Cuộc sống - Visa
Kinh nghiệm của tôi: Tận dụng hệ thống hỗ trợ sinh và chăm sóc trẻ tại Nhật!

Sau khi đi du học, mình quyết định ở lại Nhật và vào làm tại một công ty sản xuất máy móc công nghiệp. Hiện mình đã sống tại đây được 13 năm. Trong thời gian đó, mình kết hôn và sinh được hai bé, một bé đang học mẫu giáo lớn và một bé mới được hơn một tuổi. Do dịch dã mẹ mình không thể bay từ Việt Nam sang để giúp trông cháu, vì vậy mình cố gắng tận dụng hệ thống hỗ trợ của chính phủ Nhật, đồng thời hai vợ chồng cố gắng hỗ trợ lẫn nhau trong việc nuôi dạy con cái. Điều khiến mình ngạc nhiên nhất khi nuôi con ở Nhật Bản là mức độ hoàn hảo của hỗ trợ nhà nước đối với việc sinh và chăm sóc trẻ nhỏ. Thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình muốn giới thiệu cho các bạn về các hệ thống này bao gồm các khoản trợ cấp và rất nhiều dịch vụ khác nhau mà mình đã được nhận, chẳng hạn như trợ cấp và phụ cấp khi mang thai và sinh con, trợ cấp chi phí y tế cho trẻ, các dịch vụ tư vấn của nhân viên y tế và các hội giao lưu của các mẹ bỉm tại địa phương. Hãy cùng mình tìm hiểu nhé.
◆Nội dung◆
Nếu bạn mang thai hãy đến uỷ ban nơi mình sống!

Nếu bạn mang thai, hãy đến ngay uỷ ban để nhận sổ tay Mẹ và bé
Do mình làm việc tại công ty Nhật nên luật quy định mình nghỉ thai sản đúng một tháng trước ngày dự sinh. Thực lòng mình băn khoăn nhiều lắm và cuối cùng quyết định không về Việt Nam mà sinh con ở Nhật, vì bay ở tuần thai thứ 36 thì mạo hiểm quá mà nhiều thứ phải chuẩn bị cập rập không nên. Quyết định đó với mình có phần bất ngờ vì mình luôn tưởng tượng sẽ sinh con bên bố mẹ gia đình cơ. Nhưng vì rất thích và tin ở con người và xã hội Nhật, mình lạc quan rằng chắc chắn tuy vất vả nhưng mình sẽ vẫn có thể tận hưởng trọn niềm vui khi sinh con và nuôi dạy con cái ở đây.
Hãy nhận sổ tay Mẹ và bé và Phiếu khám thai!
Khi khám biết mình có thai, điều số một mình làm là đến uỷ ban quận để lấy “Sổ tay Mẹ và bé” và “Phiếu khám thai”. Khi đó, mình đang sống ở Tokyo, vì vậy mình đã đến uỷ ban quận, nhưng nếu bạn ở một thành phố không có quận thì thay vào đó sẽ là uỷ ban huyện, phường, thôn. Bạn cũng có thể đến các trung tâm bảo hiểm và phúc lợi ở gần nơi cư trú nhé.
Sổ tay Mẹ và bé |
・ Tên chính thức là “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé” ・ Sổ ghi tình trạng mang thai, sinh nở và tình trạng sức khoẻ của em bé ・ Đây cũng là một trong những giấy tờ chứng minh mối quan hệ của mẹ và con |
Phiếu khám thai |
・ Tên chính thức là “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai” ・ Bảo hiểm y tế không sử dụng được để khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng phiếu khám thai được cấp cùng lúc với Sổ tay sức khỏe mẹ và bé, thì bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí khám thai bao gồm 14 lần, đều sẽ được thanh toán bằng chi phí của nhà nước. |
Phiếu khám thai giống như một phiếu giảm giá mà bạn sử dụng mỗi khi đi khám thai (khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai) từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở. Mức trợ cấp khác nhau tùy thuộc theo từng khu vực, nhưng trong trường hợp của mình, chi phí y tế cho mỗi lần khám thường dao động từ 20.000 đến 30.000 yên và khoản mình phải chi trả sau trợ cấp chỉ là 5.000 đến 8.000 yên. Mình đã đi khám thai hơn 10 lần. Như vậy là nhờ có phiếu khám mà tổng số tiền phải chi trả được giảm đi rất nhiều.
Nhân viên chăm sóc trẻ của uỷ ban quận

Chính phủ Nhật Bản thực hiện các công tác hỗ trợ trước và sau sinh bằng cách cung cấp các công tác tư vấn và hỗ trợ giao lưu. Sau khi nhận sổ tay Mẹ và bé tại uỷ ban quận, mình đã được giải thích cụ thể về các hỗ trợ đa dạng và các số liên hệ từ uỷ ban quận. Trong số đó, mình đặc biệt thường xuyên tận dụng sự hỗ trợ tư vấn của chuyên viên y tế về tư vấn chăm sóc trẻ.
Nếu mình có thể nhờ được ông bà từ Việt Nam sang trông cháu thì có thể mọi việc đã khác, nhưng mình không được vậy nên việc nuôi con hầu hết chỉ có mỗi hai vợ chồng mình tự lực cánh sinh.
Thế nên khi nhận được sổ tay Mẹ và bé tại uỷ ban quận, mình đã đăng ký nhờ hỗ trợ tư vấn của chuyên viên tư vấn chăm sóc trẻ và mình thường xuyên sử dụng sự hỗ trợ này. Quy trình mình nhận tư vấn như sau.
・Gọi điện đến uỷ ban quận sau đó mình được giới thiệu nhân viên y tế phụ trách vùng mình sống.
・Gọi cho nhân viên phụ trách để giải trình về hoàn cảnh của bản thân và đặt lịch hẹn gặp.
・Nhân viên chăm sóc trẻ đến tận nhà để tư vấn và hướng dẫn. Họ cũng sẽ chỉ cho bạn biết về các dịch vụ công có thể sử dụng.

Khi sinh bé đầu, mình bắt đầu biết và sử dụng hỗ trợ tư vấn muộn nên không lập ra được kế hoạch sử dụng các dịch vụ sau sinh đầy đủ. Nhưng với bé thứ hai, mình đã rút kinh nghiệm và liên lạc sớm. Điều này giúp mình nhận được hỗ trợ cùng lập nên kế hoạch sử dụng dịch vụ sau sinh một cách tương đối rõ ràng và hiệu quả.
Ngay cả sau khi sinh con, mình vẫn luôn liên lạc đều với cô chuyên viên để nhận lời tư vấn của cô mỗi khi có gì băn khoăn trăn trở. Cô luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích chính xác theo từng giai đoạn phát triển của bé. Điều này đã giúp mình giảm thiểu lo lắng nhiều và luôn yên tâm nuôi bé ngoan khỏe.
Trợ cấp và phụ cấp khi sinh và chăm sóc con

“Trợ cấp sinh con” có thể chi trả chi phí đi sinh
Cuối cùng sau 9 tháng mười ngày thì đã đến lúc em bé chào đời rồi. Cả hai bé mình đều sinh thường nên chi phí rơi vào khoảng 600.000 yên bao gồm cả chi phí nằm viện cho mỗi lần sinh. Đây chỉ là chi phí ở mức rất trung bình, nhưng thực sự khá lớn đối với mình nếu phải tự chi trả toàn bộ, vì vậy mình đã xác nhận với công ty và được biết về một chế độ gọi là “Trợ cấp sinh con”.
Ngay sau khi sinh, mình đã nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm y tế ở chỗ làm và được chi trả 420.000 yên. Tiền trợ cấp sinh con đã được bên bảo hiểm trả trực tiếp cho bệnh viện, nên mình chỉ phải trả cho bệnh viện khoảng 180.000 yên tiền chênh lệch viện phí 600.000 yên.
