Cuộc sống - Visa
Cách mở thẻ Credit cho người nước ngoài

Khi bắt đầu sống ở Nhật, hai thứ bạn cần có đầu tiên là tài khoản ngân hàng và điện thoại di động phải không nào? Thế nhưng với mình, như vậy vẫn chưa đủ. Hồi ở Việt Nam, mình sử dụng thẻ tín dụng và các ứng dụng trên điện thoại để thanh toán hầu hết các hoá đơn nên khi sang Nhật, nếu không có thẻ tín dụng, mình thấy rất bất tiện. Ban đầu mình không thể mở thẻ tín dụng ở Nhật một cách dễ dàng, nhưng cuối cùng thì mình cũng đã mở được 3 loại thẻ khác nhau, sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn trải nghiệm của mình nhé.〈Vân Hoàng〉
Không thể mở thẻ tín dụng tại ngân hàng

Trước khi bắt đầu đi làm vào mùa thu năm 2021 này, mình đã sống 1 năm ở Nhật với tư cách là du học sinh nhận học bổng Chính phủ. Ngay sau khi sang Nhật, để có thể nhận tiền học bổng hàng tháng, mình đã mở tài khoản của “Ngân hàng Yucho”. Sau đó mình được ngân hàng phát cho sổ ngân hàng và thẻ rút tiền, nhưng thẻ này không có chức năng như một thẻ Debit nên không thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng tại siêu thị hay trên các trang mua sắm online.
Lần này là lần thứ ba mình đi du học theo diện nhận học bổng Chính Phủ (chương trình cao học). Lần du học đầu tiên, mình không biết về thẻ Credit, còn lần du học thứ hai thì nhân viên của ngân hàng Yucho đã hỏi mình có muốn làm thẻ Credit hay không nên mình đã làm thẻ. Lần thứ ba này, mình nói với nhân viên của ngân hàng Yucho là “Tôi muốn mở thẻ Credit”, nhưng vì thời gian lưu trú của mình chỉ có 1 năm nên họ đã trả lời là mình không đủ điều kiện mở thẻ. Ở lần du học thứ hai, mình có thời gian lưu trú là 2 năm, còn lần này chỉ có 1 năm thôi nên mình không được mở thẻ.
Khác biệt lớn giữa cuộc sống không dùng tiền mặt và cuộc sống cần tiền mặt

Những năm gần đây, mình đã sống ở Việt Nam với phương thức thanh toán không cần tiền mặt (cashless). Trong ví của mình có 3 thẻ Credit, trong điện thoại cũng có các ứng dụng của ngân hàng, ví thanh toán điện tử nên gần như mình không đem theo tiền mặt và mình thấy không có gì bất tiện cả.
Khi đi làm (bằng GrabBike), mua sắm, ăn uống bên ngoài, mình đều có thể thanh toán bằng thẻ, ở các cửa hàng nhỏ thì có thể thanh toán thông qua mã QR trên ứng dụng trong điện thoại. Ngoài ra, khi đi ăn cùng với bạn bè, một bạn sẽ đứng ra trả hết tiền trước, sau đó các thành viên còn lại sẽ chuyển khoản tiền ăn cho bạn đó. Ở Việt Nam, chuyển tiền trong ngân hàng hay khác ngân hàng đều không mất phí, đã vậy còn không mất thời gian, không mất công nên cực kì tiện lợi và thoải mái.

Bảng sao kê giao dịch khi mình mua sắm ở Nhật bằng thẻ của Việt Nam
Thế nhưng, lần này vì không mở được thẻ Credit của Nhật nên mình đã quay lại cuộc sống cần đến tiền mặt. Dù mình có 3 thẻ của Việt Nam nhưng sau khi mua sắm ở Nhật, công ty thẻ sẽ quy đổi tỷ giá sang tiền Việt và điều này thì không hề có lợi chút nào, thậm chí còn bị tính phí giao dịch nước ngoài (0,8% tổng số tiền giao dịch). Nhiều ứng dụng ví điện tử trên điện thoại cũng yêu cầu phải có thẻ Credit, nên không có thẻ thì không dùng được. Các khoản tiền điện thoại, tiền điện v.v… mình đều phải đến cửa hàng tiện lợi để thanh toán bằng tiền mặt. Mình cũng đã thử dùng ứng dụng “Yucho pay” nhưng ứng dụng này không được chấp nhận ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.
Thẻ EPOS của GTN

Cứ như thế, mình đã rất khổ sở vì không làm được thẻ Credit của Nhật, nhưng một ngày nọ, một vị cứu tinh bất ngờ xuất hiện. Khoảng một tuần sau khi kí hợp đồng với hãng SIM điện thoại giá rẻ tên là “GTN mobile”, nhân viên người Việt của hãng đã gọi điện thoại cho mình. Họ mời mình mở thẻ Credit được gọi là “Thẻ EPOS (Epos card)”.
GTN là SIM giá rẻ mà người nước ngoài cũng có thể dễ dàng mua được. Nhân viên của GTN biết mình là người nước ngoài nên đã gọi điện thoại cho mình. Việc “không mất phí hội viên thường niên” hay “được tặng 2000 điểm” cũng cực kì hấp dẫn. Nghe thế, mình không hề phân vân mà nói luôn “đúng rồi, mình muốn mở thẻ” và sau đó mình đã đăng ký online để làm thẻ.
Chỉ mấy hôm sau, thẻ Credit của mình đã được chuyển đến. Để xác nhận danh tính, nhân viên chuyển phát đã yêu cầu mình xuất trình thẻ lưu trú, sau khi đưa thẻ cho anh ấy xem, mình đã nhận được thẻ Credit. Thời gian lưu trú của mình chỉ có một năm thôi nhưng mình đã nhận được thẻ Credit với thời hạn sử dụng là 5 năm đấy. Cảm ơn GTN rất nhiều!
Trang đăng ký thẻ EPOS của GTN
Mở được thẻ của Rakuten và Amazon!

Quảng cáo về thẻ của Rakuten
Mọi người thường nói là thời gian lưu trú ngắn nên không mở được thẻ Credit. Thế nhưng, có vẻ là chính sách đó đã thay đổi rồi. Một hôm, khi đang mua sắm trên trang Rakuten ichiba (một trang bán hàng rất lớn), tình cờ thấy phần quảng cáo là nếu mở thẻ Credit của Rakuten, “bạn sẽ nhận được 5000 điểm (tương ứng với 5000 yên)”, “không mất phí hội viên thường niên” nên mình nghĩ, “Hay thử mở cái này xem sao” và mình đã thử đăng ký. Không ngờ mình qua được vòng xét duyệt và đã mở được thẻ. Thẻ này có ưu điểm là khi mua sắm trên trang Rakuten ichiba và thanh toán bằng thẻ của Rakuten, mình sẽ tích được nhiều điểm hơn so với việc thanh toán thông thường.
