Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

vol40_img
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Mai Thị Xuân
  • Tháng 5/2015Tốt nghiệp trường THPT Trực Ninh B〈Tỉnh Nam Định〉
  • Tháng 8/2015Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 7/2017Tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 8/2017Sang Nhật → Bắt đầu khoá huấn luyện〈Tokyo〉
  • Tháng 9/2017Bắt đầu chương trình thực tập kỹ năng〈Tỉnh Miyazaki〉
  • Tháng 9/2020Bắt đầu làm việc tại nơi đã thực tập kỹ năng với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định〈Tỉnh Miyazaki〉

〈Sinh năm 1997 ở tỉnh Nam Định〉

Sempai mà chúng ta gặp gỡ trong số này cũng là cựu học sinh của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định (Nam Định Gakuin). Chị Xuân đỗ vào một trường đại học hàng đầu ở Việt Nam, nhưng do hoàn cảnh gia đình, chị đã không học đại học mà đi học tiếng Nhật trong 2 năm và sang Nhật. Sau khi làm việc 3 năm tại nhà máy chế biến thực phẩm, chị chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định và tiếp tục làm việc tại Nhật Bản. Trong số này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn quá trình nỗ lực học tập tiếng Nhật và kinh nghiệm làm việc ở Nhật Bản của chị Xuân.

Lý do muốn sang Nhật Bản

Buổi liên hoan do thầy hiệu trưởng trường Nam Định Gakuin tổ chức. Tôi ở mép bên trái ảnh.〈Năm 2015〉

Tôi vốn học tốt môn Hoá học và môn Toán nên đã thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thế nhưng, mẹ tôi bảo “Nhà mình không có tiền đóng học phí, mà ra trường cũng chưa chắc đã kiếm được công việc tốt”. Nguyên nhân là do mấy năm trước, cha tôi gây tai nạn giao thông nên phải trả rất nhiều tiền bồi thường thiệt hại. Không chỉ vậy, tàu chở sỏi mà cha tôi dùng để kinh doanh 3 lần bị chìm nên gia đình tôi nợ nần rất nhiều.

Vì vậy, tôi quyết định không tiếp tục học lên đại học mà đi sang Nhật để thực tập kĩ năng. Thiết nghĩ, đã mất công sang Nhật làm việc thì phải cố gắng học tiếng Nhật cho nghiêm túc rồi hẵng đi nên tôi đã lựa chọn vào học tại ngôi trường được đánh giá cao ở quê nhà là Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định.

Nỗ lực học tập ở Nam Định Gakuin

Lễ tốt nghiệp ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định〈Năm 2017〉

Giờ học trên lớp ở Nam Định Gakuin là buổi sáng. Buổi chiều, học sinh sẽ tự học (làm bài tập và ôn tập) trong phòng học của trường. Chúng tôi thường học từ 1 giờ đến 4 giờ rưỡi chiều, tập thể dục và ăn tối xong, lại học tiếp từ 7 giờ đến 10 giờ tối. Nhờ cách dạy của giáo viên cũng như bầu không khí của trường mà càng học tôi càng cảm thấy tiếng Nhật thú vị hơn.

Khi tôi đang học ở Nam Định Gakuin năm thứ 2 thì chủ tịch Nông trại Shii sang thăm trường. Tôi tham gia phỏng vấn và trúng tuyển, 7 tháng sau, tôi sang Nhật Bản. Phí dịch vụ phái cử tôi vay của trường và chỉ sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu thực tập kỹ năng, tôi đã trả được hết khoản tiền vay này. Hồi tôi còn học ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định, tôi đã đỗ JLPT N3 và sau khi sang Nhật, năm tiếp theo tôi đã đỗ chứng chỉ N2. Hiện nay, tôi đang phấn đấu để thi được chứng chỉ N1.

【Thông tin từ ban biên tập】

Ở Nam Định Gakuin, học sinh học từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, sau khi đỗ JLPT N3 thì mới sang Nhật. Học phí mỗi tháng là 2 triệu đồng. Trường sẵn sàng nhận cả các học sinh từ xa đến xin học.

