Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

top_thumbai_1106
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Hoàng Thị Thuý Vân
  • Năm 2004 Tốt nghiệp trường THPT chuyên Lam Sơn (tỉnh Thanh Hoá)
  • Năm 2004 Nhập học khoa Đông Phương học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2007 Du học tại Đại học Ibaraki (tỉnh Ibaraki)
  • Năm 2008 Về nước
  • Năm 2009 Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2009 Trở thành giảng viên tiếng Nhật, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu luật Nhật Bản, Đại học Nagoya (trụ sở tại Đại học Luật Hà Nội)
  • Năm 2009 Nhập học cao học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2010 Du học tại Đại học Senshu (Tokyo)
  • Năm 2012 Quay lại làm giảng viên tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Luật Nhật Bản. Đồng thời, làm công việc bán thời gian là biên – phiên dịch Nhật - Việt
  • Năm 2020 Du học tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo (chương trình Thạc sĩ)

〈Sinh năm 1986, tại Thanh Hoá〉

Hoàng Vân, người chuyển thể nhiều cuốn tiểu thuyết của Nhật sang tiếng Việt, một trong số đó có “5cm trên giây” của Shinkai Makoto, đã bén duyên với tiếng Nhật từ khi bước chân vào giảng đường đại học. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu hành trình chinh phục tiếng Nhật của Vân, bằng những nỗ lực và tìm tòi trong cách học để có thể trở thành giảng viên tiếng Nhật, đồng thời làm công việc biên phiên dịch, sử dụng thành thạo tiếng Nhật như bây giờ.

Bí quyết đạt điểm cao môn tiếng Anh

Hiệu sách ở thị xã Bỉm Sơn (dưới tấm biển màu đỏ) (Bỉm Sơn, năm 2008)

Thời cấp 2 và cấp 3, tôi học chuyên Anh và tham gia đội tuyển Anh ở những trường chuyên hay lớp chọn của tỉnh Thanh Hoá. Từ năm lớp 7 đến lớp 9, điểm tiếng Anh của tôi luôn cao nhất lớp, nhưng tôi chỉ thực sự nắm bắt được bí quyết đạt điểm cao từ năm lớp 7. Tôi nhận ra là mình không cần suy nghĩ quá phức tạp, chỉ cần ghi nhớ thật tốt những cấu trúc câu đã học, khi làm bài chỉ cần thay từ vựng khác vào mẫu câu đó, thì đáp án không thể sai được. Thời đó hoàn toàn không có internet, điện thoại thông minh như bây giờ. Nên khi cảm thấy hứng thú với việc học tiếng Anh, tôi nhờ bố đưa đi hiệu sách to nhất ở thị xã Bỉm Sơn và mua cho tôi toàn bộ số sách tiếng Anh có ở hiệu sách, từ sách tham khảo, sách luyện thi đến từ điển (chừng 10 cuốn).

“Tương lai làm thầy bói à?”

Hội khoá 15 năm, chuyên Anh Lam Sơn 2001-2004 (Thanh Hoá, năm 2019)

Những năm cấp 2 và cấp 3, tôi gần như chỉ chăm chú học tiếng Anh nên vào đại học, tôi muốn được học một môn ngoại ngữ khác và quyết định thi vào khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, Đông Phương học là một chuyên ngành rất được yêu thích, nhưng thời của tôi vẫn còn khá mới mẻ, và ít người biết đến. Tôi chọn khoa Đông Phương vì tình cờ được nghe chuyện từ một chị (là chị họ của bạn thân), chị ấy cũng tốt nghiệp khoa Đông Phương. Theo lời chị ấy kể thì trong khoa có nhiều chuyên ngành ngoại ngữ khác nhau, tôi thấy rất hấp dẫn và quyết định thi vào khoa.

Khi nói chuyện mình sẽ thi vào Đông Phương, nhiều bạn cười và hỏi tôi, “Tương lai làm thầy bói à?”. Không hiểu sao từ Đông Phương làm mọi người liên tưởng đến nghề “thầy bói”. Đến thầy giáo chủ nhiệm còn thắc mắc, “Tại sao điểm của em rất tốt, lại quyết định thi dân lập?”, có lẽ thầy nhầm khoa Đông Phương với trường dân lập Phương Đông.

Lý do chọn Nhật Bản

Các bạn cùng phòng ở Làng sinh viên thời đại học (Hà Nội, năm 2005)

Vào đại học được nửa năm, chúng tôi bắt đầu chọn chuyên ngành. Lúc đó, tôi đã rất phân vân giữa ngành Hàn Quốc học và Nhật Bản học, là hai ngành được yêu thích nhất trong khoa. Nhưng rồi, tôi quyết định chọn Nhật Bản học vì kỉ niệm với bộ phim “Oshin” của Nhật. Những cảm xúc khi xem phim từ thời tiểu học, vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí tôi và đó là lí do để tôi chọn Nhật Bản. Một lí do tưởng chừng đơn giản, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn tin đó là lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời mình.

