốn đến.

*Sau khi xuống tàu, tôi đi qua cửa soát vé mà không cho vé vào vì thế chuông báo đã kêu lên. Tuy vậy, nhân viên nhà ga đã ân cần giúp đỡ tôi.

Cuộc sống bỏ trốn

Tôi sống chung với 2 người bạn thân nữa trong phòng ký túc xá 3 giường ngủ. Đến lúc tìm được công việc mới, tôi đã sống ở đây khoảng 11 tháng. Thời điểm quyết định bỏ trốn, trong tài khoản ngân hàng của tôi có khoảng 30 vạn yên nhưng tiền cũng hết giữa chừng, nên tôi đã vay tiền của bạn để sống. Trong thời gian này, tôi dành 8 tiếng mỗi ngày để học tiếng Nhật. Không sử dụng các trang Facebook lừa đảo có tiếng về việc cổ động làm ăn bất hợp pháp, tôi đã nhờ các anh chị sempai và bạn thân tìm việc giúp. Để tinh thần thoải mái hơn, tôi cũng đã đi ngắm hoa với bạn bè nhưng vì không có thu nhập nên không thể đi chơi xa được. Từ ngày bỏ đi, tôi luôn sống trong tâm trạng bất an lo lắng, phập phồng lo sợ “Lỡ may cảnh sát bắt được sẽ bị đuổi về Việt Nam trước khi kiếm tiền để trả nợ”. Vì thế, các bạn kohai ơi, tuyệt đối đừng bỏ trốn nhé!

“Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”

Có thể gửi tin nhắn đến trang Facebook “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài” từ đây.

Vào một ngày nọ, tôi biết thông tin về chú Kurematsu qua một bài viết chú ấy đã giúp một thực tập sinh khác giải quyết vấn đề lao động trên Facebook. Chú ấy làm công việc tư vấn, hỗ trợ cho các thực tập sinh trên một trang Facebook có tên “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”. Với hy vọng có thể làm được điều gì đó giúp cho các kohai đang còn sống ở Nagano, nên tháng 3 năm 2019 tôi đã quyết tâm liên lạc với chú.

Ngoài tin nhắn tiếng Nhật có nội dung đơn giản là “Tuy công việc chính là làm việc tại công trường nhưng những người đồng nghiệp của tôi đang phải làm những cả những việc khác”, tôi còn gửi kèm một video quay lại cảnh Giám đốc đang tức giận la mắng. Khoảng 2 tiếng sau đó, tôi đã đến văn phòng của chú Kurematsu ở Nagoya. Chú rất nhiệt tình tư vấn, đi cùng tôi đến Hiệp hội thực tập sinh kỹ năng Quốc tế (OTIT) và Sở Lao Động để giải thích, còn làm giúp tôi thẻ đi tàu nữa.

Chính quyền vào cuộc!

Sau khi trao đổi với chú Kurematsu, sự việc được giải quyết theo lộ trình như sau. Sở Lao động và OTIT cũng đã vào cuộc.

〈Năm 2019〉

・Ngày 11 tháng 3:Trao đổi với chú Kurematsu và cùng chú ấy đi đến văn phòng của OTIT ở Nagoya.

・Ngày 20 tháng 3:Một thành viên đã đưa sự việc của chúng tôi ra và đặt câu hỏi trong cuộc họp Quốc hội. (NHK đã phỏng vấn sau khi nghe thông tin này).

・Ngày 1 tháng 4: NHK phát sóng đoạn video quay lại cảnh Giám đốc quát mắng.

・Ngày 3 tháng 4:Sở Lao động và OTIT đã tiến hành điều tra thông tin về công ty ở Nagano. OTIT đã đưa 3 em thực tập sinh đến khách sạn để đảm bảo an toàn. Sau đó, 3 em kohai này cũng đã được OTIT sắp xếp công ty khác để làm việc.

