Du lịch - ăn uống

img detail
06/02/2020 Du lịch - ăn uống

 Lẩu là món được ăn nhiều vào mùa đông ở Nhật. Khi hỏi người Nhật “Muốn ăn gì vào mùa đông?”, có lẽ nhiều người sẽ trả lời lẩu. Chỉ cần vào siêu thị mua nước dùng và các loại nguyên liệu phong phú là ai cũng có thể dễ dàng thưởng thức món lẩu. Có rất nhiều loại lẩu và tôi muốn giới thiệu một số loại điển hình.       

Lẩu Ishikari

 Lẩu ninh nhừ cá hồi và các loại rau như bắp cải, hành tây…bằng nước súp Miso là món ẩm thực địa phương của Hokkaido. Món lẩu này xuất phát ở khu vực gần cửa sông Ishikari nơi có lượng cá hồi dồi dào, là món trước đây được ngư dân yêu thích.

Lẩu Kiritanpo

 Là ẩm thực địa phương phía Bắc tỉnh Akita, lẩu ninh nhừ xương gà với nước tương xì dầu cùng với Kiritanpo, gà hảo hạng Hinaidori, củ Gobo… Kiritanpo là một loại cơm sau khi nấu chín giã nhỏ cuốn vào thanh tre đem nướng. Hinaidori là loại gà thương hiệu của tỉnh Akita.

Lẩu Chanko

 Được nhiều người biết đến là loại lẩu sumo ăn thường ngày. Nguyên liệu gồm rau, nấm, đậu phụ, thịt và các loại hải sản, có thể nêm nước dùng nhiều loại như vị miso, vị xì dầu, muối… Có thể nói Chanko là món tổng hợp ngày thường mà sumo có thể tự chế biến.

Hoto

 Đây là loại lẩu ẩm thực địa phương của tỉnh Yamanashi, món mỳ nhào từ bột mỳ đập dập tròn, kết hợp với bí ngô, các loại khoai, rau và thịt ninh nhừ với nước tương miso. Do ninh nhừ mỳ nên nước súp có đặc trưng sền sệt.

Lẩu hàu

 Bên trong nồi có quết một lớp tương miso, sau đó cho hàu và đậu tương, rau… vào và ninh nhừ với nước súp, đây là món lẩu ẩm thực địa phương của tỉnh Hiroshima. Một loại lẩu rất độc đáo, có thể điều chỉnh theo sở thích ăn vì lớp tương miso quết bên trong nồi tan chảy hòa với nước súp.

Lẩu Mizutaki

 Là loại lẩu ninh như thịt và rau… với nước súp, cho thêm vị thuốc và nước tương Ponzu là có thể thưởng thức các nguyên liệu tươi ngon. Đặc trưng là loại súp trắng đục ninh nhừ với xương gà, là món ăn nổi tiếng của Hakata ở tỉnh Fukuoka.

 Ngoài ra, còn có rất nhiều vị lẩu khác có thể ăn ở nhà như “lẩu sữa đậu nành”; “lẩu kimchi”; “lẩu cà ri”,… Và cũng có thể ăn lẩu trong không khí các bữa tiệc gia đình. Ở Nhật, có thuật ngữ là “Nabebugyou”, nói về một người sẽ chỉ đạo nêm vị, thứ tự cho nguyên liệu, điều chỉnh lửa, thời gian thích hợp để ăn…và muốn làm cho mọi người ăn. Khi gặp “Nabebugyou” như vậy, nếu bạn chủ động giúp đỡ chắc chắn họ sẽ rất vui.

 Ở Việt Nam cũng có văn hóa ăn lẩu nhưng cảm giác không theo mùa như ở Nhật “mùa đông sẽ ăn lẩu”. Lẩu là một món ăn phổ thông ở Việt Nam, hơn nữa với thời tiết nóng dễ đổ mồ hôi hơn ở Nhật nên người Việt có thói quen ăn lẩu quanh năm để tăng sức bền. Ngồi quây quần bên nồi lẩu và trò chuyện giao lưu là văn hóa chung của cả Việt Nam và Nhật Bản. Vì vậy các bạn Việt Nam sống ở Nhật hãy thử rủ người Nhật ăn lẩu và cùng trò chuyện xem sao?

Nguồn tham khảo:

https://www.photo-ac.com/main/detail/322286?title=%E6%B5%B7%E9%AE%AE%E9%8D%8B%E3%82%A4%E3%83%A1%E3%83%BC%E3%82%B8