16 năm trôi qua và gắn bó với nước Nhật, tôi luôn có cảm giác gần gũi với cái gọi là “khí chất” của người Nhật. Ở người Nhật có những đức tính như nhẫn nại, chịu khó, luôn giữ lời hứa và đúng hẹn… Tôi cũng có những nét tính cách như thế và tôi hay bị nói, “Chắc bị ảnh hưởng bởi người Nhật!”, nhưng không phải, tính cách của tôi vốn dĩ từ xưa đã như thế rồi. Chính vì thế, tôi càng cảm thấy mình rất có duyên với nước Nhật.

Du học 1 năm theo chương trình trao đổi

Xưởng bút nơi tôi làm thêm (năm 2008)

Những bạn có thành tích xuất sắc ở trường sẽ có cơ hội du học theo chương trình trao đổi, được miễn học phí và nhận học bổng (80.000 yên/ 1 tháng). Khoảng giữa năm 3, tôi đã du học tại Đại học Ibaraki theo chương trình trao đổi đó. Tuy nhiên, từ cuối năm 2, tôi đã có cơ hội sang Nhật tham gia seminar hè khoảng 2 tuần. Đây là chương trình trải nghiệm văn hoá Nhật do trường Đại học Beppu (tỉnh Oita) tổ chức, với sự tham gia của khoảng hơn 20 sinh viên đến từ nhiều nước châu Á khác trong khu vực. Chi phí chuyến đi được đài thọ 100%. Đây cũng là kỉ niệm lần đầu đặt chân đến nước Nhật, lần đầu trải nghiệm tắm suối nước nóng của Nhật, vào tắm chung với những người khác cùng lúc.

Sau đó, khi du học tại đại học Ibaraki, tôi sống ở kí túc xá dành cho du học sinh. Lúc đó, cả trường có khoảng 7, 8 du học sinh Việt Nam, nên chúng tôi rất thân nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chẳng hạn như khi chuyển nhà hay giới thiệu việc làm thêm… Cũng nhờ có bạn giới thiệu mà tôi được nhận làm thêm tại xưởng sản xuất bút bi vào những kì nghỉ dài.

Chuyến du lịch cùng các bạn du học sinh do trường tổ chức (Hakone, năm 2008)

Trong suốt 4 năm học ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có duy nhất một giáo viên người Nhật, còn toàn bộ giờ học ở trường Ibaraki là bằng tiếng Nhật, nên trong một năm du học, khả năng nghe của tôi được cải thiện đáng kể. Tôi cũng có cơ hội giao lưu với rất nhiều các bạn sinh viên quốc tế sống cùng kí túc, và chúng tôi hay tổ chức tiệc liên hoan, tiệc sinh nhật tại phòng sinh hoạt chung. Thậm chí đến bây giờ, chúng tôi vẫn giữ liên lạc và tôi có cơ hội gặp lại những người bạn cũ mỗi dịp đi công tác hay du lịch nước ngoài.

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※Sổ chi tiêu khi còn là du học sinh trao đổi

※100 yên=21,002 VND (※Tỉ giá ngày 31/5/2021)

Thu nhập (Tổng 80.000 yên ~ 120.000 yên)
Học bổng

80.000 yên

Làm thêm (xưởng bút)

30.000 yên ~ 40.000 yên

※Chỉ làm thêm vào những đợt nghỉ dài

Chi tiêu (Tổng 59.000 yên ~ 69.000 yên)
Tiền nhà

6.000 yên

※Phòng 1 người, đã bao gồm internet, tiền nước

Học phí

0 yên

Phí tiêu thụ năng lượng

5.000 yên

 ※Tổng cộng tiền điện, ga

Điện thoại

3.000 yên

※Softbank

Ăn uống

30.000 yên

Chi phí khác

15.000 yên ~ 25.000 yên

※Quần áo, sách vở, chi phí đi lại, giao lưu bạn bè…

Tiết kiệm mỗi tháng (Trung bình 21.000 yên ~ 51.000 yên)

※Tiền tiết kiệm dùng để mua kim từ điển, máy tính và đi du lịch vào những đợt nghỉ dài

Công việc làm thêm là dạy tiếng Nhật

Cùng các đồng nghiệp ở Trung tâm Luật Nhật Bản (năm 2017)

Nhờ việc đi du học, khả năng hội thoại tiếng Nhật của tôi đã tốt lên và để nâng cao trình độ hơn nữa, sau khi về nước, tôi tìm công việc làm thêm là dạy tiếng Nhật. Khi đó, một người bạn đã giới thiệu cho tôi vào dạy tiếng cho các bạn thực tập sinh kỹ năng ở một trung tâm phái cử lao động.