Tiền trợ cấp nghỉ sinh con và Tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con
Theo chỉ đạo của công ty, mình đã làm đơn xin hưởng “tiền trợ cấp nghỉ sinh con” đồng thời với trợ cấp sinh con. Khoản tiền này nhằm bù đắp phần lương bị giảm trong thời gian “nghỉ thai sản” và được chi trả từ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, sau khi nghỉ thai sản (tối đa 8 tuần sau khi sinh con), bạn có thể nghỉ “nghỉ chăm sóc con”, nhưng vẫn được nhận khoản “tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con” từ bảo hiểm tuyển dụng như một khoản bù đắp cho tiền lương của bạn trong thời gian đó. Số tiền được chi trả là 67% tiền lương cho 180 ngày nghỉ phép đầu tiên và sau đó là 50%. Mình hiện đang trong thời gian nghỉ chăm con cho bé thứ hai, vì vậy khoản tiền trợ cấp này giúp ích rất nhiều cho ngân sách gia đình mình.
Phụ cấp cho trẻ em
Còn có một khoản trợ cấp của nhà nước được gọi là “Phụ cấp cho trẻ em” được chi trả cho các gia đình đang nuôi dạy trẻ cho đến khi trẻ tốt nghiệp trung học cơ sở. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, số tiền nhận hàng tháng là 15.000 yên, sau đó theo nguyên tắc là 10.000 yên, bạn có thể nộp đơn tại uỷ ban thành phố. Khi đi nhớ mang theo sổ tay Mẹ và bé, sổ ngân hàng và con dấu, v.v. theo chỉ thị của quận nhé.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nơi làm việc, cũng có trường hợp nhận được “trợ cấp nuôi dạy trẻ” nên bạn hãy xác nhận kĩ với công ty nơi bạn làm nhé.
Thẻ bảo hiểm và thẻ y tế của em bé

Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế
Sau khi sinh quên gì chứ đừng quên đăng ký thẻ bảo hiểm và thẻ y tế nhé! Bởi bạn chỉ có thể nhận được hỗ trợ chi phí y tế cho con mình khi có hai thẻ này.
・ Thẻ bảo hiểm y tế: Đăng ký tại cơ quan bảo hiểm y tế ở nơi làm việc của bạn vậy nên bạn cần liên lạc với công ty. Đối với bảo hiểm y tế quốc dân thì bạn có thể đăng ký ở uỷ ban quận.
・ Thẻ y tế: Tên chính thức là “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế”. Hãy đăng ký tại ủy ban quận nhé.
Sau khi mình sinh em bé ra rồi thì cả gia đình xoay quanh em bé với việc ăn việc ngủ là đã hết ngày. Nhất là khi mình sinh bé thứ hai, mình bận bịu quá nên đã mắc một sai lầm nghiêm trọng là hoàn toàn quên mất việc xin “thẻ bảo hiểm” và “thẻ y tế” cho bé nhỏ. Để mình kể bạn nghe kĩ thêm nhé.

Như bạn cũng đã biết, ở Nhật nếu không có thẻ bảo hiểm và thẻ y tế, bạn sẽ phải chịu mọi chi phí khám chữa bệnh khi con ốm. Trớ trêu đó là khi bé thứ hai của mình chưa được bốn tuần tuổi thì cu cậu bị lây ốm từ anh lớn đi nhà trẻ và nửa đêm sốt cao người nóng rừng rực ho khan sù sụ. Mình đã nhanh chóng đưa đến bệnh viện gần nhất và xin khám bệnh ngoại trú khẩn cấp. Không có thẻ bảo hiểm hay thẻ y tế gì hết lại phải xét nghiệm vi rút RS (vi rút hợp bào hô hấp) nên chi phí khám bệnh cho ngày hôm đó mình phải trả là khoảng hơn 30.000 yên. Sau đó, thêm 3 lần đi khám nữa nên tổng cộng lại tốn thêm khoảng 40.000 yên. Đáng nhẽ miễn phí mà vì sơ sót lại phải trả tiền. Đúng là sai một li đi một dặm!
Về sau, sau khi được cấp thẻ bảo hiểm và thẻ y tế của bé út, mình đã gửi hoá đơn yêu cầu thanh toán cho cơ quan bảo hiểm y tế và uỷ ban quận để được hoàn trả lại phần lớn chi phí khám chữa bệnh nhưng thủ tục mất rất nhiều thời gian và công sức. Vậy nên bạn đừng dại mắc lỗi sai cơ bản như mình nhé.
※ Tham khảo bài viết sau để biết thêm thông tin chi tiết về các hỗ trợ của nhà nước khi sinh con và chăm sóc trẻ em.
Sử dụng thẻ giảm giá dịch vụ massage thông tuyến sữa

Ở quận Arakawa, Tokyo, nơi mình từng sống trước đây, đã hỗ trợ chăm sóc trẻ sau sinh rất đáng kể, bao gồm chăm sóc sức khỏe của trẻ và các mẹ sau khi sinh con, bao gồm cả hướng dẫn cách cho con bú và tắm rửa hay cho cách nấu đồ ăn dặm, cách chăm sóc răng cho bé nữa.
Trong số đó, mình hay dùng nhất là phiếu giảm giá mát xa thông tuyến sữa. Trước khi sinh, mình đã được một cô y tá ở uỷ ban quận chỉ cho. Nhiều bà mẹ cho con bú bị đau do viêm tuyến sữa. Từ sau sinh khoảng 3 tháng, mình hay bị và đau như cắt mỗi lần cho con bú nên phải nhờ sự trợ giúp mát xa ngực của nữ hộ sinh. Giá mỗi lần là 5.000 yên, nhưng bằng phiếu giảm giá nhận được ở uỷ ban quận, mình chỉ phải trả 1.000 yên.
Mình đã sử dụng dịch vụ này tổng cộng 4 lần. Cô nữ hộ sinh đến trực tiếp nhà mình nên mình không phải mất thời gian đến bệnh viện hay chờ khám mệt mỏi. Vừa được hướng dẫn cách cho con bú trong quá trình mát xa, cô cũng tận tâm lắng nghe những lo lắng của mình nên tâm lí mẹ bỉm xì trét được giải tỏa nhiều lắm.
Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ và Nhà văn hoá

Con trai đầu chơi tại Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ ở quận Arakawa
Tình nguyện viên hỗ trợ chăm sóc trẻ em
Tại quận Arakawa, có các hoạt động tình nguyện hỗ trợ các gia đình có trẻ sơ sinh và người già.
・ “Dịch vụ hỗ trợ NicoNico” giúp làm việc nhà: 750 yên mỗi giờ
・ “Mạng lưới hỗ trợ Saponet35 (sau sinh)” chăm sóc em bé: 500 yên mỗi lần
Mình thường sử dụng 2 dịch vụ này do một chuyên viên chăm sóc trẻ ở uỷ ban quận giới thiệu.
Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ và Nhà văn hoá

Các con chơi ở Fureaikan (nhà văn hoá) của quận Arakawa
Từ khi các con được khoảng 3 tháng tuổi, mình thường lui tới “Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ” và nhà văn hoá ở địa phương. Những cơ sở này có rất nhiều đồ chơi, bạn có thể sử dụng miễn phí và đến chơi bất cứ khi nào bạn muốn.
Hơn nữa tại các cơ sở này, bạn còn có thể nhờ giữ con trong thời gian ngắn, ngoài ra còn có các hoạt động mà bố mẹ và con có thể cùng tham gia. Nơi đây đã trở thành một địa điểm vui chơi thường xuyên cho mình và các con, đồng thời mình có thể giao lưu với các mẹ và em bé khác. Đây cũng là cơ hội quý để kết bạn với các mẹ bỉm sữa tại địa phương đấy.
Sử dụng đồ cũ và các trang web quyên góp đồ

Món đồ chơi được nhận miễn phí (trái) và Đai địu em bé giá 1.000 yên mua ở Jimoty
Những đồ dùng của bé tính ra cũng tương đối tốn kém nhất là khi bạn toàn mua đồ mới. Hồi sinh con trai đầu lòng mình không nghĩ tới và đã mua hầu hết mọi thứ đồ đều mới từ A đến Z. Nghĩ lại thì thấy rằng mình phung phí quá. Vậy nên khi có bé thứ hai, mình đã xem xét lại và triệt để sử dụng đồ cũ. Dưới đây là một số ví dụ. Các bạn cũng xem nhé.
