Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Tô Thị Hiền
  • Năm 2000 Đang học dở cấp 3 thì thôi học và phụ giúp gia đình〈Tỉnh Thái Bình〉
  • Năm 2001 Làm việc tại công ty sản xuất giày〈TP Hải Phòng〉
  • Năm 2007 Sinh con gái đầu, vào làm việc tại nhà máy may〈Tỉnh Thái Bình〉
  • Năm 2018 Đăng ký vào công ty phái cử
  • Năm 2019 Sang Nhật(Tháng 2)→ Tập huấn → Thực tập kỹ năng〈Tỉnh Nara〉
  • Năm 2019 Được OTIT bảo hộ (Tháng 9)
  • Năm 2019 Bắt đầu thực tập kỹ năng tại chỗ làm mới (Tháng 12)〈Tỉnh Iwate〉

〈Sinh năm 1984, quê ở tỉnh Thái Bình〉

Chị Hiền, thực tập sinh kỹ năng, bị giám đốc công ty bảo rằng “cô không cần phải đến công ty nữa". Giám đốc công ty phái cử cũng đến thúc giục, nói rằng “tôi sẽ đưa cô về Việt Nam". Tuy nhiên, ngay trước khi chị bị ép về nước thì OTIT (Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế) đã ra tay can thiệp! Chị Hiền được giải cứu kịp thời và còn được giới thiệu cho chỗ làm mới.

Sang Nhật để kiếm tiền trả học phí cho con gái

Nơi thực tập hiện nay của tôi〈Năm 2020〉

Gia đình tôi rất nghèo nên khi vừa vào lớp 11, tôi đã thôi học và giúp đỡ mẹ. Năm tiếp theo, tôi bắt đầu làm việc tại công ty sản xuất giày ở Hải Phòng. Hồi đó, cũng ít người đi học cấp 3, trong đám bạn bè quanh tôi, số người đi học cấp 3 chưa đến một nửa. Năm 2006, tôi kết hôn với một người sống ở khu vực tôi đi làm. Tôi mang bầu và thôi việc, nhưng nửa năm sau đó ly hôn rồi đến tháng 1/2007 thì sinh con gái. 9 tháng sau đó, tôi bắt đầu làm việc tại một nhà máy may. Con gái tôi hiện nay đang học lớp 8 và sống cùng với cha mẹ đẻ tôi. Thấy con gái có kết quả học tập tốt nên để có tiền cho con đi học sau này, tôi quyết định đi thực tập kỹ năng.

Vay nợ trước khi sang Nhật và sau đó trả được nợ

Công việc ở chỗ làm hiện tại〈Tỉnh Iwate, 2020〉

Tôi đăng ký vào một công ty phái cử do bạn giới thiệu và vay ngân hàng 160 triệu đồng (khoảng 756.000 yên) để trả cho công ty này. Ngoài ra, để chữa bệnh ung thư phổi cho cha, tôi còn vay thêm một khoản 140 triệu đồng nữa. Sau khi sang Nhật, làm việc 6 tháng ở chỗ làm đầu tiên và 15 tháng ở chỗ làm hiện tại, tôi gần như đã trả được hết nợ. Trong khoảng thời gian thực tập còn lại, tôi muốn để dành được càng nhiều tiền càng tốt để lo cho con gái sau này. Sau khi kết thúc thời gian 3 năm thực tập, tôi mong được quay lại chỗ làm hiện nay với tư cách thực tập sinh kỹ năng số 3.

Ở chỗ làm trước đây, tôi không được trả tiền làm thêm giờ, mỗi tháng chỉ gửi được 6, 7 vạn yên về cho gia đình. Tuy nhiên, ở chỗ làm hiện nay, mỗi tháng tôi gửi được 10 vạn yên về nhà. Cha tôi thì đau ốm, mẹ tôi tuổi đã cao, ruộng vườn đã cho thuê cày cấy canh tác nên mặc dù không mất tiền mua gạo và rau củ nhưng nhà tôi không có tiền. Tiền tôi gửi về là để chi tiêu sinh hoạt cho 3 người và đóng học phí cho con gái.

Bảng cân đối thu chi của tôi (bình quân một tháng)

※ 100 yên = 21.240 VND (tỷ giá ngày 11/3/2021)

Lương về tay (bình quân 140.000 yên)
Lương về tay

137.000 yên ~ 142.000 yên

※ Là khoản tiền nhận được sau khi trừ thuế, bảo hiểm xã hội và tiền ký túc xá

※ Trong số này, tiền ký túc xá là 11.000 yên (đã bao gồm tiền điện, nước, ga và Wi-fi)

Chi phí (bình quân 35.000 yên ~ 40.000 yên)
Tiền ăn

30.000 yên

※ Tự nấu

Chi phí lặt vặt

5.000 yên ~ 10.000 yên

※ Đồ lặt vặt trong cuộc sống, thuốc men v.v...

※ Khoản tiền chênh lệch・để dành được (bình quân 100.000 yên)

Công việc quá khắc nghiệt và không được trả tiền làm thêm giờ

Bảng kê chi tiết tiền lương không có tiền làm thêm giờ. “Bây giờ nhớ lại hồi đó tôi vẫn thấy uất ức.”

Hiện nay, tôi đang làm việc ở nơi thực tập kỹ năng thứ hai, nhưng hồi làm việc ở nơi thực tập đầu tiên, tôi đã trải qua hoàn cảnh rất khó khăn. Đó là một nhà máy may ở tỉnh Nara. Khi đó, lương về tay của tôi chỉ có 88.000 yên (khoảng 18.700.000 VND). Hằng ngày, thời gian làm việc chính thức kết thúc từ 17 giờ, nhưng sau đó tôi thường phải làm thêm 2, 3 tiếng đồng hồ (nhiều nhất có khi tới 5 tiếng đồng hồ), nhưng lại không được nhận tiền làm thêm giờ. Giám đốc công ty lấy lý do là “Từ xưa đến nay trong vòng 8 giờ phải may được 200 sản phẩm. Vì vậy, khi nào chưa may xong 200 sản phẩm thì chưa được tính tiền làm thêm giờ.”

Tuy nhiên, nếu như một người làm công việc may áo len nam, phải may tay, vai, nách, cổ áo riêng biệt nên dù có cố gắng đi nữa thì cũng phải mất 5 phút mới may xong 1 cái áo. 100 cái là 500 phút. Chỉ như thế này thôi thì đã không thể làm xong trong thời gian làm chính thức rồi. Dù có làm thêm 3 tiếng đồng hồ đi nữa thì mỗi ngày làm hết sức cũng chỉ được 150 cái áo. May liên tục đến mức chả có thời gian để thở như vậy nên ngày nào tôi cũng mệt lả. Do nghe công ty phái cử nói rằng “Giám đốc công ty tốt lắm, lương về tay 170.000 yên" nên tôi mới ứng tuyển công việc này, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác biệt.

“Cô không cần phải đến công ty nữa"

Nơi thực tập kỹ năng hồi đó〈Năm 2019〉

Sau khi bắt đầu làm việc tại công ty này không bao lâu, tôi làm quen với thực tập sinh kỹ năng người Việt sống gần đó và được người này giới thiệu qua mạng xã hội với 2 sempai trước đây làm việc tại công ty tôi nhưng nay đã hoàn thành chương trình thực tập và về nước. Khi tôi hỏi thăm thì các sempai kể rằng thời họ “không có chuyện không được trả tiền làm thêm giờ, nhưng số tiền thì ít hơn bình thường.” Các sempai cũng rất tội nghiệp rồi, nhưng lứa chúng tôi còn phải chịu điều kiện khổ sở hơn nữa. Tuy nhiên, do tôi không biết tiếng Nhật nên chẳng cự cãi được với giám đốc và chỉ biết tiếp tục nhẫn nhục làm việc. Thế nhưng, đến một ngày, giám đốc lại bảo tôi một chuyện không ngờ.

Giám đốc đột nhiên bảo tôi rằng “Nếu mỗi ngày không may được 200 sản phẩm thì cô đi về nước đi. Cô không cần phải đến công ty nữa.” Khi đó, tôi mới thực tập kỹ năng được khoảng 3 tháng, còn nợ rất nhiều tiền. Tôi bị sốc, không nói nên lời. Sau đó, đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) đã nghe tôi trình bày và nói chuyện lại với giám đốc. Sau đó, tôi bị buộc phải viết một bản cam kết (bằng tiếng Việt) với nội dung “nếu mỗi ngày không may được 200 sản phẩm thì tôi sẽ không nhận tiền lương" và được quay lại làm việc. Trong số 3 thực tập sinh kỹ năng, chỉ có mình tôi bị nói là “không cần phải đến công ty nữa".

Tuyệt vọng khi nghe thông báo phải về nước

Lá đơn tôi bị giám đốc công ty phái cử ép viết〈Tháng 9/2019〉

Thế rồi, tình hình càng trở nên tệ hại hơn. Tháng 9 năm đó, giám đốc công ty phái cử từ Hà Nội sang. Nguyên nhân có vẻ như là do trước đó không lâu, ở công ty có phát sinh vụ việc hàng hoá không đạt yêu cầu. Mặc dù chúng tôi đã may theo đúng chỉ thị về kim khâu của giám đốc, nhưng do có sự nhầm lẫn về kích cỡ kim mà 100 sản phẩm đã bị trả lại. Nữ giám đốc trẻ của công ty phái cử nói chuyện với 3 thực tập sinh chúng tôi ở công ty, sau đó, một mình tôi bị dẫn về ký túc xá. Vừa về đến ký túc xá, giám đốc công ty phái cử mở đầu câu chuyện bằng: “Công ty thực tập bảo không cần chị nữa, chị đi về nước cùng tôi đi". Tôi oà lên khóc. Tôi trình bày lại mọi việc từ đầu cho đến bây giờ, rồi phản đối chuyện đã cố gắng hết sức làm việc mà chỉ riêng mình lại phải về nước. Thế nhưng, giám đốc công ty phái cử chẳng có một lời nào an ủi.