・Tháng 6:Một số kohai người Phi-líp-pin cũng được OTIT bảo vệ và chuyển việc cho.

・Tháng 7:Tôi đã đến Sở Lao động tỉnh Nagano và khiếu nại về việc không được trả tiền làm thêm ngoài giờ.

・Tháng 11:Với những tình nghi như “không trả tiền làm thêm (dọn dẹp cửa hàng bán thú cưng) cho các thực tập sinh trong khoảng 1 năm”, Sở Lao động đã buộc tội công ty này vi phạm Luật Lao động.

Sự việc này cũng đã được đăng tải trên trang của Bộ Lao động (Tháng 10 năm 2020)

〈Năm 2020〉

・Tháng 2:Cục xuất nhập cảnh và Bộ Lao động đã huỷ bỏ chứng nhận kế hoạch đào tạo kỹ năng của công ty này. Giấy phép giám sát quản lý của Chánh văn phòng cũng bị huỷ bỏ.

NHK đưa tin phát sóng toàn quốc 〈Tháng 4 năm 2019〉

Chuyển việc

Người bố Nhật Bản của tôi - chú Kurematsu (bên trái) 〈Thành phố Nagoya, tháng 9 năm 2019〉

Công ty ở Nagano bị giải thể, các em kohai cũng đã được chuyển việc mới. Tuy nhiên, chỉ có chỗ làm của tôi vẫn chưa được quyết định vì tôi đã một lần bỏ trốn. Chú Kurematsu đã giúp tôi tìm thông tin công việc ở nhiều nơi, nhưng với những lý do như có ít thực tập sinh nữ làm cùng công việc với tôi hay kể cả có việc đi nữa cũng không có ký túc xá ... nên mãi tôi cũng chưa tìm được việc mới. Và đến tháng 9 năm 2019, chú Kurematsu đã liên hệ với một người bạn tâm giao của chú tên là Kuroda – một nữ phiên dịch viên tiếng Việt (tại Đoàn thể quản lý WESTERN JAPAN SKILL CENTER COOPERATIVE ) xin cho tôi vào một công ty có tên Hogetsu Kogyo ở Osaka và Công ty này đã nhận tôi vào làm việc.

Môi trường làm việc mới

Bức ảnh chụp cảnh tôi đang làm việc 〈Tháng 8 năm 2020〉

Công ty Hogetsu Kogyou (Giám đốc Okubo Naokata) có khoảng 70 nhân viên, bắt đầu tiếp nhận thực tập sinh từ năm 2003. Hiện tại có khoảng 11 người Việt Nam bao gồm kỹ sư và thực tập sinh đang làm việc tại đây. Từ trước đến nay, Công ty không có thực tập sinh nữ nên tôi đã được thuê riêng một phòng mới để ở. Có nhiều niềm vui bất ngờ liên tục đến với tôi khi tôi đến đây như:

・Giám đốc dễ tính, tốt bụng.

・Các trưởng nhóm tại nơi làm việc thường xuyên hỏi han xem các thực tập sinh có khó khăn gì không và cũng có khi tổ chức các buổi trao đổi ý kiến về cách làm việc.

・Tăng lương tháng nếu như thi đỗ năng lực tiếng Nhật JLPT (N4: 5,000 yên; N3:10,000 yên; N2:15,000 yên). Hầu hết tất cả mọi người đều có được bằng trên N3 trước khi về nước.

・Có chế độ đi du lịch dành cho nhân viên (Trước đây đã từng có chuyến đi du lịch về Việt Nam)

Một môi trường làm việc rất thoải mái. Tôi có nguyện vọng làm việc lâu dài ở đây khi lấy được chứng chỉ tay nghề của chương trình TTS số 3 hay kỹ năng đặc định.