Vật dụng trẻ sơ sinh sử dụng trong thời gian ngắn |
・ Ghế rung, xe tập đi, đồ chơi sơ sinh ・ Mình không mua mà mượn miễn phí tại “Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ” của địa phương do một tổ chức NPO điều hành |
Vật dụng thường xuyên sử dụng |
・ Đai địu em bé, xe đẩy, cũi, v.v. ・ Sử dụng trang web mua bán vật phẩm online “Jimoty” → Mình chỉ mất 1.000 yên cho đai địu em bé đã qua sử dụng có giá 10.000-20.000 yên ・ Đai địu em bé đã qua sử dụng cũng có bán tại Hội giao lưu nuôi dạy trẻ với giá vài trăm yên. |
Đồ chơi của trẻ |
・ Nhận miễn phí tại Event trao đổi đồ cũ do nhà văn hoá tổ chức ・ Khi con lớn lên và không cần đồ chơi nữa thì mình quyên góp lại cho Event trao đổi đồ cũ nên không phải lo nhà bừa hay phải thanh lí đồ chơi cồng kềnh vất vả. |
Ngoài những cách thức trên, mình còn tận dụng nhóm Facebook “CHO TẶNG ĐỒ Ở NHẬT”, trong đó có nhiều người Việt Nam đang sinh sống trên toàn nước Nhật tham gia. Nguyên tắc của nhóm này là nghiêm cấm buôn bán, chỉ được chuyển nhượng tự do. Bạn có thể nhận được đồ cũ vẫn còn sử dụng tốt mà chỉ cần mất phí vận chuyển!
Lời kết

Nhập gia thì tùy tục. Mình đã chọn sinh con và nuôi con ở Nhật Bản nên mình chỉ nghĩ đơn giản là phải hiểu đúng và kỹ về hệ thống hỗ trợ của Nhật để tận dụng triệt để, giúp mình chăm sóc bé tốt hơn.
Không có ông bà ở bên, lo lắng nhiều cô đơn cũng nhiều nhưng nghĩ lại nhờ có sự tư vấn của các chuyên viên ở quận mà mình đã vững tâm suốt cả chặng đường dài. Nhân viên tại uỷ ban quận đều rất tốt và nhiệt tình nên có lo lắng gì là mình trao đổi ngay và luôn được giúp đỡ chu đáo. Ngoài việc gọi điện, thỉnh thoảng mình đến trực tiếp uỷ ban quận để gặp cô chuyên viên phụ trách. Trong một số trường hợp, khi đến gặp trực tiếp, bạn có thể nhận được thêm nhiều tài liệu hoặc thông tin mới nhất nên tuy mất công chút nhưng tương đối có lợi lắm.
Trong bài viết này, mình đã chia sẻ cùng các bạn những kinh nghiệm của mình về sổ tay Mẹ và bé, phiếu khám thai, các khoản trợ cấp và phụ cấp như “trợ cấp sinh con”, “tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con” và “trợ cấp cho trẻ em”, chi phí y tế cho trẻ sơ sinh và các cơ sở giao lưu như “Trung tâm giao lưu nuôi dạy trẻ”.
Mình mong các bạn cũng giống mình hãy sử dụng hệ thống hỗ trợ cho phù hợp với hoàn cảnh và phong cách của mình nhé! Không biết thì không nói chứ biết rồi thì nên tận dụng không phí nhỉ. Mình không mong gì hơn là các mẹ bỉm Việt Nam mình nhờ những hỗ trợ này mà giảm nhẹ phần nào lo lắng vất vả để luôn trẻ trung vui tươi nuôi dạy con ngoan con khỏe các mẹ nhé. Luôn ủng hộ các mẹ từ trái tim!
Tác giả
Nguyễn Thuỳ Nhung
Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 12313 views
-
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 11233 views
-
Những bài viết “hot” trên KOKORO trong năm 2020 10910 views
-
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Khám chữa bệnh tại Nhật Bản (Tổng hợp)
Du học sinh mới đến Nhật Bản và lao động người nước ngoài làm việc tại các công ty có ít sự hỗ trợ, có thể sẽ gặp lo lắng về vấn đề ngôn ngữ khi bị thương, bị bệnh mà cần phải đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Ngoài ra, cả vấn đề nên đi bệnh viện nào để khám đúng bệnh cũng khiến cho các bạn gặp nhiều bối rối. Ngay cả khi bạn đến bệnh viện gần nhà do bị thương hoặc bị bệnh đột ngột, sự hỗ trợ được nhận cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường học hoặc công ty. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho các bạn các thông tin cơ bản hữu ích cho người nước ngoài khi sinh sống tại Nhật có thể sử dụng khi đi khám chữa bệnh. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (đường link các bài giới thiệu) và các trợ cấp y tế liên quan đến sinh con và chăm sóc trẻ em. Các loại cơ sở y tế Tại Nhật Bản, quy định chung là các bạn phải đến phòng khám đối với các bệnh thông thường và bị thương nhẹ. Nếu bạn nhận được giấy giới thiệu của phòng khám thì bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn. ① Phòng khám – Clinic ・ Điều trị bệnh tật và thương tích thường gặp trong đời sống hàng ngày ② Bệnh viện vừa và nhỏ ・ Khi cần phẫu thuật hoặc nhập viện ・ Khi cần điều trị y tế khẩn cấp ③ Bệnh viện lớn ・ Bệnh nhân cần cấp cứu do bệnh nặng ・ Khi cần hỗ trợ y tế ở mức độ chuyên môn cao ※ Các khoa khám bệnh của các cơ sở y tế được chia ra theo từng loại bệnh và tình hình vết thương Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) Thẻ bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế công của Nhật Bản chủ yếu bao gồm “bảo hiểm y tế” và “bảo hiểm y tế quốc dân”. Nói rộng ra, những người đi làm công ty sẽ tham gia bảo hiểm y tế, và những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm y tế quốc dân. Sau khi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế bạn sẽ nhận được thẻ bảo hiểm y tế. Bạn phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế quốc dân bất kể quốc tịch hay độ tuổi nào. Bảo hiểm y tế ・ Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “Kỹ - Nhân - Quốc”, người lao động nước ngoài theo diện kỹ năng đặc định và gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng, v.v. ・ Phí bảo hiểm do công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa Bảo hiểm y tế quốc dân ・ Du học sinh và gia đình của họ ・ Phí bảo hiểm do bản thân tự chi trả Giảm gánh nặng chi phí y tế ・ Nếu bạn xuất trình “thẻ bảo hiểm y tế” của mình khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, thông thường bạn sẽ chỉ phải chi trả 30% chi phí y tế. ・ Có một số điều trị y tế không được bảo hiểm chi trả. Phương pháp tham gia bảo hiểm y tế quốc dân “Bảo hiểm y tế” sẽ được công ty nơi bạn đang làm việc đăng ký tham gia cho bạn và tiền bảo hiểm cũng sẽ được trừ vào lương. Tuy nhiên, bạn có thể tự tham gia “Bảo hiểm y tế quốc dân” và tự thanh toán phí bảo hiểm (bạn có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi, v.v.). Làm thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tại uỷ ban quận huyện nơi bạn đang sinh sống Cần có thẻ cư trú và hộ chiếu Các thành viên trong gia đình sinh sống cùng nhau sẽ cùng tham gia Nếu bạn thay đổi địa chỉ, hãy đăng ký tại uỷ ban địa chỉ mới và nhận thẻ bảo hiểm y tế mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách thanh toán phí bảo hiểm y tế quốc dân tại cửa hàng tiện lợi Cách tìm cơ sở y tế Sau đây là các cách để bạn có thể tìm một cơ sở y tế. ① Tìm qua tạp chí do uỷ ban khu vực bạn sinh sống phát hành ② Tìm qua Internet thông tin của các cơ sở y tế được cung cấp trên trang chủ của các tỉnh thành ③ Hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống hoặc các tổ chức giao lưu quốc tế