Amazon thì thế nào nhỉ? 10 năm trước mình đã thử đăng ký mở thẻ Credit của Amazon nhưng không qua được vòng xét duyệt. Tuy nhiên, khi thấy Amazon có ưu đãi “nhận được 5000 điểm” nếu mở thẻ, dù biết trước có thể sẽ không mở được thì mình vẫn thử đăng ký. Sau đó, mình qua vòng xét duyệt và nhận được thẻ của Amazon!
Thẻ Debit

Ngoài thẻ Credit, mình nghe nói người quen của bạn mình thường sử dụng thẻ Debit. Thẻ Debit là thẻ có thể sử dụng số tiền tương ứng với số dư trong tài khoản ngân hàng, khi sử dụng thẻ thì đồng thời tiền trong tài khoản cũng sẽ bị trừ luôn. Anh ấy là kỹ sư, sau khi sang Nhật vài tháng anh ấy có thử làm thẻ Credit nhưng không qua được vòng xét duyệt của công ty thẻ. Sau đó anh ấy đã đăng ký làm thẻ Debit của ANA trên trang chủ của ANA – hãng hàng không lớn của Nhật và hãng đã đồng ý phát hành thẻ cho anh ấy.
Anh ấy dùng thẻ này để kí hợp đồng với SIM giá rẻ “Rakuten mobile”, mua vé máy bay v.v. Thẻ Debit cũng có thể tích điểm và số điểm này có thể sử dụng thay cho tiền mặt.
Tổng kết

Lần này, mình đã không thể mở thẻ Credit của ngân hàng Yucho nhưng mình đã có thể mở thẻ EPOS của GTN, thẻ Credit của Rakuten và Amazon. Có vẻ như ngay cả những người nước ngoài có thời gian lưu trú ngắn hạn ở Nhật cũng có thể dễ dàng mở thẻ hơn trước đây.
Thẻ Credit có một số ưu điểm chính như sau.
✔︎ Thẻ có thể dùng để thanh toán khi mua hàng trên các trang online như Amazon, Rakuten ichiba v.v.
✔︎ Khi mua vé máy bay, đặt vé và thanh toán online
✔︎ Có thể tích điểm khi sử dụng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi v.v.
✔︎ Nếu dùng thẻ để thanh toán tiền điện thoại, tiền điện, tiền gas v.v., hàng tháng tiền sẽ được tự động trừ vào ngày cố định và bạn cũng được tích điểm vào thẻ.
✔︎ Dùng thẻ để thanh toán dịch vụ giao hàng tận nhà cũng rất tiện lợi.
Lần này mình đã giới thiệu với các bạn cách mở thẻ Credit. Về cách sử dụng thẻ Credit, mình sẽ giới thiệu cụ thể hơn trong một bài viết khác nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 15116 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 13866 views
-
-
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 11876 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết liên quan
-
Lựa chọn công ty điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan
Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ chia sẻ với các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như các bạn đang sinh sống ở Nhật có ý định đăng ký mới sử dụng dịch vụ hay chuyển mạng cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để có thể tiết kiệm chi phí. <Nội dung bài viết> 1.Tại sao cần phải ký hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu 2.Nhà mạng lớn thì chất lượng dịch vụ tốt, giá cao ・3 nhà mạng lớn ・Cước sử dụng hằng tháng ・Phí huỷ dịch vụ 3.Điện thoại・SIM giá rẻ ・Điện thoại・SIM giá rẻ ・Các gói cước và mức giá ・Các giấy tờ cần thiết khi ký hợp đồng 1. Tại sao cần phải ký hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu Những ai muốn cắt giảm chi phí dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu thì hãy xem xét sử dụng “SIM giá rẻ”. Để dùng dịch vụ này thì bạn cần phải có sẵn điện thoại di động không khoá mạng, nhưng dịch vụ này thường có gói cước nghe gọi chỉ khoảng 1.000 yên/tháng. Việc ký hợp đồng có thể thực hiện ở cửa hàng do nhà mạng trực tiếp kinh doanh hoặc qua các cửa hàng đại lý. Hiện nay, ngày càng có nhiều nhân viên cửa hàng là người Việt, nhưng nếu bạn không yên tâm về thủ tục thì hãy nhờ người của nghiệp đoàn, công ty, trường học hoặc bạn bè đi cùng để trợ giúp. Ở Nhật, cước dịch vụ di động nghe gọi・dữ liệu hằng tháng rất đắt đỏ. Do đó, có rất nhiều bạn thực tập sinh kỹ năng chỉ sử dụng chủ yếu Wi-Fi ở ký túc xá của công ty và không hề dùng thẻ SIM cho đến khi về nước. Tuy nhiên, nếu bạn là du học sinh thì sẽ phải liên lạc nhiều, ví dụ như với chỗ làm baito chẳng hạn, nên có thể cuộc sống của bạn sẽ rất khó khăn nếu không có số điện thoại (SIM) . Vì vậy, các sempai đã sinh sống ở Nhật trong thời gian dài có một số lời khuyên về cách sử dụng điện thoại di động sao cho tiết kiệm. Ở Việt Nam, SIM trả trước được sử dụng rất phổ biến, nhưng ở Nhật thì không có hình thức này. Bạn buộc phải ký hợp đồng với nhà mạng và trả tiền dịch vụ nghe gọi・dữ liệu hằng tháng. Tuỳ theo nhà mạng cũng như nội dung hợp đồng (gói cước + lựa chọn thêm) mà mức phí hằng tháng này có thể rất khác nhau. 2. Nhà mạng lớn thì chất lượng dịch vụ tốt, giá cao 3 nhà mạng lớn 3 nhà mạng (công ty viễn thông) lớn ở Nhật Bản là docomo, Au và Softbank. Các nhà mạng lớn có dịch vụ dữ liệu tốc độ cao và chất lượng nghe gọi tốt hơn. Các nhà mạng này cũng có nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Với các nhà mạng lớn, bạn có thể sử dụng dịch vụ nghe gọi trong nước không giới hạn và dung lượng dữ liệu cao (1 tháng 50GB) với mức giá cố định. Cước dịch vụ hằng tháng Tuy vậy, đa số cước dịch vụ nghe gọi・dữ liệu của các nhà mạng lớn rơi vào khoảng từ 5.000 đến 8.000 yên mỗi tháng. Nếu cộng thêm cả tiền mua điện thoại di động vào thì con số này sẽ vô cùng đắt đỏ. Nếu bạn mua một chiếc điện thoại được nhiều người ưa thích như iPhone chẳng hạn, rồi ký hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu nữa thì nhiều khả năng số tiền bạn phải trả hằng tháng sẽ lên đến hơn 10.000 yên. Phí huỷ dịch vụ (phí vi phạm hợp đồng) Không chỉ riêng 3 nhà mạng lớn mà khi ký hợp đồng dịch vụ với các nhà mạng ở Nhật Bản, nhiều trường hợp thời hạn hợp đồng sẽ là 1 hoặc 2 năm. Và khi bạn huỷ dịch vụ giữa chừng thì sẽ phải thanh toán khoảng 10.000 yên phí vi phạm hợp đồng. Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều gói cước cho phép bạn huỷ dịch vụ giữa chừng mà không phải nộp phí vi phạm hợp đồng. Khi ký hợp đồng, bạn hãy kiểm tra kỹ nội dung này nhé. 3. Điện thoại・SIM giá rẻ Điện thoại・SIM giá rẻ Lượng người sử dụng SIM giá rẻ không phải của 3 nhà mạng lớn đang ngày càng gia tăng. Các công ty cung cấp dịch vụ nghe gọi・dữ liệu giá rẻ (SIM giá rẻ) gồm có LINE Mobile, Biglobe Mobile, UQ Mobile, IIJmio (aiaijeimio), Y!mobile v.v... Nếu bạn tìm kiếm bằng từ khoá “格安 SIM” (SIM giá rẻ) “比較” (so sánh) thì sẽ thấy rất nhiều trang web so sánh dịch vụ và cước phí của các nhà mạng nói trên. Các nhà mạng tiêu biểu cung cấp SIM giá rẻ GTN Mobile LINE Mobile UQ Mobile Y!mobile(waimobile) mineo(maineo) OCN mobile ONE IIJmio(aiaijeimio) BIGLOBE Mobile SIM VÀNG Các gói cước và mức giá Đối với SIM giá rẻ, có hai loại gói cước chính là “gói cước có nghe gọi” và “gói cước chỉ dùng dữ liệu”. Điểm khác nhau của hai loại gói cước này chính là khả năng nghe gọi điện thoại. Với gói cước có nghe gọi, bạn sẽ thực hiện được cuộc gọi từ số điện thoại có đầu số như 080 hay 090 v.v... Tuy nhiên, so với các nhà mạng lớn, các nhà mạng giá rẻ có mức cước dịch vụ nghe gọi cơ bản đắt hơn nên nhiều người thường sử dụng lựa chọn thêm mức phí nghe gọi cố định kiểu “10 phút gọi miễn phí” hoặc “60 phút gọi miễn phí mỗi tháng”. Có rất nhiều gói cước SIM giá rẻ có mức phí dưới 2.000 yên mỗi tháng. Hãy lựa chọn gói cước cơ bản cùng lựa chọn thêm sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng dữ liệu và nghe gọi của bản thân bạn. Nếu bạn có thói quen sử dụng Internet bằng Wi-Fi ở nhà hay ký túc xá, trường học, nơi làm baito v.v... và ít sử dụng Internet ở các nơi khác thì chỉ cần dùng gói cước có dung lượng dữ liệu thấp. Các giấy tờ cần thiết để ký hợp đồng ・Giấy tờ chứng minh nhân thân (như thẻ lưu trú v.v...) ・Trường hợp thanh toán tiền qua tài khoản ngân hàng: Sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) và con dấu cá nhân ・Trường hợp thanh toán tiền bằng thẻ tín dụng: Thẻ tín dụng 4. Ví dụ về gói cước SIM giá rẻ Dưới đây là một số ví dụ về gói cước SIM giá rẻ (mức cước hằng tháng tại thời điểm tháng 11/2020). LINE Mobile ・SIM có kèm nghe gọi (dung lượng dữ liệu 3GB): 1.480 yên ・Miễn phí dữ liệu mạng xã hội (lựa chọn thêm): 280 yên Y!mobile ・Gói cước cơ bản cho điện thoại di động S: 2.680 yên UQ Mobile ・Gói cước điện thoại di động S (dung lượng dữ liệu 3GB): 1.980 yên SIM VÀNG Đây là dịch vụ di động do (Pháp nhân) Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) hợp tác với công ty IDEASPARK cung cấp, có thể thanh toán được bằng SmartPit. Dịch vụ còn kèm theo thẻ Hội viên của VAIJ (hiệu lực 1 năm), nếu gặp khó khăn trong cuộc sống, bạn sẽ nhận được hỗ trợ của VAIJ dễ dàng hơn. ・Gói light (dung lượng dữ liệu 3GB): 1.480 yên ・Gói light (dung lượng dữ liệu 3GB) + nghe gọi: 2.180 yên 5. Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Dưới đây là các nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục. ① Tốc độ truy cập dữ liệu không ổn định Nhược điểm của nhiều SIM giá rẻ là tốc độ truy cập dữ liệu. Các hãng SIM giá rẻ chỉ thuê lại một phần đường truyền của 3 nhà mạng lớn nên trong những khoảng thời gian có nhiều người cùng sử dụng thì tốc độ truy cập dữ liệu thường bị chậm đi. 〈Cách khắc phục〉 Nếu kết nối Internet bằng Wi-Fi ở nhà, kí túc xá, quán cà phê, cửa hàng tiện lợi v.v... thì sẽ không gặp vấn đề về tốc độ truy cập. ② Cước cuộc gọi đắt Các nhà mạng lớn thường có gói cước cho phép nghe gọi điện thoại trong nước không giới hạn. Trong khi đó, giá cước nghe gọi trung bình của SIM giá rẻ là 20 yên/30 giây. 〈Cách khắc phục〉 ・Gọi điện thoại bằng LINE hoặc Messenger thì không bị tính cước nghe gọi thông thường. ・Có thể đăng ký dùng các lựa chọn thêm kiểu gói cước nghe gọi với mức giá cố định như “5 phút, 10 phút gọi miễn phí” hoặc “60 phút gọi miễn phí mỗi tháng” v.v... Rất nhiều người sử dụng lựa chọn thêm kiểu này. ・Có thể dùng ứng dụng nghe gọi điện thoại để làm giảm giá cước, hoặc thực hiện cuộc gọi với thời gian ngắn không bị tính phí. ③ Dịch vụ hỗ trợ 3 nhà mạng lớn có rất nhiều cửa hàng cung cấp dịch vụ hỗ trợ, nhưng nhiều nhà mạng SIM giá rẻ lại có dịch vụ hỗ trợ qua chat. ④ Nhà mạng giá rẻ bán ít mẫu điện thoại hơn Nếu mua điện thoại di động từ nhà mạng SIM giá rẻ khi ký hợp đồng dịch vụ, bạn sẽ thấy các nhà mạng này có ít mẫu điện thoại để lựa chọn hơn các nhà mạng lớn. 