Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

vol41_topimg
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Trần Thị Minh
  • Tháng 6/2011Tốt nghiệp THPT Đông Anh
  • Tháng 5/2015Tốt nghiệp Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • Tháng 5/2015Làm việc tại tỉnh Thái Bình
  • Tháng 7/2016Học tiếng Nhật tại Trung tâm tiếng Nhật Dungmori (4 tháng)
  • Tháng 1/2017Nhập học Trường Nhật ngữ Shin-Osaka
  • Tháng 4/2018Nhập học Trường Chuyên môn Du lịch & Ngoại ngữ Thương mại Sundai
  • Tháng 3/2020Tốt nghiệp Trường Chuyên môn Du lịch & Ngoại ngữ Thương mại Sundai
  • Tháng 4/2020Làm việc tại Công ty TNHH Công nghiệp Fuso (nhân viên chính thức)

〈Sinh năm 1993, quê quán Hà Nội〉

 Minh là một cô gái rất tích cực gặp gỡ giao lưu với những người bạn Nhật Bản trong suốt thời gian du học, nhờ đó mà tiếng Nhật của cô đã tiến bộ rất nhiều. Minh đã tốt nghiệp trường tiếng Nhật sau 15 tháng, tốt nghiệp trường chuyên môn và đã xin được việc ở Nhật. Hôm nay, Minh sẽ chia sẻ cho chúng ta về quá trình tìm kiếm việc làm, cũng như là những điều cần lưu ý khi đi xin việc tại Nhật.

Động lực du học Nhật Bản và quá trình chuẩn bị

Ảnh chụp tại Trung tâm tiếng Nhật ở Hà Nội, nơi đầu tiên tôi học tiếng Nhật

 Sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã làm việc tại cơ quan nhà nước ở địa phương được 3 tháng. Tuy nhiên, tôi không thể nào từ bỏ ý nghĩ mong muốn được làm việc ở một đất nước có nền kinh tế phát triển. Sau đó, tôi đã lập mục tiêu trở thành kỹ sư trong lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, và tôi đã ứng tuyển vào 2 công ty của Nhật. Tôi đã chỉ học thuộc lòng phần giới thiệu bản thân, còn nội dung câu hỏi phỏng vấn (với người Nhật) thì tôi đã không hiểu và không trả lời được, vì thế tôi đã không được nhận vào làm việc.

 Tôi đã luôn tự nhắc nhở bản thân rằng để có thể làm việc tại Nhật thì chỉ có cách là phải học tiếng Nhật thật tốt. Tôi đã vừa làm thêm vừa học tiếng Nhật tại trung tâm Nhật ngữ Dungmori trong 4 tháng. Sau đó, tôi đã quyết định đi du học để được tiếp thu tiếng Nhật thật sự của người bản xứ.

Không nên vay tiền ngắn hạn để đi du học

Quà tặng dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của trường chuyên môn. Hãy chia nhỏ số tiền hoàn vay và dành sức cho việc học tập.

 Để đi du học, tôi đã phải nhờ đến công ty trung gian để được giới thiệu trường tiếng Nhật và làm các thủ tục xin visa cũng như là những việc liên quan khác. Tôi đã phải trả 1,500 đô la gọi là phí tư vấn cho công ty đó, đóng tiền học phí của năm đầu tiên là 730 nghìn yên, và tiền vé máy bay. Tôi đã vay ngân hàng 300 triệu đồng (khoảng 1 triệu 370 nghìn yên), tôi đã dùng 200 triệu (khoảng 910 nghìn yên) để đi du học, phần còn lại tôi biếu bố mẹ.

 Thời hạn hoàn vay cho ngân hàng là 10 năm, tương đương mỗi tháng tôi chỉ trả 5 triệu đồng (khoảng 23,000 yên). Nếu chúng ta vay tiền với thời gian hoàn vay ngắn hạn, chúng ta sẽ phải cật lực làm thêm trong thời gian du học. Gần đây, việc làm thêm quá thời gian qui định rất dễ bị cục xuất nhập cảnh phát hiện, và nếu làm thêm nhiều thì cũng sẽ không có thời gian để học nữa. Vì thế, tôi khuyên các bạn nên sử dụng dịch vụ vay du học dài hạn của ngân hàng.

Tiết kiệm chi phí bằng cách không nhập học vào tháng 4

Cùng với bạn học ở trường chuyên môn. Tôi hoàn thành chương trình trong 15 tháng, sau đó vào trường chuyên môn.

 Trước khi sang Nhật, tôi đã cố gắng học tiếng Nhật và thi đỗ kỳ thi năng lực Nhật ngữ (JLPT) trình độ N3. Sau đó, tôi sang Nhật vào tháng 1/2017 và vào học tại một trường tiếng ở Osaka.