Tôi làm thêm 3 buổi một tuần (mỗi tuần khoảng 3~4 tiếng), khi đó tôi có cơ hội nói tiếng Nhật với những đồng nghiệp người Việt Nam và một cô giáo người Nhật, đồng thời là sếp của tôi. Dưới sự chỉ dạy khắt khe của cô giáo người Nhật, tôi học được cách chuẩn bị bài cẩn thận, tỉ mỉ mỗi khi lên lớp. Sau khi tốt nghiệp, tôi tìm được thông tin tuyển giáo viên tiếng Nhật của một cơ sở giáo dục trực thuộc Đại học Nagoya tại Hà Nội, và tôi may mắn được chọn trong số 5 người ứng tuyển khi đó. Tôi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua những lần được chỉ bảo dạy dỗ nghiêm khắc ở chỗ làm thêm, và phát huy kinh nghiệm đó vào bài dạy thử khi tham gia thi tuyển.

Du học Nhật Bản lần thứ hai và lần thứ ba

Một địa điểm du lịch ở Shizuoka (ảnh trái) và Yamagata (ảnh phải)〈Năm 2021〉

Tôi nghỉ việc sau một năm đi làm và sang Nhật du học một năm rưỡi tại trường Đại học Senshu, với tư cách là du học sinh nghiên cứu. Trong một năm đi làm, tôi còn theo học chương trình cao học (buổi tối), và nhờ đạt thành tích tốt, tôi có cơ hội du học Nhật một lần nữa. Lần này là trường Đại học Senshu, trường có kí kết hiệp định với Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời đại học, tôi đã đọc cuốn “Rừng Nauy” của Murakami Haruki bằng tiếng Việt và chọn làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình, còn khi học ở Đại học Senshu, tôi chủ yếu đọc bằng tiếng Nhật và tiếp tục nghiên cứu về văn học Nhật Bản.

Lần này, tôi đi học theo chương trình học bổng Chính phủ, được tài trợ học phí và nhận được học bổng là 147.000 yên/ 1 tháng từ chính phủ Nhật. Cũng đúng thời điểm trước khi về nước, một giáo viên người Việt vào làm sau tôi ở Trung tâm luật Nhật Bản lại nghỉ việc, nên tôi có cơ hội quay lại làm việc ở chỗ cũ ngay sau khi về nước. Tôi tiếp tục làm công việc này khoảng 8 năm rưỡi. Nhưng tôi dần nhận ra, so với những người có chuyên môn về giáo dục tiếng Nhật trong trường đại học, tôi hoàn toàn không có chút kiến thức gì về thiết kế giáo trình đào tạo, hay thiết kế khoá học… Thế nên, tôi quyết định du học lần thứ ba, để bồi dưỡng thêm những kiến thức chuyên ngành mà mình vẫn còn chưa vững. Lần du học này, tôi theo học khoá học Thạc sĩ của trường đại học ngoại ngữ Tokyo, chương trình bắt đầu từ tháng 10 năm 2020. Và lần này, tôi cũng nhận được học bổng của chính phủ Nhật.

Dịch cuốn tiểu thuyết “5cm trên giây”

Những người bạn của tôi cầm trên tay cuốn “5cm trên giây” (Năm 2015)

Tôi vừa dạy tiếng Nhật ở trường đại học, vừa làm thêm, công việc là dịch sách vào những lúc có thời gian rảnh như buổi tối hoặc cuối tuần. Sau khi kết thúc chương trình du học lần thứ hai và về nước được 2 năm, tôi được một giáo viên trong khoa Đông Phương giới thiệu công việc này. Tác phẩm dịch đầu tay của tôi là cuốn “5cm trên giây”, một cuốn tiểu thuyết được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích. Tôi cũng thích cuốn này, vì câu chuyện buồn da diết của nó. Đặc biệt những hình ảnh xuất hiện trong truyện như tuyến đường sắt Odakyu, những toà nhà cao chọc trời ở Shinkuku, đoạn đường có thanh chắn đường ray, nơi hai nhân vật chính bước qua nhau tạo cảm giác thân thương, nó gần như trùng khớp với nơi tôi sống, khi còn học tại trường Senshu. Đó cũng là lý do tôi nhận dịch cuốn này.

Sau đó, tôi có dịch một số cuốn tiểu thuyết khác, như “Nhật kí bị lãng quên” của Shizukui Shusuke, “Narratage” của Shimamoto Rio, “Tên ngốc và bài kiểm tra” (tập 1) của Inoue Kenji, “Nỗi buồn của Suzumiya Haruhi” của Tanigawa Nagaru…

Vận dụng những câu nói trong phim vào hội thoại hàng ngày

Hồi sinh viên, ngoài thời gian học trên lớp, tôi dành khoảng 2~3 tiếng mỗi ngày để học ở nhà. Tuy nhiên, lúc đó khả năng nói của tôi không được tốt. Phải đến khi sang Nhật du học, những kiến thức đã tích luỹ trong 2 năm rưỡi trở thành nền tảng và nhờ đó khả năng giao tiếp của tôi được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, tôi dành khoảng 4~5 tiếng để học mỗi ngày.

