Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

thumbai_vol57
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Đỗ Minh Hằng
  • Năm 2014 Tốt nghiệp THPT
  • Năm 2014 Nhập học Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định (Tháng 8)
  • Năm 2016 Tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định (Tháng 5) sau đó tự học
  • Năm 2017 Nhập học Đại học Nam Kyushu〈Tỉnh Miyazaki〉
  • Năm 2021 Tốt nghiệp Đại học Nam Kyushu (Tháng 3)
  • Năm 2021 Làm việc tại công ty chế biến thực phẩm (Nhân viên chính thức)〈Tỉnh Kumamoto〉

〈Sinh năm 1996, quê ở Nam Định〉

Minh Hằng đã có được bằng N2 sau quãng thời gian hăng say học tập tại Việt Nam, sau đó Hằng bắt đầu đi du học đại học ở Nhật. Sau khi sang Nhật, trình độ tiếng Nhật của Hằng ngày càng được nâng cao, Hằng đã tìm được việc làm tại Nhật. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn quá trình học tập và xin việc của Hằng.

Có bằng N2 tại Việt Nam

Ảnh chụp tại lớp học của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định〈Năm 2015〉

Hiệu trưởng Phạm Hữu Lợi của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định có họ hàng với gia đình tôi nên tôi được bố và thầy Lợi động viên “học tiếng Nhật để tốt cho tương lai sau này”. Lúc đó tôi cũng bị thi trượt đại học ở Việt Nam nên tôi đã bắt đầu học tiếng Nhật theo lời khuyên của bố và thầy.

Tôi học ở Trung tâm từ tháng 8/2014 đến tháng 5/2016, vào tháng 12/2015 tôi đã đỗ N3 (Kì thi Năng lực tiếng Nhật JLPT), vào tháng 7/2016 tôi đã đỗ N2 (JLPT). Buổi sáng tôi học ở trường, sau đó về nhà ăn trưa rồi lại đến trường tự học hoặc tham gia hoạt động thể thao nào đó, sau bữa tối tôi lại quay lại trường để tự học. Cứ như vậy, ngoài thời gian học trên lớp, tôi tự học cùng nhóm bạn khoảng 6 tiếng mỗi ngày. Đó là khoảng thời gian tôi học tập nhiều nhất trong cuộc đời mình, nhờ có sự chỉ bảo và động viên của thầy cô, bạn bè, tôi đã không chùn bước. Sự nỗ lực đó đã giúp tôi có thể đi du học Nhật Bản và tìm được việc làm ở Nhật.

Bắt đầu đi du học đại học

Ảnh chụp tại Sân bay Nội Bài trong lúc chờ lên máy bay sang Nhật〈Năm 2017〉

Tôi đã đỗ kì thi viết tiểu luận và vượt qua vòng phỏng vấn online tại văn phòng của Trung tâm để vào được Cao đẳng – Đại học Nam Kyushu ở tỉnh Miyazaki. Tôi bắt đầu du học ở Đại học Nam Kyushu vào tháng 4/2017. Mục đích đi du học của tôi là trau dồi, nâng cao khả năng tiếng Nhật của bản thân thông qua việc sống trong môi trường tiếng Nhật và sau này có thể làm việc tại Nhật. Thế nhưng, thời gian đầu, tốc độ nói tiếng Nhật của người Nhật rất nhanh nên tôi đã không hiểu được nhiều lắm.

Ăn liên hoan cùng với các anh chị em học cùng Trung tâm 〈Trong thành phố Miyazaki năm 2019〉

Tôi thích làm bánh kẹo nên tôi đã chọn Khoa khoa học phát triển thực phẩm (shokuhin kaihatsu kagaku). Vào năm đó, trong số các bạn học ở Trung tâm chỉ có tôi nhập học Đại học Nam Kyushu (có 2 bạn nhập học Cao đẳng), ngoài ra thì có 3 anh sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 học cũng tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản – Nam Định, hiện đang sống cùng nhau trong một căn hộ. Tôi sống ở kí túc xá nữ, thỉnh thoảng tôi được các anh mời đến căn hộ để ăn liên hoan, tôi cũng được các anh dạy cho rất nhiều điều về cuộc sống ở Nhật và cách học ở trường v.v. Tôi là người nước ngoài duy nhất trong kí túc xá nhưng dần dần tôi cũng đã kết bạn được với các bạn sống cùng kí túc.