 Các trường học ở Nhật bắt đầu năm học từ tháng 4, và kết thúc vào tháng 3 năm sau (=1 năm học). Thường thì phần lớn các bạn đều nhập học vào tháng 4 hoặc tháng 10, tuy nhiên cũng có khóa học nhập học vào tháng 7 hoặc tháng 1. Tôi đã nhập vào tháng 1/2017 và tốt nghiệp vào tháng 3/2018, nghĩa là tôi đã học ở trường tiếng 15 tháng. Điều quan trọng tôi nhận ra ở đây là, dù cho nhập vào tháng mấy đi nữa thì thời gian tốt nghiệp cũng là tháng 3 của năm sau. Nếu nhập học vào tháng 4, thì thường thời gian học là 24 tháng, dài hơn khi nhập học vào tháng 10 hoặc tháng 1. Điều này có nghĩa là chi phí cũng đội lên theo (bao gồm cả học phí lẫn tiền sinh hoạt). Vì thế, nếu chúng ta có thể cố gắng học ở Việt Nam để đạt một trình độ nhất định, sau đó không chọn kỳ nhập học tháng 4, mà chọn kỳ nhập học khác trong năm thì chi phí sẽ giảm đi rất nhiều.

Chi phí sinh hoạt khi du học

Với em Kiều, người bạn cùng phòng đầu tiên. Chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau (Tp. Sakai, 2020)

 Từ khi đi du học thì tôi đã thay đổi suy nghĩ, chuyển hướng sang mục tiêu tìm việc ở nhiều ngành nghề khác, không chỉ giới hạn trong ngành nông nghiệp, vì thế tôi đã chọn học chuyên môn về kinh doanh thương mại.

 Học phí ở trường tiếng là 730 nghìn yên/năm, còn ở trường chuyên môn là 750 nghìn yên. Khi còn học ở trường tiếng thì tôi đã ở trọ chung phòng cùng với em Kiều, một người bạn Việt Nam đang theo học ở trường khác. Tôi đã được một bạn cùng quê giới thiệu nên tôi và Kiều quen biết nhau. Khi đi học trường chuyên môn thì chuyển sang nhà trọ khác và ở cùng phòng với một du học sinh người Việt khác. Bạn cùng phòng của tôi là một du học sinh mới sang, khi tôi đăng tin tìm bạn ở cùng trên trang facebook Osaka Baito, thì bạn ấy đã liên lạc và chúng tôi thành bạn cùng phòng. Hiện nay thì tôi đã chuyển đến sống gần công ty và sống một mình.

Sổ tay chi tiêu của tôi (trung bình mỗi tháng)

 ※Tính cho năm đầu tiên học trường chuyên môn※100 yên=21.894đ(tỉ giá ngày 31/8/2020)
Thu nhập (tổng thu 115.000 yên~135.000 yên)
Làm thêm 3 công việc

115.000 yên~130.000 yên

※Cửa hàng tiện lợi, Công ty tuyển dụng, Quán ăn Trung Quốc

Chi phí (tổng chi 115.000 yên~130.000 yên)
Tiền nhà trọ

20.000 yên

※Phòng 1DK, 2 người ở

Học phí

56.000 yên

※Được giảm học phí khuyến học nhờ có JLPT・N2

Tiền năng lượng phục vụ sinh hoạt

3.000~7.000 yên

※Tiền nước・Tiền điện・Tiền ga (1 người)

Internet

2.200 yên

※Dùng chung với bạn

Tiền điện thoại di động

3.000~7.000 yên

※Biglobe Sim

Tiền ăn

25.000~30.000 yên

Chi phí khác

5.000~10.000 yên

※Quần áo, sách vở, tiền đi lại,...

Khoản tiền dư ra・Tiết kiệm (trung bình 0 yên~10.000 yên)
Tiền tiết kiệm

Trung bình 0 yên~10.000 yên

※Khoản tiền dành dụm trong những đợt được phép làm thêm nhiều giờ, có khi tôi gởi về cho bố mẹ, có khi thì tôi đi du lịch.

※Kể từ khi đi làm thì tôi gởi tiền về cho bố mẹ đều đặn hơn.

Trái: Công viên Osaka-jou〈tháng 11/2019〉; Phải: Cùng với các bạn học ở trung tâm tiếng Nhật tại Hà Nội và đồng nghiệp tổ chức tiệc mừng Tết 〈Wakayama, tháng 1/2020〉

Thuê nhà ở Nhật

Phòng trọ hiện tại của riêng tôi.

 Thông thường, để thuê nhà ở Nhật thì cần phải có người bảo lãnh. Nhà trọ đầu tiên của tôi là do trường tiếng Nhật làm người bảo lãnh. Còn nhà trọ khi tôi học trường chuyên môn, và nhà trọ hiện tôi đang ở là do một người bạn người Nhật của tôi bảo lãnh, anh tên là Komatsu. Anh Komatsu là người tôi quen ở trường tiếng Nhật khi ở Hà Nội. Anh là người đã gợi ý cho tôi đi du học ở Nhật Bản. Anh cưới vợ người Việt và hiện đang sống cùng vợ ở gần Osaka. Có được người bạn là người bản xứ ở nơi đi du học làm cho tôi thấy vô cùng vững tâm.

Tích cực sử dụng tiếng Nhật

Đi chơi cùng Kumi vào ngày nghỉ (Osaka, 2020)

 Sau khi sang Nhật du học 1 năm thì tôi thi đỗ chứng chỉ N2. Ngoài giờ học ở trường, tôi tự học ở nhà mỗi ngày 2 tiếng (tài liệu học là bộ sách Sou-matome). Ngoài ra, tôi cũng cố gắng tạo ra cho mình thật nhiều cơ hội để nói tiếng Nhật.

❶Sử dụng tiếng Nhật thật nhiều ・Nói tiếng Nhật với người nước ngoài - Khi vừa sang Nhật, tôi không biết cách mở điện, mở gas ở nhà trọ để sử dụng, khi đó có một bạn người Pháp đi ngang qua hành lang đã giúp tôi. Từ đó chúng tôi thân nhau hơn, thường rủ nhau đi dạo và trò chuyện với nhau bằng tiếng Nhật. ・Bạn người Nhật của tôi - Anh bạn Komatsu mà tôi quen ở Hà Nội, hiện nay chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gặp nhau. Ngoài ra, nhờ bạn người Pháp mà tôi cũng quen thêm cô bạn người Nhật nữa, tên là Kumi. Chúng tôi kết thân và thường xuyên gặp nhau.

❷Xem phim Nhật Tôi thường xem phim Nhật trên internet (tiếng Nhật kèm phụ đề tiếng Việt)

❸Làm thêm Tôi cũng tranh thủ nói chuyện bằng tiếng Nhật ở nơi làm thêm.

Việc làm thêm

Đi ăn món Việt Nam cùng với các bạn làm cùng ở quán ăn Trung Quốc (Osaka, tháng 6/2020)

①Khi đến Nhật, việc làm thêm đầu tiên của tôi là ở quán nhậu (đón khách). Đây là công việc mà bạn người Pháp đã giới thiệu cho tôi và chúng tôi làm việc cùng nhau (1 năm).

②Cùng thời gian với công việc ① tôi cũng làm thêm ở 1 quán nhậu khác nữa. Công việc này thì do em Kiều giới thiệu cho tôi, chúng tôi cũng làm việc chung với nhau (nửa năm).

③Khi đi học trường chuyên môn, tôi đã chuyển nhà và tìm được việc làm thêm mới ở cửa hàng tiện lợi và quán ăn Trung Quốc. Công việc ở cửa hàng tiện lợi là do tôi nhìn thấy thông báo tuyển nhân viên làm thêm nên tôi đã tự mình xin vào. Còn công việc ở quán ăn Trung Quốc thì tôi tìm được thông qua ứng dụng “Townwork” trên điện thoại di động. Tôi rất thân với các đồng nghiệp người Nhật ở quán ăn này. Sau khi tôi đi làm chính thức, chúng tôi đã đi ăn cùng nhau 1 lần.

Livestream giải đáp thắc mắc cho du học sinh trên facebook WA.SA.Bi.vn (Osaka, 2019)

④Khi học ở trường chuyên môn, tôi cũng đã làm thêm ở Công ty TNHH Giới thiệu Việc làm Mori Kosan được 2 năm. Công ty có vận hành một website và facebook hỗ trợ du học sinh gọi là WA.SA.Bi. Công việc của tôi là dịch bài viết hoặc viết bài (bằng tiếng Việt) v.v. Đây là công việc tôi được bạn tôi giới thiệu vào làm khi bạn tôi nghỉ việc ở đó.

Xin việc

 Tôi bắt đầu công cuộc xin việc làm từ đầu năm 2 khi học trường chuyên môn (từ tháng 4). Trình tự xin việc của du học sinh chủ yếu là thu thập thông tin các doanh nghiệp → Đi nghe giới thiệu về công ty (hoặc buổi giới thiệu chung) → Phỏng vấn → Nhận thông báo tuyển dụng. Cũng có những công ty không cần tham gia buổi giới thiệu, vẫn có thể ứng tuyển bằng cách nộp hồ sơ và phỏng vấn.

❶Thu thập thông tin doanh nghiệp Tôi đã tìm thông tin về các công ty có nhu cầu tuyển dụng người Việt Nam bằng cách tra cứu trên internet và nhờ người quen giới thiệu. Sau khi tìm được công ty có vẻ thích hợp thì tôi đăng ký qua mạng và đi dự buổi giới thiệu của công ty.

❷Buổi giới thiệu về công ty Có 2 loại hình giới thiệu về công ty là buổi giới thiệu của riêng 1 công ty nào đó, và buổi giới thiệu chung của nhiều công ty đồng tổ chức (hội chợ việc làm). Tôi đã tìm kiếm thông tin ở những nguồn thông tin sau: ・Website của các công ty tuyển dụng lớn(mynavi, rikunabi, ...) ・Đến tư vấn tại văn phòng Hellowork gần nơi ở (Trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ) ・Tham khảo thông tin trên website WA.SA.Bi.

 Sau đó tôi tham gia buổi giới thiệu của các công ty mà tôi thấy quan tâm. Sau khi nghe giới thiệu về công ty, nếu muốn được phỏng vấn thì sẽ phải nộp CV, nộp bài luận nhỏ (giới thiệu bản thân, lý do ứng tuyển vào công ty,...) và chờ phía công ty liên lạc xếp lịch phỏng vấn. Cũng có một số công ty thực hiện phỏng vẫn ngay tại chỗ.

 Trong khoảng thời gian từ tháng 4~9/2019, tôi đã tham gia 4 hội chợ việc làm, và dự buổi giới thiệu của riêng 7~8 công ty.

Nơi tổ chức các buổi giới thiệu công ty, thường là khu văn phòng〈ảnh minh họa〉

Điều quan trọng khi đi phỏng vấn

 Giai đoạn đi nghe các buổi giới thiệu về công ty của tôi nhiều nhất là vào tầm tháng 5~6. Những người xin được việc làm sớm thì thường đã nhận được thư tuyển dụng vào thời gian này. Tôi thì nhận được thư tuyển dụng vào cuối tháng 9. Tôi tìm thấy thông tin tuyển dụng của Công ty Fuso trên website WA.SA.Bi. và đã ứng tuyển, tôi đã không đi nghe buổi giới thiệu của công ty mà chỉ dự phỏng vấn. Có 3 người đã phỏng vấn 2 ứng viên người nước ngoài trong vòng 1,5 tiếng, và kết quả là cả hai đều trúng tuyển. Tôi trượt 4 công ty, và trúng tuyển 2 công ty. Sau đây tôi sẽ chia sẻ về những điều mà tôi đã học được trong quá trình đi xin việc khó khăn ấy.

❶Cần nắm rõ thông tin về công ty Chúng ta cần phải tìm hiểu về ngành nghề hoạt động của công ty mà mình muốn ứng tuyển, nội dung công việc, cũng như là yêu cầu đối với ứng viên của công ty thông qua việc lắng nghe ở buổi giới thiệu hoặc tìm hiểu thông tin trên internet. Khi phỏng vấn, chúng ta cần trình bày rõ là bản thân muốn làm gì để có thể cống hiến cho công ty.

❷Nhìn nhận lại lý do thất bại Lúc đầu, tôi đã không thể tự giới thiệu bản thân một cách trôi chảy ở buổi phỏng vấn. Và đương nhiên là tôi cũng đã không trình bày được rằng mình muốn làm gì. Tôi đã rút kinh nghiệm và cải thiện điều đó.

❸Luyện tập phỏng vấn Chúng ta cũng nên dự đoán trước câu hỏi phỏng vấn và luyện tập nhiều lần. Trước khi đến phỏng vấn ở Công ty Fuso, tôi đã được người của WA.SA.Bi. thực hiện phỏng vấn thử. Sau đó, tôi đã tự mình luyện tập rất nhiều lần ở nhà, và đi phỏng vấn chính thức.

Trái: Bữa tiệc động viên với các bạn sau khi trượt phỏng vấn〈tháng 6/2020〉; Phải: Làm bánh với Kumi sau khi được tuyển dụng. 〈tháng 12/2020〉

Tôi yêu quý nơi làm việc hiện tại.

Đi chơi với chị cùng trung tâm tiếng Nhật quen ở Hà Nội và em Kiều (Osaka, 2020)

Công ty Fuso là công ty sản xuất và lắp ghép đường ống máy lạnh. Tôi làm việc ở phòng kế hoạch sản xuất. Tôi nhận đơn hàng từ nhà sản xuất máy lạnh, vẽ bản vẽ dùng cho sản xuất, lập bảng báo giá. Tại nhà máy có các kỹ sư và thực tập sinh người Việt, nhưng ở phòng kế hoạch sản xuất thì chỉ có mình tôi là người Việt trong tổng 20 nhân viên. Mọi người ở công ty đều rất thân thiện và tốt bụng. Tương lai, nếu công ty mở rộng sang thị trường Việt Nam, tôi sẽ rất vui nếu được tham gia vào dự án đó.

Gặp gỡ sempai số này

Trần Thị Minh
  • Tháng 6/2011Tốt nghiệp THPT Đông Anh
  • Tháng 5/2015Tốt nghiệp Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
  • Tháng 5/2015Làm việc tại tỉnh Thái Bình
  • Tháng 7/2016Học tiếng Nhật tại Trung tâm tiếng Nhật Dungmori (4 tháng)
  • Tháng 1/2017Nhập học Trường Nhật ngữ Shin-Osaka
  • Tháng 4/2018Nhập học Trường Chuyên môn Du lịch & Ngoại ngữ Thương mại Sundai
  • Tháng 3/2020Tốt nghiệp Trường Chuyên môn Du lịch & Ngoại ngữ Thương mại Sundai
  • Tháng 4/2020Làm việc tại Công ty TNHH Công nghiệp Fuso (nhân viên chính thức)

〈Sinh năm 1993, quê quán Hà Nội〉

 Minh là một cô gái rất tích cực gặp gỡ giao lưu với những người bạn Nhật Bản trong suốt thời gian du học, nhờ đó mà tiếng Nhật của cô đã tiến bộ rất nhiều. Minh đã tốt nghiệp trường tiếng Nhật sau 15 tháng, tốt nghiệp trường chuyên môn và đã xin được việc ở Nhật. Hôm nay, Minh sẽ chia sẻ cho chúng ta về quá trình tìm kiếm việc làm, cũng như là những điều cần lưu ý khi đi xin việc tại Nhật.

Động lực du học Nhật Bản và quá trình chuẩn bị

 Sau khi tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tôi đã làm việc tại cơ quan nhà nước ở địa phương được 3 tháng. Tuy nhiên, tôi không thể nào từ bỏ ý nghĩ mong muốn được làm việc ở một đất nước có nền kinh tế phát triển. Sau đó, tôi đã lập mục tiêu trở thành kỹ sư trong lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp, và tôi đã ứng tuyển vào 2 công ty của Nhật. Tôi đã chỉ học thuộc lòng phần giới thiệu bản thân, còn nội dung câu hỏi phỏng vấn (với người Nhật) thì tôi đã không hiểu và không trả lời được, vì thế tôi đã không được nhận vào làm việc.

 Tôi đã luôn tự nhắc nhở bản thân rằng để có thể làm việc tại Nhật thì chỉ có cách là phải học tiếng Nhật thật tốt. Tôi đã vừa làm thêm vừa học tiếng Nhật tại trung tâm Nhật ngữ Dungmori trong 4 tháng. Sau đó, tôi đã quyết định đi du học để được tiếp thu tiếng Nhật thật sự của người bản xứ.

Ảnh chụp tại Trung tâm tiếng Nhật ở Hà Nội, nơi đầu tiên tôi học tiếng Nhật

Không nên vay tiền ngắn hạn để đi du học

 Để đi du học, tôi đã phải nhờ đến công ty trung gian để được giới thiệu trường tiếng Nhật và làm các thủ tục xin visa cũng như là những việc liên quan khác. Tôi đã phải trả 1,500 đô la gọi là phí tư vấn cho công ty đó, đóng tiền học phí của năm đầu tiên là 730 nghìn yên, và tiền vé máy bay. Tôi đã vay ngân hàng 300 triệu đồng (khoảng 1 triệu 370 nghìn yên), tôi đã dùng 200 triệu (khoảng 910 nghìn yên) để đi du học, phần còn lại tôi biếu bố mẹ.

 Thời hạn hoàn vay cho ngân hàng là 10 năm, tương đương mỗi tháng tôi chỉ trả 5 triệu đồng (khoảng 23,000 yên). Nếu chúng ta vay tiền với thời gian hoàn vay ngắn hạn, chúng ta sẽ phải cật lực làm thêm trong thời gian du học. Gần đây, việc làm thêm quá thời gian qui định rất dễ bị cục xuất nhập cảnh phát hiện, và nếu làm thêm nhiều thì cũng sẽ không có thời gian để học nữa. Vì thế, tôi khuyên các bạn nên sử dụng dịch vụ vay du học dài hạn của ngân hàng.

 Quà tặng dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc của trường chuyên môn. Hãy chia nhỏ số tiền hoàn vay và dành sức cho việc học tập.

Tiết kiệm chi phí bằng cách không nhập học vào tháng 4

 Trước khi sang Nhật, tôi đã cố gắng học tiếng Nhật và thi đỗ kỳ thi năng lực Nhật ngữ (JLPT) trình độ N3. Sau đó, tôi sang Nhật vào tháng 1/2017 và vào học tại một trường tiếng ở Osaka.

 Các trường học ở Nhật bắt đầu năm học từ tháng 4, và kết thúc vào tháng 3 năm sau (=1 năm học). Thường thì phần lớn các bạn đều nhập học vào tháng 4 hoặc tháng 10, tuy nhiên cũng có khóa học nhập học vào tháng 7 hoặc tháng 1. Tôi đã nhập vào tháng 1/2017 và tốt nghiệp vào tháng 3/2018, nghĩa là tôi đã học ở trường tiếng 15 tháng. Điều quan trọng tôi nhận ra ở đây là, dù cho nhập vào tháng mấy đi nữa thì thời gian tốt nghiệp cũng là tháng 3 của năm sau. Nếu nhập học vào tháng 4, thì thường thời gian học là 24 tháng, dài hơn khi nhập học vào tháng 10 hoặc tháng 1. Điều này có nghĩa là chi phí cũng đội lên theo (bao gồm cả học phí lẫn tiền sinh hoạt). Vì thế, nếu chúng ta có thể cố gắng học ở Việt Nam để đạt một trình độ nhất định, sau đó không chọn kỳ nhập học tháng 4, mà chọn kỳ nhập học khác trong năm thì chi phí sẽ giảm đi rất nhiều.

Cùng với bạn học ở trường chuyên môn. Tôi hoàn thành chương trình trong 15 tháng, sau đó vào trường chuyên môn.

Chi phí sinh hoạt khi du học

 Từ khi đi du học thì tôi đã thay đổi suy nghĩ, chuyển hướng sang mục tiêu tìm việc ở nhiều ngành nghề khác, không chỉ giới hạn trong ngành nông nghiệp, vì thế tôi đã chọn học chuyên môn về kinh doanh thương mại.

 Học phí ở trường tiếng là 730 nghìn yên/năm, còn ở trường chuyên môn là 750 nghìn yên. Khi còn học ở trường tiếng thì tôi đã ở trọ chung phòng cùng với em Kiều, một người bạn Việt Nam đang theo học ở trường khác. Tôi đã được một bạn cùng quê giới thiệu nên tôi và Kiều quen biết nhau. Khi đi học trường chuyên môn thì chuyển sang nhà trọ khác và ở cùng phòng với một du học sinh người Việt khác. Bạn cùng phòng của tôi là một du học sinh mới sang, khi tôi đăng tin tìm bạn ở cùng trên trang facebook Osaka Baito, thì bạn ấy đã liên lạc và chúng tôi thành bạn cùng phòng. Hiện nay thì tôi đã chuyển đến sống gần công ty và sống một mình.

Với em Kiều, người bạn cùng phòng đầu tiên. Chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau (Tp. Sakai, 2020)

Sổ tay chi tiêu của tôi (trung bình mỗi tháng)

※Tính cho năm đầu tiên học trường chuyên môn※100 yên=21.894đ(tỉ giá ngày 31/8/2020)
Thu nhập (tổng thu 115.000 yên~135.000 yên)
Làm thêm 3 công việc

115.000 yên~130.000 yên

※Cửa hàng tiện lợi, Công ty tuyển dụng, Quán ăn Trung Quốc

Chi phí (tổng chi 115.000 yên~130.000 yên))
Tiền nhà trọ

20.000 yên

※Phòng 1DK, 2 người ở

Học phí

56.000 yên

※Được giảm học phí khuyến học nhờ có JLPT・N2

Tiền năng lượng phục vụ sinh hoạt

3.000~7.000 yên

※Tiền nước・Tiền điện・Tiền ga (1 người)

Internet

2.200 yên

※Dùng chung với bạn

Tiền điện thoại di động

3.000~7.000 yên

※Biglobe Sim

Tiền ăn

25.000~30.000 yên

Chi phí khác

5.000~10.000 yên

※Quần áo, sách vở, tiền đi lại,...

Khoản tiền dư ra・Tiết kiệm (trung bình 0 yên~10.000 yên)
Tiền tiết kiệm

Trung bình 0 yên~10.000 yên

※Khoản tiền dành dụm trong những đợt được phép làm thêm nhiều giờ, có khi tôi gởi về cho bố mẹ, có khi thì tôi đi du lịch.

※Kể từ khi đi làm thì tôi gởi tiền về cho bố mẹ đều đặn hơn.

Công viên Osaka-jou〈tháng 11/2019〉

Cùng với các bạn học ở trung tâm tiếng Nhật tại Hà Nội và đồng nghiệp tổ chức tiệc mừng Tết 〈Wakayama, tháng 1/2020〉

Thuê nhà ở Nhật

 Thông thường, để thuê nhà ở Nhật thì cần phải có người bảo lãnh. Nhà trọ đầu tiên của tôi là do trường tiếng Nhật làm người bảo lãnh. Còn nhà trọ khi tôi học trường chuyên môn, và nhà trọ hiện tôi đang ở là do một người bạn người Nhật của tôi bảo lãnh, anh tên là Komatsu. Anh Komatsu là người tôi quen ở trường tiếng Nhật khi ở Hà Nội. Anh là người đã gợi ý cho tôi đi du học ở Nhật Bản. Anh cưới vợ người Việt và hiện đang sống cùng vợ ở gần Osaka. Có được người bạn là người bản xứ ở nơi đi du học làm cho tôi thấy vô cùng vững tâm.

Phòng trọ hiện tại của riêng tôi.

Tích cực sử dụng tiếng Nhật

 Sau khi sang Nhật du học 1 năm thì tôi thi đỗ chứng chỉ N2. Ngoài giờ học ở trường, tôi tự học ở nhà mỗi ngày 2 tiếng (tài liệu học là bộ sách Sou-matome). Ngoài ra, tôi cũng cố gắng tạo ra cho mình thật nhiều cơ hội để nói tiếng Nhật.

❶Sử dụng tiếng Nhật thật nhiều ・Nói tiếng Nhật với người nước ngoài - Khi vừa sang Nhật, tôi không biết cách mở điện, mở gas ở nhà trọ để sử dụng, khi đó có một bạn người Pháp đi ngang qua hành lang đã giúp tôi. Từ đó chúng tôi thân nhau hơn, thường rủ nhau đi dạo và trò chuyện với nhau bằng tiếng Nhật. ・Bạn người Nhật của tôi - Anh bạn Komatsu mà tôi quen ở Hà Nội, hiện nay chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gặp nhau. Ngoài ra, nhờ bạn người Pháp mà tôi cũng quen thêm cô bạn người Nhật nữa, tên là Kumi. Chúng tôi kết thân và thường xuyên gặp nhau.

❷Xem phim Nhật Tôi thường xem phim Nhật trên internet (tiếng Nhật kèm phụ đề tiếng Việt)

❸Làm thêm Tôi cũng tranh thủ nói chuyện bằng tiếng Nhật ở nơi làm thêm.

Đi chơi cùng Kumi vào ngày nghỉ (Osaka, 2020)

Việc làm thêm

①Khi đến Nhật, việc làm thêm đầu tiên của tôi là ở quán nhậu (đón khách). Đây là công việc mà bạn người Pháp đã giới thiệu cho tôi và chúng tôi làm việc cùng nhau (1 năm).

②Cùng thời gian với công việc ① tôi cũng làm thêm ở 1 quán nhậu khác nữa. Công việc này thì do em Kiều giới thiệu cho tôi, chúng tôi cũng làm việc chung với nhau (nửa năm).

③Khi đi học trường chuyên môn, tôi đã chuyển nhà và tìm được việc làm thêm mới ở cửa hàng tiện lợi và quán ăn Trung Quốc. Công việc ở cửa hàng tiện lợi là do tôi nhìn thấy thông báo tuyển nhân viên làm thêm nên tôi đã tự mình xin vào. Còn công việc ở quán ăn Trung Quốc thì tôi tìm được thông qua ứng dụng “Townwork” trên điện thoại di động. Tôi rất thân với các đồng nghiệp người Nhật ở quán ăn này. Sau khi tôi đi làm chính thức, chúng tôi đã đi ăn cùng nhau 1 lần.

Đi ăn món Việt Nam cùng với các bạn làm cùng ở quán ăn Trung Quốc (Osaka, tháng 6/2020)

④Khi học ở trường chuyên môn, tôi cũng đã làm thêm ở Công ty TNHH Giới thiệu Việc làm Mori Kosan được 2 năm. Công ty có vận hành một website và facebook hỗ trợ du học sinh gọi là WA.SA.Bi. Công việc của tôi là dịch bài viết hoặc viết bài (bằng tiếng Việt) v.v. Đây là công việc tôi được bạn tôi giới thiệu vào làm khi bạn tôi nghỉ việc ở đó.

Livestream giải đáp thắc mắc cho du học sinh trên facebook WA.SA.Bi.vn (Osaka, 2019)

Xin việc

 Tôi bắt đầu công cuộc xin việc làm từ đầu năm 2 khi học trường chuyên môn (từ tháng 4). Trình tự xin việc của du học sinh chủ yếu là thu thập thông tin các doanh nghiệp → Đi nghe giới thiệu về công ty (hoặc buổi giới thiệu chung) → Phỏng vấn → Nhận thông báo tuyển dụng. Cũng có những công ty không cần tham gia buổi giới thiệu, vẫn có thể ứng tuyển bằng cách nộp hồ sơ và phỏng vấn.

❶Thu thập thông tin doanh nghiệp Tôi đã tìm thông tin về các công ty có nhu cầu tuyển dụng người Việt Nam bằng cách tra cứu trên internet và nhờ người quen giới thiệu. Sau khi tìm được công ty có vẻ thích hợp thì tôi đăng ký qua mạng và đi dự buổi giới thiệu của công ty.

❷Buổi giới thiệu về công ty Có 2 loại hình giới thiệu về công ty là buổi giới thiệu của riêng 1 công ty nào đó, và buổi giới thiệu chung của nhiều công ty đồng tổ chức (hội chợ việc làm). Tôi đã tìm kiếm thông tin ở những nguồn thông tin sau: ・Website của các công ty tuyển dụng lớn (mynavi, rikubani, ...) ・Đến tư vấn tại văn phòng Hellowork gần nơi ở (Trung tâm giới thiệu việc làm của chính phủ) ・Tham khảo thông tin trên website WA.SA.Bi.

 Sau đó tôi tham gia buổi giới thiệu của các công ty mà tôi thấy quan tâm. Sau khi nghe giới thiệu về công ty, nếu muốn được phỏng vấn thì sẽ phải nộp CV, nộp bài luận nhỏ (giới thiệu bản thân, lý do ứng tuyển vào công ty,...) và chờ phía công ty liên lạc xếp lịch phỏng vấn. Cũng có một số công ty thực hiện phỏng vẫn ngay tại chỗ.

 Trong khoảng thời gian từ tháng 4~9/2019, tôi đã tham gia 4 hội chợ việc làm, và dự buổi giới thiệu của riêng 7~8 công ty.

Nơi tổ chức các buổi giới thiệu công ty, thường là khu văn phòng〈ảnh minh họa〉

Điều quan trọng khi đi phỏng vấn

 Giai đoạn đi nghe các buổi giới thiệu về công ty của tôi nhiều nhất là vào tầm tháng 5~6. Những người xin được việc làm sớm thì thường đã nhận được thư tuyển dụng vào thời gian này. Tôi thì nhận được thư tuyển dụng vào cuối tháng 9. Tôi tìm thấy thông tin tuyển dụng của Công ty Fuso trên website WA.SA.Bi. và đã ứng tuyển, tôi đã không đi nghe buổi giới thiệu của công ty mà chỉ dự phỏng vấn. Có 3 người đã phỏng vấn 2 ứng viên người nước ngoài trong vòng 1,5 tiếng, và kết quả là cả hai đều trúng tuyển. Tôi trượt 4 công ty, và trúng tuyển 2 công ty. Sau đây tôi sẽ chia sẻ về những điều mà tôi đã học được trong quá trình đi xin việc khó khăn ấy.

❶Cần nắm rõ thông tin về công ty Chúng ta cần phải tìm hiểu về ngành nghề hoạt động của công ty mà mình muốn ứng tuyển, nội dung công việc, cũng như là yêu cầu đối với ứng viên của công ty thông qua việc lắng nghe ở buổi giới thiệu hoặc tìm hiểu thông tin trên internet. Khi phỏng vấn, chúng ta cần trình bày rõ là bản thân muốn làm gì để có thể cống hiến cho công ty.

❷Nhìn nhận lại lý do thất bại Lúc đầu, tôi đã không thể tự giới thiệu bản thân một cách trôi chảy ở buổi phỏng vấn. Và đương nhiên là tôi cũng đã không trình bày được rằng mình muốn làm gì. Tôi đã rút kinh nghiệm và cải thiện điều đó.

❸Luyện tập phỏng vấn Chúng ta cũng nên dự đoán trước câu hỏi phỏng vấn và luyện tập nhiều lần. Trước khi đến phỏng vấn ở Công ty Fuso, tôi đã được người của WA.SA.Bi. thực hiện phỏng vấn thử. Sau đó, tôi đã tự mình luyện tập rất nhiều lần ở nhà, và đi phỏng vấn chính thức.

Bữa tiệc động viên với các bạn sau khi trượt phỏng vấn〈tháng 6/2020〉

Làm bánh với Kumi sau khi được tuyển dụng. 〈tháng 12/2020〉

Tôi yêu quý nơi làm việc hiện tại.

 Công ty Fuso là công ty sản xuất và lắp ghép đường ống máy lạnh. Tôi làm việc ở phòng kế hoạch sản xuất. Tôi nhận đơn hàng từ nhà sản xuất máy lạnh, vẽ bản vẽ dùng cho sản xuất, lập bảng báo giá. Tại nhà máy có các kỹ sư và thực tập sinh người Việt, nhưng ở phòng kế hoạch sản xuất thì chỉ có mình tôi là người Việt trong tổng 20 nhân viên. Mọi người ở công ty đều rất thân thiện và tốt bụng. Tương lai, nếu công ty mở rộng sang thị trường Việt Nam, tôi sẽ rất vui nếu được tham gia vào dự án đó.

Đi chơi với chị cùng trung tâm tiếng Nhật quen ở Hà Nội và em Kiều (Osaka, 2020)