Công trường trong Công ty

Tiệc cuối năm ở Công ty (Giám đốc là người thứ 2 từ phải sang)

Cuộc sống hiện tại

Cùng các cô giáo trong lớp tiếng Nhật ăn mừng tôi thi đỗ JLPT N3 〈Tháng 2 năm 2020〉

Các sempai ở Hogetsu Kogyou rất tốt với tôi, có người còn thường đi chơi với tôi nữa. Tôi cũng tham gia một lớp học tiếng Nhật miễn phí do Hiệp hội giao lưu Quốc tế ở địa phương tổ chức nên cũng có cơ hội đến nhà các cô giáo chơi.

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※100円=22,303 VND(Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2020)
Lương thực lĩnh(Trung bình 150,000 yên)
Lương thực lĩnh

130,000 yên ~ 160,000 yên

※ Đây là tiền nhận được sau khi trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá

※ Trong đó, chi phí ở ký túc xá là 20,000 yên (Bao gồm nước, điện, ga, wifi)

Chi tiêu (Tổng cộng 30,000 yên ~ 50,000 yên)
Tiền ăn

15,000 yên ~ 20,000 yên

※Chủ yếu tự nấu ăn

Chi phí khác・Tiền đi lại

15,000 yên ~ 20,000 yên

※Quần áo, tiền đi lại, ăn ở ngoài

Khoản chênh lệch(100,000 yên ~ 130,000 yên)
Số tiền tiết kiệm được

100,000 yên ~ 130,000 yên

※ 1 tháng gửi về nhà khoảng 110,000 yên đến 150,000 yên

Nhờ có chú Kurematsu, cô Kuroda và Giám đốc hiện tại, tôi mới có được một cuộc sống thực tập sinh kỹ năng viên mãn. Cho dù gặp bất cứ khó khăn gì tại nơi làm việc, cũng không được a dua theo bạn xấu hay chạy theo con đường lao động bất hợp pháp. Hãy mạnh dạn trao đổi với các cơ quan tổ chức hỗ trợ nhé. Đây cũng là thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn kohai.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

Nếu xảy ra vấn đề gì tại nơi làm việc, đầu tiên hãy trao đổi với tổ chức quản lý giám sát. Trong trường hợp không được giải quyết thì hãy liên lạc ngay đến OTIT. Tại đây có thể tiếp nhận và đối ứng vấn đề bằng tiếng Việt. Có thể gọi điện trực tiếp đến số 0120-250-168. Nếu vấn đề cần trao đổi có tính chất nghiêm trọng thì cách tốt nhất là viết thư gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp mang đến trụ sở của OTIT.

☆Nếu trao đổi với OTIT mà vẫn không thể giải quyết thì có thể liên lạc đến các cơ quan hỗ trợ tư nhân theo hai đường link phía dưới:

Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài(Facebook)https://www.facebook.com/jissyuseisien/

Hiệp hội hỗ trợ Tomoiki Nhật-Việt(E-mail)n.tomoiki@gmail.com

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Mừng

    • Năm 2015Tốt nghiệp trường THPT Lê Hồng Phong (Nghệ An)
    • Năm 2015Nhập học trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
    • Năm 2016Nghỉ học giữa chừng, đăng ký chương trình phái cử (Hà Nội)
    • Năm 2017Sang Nhật. Sau khi kết thúc khoá học tiếng Nhật, bắt đầu chương trình thực tập kỹ năng (Nagano)
    • Năm 2018Bỏ trốn (Từ Nagano đến Aichi)
    • Năm 2019Chuyển việc (Osaka)

〈Sinh năm 1997, quê Nghệ An〉

Ngoài công việc của một thực tập sinh kỹ năng tại nhà máy, Mừng còn phải chăm sóc thú nuôi, trông trẻ trong khi không nhận được tiền làm thêm ngoài giờ. Đã nhiều lần Giám đốc buông lời thô bạo, khiếm nhã nên Mừng đã bỏ trốn. Nhưng vì muốn giúp đỡ các em kohai vẫn còn ở lại nên Mừng đã trao đổi việc này với tổ chức hỗ trợ thực tập sinh. Sau đó, Sở Lao động đã tiến hành điều tra, OTIT cũng vào cuộc.