〈Cách khắc phục〉 Các loại điện thoại ngày nay như iPhone chẳng hạn hầu hết chỉ cần cho thẻ SIM vào là dùng được, vì vậy, bạn có thể mang điện thoại từ Việt Nam sang hoặc mua điện thoại cũ ở Nhật để dùng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp SIM điện thoại không tương thích với máy nên khi ký hợp đồng dịch vụ, bạn nên nhờ nhân viên cửa hàng kiểm tra luôn xem SIM và máy có phù hợp với nhau không. ⑤ Thanh toán hầu hết bằng thẻ tín dụng Thanh toán bằng thẻ tín dụng là phương thức thanh toán chính hằng tháng, nhưng cũng có những SIM giá rẻ cho phép thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
-
★ Thông tin cơ bản: Tài khoản ngân hàng và Bưu điện
<Nội dung bài viết> Tài khoản ngân hàng 1.Mở tài khoản ngân hàng 2.Bán (chuyển nhượng) tài khoản ngân hàng là phạm tội! ・Mua bán, chuyển nhượng thẻ rút tiền mặt (ATM), sổ ngân hàng là phạm tội ・Tài khoản ngân hàng chuyển nhượng bị sử dụng vào việc gì? ・Dù chỉ mua bán tài khoản ngân hàng một lần thôi cũng là có tội! ・Hãy đóng tài khoản ngân hàng trước khi về nước ・Ví dụ thực tế về người Việt phạm tội do liên quan đến mua bán tài khoản ngân hàng Bưu điện 1. Bưu điện ở Nhật Bản có rất nhiều chức năng Tài khoản ngân hàng 1. Mở tài khoản ngân hàng Có thể thực hiện thủ tục mở tài khoản ở quầy dịch vụ của ngân hàng. Cũng có ngân hàng chấp nhận làm thủ tục qua bưu điện hoặc Internet. Thường thì thẻ ATM sẽ được gửi về nhà sau. Khi đi mở tài khoản ngân hàng, cần mang theo các giấy tờ sau đây: ❶ Giấy tờ chứng minh nhân thân (thẻ lưu trú, hộ chiếu v.v...) ❷ Con dấu cá nhân (cũng có ngân hàng chỉ yêu cầu chữ ký) ❸ Giấy chứng nhận là nhân viên hoặc học sinh (nếu không có giấy này thì hãy nhờ người của công ty hoặc trường học đi cùng).※ Nếu không tự tin giao tiếp bằng tiếng Nhật, bạn có thể nhờ người làm cùng công ty, nhân viên của trường hoặc nhờ bạn bè đi cùng để thông dịch giúp. 2. Bán (chuyển nhượng) tài khoản ngân hàng là phạm tội! Khi không còn cần dùng tài khoản ngân hàng vì những lý do như về nước chẳng hạn, các bạn nhất quyết phải đóng tài khoản ngân hàng. Việc bán, cho tặng thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng là phạm tội. Chắc chắn 100% là tài khoản ngân hàng đó sẽ bị dùng vào hành vi phi pháp hoặc vi phạm pháp luật, vì vậy tuyệt đối không được chuyển nhượng lại tài khoản nhé. Mua bán, chuyển nhượng thẻ rút tiền mặt (ATM), sổ ngân hàng là phạm tội Có rất nhiều trang Facebook môi giới việc làm cho người Việt cư trú bất hợp pháp và dụ dỗ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tài khoản ngân hàng và giấy tờ tuỳ thân v.v... Các bạn tuyệt đối không dùng các trang Facebook này nhé. Những trang Facebook này là ổ tội phạm, cảnh sát vẫn thường xuyên kiểm tra nội dung các trang này. Những kẻ làm ăn bất lương hoặc người cư trú bất hợp pháp thường mua lại thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng của các tài khoản mà mọi người không dùng nữa. Tuy nhiên, việc mua bán, cho tặng tài khoản ngân hàng (thẻ ATM hoặc sổ ngân hàng) là phạm tội. Dù bạn không biết rằng tài khoản đó sẽ được dùng vào mục đích phi pháp thì bạn sẽ trở thành tội phạm. Tội danh: Vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp Hình phạt: Phạt tù lên đến 1 năm hoặc phạt tiền lên đến 100 vạn yên. ・Cần nhận thức được rằng mua bán tài khoản ngân hàng là phạm tội. ・Nhất định phải đóng tài khoản không cần dùng nữa vì các lý do như về nước v.v... ・Lập tức khóa tài khoản ngân hàng khi bị mất sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM v.v ... Tài khoản ngân hàng chuyển nhượng bị sử dụng vào việc gì? 100% các tài khoản ngân hàng sau khi chuyển nhượng bị sử dụng vào các hành vi phi pháp hoặc vi phạm pháp luật. Trường hợp này, người chuyển nhượng tài khoản ngân hàng là người tiếp tay cho tội phạm. Sử dụng vào hành vi phi pháp như “lừa đảo giả làm người thân” Ở Nhật Bản, các tổ chức chống đối xã hội không mở được tài khoản ngân hàng. Tài khoản ngân hàng do các nhóm tội phạm mua lại sẽ được bán cho các tổ chức như vậy, và bị sử dụng vào các mục đích phi pháp như tài khoản thực hiện lừa đảo đặc thù, rửa tiền, hay tài khoản vốn lưu động trong tín dụng đen. Một loại hình tiêu biểu của “lừa đảo đặc thù” là “lừa đảo giả làm người thân”, là kiểu lừa các cụ ông cụ bà chuyển tiền với số lượng lớn. Các nhóm tội phạm hoặc các đối tượng bất lương cũng sử dụng tài khoản ngân hàng với mục đích xấu Chính các nhóm hoặc người cung cấp dịch vụ mua lại tài khoản ngân hàng cũng sử dụng tài khoản đó vào mục đích phi pháp. Ví dụ, có nhiều người bị lừa theo kiểu thấy tin đăng trên mạng xã hội với nội dung “Bán vé máy bay giá rẻ”, sau khi trao đổi tin nhắn và chuyển tiền cho bên kia xong thì không liên lạc được nữa. Các tài khoản gần đây bị sử dụng để thực hiện hành vi phi pháp lừa đảo kiểu này là các tài khoản không dùng nữa và bị mua bán phi pháp. Người cư trú bất hợp pháp sử dụng vào mục đích xấu Có nhiều người cư trú bất hợp pháp sử dụng thẻ lưu trú giả để lao động phi pháp. Khi đó, họ cần tài khoản ngân hàng để nhận tiền lương, nhưng do không có thẻ lưu trú hợp lệ nên họ không mở được tài khoản ngân hàng. Các nhóm tội phạm thường bán sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM của người khác cho các đối tượng cư trú bất hợp pháp kiểu này. Ngoài ra, còn có trường hợp người cư trú bất hợp pháp liên lạc trực tiếp qua mạng xã hội với chủ tài khoản ngân hàng để mua lại tài khoản. Dù chỉ mua bán tài khoản ngân hàng một lần thôi cũng là có tội! Lấy danh nghĩa của mình mở tài khoản ngân hàng rồi bán hoặc chuyển nhượng lại cho người khác sử dụng cũng là phạm tội (tội lừa đảo). ・Mở tài khoản ngân hàng rồi bán lại. ・Tài khoản ngân hàng đó bị sử dụng vào mục đích phi pháp như lừa đảo v.v... ・Người bị hại trình báo với cảnh sát, nghị phạm bị buộc tội. ・Cảnh sát sẽ xét hỏi cả người đứng tên tài khoản ngân hàng. Những trường hợp như thế này, có thể người bán tài khoản ngân hàng sẽ giải thích với cảnh sát rằng: “Tôi chỉ làm mất sổ ngân hàng (hoặc thẻ ATM) thôi”. Tuy nhiên, cảnh sát sẽ nắm được toàn bộ thông tin tiền vào và ra khỏi tài khoản kể từ khi mở tài khoản, vì vậy, nếu có các khoản tiền ra vào tài khoản lặp đi lặp lại một cách đáng ngờ thì sẽ bị điều tra rất kĩ. Việc mở tài khoản với mục đích cho người khác sử dụng là vi phạm pháp luật. Từng có người chỉ một lần mở tài khoản ngân hàng rồi bán lại với giá 10.000 yên, sau đó tài khoản đó bị dùng để phạm tội nghiêm trọng nên người đó bị bắt vì tội “lừa đảo ngân hàng để mở tài khoản” và bị xử có tội. Hãy đóng tài khoản ngân hàng trước khi về nước Nếu bạn bán hoặc chuyển nhượng giấy tờ tuỳ thân hay tài khoản ngân hàng không cần dùng nữa vì lý do như về nước, các giấy tờ hoặc tài khoản đó sẽ bị sử dụng vào hành vi phi pháp hoặc vi phạm pháp luật. Các bạn nhất định phải đóng tài khoản ngân hàng khi không dùng nữa nhé. Đối với tội mua bán tài khoản ngân hàng, khi người thực hiện hành vi mua bán rời khỏi Nhật Bản thì thời hạn vụ án có hiệu lực bị tạm ngừng, nên có thể sau này khi người đó quay trở lại Nhật Bản sẽ vẫn bị truy cứu. Ví dụ thực tế về người Việt phạm tội liên quan đến mua bán tài khoản ngân hàng ★ Người đàn ông Việt Nam bị bắt vì bị tình nghi vận hành trang mạng hỗ trợ lẫn nhau hướng đến đối tượng người cư trú bất hợp pháp (Tháng 10/2020) Do đăng trên mạng xã hội mẩu tin: “Có ai muốn bán sổ hay thẻ ngân hàng không?”, một người đàn ông Việt Nam (24 tuổi) không nghề nghiệp sống tại thành phố Okazaki đã bị cảnh sát tỉnh Aichi bắt vì tình nghi vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp. Người này được cho là đang vận hành trang mạng xã hội với mục đích mua bán các loại giấy tờ như thẻ lưu trú giả và mua sổ ngân hàng hoặc thẻ ATM rồi bán lại cho người Việt cư trú bất hợp pháp. Cảnh sát đã thu giữ tại nhà riêng của người này 123 giấy tờ giả mạo bao gồm thẻ lưu trú và bằng lái xe giả v.v... ★ Người Việt bị bắt vì tình nghi chuyển nhượng sổ và thẻ ngân hàng (Tháng 8/2020) Cảnh sát tỉnh Kanagawa đã bắt giữ một người đàn ông Việt Nam (21 tuổi) sống tại Tokyo vì tình nghi vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp. Người đàn ông này được cho là đã chuyển nhượng 1 quyển sổ ngân hàng và 1 thẻ ATM do mình đứng tên cho một người đàn ông Việt Nam khác với giá 32.000 yên. ★ 7 người đàn ông Việt Nam bị bắt vì xúi giục người khác mua bán tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội (Tháng 6/2020) Cảnh sát tỉnh Kanagawa đã bắt giữ 7 người đàn ông quốc tịch Việt Nam vì tình nghi vi phạm luật phòng chống chuyển tiền phi pháp v.v.. do những người này đã xúi giục người khác mua bán tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội. Cảnh sát đã thu giữ được tại 2 cơ sở bí mật của nhóm người này (ở Tokyo) 467 quyển sổ ngân hàng và 637 thẻ ATM. Một phần trong số các tài khoản mua lại này được xác định là đã bị dùng vào hành vi lừa đảo đặc thù. Bưu điện 1.Bưu điện ở Nhật Bản có rất nhiều chức năng Bưu điện hoặc hòm thư bưu điện ở Nhật Bản có ký hiệu “〒” và có màu chủ đạo là màu đỏ. Bưu điện ở Nhật Bản và “Ngân hàng Yucho” là một tổ chức thống nhất, thực hiện chức năng bưu điện, ngân hàng và công ty bảo hiểm. 【Những việc có thể làm được ở bưu điện】 ❶ Gửi thư, bưu thiếp, hàng hoá (gửi được ra cả nước ngoài) ❷ Gửi tiền tiết kiệm, chuyển tiền, chuyển khoản trả phí dịch vụ công cộng v.v... ❸ Tham gia bảo hiểm nhân thọ ※ Bạn cũng có thể tham gia bảo hiểm nhân thọ của các công ty khác ※ Trả phí dịch vụ công cộng bằng cách rút tiền tự động rất tiện lợi. Ngoài ra, hằng tháng bạn cũng có thể thanh toán các khoản phí này tại cửa hàng tiện ích.