Ngoài du học, tôi thấy có một phương pháp khá hiệu quả, đó là học qua những câu thoại trong phim. Tôi học được những đoạn hội thoại, trong các tình huống cụ thể, như ở trường học, nơi làm việc, giữa bạn bè, đồng nghiệp… Tôi xem rất nhiều phim truyền hình Nhật (nghe tiếng Nhật, kèm phụ đề tiếng Việt), ghi nhớ những câu nói ở những phân cảnh mình thấy ấn tượng. Sau đó, nếu bắt gặp tình huống tương tự trong thực tế, tôi thử áp dụng và nói theo. Nếu dùng sai, sẽ được người Nhật sửa. Bằng cách đó, dần dần tôi đã có thể nói chuyện với người Nhật một cách tự nhiên. Những bạn yêu thích Anime có thể vận dụng cách tương tự qua Anime chẳng hạn.

Văn hoá và tinh thần Nhật Bản

Tôi rất thích hoa anh đào của Nhật. Trước đây, tôi từng đọc một bài báo có tựa đề “Tại sao người Nhật lại thích hoa anh đào đến thế?”. Bài báo nói về sức cuốn hút của hoa anh đào, không phải chỉ bởi vẻ đẹp của những bông hoa đang nở, mà còn là vẻ đẹp của những cánh hoa rơi. Hoa anh đào từ lúc nở rộ đến khi rụng xuống chỉ tầm 10 ngày, hình ảnh những cánh hoa rơi gợi nên cảm giác về “nỗi buồn”, “sự mong manh” và “thanh tao”. Trong văn học Nhật, cũng có những khái niệm như “sự vô thường của vạn vật”, “monoaware” (vẻ đẹp thoáng qua), khơi gợi cảm thức về cái đẹp rực rỡ rồi sẽ tàn phai, hay vẻ đẹp của cánh hoa mong manh đang lìa cành, đó là mỹ cảm rất riêng của Nhật. Chính vì gắn bó với nước Nhật một thời gian dài như thế, tôi cũng bị cuốn hút mạnh mẽ bởi vẻ thanh tao mà phù du của những cánh hoa anh đào rơi.

Ngoài ra, tôi còn bị ảnh hưởng bởi câu nói “nhất kì nhất hội”. Câu nói mang ý nghĩa “hãy trân trọng mọi cuộc gặp gỡ, mọi cơ hội trong cuộc đời mình, vì có thể nó sẽ là duy nhất”. Thảm hoạ kép phía Đông Bắc Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 năm 2011, khi tôi đang du học lần thứ hai. Có rất nhiều, rất nhiều người đã chết hoặc mất tích ở vùng Tohoku, gần tỉnh Ibaraki (nơi tôi từng du học), và lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình gần với cái “chết” đến như vậy. Cũng chính vì trải nghiệm đó, tôi đã sống mỗi ngày với tâm niệm rằng “hãy trân quý những người ngay cạnh mình” và “trân trọng hiện tại”.

Tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian du học

Luật sư Sugita Shohei (bên trái) và tôi tham gia buổi tư vấn cho người Việt (Ibaraki, năm 2021)

Khi du học lần đầu tiên, tôi tham gia hoạt động tình nguyện (khoảng 3 tháng) do trường Ibaraki tổ chức, công việc là dạy tiếng Nhật cho người Indonesia (chủ yếu là thực tập sinh kỹ năng). Ở lần du học thứ hai, chúng tôi đến thăm một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm hoạ kép năm 2011 và có cơ hội giao lưu với những người dân nơi đây (chuyến đi 2 ngày 1 đêm).

Trong lần du học thứ ba này, đại dịch COVID-19 lan rộng khiến nhiều thực tập sinh kỹ năng hay du học sinh bị ảnh hưởng và gặp khó khăn về kinh tế. Năm tài khóa 2020, Hội người Việt ở Ibaraki tổ chức các buổi tư vấn pháp luật miễn phí cho người Việt, nên tôi đã đến Ibaraki cùng luật sư Sugita Shohei (đồng nghiệp cũ, làm việc cùng tôi khoảng 2 năm ở Trung tâm luật Nhật Bản) và phụ trách phiên dịch cho luật sư. Việc tham gia các hoạt động tình nguyện như thế, vừa có ý nghĩa là giúp đỡ được ai đó, vừa cho tôi cơ hội gặp gỡ và học hỏi, nó trở thành những kinh nghiệm vô cùng quý giá trong cuộc đời. Các bạn sinh viên đang du học, các bạn cũng thử tìm kiếm những cơ hội như thế xem sao nhé!

Gặp gỡ sempai số này

Hoàng Thị Thuý Vân
  • Năm 2004 Tốt nghiệp trường THPT chuyên Lam Sơn (tỉnh Thanh Hoá)
  • Năm 2004 Nhập học khoa Đông Phương học – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2007 Du học tại Đại học Ibaraki (tỉnh Ibaraki)
  • Năm 2008 Về nước
  • Năm 2009 Tốt nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2009 Trở thành giảng viên tiếng Nhật, Trung tâm đào tạo và nghiên cứu luật Nhật Bản, Đại học Nagoya (trụ sở tại Đại học Luật Hà Nội)
  • Năm 2009 Nhập học cao học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Năm 2010 Du học tại Đại học Senshu (Tokyo)
  • Năm 2012 Quay lại làm giảng viên tại Trung tâm đào tạo và nghiên cứu Luật Nhật Bản. Đồng thời, làm công việc bán thời gian là biên – phiên dịch Nhật - Việt
  • Năm 2020 Du học tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo (chương trình Thạc sĩ)

〈Sinh năm 1986, tại Thanh Hoá〉

Hoàng Vân, người chuyển thể nhiều cuốn tiểu thuyết của Nhật sang tiếng Việt, một trong số đó có “5cm trên giây” của Shinkai Makoto, đã bén duyên với tiếng Nhật từ khi bước chân vào giảng đường đại học. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu hành trình chinh phục tiếng Nhật của Vân, bằng những nỗ lực và tìm tòi trong cách học để có thể trở thành giảng viên tiếng Nhật, đồng thời làm công việc biên phiên dịch, sử dụng thành thạo tiếng Nhật như bây giờ.

Bí quyết đạt điểm cao môn tiếng Anh

Thời cấp 2 và cấp 3, tôi học chuyên Anh và tham gia đội tuyển Anh ở những trường chuyên hay lớp chọn của tỉnh Thanh Hoá. Từ năm lớp 7 đến lớp 9, điểm tiếng Anh của tôi luôn cao nhất lớp, nhưng tôi chỉ thực sự nắm bắt được bí quyết đạt điểm cao từ năm lớp 7. Tôi nhận ra là mình không cần suy nghĩ quá phức tạp, chỉ cần ghi nhớ thật tốt những cấu trúc câu đã học, khi làm bài chỉ cần thay từ vựng khác vào mẫu câu đó, thì đáp án không thể sai được. Thời đó hoàn toàn không có internet, điện thoại thông minh như bây giờ. Nên khi cảm thấy hứng thú với việc học tiếng Anh, tôi nhờ bố đưa đi hiệu sách to nhất ở thị xã Bỉm Sơn và mua cho tôi toàn bộ số sách tiếng Anh có ở hiệu sách, từ sách tham khảo, sách luyện thi đến từ điển (chừng 10 cuốn).

Hiệu sách ở thị xã Bỉm Sơn (dưới tấm biển màu đỏ) (Bỉm Sơn, năm 2008)

“Tương lai làm thầy bói à?”

Những năm cấp 2 và cấp 3, tôi gần như chỉ chăm chú học tiếng Anh nên vào đại học, tôi muốn được học một môn ngoại ngữ khác và quyết định thi vào khoa Đông Phương học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện nay, Đông Phương học là một chuyên ngành rất được yêu thích, nhưng thời của tôi vẫn còn khá mới mẻ, và ít người biết đến. Tôi chọn khoa Đông Phương vì tình cờ được nghe chuyện từ một chị (là chị họ của bạn thân), chị ấy cũng tốt nghiệp khoa Đông Phương. Theo lời chị ấy kể thì trong khoa có nhiều chuyên ngành ngoại ngữ khác nhau, tôi thấy rất hấp dẫn và quyết định thi vào khoa.

Khi nói chuyện mình sẽ thi vào Đông Phương, nhiều bạn cười và hỏi tôi, “Tương lai làm thầy bói à?”. Không hiểu sao từ Đông Phương làm mọi người liên tưởng đến nghề “thầy bói”. Đến thầy giáo chủ nhiệm còn thắc mắc, “Tại sao điểm của em rất tốt, lại quyết định thi dân lập?”, có lẽ thầy nhầm khoa Đông Phương với trường dân lập Phương Đông.

Hội khoá 15 năm, chuyên Anh Lam Sơn 2001-2004 (Thanh Hoá, năm 2019)

Lý do chọn Nhật Bản

Vào đại học được nửa năm, chúng tôi bắt đầu chọn chuyên ngành. Lúc đó, tôi đã rất phân vân giữa ngành Hàn Quốc học và Nhật Bản học, là hai ngành được yêu thích nhất trong khoa. Nhưng rồi, tôi quyết định chọn Nhật Bản học vì kỉ niệm với bộ phim “Oshin” của Nhật. Những cảm xúc khi xem phim từ thời tiểu học, vẫn để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí tôi và đó là lí do để tôi chọn Nhật Bản. Một lí do tưởng chừng đơn giản, nhưng đến tận bây giờ tôi vẫn tin đó là lựa chọn đúng đắn nhất trong cuộc đời mình.