Bỏ học Đại học giữa chừng và giấc mơ về tương lai của một thực tập sinh phái cử

Tôi là con thứ 5 trong gia đình có 6 anh chị em. Bố tôi bị bệnh nên từ năm 2009 đã không thể làm việc được (ông qua đời vào năm 2019), cả gia đình sống dựa vào thu nhập kiếm được từ công việc làm nông của mẹ. Tôi thấy nặng lòng khi hoàn cảnh gia đình khó khăn mà vẫn phải gồng gánh để nuôi mình tôi đi học Đại học. Vì thế, tôi đã bỏ học và quyết định đăng ký tham gia chương trình thực tập kỹ năng. Tuy gia đình phản đối quyết định này của tôi, nhưng thực tế ở quê, tôi cũng có nhiều bạn thân không cần học hết Đại học vẫn có thể đi làm ở nước ngoài. Tôi cũng muốn đi làm giống như thế để phụ giúp gia đình.

Chụp cùng thầy giáo và các bạn tại Trung tâm tiếng Nhật của trung tâm phái cử 〈Hà Nội năm 2017〉

Cơ quan phái cử

Tôi đã đăng ký vào một trung tâm phái cử ở Hà Nội và trả 6400 USD cho toàn bộ chi phí tham gia. Tôi cũng mất thêm 20.000.000 đồng phí môi giới cho người bạn của bên họ hàng đã giới thiệu cho tôi. Ngoài ra còn có thêm các khoản như tiền ăn, tiền đi lại... nên bố tôi đã vay Ngân hàng 200.000.000 đồng.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Chi phí thủ tục sẽ khác nhau tùy thuộc vào trung tâm phái cử. Sẽ không có gì đảm bảo rằng bạn sẽ được giới thiệu một vị trí thực tập lương cao cho dù bạn trả một số tiền lớn.

・Theo quy định của chính phủ Việt Nam, chi phí đào tạo tiếng Nhật cho thực tập sinh kỹ năng với khoảng 520 giờ học không được vượt quá 5.900.000 đồng, và phí thủ tục phái cử (dành cho hợp đồng 3 năm) không quá 3600 USD.

・Trung tâm phái cử không được cho phép người giới thiệu lấy phí giới thiệu.

☆Các bạn có thể tham khảo link bài viết dưới đây để tự mình có thể tìm trung tâm phái cử tốt. Sự khác biệt quá lớn về chi phí ở các cơ quan phái cử/so sánh một cách toàn diện.

Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết

Là nhân viên công trường nhưng thực tế phải làm cả công việc chăm sóc thú cưng

Tháng 6 năm 2017, tôi bắt đầu công việc của một thực tập sinh kỹ năng tại công trường tỉnh Nagano. Tuy nhiên, ngoài công việc chính là gia công máy tôi còn bị ép làm thêm công việc tại cửa hàng chăm sóc thú nuôi do chính công ty này vận hành. Hàng ngày, sau khi làm việc ở công trường đến hết buổi sáng, tôi cùng 2 người nữa di chuyển tới cửa hàng bằng xe ô tô và làm việc tại đây từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối. Cho chim ăn, dọn dẹp chuồng nuôi, đóng gói thức ăn để bán...Thứ 7 từ sáng đến tối không chỉ có công việc ở cửa hàng, tôi còn bị bắt làm công việc cắt tỉa và dọn dẹp vườn hồng bên cạnh.

Không những vậy, trong suốt 1 năm đầu tiên sống ở ký túc xá tôi không được cho biết mật khẩu wifi nên không thể thoải mái gọi điện được. Các sempai cũng bị Giám đốc cáu giận nên cũng không biết mật khẩu đăng nhập là gì. Sau khi qua Nhật được 3 tháng, tôi mượn điện thoại của sempai và đó là lần đầu tiên tôi liên lạc về cho gia đình. Kể từ đó, tôi không thể dùng điện thoại tự do vì lúc nào cũng có ánh mắt của Giám đốc để ý.