Tất cả các nơi thực tập kỹ năng mà trung tâm giới thiệu cho học sinh đều được giáo viên của Trung tâm sang tận nơi, tìm hiểu kỹ lưỡng về mức lương cũng như môi trường làm việc trước khi chọn lựa. Trung tâm chỉ nhờ công ty phái cử thực hiện thủ tục, và không chi trả vượt quá mức quy định của nhà nước. Trung tâm còn khuyến nghị lộ trình sau khi thực tập kỹ năng xong về nước, quay trở lại Nhật để du học và chính thức đi làm.

*Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định: namdinhgakko@yahoo.com.vn

Thầy hiệu trưởng Nam Định Gakuin (phía xa bên trái) đi thăm Nông trại Shii〈Năm 2019〉

Công việc hỗ trợ sempai người Nhật

Công việc trong nhà máy. Tôi ở mép bên phải ảnh.〈Tháng 7/2020〉

Tôi làm việc từ 7 giờ rưỡi sáng đến 4 giờ rưỡi chiều. Nửa năm đầu tiên tôi làm việc ở ngoài ruộng, nhưng sau đó đa số thực tập sinh nữ được chuyển vào làm việc trong nhà máy chế biến thực phẩm của nông trại. Nhà máy chế biến đông lạnh các loại rau thu hoạch tại nông trại như cải bó xôi (horenso) hay đậu nành xanh (edamame). Tôi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc in ấn bao bì (túi đựng) rau đông lạnh và cho vào hộp. Khi hộp đầy, tôi xếp hộp (nặng từ 9 ~ 16kg) lên pa-lét. Khi trong nhà máy ít việc thì tôi lại ra giúp việc ngoài ruộng.

Đi ăn thịt nướng với các bạn thực tập sinh và sempai người Nhật〈Năm 2019〉

Tôi và một nhân viên nam người Việt có nhiều kinh nghiệm và nói được tiếng Nhật kha khá nên được giao nhiệm vụ hỗ trợ các sempai người Nhật. Chúng tôi giúp sempai quyết định bố trí công việc cho thực tập sinh và phiên dịch, ngoài ra, còn chỉ bảo công việc cho các thực tập sinh mới nữa. Việc trò chuyện với các sempai cũng giúp tôi rèn luyện thêm tiếng Nhật, mỗi khi gặp từ không biết hay nói sai, tôi lại được sempai giảng giải cho ngay. Thỉnh thoảng tôi còn được sempai dùng xe ô tô chở đi siêu thị hoặc cùng sempai đi ăn mì ramen ngoài quán nữa.

Cuộc sống thường ngày

Phòng ăn trong ký túc xá nữ

Ở đây có đến gần 40 người nước ngoài, nhưng tôi đặc biệt chơi thân với 3 kohai Nam Định Gakuin, chúng tôi thường cùng nhau trò chuyện và ca hát trong ký túc xá nữ. Chúng tôi còn hay cùng nhau hát bài “Mirai e" của Kikoro, là bài hát mọi người thường cùng hát trong các dịp lễ hội ở Trung tâm. Trong ký túc xá, bếp dùng chung và có cả phòng ăn rất rộng nữa. Bình thường chúng tôi ăn riêng, nhưng mỗi khi có ai kết thúc khoá thực tập về nước là tất cả chúng tôi lại tổ chức liên hoan. Những dịp đó chúng tôi còn uống cả rượu nữa.

Đi tham quan du lịch cùng bạn bè ở nông trại (3 người Nhật, 4 người Việt)〈tỉnh Miyazaki, Tháng 6/2020〉

Thực tập sinh chúng tôi còn có một mảnh ruộng nhỏ để tự trồng rau ăn. Chúng tôi trồng rau muống, mướp đắng, ngô, đậu cô-ve, cà chua… rồi chia nhau, phần còn thiếu thì mua thêm ngoài siêu thị. Tôi thường đi mua sắm bằng xe đạp, nhưng do có bằng lái xe máy ở Nhật nên thỉnh thoảng tôi cũng dùng xe máy của công ty. Ngày nghỉ, thỉnh thoảng tôi cũng đi chơi với đồng nghiệp thân người Nhật hoặc bạn bè cùng thực tập. Tôi từng đi bằng ô tô của đồng nghiệp ra biển chơi và đến khu mua sắm lớn.