Trường Cao đẳng – Đai học Nam Kyushu có hợp tác với Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản – Nam Định nên (năm 2020) đã có tổng cộng 19 học viên tốt nghiệp từ Trung tâm học tập trong trường. Hầu hết các bạn ấy đều là hậu bối “kohai” của tôi nhưng phần lớn các bạn đều trải qua 3 năm thực tập kĩ năng để tiết kiệm tiền rồi quay lại Nhật để du học nên nói là “kohai” nhưng có nhiều người hơn tuổi tôi.

Vượt qua các giờ học trên trường bằng việc chuẩn bị bài trước

Ảnh chụp tại công viên gần trường đại học〈Tháng 4/2017〉

Tất cả các giờ học trên trường đều dạy bằng tiếng Nhật. Tôi đã lấy bằng N2 rồi mới sang Nhật nhưng ban đầu, trong những giờ học có nhiều từ ngữ chuyên ngành, tôi chỉ hiểu khoảng một nửa. Tôi thấy rằng không thể để như thế này được nên tôi đã chuẩn bị bài một cách cẩn thận và kĩ lưỡng. Đầu tiên, tôi đọc sách, phần nào hiểu thì tôi sẽ nhớ luôn, còn những phần không hiểu thì tôi sẽ tra. Sau đó tôi ghi chép lại những từ không hiểu trên lớp rồi về nhà tra. Đặc biệt, với những giờ khó như giờ hóa học, giờ vi sinh vật, giờ dạy về quá trình lên men, trong giờ xuất hiện rất nhiều từ khó nên tôi càng phải chuẩn bị bài và ôn bài kĩ hơn. Sau khi tôi có năng lực tiếng Nhật nhất định, từ năm thứ 3 trở đi tôi chỉ cần ôn bài là được.

Tài liệu học tiếng Nhật của tôi là giáo trình do Trung tâm tự biên soạn các và các video phổ biến (Doraemon, Chibimaru, phim dài tập, tin tức thời sự v.v.). Những video có cả phần âm thanh và phụ đề tiếng Nhật đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

Các hoạt động hỗ trợ đa dạng từ trường đại học

Khuôn viên trường Cao đẳng – Đại học Nam Kyushu〈Năm 2017〉

Nhà trường cũng có các hoạt động hỗ trợ cuộc sống của sinh viên. Tại Nhật Bản, nhân viên văn phòng bao gồm cả người nước ngoài đều phải tham gia “Bảo hiểm lương hưu phúc lợi” (Kousei nenkin hoken) và phải đóng bảo hiểm. Ngoài ra, học sinh - sinh viên từ 20 tuổi trở lên, người kinh doanh tự do, v.v. thì không tham gia “Bảo hiểm lương hưu phúc lợi” mà phải tham gia “Bảo hiểm lương hưu quốc dân” (Kokumin nenkin hoken). Thế nhưng, học sinh – sinh viên có “Chế độ đóng phí đặc biệt” – việc đóng phí sẽ được hoãn lại. Nhà trường đã giúp tôi làm thủ tục tham gia “Bảo hiểm lương hưu quốc dân” và đăng kí chế độ đặc biệt.

Lễ hội của trường Đại học Nam Kyushu〈Năm 2019〉

Kết thúc năm thứ 2, khi chuyển từ kí túc xá ra ngoài ở, tôi đã được các cô chú nhân viên trong trường mang giúp đồ đạc và hành lý. Thêm nữa, từ năm thứ 1, Ban hỗ trợ sinh viên của trường đã bắt đầu thu thập những đồ đạc vẫn dùng được từ các anh chị sắp tốt nghiệp sau đó phân chia cho các lưu học sinh cần nó.

Các thầy cô giáo (giáo sư) của các phòng nghiên cứu rất thân thiện và thường hỏi tôi “có đang gặp vấn đề gì khó khăn không?” nên mỗi khi tôi có vấn đề ở nơi làm thêm hay khi học phí trở thành một gánh nặng thì tôi lại nói chuyện với thầy cô và nhận được sự động viên, khích lệ từ thầy cô. Trong ngôi trường mà thầy cô gần gũi với sinh viên, tôi cảm nhận được rằng các thầy cô rất quan tâm đến từng sinh viên chúng tôi.

Chi phí du học và tiền lương làm thêm

Ảnh chụp tại thủy cung của tỉnh Kagoshima〈Năm 2020〉

Tại trường Đại học Nam Kyushu, lưu học sinh được giảm một nửa học phí. Khoản tiền học sau khi được giảm như sau: tiền nhập học 125,000 yên (khoảng 26,400,000 VND), tiền học phí hằng năm 589,000 yên (khoảng 124,200,000 VND). Bố mẹ tôi đã chuyển khoản tiền nhập học và tiền học phí năm đầu cho trường trước khi tôi sang học. Ngoài ra, tôi cũng đã liên lạc với Seikyo (Hội hỗ trợ đời sống sinh viên) của trường và quyết định nơi ở rồi mới sang Nhật.

Sau khi sang Nhật, nơi làm thêm chính của tôi là nhà hàng (inshokuten) và siêu thị. Tôi đã gọi điện đến nhà hàng sushi băng chuyền, nhà hàng thịt nướng v.v. theo thông tin tuyển dụng trên báo để xin đi phỏng vấn, tôi được bạn tôi (cả người Nhật và người Việt) giới thiệu làm việc tại nhà hàng Trung Hoa, siêu thị nên tôi đã làm việc ở đó. Ở nhà hàng thịt nướng, tôi đã kết bạn với bạn người Nhật, chúng tôi cùng nhau đi chơi, nấu ăn tại nhà tôi.

Bảng thu nhập và chi tiêu (Trung bình 1 tháng)

※Bảng thu chi trong năm thứ 3 đại học

※100 yên=21,085 VND (Thời điểm 14/3/2021)

Thu nhập (Tổng 90,000 yên ~ 120,000 yên)
Làm thêm 2 nơi

90,000 yên ~ 120,000 yên

※Nhà hàng, siêu thị

Chi tiêu (Tổng 107,000 yên ~ 119,000 yên)
Tiền nhà

25,000 yên

※Căn hộ, sống 1 mình

Tiền học phí

50,000 yên

※Tự trả cả tiền học phí từ năm thứ 2

Tiền nước, tiền điện, tiền ga

6,000 ~ 8,000 yên

※Tổng tiền nước, điện, ga

Tiền điện thoại

6000 yên

※Tiền SIM giá rẻ + tiền Wifi

Tiền ăn

15,000 ~20,000 yên

※Có lúc nhận được đồ ăn chế biến sẵn của siêu thị (nơi tôi làm thêm) sau khi hết giờ bán hàng

Tạp phí

5,000 yên ~ 10,000 yên

※Tiền mua đồ lặt vặt v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (Trung bình 5,000 yên ~ 10,000 yên)

※1 năm bố mẹ gửi cho tôi khoảng 50,000 yên ~100,000 yên

※Vào kì nghỉ xuân, nghỉ hè lương làm thêm của tôi cao hơn một chút

Cùng các bạn trong Trung tâm đến thăm nhà của Chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm〈Tại Kagoshima năm 2018〉; Đi tham quan trong tỉnh Miyazaki〈Năm 2017〉

Quá trình tìm việc tại Nhật

Nói về việc tìm việc, tôi đã tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp trên trang thông tin tuyển dụng của công ty nhân sự lớn tên là “Mynavi”, sau đó tôi tham gia các buổi giới thiệu về công ty và gửi sơ yếu lý lịch tới những nơi tôi thấy phù hợp với bản thân. Ban hỗ trợ tìm việc của trường đã hướng dẫn tôi cách viết sơ yếu lý lịch và giúp tôi luyện tập phỏng vấn. Tôi đã được một công ty chế biến và phân phối thực phẩm của tỉnh Kumamoto nhận vào làm sougoshoku (nhân viên làm nhiều bộ phận). Từ tháng 4 này tôi sẽ bắt đầu làm việc. Đây là công ty lớn, có nhiều cửa hàng ở các tỉnh thuộc khu vực Kyushu, trong công ty cũng có nhiều thực tập sinh người nước ngoài đang làm việc. Tôi đã tham gia buổi giới thiệu (online) của khoảng 10 công ty, đi phỏng vấn 4 công ty và cuối cùng được công ty này tuyển dụng.

Tôi bắt đầu đi tìm công ty từ tháng 1/2020, thời gian bắt đầu gửi đơn đăng kí cho các buổi giới thiệu công ty là vào tháng 2, còn các buổi giới thiệu sẽ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã lùi thời gian tổ chức buổi giới thiệu, đến tháng 6, tháng 7 cũng vẫn có buổi giới thiệu. Để tham gia các buổi phỏng vấn ở Fukuoka hay Osaka, tôi đã tốn khoảng 110,000 yên (khoảng 23,200,000 VND). Về công ty tôi được nhận vào thì tôi bắt đầu tham gia buổi giới thiệu vào tháng 3/2020, tức là cuối năm thứ 3 đại học, sau đó tham gia phỏng vấn lần 1 trong cùng tháng đó, tham gia phỏng vấn lần 2 vào tháng 5. Để tham gia buổi giới thiệu và phỏng vấn lần 1, công ty đã trả giúp tôi 50% tiền đi lại, trong lần phỏng vấn thứ 2 thì công ty đã trả 100% tiền đi lại. Tôi đã đi xe buýt từ Miyazaki đến Kumamoto (mất khoảng 10,000 yên hai chiều).

Trả lời phỏng vấn xin việc

Do ảnh hưởng của COVID-19, tôi cũng đã trải qua các cuộc phỏng vấn online. Trong buổi phỏng vấn của công ty sản xuất trứng cá tuyết, tôi nhận được câu hỏi là “bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty chúng tôi?” và tôi đã trả lời là “Tôi sẽ cống hiến bằng cách nâng cao doanh số bán hàng” nhưng vì chưa có sự chuẩn bị từ trước, tôi đã không giải thích được là làm sao để tăng doanh số bán hàng. Tôi đã không được công ty đó tuyển. Đây là một câu hỏi thường được hỏi nên tôi nghĩ các bạn nên tìm hiểu kĩ hoạt động kinh doanh của công ty, sau đó suy nghĩ thật kĩ xem làm thế nào để có thể đóng góp thực sự cho công ty, luyện tập cách trả lời rồi hãy bước vào buổi phỏng vấn thì tốt hơn.

Ngoài câu hỏi trên, những điều được hỏi chính là những gì bạn đã viết trong sơ yếu lý lịch như “sau khi vào công ty thì muốn cố gắng đạt được điều gì?”, “người bạn tôn kính và lý do” v.v. Trong buổi phỏng vấn lần thứ 2 với công ty tôi đã được tuyển (có naitei), phần đầu tôi tự giới thiệu PR bản thân, sau đó tập trung nói về những gì tôi đã viết trong sơ yếu lý lịch. Tôi được người phỏng vấn hỏi các câu hỏi xoay quanh công việc làm thêm và việc học tiếng Nhật. Tôi còn được hỏi về “tin tức thời sự gần đây bạn quan tâm” nên tôi đã nói về tình hình của Việt Nam trong thời kì COVID-19.

Ngoài ra, trong buổi giới thiệu của công ty, tôi đã có cơ hội được miêu tả về những thăng trầm trong cuộc đời của mình bằng một đường gấp khúc, kể cho ban phỏng vấn nghe từng năm từng năm đã xảy ra những chuyện gì. Có khoảng hơn 10 ứng viên tham gia và mỗi người có khoảng 2 phút để nói. Tôi đã kể về việc bị trượt Đại học ở Việt Nam, việc được bạn bè người Nhật giúp đỡ v.v.

Khi làm việc tại Nhật Bản

Ảnh gia đình tôi〈Chụp tại Mộc Châu năm 2015〉

Trong thời gian du học, tôi đã rất vất vả với việc xoay xở tiền học phí nên hầu như không đi du lịch đâu cả, sau khi trở thành nhân viên chính thức, tôi muốn đi du lịch nhiều hơn. Tôi rất muốn đi Kyoto. Thêm nữa, từ bây giờ tôi không cần phải trả học phí, tiền lương cũng tăng lên nên tôi cũng muốn thỉnh thoảng gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam.

Miyazaki là một thành phố dễ sống, con người thân thiện, vật giá phải chăng nhưng ít tàu điện và xe buýt nên việc đi lại hơi bất tiện. Sau này tôi sẽ làm việc ở tỉnh Kumamoto nên từ chỗ tôi đến Fukuoka – nơi có sân bay lớn sẽ gần hơn một chút. Sau 4 năm sống ở Nhật Bản, tôi cảm nhận được rằng nếu mình chăm chỉ học tiếng Nhật, làm việc ở Nhật thì mình sẽ có mức lương cao, cuộc sống tiện lợi, đồ ăn ngon và có thể sống tự do, thoải mái. Trong tương lai, tôi chưa quyết định mình sẽ làm việc ở Nhật đến năm bao nhiêu tuổi nhưng tôi muốn chuyên tâm vào công việc sắp tới với suy nghĩ mình sẽ làm việc ở đây lâu dài.

Gặp gỡ sempai số này

Đỗ Minh Hằng
  • Năm 2014 Tốt nghiệp THPT
  • Năm 2014 Nhập học Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định (Tháng 8)
  • Năm 2016 Tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định (Tháng 5) sau đó tự học
  • Năm 2017 Nhập học Đại học Nam Kyushu〈Tỉnh Miyazaki〉
  • Năm 2021 Tốt nghiệp Đại học Nam Kyushu (Tháng 3)
  • Năm 2021 Làm việc tại công ty chế biến thực phẩm (Nhân viên chính thức)〈Tỉnh Kumamoto〉

〈Sinh năm 1996, quê ở Nam Định〉

Minh Hằng đã có được bằng N2 sau quãng thời gian hăng say học tập tại Việt Nam, sau đó Hằng bắt đầu đi du học đại học ở Nhật. Sau khi sang Nhật, trình độ tiếng Nhật của Hằng ngày càng được nâng cao, Hằng đã tìm được việc làm tại Nhật. Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn quá trình học tập và xin việc của Hằng.

Có bằng N2 tại Việt Nam

Hiệu trưởng Phạm Hữu Lợi của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định có họ hàng với gia đình tôi nên tôi được bố và thầy Lợi động viên “học tiếng Nhật để tốt cho tương lai sau này”. Lúc đó tôi cũng bị thi trượt đại học ở Việt Nam nên tôi đã bắt đầu học tiếng Nhật theo lời khuyên của bố và thầy.

Tôi học ở Trung tâm từ tháng 8/2014 đến tháng 5/2016, vào tháng 12/2015 tôi đã đỗ N3 (Kì thi Năng lực tiếng Nhật JLPT), vào tháng 7/2016 tôi đã đỗ N2 (JLPT). Buổi sáng tôi học ở trường, sau đó về nhà ăn trưa rồi lại đến trường tự học hoặc tham gia hoạt động thể thao nào đó, sau bữa tối tôi lại quay lại trường để tự học. Cứ như vậy, ngoài thời gian học trên lớp, tôi tự học cùng nhóm bạn khoảng 6 tiếng mỗi ngày. Đó là khoảng thời gian tôi học tập nhiều nhất trong cuộc đời mình, nhờ có sự chỉ bảo và động viên của thầy cô, bạn bè, tôi đã không chùn bước. Sự nỗ lực đó đã giúp tôi có thể đi du học Nhật Bản và tìm được việc làm ở Nhật.

Ảnh chụp tại lớp học của Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản - Nam Định〈Năm 2015〉

Bắt đầu đi du học đại học

Tôi đã đỗ kì thi viết tiểu luận và vượt qua vòng phỏng vấn online tại văn phòng của Trung tâm để vào được Cao đẳng – Đại học Nam Kyushu ở tỉnh Miyazaki. Tôi bắt đầu du học ở Đại học Nam Kyushu vào tháng 4/2017. Mục đích đi du học của tôi là trau dồi, nâng cao khả năng tiếng Nhật của bản thân thông qua việc sống trong môi trường tiếng Nhật và sau này có thể làm việc tại Nhật. Thế nhưng, thời gian đầu, tốc độ nói tiếng Nhật của người Nhật rất nhanh nên tôi đã không hiểu được nhiều lắm.

Ảnh chụp tại Sân bay Nội Bài trong lúc chờ lên máy bay sang Nhật〈Năm 2017〉

Tôi thích làm bánh kẹo nên tôi đã chọn Khoa khoa học phát triển thực phẩm (shokuhin kaihatsu kagaku). Vào năm đó, trong số các bạn học ở Trung tâm chỉ có tôi nhập học Đại học Nam Kyushu (có 2 bạn nhập học Cao đẳng), ngoài ra thì có 3 anh sinh viên năm thứ 2 và năm thứ 3 học cũng tốt nghiệp Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản – Nam Định, hiện đang sống cùng nhau trong một căn hộ. Tôi sống ở kí túc xá nữ, thỉnh thoảng tôi được các anh mời đến căn hộ để ăn liên hoan, tôi cũng được các anh dạy cho rất nhiều điều về cuộc sống ở Nhật và cách học ở trường v.v. Tôi là người nước ngoài duy nhất trong kí túc xá nhưng dần dần tôi cũng đã kết bạn được với các bạn sống cùng kí túc.

Trường Cao đẳng – Đai học Nam Kyushu có hợp tác với Trung tâm Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản – Nam Định nên (năm 2020) đã có tổng cộng 19 học viên tốt nghiệp từ Trung tâm học tập trong trường. Hầu hết các bạn ấy đều là hậu bối “kohai” của tôi nhưng phần lớn các bạn đều trải qua 3 năm thực tập kĩ năng để tiết kiệm tiền rồi quay lại Nhật để du học nên nói là “kohai” nhưng có nhiều người hơn tuổi tôi.

Ăn liên hoan cùng với các anh chị em học cùng Trung tâm 〈Trong thành phố Miyazaki năm 2019〉

Vượt qua các giờ học trên trường bằng việc chuẩn bị bài trước

Tất cả các giờ học trên trường đều dạy bằng tiếng Nhật. Tôi đã lấy bằng N2 rồi mới sang Nhật nhưng ban đầu, trong những giờ học có nhiều từ ngữ chuyên ngành, tôi chỉ hiểu khoảng một nửa. Tôi thấy rằng không thể để như thế này được nên tôi đã chuẩn bị bài một cách cẩn thận và kĩ lưỡng. Đầu tiên, tôi đọc sách, phần nào hiểu thì tôi sẽ nhớ luôn, còn những phần không hiểu thì tôi sẽ tra. Sau đó tôi ghi chép lại những từ không hiểu trên lớp rồi về nhà tra. Đặc biệt, với những giờ khó như giờ hóa học, giờ vi sinh vật, giờ dạy về quá trình lên men, trong giờ xuất hiện rất nhiều từ khó nên tôi càng phải chuẩn bị bài và ôn bài kĩ hơn. Sau khi tôi có năng lực tiếng Nhật nhất định, từ năm thứ 3 trở đi tôi chỉ cần ôn bài là được.

Tài liệu học tiếng Nhật của tôi là giáo trình do Trung tâm tự biên soạn các và các video phổ biến (Doraemon, Chibimaru, phim dài tập, tin tức thời sự v.v.). Những video có cả phần âm thanh và phụ đề tiếng Nhật đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

Ảnh chụp tại công viên gần trường đại học〈Tháng 4/2017〉

Các hoạt động hỗ trợ đa dạng từ trường đại học

Nhà trường cũng có các hoạt động hỗ trợ cuộc sống của sinh viên. Tại Nhật Bản, nhân viên văn phòng bao gồm cả người nước ngoài đều phải tham gia “Bảo hiểm lương hưu phúc lợi” (Kousei nenkin hoken) và phải đóng bảo hiểm. Ngoài ra, học sinh - sinh viên từ 20 tuổi trở lên, người kinh doanh tự do, v.v. thì không tham gia “Bảo hiểm lương hưu phúc lợi” mà phải tham gia “Bảo hiểm lương hưu quốc dân” (Kokumin nenkin hoken). Thế nhưng, học sinh – sinh viên có “Chế độ đóng phí đặc biệt” – việc đóng phí sẽ được hoãn lại. Nhà trường đã giúp tôi làm thủ tục tham gia “Bảo hiểm lương hưu quốc dân” và đăng kí chế độ đặc biệt.

Khuôn viên trường Cao đẳng – Đại học Nam Kyushu〈Năm 2017〉

Kết thúc năm thứ 2, khi chuyển từ kí túc xá ra ngoài ở, tôi đã được các cô chú nhân viên trong trường mang giúp đồ đạc và hành lý. Thêm nữa, từ năm thứ 1, Ban hỗ trợ sinh viên của trường đã bắt đầu thu thập những đồ đạc vẫn dùng được từ các anh chị sắp tốt nghiệp sau đó phân chia cho các lưu học sinh cần nó.

Các thầy cô giáo (giáo sư) của các phòng nghiên cứu rất thân thiện và thường hỏi tôi “có đang gặp vấn đề gì khó khăn không?” nên mỗi khi tôi có vấn đề ở nơi làm thêm hay khi học phí trở thành một gánh nặng thì tôi lại nói chuyện với thầy cô và nhận được sự động viên, khích lệ từ thầy cô. Trong ngôi trường mà thầy cô gần gũi với sinh viên, tôi cảm nhận được rằng các thầy cô rất quan tâm đến từng sinh viên chúng tôi.

Lễ hội của trường Đại học Nam Kyushu〈Năm 2019〉

Chi phí du học và tiền lương làm thêm

Tại trường Đại học Nam Kyushu, lưu học sinh được giảm một nửa học phí. Khoản tiền học sau khi được giảm như sau: tiền nhập học 125,000 yên (khoảng 26,400,000 VND), tiền học phí hằng năm 589,000 yên (khoảng 124,200,000 VND). Bố mẹ tôi đã chuyển khoản tiền nhập học và tiền học phí năm đầu cho trường trước khi tôi sang học. Ngoài ra, tôi cũng đã liên lạc với Seikyo (Hội hỗ trợ đời sống sinh viên) của trường và quyết định nơi ở rồi mới sang Nhật.

Sau khi sang Nhật, nơi làm thêm chính của tôi là nhà hàng (inshokuten) và siêu thị. Tôi đã gọi điện đến nhà hàng sushi băng chuyền, nhà hàng thịt nướng v.v. theo thông tin tuyển dụng trên báo để xin đi phỏng vấn, tôi được bạn tôi (cả người Nhật và người Việt) giới thiệu làm việc tại nhà hàng Trung Hoa, siêu thị nên tôi đã làm việc ở đó. Ở nhà hàng thịt nướng, tôi đã kết bạn với bạn người Nhật, chúng tôi cùng nhau đi chơi, nấu ăn tại nhà tôi.

Ảnh chụp tại thủy cung của tỉnh Kagoshima〈Năm 2020〉

Bảng thu nhập và chi tiêu (Trung bình 1 tháng)

※Bảng thu chi trong năm thứ 3 đại học

※100 yên=21,085 VND (Thời điểm 14/3/2021)

Thu nhập (Tổng 90,000 yên ~ 120,000 yên)
Làm thêm 2 nơi

90,000 yên ~ 120,000 yên

※Nhà hàng, siêu thị

Chi tiêu (Tổng 107,000 yên ~ 119,000 yên)
Tiền nhà

25,000 yên

※Căn hộ, sống 1 mình

Tiền học phí

50,000 yên

※Tự trả cả tiền học phí từ năm thứ 2

Tiền nước, tiền điện, tiền ga

6,000 ~ 8,000 yên

※Tổng tiền nước, điện, ga

Tiền điện thoại

6000 yên

※Tiền SIM giá rẻ + tiền Wifi

Tiền ăn

15,000 ~20,000 yên

※Có lúc nhận được đồ ăn chế biến sẵn của siêu thị (nơi tôi làm thêm) sau khi hết giờ bán hàng

Tạp phí

5,000 yên ~ 10,000 yên

※Tiền mua đồ lặt vặt v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (Trung bình 5,000 yên ~ 10,000 yên)

※1 năm bố mẹ gửi cho tôi khoảng 50,000 yên ~100,000 yên

※Vào kì nghỉ xuân, nghỉ hè lương làm thêm của tôi cao hơn một chút

Cùng các bạn trong Trung tâm đến thăm nhà của Chủ tịch hội đồng quản trị Trung tâm〈Tại Kagoshima năm 2018〉; Đi tham quan trong tỉnh Miyazaki〈Năm 2017〉

Quá trình tìm việc tại Nhật

Nói về việc tìm việc, tôi đã tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp trên trang thông tin tuyển dụng của công ty nhân sự lớn tên là “Mynavi”, sau đó tôi tham gia các buổi giới thiệu về công ty và gửi sơ yếu lý lịch tới những nơi tôi thấy phù hợp với bản thân. Ban hỗ trợ tìm việc của trường đã hướng dẫn tôi cách viết sơ yếu lý lịch và giúp tôi luyện tập phỏng vấn. Tôi đã được một công ty chế biến và phân phối thực phẩm của tỉnh Kumamoto nhận vào làm sougoshoku (nhân viên làm nhiều bộ phận). Từ tháng 4 này tôi sẽ bắt đầu làm việc. Đây là công ty lớn, có nhiều cửa hàng ở các tỉnh thuộc khu vực Kyushu, trong công ty cũng có nhiều thực tập sinh người nước ngoài đang làm việc. Tôi đã tham gia buổi giới thiệu (online) của khoảng 10 công ty, đi phỏng vấn 4 công ty và cuối cùng được công ty này tuyển dụng.

Tôi bắt đầu đi tìm công ty từ tháng 1/2020, thời gian bắt đầu gửi đơn đăng kí cho các buổi giới thiệu công ty là vào tháng 2, còn các buổi giới thiệu sẽ diễn ra từ tháng 3 đến tháng 7. Do ảnh hưởng của COVID-19, nhiều doanh nghiệp đã lùi thời gian tổ chức buổi giới thiệu, đến tháng 6, tháng 7 cũng vẫn có buổi giới thiệu. Để tham gia các buổi phỏng vấn ở Fukuoka hay Osaka, tôi đã tốn khoảng 110,000 yên (khoảng 23,200,000 VND). Về công ty tôi được nhận vào thì tôi bắt đầu tham gia buổi giới thiệu vào tháng 3/2020, tức là cuối năm thứ 3 đại học, sau đó tham gia phỏng vấn lần 1 trong cùng tháng đó, tham gia phỏng vấn lần 2 vào tháng 5. Để tham gia buổi giới thiệu và phỏng vấn lần 1, công ty đã trả giúp tôi 50% tiền đi lại, trong lần phỏng vấn thứ 2 thì công ty đã trả 100% tiền đi lại. Tôi đã đi xe buýt từ Miyazaki đến Kumamoto (mất khoảng 10,000 yên hai chiều).

Trả lời phỏng vấn xin việc

Do ảnh hưởng của COVID-19, tôi cũng đã trải qua các cuộc phỏng vấn online. Trong buổi phỏng vấn của công ty sản xuất trứng cá tuyết, tôi nhận được câu hỏi là “bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ty chúng tôi?” và tôi đã trả lời là “Tôi sẽ cống hiến bằng cách nâng cao doanh số bán hàng” nhưng vì chưa có sự chuẩn bị từ trước, tôi đã không giải thích được là làm sao để tăng doanh số bán hàng. Tôi đã không được công ty đó tuyển. Đây là một câu hỏi thường được hỏi nên tôi nghĩ các bạn nên tìm hiểu kĩ hoạt động kinh doanh của công ty, sau đó suy nghĩ thật kĩ xem làm thế nào để có thể đóng góp thực sự cho công ty, luyện tập cách trả lời rồi hãy bước vào buổi phỏng vấn thì tốt hơn.

Ngoài câu hỏi trên, những điều được hỏi chính là những gì bạn đã viết trong sơ yếu lý lịch như “sau khi vào công ty thì muốn cố gắng đạt được điều gì?”, “người bạn tôn kính và lý do” v.v. Trong buổi phỏng vấn lần thứ 2 với công ty tôi đã được tuyển (có naitei), phần đầu tôi tự giới thiệu PR bản thân, sau đó tập trung nói về những gì tôi đã viết trong sơ yếu lý lịch. Tôi được người phỏng vấn hỏi các câu hỏi xoay quanh công việc làm thêm và việc học tiếng Nhật. Tôi còn được hỏi về “tin tức thời sự gần đây bạn quan tâm” nên tôi đã nói về tình hình của Việt Nam trong thời kì COVID-19.

Ngoài ra, trong buổi giới thiệu của công ty, tôi đã có cơ hội được miêu tả về những thăng trầm trong cuộc đời của mình bằng một đường gấp khúc, kể cho ban phỏng vấn nghe từng năm từng năm đã xảy ra những chuyện gì. Có khoảng hơn 10 ứng viên tham gia và mỗi người có khoảng 2 phút để nói. Tôi đã kể về việc bị trượt Đại học ở Việt Nam, việc được bạn bè người Nhật giúp đỡ v.v.

Khi làm việc tại Nhật Bản

Trong thời gian du học, tôi đã rất vất vả với việc xoay xở tiền học phí nên hầu như không đi du lịch đâu cả, sau khi trở thành nhân viên chính thức, tôi muốn đi du lịch nhiều hơn. Tôi rất muốn đi Kyoto. Thêm nữa, từ bây giờ tôi không cần phải trả học phí, tiền lương cũng tăng lên nên tôi cũng muốn thỉnh thoảng gửi tiền về cho gia đình ở Việt Nam.

Miyazaki là một thành phố dễ sống, con người thân thiện, vật giá phải chăng nhưng ít tàu điện và xe buýt nên việc đi lại hơi bất tiện. Sau này tôi sẽ làm việc ở tỉnh Kumamoto nên từ chỗ tôi đến Fukuoka – nơi có sân bay lớn sẽ gần hơn một chút. Sau 4 năm sống ở Nhật Bản, tôi cảm nhận được rằng nếu mình chăm chỉ học tiếng Nhật, làm việc ở Nhật thì mình sẽ có mức lương cao, cuộc sống tiện lợi, đồ ăn ngon và có thể sống tự do, thoải mái. Trong tương lai, tôi chưa quyết định mình sẽ làm việc ở Nhật đến năm bao nhiêu tuổi nhưng tôi muốn chuyên tâm vào công việc sắp tới với suy nghĩ mình sẽ làm việc ở đây lâu dài.

Ảnh gia đình tôi〈Chụp tại Mộc Châu năm 2015〉