Đồng nghiệp đang dọn chuồng chim 〈Năm 2017〉

Chị trông trẻ

Thực tập sinh chúng tôi sống ở ký túc xá gần công trường. Tôi sống cùng một vài người nữa, nhưng đến tháng 11 năm 2017, tôi được chuyển đến trung tâm thực tập của tổ chức giám sát quản lý gần cửa hàng. Giám đốc và Chánh văn phòng của tổ chức giám sát đưa chúng tôi đến ở Trung tâm, tháng 1 năm 2018 tôi sống ở đây cùng một bé gái 1 tuổi. Kể từ đó, thực tập sinh chúng tôi phải kiêm nhiệm thêm công việc nấu cơm cho Giám đốc, giặt giũ và trông em bé. Ngoài ra, mỗi ngày đều phải cho chim và chó ăn từ sáng, tối muộn còn chăm sóc cả chim bồ câu mà Giám đốc đang nuôi.

Giấy ghi chú công việc của tôi (Phần bôi đen là tên của em bé) 〈Tháng 1 năm 2018〉

Trước khi bỏ trốn, tôi đã làm công việc của chị giữ trẻ trong khoảng 10 tháng. Em bé bám tôi nhất nên tôi chịu trách nhiệm chăm sóc chính. Khoảng 9 giờ tối, sau khi quay về trung tâm, từ 11 giờ tôi chơi với em bé, cho bé ngủ…có khi đến 1 giờ sáng hôm sau mới xong việc. Tôi cũng làm cả việc thay bỉm tã cho bé. Ngày nghỉ cũng phải làm một trong hai công việc tại cửa hàng thú cưng hoặc trông em bé. Thực lòng tôi rất yêu bé, nhưng lại không được nhận 1 yên nào từ tiền làm thêm ngoài giờ.

Chụp cùng các em thực tập sinh khoá sau 〈Tháng 8 năm 2018 tại trung tâm〉

Niềm tin vụn vỡ và việc bỏ trốn

Ngoài những chuỗi ngày làm thêm không công, chúng tôi thường xuyên bị Giám đốc la mắng. Tháng 8 năm 2018 có 3 thực tập sinh mới sang chưa biết nhiều tiếng Nhật nên không thể hiểu được chỉ thị của Giám đốc. Lúc đó, Giám đốc đã mắng tôi: “Tại sao không chỉ dạy công việc đến nơi đến cho chúng nó?”. Mỗi khi có điều gì không hài lòng, Giám đốc thường xuyên nổi khùng nổi đoá lên. Đây cũng là lý do khiến cho 2 thực tập sinh nam đã bỏ trốn. Vào một buổi tối tháng 10 củng năm, tôi lại bị mắng mỏ một cách vô cớ, khiến niềm tin trong tôi vụn vỡ hoàn toàn.

3 tiếng sau khi bị quát mắng, tôi đã đi khỏi trung tâm bởi tôi nghĩ rằng “ Mình không thể tiếp tục ở nơi này được nữa” . Lúc đó vào khoảng 12 giờ đêm. Tôi đã đi bộ đến bến xe buýt cao tốc cách đó khoảng 600m. “Xe đến Nagoya là xe nào ạ?” – tôi hỏi và sau đó lên xe.

Người Nhật tốt bụng

Tôi đã đến ký túc xá dành cho thực tập sinh ở tỉnh Aichi. Trước khi sang Nhật, tôi có quen biết một bạn trong số đó và vẫn thường xuyên trao đổi liên lạc trên SNS. Đây là người luôn lắng nghe mọi lo lắng của tôi và cũng có nói: “Nếu em bỏ trốn thì cứ đến đây”. Vì thực tế tôi không có ý định bỏ trốn nên cũng không tìm hiểu cách đi thế nào. May sao tôi được những người đi đường giúp đỡ.

*Sau khi xuống xe buýt, tôi định di chuyển tiếp bằng taxi nhưng để đi đến nơi cần đến mất khoảng 2 vạn yên nên tôi đã bỏ cuộc. Tôi cũng có hỏi bạn thân cách đi bằng tàu điện nhưng vì máy điện thoại không có wifi nên không làm gì được. Vì thế, tài xế đã cho tôi mượn điện thoại để liên lạc.

Khi đến ga, tôi cũng không biết cách mua vé thế nào. Thực tế tôi chưa đi đâu ra khỏi Nagano từ lúc đó đến giờ vì nếu Giám đốc biết sẽ tức giận nên rất khó để xin phép đi ra ngoài. May sao tôi đã gặp và hỏi một cậu bé và cậu đã thay tôi mua và dẫn tôi đến máy mua vé tự động.

*Tôi đã mượn điện thoại của một cô trên tàu điện, và cô ấy đã chỉ cho tôi khi tàu dừng ở điểm tôi muốn đến.

*Sau khi xuống tàu, tôi đi qua cửa soát vé mà không cho vé vào vì thế chuông báo đã kêu lên. Tuy vậy, nhân viên nhà ga đã ân cần giúp đỡ tôi.

Cuộc sống bỏ trốn

Tôi sống chung với 2 người bạn thân nữa trong phòng ký túc xá 3 giường ngủ. Đến lúc tìm được công việc mới, tôi đã sống ở đây khoảng 11 tháng. Thời điểm quyết định bỏ trốn, trong tài khoản ngân hàng của tôi có khoảng 30 vạn yên nhưng tiền cũng hết giữa chừng, nên tôi đã vay tiền của bạn để sống. Trong thời gian này , tôi dành 8 tiếng mỗi ngày để học tiếng Nhật. Không sử dụng các trang Facebook lừa đảo có tiếng về việc cổ động làm ăn bất hợp pháp, tôi đã nhờ các anh chị sempai và bạn thân tìm việc giúp. Để tinh thần thoải mái hơn, tôi cũng đã đi ngắm hoa với bạn bè nhưng vì không có thu nhập nên không thể đi chơi xa được. Từ ngày bỏ đi, tôi luôn sống trong tâm trạng bất an lo lắng, phập phồng lo sợ “Lỡ may cảnh sát bắt được sẽ bị đuổi về Việt Nam trước khi kiếm tiền để trả nợ”. Vì thế, các bạn kohai ơi, tuyệt đối đừng bỏ trốn nhé!

“Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”

Vào một ngày nọ, tôi biết thông tin về chú Kurematsu qua một bài viết chú ấy đã giúp một thực tập sinh khác giải quyết vấn đề lao động trên Facebook. Chú ấy làm công việc tư vấn, hỗ trợ cho các thực tập sinh trên một trang Facebook có tên “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”. Với hy vọng có thể làm được điều gì đó giúp cho các kohai đang còn sống ở Nagano, nên tháng 3 năm 2019 tôi đã quyết tâm liên lạc với chú.

Ngoài tin nhắn tiếng Nhật có nội dung đơn giản là “Tuy công việc chính là làm việc tại công trường nhưng những người đồng nghiệp của tôi đang phải làm những cả những việc khác”, tôi còn gửi kèm một video quay lại cảnh Giám đốc đang tức giận la mắng. Khoảng 2 tiếng sau đó, tôi đã đến văn phòng của chú Kurematsu ở Nagoya.Chú rất nhiệt tình tư vấn, đi cùng tôi đến Hiệp hội thực tập sinh kỹ năng Quốc tế (OTIT) và Sở Lao Động để giải thích, còn làm giúp tôi thẻ đi tàu nữa.

Có thể gửi tin nhắn đến trang Facebook “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài” từ đây.

Chính quyền vào cuộc!