v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tổng hợp liên kết của các tổ chức tư vấn của địa phương và hiệp hội giao lưu quốc tế (Toàn quốc) ④ Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe Có hơn 380 “Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe” được đặt tại các tỉnh thành, sở y tế của các thành phố, các khu vực đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và giới thiệu các cơ sở y tế. ⑤ Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ・Tại đây bạn sẽ được giới thiệu cơ sở y tế có hỗ trợ ngôn ngữ của bạn hoặc được hướng dẫn chế độ phúc lợi y tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhauĐiện thoại 03-6233-9266 ・Trung tâm cũng có hỗ trợ thông dịch qua điện thoại hoặc qua ZOOMĐiện thoại 050-3405-0397 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web chính thức của Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ⑥ Sở Du lịch [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web “Khi bạn thấy không khỏe” ◎ Khi khẩn cấp, hãy gọi 119 Khi bạn đột ngột bị bệnh hay bị thương nặng do tai nạn, hãy gọi tới số 119 để gọi xe cứu thương ! Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt Hầu hết các bệnh viện trực thuộc đại học và bệnh viện đa khoa ở Nhật Bản đều có hỗ trợ dịch vụ phiên dịch qua điện thoại. Trong trường hợp cần thiết, bệnh viện có thể gọi phiên dịch viên đến hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phiên dịch viên tiếng Việt trong lĩnh vực y tế hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt, người ta đã chỉ ra rằng chất lượng của việc phiên dịch qua điện thoại cũng chưa được cao. Gần đây, số lượng bệnh viện có phiên dịch viên y tế, bác sĩ và y tá người Việt Nam làm việc ngày càng nhiều. Nếu bạn đến các bệnh viện này, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình bằng tiếng Việt. Dưới đây là liên kết của các bài viết (tiếng Việt, tiếng Nhật) có đăng tải thông tin các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt theo khu vực. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Tokyo) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Kanto trừ Tokyo) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Kansai) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Tokai) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Bắc Kyushu) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Nam Kyushu) Các khoản phụ cấp khác nhau Có nhiều phụ cấp khác nhau cho bảo hiểm y tế. Chẳng hạn, nếu số tiền thanh toán tại cơ sở y tế hoặc nhà thuốc (không bao gồm tiền ăn khi phải nằm viện) vượt quá mức quy định của một tháng, sẽ có chế độ chi trả phần vượt quá hạn mức đó. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy đọc thêm bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Y tế|KOKORO Các khoản trợ cấp khác nhau khi sinh con và chăm sóc trẻ em Trợ cấp và phụ cấp khi sinh con Khi sinh con tại Nhật Bản, bạn sẽ nhận được nhiều trợ cấp và phụ cấp. Trợ cấp sinh con Sau khi sinh, bạn có thể nhận được “Trợ cấp sinh con” từ bảo hiểm y tế của bạn hoặc bảo hiểm y tế quốc dân. Số tiền được nhận là 420.000 yên cho mỗi em bé sơ sinh (có ngoại lệ là 408.000 yên) Trợ cấp nghỉ sinh con Nếu bạn là một nhân viên trực thuộc một công ty tại Nhật, khi sinh con bạn sẽ được nhận một khoản gọi là “Trợ cấp nghỉ sinh con” do cơ quan bảo hiểm y tế hỗ trợ. Đó là khoản trợ cấp bù cho lương, do thu nhập bạn giảm vì phải nghỉ làm tại công ty. Nơi nộp đơn là nơi làm việc của bạn. Tiền trợ cấp nghỉ việc sinh con Nếu bạn nghỉ việc để chăm con, chính phủ sẽ hỗ trợ cho bạn “Tiền trợ cấp nghỉ việc sinh con” theo luật đến khi con bạn 1 tuổi. Trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh Trẻ trước khi vào tiểu học khi phải đi khám tại các cơ sở y tế thì sẽ được trợ cấp một phần chi phí y tế. Khi bạn nộp “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế” và “Thẻ bảo hiểm y tế” tại cơ sở y tế, bạn sẽ chỉ phải trả số tiền là phần dư sau khi trừ đi phần tiền bảo hiểm y tế cấp và phần tiền trợ cấp của chính phủ. ・ Chi phí tự trả là tối đa 500 yên đối với bệnh nhân ngoại trú ・ 500 yên cho mỗi ngày nhập viện. Bạn hãy trực tiếp liên lạc với phòng ban phụ trách của uỷ ban quận huyện để biết thông tin về việc cấp thẻ chứng nhận. Để biết thêm thông tin chi tiết về các khoản trợ cấp và phụ cấp khi sinh và chăm sóc con, hãy đọc thêm bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt) Thuốc Thuốc có thể mua được tại các hiệu thuốc và cửa hàng thuốc. Vì thế, bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm (drug store). Hiệu thuốc Tại hiệu thuốc, dược sĩ sẽ lấy thuốc và bán thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Bạn cũng có thể mua các loại dược phẩm khác. Ở Nhật, có rất nhiều loại thuốc không thể mua được nếu không có đơn của bác sĩ. Cũng có loại thuốc có thể mua mà không cần đơn nhưng nếu là thuốc có cùng tác dụng, khi bạn đưa đơn thuốc ra rồi mua thì bạn cũng sẽ được bảo hiểm chi trả 70%, bạn chỉ cần trả 30% thôi. Drug store Đây là cửa hàng bán các loại thuốc không cần đơn của bác sĩ, các loại thực phẩm ăn uống, tạp hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày v.v. Cũng có drug store bán thuốc theo đơn. ◎ Để biết thêm thông tin chi tiết về y tế, hãy đọc thêm bài viết trong link đính kèm dưới đây [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sách hướng dẫn về đời sống – việc làm dành cho người nước ngoài (Chương 6: Y tế)
-
★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)
Số lượng người Việt Nam mang thai và sinh con trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản ngày càng tăng. Nhưng có lẽ ít bạn đọc biết rằng Nhật Bản là đất nước có hệ thống hỗ trợ tương đối hoàn hảo cho các mẹ bầu mẹ bỉm xuyên suốt từ lúc mang thai cho đến khi sinh và sau sinh nữa. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn các chế độ bao gồm chế độ hỗ trợ y tế cho mẹ bỉm sữa, các khoản phụ cấp khác nhau khi sinh con và nuôi con, các dịch vụ tư vấn sức khỏe mẹ và bé từ các chuyên gia, hệ thống tình nguyện viên địa phương vả cả các hoạt động giao lưu cho mẹ và bé của thành phố và ủy ban quận. Các mẹ bỉm đã hoặc đang có ý định sinh và nuôi con ở Nhật Bản hãy cập nhật đầy đủ kiến thức về các chế độ và khoản trợ cấp khác nhau này để sử dụng thật tốt, giảm bớt gánh nặng cho việc nuôi con vất vả của mình nhé! 