Blog

Chùa Việt Nam trên đất Nhật (Tây Nhật Bản)

dai nam 02
13/08/2021

 

Tại Nhật Bản, cùng với số người Việt Nam đến sinh sống và làm việc tại Nhật ngày càng gia tăng, ngày càng nhiều ngôi chùa Việt Nam cũng được xây dựng ở khắp đất nước Nhật, góp phần vào việc hỗ trợ tinh thần, giúp đỡ cho người Việt gặp khó khăn trong cuộc sống và làm việc ở xa xứ. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những ngôi chùa Việt Nam ở khu vực phía Tây Nhật Bản.

1. Chùa Đại Nam (tỉnh Hyogo)

Chùa Đại Nam do Đại đức Thích Nhuận Phổ – du học sinh đang học tại trường đại học Ryukoku đã cùng với quý phật tử phát tâm mua lại mảnh đất với diện tích 1400m2 vào năm 2013 để chuẩn bị xây dựng một ngôi chùa thuần Việt tại Nhật Bản. Hiện nay chùa do thầy Thích Tường Nghiêm trụ trì. Chùa có các hoạt động thường niên như tổ chức Tết dương lịch, âm lịch, lễ Phật Đản vào tháng 4, lễ Vu Lan Báo Hiếu, tết Trung Thu… Ngoài ra chùa còn tổ chức các khoá tu hàng tháng (đang tạm dừng vì dịch bệnh vi-rút corona).
 

Sứ mệnh của nhà chùa là giúp bảo vệ cuộc sống cho cộng đồng người Việt Nam, hỗ trợ tư vấn về đời sống, công việc cho cộng đồng. Để làm được việc này, chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác.

Chùa có các hoạt động cộng đồng như sau:

✔︎ Giao lưu văn hoá Việt Nhật
✔︎ Hỗ trợ tư vấn, giải đáp về đời sống, công việc cho người Việt Nam tại Nhật
✔︎ Hỗ trợ các thủ tục tang lễ cho người Việt không may mất ở Nhật Bản
✔︎ Hỗ trợ nhu yếu phẩm, quyên góp hỗ trợ lũ lụt miền trung, các hoàn cảnh bị lâm bệnh nặng không đủ điều kiện chữa trị tại nhật
✔︎ Xây trường, nuôi cơm cho trẻ em vùng cao Việt Nam

Ngoài ra chùa còn phối hợp cùng chùa Cửu Tạng (久蔵寺) ở Fuchumachi của tỉnh Hiroshima và chùa Vĩnh Minh (永明寺) ở thành phố Kitakyushu của tỉnh Fukuoka để hướng dẫn đạo tràng tu tập và các lễ hội văn hoá Việt Nam cho cộng đồng người Việt Nam.

external link Trang web Chùa Đại Nam

external link Trang web Chùa Cửu Tạng

external link Trang web Chùa Vĩnh Minh

Chùa Đại Nam
Địa chỉ Hyōgo-ken Himeji-shi, Shigo-cho, Sakamoto 157-1
Điện thoại 079-258-0961、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí)
E-mail dainamtemple@gmail.com
Cách đi Ga Gochaku(御着) của tuyến đường sắt Kobe (JR), đi bộ khoảng 1,7km. Cách ga khoảng 400m có bến xe buýt đi tới gần chùa nhưng giữa đường phải đổi xe. Mỗi lượt đi tốn 440 yên. Nếu đi 3 người trở lên có thể đi taxi sẽ lợi hơn.

 

2. Chùa Hòa Lạc (tỉnh Hyogo)

Chùa Hòa Lạc và chùa Đại Nam là 2 chùa liên kết với nhau, bắt đầu hoạt động từ năm 2011. Chùa có sứ mệnh như chùa Đại Nam trong việc hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật. Chùa thực hiện tư vấn cho người Việt Nam gặp khó khăn về cuộc sống, công việc, du học. Giúp cho chỗ ở hoặc lời khuyên và các hỗ trợ cần thiết khác.
 

Tháng 4/2021, khi ban biên tập của Kokoro có dịp đến thăm chùa thì có thấy ngoài người nhà chùa còn có 2 người Việt Nam khác đang lưu trú. Một người phụ nữ độ 30 tuổi, vốn là thực tập sinh kỹ năng.Vì bị bệnh nên cô phải nghỉ việc và tìm đến chùa xin tá túc cho tới khi được về nước. Do không có sự hỗ trợ của nghiệp đoàn tiếp nhận nên chùa Hòa Lạc đã hỗ trợ cô.

Một người khác là nam giới, vốn là du học sinh ở một trường tiếng ở Sendai. Nhưng vì không thể vừa đi học vừa đi làm thêm nên đã bỏ học và ở quá hạn visa (lưu trú bất hợp pháp) và làm việc. Tháng 11/2020, trong khi đang làm thêm trong ngành chuyển phát thức ăn thì bị cảnh sát bắt giữ. Tuy bị phán quyết là có tội nhưng được cho thi hành án treo. Em đã tìm đến chùa để mong có dịp làm lại cuộc đời.

external link Trang FB của chùa Hòa Lạc

Chùa Hòa Lạc
Địa chỉ Hyogo-ken, Kobe-shi, Nagata-ku, Higashi Shiri-ikechō 8-2-14
Điện thoại 078-651-6505、090-9259-0696 (Thầy Thích Đức Trí)
E-mail Thầy trụ trì Đức Trí: thichductrijp@gmail.com
Cách đi Cách ga Karumo(苅藻) của đường xe điện ngầm Kaigan độ 200m

 

3. Chùa Phước Quang (tỉnh Osaka)

Thầy trụ trì chùa Phước Quang chào hỏi phật tử trước cửa chùa. Ảnh của báo Mainichi

Thành phố Yao của tỉnh Osaka hiện có khoảng 2.000 người Việt Nam sinh sống. Chùa tọa lạc trên một con đường nhỏ gần nhà ga Yao (JR). Từ xa ta có thể nhìn thấy có cờ Phật cắm trên nóc chùa. Chùa được cải tạo lại từ một ngôi nhà dân thành nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt Nam ở đây vào năm 2014. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật đầu tiên vào mỗi tháng.

Một buổi thuyết pháp tại chùa. Ảnh của báo Mainichi

Chùa Phước Quang có đặt bức tượng Phật được mang từ Việt Nam sang. Là nơi sinh hoạt tâm linh cho người Việt ở khu vực này. Đây cũng là nơi để cộng đồng Việt Nam gắn kết với nhau. xung quanh đó có nhiều cửa hàng thực phẩm của Việt Nam và cửa hàng ăn món Việt Nam.

external link Trang FB chùa Phước Quang

Chùa Phước Quang
Địa chỉ Osaka-fu, Yao-shi, Yasunaka-cho 7-5-10
E-mail chuaphuocquangyao@gmail.com
Cách đi Cách ga Yao(八尾) của đường tàu Kansai honsen (JR) khoảng 800m

 

4. Chùa Phước Viên (tỉnh Hyogo)

Chùa do thầy Thích Quảng Niệm trụ trì, là nơi sinh hoạt của cộng đồng Phật tử Việt Nam tại Nhật. Chùa có tổ chức khoá tu vào Chủ Nhật tuần thứ 2 mỗi tháng.

external link 福圓寺のFBページ

Chùa Phước Viên
Địa chỉ Hyogo-ken, Himeji-shi, Hanada-cho Takagi 194-4
Điện thoại 090-6464-8597
Cách đi Từ ga Himeji (JR) ra của Bắc, lên xe buýt Shinki(神姫)đi về hướng 城見台行き (Shiromidai yuki). Tới bến Ohshoji(大小路) thì xuống xe, đi bộ khoảng 1,4km.

 

5.Chùa Tokurin-ji (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi)

Chùa Tokurin-ji đã có hoạt động hỗ trợ người nghèo khổ và người tỵ nạn từ trên 30 năm qua. Khi xảy ra Đại động đất Đông Nhật Bản năm 2011 chùa cũng tiếp nhận nhiều người cơ nhỡ khó khăn. Trong nhiều năm, chùa cũng tiếp nhận các nhà sư và du học sinh người Việt Nam.

Nhà chùa có cơ sở lưu trú dành cho người nghèo khổ cơ nhỡ và thường xuyên có khoảng 10 người sinh sống. Nhà sư trụ trì là thầy Takaoka Shucho. Từ năm 2020 chùa cũng tiếp nhận nhiều người nước ngoài bị mất việc do ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona, hỗ trợ tìm việc hoặc hồi hương, thực phẩm và nơi lưu trú.

external link Bài viết về chùa Tokurin-ji của KOKORO

Chùa Tokurin-ji
Địa chỉ Aichi-ken, Nagoya-shi, Tenpaku-ku, Nonami Aioi
Điện thoại 052-896-1606
Cách đi Đường tàu điện ngầm Sakura-dori, xuống ra Aioiyama (相生山), đi bộ khoảng 600m.

 

6. Chùa Phước Huệ Aichi (thành phố Inazawa, tỉnh Aichi)

Chùa Phước Huệ Aichi được thành lập vào tháng 4/2013, được Hòa thượng trụ trì chùa Đức Lâm (Tokurin-ji) Takaoka Shucho cố vấn và hỗ trợ nơi sinh hoạt trong khuôn viên Tokurin-ji. Năm 2019 chùa Phước Huệ Aichi đã mua được khu nhà cổ tại thị trấn Inazawa và tháng 4/2019, chùa chuyển về chỗ mới sinh hoạt cho đến hiện tại. Chùa do sư cô Thích Như Tâm trụ trì.
 

Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, nhà chùa đã kết nối với Hội Phật Tử Việt Nam Tại Nhật Bản, các vị mạnh thường quân xa gần với chương trình “Món quà yêu thương”, trực tiếp chuyển những phần lương thực, nhu yếu phẩm đến các bạn gặp khó khăn tại vùng Tokai (Aichi, Mie, Gifu) và một số vùng phụ cận.

external link Trang FB của chùa Phước Huệ Aichi

Chùa Phước Huệ Aichi
Địa chỉ Aichi-ken, Inazawa-shi, Sobue-cho, Shinmyozu, Jizaemonnishi 3192
Điện thoại 090-9915-5347
Cách đi Đường Bisai của đường sắt Meitetsu, xuống ra Kamimarubuchi(上丸渕), đi bộ khoảng 3,8km. Vào khóa tu một ngày, chùa có dịch vụ xe đưa đón.