-
★ Thông tin cơ bản: Chuyển tiền quốc tế
Có rất nhiều người Việt làm việc ở Nhật Bản có nhu cầu chuyển tiền về cho gia đình. Các bạn có biết dùng dịch vụ của công ty chuyển tiền nào là có lợi nhất không? Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin về việc chuyển tiền từ Nhật về Việt Nam mà nếu bạn không biết sẽ rất thiệt thòi. <Nội dung bài viết> 1.Điểm khác nhau giữa các phương thức chuyển tiền quốc tế ・Nhờ người thân hoặc bạn bè ・Ngân hàng, Ngân hàng Yucho ・Công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế 2.Tóm lại, nên lựa chọn phương thức chuyển tiền quốc tế nào? ・Chuyển tiền qua ngân hàng hay công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế? ・So sánh phí chuyển tiền quốc tế ・Ở Việt Nam có thể nhận tiền tại tổ chức tài chính nào? ・Trang web của các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế (link) 1. Điểm khác nhau giữa các phương thức chuyển tiền quốc tế Nhờ người thân hoặc bạn bè Nếu có người thân hoặc bạn bè sắp từ Nhật Bản về Việt Nam thì bạn có thể nhờ người đó cầm tiền về và đưa giúp cho gia đình. Làm như vậy vừa đơn giản, vừa không tốn phí chuyển tiền. Tuy nhiên, điều kiện thuận lợi như vậy không phải lúc nào cũng có. Ngân hàng, Ngân hàng Yucho Trước đây, mọi người thường chuyển tiền qua ngân hàng hoặc Ngân hàng Yucho, nhưng bây giờ thì đây không còn là phương thức chuyển tiền cá nhân phổ biến nữa. Nguyên nhân là do phí chuyển tiền cao. Ngoài ra, khi chuyển tiền thì phải viết đầy đủ thông tin tài khoản của người nhận, không được có sai sót. Các thông tin này gồm có tên ngân hàng, tên chi nhánh ngân hàng, địa chỉ chi nhánh, SWIFT code, tên chủ tài khoản, số tài khoản, địa chỉ chủ tài khoản v.v... Hơn nữa, khi đi chuyển tiền sẽ phải chờ ở quầy nên sẽ tốn nhiều thời gian. ◎ Phí chuyển tiền qua ngân hàng cao là do các nguyên nhân sau đây: ① Phí chuyển khoản = Doanh thu của ngân hàng thực hiện gửi tiền đi ② Phí nhận tiền = Doanh thu của ngân hàng nhận tiền ③ Phí ngân hàng trung gian = Doanh thu của ngân hàng trung gian giữa ngân hàng gửi tiền và ngân hàng nhận tiền. Càng có nhiều ngân hàng trung gian ở giữa thì tổng mức phí sẽ càng cao. ④ Tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng tự quy định = Khi thực hiện đổi tiền sang loại tiền tệ của nơi nhận, ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng đó tự quy định. Do đó, sẽ phát sinh chênh lệch với mức tỷ giá ngoại tệ phổ thông, và phần chênh lệch này sẽ trở thành doanh thu thêm của ngân hàng. Công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế Hiện nay, hầu hết mọi người khi chuyển tiền cá nhân ra nước ngoài đều thực thiện thông qua các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế. Có cả công ty có nhân viên người Việt hỗ trợ nên việc chuyển tiền trở nên dễ dàng và chính xác. Các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế gồm có KYODAI Remittance, SBI Remit, DCOM, TransferWise v.v...So với ngân hàng, lợi ích của việc sử dụng dịch vụ của các công ty chuyển tiền này là phí chuyển tiền rẻ hơn, thời gian làm thủ tục nhanh gọn hơn, tiền về đến tổ chức tài chính bên phía người nhận cũng nhanh chóng hơn. Phí chuyển tiền, loại hình và số lượng tổ chức tài chính nhận được tiền ở Việt Nam, phí nhận tiền, thời gian chuyển tiền v.v... của các công ty dịch vụ chuyển tiền là khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, so với ngân hàng, các công ty này có mức phí chuyển tiền thấp hơn. Nếu không có quầy giao dịch ở gần, các bạn còn có thể đăng ký và làm thẻ trên website, và thực hiện chuyển tiền qua ATM của Ngân hàng Yucho hoặc ở cửa hàng tiện lợi. ◎ Lợi ích của việc sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế ① Nếu chuyển tiền dưới 100 vạn yên thì có thể dùng dịch vụ chuyển tiền của công ty chuyển tiền quốc tế thông qua Ngân hàng Yucho, cửa hàng tiện lợi v.v... ② Nhờ giảm bớt các ngân hàng trung gian giữa bên chuyển tiền đi và bên nhận tiền nên tổng mức phí thấp hơn và rút ngắn được thời gian tiền về tài khoản bên nhật. ③ Người không mở được tài khoản ngân hàng cũng có thể dùng được dịch vụ gửi tiền. 2. Tóm lại, nên lựa chọn phương thức chuyển tiền quốc tế nào? Chuyển tiền qua ngân hàng hay công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế? Nếu bạn chuyển số tiền dưới 100 vạn yên thì rõ ràng là chuyển tiền qua công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế sẽ có lợi hơn! Dịch vụ của công ty chuyển tiền quốc tế vừa rẻ, vừa nhanh gọn, tiện lợi và an toàn. Tuỳ theo số tiền chuyển cũng như nước nhận tiền mà mức phí có thể khác nhau, nhưng trong trường hợp chuyển dưới 100 vạn yên, chuyển qua ngân hàng thông thường sẽ mất khoảng 3.000 đến 4.000 yên tiền phí, và khi nhận tiền ở tổ chức tài chính bên nhận tiền cũng có thể bị thu thêm phí. Trong khi đó, nếu dùng dịch vụ của công ty chuyển tiền, tổng mức phí chỉ vào khoảng từ 500 đến 2.000 yên. So sánh phí dịch vụ của các công ty chuyển tiền quốc tế Cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia, ban