Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Lê Thị Xim
  • Năm 2005Tốt nghiệp trường PTTH Trần Hưng Đạo〈TP Hải Phòng〉
  • Năm 2009Làm việc tại công ty Hoà Bình〈TP Hải Phòng〉
  • Năm 2011Kết hôn
  • Năm 2012Thôi việc, sinh con gái đầu lòng
  • Năm 2014Sinh con trai
  • Năm 2017Đăng kí tại công ty phái cử
  • Năm 2018Sang Nhật → đi tập huấn → thực tập kỹ năng〈Tỉnh Fukushima〉

〈Sinh năm 1987 tại Hải Phòng〉

Từ ký túc xá trên núi đến siêu thị để mua sắm phải đi ô tô mất gần 1 tiếng đồng hồ, vậy mà công ty chỉ đưa đi mua đồ mỗi tháng một lần. Mỗi tháng chỉ có 4, 5 ngày nghỉ, không được nghỉ tuần lễ Vàng, nghỉ hè và nghỉ tết. Bài viết lần này sẽ giới thiệu về trải nghiệm thực tế của một thực tập sinh phải thực tập trong điều kiện tồi tệ.

Lý do sang Nhật và công ty phái cử

Cùng học tiếng Nhật với các bạn ít tuổi hơn ở công ty phái cử 〈Tháng 1/2018〉

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc tại một công ty sản xuất phân bón và giống cây trồng trong 3 năm. Tuy nhiên, tôi thôi việc ở công ty này trước khi sinh con và sau đó ở nhà làm nội trợ và nuôi dạy con cái. Lương của chồng tôi cũng tạm ổn, nhưng vì muốn có điều kiện cho con cái học hành tử tế và kiếm tiền để khởi nghiệp nên tôi đã quyết định đi Nhật. Hiện nay, chồng và hai con cùng gia đình em gái tôi đang sống ở nhà bố mẹ đẻ tôi, tổng cộng là 8 người, chỉ riêng mình tôi là đang ở Nhật Bản.

Tôi được một người bạn học cùng lớp đại học từng đi thực tập kĩ năng giới thiệu cho công ty phái cử đã đưa cô ấy sang Nhật. Công ty này không trả phí cho người giới thiệu. Phí tôi trả cho công ty phái cử bao gồm phí thủ tục phái cử và học phí, tiền kí túc xá v.v... tổng cộng là 6.000 đôla Mỹ. Tôi vay của bạn bè khác 5.000 đôla để trả phí và sau khi sang Nhật 1 năm đã trả hết khoản nợ này.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Mức phí của các công ty phái cử là rất khác nhau. Không phải cứ trả số tiền lớn là sẽ có công việc lương cao ở Nhật Bản.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, trường hợp thực tập kỹ năng theo hợp đồng 3 năm thì phí thủ tục phái cử không được thu quá 3.600 đôla Mỹ.

・Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây và đừng chỉ nghe theo lời giới thiệu của người quen mà hãy tự mình tìm kiếm và lựa chọn công ty phái cử nhé. Có thể bạn sẽ tiết kiệm được vài nghìn đôla chi phí.

Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết

Ký túc xá cũ kĩ sâu trong núi

Bồn tắm trong kí túc xá của chúng tôi〈Tháng 11/2020〉

Tôi sang Nhật tháng 6/2018 và thực tập tại một trang trại nuôi gà ở tỉnh Fukushima. Công ty có cơ sở trên khắp cả nước, chỉ riêng ở tỉnh Fukushima đã có đến 9 cơ sở khác nhau và có 24 thực tập sinh kỹ năng người Việt đang làm việc. Người phụ trách của đoàn thể quản lý ở Nhật (là một người nam giới lớn tuổi) cứ mỗi tháng 1 lần lại đến chỗ làm và kí túc xá của chúng tôi nhưng không dẫn theo phiên dịch. Vì chỉ có thể trò chuyện với nội dung đơn giản nên chúng tôi cũng chỉ nhờ được người này những việc như nói với công ty mua hộ quạt máy. Thực tập sinh có nhiều căn kí túc xá khác nhau, ở các kí túc xá mới có điều hoà nhiệt độ, nhưng chỗ tôi ở thì cực kì cũ kĩ, chẳng có điều hoà và bồn tắm thì bẩn kinh khủng.

Căn kí túc xá của tôi.〈Tháng 11/2020〉

Ngoài ra, vì thích trồng rau nên thời gian đầu, tôi đã trồng rau muống, cà chua và khoai tây phía trước kí túc xá nhưng rồi lại bị lợn rừng ăn hết sạch. Chỉ có bí ngô là không bị lợn rừng phá nên thời gian gần đây tôi chỉ trồng mỗi bí ngô. Quanh khu vực này có rất nhiều lợn rừng và rắn, cũng chẳng có đèn đường nên buổi tối tôi rất sợ, không dám đi ra ngoài.

Môi trường làm việc ở khu nuôi gà

Chỗ làm việc của chúng tôi〈Năm 2020〉

Công việc chủ yếu của chúng tôi là cho gà ăn, cho uống thuốc phòng bệnh, thu gom trứng, phân loại rồi cho vào hộp. Ngoài ra còn phải dọn dẹp vệ sinh trong khu nuôi gà nữa. Trong khu nuôi gà, mùi rất hôi, lại không có điều hoà nhiệt độ nên mùa đông thì lạnh còn mùa hè thì rất nóng. Hơn nữa, lông gà và cám trong khu nuôi gà khiến không khí cực kì nhiều bụi nên dù có đội mũ và đeo khẩu trang đi nữa thì phần da không được che kín vẫn sẽ dính bẩn và đen kịt lại. Vì vậy, mỗi khi tôi xong việc và đi về nhà, việc đầu tiên là phải tắm gội.

Siêu thị ở cách xa 30km

Mỗi tháng chỉ được mua đồ ở siêu thị 1 lần

Chỗ làm và kí túc xá của chúng tôi ở tận trên núi. Cửa hàng gần kí túc xá nhất là một tiệm nhỏ kết hợp với cây xăng và nơi đó cũng cách chỗ tôi ở đến 3,5km. Tôi đã từng 2, 3 lần đi bộ cùng đồng nghiệp ra cửa hàng đó nhưng cả đi lẫn về mất đến gần 2 tiếng đồng hồ. Hơn nữa, đường về toàn là dốc lên nên không thể đi được bằng xe đạp. Đã vậy, đèn đường lại hầu như không có nên từ chiều tối trở đi cũng chẳng thể đi bộ ra ngoài được.

Khu đô thị có siêu thị gần nhất cũng cách chỗ tôi ở khoảng 30km, đi bằng ô tô mất gần 1 tiếng. Các bác ở chỗ làm thường dùng ô tô chở chúng tôi đến đó, nhưng mỗi lần đi chỉ 5 người được ngồi trên xe nên chúng tôi phải chờ đến lượt và mỗi tháng chỉ được đi một lần. 9 giờ sáng chúng tôi ra khỏi kí túc xá rồi đi lòng vòng qua 3, 4 khu trung tâm mua sắm khác nhau, tận 5 giờ chiều mới về đến nhà. Vì phải mua thực phẩm và đồ dùng hằng ngày cho cả tháng nên đồ đạc lần nào cũng chất đống.

Không được nghỉ dài

Quang cảnh nhìn từ khu nuôi gà. Mỗi tháng chỉ xuống núi được 1 lần.〈Tháng 11/2020〉

Đã sống ở nơi hẻo lánh như vậy, mỗi tháng chúng tôi lại chỉ được nghỉ có 4 ngày nên tuyệt nhiên không có lúc nào để đi chơi. Mặc dù đã sang Nhật được hơn 2 năm rưỡi nhưng mỗi tháng tôi chỉ đi ra ngoài 1 lần để mua sắm, chứ hoàn toàn chưa bao giờ đi tham quan hay đến khu vui chơi được lần nào.

Chỗ tôi làm không có việc làm ngoài giờ, thay vào đó, chúng tôi đi làm vào ngày nghỉ 4~5 lần một tháng nên không có ngày nghỉ liền nhau. Chúng tôi không nghỉ tuần lễ Vàng, nghỉ hè hay nghỉ tết và thỉnh thoảng lắm mới có một ngày nghỉ có lương đơn lẻ. Trong thời gian ở Nhật, tôi rất mong được một lần đi tham quan ở đâu đó.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Đây là một ví dụ về nơi thực tập có điều kiện vô cùng tồi tệ: Để thực tập sinh sống ở nơi bất tiện như vậy, mỗi tháng công ty chỉ đưa đi mua sắm mỗi 1 lần, cũng chẳng bố trí cho nhân viên đi du lịch v.v... Để tránh những nơi thực tập theo kiểu này, các bạn hãy lựa chọn công ty phái cử tốt. Bài viết dưới đây giải thích chi tiết cách lựa chọn công ty phái cử.

Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết

・Sau khi đã làm việc từ nửa năm trở lên thì thực tập sinh kĩ năng sẽ có khoảng từ 10 – 12 ngày nghỉ có lương. Nếu bạn không được hưởng đủ ngày nghỉ có lương thì hãy trao đổi với đoàn thể quản lý nhé. Trường hợp làm như vậy mà vẫn không được giải quyết thì hãy báo cho Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT ). Có thể gọi điện thoại trực tiếp đến số: 0120-250-168.

・Trong trường hợp đã trao đổi với OTIT rồi mà vấn đề vẫn không được giải quyết thì các bạn có thể thử trao đổi với các tổ chức tư nhân dưới đây.

Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật

Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài (Facebook)

Những người mẹ nhẫn nhịn vì con cái

Tôi đã ứng tuyển công việc này mà không biết rằng chỗ làm việc ở tận sâu trong núi và chẳng có cả điều hoà nhiệt độ.

Mặc dù là nơi thực tập có điều kiện tệ như vậy nhưng tôi lại ứng tuyển vào là vì các lý do dưới đây.

・Vì muốn sớm sang được Nhật Bản nên tôi đã ứng tuyển vào công việc dễ đỗ. Tôi nghĩ rằng là nữ ở độ tuổi 30 lại có con thì khó mà trúng tuyển các công việc nhiều người ưa thích.

・Công ty phái cử đã không giải thích đầy đủ nên tôi không biết về môi trường làm việc, tình trạng kí túc xá và chuyện được nghỉ ít.

Mặc dù cuộc sống hiện tại thì bất tiện còn môi trường làm việc thì tồi tệ nhưng các thực tập sinh ở đây hầu hết đều đã có con, tất cả chúng tôi đều mong muốn tạo điều kiện cho con được học hành tử tế nên mọi người đều cố gắng chịu đựng và tiếp tục làm việc.

Gọi điện thoại cho các con mỗi ngày

Con gái và con trai〈Hải Phòng, tháng 10/2017〉

Các buổi tối, tôi đều gọi điện thoại video để nói chuyện khoảng 1 tiếng đồng hồ với con gái (học lớp 3) và con trai (học lớp 1). Mặc dù công việc nhọc nhằn, cuộc sống thì bất tiện nhưng mỗi khi nhìn thấy vẻ mặt tươi cười của các con là tôi lại muốn cố gắng hơn nữa. Các bạn làm cùng chỗ với tôi cũng như vậy, ngày nào cũng gọi điện thoại cho các con. Chỉ là hơn 2 năm trời không được gặp con quả thật rất khổ sở. Lần nào gọi điện thoại, hai con tôi cũng bảo “con nhớ mẹ lắm”, “mẹ mau về nhé”. Tôi nhớ các con vô cùng.

Học tiếng Nhật

Trò chuyện với giáo viên người Nhật qua Skype〈Tháng 11/2020〉

Mỗi buổi tối, tôi dành ra 2 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật ở kí túc xá. Ngày nghỉ hầu như chẳng đi ra ngoài nên tôi cố gắng học tiếng Nhật với mong muốn sau này sẽ có nhiều cơ hội công việc hơn. Tôi học theo các bộ sách điển hình như bộ “Shin kanzen mastaa” hoặc “Mimi kara oboeru” v.v...

Do có rất ít cơ hội để trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm nên tôi đang học tiếng Nhật miễn phí qua mạng với tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận “Lotus Works”. Mỗi tuần, tôi học 2 buổi (mỗi buổi từ 30 ~ 60 phút) qua Skype với giáo viên tình nguyện người Nhật, nội dung học gồm có ngữ pháp và chữ kanji v.v... Học như vậy, tôi còn được luyện tập cả hội thoại và kỹ năng nghe hiểu nữa. Tôi được giao cả bài tập và được các giáo viên chữa bài cho.

【SỐ ĐẶC BIỆT】Phương pháp học của những người đã thi đỗ N1・N2 (Phần giới thiệu công cụ, tài liệu học tập)

Lotus Works

Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản và gửi tiền về nhà

Ảnh chụp cùng con gái〈Hải Phòng, tháng 6/2015〉

Ưu điểm của nơi tôi đang làm việc là dù dịch COVID-19 bùng phát nhưng công việc vẫn không giảm và chúng tôi vẫn nhận được lương một cách ổn định. Mỗi tháng, tôi làm việc khoảng 26 ~ 27 ngày và cứ 3 tháng 1 lần tôi lại gửi được về nhà trung bình 30 vạn Yên. Tổng số tiền gửi về nhà trong thời gian 3 năm sẽ là hơn 300 vạn Yên. Một phần lý do là vì tôi không thể đi chơi đâu được nên cũng chẳng có lúc nào để tiêu tiền.

Số tiền tôi gửi về sau khi trích ra để hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho gia đình, cho con ăn học và trả nợ cho bạn bè v.v... thì vẫn còn khoảng một nửa. Phần còn lại đó tôi dự định sau này sẽ mở một công ty kinh doanh phân bón và giống cây trồng v.v... Ở chỗ làm của tôi hiện nay có cả sempai thực tập kỹ năng trong 5 năm và cả sempai đã chuyển sang tư cách lưu trú kĩ năng đặc định sau khi hoàn thành chương trình thực tập, nhưng do các con tôi còn nhỏ nên tôi định sau 3 năm sẽ về nước.

Bảng cân đối thu chi của tôi (bình quân một tháng)

※ 100 Yên = 22.449 VND (tỷ giá ngày 6/1/2021)
Lương về tay (bình quân 140.000 Yên)
Lương về tay

137.000 Yên ~ 142.000 Yên

※Đây là tiền lương sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Trong số tiền khấu trừ có 11.000 Yên tiền kí túc xá (đã bao gồm tiền điện, nước, ga và Wi-Fi)

Chi tiêu (bình quân 35.000 Yên ~ 40.000 Yên)
Tiền ăn

30.000 Yên

※Tự nấu

Chi phí lặt vặt

5.000 Yên ~ 10.000 Yên

※Tạp phẩm, thuốc men v.v...

Tiền chênh lệch, để dành được (bình quân 100.000 Yên)
Khoản tiền chênh lệch

100.000 Yên

Một lần đi mua sắm. Đi 3, 4 siêu thị để mua đồ mỗi lần.〈Năm 2020〉

Gặp gỡ sempai số này

Chị Lê Thị Xim
  • Năm 2005Tốt nghiệp trường PTTH Trần Hưng Đạo〈Hải Phòng〉
  • Năm 2009Làm việc tại công ty Hoà Bình〈Hải Phòng〉
  • Năm 2011Kết hôn
  • Năm 2012Thôi việc, sinh con gái đầu lòng
  • Năm 2014Sinh con trai
  • Năm 2017Đăng kí tại công ty phái cử
  • Năm 2018Sang Nhật → đi tập huấn → thực tập kỹ năng〈Fukushima〉

〈Sinh năm 1987 tại Hải Phòng〉

Từ ký túc xá trên núi đến siêu thị để mua sắm phải đi ô tô mất gần 1 tiếng đồng hồ, vậy mà công ty chỉ đưa đi mua đồ mỗi tháng một lần. Mỗi tháng chỉ có 4, 5 ngày nghỉ, không được nghỉ tuần lễ Vàng, nghỉ hè và nghỉ tết. Bài viết lần này sẽ giới thiệu về trải nghiệm thực tế của một thực tập sinh phải thực tập trong điều kiện tồi tệ.

Lý do sang Nhật và công ty phái cử

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi làm việc tại một công ty sản xuất phân bón và giống cây trồng trong 3 năm. Tuy nhiên, tôi thôi việc ở công ty này trước khi sinh con và sau đó ở nhà làm nội trợ và nuôi dạy con cái. Lương của chồng tôi cũng tạm ổn, nhưng vì muốn có điều kiện cho con cái học hành tử tế và kiếm tiền để khởi nghiệp nên tôi đã quyết định đi Nhật. Hiện nay, chồng và hai con cùng gia đình em gái tôi đang sống ở nhà bố mẹ đẻ tôi, tổng cộng là 8 người, chỉ riêng mình tôi là đang ở Nhật Bản.

Tôi được một người bạn học cùng lớp đại học từng đi thực tập kĩ năng giới thiệu cho công ty phái cử đã đưa cô ấy sang Nhật. Công ty này không trả phí cho người giới thiệu. Phí tôi trả cho công ty phái cử bao gồm phí thủ tục phái cử và học phí, tiền kí túc xá v.v... tổng cộng là 6.000 đôla Mỹ. Tôi vay của bạn bè khác 5.000 đôla để trả phí và sau khi sang Nhật 1 năm đã trả hết khoản nợ này.

Cùng học tiếng Nhật với các bạn ít tuổi hơn ở công ty phái cử〈Tháng 1/2018〉

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Mức phí của các công ty phái cử là rất khác nhau. Không phải cứ trả số tiền lớn là sẽ có công việc lương cao ở Nhật Bản.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, trường hợp thực tập kỹ năng theo hợp đồng 3 năm thì phí thủ tục phái cử không được thu quá 3.600 đôla Mỹ.

・Các bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây và đừng chỉ nghe theo lời giới thiệu của người quen mà hãy tự mình tìm kiếm và lựa chọn công ty phái cử nhé. Có thể bạn sẽ tiết kiệm được vài nghìn đôla chi phí.

Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết

Ký túc xá cũ kĩ sâu trong núi

Tôi sang Nhật tháng 6/2018 và thực tập tại một trang trại nuôi gà ở tỉnh Fukushima. Công ty có cơ sở trên khắp cả nước, chỉ riêng ở tỉnh Fukushima đã có đến 9 cơ sở khác nhau và có 24 thực tập sinh kỹ năng người Việt đang làm việc. Người phụ trách của đoàn thể quản lý ở Nhật (là một người nam giới lớn tuổi) cứ mỗi tháng 1 lần lại đến chỗ làm và kí túc xá của chúng tôi nhưng không dẫn theo phiên dịch. Vì chỉ có thể trò chuyện với nội dung đơn giản nên chúng tôi cũng chỉ nhờ được người này những việc như nói với công ty mua hộ quạt máy. Thực tập sinh có nhiều căn kí túc xá khác nhau, ở các kí túc xá mới có điều hoà nhiệt độ, nhưng chỗ tôi ở thì cực kì cũ kĩ, chẳng có điều hoà và bồn tắm thì bẩn kinh khủng.

Bồn tắm trong kí túc xá của chúng tôi〈Tháng 11/2020〉

Ngoài ra, vì thích trồng rau nên thời gian đầu, tôi đã trồng rau muống, cà chua và khoai tây phía trước kí túc xá nhưng rồi lại bị lợn rừng ăn hết sạch. Chỉ có bí ngô là không bị lợn rừng phá nên thời gian gần đây tôi chỉ trồng mỗi bí ngô. Quanh khu vực này có rất nhiều lợn rừng và rắn, cũng chẳng có đèn đường nên buổi tối tôi rất sợ, không dám đi ra ngoài.

Căn kí túc xá của tôi.〈Tháng 11/2020〉

Môi trường làm việc ở khu nuôi gà

Công việc chủ yếu của chúng tôi là cho gà ăn, cho uống thuốc phòng bệnh, thu gom trứng, phân loại rồi cho vào hộp. Ngoài ra còn phải dọn dẹp vệ sinh trong khu nuôi gà nữa. Trong khu nuôi gà, mùi rất hôi, lại không có điều hoà nhiệt độ nên mùa đông thì lạnh còn mùa hè thì rất nóng. Hơn nữa, lông gà và cám trong khu nuôi gà khiến không khí cực kì nhiều bụi nên dù có đội mũ và đeo khẩu trang đi nữa thì phần da không được che kín vẫn sẽ dính bẩn và đen kịt lại. Vì vậy, mỗi khi tôi xong việc và đi về nhà, việc đầu tiên là phải tắm gội.

Chỗ làm việc của chúng tôi〈Năm 2020〉

Siêu thị ở cách xa 30km

Chỗ làm và kí túc xá của chúng tôi ở tận trên núi. Cửa hàng gần kí túc xá nhất là một tiệm nhỏ kết hợp với cây xăng và nơi đó cũng cách chỗ tôi ở đến 3,5km. Tôi đã từng 2, 3 lần đi bộ cùng đồng nghiệp ra cửa hàng đó nhưng cả đi lẫn về mất đến gần 2 tiếng đồng hồ. Hơn nữa, đường về toàn là dốc lên nên không thể đi được bằng xe đạp. Đã vậy, đèn đường lại hầu như không có nên từ chiều tối trở đi cũng chẳng thể đi bộ ra ngoài được.

Khu đô thị có siêu thị gần nhất cũng cách chỗ tôi ở khoảng 30km, đi bằng ô tô mất gần 1 tiếng. Các bác ở chỗ làm thường dùng ô tô chở chúng tôi đến đó, nhưng mỗi lần đi chỉ 5 người được ngồi trên xe nên chúng tôi phải chờ đến lượt và mỗi tháng chỉ được đi một lần. 9 giờ sáng chúng tôi ra khỏi kí túc xá rồi đi lòng vòng qua 3, 4 khu trung tâm mua sắm khác nhau, tận 5 giờ chiều mới về đến nhà. Vì phải mua thực phẩm và đồ dùng hằng ngày cho cả tháng nên đồ đạc lần nào cũng chất đống.

Mỗi tháng chỉ được mua đồ ở siêu thị 1 lần

Không được nghỉ dài

Đã sống ở nơi hẻo lánh như vậy, mỗi tháng chúng tôi lại chỉ được nghỉ có 4 ngày nên tuyệt nhiên không có lúc nào để đi chơi. Mặc dù đã sang Nhật được hơn 2 năm rưỡi nhưng mỗi tháng tôi chỉ đi ra ngoài 1 lần để mua sắm, chứ hoàn toàn chưa bao giờ đi tham quan hay đến khu vui chơi được lần nào.

Chỗ tôi làm không có việc làm ngoài giờ, thay vào đó, chúng tôi đi làm vào ngày nghỉ 4~5 lần một tháng nên không có ngày nghỉ liền nhau. Chúng tôi không nghỉ tuần lễ Vàng, nghỉ hè hay nghỉ tết và thỉnh thoảng lắm mới có một ngày nghỉ có lương đơn lẻ. Trong thời gian ở Nhật, tôi rất mong được một lần đi tham quan ở đâu đó.

Quang cảnh nhìn từ khu nuôi gà. Mỗi tháng chỉ xuống núi được 1 lần.〈Tháng 11/2020〉

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Đây là một ví dụ về nơi thực tập có điều kiện vô cùng tồi tệ: Để thực tập sinh sống ở nơi bất tiện như vậy, mỗi tháng công ty chỉ đưa đi mua sắm mỗi 1 lần, cũng chẳng bố trí cho nhân viên đi du lịch v.v... Để tránh những nơi thực tập theo kiểu này, các bạn hãy lựa chọn công ty phái cử tốt. Bài viết dưới đây giải thích chi tiết cách lựa chọn công ty phái cử.

Số đặc biệt: Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào/So sánh chi tiết

・Sau khi đã làm việc từ nửa năm trở lên thì thực tập sinh kĩ năng sẽ có khoảng từ 10 – 12 ngày nghỉ có lương. Nếu bạn không được hưởng đủ ngày nghỉ có lương thì hãy trao đổi với đoàn thể quản lý nhé. Trường hợp làm như vậy mà vẫn không được giải quyết thì hãy báo cho Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT ). Có thể gọi điện thoại trực tiếp đến số: 0120-250-168.

・Trong trường hợp đã trao đổi với OTIT rồi mà vấn đề vẫn không được giải quyết thì các bạn có thể thử trao đổi với các tổ chức tư nhân dưới đây.

Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật

Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài (Facebook)

Những người mẹ nhẫn nhịn vì con cái

Mặc dù là nơi thực tập có điều kiện tệ như vậy nhưng tôi lại ứng tuyển vào là vì các lý do dưới đây.

・Vì muốn sớm sang được Nhật Bản nên tôi đã ứng tuyển vào công việc dễ đỗ. Tôi nghĩ rằng là nữ ở độ tuổi 30 lại có con thì khó mà trúng tuyển các công việc nhiều người ưa thích.

・Công ty phái cử đã không giải thích đầy đủ nên tôi không biết về môi trường làm việc, tình trạng kí túc xá và chuyện được nghỉ ít.

Mặc dù cuộc sống hiện tại thì bất tiện còn môi trường làm việc thì tồi tệ nhưng các thực tập sinh ở đây hầu hết đều đã có con, tất cả chúng tôi đều mong muốn tạo điều kiện cho con được học hành tử tế nên mọi người đều cố gắng chịu đựng và tiếp tục làm việc.

Tôi đã ứng tuyển công việc này mà không biết rằng chỗ làm việc ở tận sâu trong núi và chẳng có cả điều hoà nhiệt độ.

Gọi điện thoại cho các con mỗi ngày

Các buổi tối, tôi đều gọi điện thoại video để nói chuyện khoảng 1 tiếng đồng hồ với con gái (học lớp 3) và con trai (học lớp 1). Mặc dù công việc nhọc nhằn, cuộc sống thì bất tiện nhưng mỗi khi nhìn thấy vẻ mặt tươi cười của các con là tôi lại muốn cố gắng hơn nữa. Các bạn làm cùng chỗ với tôi cũng như vậy, ngày nào cũng gọi điện thoại cho các con. Chỉ là hơn 2 năm trời không được gặp con quả thật rất khổ sở. Lần nào gọi điện thoại, hai con tôi cũng bảo “con nhớ mẹ lắm”, “mẹ mau về nhé”. Tôi nhớ các con vô cùng.

Con gái và con trai〈Hải Phòng, tháng 10/2017〉

Học tiếng Nhật

Mỗi buổi tối, tôi dành ra 2 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật ở kí túc xá. Ngày nghỉ hầu như chẳng đi ra ngoài nên tôi cố gắng học tiếng Nhật với mong muốn sau này sẽ có nhiều cơ hội công việc hơn. Tôi học theo các bộ sách điển hình như bộ “Shin kanzen mastaa” hoặc “Mimi kara oboeru” v.v...

Do có rất ít cơ hội để trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm nên tôi đang học tiếng Nhật miễn phí qua mạng với tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận “Lotus Works”. Mỗi tuần, tôi học 2 buổi (mỗi buổi từ 30 ~ 60 phút) qua Skype với giáo viên tình nguyện người Nhật, nội dung học gồm có ngữ pháp và chữ kanji v.v... Học như vậy, tôi còn được luyện tập cả hội thoại và kỹ năng nghe hiểu nữa. Tôi được giao cả bài tập và được các giáo viên chữa bài cho.

【SỐ ĐẶC BIỆT】Phương pháp học của những người đã thi đỗ N1・N2 (Phần giới thiệu công cụ, tài liệu học tập)

Lotus Works

Trò chuyện với giáo viên người Nhật qua Skype〈Tháng 11/2020〉

Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản và gửi tiền về nhà

Ưu điểm của nơi tôi đang làm việc là dù dịch COVID-19 bùng phát nhưng công việc vẫn không giảm và chúng tôi vẫn nhận được lương một cách ổn định. Mỗi tháng, tôi làm việc khoảng 26 ~ 27 ngày và cứ 3 tháng 1 lần tôi lại gửi được về nhà trung bình 30 vạn Yên. Tổng số tiền gửi về nhà trong thời gian 3 năm sẽ là hơn 300 vạn Yên. Một phần lý do là vì tôi không thể đi chơi đâu được nên cũng chẳng có lúc nào để tiêu tiền.

Số tiền tôi gửi về sau khi trích ra để hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho gia đình, cho con ăn học và trả nợ cho bạn bè v.v... thì vẫn còn khoảng một nửa. Phần còn lại đó tôi dự định sau này sẽ mở một công ty kinh doanh phân bón và giống cây trồng v.v... Ở chỗ làm của tôi hiện nay có cả sempai thực tập kỹ năng trong 5 năm và cả sempai đã chuyển sang tư cách lưu trú kĩ năng đặc định sau khi hoàn thành chương trình thực tập, nhưng do các con tôi còn nhỏ nên tôi định sau 3 năm sẽ về nước.

Ảnh chụp cùng con gái〈Hải Phòng, tháng 6/2015〉

Bảng cân đối thu chi của tôi (bình quân một tháng)

※ 100 Yên = 22.449 VND (tỷ giá ngày 6/1/2021)
Lương về tay (bình quân 140.000 Yên)
Lương về tay

137.000 Yên ~ 142.000 Yên

※Đây là tiền lương sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Trong số tiền khấu trừ có 11.000 Yên tiền kí túc xá (đã bao gồm tiền điện, nước, ga và Wi-Fi)

Chi tiêu (bình quân 35.000 Yên ~ 40.000 Yên)
Tiền ăn

30.000 Yên

※Tự nấu

Chi phí lặt vặt

5.000 Yên ~ 10.000 Yên

※Tạp phẩm, thuốc men v.v...

Tiền chênh lệch, để dành được (bình quân 100.000 Yên)
Khoản tiền chênh lệch

100.000 Yên

Một lần đi mua sắm. Đi 3, 4 siêu thị để mua đồ mỗi lần.〈Năm 2020〉