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)

※Sổ tay chi tiêu thời gian thực tập kĩ năng ※100 yên = 21.982 VND (tỷ giá ngày 6/10/2020)

Lương về tay (trung bình 110.000 ~ 130.000 yên)
Lương về tay

110.000 ~ 130.000 yên

※Đây là khoản tiền sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội và tiền ký túc xá

※Trong số tiền đã trừ, tiền ký túc xá là 5.000 yên, tiền điện, nước, ga là 8.000 yên, Wifi 800 yên

Chi tiêu (tổng cộng 20.000 ~ 25.000 yên)
Tiền ăn

20.000 ~ 22.000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Chi phí lặt vặt, chi phí đi lại

3.000 ~ 5.000 yên

※Hầu như không mua quần áo hay mỹ phẩm

Tiền chênh lệch, để dành được (bình quân 90.000 ~ 110.000 yên)
Tiền chênh lệch

90.000 ~ 110.000 yên

※Hồi mới sang Nhật, thu nhập thấp hơn một chút

※Trong 3 năm gửi về cho cha mẹ số tiền tổng cộng khoảng 300 vạn yên (không để dành chút tiền nào cho bản thân)

Mảnh ruộng nhân viên người nước ngoài sử dụng〈Năm 2020〉

Đi thăm trường đại học ở tỉnh Miyazaki có các sempai Nam Định Gakuin đang học〈Năm 2018〉

Hỗ trợ dành cho người nước ngoài

Chuyến du lịch của nhân viên bằng xe ô tô〈tỉnh Kumamoto, Năm 2019〉

Để nâng cao sự gắn kết giữa các nhân viên, Nông trại Shii tổ chức du lịch dành cho nhân viên hoặc các buổi liên hoan như tiệc tất niên. Mọi nhân viên dù mang quốc tịch nào cũng đều có thể tham gia các sự kiện này. Ngoài ra, có một nhân viên nam lớn tuổi tên là Oyama chuyên phụ trách nhân viên người nước ngoài. Ông luôn thân thiện với chúng tôi, lắng nghe mỗi khi chúng tôi có chuyện cần giãi bày. Khi tôi bị đau bụng do ảnh hưởng công việc, ông đã đưa tôi đi khám ở bệnh viện. Ngoài ra, khi có xích mích giữa người này với người kia ở chỗ làm, ông cũng đứng ra trao đổi và tùy trường hợp còn bố trí lại nhân sự cho phù hợp nữa.

Link: Nông trại Shii

Thực tập sinh điều khiển máy thu hoạch đậu nành xanh〈Nông trại Shii, Tháng 7/2020〉

Các thực tập sinh nam đều có bằng lái máy kéo để điều khiển máy kéo làm việc trên đồng ruộng. Gần nông trại có trường dạy lái xe, các nam thực tập sinh đi học ở trường đó. Học phí ở trường dạy lái xe lên đến khoảng 230.000 yên, nhưng số tiền này do nông trại chi trả hết. Có bằng lái này là có thể lái được cả xe máy. Tôi được ông Oyama cho sách giáo khoa và tự học, sau đó tôi thi lấy bằng lái dành riêng cho xe máy.

Chuyển từ tư cách lưu trú Thực tập kỹ năng sang Kỹ năng đặc định

Tháng 12/2019, ở Nông trại Shii có 1 thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập và là người nước ngoài đầu tiên ở đây chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Tháng 8/2020, tôi cũng hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng và từ tháng 9, tôi đã chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định và tiếp tục làm việc. Với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định, bạn có thể làm việc tối đa 5 năm. Thông thường, khi thay đổi tư cách lưu trú, bắt buộc phải về Việt Nam từ 2 đến 3 tuần, nhưng hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không cần phải về nước cũng có thể đổi được tư cách lưu trú. Trường hợp của tôi, dù có chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì nội dung công việc vẫn không thay đổi nhưng lương cơ bản tăng thêm 5%. Không chỉ vậy, từ nay trở đi, tôi sẽ được đánh giá về cách thức làm việc giống như người Nhật và dựa vào đó, nhiệm vụ cũng như mức lương sẽ thay đổi.

Ruộng đậu nành xanh〈Tháng 7/2020〉

Tại Nông trại Shii hiện nay có 7 người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định và 28 thực tập sinh kỹ năng. Trong số này, nữ chiếm số đông, ngoài 5 người Myanmar, số còn lại toàn bộ là người Việt. Nông trại có phương châm “đối xử bình đẳng giữa người nước ngoài và người Nhật", tất cả các thực tập sinh kỹ năng đều được trao cơ hội ở lại làm việc theo tư cách Kỹ năng đặc định. Đợt vừa qua, toàn bộ 6 người sang cùng đợt chúng tôi đều có nguyện vọng tiếp tục ở lại. Vì phải tiết kiệm tiền để trả nợ nên tôi chưa từng bỏ tiền đi du lịch ở đâu ngoài tỉnh Miyazaki, nhưng giờ đây lương cũng đã tăng lên một chút nên sau này tôi muốn thử đi du lịch ở Osaka hay Kyoto như các bạn đồng nghiệp. Ngoài ra, vì muốn được ở Nhật càng lâu càng tốt nên tôi cho rằng ngay từ bây giờ cần phải suy tính và chuẩn bị cho thời gian sau khi hết hạn lưu trú Kỹ năng đặc định.

Gặp gỡ sempai số này

Chị Mai Thị Xuân

  • Tháng 5/2015Tốt nghiệp trường THPT Trực Ninh B〈Nam Định〉
  • Tháng 8/2015Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 7/2017Tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 8/2017Sang Nhật → Bắt đầu khoá huấn luyện〈Tokyo〉
  • Tháng 9/2017Bắt đầu chương trình thực tập kỹ năng〈tỉnh Miyazaki〉
  • Tháng 9/2020Bắt đầu làm việc tại nơi đã thực tập kỹ năng với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định〈tỉnh Miyazaki〉

〈Sinh năm 1997 ở tỉnh Nam Định〉

Sempai mà chúng ta gặp gỡ trong số này cũng là cựu học sinh của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định (Nam Định Gakuin). Chị Xuân đỗ vào một trường đại học hàng đầu ở Việt Nam, nhưng do hoàn cảnh gia đình, chị đã không học đại học mà đi học tiếng Nhật trong 2 năm và sang Nhật. Sau khi làm việc 3 năm tại nhà máy chế biến thực phẩm, chị chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định và tiếp tục làm việc tại Nhật Bản. Trong số này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn quá trình nỗ lực học tập tiếng Nhật và kinh nghiệm làm việc ở Nhật Bản của chị Xuân.

Lý do muốn sang Nhật Bản

Tôi vốn học tốt môn Hoá học và môn Toán nên đã thi đỗ vào trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Thế nhưng, mẹ tôi bảo “Nhà mình không có tiền đóng học phí, mà ra trường cũng chưa chắc đã kiếm được công việc tốt”. Nguyên nhân là do mấy năm trước, cha tôi gây tai nạn giao thông nên phải trả rất nhiều tiền bồi thường thiệt hại. Không chỉ vậy, tàu chở sỏi mà cha tôi dùng để kinh doanh 3 lần bị chìm nên gia đình tôi nợ nần rất nhiều.

Vì vậy, tôi quyết định không tiếp tục học lên đại học mà đi sang Nhật để thực tập kĩ năng. Thiết nghĩ, đã mất công sang Nhật làm việc thì phải cố gắng học tiếng Nhật cho nghiêm túc rồi hẵng đi nên tôi đã lựa chọn vào học tại ngôi trường được đánh giá cao ở quê nhà là Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định.

Buổi liên hoan do thầy hiệu trưởng trường Nam Định Gakuin tổ chức. Tôi ở mép bên trái ảnh.〈Năm 2015〉

Nỗ lực học tập ở Nam Định Gakuin

Giờ học trên lớp ở Nam Định Gakuin là buổi sáng. Buổi chiều, học sinh sẽ tự học (làm bài tập và ôn tập) trong phòng học của trường. Chúng tôi thường học từ 1 giờ đến 4 giờ rưỡi chiều, tập thể dục và ăn tối xong, lại học tiếp từ 7 giờ đến 10 giờ tối. Nhờ cách dạy của giáo viên cũng như bầu không khí của trường mà càng học tôi càng cảm thấy tiếng Nhật thú vị hơn.

Khi tôi đang học ở Nam Định Gakuin năm thứ 2 thì chủ tịch Nông trại Shii sang thăm trường. Tôi tham gia phỏng vấn và trúng tuyển, 7 tháng sau, tôi sang Nhật Bản. Phí dịch vụ phái cử tôi vay của trường và chỉ sau 3 tháng kể từ khi bắt đầu thực tập kỹ năng, tôi đã trả được hết khoản tiền vay này. Hồi tôi còn học ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định, tôi đã đỗ JLPT N3 và sau khi sang Nhật, năm tiếp theo tôi đã đỗ chứng chỉ N2. Hiện nay, tôi đang phấn đấu để thi được chứng chỉ N1.

Lễ tốt nghiệp ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định〈Năm 2017〉

【Thông tin từ ban biên tập】

Ở Nam Định Gakuin, học sinh học từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, sau khi đỗ JLPT N3 thì mới sang Nhật. Học phí mỗi tháng là 2 triệu đồng. Trường sẵn sàng nhận cả các học sinh từ xa đến xin học.

Tất cả các nơi thực tập kỹ năng mà trung tâm giới thiệu cho học sinh đều được giáo viên của Trung tâm sang tận nơi, tìm hiểu kỹ lưỡng về mức lương cũng như môi trường làm việc trước khi chọn lựa. Trung tâm chỉ nhờ công ty phái cử thực hiện thủ tục, và không chi trả vượt quá mức quy định của nhà nước. Trung tâm còn khuyến nghị lộ trình sau khi thực tập kỹ năng xong về nước, quay trở lại Nhật để du học và chính thức đi làm.

*Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định: namdinhgakko@yahoo.com.vn

Thầy hiệu trưởng Nam Định Gakuin (phía xa bên trái) đi thăm Nông trại Shii〈Năm 2019〉

Công việc hỗ trợ sempai người Nhật

Tôi làm việc từ 7 giờ rưỡi sáng đến 4 giờ rưỡi chiều. Nửa năm đầu tiên tôi làm việc ở ngoài ruộng, nhưng sau đó đa số thực tập sinh nữ được chuyển vào làm việc trong nhà máy chế biến thực phẩm của nông trại. Nhà máy chế biến đông lạnh các loại rau thu hoạch tại nông trại như cải bó xôi (horenso) hay đậu nành xanh (edamame). Tôi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra việc in ấn bao bì (túi đựng) rau đông lạnh và cho vào hộp. Khi hộp đầy, tôi xếp hộp (nặng từ 9 ~ 16kg) lên pa-lét. Khi trong nhà máy ít việc thì tôi lại ra giúp việc ngoài ruộng.

Công việc trong nhà máy. Tôi ở mép bên phải ảnh.〈Tháng 7/2020〉

Tôi và một nhân viên nam người Việt có nhiều kinh nghiệm và nói được tiếng Nhật kha khá nên được giao nhiệm vụ hỗ trợ các sempai người Nhật. Chúng tôi giúp sempai quyết định bố trí công việc cho thực tập sinh và phiên dịch, ngoài ra, còn chỉ bảo công việc cho các thực tập sinh mới nữa. Việc trò chuyện với các sempai cũng giúp tôi rèn luyện thêm tiếng Nhật, mỗi khi gặp từ không biết hay nói sai, tôi lại được sempai giảng giải cho ngay. Thỉnh thoảng tôi còn được sempai dùng xe ô tô chở đi siêu thị hoặc cùng sempai đi ăn mì ramen ngoài quán nữa.

Đi ăn thịt nướng với các bạn thực tập sinh và sempai người Nhật〈Năm 2019〉

Cuộc sống thường ngày

Ở đây có đến gần 40 người nước ngoài, nhưng tôi đặc biệt chơi thân với 3 kohai Nam Định Gakuin, chúng tôi thường cùng nhau trò chuyện và ca hát trong ký túc xá nữ. Chúng tôi còn hay cùng nhau hát bài “Mirai e” của Kikoro, là bài hát mọi người thường cùng hát trong các dịp lễ hội ở Trung tâm. Trong ký túc xá, bếp dùng chung và có cả phòng ăn rất rộng nữa. Bình thường chúng tôi ăn riêng, nhưng mỗi khi có ai kết thúc khoá thực tập về nước là tất cả chúng tôi lại tổ chức liên hoan. Những dịp đó chúng tôi còn uống cả rượu nữa.

Phòng ăn trong ký túc xá nữ

Thực tập sinh chúng tôi còn có một mảnh ruộng nhỏ để tự trồng rau ăn. Chúng tôi trồng rau muống, mướp đắng, ngô, đậu cô-ve, cà chua… rồi chia nhau, phần còn thiếu thì mua thêm ngoài siêu thị. Tôi thường đi mua sắm bằng xe đạp, nhưng do có bằng lái xe máy ở Nhật nên thỉnh thoảng tôi cũng dùng xe máy của công ty. Ngày nghỉ, thỉnh thoảng tôi cũng đi chơi với đồng nghiệp thân người Nhật hoặc bạn bè cùng thực tập. Tôi từng đi bằng ô tô của đồng nghiệp ra biển chơi và đến khu mua sắm lớn.

Đi tham quan du lịch cùng bạn bè ở nông trại (3 người Nhật, 4 người Việt)〈tỉnh Miyazaki, Tháng 6/2020〉

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)

※Sổ tay chi tiêu thời gian thực tập kĩ năng

※100 yên = 21.982 VND (tỷ giá ngày 6/10/2020)

Lương về tay (trung bình 110.000 ~ 130.000 yên)
Lương về tay

110.000 ~ 130.000 yên

※Đây là khoản tiền sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội và tiền ký túc xá

※Trong số tiền đã trừ, tiền ký túc xá là 5.000 yên, tiền điện, nước, ga là 8.000 yên, Wifi 800 yên

Chi tiêu (tổng cộng 20.000 ~ 25.000 yên)
Tiền ăn

20.000 ~ 22.000 yên

※Chủ yếu là tự nấu

Chi phí lặt vặt, chi phí đi lại

3.000 ~ 5.000 yên

※Hầu như không mua quần áo hay mỹ phẩm

Tiền chênh lệch, để dành được (bình quân 90.000 ~ 110.000 yên)
Tiền chênh lệch

90.000 ~ 110.000 yên

※Hồi mới sang Nhật, thu nhập thấp hơn một chút

※Trong 3 năm gửi về cho cha mẹ số tiền tổng cộng khoảng 300 vạn yên (không để dành chút tiền nào cho bản thân)

Mảnh ruộng nhân viên người nước ngoài sử dụng〈Năm 2020〉

Đi thăm trường đại học ở tỉnh Miyazaki có các sempai Nam Định Gakuin đang học〈Năm 2018〉

Hỗ trợ dành cho người nước ngoài

Để nâng cao sự gắn kết giữa các nhân viên, Nông trại Shii tổ chức du lịch dành cho nhân viên hoặc các buổi liên hoan như tiệc tất niên. Mọi nhân viên dù mang quốc tịch nào cũng đều có thể tham gia các sự kiện này. Ngoài ra, có một nhân viên nam lớn tuổi tên là Oyama chuyên phụ trách nhân viên người nước ngoài. Ông luôn thân thiện với chúng tôi, lắng nghe mỗi khi chúng tôi có chuyện cần giãi bày. Khi tôi bị đau bụng do ảnh hưởng công việc, ông đã đưa tôi đi khám ở bệnh viện. Ngoài ra, khi có xích mích giữa người này với người kia ở chỗ làm, ông cũng đứng ra trao đổi và tùy trường hợp còn bố trí lại nhân sự cho phù hợp nữa.

Link: Nông trại Shii

Chuyến du lịch của nhân viên bằng xe ô tô〈tỉnh Kumamoto, Năm 2019〉

Các thực tập sinh nam đều có bằng lái máy kéo để điều khiển máy kéo làm việc trên đồng ruộng. Gần nông trại có trường dạy lái xe, các nam thực tập sinh đi học ở trường đó. Học phí ở trường dạy lái xe lên đến khoảng 230.000 yên, nhưng số tiền này do nông trại chi trả hết. Có bằng lái này là có thể lái được cả xe máy. Tôi được ông Oyama cho sách giáo khoa và tự học, sau đó tôi thi lấy bằng lái dành riêng cho xe máy.

Thực tập sinh điều khiển máy thu hoạch đậu nành xanh〈Nông trại Shii, Tháng 7/2020〉

Chuyển từ tư cách lưu trú Thực tập kỹ năng sang Kỹ năng đặc định

Tháng 12/2019, ở Nông trại Shii có 1 thực tập sinh kỹ năng đã hoàn thành chương trình thực tập và là người nước ngoài đầu tiên ở đây chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định. Tháng 8/2020, tôi cũng hoàn thành chương trình thực tập kỹ năng và từ tháng 9, tôi đã chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định và tiếp tục làm việc. Với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định, bạn có thể làm việc tối đa 5 năm. Thông thường, khi thay đổi tư cách lưu trú, bắt buộc phải về Việt Nam từ 2 đến 3 tuần, nhưng hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không cần phải về nước cũng có thể đổi được tư cách lưu trú. Trường hợp của tôi, dù có chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì nội dung công việc vẫn không thay đổi nhưng lương cơ bản tăng thêm 5%. Không chỉ vậy, từ nay trở đi, tôi sẽ được đánh giá về cách thức làm việc giống như người Nhật và dựa vào đó, nhiệm vụ cũng như mức lương sẽ thay đổi.

Tại Nông trại Shii hiện nay có 7 người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định và 28 thực tập sinh kỹ năng. Trong số này, nữ chiếm số đông, ngoài 5 người Myanmar, số còn lại toàn bộ là người Việt. Nông trại có phương châm “đối xử bình đẳng giữa người nước ngoài và người Nhật”, tất cả các thực tập sinh kỹ năng đều được trao cơ hội ở lại làm việc theo tư cách Kỹ năng đặc định. Đợt vừa qua, toàn bộ 6 người sang cùng đợt chúng tôi đều có nguyện vọng tiếp tục ở lại. Vì phải tiết kiệm tiền để trả nợ nên tôi chưa từng bỏ tiền đi du lịch ở đâu ngoài tỉnh Miyazaki, nhưng giờ đây lương cũng đã tăng lên một chút nên sau này tôi muốn thử đi du lịch ở Osaka hay Kyoto như các bạn đồng nghiệp. Ngoài ra, vì muốn được ở Nhật càng lâu càng tốt nên tôi cho rằng ngay từ bây giờ cần phải suy tính và chuẩn bị cho thời gian sau khi hết hạn lưu trú Kỹ năng đặc định.

Ruộng đậu nành xanh〈Tháng 7/2020〉