〈Nội dung bài viết〉 ・ Chế độ hỗ trợ khi mang thai ・ Trợ cấp và phụ cấp khi sinh con ・ Hỗ trợ trước và sau khi sinh ・ Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh ・ Các phụ cấp chăm con ・ Gặp khó khăn với việc mang thai ngoài ý muốn ・ Lời kết Chế độ hỗ trợ khi mang thai Sổ tay mẹ và bé Xét nghiệm mang thai Bạn phải chịu chi phí này vì chính phủ Nhật không hỗ trợ về mặt tài chính cho các xét nghiệm ban đầu để xác định bạn có đang mang thai hay không. Sổ tay mẹ và bé (Sổ tay sức khỏe mẹ và bé) ・ Khi bạn biết mình có thai, hãy đến uỷ ban quận huyện hoặc trung tâm bảo hiểm và phúc lợi trong khu vực bạn sinh sống để nhận “Sổ tay mẹ và bé”. Tên chính thức của sổ tay này là “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé”, tiếng Nhật là Boshitecho. ※ Bạn chỉ cần đến quầy tiếp tân của ủy ban quận huyện và nói: “Tôi muốn lấy Sổ tay mẹ và bé”, bạn sẽ được hướng dẫn đến nơi cần đến. ・ Khi nhận Sổ tay mẹ và bé, bạn sẽ được hướng dẫn về các chính sách hỗ trợ khác nhau cho mẹ và bé. Ví dụ như bạn có thể nhận được “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai” hoặc nhận được hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa về việc sinh và chăm bé sau sinh. Kiểm tra sức khỏe thai phụ Nếu bạn biết mình có thai, để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé, hãy đi khám sức khỏe định kỳ bằng “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai” tại các cơ sở y tế. Nội dung kiểm tra sức khoẻ thai phụ bao gồm: Đo huyết áp/ cân nặng Kiểm tra nước tiểu (đạm niệu, tiểu đường,…) Đo vòng bụng và chiều dài khoang tử cung Xét nghiệm máu để xem có thiếu máu hay không, v.v. Kiểm tra nhịp tim thai và siêu âm Trợ cấp khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai (Phiếu khám thai) Phiếu khám sức khoẻ cho phụ nữ mang thai Ở Nhật vì mang thai không được tính là ta đang mang bệnh nên mẹ bầu không dùng bảo hiểm y tế để đi khám thai được. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sử dụng “Phiếu khám thai” nhận được cùng lúc với Sổ tay sức khỏe mẹ và bé tại quận thì bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đáng kể cho việc khám sức khỏe thai phụ tại bệnh viện tổng cộng lên tới 14 lần. ・ Tên chính thức của “Phiếu khám thai” là “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai”, tiếng Nhật là Jushinhyo. ・ Bạn có thể nhận được 14 phiếu khám và sử dụng cho 14 lần khám sức khỏe. Trong trường hợp sinh đôi, bạn có thể nhận được một số phiếu khám bổ sung nữa. ・ Mức chi phí hỗ trợ công (trợ cấp) sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng chính quyền địa phương. Ví dụ cụ thể cho các thành phố và quận ở Tokyo vào năm 2022, bạn có thể được giảm tổng cộng 85.460 yên cho 14 lần và ở thành phố Osaka thì lên đến tổng cộng 120.650 yên cho 14 lần thăm khám. Trợ cấp và phụ cấp khi sinh con Trợ cấp sinh con Sau khi sinh, bạn có thể nhận được “Trợ cấp sinh con” từ bảo hiểm y tế của bạn hoặc bảo hiểm y tế quốc dân. Số tiền này nhằm trợ cấp chi phí khi sinh con. ・ Số tiền trợ cấp sinh con: 420.000 yên cho mỗi em bé sơ sinh (có ngoại lệ là 408.000 yên). Đối với trường hợp đa thai, sẽ tính theo số em bé. ・ Phương thức nhận (1): Số tiền sẽ được chi trả giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế, mẹ bầu chỉ phải thanh toán phần chênh lệch giữa chi phí sinh và tiền trợ cấp sinh con cho bệnh viện. ・ Phương thức nhận (2): Sau khi thanh toán đầy đủ chi phí sinh con cho bệnh viện thì nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm y tế và trực tiếp nhận tiền trợ cấp sinh con. Trong trường hợp bạn sử dụng Bảo hiểm Y tế quốc dân thì hãy nộp đơn cho uỷ ban quận huyện trực thuộc nhé. ・ Trường hợp sẩy thai hoặc thai chết lưu: Nếu bạn mang thai trên 12 tuần, bạn có thể nhận được tiền trợ cấp sinh con (408.000 yên hoặc 420.000 yên) ngay cả trong trường hợp thai chết lưu hoặc sẩy thai. Trợ cấp nghỉ sinh con Nếu bạn là nhân viên trực thuộc một công ty tại Nhật, khi sinh con bạn sẽ được nhận một khoản gọi là “Trợ cấp nghỉ sinh con” do cơ quan bảo hiểm y tế hỗ trợ. Đó là khoản trợ cấp bù cho lương, do thu nhập bạn giảm vì phải nghỉ làm tại công ty. Nơi nộp đơn là nơi làm việc của bạn. ・ Đối tượng chi trả: Là chính bản thân người được nhận trợ cấp tham gia bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe quốc dân nghỉ việc do sinh con. ・ Số tiền trợ cấp: 2/3 “số tiền lương ngày tiêu chuẩn” × số ngày nghỉ. ※ “Lương ngày tiêu chuẩn” là số tiền lương bao gồm tiền làm thêm giờ và các khoản phụ cấp chia cho số ngày làm việc. ・ Thời gian trợ cấp: 42 ngày trước khi sinh con (trong trường hợp sinh đôi là 98 ngày trước khi sinh) đến 56 ngày sau khi sinh con. Tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con Nếu bạn nghỉ việc để chăm con, chính phủ sẽ hỗ trợ cho bạn “tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con ” theo luật đến khi con bạn một tuổi. Công ty bạn trực thuộc sẽ giúp bạn đăng kí thông qua Hello Work. ・ Đối tượng chi trả: Người tham gia bảo hiểm tuyển dụng và đang trong thời gian nghỉ chăm con. ※ Thông thường, các công ty sẽ tham gia bảo hiểm tuyển dụng cho nhân viên của mình. ・ Nghỉ chăm con:Thời gian nghỉ thai sản của mẹ (nghỉ trước khi sinh và sau khi sinh) là 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh con. Theo luật, trong sáu tuần sau khi sinh, dù bạn có muốn đi làm cũng không thể được đi làm. Mặt khác, “thời gian nghỉ chăm con” có thể được áp dụng cho đến ngày trước sinh nhật một tuổi của bé. ※ Trong trường hợp không thể xin cho bé vào nhà trẻ để bạn đi làm lại được, mẹ bỉm có thể nghỉ tối đa đến trước ngày sinh nhật thứ 2 của bé. ※ Các bố cũng có thể xin nghỉ chăm con. ※ Hai vợ chồng có thể cùng xin nghỉ chăm con. Trong trường hợp đó, bạn có thể kéo dài thời gian nghỉ phép cho đến khi con bạn được 1 tuổi 2 tháng theo “Chế độ nghỉ phép chăm con của Bố Mẹ”. ・ Số tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con: 67% lương hàng tháng từ khi bắt đầu nghỉ chăm con cho đến ngày thứ 180 sau khi bắt đầu nghỉ chăm con, và 50% lương từ ngày thứ 181. ・ Thời gian được nhận trợ cấp cho mẹ: Được tính từ thời điểm thời gian nghỉ thai sản của mẹ kết thúc cho đến trước khi bé tròn một tuổi một ngày. ・ Thời gian được nhận trợ cấp cho bố: Được tính từ ngày bé sinh cho đến trước khi bé tròn một tuổi một ngày. Miễn nộp phí bảo hiểm hưu trí quốc dân Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân được miễn trong 4 tháng trước và sau khi sinh con (6 tháng đối với trường hợp sinh đôi trở lên). Hãy liên hệ với quầy bảo hiểm hưu trí quốc dân của uỷ ban thành phố, quận để được hỗ trợ chi tiết nhé. Hỗ trợ trước và sau khi sinh Công tác hỗ trợ trước và sau khi sinh Ở Nhật mỗi địa phương đều tiến hành nhiều “công tác hỗ trợ trước và sau khi sinh” nhưng về cơ bản thường bao gồm 2 nội dung sau đây. ・ Công tác tư vấn: Mẹ bầu sẽ được nhận tư vấn cho những lo lắng khi mang thai, sinh nở và cách nuôi dạy trẻ từ các y tá, nữ hộ sinh hoặc giáo viên mầm non hay những bậc lão thành, người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ đã được thông qua đào tạo chính quy, tùy theo nội dung cần tư vấn. ・ Hỗ trợ giao lưu: Nhằm thúc đẩy việc giao lưu kết bạn cho các mẹ bỉm tại địa phương. Các mẹ có thể kết bạn thông qua các dự án giao lưu tại nơi bạn sống. Các cơ sở hỗ trợ có thể được thiết lập tại các cơ sở địa phương (chẳng hạn như các trung tâm bảo hiểm và phúc lợi). Khi bạn khai trình việc mang thai của mình cho chính quyền thành phố, quận và nhận được Sổ tay Sức khỏe mẹ và bé, bạn sẽ nhận được các hướng dẫn và giải thích thông tin cụ thể về các dịch vụ này. 