biên tập KOKORO đã thử so sánh tổng mức phí chuyển tiền cũng như số tiền nhận được khi chuyển 100.000 yên và 150.000 yên từ Nhật Bản về Việt Nam. ◎ Trường hợp chuyển 100.000 yên về Việt Nam KYODAISBIDCOMTransferWiseSeven Bank Tỷ giá215214214216,06213,0113921 Phí chuyển tiền quốc tế8707601.0001.3541.500 Phí sử dụng ATM3305005004400 Tổng mức phí1.2001.2601.5001.7941.500 Số tiền nhận được (VND)21.242.00021.130.36021.079.00021.218.38820.981.622 ※ Thông tin tại thời điểm sáng ngày 26/05/2020 ※ Phí sử dụng ATM (KYODAI, SBI, DCOM) = phí sử dụng ATM của Ngân hàng Yucho (dùng thẻ chuyển tiền quốc tế của từng công ty). ※ Phí sử dụng ATM (TransferWise) = Việc chuyển tiền bằng TransferWise được thực hiện thông qua tài khoản của TransferWire ở ngân hàng Mitsubishi UFJ nên phải trả phí chuyển tiền từ ATM Ngân hàng Yucho sang tài khoản nói trên. (Sử dụng Yucho Direct cũng có cùng mức phí). ※ Phí sử dụng ATM (Seven Bank) = Phí sử dụng ATM của Seven Bank ◎ Trường hợp chuyển 150.000 yên về Việt Nam KYODAISBIDCOMTransferWiseSeven BankTỷ giá215214214216,06213Phí chuyển tiền quốc tế1.3709801.0001.8891.600Phí sử dụng ATM4305005004400Tổng mức phí1.8001.4801.5002.3291.600Số tiền nhận được (VND)31.863.00031.783.28031.779.00031.905.79631.610.891 Điểm cần chú ý là số tiền nhận được Ở Việt Nam có thể nhận tiền tại những tổ chức tài chính nào? Tuỳ theo công ty chuyển tiền mà loại hình và số lượng tổ chức tài chính có thể nhận được tiền là khác nhau. Trong các ngân hàng và công ty chuyển tiền, đơn vị cho phép nhận tiền ở Việt Nam bằng nhiều cách nhất là KYODAI (thông tin tại thời điểm tháng 6/2020). Sử dụng dịch vụ của công ty này, bạn có thể chuyển tiền vào tài khoản ở tất cả các ngân hàng, còn nếu muốn nhận tiền mặt, bạn có thể nhận tiền ở các ngân hàng lớn như Agribank... hoặc thông qua công ty chuyển tiền lớn nhất thế giới WESTERN UNION, hoặc công ty lớn thứ 2 thế giới MoneyGram. Ngoài ra, nếu bạn trả thêm phụ phí 200 yên thì có thể sử dụng được dịch vụ chuyển tiền mặt đến tận nhà. Trang web của các công ty dịch vụ chuyển tiền quốc tế KYODAI Remittance (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...) SBI Remit (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...) DCOM (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...) TransferWise (tiếng Anh, tiếng Nhật v.v...) WESTERN UNION(tiếng Anh, tiếng Nhật v.v...) enRemit (tiếng Việt, tiếng Nhật v.v...)
-
Cách mở thẻ Credit cho người nước ngoài
Khi bắt đầu sống ở Nhật, hai thứ bạn cần có đầu tiên là tài khoản ngân hàng và điện thoại di động phải không nào? Thế nhưng với mình, như vậy vẫn chưa đủ. Hồi ở Việt Nam, mình sử dụng thẻ tín dụng và các ứng dụng trên điện thoại để thanh toán hầu hết các hoá đơn nên khi sang Nhật, nếu không có thẻ tín dụng, mình thấy rất bất tiện. Ban đầu mình không thể mở thẻ tín dụng ở Nhật một cách dễ dàng, nhưng cuối cùng thì mình cũng đã mở được 3 loại thẻ khác nhau, sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn trải nghiệm của mình nhé.〈Vân Hoàng〉 Không thể mở thẻ tín dụng tại ngân hàng Trước khi bắt đầu đi làm vào mùa thu năm 2021 này, mình đã sống 1 năm ở Nhật với tư cách là du học sinh nhận học bổng Chính phủ. Ngay sau khi sang Nhật, để có thể nhận tiền học bổng hàng tháng, mình đã mở tài khoản của “Ngân hàng Yucho”. Sau đó mình được ngân hàng phát cho sổ ngân hàng và thẻ rút tiền, nhưng thẻ này không có chức năng như một thẻ Debit nên không thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng tại siêu thị hay trên các trang mua sắm online. Lần này là lần thứ ba mình đi du học theo diện nhận học bổng Chính Phủ (chương trình cao học). Lần du học đầu tiên, mình không biết về thẻ Credit, còn lần du học thứ hai thì nhân viên của ngân hàng Yucho đã hỏi mình có muốn làm thẻ Credit hay không nên mình đã làm thẻ. Lần thứ ba này, mình nói với nhân viên của ngân hàng Yucho là “Tôi muốn mở thẻ Credit”, nhưng vì thời gian lưu trú của mình chỉ có 1 năm nên họ đã trả lời là mình không đủ điều kiện mở thẻ. Ở lần du học thứ hai, mình có thời gian lưu trú là 2 năm, còn lần này chỉ có 1 năm thôi nên mình không được mở thẻ. Khác biệt lớn giữa cuộc sống không dùng tiền mặt và cuộc sống cần tiền mặt Những năm gần đây, mình đã sống ở Việt Nam với phương thức thanh toán không cần tiền mặt (cashless). Trong ví của mình có 3 thẻ Credit, trong điện thoại cũng có các ứng dụng của ngân hàng, ví thanh toán điện tử nên gần như mình không đem theo tiền mặt và mình thấy không có gì bất tiện cả. Khi đi làm (bằng GrabBike), mua sắm, ăn uống bên ngoài, mình đều có thể thanh toán bằng thẻ, ở các cửa hàng nhỏ thì có thể thanh toán thông qua mã QR trên ứng dụng trong điện thoại. Ngoài ra, khi đi ăn cùng với bạn bè, một bạn sẽ đứng ra trả hết tiền trước, sau đó các thành viên còn lại sẽ chuyển khoản tiền ăn cho bạn đó. Ở Việt Nam, chuyển tiền trong ngân hàng hay khác ngân hàng đều không mất phí, đã vậy còn không mất thời gian, không mất công nên cực kì tiện lợi và thoải mái. Bảng sao kê giao dịch khi mình mua sắm ở Nhật bằng thẻ của Việt Nam Thế nhưng, lần này vì không mở được thẻ Credit của Nhật nên mình đã quay lại cuộc sống cần đến tiền mặt. Dù mình có 3 thẻ của Việt Nam nhưng sau khi mua sắm ở Nhật, công ty thẻ sẽ quy đổi tỷ giá sang tiền Việt và điều này thì không hề có lợi chút nào, thậm chí còn bị tính phí giao dịch nước ngoài (0,8% tổng số tiền giao dịch). Nhiều ứng dụng ví điện tử trên điện thoại cũng yêu cầu phải có thẻ Credit, nên không có thẻ thì không dùng được. Các khoản tiền điện thoại, tiền điện v.v… mình đều phải đến cửa hàng tiện lợi để thanh toán bằng tiền mặt. Mình cũng đã thử dùng ứng dụng “Yucho pay” nhưng ứng dụng này không được chấp nhận ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Thẻ EPOS của GTN Cứ như thế, mình đã rất khổ sở vì không làm được thẻ Credit của Nhật, nhưng một ngày nọ, một vị cứu tinh bất ngờ xuất hiện. Khoảng một tuần sau khi kí hợp đồng với hãng SIM điện thoại giá rẻ tên là “GTN mobile”, nhân viên người Việt của hãng đã gọi điện thoại cho mình. Họ mời mình mở thẻ Credit được gọi là “Thẻ EPOS (Epos card)”. GTN là SIM giá rẻ mà người nước ngoài cũng có thể dễ dàng mua được. Nhân viên của GTN biết mình là người nước ngoài nên đã gọi điện thoại cho mình. Việc “không mất phí hội viên thường niên” hay “được tặng 2000 điểm” cũng cực kì hấp dẫn. Nghe thế, mình không hề phân vân mà nói luôn “đúng rồi, mình muốn mở thẻ” và sau đó mình đã đăng ký online để làm thẻ. Chỉ mấy hôm sau, thẻ Credit của mình đã được chuyển đến. Để xác nhận danh tính, nhân viên chuyển phát đã yêu cầu mình xuất trình thẻ lưu trú, sau khi đưa thẻ cho anh ấy xem, mình đã nhận được thẻ Credit. Thời gian lưu trú của mình chỉ có một năm thôi nhưng mình đã nhận được thẻ Credit với thời hạn sử dụng là 5 năm đấy. Cảm ơn GTN rất nhiều! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về GTN mobile [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang đăng ký thẻ EPOS của GTN Mở được thẻ của Rakuten và Amazon! Quảng cáo về thẻ của Rakuten Mọi người thường nói là thời gian lưu trú ngắn nên không mở được thẻ Credit. Thế nhưng, có vẻ là chính sách đó đã thay đổi rồi. Một hôm, khi đang mua sắm trên trang Rakuten ichiba (một trang bán hàng rất lớn), tình cờ thấy phần quảng cáo là nếu mở thẻ Credit của Rakuten, “bạn sẽ nhận được 5000 điểm (tương ứng với 5000 yên)”, “không mất phí hội viên thường niên” nên mình nghĩ, “Hay thử mở cái này xem sao” và mình đã thử đăng ký. Không ngờ mình qua được vòng xét duyệt và đã mở được thẻ. Thẻ này có ưu điểm là khi mua sắm trên trang Rakuten ichiba và thanh toán bằng thẻ của Rakuten, mình sẽ tích được nhiều điểm hơn so với việc thanh toán thông thường. Amazon thì thế nào nhỉ? 10 năm trước mình đã thử đăng ký mở thẻ Credit của Amazon nhưng không qua được vòng xét duyệt. Tuy nhiên, khi thấy Amazon có ưu đãi “nhận được 5000 điểm” nếu mở thẻ, dù biết trước có thể sẽ không mở được thì mình vẫn thử đăng ký. Sau đó, mình qua vòng xét duyệt và nhận được thẻ của Amazon! Thẻ Debit Ngoài thẻ Credit, mình nghe nói người quen của bạn mình thường sử dụng thẻ Debit. Thẻ Debit là thẻ có thể sử dụng số tiền tương ứng với số dư trong tài khoản ngân hàng, khi sử dụng thẻ thì đồng thời tiền trong tài khoản cũng sẽ bị trừ luôn. Anh ấy là kỹ sư, sau khi sang Nhật vài tháng anh ấy có thử làm thẻ Credit nhưng không qua được vòng xét duyệt của công ty thẻ. Sau đó anh ấy đã đăng ký làm thẻ Debit của ANA trên trang chủ của ANA – hãng hàng không lớn của Nhật và hãng đã đồng ý phát hành thẻ cho anh ấy. Anh ấy dùng thẻ này để kí hợp đồng với SIM giá rẻ “Rakuten mobile”, mua vé máy bay v.v. Thẻ Debit cũng có thể tích điểm và số điểm này có thể sử dụng thay cho tiền mặt. Tổng kết Lần này, mình đã không thể mở thẻ Credit của ngân hàng Yucho nhưng mình đã có thể mở thẻ EPOS của GTN, thẻ Credit của Rakuten và Amazon. Có vẻ như ngay cả những người nước ngoài có thời gian lưu trú ngắn hạn ở Nhật cũng có thể dễ dàng mở thẻ hơn trước đây. Thẻ Credit có một số ưu điểm chính như sau. ✔︎ Thẻ có thể dùng để thanh toán khi mua hàng trên các trang online như Amazon, Rakuten ichiba v.v. ✔︎ Khi mua vé máy bay, đặt vé và thanh toán online ✔︎ Có thể tích điểm khi sử dụng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi v.v. ✔︎ Nếu dùng thẻ để thanh toán tiền điện thoại, tiền điện, tiền gas v.v., hàng tháng tiền sẽ được tự động trừ vào ngày cố định và bạn cũng được tích điểm vào thẻ. ✔︎ Dùng thẻ để thanh toán dịch vụ giao hàng tận nhà cũng rất tiện lợi. Lần này mình đã giới thiệu với các bạn cách mở thẻ Credit. Về cách sử dụng thẻ Credit, mình sẽ giới thiệu cụ thể hơn trong một bài viết khác nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 15116 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 13866 views
-
-
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 11876 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài