Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

sumimg
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Đoàn Hồng Phượng

Sinh năm 1996 tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tháng 5 năm 2014: Tốt nghiệp trường Trung học phổ thông Ngô Quyền
Tháng 8 năm 2014: Nhập học trường Nhật ngữ Đông Du
Tháng 9 năm 2015: Tốt nghiệp trường Nhật ngữ Đông Du
Tháng 10 năm 2015: Nhập học trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka
Tháng 3 năm 2017: Tốt nghiệp trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka
Tháng 4 năm 2017: Nhập học trường Đại học Iwate

Giới thiệu

Sau khi tốt nghiệp cấp 3, học 1 năm tại trường Nhật ngữ Đông Du, tôi sang Nhật theo học khoa tiếng Nhật tại một trường chuyên môn và sau đó thi vào trường Đại học quốc lập. Nếu lựa chọn học Đại học trong nước, có thể tôi sẽ chỉ biết dựa dẫm ăn bám vào bố mẹ. Còn nếu đi Nhật, tôi có thể tự đi học bằng chính những đồng tiền do mình làm ra.

Lý do tôi chọn Nhật là vì tôi thích Nhật. Tôi thích truyện tranh Nhật Bản, ví dụ như“Thám tử lừng danh Conan”, ngoài ra tôi cũng thích văn hoá ẩm thực Nhật như sushi hay món rán tempura. Khi sang đến Nhật, tôi còn cảm nhận được bầu không khí trong lành, và vị tươi ngon của đồ ăn nên tôi cảm thấy sống ở đây rất thoải mái, dễ chịu. Tiền lương cũng cao hơn Việt Nam,vì thế tôi nghĩ bản thân sẽ cố gắng để xin việc ở Nhật.

Tôi muốn truyền tải thông điệp về tầm quan trọng của việc học chắc tiếng Nhật tại Việt Nam trước khi du học, cũng như muốn tập trung chia sẻ với các bạn về cách sử dụng các công trình công cộng tại Nhật trong chuỗi những trải nghiệm du học của mình.

Tiệc BBQ của trường chuyên môn ven sông Kitakami Kasen ( Tháng 4 năm 2016)

Đầu tư học tiếng Nhật nghiêm túc trước khi sang Nhật

Bạn thân của mẹ tôi có một cô con gái đang vừa làm vừa học tại Nhật. Sau khi biết được thông tin bạn gái đó cũng đã từng theo học ở trường Nhật ngữ Đông Du, nên tôi đã quyết định đăng ký học tại đây.

Trường Nhật ngữ Đông Du được thành lập năm 1991, hiện đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục tiếng Nhật tại 7 chi nhánh tập trung chính ở khu vực phía Nam Việt Nam. Tại “Trung tâm đào tạo sinh viên du học Bình Mỹ” trực thuộc một trong những chi nhánh của Đông Du hiện đang đào tạo tiếng Nhật trình độ cao cho những sinh viên có nguyện vọng theo học tại các trường Đại học ở Nhật. Tôi đã trải qua cuộc sống sinh viên ký túc trong 1 năm học tập ở đây. Tuy là lính mới tò te bắt đầu từ con số 0 với tiếng Nhật, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt tới trình độ tương đương N3.

[show_more more=▼Đọc tiếp less=▲Đóng align="center" ]

Trong khi có nhiều người muốn đỗ N3 phải mất 2 tới 3 năm thì để có được trình độ này trong vòng 1 năm,tôi đã phải học rất khủng khiếp. Học từ sáng tới tối các ngày trong tuần và sáng thứ 7, mỗi tháng còn có bài kiểm tra chia lớp dựa trên thành tích học tập. Thực tế đã có những người không thể theo nổi mà đành phải bỏ học giữa chừng.

Ngoài giờ học quy định trên trường, tôi còn tự học vào buổi tối và cả ngày chủ nhật, nên dù Vũng Tàu không mấy xa xôi nhưng tôi cũng không có thời gian về quê. Vì thế, bố mẹ tôi đã phải lên Sài Gòn để gặp con.

[/show_more]

Khi nhập học vào trường Đông Du, tôi không mất các chi phí dịch vụ môi giới mà chỉ phải trả cho trường tiền học phí và tiền ở ký túc xá 1 năm là 50 triệu đồng. Khi sang Nhật, tôi cũng chỉ mất số tiền là lệ phí làm hồ sơ giấy tờ xin tư cách lưu trú mà thôi.

Học trường tiếng Nhật, nhập học trường quốc lập.

Hội trường tổ chức kỳ thi đầu vào trường Đại học Iwate (Tháng 2 năm 2017)

Sau khi kết thúc 1 năm học tiếng ở trường Đông Du, tháng 10 năm 2015 tôi vào học trường chuyên môn thông tin kinh doanh Morioka. Dựa vào thành tích đạt được tại Đông Du, các thầy cô giáo sẽ đưa ra quyết định lựa chọn học trường nào cho sinh viên. Tính cả tôi, có tất cả 14 người xuất thân từ Đông Du đang theo học tại đây. Sau 1 năm rưỡi, hầu hết chúng tôi đều học lên Đại học. Trong 14 người, chỉ có tôi và một người nữa trụ lại Morioka, trở thành sinh viên của khoa Khoa học xã hội nhân văn trường Đại học Iwate.

Sử dụng công trình công cộng và các dịch vụ hỗ trợ người nước ngoài

Tôi chỉ đi làm thêm ở mức đủ, thay vào đó tôi dành nhiều thời gian cho việc học. Đề tài nghiên cứu ở trường Đại học, hay chiến lược ôn thi TOEIC đang là mối quan tâm chính của tôi ở thời điểm hiện tại. Tôi thường xuyên sử dụng thư viện trường để học. Vừa yên tĩnh vừa có máy điều hoà nên cũng có nhiều người học ở đây.

Vào các ngày nghỉ lễ thư viện trường đóng cửa hay có việc bận phải lên trung tâm thành phố thì tôi lựa chọn thư viện công cộng. Từ tầng 1 đến tầng 4 của “Trung tâm giao lưu thông tin tỉnh Iwate” đối diện ga Morioka là thư viện của Tỉnh Iwate. Ngoài ra, trên tầng 5 còn có “Trung tâm giao lưu Quốc tế” thuộc Hiệp hội giao lưu Quốc tế tỉnh Iwate. Đây không chỉ là nơi cung cấp các thông tin về học tập, sự kiện giao lưu mà còn là địa chỉ tin cậy để người nước ngoài có thể đến để chia sẻ, thảo luận về những khó khăn trong cuộc sống, học tập. Vì còn có rất nhiều tài liệu, sách vở nên thời còn là sinh viên trường chuyên môn, đây là địa chỉ tôi thường xuyên lui tới để mượn sách miễn phí.

Thư viện

Tại thư viện tỉnh Iwate ( Tháng 7 năm 2019)

Trung tâm giao lưu quốc tế

Trung tâm giao lưu Quốc tế-nơi cung cấp thông tin cho người nước ngoài (Tháng 7 năm 2019)

“Phòng tài liệu tiếng Nhật” tại trung tâm ( Tháng 7 năm 2019)

Sinh hoạt và làm thêm ở Nhật

Công việc làm thêm đầu tiên của tôi khi mới sang Nhật là đi phát báo. Đây là công việc được các thế hệ học sinh tốt nghiệp Đông Du tiếp nối nhau làm. Phát báo sáng đến nhà dân là nét đặc trưng trong văn hoá Nhật Bản.

Mỗi sáng, tôi thức dậy lúc 4 giờ, phát báo tới 6 giờ, sau đó lên trường đi học. Cùng bạn đường là chiếc xe đạp điện, tôi đã phát báo đến hòm thư của khoảng 200 nhà dân.

Mỗi tháng, tôi nhận được khoảng 8 vạn yên nhưng cơn buồn ngủ buổi trưa quấy rầy khiến tôi không thể tập trung vào việc học, nên sau 6 tháng tôi đã nghỉ việc. Chưa kể việc đi phát báo vào những ngày đông lạnh hay ngày mưa thì vất vả đến thế nào.

Sau đó, tôi đã xin vào làm tại quán nhậu. Còn công việc hiện tại của tôi là phục vụ tại các bữa tiệc chiêu đãi trong khách sạn với mức lương là 1.100 yên/giờ và làm phiên dịch cho các nghiệp đoàn tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng. Tổng cộng mỗi tháng, tôi bỏ túi 8 đến 10 vạn yên.

Trước đây, khi còn làm ở quán thịt nướng, tôi chỉ là chân rửa bát đĩa trong bếp. Nhưng sau đó vài tháng khi khả năng nói tiếng Nhật tăng lên, tôi đã đảm nhận được công việc phục vụ bàn, nghe đặt món và bưng bê đồ ăn ra cho khách. Nhờ có công việc này, trình độ tiếng của tôi khá lên nhiều. Công việc ở quán nhậu sau đó, tôi cũng phụ trách nhiệm vụ tương tự như thế.

 

[iconpress id="local_120" title="book" style="color:#525252; font-size:25px;" ]Chi tiêu sinh hoạt trung bình một tháng của tôi

※100 yên = 21,192 VND ( Tỷ giá tính tới ngày 29 tháng 11 năm 2019)

Tổng thu nhập ( 8〜10 vạn yên)

Làm 2 công việc ( Phục vụ tiệc chiêu đãi tại khách sạn, phiên dịch) Tổng thu nhập: 8~10 vạn yên.
Niên độ năm 2018, tôi nhận thêm học bổng 2 vạn yên/tháng từ tỉnh Iwate.
Học bổng JASSO 80,000円

Chi tiêu (Tổng cộng 7 ~ 9 vạn yên)

Tiền thuê nhà 29,000 yên
※Sống một mình, phòng đơn, bao gồm cả wifi
※Nếu sống trong ký túc xá trường Đại học thì chỉ mất 15,000 yên nhưng vì xa chỗ đi làm thêm nên tôi đã không chọn ở.
Tiền học phí                0 yên
※Vì đạt được thành tích tốt trong học tập nên tôi được miễn giảm toàn bộ học phí.
※Tính đến thời điểm hiện tại, tôi chỉ mất 29 vạn yên tiền nhập học ( Khoản tiền này cũng được chi trả bằng khoản tiền tiết kiệm khi đi làm thêm)
Tiền điện,tiền ga,tiền nước 12,000~13,000円
Tổng tiền điện –nước –ga
Tiền mạng internet 0 yên
※Bao gồm trong tiền nhà
Tiền điện thoại 0 yên
※Chỉ sử dụng wifi
Tiền ăn 20,000 yên
※Có những ngày tôi tiết kiệm được tiền ăn khi ăn luôn tại nơi làm thêm.
Các chi phí khác 8,000 yên ~ 28,000 yên
※Quần áo, tài liệu sách vở, chi phí đi lại

Khoản chênh lệch hàng tháng (Tiền tiết kiệm) Trung bình khoảng 1~2 vạn yên.

※Cũng có tháng tôi phải “phá” khoản tiết kiệm để trang trải sinh hoạt. Ví dụ trong trường hợp không đi làm thêm được nhiều (do bận thi cử hay có nhiều bài kiểm tra trên trường...) hoặc mỗi khi phát sinh cần tiền gấp.
※Không có khoản tiền gửi về Việt Nam. Vì xác định rõ rằng trong tương lai sẽ những việc cần đến tiền như đi xin việc... nên tôi luôn ý thức được việc phải cố gắng tiết kiệm.

Tích cực tham gia nhiều hoạt động giao lưu

  Tôi đã tham gia rất nhiều sự kiện giao lưu tại Nhật Bản. Thuộc một phần trong nội dung của môn học có tên “Giao tiếp đa văn hoá”ở trường Đại học, tôi đã tham gia giao lưu với các em học sinh cấp 2 ở nhiều địa phương tỉnh Iwate tại hội trại giao lưu 2 ngày 1 đêm.

[show_more more=▼Đọc tiếp less=▲Đóng align="center" ]

Ngoài ra, khi còn là sinh viên năm nhất, qua sự giới thiệu của thầy cô trên trường tôi đã tham gia “Cuộc thi Yukata” của nhóm du học sinh gồm 7 người. Hình ảnh nhóm sinh viên nước ngoài chúng tôi trong trang phục yukata đã được đăng trên báo địa phương. Trước đây, qua những bộ phim điện ảnh và truyền hình tôi đã mê mẩn trang phục truyền thống kimono và yukata nên tôi thấy hạnh phúc khi lần đầu tiên được khoác lên mình chiếc yukata. Tôi dự định sẽ mặc kimono vào lễ tốt nghiệp. Hơn nữa, nếu xin việc thành công ở Nhật, tôi còn muốn mặc yukata đi xem lễ hội bắn pháo hoa.

[/show_more]

Tại hội trại giao lưu với học sinh cấp 2 ( Tháng 7 năm 2019)

Tôi đã học tiếng Nhật như thế!

Sau khi sang Nhật khoảng 2 năm rưỡi, tôi đã thi đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N1 (JLPT). Tôi đã sử dụng các cuốn sách tham khảo được những đàn anh đàn chị giỏi tiếng Nhật và bạn thân giới thiệu trong chiến lược ôn thi của mình. Tôi xin phép được giới thiệu một số tựa đề sách chính trong số đó.

[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 「新完全マスター」シリーズ(出版社:スリーエーネットワーク)

[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 「耳から覚える 日本語能力試験」シリーズ(出版社:アルク)

[iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 「日本語能力試験問題集N1読解スピードマスター」

Ngoài ra, tôi còn tìm và xem đi xem lại nhiều lần các bài giảng hướng dẫn phương pháp ôn thi N1 trên Youtube. Hơn thế nữa, tôi cũng thường xuyên xem phim và các video tiếng Nhật liên quan đến trang điểm. Tôi cho rằng nếu đó là lĩnh vực bản thân yêu thích, khả năng ghi nhớ từ vựng cũng sẽ nhanh hơn.

Thêm vào đó, rèn luyện kỹ năng nghe qua anime cũng là một phương pháp tốt. Tôi hay xem “Thám tử lừng danh Conan”. Vì từ nhỏ đã từng xem nên trong đầu vẫn đâu đó nhớ được nội dung, vì thế tôi vừa có thể thoải mái xem vừa có thể học được cách phát âm, ngữ điệu của tiếng Nhật. Tôi cho rằng vừa học vừa chơi là cách thức giúp chúng ta dễ duy trì việc học.

Ước mơ tương lai

Tôi dự định sẽ xin việc ở Nhật. Để chuẩn bị cho mục tiêu này, vào tháng 7 năm 2019, tôi đã tham gia hội chợ việc làm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại tỉnh Iwate. Và tháng 10, tôi dã cùng các bạn trong nhóm zemi đi thăm ngân hàng và nhà máy ủ bia tại địa phương. Vì yêu thích mỹ phẩm nên sẽ là tuyệt vời nhất nếu tôi có thể xin việc tại một công ty liên quan đến mỹ phẩm.

[show_more more=▼Đọc tiếp less=▲Đóng align="center" ]

Nhật Bản có bầu không khí trong lành phương tiện giao thông công cộng thuận lợi, đường xá sạch đẹp. Ngoài thịt nướng, mỳ ramen và nhiều món ăn phong phú ở quán nhâu, mỳ jaja ở Morioka cũng phải gọi là tuyệt phẩm. Hiện tại, do bận đi làm thêm và đi học nên tôi chưa có thời gian đi du lịch nhiều. Nếu chính thức bắt đầu hoạt động đi tìm việc, tôi muốn kết hợp đi du lịch và đến thăm, ở lại chỗ các bạn đồng môn trong Đông Du hiện đang sống rải rác trên khắp nước Nhật.

[/show_more]

Xin được nhắc lại tới các bạn thông điệp: Trước khi sang Nhật, nhất định phải cố gắng học tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam. Có như vậy các bạn mới có được những trải nghiệm trọn vẹn, phong phú trong cả việc học lẫn đi làm thêm sau khi tới Nhật.

Buổi tham quan nhà máy sản xuất sữa chua của nhóm sempai – kouhai Đông Du trong tỉnh Iwate trong hoạt động tìm hiểu doanh nghiệp phục vụ cho xin việc tại Nhật ( Tháng 11 năm 2018)