Không những thế, giám đốc công ty phái cử còn bảo tôi viết “Đơn xin về nước theo nguyện vọng bản thân". Cô ấy nói rằng nếu tôi viết đơn này thì sẽ được trả phần lương bị thiếu trong 3 tháng. Tôi nghe theo và đã viết đơn với nội dung như sau: “Tôi đã gây ra nhiều vấn đề, làm hỏng nhiều hàng hoá. Hiện nay, công ty không cần tôi làm việc nữa. Tôi rất mong công ty và nghiệp đoàn trả phần lương từ tháng 6 đến tháng 8 trước khi tôi về nước”. Giám đốc công ty phái cử bảo rằng “Sau khi về Việt Nam, chịu khó chờ 1, 2 tháng công ty sẽ tìm cho việc mới rồi lại quay lại Nhật Bản được thôi.", thế nhưng tôi không tin. Hơn nữa, mặc dù viết đơn như vậy nhưng trên thực tế, vụ việc sản phẩm bị hỏng không phải là do lỗi của tôi.

Cầu cứu tổ chức “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”

Một phần bản tường trình mà ông Kurematsu gửi cho OTIT〈Tháng 9/2019〉

Sau khi viết đơn, tôi quay trở về chỗ làm. Thế nhưng, đến bữa trưa, cơm tôi cũng không nuốt nổi. Sau khi hết giờ làm việc, giám đốc công ty phái cử dẫn tôi ra công viên và lại nói giống như lúc sáng rằng “về Việt Nam rồi chờ một thời gian ngắn sẽ tìm được công việc mới". Tuy nhiên, chẳng có gì đảm bảo là tôi sẽ được giới thiệu chỗ thực tập mới, mà có khi lại bị đòi trả thêm tiền phí nữa không biết chừng. Tôi bảo: “Tôi đã vay nợ rất nhiều để sang Nhật và vẫn đang làm việc nghiêm túc. Tôi muốn chờ ở Nhật cho đến khi nghiệp đoàn tìm được cho tôi công việc khác. Tôi sẽ không về nước.”, rồi đi về ký túc xá.

Tối hôm đó, chắc là để canh cho tôi không bỏ trốn, giám đốc công ty phái cử không ngủ ở khách sạn mà ngủ lại ở ký túc xá cùng 3 thực tập sinh chúng tôi. Nằm trong phòng ngủ, tôi gửi tin nhắn cầu cứu đến một người. Người tôi gửi tin nhắn đến là ông Kurematsu, đại diện tổ chức có tên là “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”, từng giúp đỡ rất nhiều thực tập sinh bị đối xử bất công. Thực ra, hồi tháng 5, ngay sau khi bị giám đốc công ty bảo “không cần phải đến công ty nữa", tôi đã được sempai cùng công ty giới thiệu cho ông Kurematsu và vẫn trao đổi với ông qua mạng xã hội với sự tham gia của phiên dịch (là du học sinh người Việt làm tình nguyện viên).

Tôi đã trình bày với ông Kurematsu về tình hình cấp bách hiện tại. Ông Kurematsu nhắn tin trả lời rằng: “Ngày mai, OTIT sẽ đến công ty. Tuy nhiên, nếu chẳng may trước đó bạn bị đưa ra sân bay thì hãy cho nhân viên cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra hộ chiếu xem danh thiếp của tôi và nói ‘thực ra tôi không muốn về nước’” và còn gửi cho tôi ảnh chụp danh thiếp của ông nữa. Ngay sau đó, ông Kurematsu đã gửi FAX cho OTIT 9 trang tường trình cùng tài liệu và nhờ họ giúp đỡ tôi.

Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) vào cuộc!

Sáng hôm sau, đi làm mà lòng tôi vô cùng hồi hộp. Khoảng 2 tiếng sau, 2 cán bộ của OTIT đã đến công ty thật! Một người thì nói chuyện với giám đốc công ty may còn một người nữa (là nữ) thì dẫn tôi về ký túc xá. Chủ tịch nghiệp đoàn cũng đến ký túc xá. Nhân viên của OTIT thông qua phiên dịch qua điện thoại đã giải thích với tôi rằng: “Có thể bạn sẽ bị ép buộc về nước nên chúng tôi sẽ bảo hộ cho bạn. Từ hôm nay, bạn sẽ đến ở tại khách sạn, còn chúng tôi sẽ tìm cho bạn chỗ làm việc khác”. Tôi thu xếp hành lý và lên xe của OTIT đi đến một khách sạn trong thành phố Osaka.

Trước khi đến khách sạn, tôi được đưa về công ty. Tại đây, tôi được công ty trả cho phần tiền lương 3 tháng chưa thanh toán. Giám đốc công ty lúc ấy mặt mũi có vẻ rất nghiêm trọng. Lúc này, số nhân viên của OTIT đã tăng lên thành 4 người, 2 người trong đó nói chuyện với chủ tịch nghiệp đoàn. Chủ tịch nghiệp đoàn cũng sa sầm mặt. Tôi cất lời chào giám đốc công ty “Mặc dù thời gian ngắn ngủi, nhưng rất cảm ơn ông. Chúc ông luôn mạnh khoẻ”. Thế nhưng, giám đốc công ty chẳng nói câu nào. Sau đó, công ty này bị huỷ kế hoạch thực tập kỹ năng và 2 thực tập sinh còn lại cũng được chuyển sang chỗ làm khác.

Chỗ làm mới như một thế giới khác

Trái: Giường của tôi trong ký túc xá. Mỗi buổi tối, tôi đều ngồi đây gọi điện thoại về cho con gái. Phải: Bếp trong ký túc xá.

Khoảng 2 tháng rưỡi sau, nhờ sự giúp đỡ của OTIT và ông Kurematsu mà tôi được chuyển sang một công ty ở tỉnh Iwate tên là “KS Factory". Công ty có khoảng 20 nhân viên, chuyên may quần áo nữ cho các thương hiệu nổi tiếng. Tại đây có 5 thực tập sinh nữ người Việt đang thực tập kỹ năng. Đoàn thể quản lý của tôi là “Nghiệp đoàn World Power" ở Tokyo, phiên dịch người Việt của nghiệp đoàn thường xuyên đến và thăm hỏi tình hình của chúng tôi.

Tôi nghe nói là khi không có đại dịch COVID-19, mùa hè, giám đốc công ty mua yukata (kimono hè) cho các thực tập sinh rồi dẫn đi chơi lễ hội mùa hè ở địa phương, còn mùa xuân thì lái xe ô tô chở thực tập sinh đi ngắm hoa anh đào nữa. Chỗ làm của tôi hiện nay cả về điều kiện làm việc lẫn tiền lương đều hoàn toàn khác so với chỗ cũ. Tôi rất biết ơn tổ chức “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài” cũng như OTIT và giám đốc công ty hiện nay.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

❶ Khi giới thiệu thực tập sinh kỹ năng, đoàn thể quản lý giới thiệu chỗ chuyển việc cho chị Hiền luôn kiểm tra xem công ty tiếp nhận có đủ các điều kiện như: ▽ Thanh toán tiền làm thêm giờ đúng quy định pháp luật ▽ Ghi đầy đủ nhật ký thực tập và sổ quản lý ▽ Đảm bảo cuộc sống ký túc xá ở mức thông thường v.v… Nếu các bạn muốn được nghiệp đoàn này giới thiệu chỗ thực tập kỹ năng thì hãy trao đổi với họ nhé.

(Đoàn thể quản lý) Nghiệp đoàn World Power

world-power@helen.ocn.ne.jp

※ Có thể trao đổi qua e-mail (bằng tiếng Việt). Sẽ mất thêm chút thời gian để dịch.

Ép buộc về nước là phạm pháp

Ép buộc thực tập sinh kỹ năng về nước ngoài ý muốn khi chưa hoàn thành chương trình thực tập là phạm pháp. Trường hợp thực tập sinh muốn tiếp tục thực tập kỹ năng thì công ty tiếp nhận và đoàn thể quản lý phải có trách nhiệm đảm bảo cho thực tập sinh có chỗ thực tập mới (đây là nghĩa vụ do luật quy định).

❸ Khi xảy ra vướng mắc ở nơi thực tập thì trước tiên hãy trao đổi với đoàn thể quản lý. Nếu làm như vậy vẫn không giải quyết được thì nhất định hãy trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Có thể trao đổi bằng tiếng Việt qua điện thoại (số máy 0120-250-168), nhưng nếu nội dung trao đổi là nghiêm trọng thì viết ra giấy rồi mang trực tiếp đến OTIT hoặc gửi qua bưu điện sẽ hiệu quả hơn.

❹ Nếu chẳng may trao đổi với OTIT vẫn không giải quyết được vấn đề thì vẫn còn các tổ chức hỗ trợ tư nhân dưới đây.

Tổ chức “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài” (Facebook)

Hội hỗ trợ cộng sinh Nhật Việt

Hoa anh đào ở gần công ty〈Tỉnh Iwate, năm 2020〉 

Bàn học ở kí túc xá cũng rất rộng rãi〈Tỉnh Iwate, năm 2020〉

Gặp gỡ sempai số này

Chị Tô Thị Hiền
  • Năm 2000 Đang học dở cấp 3 thì thôi học và phụ giúp gia đình〈Thái Bình〉
  • Năm 2001 Làm việc tại công ty sản xuất giày〈Hải Phòng〉
  • Năm 2007 Sinh con gái đầu, vào làm việc tại nhà máy may〈Thái Bình〉
  • Năm 2018 Đăng ký vào công ty phái cử
  • Năm 2019 Sang Nhật(Tháng 2)→ Tập huấn → Thực tập kỹ năng〈Nara〉
  • Năm 2019 Được OTIT bảo hộ (Tháng 9)
  • Năm 2019 Bắt đầu thực tập kỹ năng tại chỗ làm mới (Tháng 12)〈Iwate〉

〈Sinh năm 1984, quê ở tỉnh Thái Bình〉

Chị Hiền, thực tập sinh kỹ năng, bị giám đốc công ty bảo rằng “cô không cần phải đến công ty nữa". Giám đốc công ty phái cử cũng đến thúc giục, nói rằng “tôi sẽ đưa cô về Việt Nam". Tuy nhiên, ngay trước khi chị bị ép về nước thì OTIT (Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế) đã ra tay can thiệp! Chị Hiền được giải cứu kịp thời và còn được giới thiệu cho chỗ làm mới.

Sang Nhật để kiếm tiền trả học phí cho con gái

Gia đình tôi rất nghèo nên khi vừa vào lớp 11, tôi đã thôi học và giúp đỡ mẹ. Năm tiếp theo, tôi bắt đầu làm việc tại công ty sản xuất giày ở Hải Phòng. Hồi đó, cũng ít người đi học cấp 3, trong đám bạn bè quanh tôi, số người đi học cấp 3 chưa đến một nửa. Năm 2006, tôi kết hôn với một người sống ở khu vực tôi đi làm. Tôi mang bầu và thôi việc, nhưng nửa năm sau đó ly hôn rồi đến tháng 1/2007 thì sinh con gái. 9 tháng sau đó, tôi bắt đầu làm việc tại một nhà máy may. Con gái tôi hiện nay đang học lớp 8 và sống cùng với cha mẹ đẻ tôi. Thấy con gái có kết quả học tập tốt nên để có tiền cho con đi học sau này, tôi quyết định đi thực tập kỹ năng.

Nơi thực tập hiện nay của tôi〈Năm 2020〉

Vay nợ trước khi sang Nhật và sau đó trả được nợ

Tôi đăng ký vào một công ty phái cử do bạn giới thiệu và vay ngân hàng 160 triệu đồng (khoảng 756.000 yên) để trả cho công ty này. Ngoài ra, để chữa bệnh ung thư phổi cho cha, tôi còn vay thêm một khoản 140 triệu đồng nữa. Sau khi sang Nhật, làm việc 6 tháng ở chỗ làm đầu tiên và 15 tháng ở chỗ làm hiện tại, tôi gần như đã trả được hết nợ. Trong khoảng thời gian thực tập còn lại, tôi muốn để dành được càng nhiều tiền càng tốt để lo cho con gái sau này. Sau khi kết thúc thời gian 3 năm thực tập, tôi mong được quay lại chỗ làm hiện nay với tư cách thực tập sinh kỹ năng số 3.

Ở chỗ làm trước đây, tôi không được trả tiền làm thêm giờ, mỗi tháng chỉ gửi được 6, 7 vạn yên về cho gia đình. Tuy nhiên, ở chỗ làm hiện nay, mỗi tháng tôi gửi được 10 vạn yên về nhà. Cha tôi thì đau ốm, mẹ tôi tuổi đã cao, ruộng vườn đã cho thuê cày cấy canh tác nên mặc dù không mất tiền mua gạo và rau củ nhưng nhà tôi không có tiền. Tiền tôi gửi về là để chi tiêu sinh hoạt cho 3 người và đóng học phí cho con gái.

Công việc ở chỗ làm hiện tại〈Tỉnh Iwate, 2020〉

Bảng cân đối thu chi của tôi (bình quân một tháng)

※ 100 yên = 21.240 VND (tỷ giá ngày 11/3/2021)

Lương về tay (bình quân 140.000 yên)
Lương về tay

137.000 yên ~ 142.000 yên

※ Là khoản tiền nhận được sau khi trừ thuế, bảo hiểm xã hội và tiền ký túc xá

※ Trong số này, tiền ký túc xá là 11.000 yên (đã bao gồm tiền điện, nước, ga và Wi-fi)

Chi phí (bình quân 35.000 yên ~ 40.000 yên)
Tiền ăn

30.000 yên

※ Tự nấu

Chi phí lặt vặt

5.000 yên ~ 10.000 yên

※ Đồ lặt vặt trong cuộc sống, thuốc men v.v...

※ Khoản tiền chênh lệch・để dành được (bình quân 100.000 yên)

Công việc quá khắc nghiệt và không được trả tiền làm thêm giờ

Hiện nay, tôi đang làm việc ở nơi thực tập kỹ năng thứ hai, nhưng hồi làm việc ở nơi thực tập đầu tiên, tôi đã trải qua hoàn cảnh rất khó khăn. Đó là một nhà máy may ở tỉnh Nara. Khi đó, lương về tay của tôi chỉ có 88.000 yên (khoảng 18.700.000 VND). Hằng ngày, thời gian làm việc chính thức kết thúc từ 17 giờ, nhưng sau đó tôi thường phải làm thêm 2, 3 tiếng đồng hồ (nhiều nhất có khi tới 5 tiếng đồng hồ), nhưng lại không được nhận tiền làm thêm giờ. Giám đốc công ty lấy lý do là “Từ xưa đến nay trong vòng 8 giờ phải may được 200 sản phẩm. Vì vậy, khi nào chưa may xong 200 sản phẩm thì chưa được tính tiền làm thêm giờ.”

Tuy nhiên, nếu như một người làm công việc may áo len nam, phải may tay, vai, nách, cổ áo riêng biệt nên dù có cố gắng đi nữa thì cũng phải mất 5 phút mới may xong 1 cái áo. 100 cái là 500 phút. Chỉ như thế này thôi thì đã không thể làm xong trong thời gian làm chính thức rồi. Dù có làm thêm 3 tiếng đồng hồ đi nữa thì mỗi ngày làm hết sức cũng chỉ được 150 cái áo. May liên tục đến mức chả có thời gian để thở như vậy nên ngày nào tôi cũng mệt lả. Do nghe công ty phái cử nói rằng “Giám đốc công ty tốt lắm, lương về tay 170.000 yên" nên tôi mới ứng tuyển công việc này, nhưng thực tế lại hoàn toàn khác biệt.

Bảng kê chi tiết tiền lương không có tiền làm thêm giờ. “Bây giờ nhớ lại hồi đó tôi vẫn thấy uất ức.”

“Cô không cần phải đến công ty nữa"

Sau khi bắt đầu làm việc tại công ty này được bao lâu, tôi làm quen với thực tập sinh kỹ năng người Việt sống gần đó và được người này giới thiệu qua mạng xã hội với 2 sempai trước đây làm việc tại công ty tôi nhưng nay đã hoàn thành chương trình thực tập và về nước. Khi tôi hỏi thăm thì các sempai kể rằng thời họ “không có chuyện không được trả tiền làm thêm giờ, nhưng số tiền thì ít hơn bình thường.” Các sempai cũng rất tội nghiệp rồi, nhưng lứa chúng tôi còn phải chịu điều kiện khổ sở hơn nữa. Tuy nhiên, do tôi không biết tiếng Nhật nên chẳng cự cãi được với giám đốc và chỉ biết tiếp tục nhẫn nhục làm việc. Thế nhưng, đến một ngày, giám đốc lại bảo tôi một chuyện không ngờ.

Giám đốc đột nhiên bảo tôi rằng “Nếu mỗi ngày không may được 200 sản phẩm thì cô đi về nước đi. Cô không cần phải đến công ty nữa.” Khi đó, tôi mới thực tập kỹ năng được khoảng 3 tháng, còn nợ rất nhiều tiền. Tôi bị sốc, không nói nên lời. Sau đó, đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) đã nghe tôi trình bày và nói chuyện lại với giám đốc. Sau đó, tôi bị buộc phải viết một bản cam kết (bằng tiếng Việt) với nội dung “nếu mỗi ngày không may được 200 sản phẩm thì tôi sẽ không nhận tiền lương" và được quay lại làm việc. Trong số 3 thực tập sinh kỹ năng, chỉ có mình tôi bị nói là “không cần phải đến công ty nữa".

Nơi thực tập kỹ năng hồi đó〈Năm 2019〉

Tuyệt vọng khi nghe thông báo phải về nước

Thế rồi, tình hình càng trở nên tệ hại hơn. Tháng 9 năm đó, giám đốc công ty phái cử từ Hà Nội sang. Nguyên nhân có vẻ như là do trước đó không lâu, ở công ty có phát sinh vụ việc hàng hoá không đạt yêu cầu. Mặc dù chúng tôi đã may theo đúng chỉ thị về kim khâu của giám đốc, nhưng do có sự nhầm lẫn về kích cỡ kim mà 100 sản phẩm đã bị trả lại. Nữ giám đốc trẻ của công ty phái cử nói chuyện với 3 thực tập sinh chúng tôi ở công ty, sau đó, một mình tôi bị dẫn về ký túc xá. Vừa về đến ký túc xá, giám đốc công ty phái cử mở đầu câu chuyện bằng: “Công ty thực tập bảo không cần chị nữa, chị đi về nước cùng tôi đi". Tôi oà lên khóc. Tôi trình bày lại mọi việc từ đầu cho đến bây giờ, rồi phản đối chuyện đã cố gắng hết sức làm việc mà chỉ riêng mình lại phải về nước. Thế nhưng, giám đốc công ty phái cử chẳng có một lời nào an ủi.

Không những thế, giám đốc công ty phái cử còn bảo tôi viết “Đơn xin về nước theo nguyện vọng bản thân". Cô ấy nói rằng nếu tôi viết đơn này thì sẽ được trả phần lương bị thiếu trong 3 tháng. Tôi nghe theo và đã viết đơn với nội dung như sau: “Tôi đã gây ra nhiều vấn đề, làm hỏng nhiều hàng hoá. Hiện nay, công ty không cần tôi làm việc nữa. Tôi rất mong công ty và nghiệp đoàn trả phần lương từ tháng 6 đến tháng 8 trước khi tôi về nước”. Giám đốc công ty phái cử bảo rằng “Sau khi về Việt Nam, chịu khó chờ 1, 2 tháng công ty sẽ tìm cho việc mới rồi lại quay lại Nhật Bản được thôi.", thế nhưng tôi không tin. Hơn nữa, mặc dù viết đơn như vậy nhưng trên thực tế, vụ việc sản phẩm bị hỏng không phải là do lỗi của tôi.

Lá đơn tôi bị giám đốc công ty phái cử ép viết〈Tháng 9/2019〉

Cầu cứu tổ chức “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”

Sau khi viết đơn, tôi quay trở về chỗ làm. Thế nhưng, đến bữa trưa, cơm tôi cũng không nuốt nổi. Sau khi hết giờ làm việc, giám đốc công ty phái cử dẫn tôi ra công viên và lại nói giống như lúc sáng rằng “về Việt Nam rồi chờ một thời gian ngắn sẽ tìm được công việc mới". Tuy nhiên, chẳng có gì đảm bảo là tôi sẽ được giới thiệu chỗ thực tập mới, mà có khi lại bị đòi trả thêm tiền phí nữa không biết chừng. Tôi bảo: “Tôi đã vay nợ rất nhiều để sang Nhật và vẫn đang làm việc nghiêm túc. Tôi muốn chờ ở Nhật cho đến khi nghiệp đoàn tìm được cho tôi công việc khác. Tôi sẽ không về nước.”, rồi đi về ký túc xá.

Tối hôm đó, chắc là để canh cho tôi không bỏ trốn, giám đốc công ty phái cử không ngủ ở khách sạn mà ngủ lại ở ký túc xá cùng 3 thực tập sinh chúng tôi. Nằm trong phòng ngủ, tôi gửi tin nhắn cầu cứu đến một người. Người tôi gửi tin nhắn đến là ông Kurematsu, đại diện tổ chức có tên là “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài”, từng giúp đỡ rất nhiều thực tập sinh bị đối xử bất công. Thực ra, hồi tháng 5, ngay sau khi bị giám đốc công ty bảo “không cần phải đến công ty nữa", tôi đã được sempai cùng công ty giới thiệu cho ông Kurematsu và vẫn trao đổi với ông qua mạng xã hội với sự tham gia của phiên dịch (là du học sinh người Việt làm tình nguyện viên).

Tôi đã trình bày với ông Kurematsu về tình hình cấp bách hiện tại. Ông Kurematsu nhắn tin trả lời rằng: “Ngày mai, OTIT sẽ đến công ty. Tuy nhiên, nếu chẳng may trước đó bạn bị đưa ra sân bay thì hãy cho nhân viên cơ quan quản lý xuất nhập cảnh kiểm tra hộ chiếu xem danh thiếp của tôi và nói "thực ra tôi không muốn về nước" và còn gửi cho tôi ảnh chụp danh thiếp của ông nữa. Ngay sau đó, ông Kurematsu đã gửi FAX cho OTIT 9 trang tường trình cùng tài liệu và nhờ họ giúp đỡ tôi.

Một phần bản tường trình mà ông Kurematsu gửi cho OTIT〈Tháng 9/2019〉

Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) vào cuộc!

Sáng hôm sau, đi làm mà lòng tôi vô cùng hồi hộp. Khoảng 2 tiếng sau, 2 cán bộ của OTIT đã đến công ty thật! Một người thì nói chuyện với giám đốc công ty may còn một người nữa (là nữ) thì dẫn tôi về ký túc xá. Chủ tịch nghiệp đoàn cũng đến ký túc xá. Nhân viên của OTIT thông qua phiên dịch qua điện thoại đã giải thích với tôi rằng: “Có thể bạn sẽ bị ép buộc về nước nên chúng tôi sẽ bảo hộ cho bạn. Từ hôm nay, bạn sẽ đến ở tại khách sạn, còn chúng tôi sẽ tìm cho bạn chỗ làm việc khác”. Tôi thu xếp hành lý và lên xe của OTIT đi đến một khách sạn trong thành phố Osaka.

Trước khi đến khách sạn, tôi được đưa về công ty. Tại đây, tôi được công ty trả cho phần tiền lương 3 tháng chưa thanh toán. Giám đốc công ty lúc ấy mặt mũi có vẻ rất nghiêm trọng. Lúc này, số nhân viên của OTIT đã tăng lên thành 4 người, 2 người trong đó nói chuyện với chủ tịch nghiệp đoàn. Chủ tịch nghiệp đoàn cũng sa sầm mặt. Tôi cất lời chào giám đốc công ty “Mặc dù thời gian ngắn ngủi, nhưng rất cảm ơn ông. Chúc ông luôn mạnh khoẻ”. Thế nhưng, giám đốc công ty chẳng nói câu nào. Sau đó, công ty này bị huỷ kế hoạch thực tập kỹ năng và 2 thực tập sinh còn lại cũng được chuyển sang chỗ làm khác.

Chỗ làm mới như một thế giới khác

Khoảng 2 tháng rưỡi sau, nhờ sự giúp đỡ của OTIT và ông Kurematsu mà tôi được chuyển sang một công ty ở tỉnh Iwate tên là “KS Factory". Công ty có khoảng 20 nhân viên, chuyên may quần áo nữ cho các thương hiệu nổi tiếng. Tại đây có 5 thực tập sinh nữ người Việt đang thực tập kỹ năng. Đoàn thể quản lý của tôi là “Nghiệp đoàn World Power" ở Tokyo, phiên dịch người Việt của nghiệp đoàn thường xuyên đến và thăm hỏi tình hình của chúng tôi.

Tôi nghe nói là khi không có đại dịch COVID-19, mùa hè, giám đốc công ty mua yukata (kimono hè) cho các thực tập sinh rồi dẫn đi chơi lễ hội mùa hè ở địa phương, còn mùa xuân thì lái xe ô tô chở thực tập sinh đi ngắm hoa anh đào nữa. Chỗ làm của tôi hiện nay cả về điều kiện làm việc lẫn tiền lương đều hoàn toàn khác so với chỗ cũ. Tôi rất biết ơn tổ chức “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài” cũng như OTIT và giám đốc công ty hiện nay.

Trái: Giường của tôi trong ký túc xá. Mỗi buổi tối, tôi đều ngồi đây gọi điện thoại về cho con gái. Phải: Bếp trong ký túc xá.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

❶ Khi giới thiệu thực tập sinh kỹ năng, đoàn thể quản lý giới thiệu chỗ chuyển việc cho chị Hiền luôn kiểm tra xem công ty tiếp nhận có đủ các điều kiện như: ▽ Thanh toán tiền làm thêm giờ đúng quy định pháp luật ▽ Ghi đầy đủ nhật ký thực tập và sổ quản lý ▽ Đảm bảo cuộc sống ký túc xá ở mức thông thường v.v… Nếu các bạn muốn được nghiệp đoàn này giới thiệu chỗ thực tập kỹ năng thì hãy trao đổi với họ nhé.

(Đoàn thể quản lý) Nghiệp đoàn World Power

world-power@helen.ocn.ne.jp

※ Có thể trao đổi qua e-mail (bằng tiếng Việt). Sẽ mất thêm chút thời gian để dịch.

Ép buộc về nước là phạm pháp

Ép buộc thực tập sinh kỹ năng về nước ngoài ý muốn khi chưa hoàn thành chương trình thực tập là phạm pháp. Trường hợp thực tập sinh muốn tiếp tục thực tập kỹ năng thì công ty tiếp nhận và đoàn thể quản lý phải có trách nhiệm đảm bảo cho thực tập sinh có chỗ thực tập mới (đây là nghĩa vụ do luật quy định).

❸ Khi xảy ra vướng mắc ở nơi thực tập thì trước tiên hãy trao đổi với đoàn thể quản lý. Nếu làm như vậy vẫn không giải quyết được thì nhất định hãy trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Có thể trao đổi bằng tiếng Việt qua điện thoại (số máy 0120-250-168), nhưng nếu nội dung trao đổi là nghiêm trọng thì viết ra giấy rồi mang trực tiếp đến OTIT hoặc gửi qua bưu điện sẽ hiệu quả hơn.

❹ Nếu chẳng may trao đổi với OTIT vẫn không giải quyết được vấn đề thì vẫn còn các tổ chức hỗ trợ tư nhân dưới đây.

Tổ chức “Hỗ trợ thực tập sinh nước ngoài” (Facebook)

Hội hỗ trợ cộng sinh Nhật Việt

Hoa anh đào ở gần công ty〈Tỉnh Iwate, năm 2020〉 

Bàn học ở kí túc xá cũng rất rộng rãi〈Tỉnh Iwate, năm 2020〉