Sau khi trao đổi với chú Kurematsu, sự việc được giải quyết theo lộ trình như sau. Sở Lao động và OTIT cũng đã vào cuộc.

〈Năm 2019〉

・Ngày 11 tháng 3:Trao đổi với chú Kurematsu và cùng chú ấy đi đến văn phòng của OTIT ở Nagoya.

・Ngày 20 tháng 3:Một thành viên đã đưa sự việc của chúng tôi ra và đặt câu hỏi trong cuộc họp Quốc hội. (NHK đã phỏng vấn sau khi nghe thông tin này).

・Ngày 1 tháng 4: NHK phát sóng đoạn video quay lại cảnh Giám đốc quát mắng.

・Ngày 3 tháng 4:Sở Lao động và OTIT đã tiến hành điều tra thông tin về công ty ở Nagano. OTIT đã đưa 3 em thực tập sinh đến khách sạn để đảm bảo an toàn. Sau đó, 3 em kohai này cũng đã được OTIT sắp xếp công ty khác để làm việc.

・Tháng 6:Một số kohai người Phi-líp-pin cũng được OTIT bảo vệ và chuyển việc cho.

・Tháng 7:Tôi đã đến Sở Lao động tỉnh Nagano và khiếu nại về việc không được trả tiền làm thêm ngoài giờ.

・Tháng 11:Với những tình nghi như “không trả tiền làm thêm (dọn dẹp cửa hàng bán thú cưng) cho các thực tập sinh trong khoảng 1 năm”, Sở Lao động đã buộc tội công ty này vi phạm Luật Lao động.

Sự việc này cũng đã được đăng tải trên trang của Bộ Lao động (Tháng 10 năm 2020)

〈Năm 2020〉

・Tháng 2:Cục xuất nhập cảnh và Bộ Lao động đã huỷ bỏ chứng nhận kế hoạch đào tạo kỹ năng của công ty này. Giấy phép giám sát quản lý của Chánh văn phòng cũng bị huỷ bỏ.

NHK đưa tin phát sóng toàn quốc 〈Tháng 4 năm 2019〉

Chuyển việc

Công ty ở Nagano bị giải thể, các em kohai cũng đã được chuyển việc mới. Tuy nhiên, chỉ có chỗ làm của tôi vẫn chưa được quyết định vì tôi đã một lần bỏ trốn. Chú Kurematsu đã giúp tôi tìm thông tin công việc ở nhiều nơi, nhưng với những lý do như có ít thực tập sinh nữ làm cùng công việc với tôi hay kể cả có việc đi nữa cũng không có ký túc xá...nên mãi tôi cũng chưa tìm được việc mới. Và đến tháng 9 năm 2019, chú Kurematsu đã liên hệ với một người bạn tâm giao của chú tên là Kuroda – một nữ phiên dịch viên tiếng Việt (tại Đoàn thể quản lý WESTERN JAPAN SKILL CENTER COOPERATIVE ) xin cho tôi vào một công ty có tên Hogetsu Kogyo ở Osaka và Công ty này đã nhận tôi vào làm việc.

Người bố Nhật Bản của tôi - chú Kurematsu (bên trái) 〈Thành phố Nagoya, tháng 9 năm 2019〉

Môi trường làm việc mới

Công ty Hogetsu Kogyou (Giám đốc Okubo Naokata) có khoảng 70 nhân viên, bắt đầu tiếp nhận thực tập sinh từ năm 2003. Hiện tại có khoảng 11 người Việt Nam bao gồm kỹ sư và thực tập sinh đang làm việc tại đây. Từ trước đến nay, Công ty không có thực tập sinh nữ nên tôi đã được thuê riêng một phòng mới để ở. Có nhiều niềm vui bất ngờ liên tục đến với tôi khi tôi đến đây như:

・Giám đốc dễ tính, tốt bụng.

・Các trưởng nhóm tại nơi làm việc thường xuyên hỏi han xem các thực tập sinh có khó khăn gì không và cũng có khi tổ chức các buổi trao đổi ý kiến về cách làm việc.

・Tăng lương tháng nếu như thi đỗ năng lực tiếng Nhật JLPT (N4: 5,000 yên; N3:10,000 yên; N2:15,000 yên). Hầu hết tất cả mọi người đều có được bằng trên N3 trước khi về nước.

・Có chế độ đi du lịch dành cho nhân viên (Trước đây đã từng có chuyến đi du lịch về Việt Nam)

Một môi trường làm việc rất thoải mái. Tôi có nguyện vọng làm việc lâu dài ở đây khi lấy được chứng chỉ tay nghề của chương trình TTS số 3 hay kỹ năng đặc định.

Bức ảnh chụp cảnh tôi đang làm việc 〈Tháng 8 năm 2020〉

Công trường trong Công ty

Tiệc cuối năm ở Công ty (Giám đốc là người thứ 2 từ phải sang)

Cuộc sống hiện tại

Các sempai ở Hogetsu Kogyou rất tốt với tôi, có người còn thường đi chơi với tôi nữa. Tôi cũng tham gia một lớp học tiếng Nhật miễn phí do Hiệp hội giao lưu Quốc tế ở địa phương tổ chức nên cũng có cơ hội đến nhà các cô giáo chơi.

Cùng các cô giáo trong lớp tiếng Nhật ăn mừng tôi thi đỗ JLPT N3 〈Tháng 2 năm 2020〉

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※100円=22,303 VND(Tính đến ngày 30 tháng 12 năm 2020)

Lương thực lĩnh(Trung bình 150,000 yên)
Lương thực lĩnh

130,000 yên ~ 160,000 yên

※ Đây là tiền nhận được sau khi trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá

※ Trong đó, chi phí ở ký túc xá là 20,000 yên (Bao gồm nước, điện, ga, wifi)

Chi tiêu (Tổng cộng 30,000 yên ~ 50,000 yên)
Tiền ăn

15,000 yên ~ 20,000 yên

※Chủ yếu tự nấu ăn

Chi phí khác・Tiền đi lại

15,000 yên ~ 20,000 yên

※Quần áo, tiền đi lại, ăn ở ngoài

Khoản chênh lệch(100,000 yên ~ 130,000 yên)
Số tiền tiết kiệm được

100,000 yên ~ 130,000 yên

※ 1 tháng gửi về nhà khoảng 110,000 yên đến 150,000 yên

Nhờ có chú Kurematsu, cô Kuroda và Giám đốc hiện tại, tôi mới có được một cuộc sống thực tập sinh kỹ năng viên mãn. Cho dù gặp bất cứ khó khăn gì tại nơi làm việc, cũng không được a dua theo bạn xấu hay chạy theo con đường lao động bất hợp pháp. Hãy mạnh dạn trao đổi với các cơ quan tổ chức hỗ trợ nhé. Đây cũng là thông điệp tôi muốn gửi tới các bạn kohai.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

Nếu xảy ra vấn đề gì tại nơi làm việc, đầu tiên hãy trao đổi với tổ chức quản lý giám sát. Trong trường hợp không được giải quyết thì hãy liên lạc ngay đến OTIT. Tại đây có thể tiếp nhận và đối ứng vấn đề bằng tiếng Việt. Có thể gọi điện trực tiếp đến số 0120-250-168. Nếu vấn đề cần trao đổi có tính chất nghiêm trọng thì cách tốt nhất là viết thư gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp mang đến trụ sở của OTIT.

☆Nếu trao đổi với OTIT mà vẫn không thể giải quyết thì có thể liên lạc đến các cơ quan hỗ trợ tư nhân theo hai đường link phía dưới:

Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài(Facebook)https://www.facebook.com/jissyuseisien/

Hiệp hội hỗ trợ Tomoiki Nhật-Việt(E-mail)n.tomoiki@gmail.com