16 năm trôi qua và gắn bó với nước Nhật, tôi luôn có cảm giác gần gũi với cái gọi là “khí chất” của người Nhật. Ở người Nhật có những đức tính như nhẫn nại, chịu khó, luôn giữ lời hứa và đúng hẹn… Tôi cũng có những nét tính cách như thế và tôi hay bị nói, “Chắc bị ảnh hưởng bởi người Nhật!”, nhưng không phải, tính cách của tôi vốn dĩ từ xưa đã như thế rồi. Chính vì thế, tôi càng cảm thấy mình rất có duyên với nước Nhật.

Các bạn cùng phòng ở Làng sinh viên thời đại học (Hà Nội, năm 2005)

Du học 1 năm theo chương trình trao đổi

Những bạn có thành tích xuất sắc ở trường sẽ có cơ hội du học theo chương trình trao đổi, được miễn học phí và nhận học bổng (80.000 yên/ 1 tháng). Khoảng giữa năm 3, tôi đã du học tại Đại học Ibaraki theo chương trình trao đổi đó. Tuy nhiên, từ cuối năm 2, tôi đã có cơ hội sang Nhật tham gia seminar hè khoảng 2 tuần. Đây là chương trình trải nghiệm văn hoá Nhật do trường Đại học Beppu (tỉnh Oita) tổ chức, với sự tham gia của khoảng hơn 20 sinh viên đến từ nhiều nước châu Á khác trong khu vực. Chi phí chuyến đi được đài thọ 100%. Đây cũng là kỉ niệm lần đầu đặt chân đến nước Nhật, lần đầu trải nghiệm tắm suối nước nóng của Nhật, vào tắm chung với những người khác cùng lúc.

Sau đó, khi du học tại đại học Ibaraki, tôi sống ở kí túc xá dành cho du học sinh. Lúc đó, cả trường có khoảng 7, 8 du học sinh Việt Nam, nên chúng tôi rất thân nhau, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chẳng hạn như khi chuyển nhà hay giới thiệu việc làm thêm… Cũng nhờ có bạn giới thiệu mà tôi được nhận làm thêm tại xưởng sản xuất bút bi vào những kì nghỉ dài.

Xưởng bút nơi tôi làm thêm (năm 2008)

Trong suốt 4 năm học ở Hà Nội, chúng tôi chỉ có duy nhất một giáo viên người Nhật, còn toàn bộ giờ học ở trường Ibaraki là bằng tiếng Nhật, nên trong một năm du học, khả năng nghe của tôi được cải thiện đáng kể. Tôi cũng có cơ hội giao lưu với rất nhiều các bạn sinh viên quốc tế sống cùng kí túc, và chúng tôi hay tổ chức tiệc liên hoan, tiệc sinh nhật tại phòng sinh hoạt chung. Thậm chí đến bây giờ, chúng tôi vẫn giữ liên lạc và tôi có cơ hội gặp lại những người bạn cũ mỗi dịp đi công tác hay du lịch nước ngoài.

Chuyến du lịch cùng các bạn du học sinh do trường tổ chức (Hakone, năm 2008)

Chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng)

※Sổ chi tiêu khi còn là du học sinh trao đổi

※100 yên=21,002 VND (※Tỉ giá ngày 31/5/2021)

Thu nhập (Tổng 80.000 yên ~ 120.000 yên)
Học bổng

80.000 yên

Làm thêm (xưởng bút)

30.000 yên ~ 40.000 yên

※Chỉ làm thêm vào những đợt nghỉ dài

Chi tiêu (Tổng 59.000 yên ~ 69.000 yên)
Tiền nhà

6.000 yên

※Phòng 1 người, đã bao gồm internet, tiền nước

Học phí

0 yên

Phí tiêu thụ năng lượng

5.000 yên

 ※Tổng cộng tiền điện, ga

Điện thoại

3.000 yên

※Softbank

Ăn uống

30.000 yên

Chi phí khác

15.000 yên ~ 25.000 yên

※Quần áo, sách vở, chi phí đi lại, giao lưu bạn bè…

Tiết kiệm mỗi tháng (Trung bình 21.000 yên ~ 51.000 yên)

※Tiền tiết kiệm dùng để mua kim từ điển, máy tính và đi du lịch vào những đợt nghỉ dài

Công việc làm thêm là dạy tiếng Nhật

Nhờ việc đi du học, khả năng hội thoại tiếng Nhật của tôi đã tốt lên và để nâng cao trình độ hơn nữa, sau khi về nước, tôi tìm công việc làm thêm là dạy tiếng Nhật. Khi đó, một người bạn đã giới thiệu cho tôi vào dạy tiếng cho các bạn thực tập sinh kỹ năng ở một trung tâm phái cử lao động.

Tôi làm thêm 3 buổi một tuần (mỗi tuần khoảng 3~4 tiếng), khi đó tôi có cơ hội nói tiếng Nhật với những đồng nghiệp người Việt Nam và một cô giáo người Nhật, đồng thời là sếp của tôi. Dưới sự chỉ dạy khắt khe của cô giáo người Nhật, tôi học được cách chuẩn bị bài cẩn thận, tỉ mỉ mỗi khi lên lớp. Sau khi tốt nghiệp, tôi tìm được thông tin tuyển giáo viên tiếng Nhật của một cơ sở giáo dục trực thuộc Đại học Nagoya tại Hà Nội, và tôi may mắn được chọn trong số 5 người ứng tuyển khi đó. Tôi đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua những lần được chỉ bảo dạy dỗ nghiêm khắc ở chỗ làm thêm, và phát huy kinh nghiệm đó vào bài dạy thử khi tham gia thi tuyển.

Cùng các đồng nghiệp ở Trung tâm Luật Nhật Bản (năm 2017)

Du học Nhật Bản lần thứ hai và lần thứ ba

Tôi nghỉ việc sau một năm đi làm và sang Nhật du học một năm rưỡi tại trường Đại học Senshu, với tư cách là du học sinh nghiên cứu. Trong một năm đi làm, tôi còn theo học chương trình cao học (buổi tối), và nhờ đạt thành tích tốt, tôi có cơ hội du học Nhật một lần nữa. Lần này là trường Đại học Senshu, trường có kí kết hiệp định với Đại học Quốc gia Hà Nội. Thời đại học, tôi đã đọc cuốn “Rừng Nauy” của Murakami Haruki bằng tiếng Việt và chọn làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình, còn khi học ở Đại học Senshu, tôi chủ yếu đọc bằng tiếng Nhật và tiếp tục nghiên cứu về văn học Nhật Bản.

Lần này, tôi đi học theo chương trình học bổng Chính phủ, được tài trợ học phí và nhận được học bổng là 147.000 yên/ 1 tháng từ chính phủ Nhật. Cũng đúng thời điểm trước khi về nước, một giáo viên người Việt vào làm sau tôi ở Trung tâm luật Nhật Bản lại nghỉ việc, nên tôi có cơ hội quay lại làm việc ở chỗ cũ ngay sau khi về nước. Tôi tiếp tục làm công việc này khoảng 8 năm rưỡi. Nhưng tôi dần nhận ra, so với những người có chuyên môn về giáo dục tiếng Nhật trong trường đại học, tôi hoàn toàn không có chút kiến thức gì về thiết kế giáo trình đào tạo, hay thiết kế khoá học… Thế nên, tôi quyết định du học lần thứ ba, để bồi dưỡng thêm những kiến thức chuyên ngành mà mình vẫn còn chưa vững. Lần du học này, tôi theo học khoá học Thạc sĩ của trường đại học ngoại ngữ Tokyo, chương trình bắt đầu từ tháng 10 năm 2020. Và lần này, tôi cũng nhận được học bổng của chính phủ Nhật.

Một địa điểm du lịch ở Shizuoka (ảnh trái) và Yamagata (ảnh phải)〈Năm 2021〉

Dịch cuốn tiểu thuyết “5cm trên giây”

Tôi vừa dạy tiếng Nhật ở trường đại học, vừa làm thêm, công việc là dịch sách vào những lúc có thời gian rảnh như buổi tối hoặc cuối tuần. Sau khi kết thúc chương trình du học lần thứ hai và về nước được 2 năm, tôi được một giáo viên trong khoa Đông Phương giới thiệu công việc này. Tác phẩm dịch đầu tay của tôi là cuốn “5cm trên giây”, một cuốn tiểu thuyết được rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yêu thích. Tôi cũng thích cuốn này, vì câu chuyện buồn da diết của nó. Đặc biệt những hình ảnh xuất hiện trong truyện như tuyến đường sắt Odakyu, những toà nhà cao chọc trời ở Shinkuku, đoạn đường có thanh chắn đường ray, nơi hai nhân vật chính bước qua nhau tạo cảm giác thân thương, nó gần như trùng khớp với nơi tôi sống, khi còn học tại trường Senshu. Đó cũng là lý do tôi nhận dịch cuốn này.

Sau đó, tôi có dịch một số cuốn tiểu thuyết khác, như “Nhật kí bị lãng quên” của Shizukui Shusuke, “Narratage” của Shimamoto Rio, “Tên ngốc và bài kiểm tra” (tập 1) của Inoue Kenji, “Nỗi buồn của Suzumiya Haruhi” của Tanigawa Nagaru…

Những người bạn của tôi cầm trên tay cuốn “5cm trên giây” (Năm 2015)

Vận dụng những câu nói trong phim vào hội thoại hàng ngày

Hồi sinh viên, ngoài thời gian học trên lớp, tôi dành khoảng 2~3 tiếng mỗi ngày để học ở nhà. Tuy nhiên, lúc đó khả năng nói của tôi không được tốt. Phải đến khi sang Nhật du học, những kiến thức đã tích luỹ trong 2 năm rưỡi trở thành nền tảng và nhờ đó khả năng giao tiếp của tôi được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, tôi dành khoảng 4~5 tiếng để học mỗi ngày.

Ngoài du học, tôi thấy có một phương pháp khá hiệu quả, đó là học qua những câu thoại trong phim. Tôi học được những đoạn hội thoại, trong các tình huống cụ thể, như ở trường học, nơi làm việc, giữa bạn bè, đồng nghiệp… Tôi xem rất nhiều phim truyền hình Nhật (nghe tiếng Nhật, kèm phụ đề tiếng Việt), ghi nhớ những câu nói ở những phân cảnh mình thấy ấn tượng. Sau đó, nếu bắt gặp tình huống tương tự trong thực tế, tôi thử áp dụng và nói theo. Nếu dùng sai, sẽ được người Nhật sửa. Bằng cách đó, dần dần tôi đã có thể nói chuyện với người Nhật một cách tự nhiên. Những bạn yêu thích Anime có thể vận dụng cách tương tự qua Anime chẳng hạn.

Văn hoá và tinh thần Nhật Bản

Tôi rất thích hoa anh đào của Nhật. Trước đây, tôi từng đọc một bài báo có tựa đề “Tại sao người Nhật lại thích hoa anh đào đến thế?”. Bài báo nói về sức cuốn hút của hoa anh đào, không phải chỉ bởi vẻ đẹp của những bông hoa đang nở, mà còn là vẻ đẹp của những cánh hoa rơi. Hoa anh đào từ lúc nở rộ đến khi rụng xuống chỉ tầm 10 ngày, hình ảnh những cánh hoa rơi gợi nên cảm giác về “nỗi buồn”, “sự mong manh” và “thanh tao”. Trong văn học Nhật, cũng có những khái niệm như “sự vô thường của vạn vật”, “monoaware” (vẻ đẹp thoáng qua), khơi gợi cảm thức về cái đẹp rực rỡ rồi sẽ tàn phai, hay vẻ đẹp của cánh hoa mong manh đang lìa cành, đó là mỹ cảm rất riêng của Nhật. Chính vì gắn bó với nước Nhật một thời gian dài như thế, tôi cũng bị cuốn hút mạnh mẽ bởi vẻ thanh tao mà phù du của những cánh hoa anh đào rơi.

Ngoài ra, tôi còn bị ảnh hưởng bởi câu nói “nhất kì nhất hội”. Câu nói mang ý nghĩa “hãy trân trọng mọi cuộc gặp gỡ, mọi cơ hội trong cuộc đời mình, vì có thể nó sẽ là duy nhất”. Thảm hoạ kép phía Đông Bắc Nhật Bản xảy ra vào tháng 3 năm 2011, khi tôi đang du học lần thứ hai. Có rất nhiều, rất nhiều người đã chết hoặc mất tích ở vùng Tohoku, gần tỉnh Ibaraki (nơi tôi từng du học), và lần đầu tiên trong đời tôi cảm thấy mình gần với cái “chết” đến như vậy. Cũng chính vì trải nghiệm đó, tôi đã sống mỗi ngày với tâm niệm rằng “hãy trân quý những người ngay cạnh mình” và “trân trọng hiện tại”.

Tham gia hoạt động tình nguyện trong thời gian du học

Khi du học lần đầu tiên, tôi tham gia hoạt động tình nguyện (khoảng 3 tháng) do trường Ibaraki tổ chức, công việc là dạy tiếng Nhật cho người Indonesia (chủ yếu là thực tập sinh kỹ năng). Ở lần du học thứ hai, chúng tôi đến thăm một trong những nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất từ thảm hoạ kép năm 2011 và có cơ hội giao lưu với những người dân nơi đây (chuyến đi 2 ngày 1 đêm).

Trong lần du học thứ ba này, đại dịch COVID-19 lan rộng khiến nhiều thực tập sinh kỹ năng hay du học sinh bị ảnh hưởng và gặp khó khăn về kinh tế. Năm tài khóa 2020, Hội người Việt ở Ibaraki tổ chức các buổi tư vấn pháp luật miễn phí cho người Việt, nên tôi đã đến Ibaraki cùng luật sư Sugita Shohei (đồng nghiệp cũ, làm việc cùng tôi khoảng 2 năm ở Trung tâm luật Nhật Bản) và phụ trách phiên dịch cho luật sư. Việc tham gia các hoạt động tình nguyện như thế, vừa có ý nghĩa là giúp đỡ được ai đó, vừa cho tôi cơ hội gặp gỡ và học hỏi, nó trở thành những kinh nghiệm vô cùng quý giá trong cuộc đời. Các bạn sinh viên đang du học, các bạn cũng thử tìm kiếm những cơ hội như thế xem sao nhé!

Luật sư Sugita Shohei (bên trái) và tôi tham gia buổi tư vấn cho người Việt (Ibaraki, năm 2021)