〈Ví dụ cụ thể về công tác hỗ trợ ở các thành phố〉 ・ Trao đổi với thai phụ khi phát hành Sổ tay mẹ và bé, đưa ra các lời khuyên về quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy trẻ, giới thiệu các dịch vụ công dành cho phụ nữ mang thai. ・ Tư vấn về việc mang thai, sinh nở và nuôi con (bằng điện thoại hay đến thăm nhà trực tiếp, gửi email v.v.). ・ Phối hợp với các cơ sở y tế và các tổ chức liên quan đến việc nuôi dưỡng trẻ em khi cần thiết. ・ Sau khi sinh, nữ hộ sinh và y tá sẽ chăm sóc mẹ và em bé, tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ. ・ Tổ chức “hoạt động giao lưu” tạo điều kiện để các phụ huynh có thể giao lưu với nhau. Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế Trẻ trước khi vào tiểu học khi phải đi khám tại các cơ sở y tế thì sẽ được trợ cấp một phần chi phí y tế nội dung cụ thể như sau. ・ Số tiền trợ cấp: Khi bạn nộp “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế” và “Thẻ bảo hiểm y tế” tại cơ sở y tế, bạn sẽ chỉ phải trả số tiền là phần dư sau khi trừ đi phần tiền bảo hiểm y tế cấp và phần tiền trợ cấp của chính phủ. Chi phí tự trả là tối đa 500 yên đối với bệnh nhân ngoại trú và 500 yên cho mỗi ngày nhập viện. ・ Chi phí không áp dụng được bảo hiểm và trợ cấp y tế: Bạn không được áp dụng trợ cấp này khi tiêm chủng hay khám sức khỏe. Có nghĩa về nguyên tắc bạn sẽ không được nhận trợ cấp cho các chi phí khám chữa bệnh không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế. Tuy nhiên các bé vẫn có thể được tiêm phòng miễn phí rất nhiều chủng bệnh tại các cơ sở y tế địa phương. ・ Cấp giấy chứng nhận người thụ hưởng: Bạn hãy trực tiếp liên lạc với phòng ban phụ trách của uỷ ban quận huyện để biết chi tiết. Các phụ cấp chăm con Phụ cấp cho trẻ em “Phụ cấp cho trẻ em” được trả hàng tháng cho những người đang nuôi con từ 0 tuổi đến khi bé tốt nghiệp trung học cơ sở tại Nhật. Đây là khoản trợ cấp nuôi con của chính phủ Nhật. ・ Số tiền chi trả Dưới 3 tuổi: 15.000 yên / tháng 3 tuổi đến tiểu học (lớp 6): 10.000 yên / tháng, (trẻ thứ 3 trở lên): 15.000 yên / tháng Học sinh trung học cơ sở: 10.000 yên / tháng ※ Thanh toán 4 tháng/ lần, 3 lần trong năm. ・ Cách đăng ký: Khi nộp giấy khai sinh của trẻ cho uỷ ban thành phố, quận, bạn cũng sẽ nộp một hóa đơn yêu cầu nhận Tiền phụ cấp trẻ em. Hãy trình bày là “Tôi muốn nộp đơn xin phụ cấp trẻ em” tại quầy uỷ ban quận huyện trực thuộc nhé. ・ Hạn chế về thu nhập:Nếu thu nhập của bố mẹ vượt quá một hạn nhất định, bạn sẽ không thể nhận phụ cấp trẻ em. Phụ cấp nuôi con Chính phủ Nhật có chế độ phụ cấp gọi là “phụ cấp nuôi con” cho bố hoặc mẹ đơn thân. Số tiền tối đa được nhận là 43.070 yên mỗi tháng cho con đầu lòng. Gặp khó khăn với việc mang thai ngoài ý muốn Ngày càng có nhiều trường hợp thực tập sinh kỹ năng và du học sinh mang thai ngoài ý muốn hoặc không được bố đứa bé thừa nhận và lo lắng về việc liệu mình có thể tiếp tục làm việc, học tập hay ở lại Nhật Bản hay không. Trong trường hợp như vậy, bạn đừng băn khoăn lo lắng một mình mà hãy liên hệ với quầy tư vấn cho người nước ngoài hoặc các đoàn thể hỗ trợ để nhận được sự giúp đỡ. Chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ của các đoàn thể mà du học sinh, thực tập sinh kỹ năng có thể liên lạc khi gặp khó khăn trong quá trình mang thai, sinh con hay về tư cách lưu trú nhé. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một bài viết tổng hợp về những nơi nên đến khi cần tư vấn để các bạn tham khảo thêm nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] (Ví dụ) Đoàn thể hỗ trợ hỗ trợ cuộc sống và xin tư cách lưu trú cho du học sinh đã sinh con và đứa bé [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] (Ví dụ) Uỷ ban nhân dân thành phố và các đoàn thể hỗ trợ việc sinh và chăm sóc con của cựu thực tập sinh [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật – Địa điểm tư vấn cho người Việt Nam ở Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Lời kết Trong bài viết lần này chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn hệ thống hỗ trợ và phụ cấp, trợ cấp khác nhau cho các mẹ bầu mẹ bỉm Việt Nam đã đang mang thai và sinh con nuôi con tại Nhật Bản. ・ Hỗ trợ phụ nữ mang thai: Sổ tay sức khỏe mẹ và bé và hỗ trợ khám sức khỏe cho thai phụ ・ Trợ cấp, phụ cấp khi sinh con: trợ cấp sinh con, trợ cấp nghỉ sinh con, tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con, v.v. ・ Hỗ trợ trước và sau khi sinh: Công tác tư vấn, hỗ trợ giao lưu ・ Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh ・ Các phụ cấp chăm con: phụ cấp trẻ em, phụ cấp nuôi con Ngoài những nội dung này, chúng tôi còn giới thiệu các quầy tư vấn và các trường hợp giải quyết khi bạn gặp khó khăn. Các mẹ hãy tận dụng những thông tin trong bài viết này một cách hữu ích để an tâm sinh bé khỏe và nuôi bé ngoan các bạn nhé!
-
Tiện ích của cửa hàng tiện lợi! 〜Chi phí sinh hoạt, ATM, chuyển phát nhanh〜
Cửa hàng tiện lợi (Combini) ở Nhật đúng là tiện lợi nhỉ? Dù mình biết là chúng rất tiện lợi đó nhưng mà mình lại không biết mình có thể làm được những gì ở đấy? Mình có thể tận dụng tối đa 100% chức năng của nó không nhỉ? Trong một bài viết khác, chúng mình đã giới thiệu về cách sử dụng máy photo ở cửa hàng tiện lợi (dùng để photo, nhận giấy chứng nhận cư trú, v.v.). Đến với với bài viết lần này, chúng mình sẽ giới thiệu tới các bạn cách trả các loại phí sinh hoạt, cách trả tiền bảo hiểm sức khỏe quốc dân, cách nhận hàng đã đặt online, cách sử dụng máy ATM, v.v… Chúng mình cùng nhau tận dụng tối đa tiện ích cửa hàng tiện lợi ở Nhật nhé! Tiện ích của cửa hàng tiện lợi! ~Cách dùng máy photocopy~ <Nội dung> ・ Mua cà phê phin ・ Nhận hàng giao tới tận nơi ・ Trả tiền bảo hiểm sức khỏe quốc dân ・ Trả phí sinh hoạt ・ Rút tiền bằng ATM ・ Sử dụng quầy ăn uống ・ Điểm lưu ý khi sử dụng nhà vệ sinh ・ Tổng kết Mua cà phê phin Ở cửa hàng tiện lợi, ngoài loại cà phê được đựng trong lon hay hộp giấy ra thì còn có loại khác nữa đấy! Bạn có biết rằng chúng ta có thể mua cà phê phin hoặc cà phê đá ngay tại cửa hàng không? Cafe phin ở cửa hàng tiện lợi giá dễ chịu hơn hẳn so với cà phê ở quán cà phê đấy! Sau đây, mình (Ngọc Anh – du học sinh tại một trường đại học ở Nhật) sẽ hướng dẫn các bước mua cà phê nóng và cà phê latte đá ở cửa hàng tiện lợi thông qua video. Cách mua cà phê nóng và lạnh có chút khác nhau đấy. Vì thế, hãy cùng mình xem video dưới đây nào! <Video>Cách mua cà phê phin ở cửa hàng tiện lợi Nhận hàng giao tới tận nơi Bạn đã từng mua đồ trên các trang thương mại điện tử như Amazon, v.v. sau đó nhờ họ giao tới tận nhà chưa? Tuy nhiên, nếu mình không thể nhận đồ vì không có ở nhà thì sao? Minh sẽ vừa cảm thấy có lỗi với nhân viên chuyển phát, vừa nhận đồ trễ nữa. Cảm giác cứ tiêng tiếc thế nào ấy nhỉ? Để không xảy ra những trường hợp như thế, bạn có thể đổi địa điểm nhận hàng thành cửa hàng tiện lợi gần nhà. Nếu vậy, bạn có thể nhận đồ bất cứ khi nào bạn muốn! Mình sẽ giới thiệu với các bạn cách chọn cửa hàng tiện lợi là nơi nhận đồ đặt trên Amazon và cách nhận đồ ở cửa hàng tiện lợi thông qua video dưới đây. <Video> nhận đồ đã đặt online trên amazon Trả tiền bảo hiểm sức khỏe quốc dân Bạn có thể trả các loại phí sinh hoạt như tiền điện thoại, gas, điện, v.v. tại cửa hàng tiện lợi. Ngoài ra, bạn còn có thể trả cả tiền bảo hiểm sức khỏe quốc dân nhé. Nếu bạn đăng ký “Bảo hiểm sức khỏe quốc dân” hay “bảo hiểm sức khỏe” thì bạn sẽ nhận được thẻ bảo hiểm. Trong nhiều trường hợp, khi bạn trình thẻ bảo hiểm tại các cơ quan y tế, tiền khám bệnh có thể được giảm 70%. Những bạn người nước ngoài đang làm việc ở Nhật theo dạng Kỹ năng đặc định, Thực tập sinh, làm việc với tư cách lưu trú là “Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế” sẽ được công ty đăng ký “Bảo hiểm sức khỏe”, công ty và nhân viên – mỗi bên sẽ trả một nửa tiền bảo hiểm. Công ty sẽ lo phần thủ tục thanh toán và đăng ký. Tuy nhiên, các bạn du học sinh sẽ phải tham gia “Bảo hiểm sức khỏe quốc dân” và tự bản thân chi trả toàn bộ tiền bảo hiểm. Bảo hiểm Sức khỏe|KOKORO Để có thể trả tiền bảo hiểm sức khỏe quốc dân, bạn cần có giấy thanh toán (納入済通知書). Giấy này sẽ được tòa hành chính thành phố (shiyakusho) hoặc quận (kuyakusho) gửi về nhà bạn. Giấy thanh toán bảo hiểm sức khỏe quốc dân (Bên phải) Giấy yêu cầu nộp tiền sẽ được đựng trong một phong bì như ảnh trên rồi gửi tới bạn. Hãy cầm giấy đó tới cửa hàng tiện lợi nào. Khi thanh toán, bạn cần có mã code in trên giấy yêu cầu nộp tiền. Bạn đưa “giấy yêu cầu nộp tiền” cho nhân viên tại quầy thanh toán ở cửa hàng tiện lợi. Kể cả bạn không nói gì, nhân viên sẽ scan mã đó cho bạn. Sau đó, bạn cần thao tác trên màn hình của máy tính tiền theo chỉ dẫn của nhân viên và trả tiền. Có rất nhiều phương thức thanh toán nhưng mình đã chọn “trả bằng tiền mặt”. Sau đó mình đã cho tiền vào trong máy. Các bạn đừng quên ấn nhận tiền thừa nhé. Biên lai thanh toán sẽ đi ra từ máy tính tiền. Cùng với biên lai thanh toán này, nhân viên sẽ cắt một phần của giấy thanh toán, đóng dấu xác nhận và đưa cho bạn. Vì đây là giấy tờ chứng minh rằng bạn đã thanh toán rồi nên hãy giữ chúng thật kỹ nhé. Vậy là mình đã thanh toán xong tiền bảo hiểm rồi! Giấy thanh toán đã được đóng dấu của cửa hàng tiện lợi Trả phí sinh hoạt Giấy thanh toán tiền gas (Ảnh trên trang chủ của Tokyo Gas) Bạn có thể thanh toán các loại phí sinh hoạt như tiền điện thoại, tiền nước, tiền gas, tiền điện, v.v. tại cửa hàng tiện lợi. Quy trình thanh toán thì giống với cách thanh toán bảo hiểm sức khỏe quốc dân ở trên. Sau khi giấy thanh toán có mã code được gửi tới nhà bạn, bạn hãy tới cửa hàng tiện lợi và đưa cho nhân viên thu ngân tờ giấy đó. Rút tiền bằng ATM Có rất nhiều người ngoại quốc rút tiền mặt tại cây ATM của ngân hàng Yucho. Tuy nhiên, bạn còn có thể rút tiền tại ATM trong cửa hàng tiện lợi đó. Tuỳ vào ngân hàng và loại ATM mà phí rút tiền sẽ có sự chênh lệch. Vì thế, khi bạn đút thẻ vào và thực hiện quy trình rút tiền mặt, hãy kiểm tra xem mình bị mất bao nhiêu tiền phí nhé. Mình muốn giới thiệu quy trình rút tiền mặt bằng ATM ở cửa hàng tiện lợi thông qua video dưới đây. <Video> Rút tiền bằng ATM ở cửa hàng tiện lợi Sử dụng quầy ăn uống Quầy ăn uống ở cửa hàng tiện lợi. Quầy ăn ở cửa hàng tiện lợi ở Nhật thì cũng giống với cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam nhỉ. Tuy nhiên, cũng có cửa hàng tiện lợi không có quầy ăn như thế này. Theo kinh nghiệm của bản thân mình, những cửa hàng tiện lợi nằm trong ga thường khá nhỏ nên không có quầy ăn. Chỉ có khách hàng đã mua đồ tại cửa hàng tiện lợi đó mới có thể sử dụng quầy ăn. Nếu bạn mua đồ ăn, thức uống ở bên ngoài, bạn sẽ bị cấm không được mang vào ăn. Điểm lưu ý khi sử dụng nhà vệ sinh Nhà vệ sinh ở cửa hàng tiện lợi Hầu hết các cửa hàng tiện lợi to và khá to đều có nhà vệ sinh. Những cửa hàng tiện lợi nhỏ nằm ở trong ga tàu v.v. thì thường là không có nhà vệ sinh. Cũng có trường hợp dù là có nhà vệ sinh nhưng khách không thể sử dụng. Mình còn thắc mắc là “Đã mất công xây dựng nhà vệ sinh mà lại không cho khách sử dụng là sao?”. Cái này thì cũng có nguyên do, bối cảnh của riêng nó. “Có rất nhiều khách hàng dùng nhà vệ sinh không sạch sẽ nên việc dọn dẹp vô cùng khổ cực. Vì thế, các bạn nhân viên thay nhau xin nghỉ việc”. Do những sự việc như thế diễn ra liên tục, cửa hàng buộc phải cấm sử dụng nhà vệ sinh sau khi cân nhắc kỹ lưỡng. Để những chuyện như thế không diễn ra, chúng ta hãy cùng nhau cố gắng sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ nào. Nhân tiện đây, nếu bạn muốn biết thêm về thao tác nút bấm trong nhà vệ sinh, hãy ghé qua bài viết dưới đây nhé! Ý nghĩa những nút bấm trong nhà vệ sinh Nhật Bản Một điểm nữa được coi là điều cần phải lưu ý khi sử dụng nhà vệ sinh ở Nhật, đó là: Nhà vệ sinh được lắp đặt để phục vụ cho khách hàng đã sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm tại cửa hàng tiện lợi đó. Nếu bạn không mua gì cả nhưng lại sử dụng nhà vệ sinh thì điều đó đang đi ngược lại với phép lịch sự nên hãy hạn chế làm thế nhé. Nếu bạn rất muốn dùng nhà vệ sinh nhưng lại không có ý định mua gì ở cửa hàng tiện lợi, sau khi sử dụng xong nhà vệ sinh, bạn nên mua gì đó, kể cả mấy món đồ giá rẻ cũng được. Tổng kết Bạn thấy thế nào? Bạn đã hiểu thêm về cửa hàng tiện lợi chưa? Trong bài viết này, mình đã giới thiệu về cách sử dụng những dịch vụ, thiết bị tại cửa hàng tiện lợi thông qua các video. ・Cách mua cà phê phin ・Cách nhận hàng giao tới tận nơi ・Cách thanh toán phí sinh hoạt ví dụ như tiền bảo hiểm sức khỏe quốc dân ・Cách rút tiền bằng ATM ・Cách sử dụng quầy ăn uống ・Điểm lưu ý khi sử dụng nhà vệ sinh Những việc chúng ta có thể làm ở cửa hàng tiện lợi thật là ngoài sức tưởng tượng nhỉ. Để cuộc sống của bạn ngày càng thoải mái hơn, hãy thử tận dụng tối đa các tiện ích của cửa hàng tiện lợi mà bạn thường sử dụng nhé.
-
Sử dụng bể bơi công cộng tại Nhật!
Vào mùa hè ở Nhật Bản, nhiệt độ có thể lên tới khoảng 40 độ C cùng với độ ẩm cao khiến nhiều người khó chịu. Những lúc như vậy, được đi tắm biển là điều rất tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng có thể thường xuyên đi biển. Thay vào đó, các bể bơi công cộng là một phương án thay thế khá hợp lý. Các bể bơi này do thành phố hoặc các cơ quan công vận hành, quản lý, nên có thể được sử dụng với giá rất rẻ. Lần này tôi đã đi đến một bể bơi tại thành phố tôi đang sống và giới thiệu cho mọi người cùng tham khảo. Hồ bơi công cộng giá rẻ Mùa hè đi biển thật vui nhưng không phải ai cũng tiện đi biển liên tục Có các cơ sở thể thao công cộng được vận hành bởi các thành phố ở nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản. Ngoài sân bóng chày và sân bóng đá trong nhà, bạn có thể sử dụng các phòng tập GYM, sân thi đấu, bàn bóng bàn… trong nhà thi đấu với mức phí sử dụng thấp. Và "bể bơi công cộng" cũng là một phần thường thấy tại các cơ sở này. Mùa hè đi biển rất sảng khoái, nhưng không phải ai cũng có điều kiện đi biển liên tục. Đó là lúc mà các bể bơi gần nhà phát huy được vai trò của mình. Tuy nhiên các bể bơi như khách sạn và công viên giải trí thì khá đắt, bể bơi công cộng là một lựa chọn hợp lý hơn rất nhiều. Lần này tôi đã có trải nghiệm tại bể bơi tại "Trung tâm thể thao phía Tây thành phố Kawaguchi" ở tỉnh Saitama. Tìm kiếm bể bơi công cộng gần khu phố bạn đang sống! Các cơ sở thể thao công cộng thường bao gồm nhiều phòng, thiết bị khác nhau. Ví dụ: ・ Phòng tập GYM ・ Sân (phòng tập thể dục) như bóng rổ, cầu lông và bóng chuyền ・ Sân chơi bóng chày, bóng đá, v.v. ・ Bể bơi Tìm trên Internet Internet là một phương tiện thuận tiện để tìm các cơ sở này. Tôi muốn tìm một bể bơi công cộng trong khu phố của mình, vì vậy tôi đã nhập từ khóa "bể bơi công cộng thành phố Kawaguchi" vào cửa sổ tìm kiếm của Google Maps và tìm kiếm. Sau đó, kết quả tìm kiếm như hình trên hiện ra. Tôi đã chọn và nhấp vào "Trung tâm thể thao phía Tây thành phố Kawaguchi". Sau đó, màn hình bên trên xuất hiện. Trang thông tin của Trung tâm thể thao phía Tây thành phố Kawaguchi Đọc các quy tắc sử dụng Sau khi quyết định sử dụng bể bơi nào, hãy kiểm tra các quy tắc cho bể bơi đó. Trong trường hợp của Trung tâm thể thao phía Tây thành phố Kawaguchi, nếu bạn nhấp vào từ "bể bơi" trong trang thông tin của trung tâm, bạn có thể xem nội quy sử dụng bể bơi. Có thể sử dụng với giá rẻ hơn, nếu bạn sống, học tập, hoặc làm việc cùng nơi với bể bơi đó Khi sử dụng các tiện ích công cộng, phí sử dụng thậm chí có thể thấp hơn so với người khác nếu bạn sử dụng các tiện ích trong thành phố nơi bạn sống, làm việc hoặc đi học. Các đồ dùng cần chuẩn bị Sau đây, tôi sẽ giới thiệu một số đồ dùng cần thiết để đi bể bơi công cộng. Quần áo bơi và mũ bơi Đồ bơi và mũ bơi tôi đã mua ở Don Quijote Tại các bể bơi công cộng của Nhật Bản, loại áo tắm thường được quy định. Đối với các bể bơi công cộng ở thành phố Kawaguchi, nam giới phải mặc đồ bơi chuyên dụng và nữ giới phải mặc đồ bơi một mảnh. Bạn cũng cần có mũ bơi. Tôi đã mua một bộ đồ bơi và một chiếc mũ bơi ở Don Quijote với tổng giá khoảng 1500 yên. Không được đeo kính thường vào bể bơi Với những người có tật khúc xạ, nên sử dụng kính áp tròng cùng với kính bơi chuyên dụng. Việc đeo kính thường bị cấm trong hồ bơi. Lý do là vì nếu làm rơi kính nó xuống nước và bị vỡ thì nhất nguy hiểm. Khi bạn có thị lực kém, hãy đeo kính áp tròng cùng kính bơi chuyên dụng. Phao bơi Nếu bạn mang theo trẻ nhỏ, vui lòng mang theo phao. Có nhiều loại phao khác nhau, chẳng hạn như phao hình tròn và phao gắn vào cánh tay. Vui lòng liên hệ với cơ sở để tìm hiểu những gì bạn có thể mang theo. Miếng dán che khiếm khuyết cơ thể Một miếng dán có thể che những khu vực bạn không muốn để người khác nhìn thấy, chẳng hạn như vết sẹo và vết thâm. Một số bể bơi người có xăm hình cũng có thể sử dụng được nếu có những miếng dán che đi, nhưng một số bể bơi thì không. Đi đến bể bơi Trung tâm thể thao phía Tây thành phố Kawaguchi Trung tâm thể thao phía Tây thành phố Kawaguchi có nhiều cơ sở vật chất khác nhau. Bể bơi trong nhà nằm ở tầng 1 và tôi đã dễ dàng tìm thấy sau khi đi theo các bảng chỉ dẫn trong tòa nhà. Mua vé Mua vé bằng máy bán vé tự động Có một máy bán vé tự động ở lối vào của bể bơi. Những người sống hoặc làm việc tại Thành phố Kawaguchi,hoặc đi học ở Thành phố Kawaguchi là 280 yên (2 giờ), và những người không thuộc đối tượng trên là 560 yên. Thay đồ bơi và tắm trước khi xuống bể Tôi đưa vé cho nhân viên và vào phòng thay đồ. Phí sử dụng tủ khóa chỗ này là 50 yên. Tại các thành phố khác tủ khóa có thể được sử dụng miễn phí. Sau khi thay đồ tắm, hãy tắm trước khi xuống bể bơi. Điều này là bắt buộc trong bất kỳ bể bơi nào, vì vậy hãy chú ý nhé. Xuống bể và bơi Sau khi tắm xong là các bạn có thể xuống bể để thoả sức bơi rồi. Sau khi bơi xong Sau khi bơi, trở lại phòng thay đồ và đi tắm một lần nữa. Có thể có xà phòng tắm hoặc dầu gội đầu trong phòng tắm. Tuy nhiên, các bạn nên mang loại mà mình hay dùng đi. Sau khi tắm xong, hãy thay lại quần áo bình thường. Tổng kết Bơi lội là một môn thể thao tốt để vận động trong ngày nắng nóng. Khi xuống nước, cơ thể sẽ được giải nhiệt và sảng khoái hơn, vì đây là bài tập toàn thân nên rất tốt cho sức khỏe và giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Trong bài viết này, tôi đã giới thiệu cách tìm và sử dụng một “bể bơi công cộng” ở gần nhà bạn và có phí sử dụng rất rẻ. Các quy định khác nhau ở mỗi bể bơi khác nhau, vì vậy vui lòng tham khảo bài viết và tuân theo các quy định cho mỗi cơ sở để có một ngày bơi thoải mái bổ ích nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 12313 views
-
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 11233 views
-
Những bài viết “hot” trên KOKORO trong năm 2020 10910 views
-
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài