Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

kokoro_2906_thumbai
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Anh Lô Văn Thành
  • Năm 2012: Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú 〈tỉnh Nghệ An〉
  • Năm 2012: Vào học tại Đại học Thuỷ lợi 〈Hà Nội〉
  • Năm 2018: Tốt nghiệp Đại học Thuỷ lợi
  • Năm 2018: Làm việc tại công ty thiết kế xây dựng 〈Hà Nội〉
  • Năm 2019: Học 6 tháng tại lớp tiếng Nhật 〈Hà Nội〉
  • Năm 2019: Sang Nhật → Vào làm việc tại công ty Build Up 〈tỉnh Shizuoka〉

〈Sinh năm 1995, quê Nghệ An〉

Anh Thành đang làm việc tại Nhật Bản với tư cách kỹ sư. Người Nhật trong công ty anh rất tốt bụng, xung quanh anh lại có bạn bè tốt người Việt Nam. Anh cảm thấy hài lòng cả về công việc và cuộc sống. Trong bài này, anh Thành sẽ chia sẻ về cách tìm việc cũng như văn hoá doanh nghiệp ở Nhật Bản.

Lý do sang Nhật Bản

Chụp cùng bạn bè thời đại học〈Ngoại thành Hà Nội, năm 2017〉

Cha mẹ tôi làm nghề nông (chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi), tự cung tự cấp thực phẩm, hằng năm thu nhập chỉ hơn 40 triệu đồng tiền mặt nên tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đi du học nước ngoài. Tuy nhiên, ở trường đại học của tôi có nhiều sempai sau khi tốt nghiệp thì sang Nhật làm kỹ sư nên tôi bắt đầu tính đến việc sang Nhật học hỏi kỹ thuật thiết kế cũng như tác phong làm việc của Nhật Bản, đồng thời kiếm thêm thu nhập.

Hồi đại học, tôi học ngành xây dựng dân dụng và kiến trúc công nghiệp nên biết dùng phần mềm CAD (phần mềm thiết kế trên máy vi tính) để vẽ bản thiết kế cấu tạo trong xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, được giáo viên trong trường giới thiệu, tôi vào làm việc tại một công ty thiết kế xây dựng ở Hà Nội trong 10 tháng. Công việc của tôi là vẽ bản vẽ thiết kế khách sạn và nhà ở (công trình xây dựng bê tông cốt thép).

※ CAD: Tên viết tắt của Computer Aided Design, phần mềm vẽ thiết kế với sự trợ giúp của máy vi tính.

Để làm việc ở Nhật Bản

Bạn bè ở trung tâm tiếng Nhật 〈Năm 2019〉

Vì đã có chút kinh nghiệm thực tế trong công việc thiết kế ở Việt Nam nên tôi bắt đầu tìm kiếm nơi làm việc ở Nhật Bản. Được họ hàng giới thiệu, tôi đã nhờ một công ty lớn trong ngành nhân sự và được giới thiệu cho một công ty xây dựng nhà ở tại tỉnh Shizuoka. Tổng số tiền tôi trả cho công ty nhân sự này là 6.000 đô la (bao gồm cả học phí học tiếng Nhật), trả bằng đô la Mỹ. Số tiền này tôi vay từ người bà con khác. Tôi chỉ được giới thiệu cho một công ty, công ty này chuyên làm nhà ở khung gỗ. Giám đốc công ty từ Nhật sang phỏng vấn cùng với phiên dịch. Tôi cùng hai người nữa đã trúng tuyển.

6 tháng tiếp theo, tôi học tiếng Nhật tại trung tâm tiếng Nhật của công ty nhân sự và đến tháng 6/2019 thì sang Nhật Bản. Ở trung tâm tiếng Nhật, tôi học cùng những người sẽ sang Nhật thực tập kỹ năng. Trong lớp học khoảng 20 người, kết quả học tập của tôi đứng khoảng thứ 5, thứ 6.

【Lời khuyên của ban biên tập】

Khi giới thiệu công việc ở Nhật Bản, rất nhiều công ty nhân sự ở Việt Nam chỉ thu phí môi giới từ công ty tiếp nhận chứ không thu phí của người lao động. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp tổng cộng tiền học phí, chi phí thủ tục lấy tư cách lưu trú, tiền vé máy bay v.v... rẻ hơn rất nhiều so với mức 6.000 đô la Mỹ. Đừng chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào giới thiệu của người quen mà hãy thử tìm kiếm và nhờ nhiều công ty môi giới khác nhau và thử so sánh dịch vụ của từng nơi trước khi quyết định nhé.

Công việc kỹ sư

Công việc tại hiện trường xây dựng (tôi đứng mép bên phải ảnh)

Công việc của tôi tại công ty hiện nay là dùng phần mềm CAD vẽ các bản thiết kế nhà gỗ. Có 5 người chịu trách nhiệm làm công việc này (trong đó 2 người là người Việt). Trên cơ sở bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư, chúng tôi vẽ bản vẽ tường và nóc nhà v.v... Sau đó, dữ liệu này được nhập bằng ổ nhớ USB vào thiết bị gia công nguyên liệu gỗ tại nhà máy của công ty để sản xuất ra tường và nóc nhà tương ứng. Sau khi sản xuất xong, các chi tiết bằng gỗ này được vận chuyển đến công trường để dựng lên thành nhà ở. Tôi có lúc cũng phải xuống hiện trường. Ở nhà máy có rất nhiều nhân viên, nhưng tại văn phòng tôi làm việc chỉ có khoảng 40 người, trong đó có 8 người Việt.

Bản vẽ thiết kế cấu tạo tôi làm

Hồi mới sang Nhật, tháng đầu tiên là thời gian học việc. Tôi được sempai người Nhật dạy rất chi tiết về ý nghĩa các từ tiếng Nhật trong cấu tạo nhà ở khung gỗ và dùng trong CAD. Mặc dù khi chúng tôi mắc lỗi trong công việc, giám đốc nhắc nhở rất nghiêm khắc, nhưng đây vẫn là môi trường làm việc dễ chịu. Tôi có ước mơ là khi nào trở về Việt Nam sẽ thành lập công ty xây dựng nhà ở khung gỗ.

Đỗ N3 sau khi sang Nhật 1 năm rưỡi

Mùa xuân đầu tiên kể từ khi sang Nhật 〈Tháng 4/2020〉

Các chỉ thị cũng như thắc mắc trao đổi liên quan đến công việc của tôi đều thực hiện bằng tiếng Nhật. Mặc dù trước khi sang Nhật, tôi đã học nửa năm, nhưng hồi mới sang, tôi hầu như không hiểu được người Nhật nói gì. Tuy nhiên, mọi người ở chỗ làm chuyển sang giải thích bằng tiếng Nhật đơn giản và chậm rãi cho chúng tôi dễ nghe hơn nên dần dần chúng tôi bắt đầu hiểu được.

Mỗi tuần, tôi học một buổi tiếng Nhật miễn phí qua Skype (điện thoại video) với giáo viên người Nhật của tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận “Lotus Works”. Ngoài ra, tôi còn tự học mỗi ngày hơn 2 tiếng đồng hồ bằng bộ sách “Mimi kara oboeru” và “Shin kanzen master”. Tôi cũng hay nghe các bài giảng trên YouTube như “Nihongonomori” v.v... Cứ như thế, sau khi sang Nhật 1 năm rưỡi, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N3.

Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản

Cảnh núi Phú Sĩ nhìn từ gần nhà

Ở công ty tôi có 8 người Việt (5 kỹ sư và 3 thực tập sinh kỹ năng). Giám đốc công ty thỉnh thoảng cũng dẫn 8 người chúng tôi đi quán nhậu izakaya. Ngoài ra, hồi tôi mới sang, giám đốc còn lái ô tô chở chúng tôi (khi đó chỉ có 3 người Việt) đi chơi núi Phú Sĩ. Công ty tôi nằm ngay ở thành phố Fuji, tỉnh Shizuoka. Tên thành phố chính là tên núi Phú Sĩ nên ở đây có thể ngắm nhìn cảnh núi Phú Sĩ rất đẹp. Tuy nhiên, để lên đến lưng chừng núi thì đường đi rất xa nên khi được giám đốc chở đến nơi, tôi cảm thấy rất vui sướng.

Tôi không có điều kiện gặp gỡ đồng nghiệp người Nhật cùng công ty ở ngoài chỗ làm nhưng lúc ở công ty, họ luôn đối xử với tôi rất tốt. Được làm việc cùng với người Nhật, dần dần tôi cũng quen với văn hoá doanh nghiệp của Nhật Bản. Ví dụ như ở công ty tôi, 17 giờ 30 là hết giờ làm, nhưng nếu công việc của mình chưa xong thì mọi người sẽ ở lại làm thêm khoảng 30 phút mà không tính tiền làm thêm giờ. Ở Nhật, làm thêm giờ không tính tiền gọi là “saabisu zangyo”, tuy nhiên, mức độ saabisu zangyo như ở công ty tôi là giống mặt bằng chung của Nhật Bản nên chúng tôi cũng học theo nhân viên người Nhật và chấp nhận làm saabisu zangyo một chút như vậy.

Cuộc sống ở Nhật

Ăn uống với các bạn cùng công ty tại phòng ở 〈Năm 2021〉

8 nhân viên người Việt chúng tôi ở chung ký túc xá là một khu căn hộ. Trong phòng ở, công ty đã chuẩn bị sẵn cho đồ điện và đồ gia dụng. Cả 8 người chúng tôi đều được cùng một công ty nhân sự giới thiệu, trong đó 3 thực tập sinh kỹ năng thì được đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn tiếp nhận) hỗ trợ về đời sống. Mấy kỹ sư chúng tôi cũng được nghiệp đoàn này hỗ trợ nhưng chỉ trong 1 năm.

Buổi sáng, cả 8 người chúng tôi cùng nhau đi làm bằng xe đạp. Ngày mưa, chúng tôi mặc áo mưa rồi đạp xe đến công ty. Giờ về của chúng tôi khác nhau, có lúc thì vài người tạt vào quán mì ramen, nhưng ngày nghỉ thì tụ tập tại phòng ở của ai đó rồi cùng nhau ăn uống, nên mấy người chúng tôi sống cùng nhau hoà thuận và vui vẻ.

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)

Sổ tay chi tiêu hiện tại

100 yên = 20.798 đồng (tỷ giá ngày 27/6/2021)

※ Mỗi tháng gửi về gia đình khoảng 120.000 yên.

Thu nhập (tổng cộng 200.000 yên)
Lương về tay

200.000 yên

※ Khoản tiền sau khi trừ thuế và bảo hiểm xã hội

Chi phí (tổng cộng 70.000 yên)
Tiền nhà

22.500 yên/người

※ Căn hộ 2 phòng ngủ, có phòng bếp kết hợp phòng ăn, 2 người sống chung. Tiền nhà nêu trên là phần tiền của 1 người.

Tiền điện, nước, ga

5.000 yên/người

※ Tổng tiền điện nước ga của 2 người chia đôi.

Wifi

2.000 yên

Tiền ăn

20.000 yên

Chi tiêu lặt vặt

10.000~20.000 yên

※ Đồ dùng hằng ngày, tiền ăn ngoài, chi phí đi lại v.v...

Tiền chênh lệch・Để dành được (tổng cộng 130.000 yên)

Bạn bè người Việt

Đến Hokkaido để gặp bạn bè 〈Tháng 12/2000〉

Tôi cũng có bạn bè người Việt học cùng đại học hiện đang ở Nhật. Có bạn đang làm việc tại công trường thi công đường ống nước ngay ở thành phố Fuji. Tôi còn có 4 người bạn nữa đang làm quản đốc công trường thi công đường sá ở Hokkaido (mỗi người làm ở một công ty khác nhau). Đến nhà bạn tôi ở thành phố Fuji đi xe đạp mất khoảng 20 phút nên thỉnh thoảng tôi lại đến gặp bạn.

Tôi cũng có một bạn nữ thân học cùng trung tâm tiếng Nhật ở Hà Nội. Bạn ấy đang thực tập kỹ năng ở Hokkaido. Để gặp bạn gái đó và các bạn đại học, cho đến nay, tôi đã 2 lần đến Hokkaido bằng máy bay. Tôi định khi nào dịch COVID-19 lắng xuống sẽ thử đi chơi Tokyo, Osaka và Kyoto v.v...

Khó khăn ở Nhật Bản

Thẻ debit của tôi

Ở Nhật Bản, tôi gặp khó khăn trong việc làm thẻ tín dụng. Có thẻ tín dụng thì có thể mua sắm trên các trang mạng như Amazon, Rakuten và thanh toán dễ dàng hơn. Khi muốn mua vé máy bay, có thể đặt vé và thanh toán luôn trên mạng. Nếu không có thẻ tín dụng, sau khi đặt mua xong, phải ra cửa hàng tiện lợi kombini để thanh toán bằng tiền mặt.

Tôi định làm thẻ tín dụng để mua vé máy bay, nhưng do thời gian ở Nhật còn quá ít, không vượt qua được quá trình thẩm tra của công ty thẻ tín dụng nên tôi đã không làm được thẻ. Tuy nhiên, tôi đã có biện pháp giải quyết, đó là làm thẻ debit. Thẻ debit là loại thẻ cho phép sử dụng số tiền hiện có trong tài khoản ngân hàng. Khi sử dụng thẻ này, tiền đồng thời sẽ bị rút từ tài khoản. Thẻ debit có thể dùng để mua vé máy bay, lại tích được điểm khi sử dụng, điểm này có thể quy đổi thành tiền để chi tiêu.

Tôi đang làm việc

Tôi đăng ký làm thẻ debit của ANA (một hãng hàng không lớn) trên trang web của hãng này. Với chiếc thẻ này, tôi cũng ký được hợp đồng dịch vụ điện thoại di động thanh toán bằng thẻ. Tôi sử dụng dịch vụ SIM giá rẻ của nhà mạng “Rakuten Mobile”, mỗi tháng chỉ phải trả 1.500 yên là có thể gọi được điện thoại và vào được internet. Ở ký túc xá có Wifi nên chỉ cần 2GB dữ liệu của dịch vụ SIM giá rẻ là đủ dùng.

Cứ theo cách như vậy, sai đâu thì sửa đó, nên tôi cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống ở Nhật. Hiện nay tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc ở Nhật và học hỏi nhiều hơn về kỹ thuật và cách tư duy của người Nhật.

Gặp gỡ sempai số này

Anh Lô Văn Thành
  • Năm 2012: Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Dân tộc Nội trú 〈tỉnh Nghệ An〉
  • Năm 2012: Vào học tại Đại học Thuỷ lợi 〈Hà Nội〉
  • Năm 2018: Tốt nghiệp Đại học Thuỷ lợi
  • Năm 2018: Làm việc tại công ty thiết kế xây dựng 〈Hà Nội〉
  • Năm 2019: Học 6 tháng tại lớp tiếng Nhật 〈Hà Nội〉
  • Năm 2019: Sang Nhật → Vào làm việc tại công ty Build Up 〈tỉnh Shizuoka〉

〈Sinh năm 1995, quê Nghệ An〉

Anh Thành đang làm việc tại Nhật Bản với tư cách kỹ sư. Người Nhật trong công ty anh rất tốt bụng, xung quanh anh lại có bạn bè tốt người Việt Nam. Anh cảm thấy hài lòng cả về công việc và cuộc sống. Trong bài này, anh Thành sẽ chia sẻ về cách tìm việc cũng như văn hoá doanh nghiệp ở Nhật Bản.

Lý do sang Nhật Bản

Cha mẹ tôi làm nghề nông (chủ yếu là trồng lúa và chăn nuôi), tự cung tự cấp thực phẩm, hằng năm thu nhập chỉ hơn 40 triệu đồng tiền mặt nên tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đi du học nước ngoài. Tuy nhiên, ở trường đại học của tôi có nhiều sempai sau khi tốt nghiệp thì sang Nhật làm kỹ sư nên tôi bắt đầu tính đến việc sang Nhật học hỏi kỹ thuật thiết kế cũng như tác phong làm việc của Nhật Bản, đồng thời kiếm thêm thu nhập.

Hồi đại học, tôi học ngành xây dựng dân dụng và kiến trúc công nghiệp nên biết dùng phần mềm CAD (phần mềm thiết kế trên máy vi tính) để vẽ bản thiết kế cấu tạo trong xây dựng. Sau khi tốt nghiệp, được giáo viên trong trường giới thiệu, tôi vào làm việc tại một công ty thiết kế xây dựng ở Hà Nội trong 10 tháng. Công việc của tôi là vẽ bản vẽ thiết kế khách sạn và nhà ở (công trình xây dựng bê tông cốt thép).

※ CAD: Tên viết tắt của Computer Aided Design, phần mềm vẽ thiết kế với sự trợ giúp của máy vi tính.

Chụp cùng bạn bè thời đại học〈Ngoại thành Hà Nội, năm 2017〉

Để làm việc ở Nhật Bản

Vì đã có chút kinh nghiệm thực tế trong công việc thiết kế ở Việt Nam nên tôi bắt đầu tìm kiếm nơi làm việc ở Nhật Bản. Được họ hàng giới thiệu, tôi đã nhờ một công ty lớn trong ngành nhân sự và được giới thiệu cho một công ty xây dựng nhà ở tại tỉnh Shizuoka. Tổng số tiền tôi trả cho công ty nhân sự này là 6.000 đô la (bao gồm cả học phí học tiếng Nhật), trả bằng đô la Mỹ. Số tiền này tôi vay từ người bà con khác. Tôi chỉ được giới thiệu cho một công ty, công ty này chuyên làm nhà ở khung gỗ. Giám đốc công ty từ Nhật sang phỏng vấn cùng với phiên dịch. Tôi cùng hai người nữa đã trúng tuyển.

6 tháng tiếp theo, tôi học tiếng Nhật tại trung tâm tiếng Nhật của công ty nhân sự và đến tháng 6/2019 thì sang Nhật Bản. Ở trung tâm tiếng Nhật, tôi học cùng những người sẽ sang Nhật thực tập kỹ năng. Trong lớp học khoảng 20 người, kết quả học tập của tôi đứng khoảng thứ 5, thứ 6.

Bạn bè ở trung tâm tiếng Nhật 〈Năm 2019〉

【Lời khuyên của ban biên tập】

Khi giới thiệu công việc ở Nhật Bản, rất nhiều công ty nhân sự ở Việt Nam chỉ thu phí môi giới từ công ty tiếp nhận chứ không thu phí của người lao động. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp tổng cộng tiền học phí, chi phí thủ tục lấy tư cách lưu trú, tiền vé máy bay v.v... rẻ hơn rất nhiều so với mức 6.000 đô la Mỹ. Đừng chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào giới thiệu của người quen mà hãy thử tìm kiếm và nhờ nhiều công ty môi giới khác nhau và thử so sánh dịch vụ của từng nơi trước khi quyết định nhé.

Công việc kỹ sư

Công việc của tôi tại công ty hiện nay là dùng phần mềm CAD vẽ các bản thiết kế nhà gỗ. Có 5 người chịu trách nhiệm làm công việc này (trong đó 2 người là người Việt). Trên cơ sở bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư, chúng tôi vẽ bản vẽ tường và nóc nhà v.v... Sau đó, dữ liệu này được nhập bằng ổ nhớ USB vào thiết bị gia công nguyên liệu gỗ tại nhà máy của công ty để sản xuất ra tường và nóc nhà tương ứng. Sau khi sản xuất xong, các chi tiết bằng gỗ này được vận chuyển đến công trường để dựng lên thành nhà ở. Tôi có lúc cũng phải xuống hiện trường. Ở nhà máy có rất nhiều nhân viên, nhưng tại văn phòng tôi làm việc chỉ có khoảng 40 người, trong đó có 8 người Việt.

Công việc tại hiện trường xây dựng (tôi đứng mép bên phải ảnh)

Hồi mới sang Nhật, tháng đầu tiên là thời gian học việc. Tôi được sempai người Nhật dạy rất chi tiết về ý nghĩa các từ tiếng Nhật trong cấu tạo nhà ở khung gỗ và dùng trong CAD. Mặc dù khi chúng tôi mắc lỗi trong công việc, giám đốc nhắc nhở rất nghiêm khắc, nhưng đây vẫn là môi trường làm việc dễ chịu. Tôi có ước mơ là khi nào trở về Việt Nam sẽ thành lập công ty xây dựng nhà ở khung gỗ.

Bản vẽ thiết kế cấu tạo tôi làm

Đỗ N3 sau khi sang Nhật 1 năm rưỡi

Các chỉ thị cũng như thắc mắc trao đổi liên quan đến công việc của tôi đều thực hiện bằng tiếng Nhật. Mặc dù trước khi sang Nhật, tôi đã học nửa năm, nhưng hồi mới sang, tôi hầu như không hiểu được người Nhật nói gì. Tuy nhiên, mọi người ở chỗ làm chuyển sang giải thích bằng tiếng Nhật đơn giản và chậm rãi cho chúng tôi dễ nghe hơn nên dần dần chúng tôi bắt đầu hiểu được.

Mỗi tuần, tôi học một buổi tiếng Nhật miễn phí qua Skype (điện thoại video) với giáo viên người Nhật của tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận “Lotus Works”. Ngoài ra, tôi còn tự học mỗi ngày hơn 2 tiếng đồng hồ bằng bộ sách “Mimi kara oboeru” và “Shin kanzen master”. Tôi cũng hay nghe các bài giảng trên YouTube như “Nihongonomori” v.v... Cứ như thế, sau khi sang Nhật 1 năm rưỡi, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N3.

Mùa xuân đầu tiên kể từ khi sang Nhật 〈Tháng 4/2020〉

Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản

Ở công ty tôi có 8 người Việt (5 kỹ sư và 3 thực tập sinh kỹ năng). Giám đốc công ty thỉnh thoảng cũng dẫn 8 người chúng tôi đi quán nhậu izakaya. Ngoài ra, hồi tôi mới sang, giám đốc còn lái ô tô chở chúng tôi (khi đó chỉ có 3 người Việt) đi chơi núi Phú Sĩ. Công ty tôi nằm ngay ở thành phố Fuji, tỉnh Shizuoka. Tên thành phố chính là tên núi Phú Sĩ nên ở đây có thể ngắm nhìn cảnh núi Phú Sĩ rất đẹp. Tuy nhiên, để lên đến lưng chừng núi thì đường đi rất xa nên khi được giám đốc chở đến nơi, tôi cảm thấy rất vui sướng.

Tôi không có điều kiện gặp gỡ đồng nghiệp người Nhật cùng công ty ở ngoài chỗ làm nhưng lúc ở công ty, họ luôn đối xử với tôi rất tốt. Được làm việc cùng với người Nhật, dần dần tôi cũng quen với văn hoá doanh nghiệp của Nhật Bản. Ví dụ như ở công ty tôi, 17 giờ 30 là hết giờ làm, nhưng nếu công việc của mình chưa xong thì mọi người sẽ ở lại làm thêm khoảng 30 phút mà không tính tiền làm thêm giờ. Ở Nhật, làm thêm giờ không tính tiền gọi là “saabisu zangyo”, tuy nhiên, mức độ saabisu zangyo như ở công ty tôi là giống mặt bằng chung của Nhật Bản nên chúng tôi cũng học theo nhân viên người Nhật và chấp nhận làm saabisu zangyo một chút như vậy.

Cảnh núi Phú Sĩ nhìn từ gần nhà

Cuộc sống ở Nhật

8 nhân viên người Việt chúng tôi ở chung ký túc xá là một khu căn hộ. Trong phòng ở, công ty đã chuẩn bị sẵn cho đồ điện và đồ gia dụng. Cả 8 người chúng tôi đều được cùng một công ty nhân sự giới thiệu, trong đó 3 thực tập sinh kỹ năng thì được đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn tiếp nhận) hỗ trợ về đời sống. Mấy kỹ sư chúng tôi cũng được nghiệp đoàn này hỗ trợ nhưng chỉ trong 1 năm.

Buổi sáng, cả 8 người chúng tôi cùng nhau đi làm bằng xe đạp. Ngày mưa, chúng tôi mặc áo mưa rồi đạp xe đến công ty. Giờ về của chúng tôi khác nhau, có lúc thì vài người tạt vào quán mì ramen, nhưng ngày nghỉ thì tụ tập tại phòng ở của ai đó rồi cùng nhau ăn uống, nên mấy người chúng tôi sống cùng nhau hoà thuận và vui vẻ.

Ăn uống với các bạn cùng công ty tại phòng ở 〈Năm 2021〉

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)

Sổ tay chi tiêu hiện tại

100 yên = 20.798 đồng (tỷ giá ngày 27/6/2021)

※ Mỗi tháng gửi về gia đình khoảng 120.000 yên.

Thu nhập (tổng cộng 200.000 yên)
Lương về tay

200.000 yên

※ Khoản tiền sau khi trừ thuế và bảo hiểm xã hội

Chi phí (tổng cộng 70.000 yên)
Tiền nhà

22.500 yên/người

※ Căn hộ 2 phòng ngủ, có phòng bếp kết hợp phòng ăn, 2 người sống chung. Tiền nhà nêu trên là phần tiền của 1 người.

Tiền điện, nước, ga

5.000 yên/người

※ Tổng tiền điện nước ga của 2 người chia đôi.

Wifi

2.000 yên

Tiền ăn

20.000 yên

Chi tiêu lặt vặt

10.000~20.000 yên

※ Đồ dùng hằng ngày, tiền ăn ngoài, chi phí đi lại v.v...

Tiền chênh lệch・Để dành được (tổng cộng 130.000 yên)

Bạn bè người Việt

Tôi cũng có bạn bè người Việt học cùng đại học hiện đang ở Nhật. Có bạn đang làm việc tại công trường thi công đường ống nước ngay ở thành phố Fuji. Tôi còn có 4 người bạn nữa đang làm quản đốc công trường thi công đường sá ở Hokkaido (mỗi người làm ở một công ty khác nhau). Đến nhà bạn tôi ở thành phố Fuji đi xe đạp mất khoảng 20 phút nên thỉnh thoảng tôi lại đến gặp bạn.

Tôi cũng có một bạn nữ thân học cùng trung tâm tiếng Nhật ở Hà Nội. Bạn ấy đang thực tập kỹ năng ở Hokkaido. Để gặp bạn gái đó và các bạn đại học, cho đến nay, tôi đã 2 lần đến Hokkaido bằng máy bay. Tôi định khi nào dịch COVID-19 lắng xuống sẽ thử đi chơi Tokyo, Osaka và Kyoto v.v...

Đến Hokkaido để gặp bạn bè 〈Tháng 12/2000〉

Khó khăn ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, tôi gặp khó khăn trong việc làm thẻ tín dụng. Có thẻ tín dụng thì có thể mua sắm trên các trang mạng như Amazon, Rakuten và thanh toán dễ dàng hơn. Khi muốn mua vé máy bay, có thể đặt vé và thanh toán luôn trên mạng. Nếu không có thẻ tín dụng, sau khi đặt mua xong, phải ra cửa hàng tiện lợi kombini để thanh toán bằng tiền mặt.

Tôi định làm thẻ tín dụng để mua vé máy bay, nhưng do thời gian ở Nhật còn quá ít, không vượt qua được quá trình thẩm tra của công ty thẻ tín dụng nên tôi đã không làm được thẻ. Tuy nhiên, tôi đã có biện pháp giải quyết, đó là làm thẻ debit. Thẻ debit là loại thẻ cho phép sử dụng số tiền hiện có trong tài khoản ngân hàng. Khi sử dụng thẻ này, tiền đồng thời sẽ bị rút từ tài khoản. Thẻ debit có thể dùng để mua vé máy bay, lại tích được điểm khi sử dụng, điểm này có thể quy đổi thành tiền để chi tiêu.

Thẻ debit của tôi

Tôi đăng ký làm thẻ debit của ANA (một hãng hàng không lớn) trên trang web của hãng này. Với chiếc thẻ này, tôi cũng ký được hợp đồng dịch vụ điện thoại di động thanh toán bằng thẻ. Tôi sử dụng dịch vụ SIM giá rẻ của nhà mạng “Rakuten Mobile”, mỗi tháng chỉ phải trả 1.500 yên là có thể gọi được điện thoại và vào được internet. Ở ký túc xá có Wifi nên chỉ cần 2GB dữ liệu của dịch vụ SIM giá rẻ là đủ dùng.

Cứ theo cách như vậy, sai đâu thì sửa đó, nên tôi cảm thấy rất hài lòng với cuộc sống ở Nhật. Hiện nay tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc ở Nhật và học hỏi nhiều hơn về kỹ thuật và cách tư duy của người Nhật.

Tôi đang làm việc