Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16731 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15286 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12821 views
Gặp gỡ sempai số này
Mai Thị Phương Thanh
- Năm 2015: Tốt nghiệp phổ thông trung học〈Nam Định〉
- Năm 2016:Làm việc 2 năm tại quán ăn〈Nam Định〉
- Năm 2018: Học tập tại công ty phái cử〈Hà Nội〉
- Năm 2018: Tập huấn xong, bắt đầu thực tập kỹ năng tại công ty dọn vệ sinh〈Tỉnh Kagawa〉
〈Sinh năm 1997, quê ở Nam Định〉
Chị Thanh là thực tập sinh kỹ năng (ngành dọn dẹp toà nhà). Sau 3 năm thực tập, chị đã thi đỗ chứng chỉ JLPT N2. Ngoài việc học theo lớp tiếng Nhật online miễn phí, do có thời gian di chuyển bằng ô tô đến nơi làm việc, chị thường tích cực trò chuyện với người Nhật trên xe, áp dụng được tiếng Nhật đã học vào thực tế.
Phí trả cho công ty phái cử và số tiền gửi về trong 3 năm
Giáo viên và các bạn cùng khoá ở công ty phái cử
Cha tôi mất năm 2019. Mẹ tôi làm việc tại quán ăn với mức lương khoảng 3.000.000 đồng/tháng. Tôi là em út trong số 4 anh chị em. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, tôi làm việc khoảng 1 năm tại quán phở ở quê nhà với mức lương tháng 4.000.000 đồng.
Trong hoàn cảnh cuộc sống eo hẹp như vậy, chị họ tôi đã sang Nhật thực tập kỹ năng và sau khi được mẹ của chị (là bác tôi) khuyên nhủ, tôi quyết định cũng sẽ đi thực tập kỹ năng. Đó là vì tôi mong muốn đỡ đần được cho gia đình. Tôi dùng dịch vụ của cùng công ty phái cử với chị họ tôi. Sau khoảng 6 tháng học tiếng Nhật, tôi sang Nhật. Công ty phái cử có 2 giáo viên người Nhật.
◆Tiền vay và tiền gửi về
Phí trả cho công ty phái cử | |
Phí dịch vụ phái cử và tiền vé máy bay(*1) | 178,200,000 ₫ |
Học phí… | 10,000,000 ₫ |
Nguồn huy động vốn | |
Vay từ họ hàng | 140,000,000 ₫ |
Tiền tiết kiệm của gia đình và bản thân | 80,000,000 ₫ |
Số tiền gửi về cho gia đình trong 3 năm | |
Tiền gửi về trích từ lương (*2) | 458,000,000 ₫ |
(*1)Quy đổi từ 7.800 đô la Mỹ
(*2)Quy đổi từ 2.300.000 yên
Theo tỷ giá ngày 6/3/2022
Đỗ N2 sau khi sang Nhật 3 năm!
Cựu giám đốc mở tiệc mừng các thực tập sinh thi đỗ JLPT 〈Năm 2021〉
Tháng 10/2018 tôi sang Nhật. Tháng 12/2020, tôi đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT N3. Đến tháng 7/2021, tôi đỗ N2.
Hồi mới sang Nhật, điều khó khăn nhất đối với tôi chính là ngôn ngữ. Mặc dù đã học nửa năm ở Việt Nam, nhưng khi nói chuyện với người Nhật, tôi hoàn toàn không hiểu gì và suốt ngày phải nhắc đi nhắc lại câu: “Sumimasen, mou ichido itte kudasai” (Xin lỗi, xin hãy nói lại một lần nữa). Vì vậy, tôi đã trao đổi qua SNS với giáo viên ở công ty phái cử và được giới thiệu cho lớp học tiếng Nhật online của Lotus Works. Mỗi tuần, tôi lại học 1, 2 buổi ngữ pháp và kanji... qua Skype với giáo viên người Nhật. Vì phải làm xong bài tập trước khi vào giờ học nên tôi đã hình thành thói quen học mỗi ngày.
Một trong các địa điểm làm công việc dọn dẹp. Tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật ở chỗ làm và cả trên xe đi đến nơi làm việc.
Ngoài việc học với Lotus Works, tôi cũng tự tạo cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật.
Mỗi ngày học khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ ở nhà
- ・Tài liệu học tập: Bộ sách “Mimi kara oboeru” (từ vựng)...
- ・Kênh học tiếng Nhật trên Youtube: Dũng Mori, Onomappu, Thao Le JP
- ・Phim hoạt hình anime của Nhật: Để luyện nghe.
Trò chuyện thật nhiều với người Nhật ở chỗ làm
- ・Hằng ngày, khi ngồi trên xe từ công ty đến địa điểm làm việc (từ 40 phút đến 120 phút cả đi lẫn về), tôi tranh thủ nói chuyện với 2, 3 người Nhật.
- ・Giờ nghỉ giải lao cũng trò chuyện với người Nhật.
Nội dung công việc dọn dẹp khách sạn
Tôi xin chia sẻ về nội dung công việc thực tập kĩ năng của mình. Ở chỗ tôi làm, tính cả tôi thì có 5 thực tập sinh kỹ năng.
- ・7:20 Đến công ty → Họp đầu giờ sáng → Di chuyển bằng ô tô → Dọn dẹp → Về công ty bằng ô tô (Thời gian làm việc: 8 tiếng)
- ・Nơi dọn dẹp: Khách sạn, nhà ở, văn phòng, cửa hàng, nhà dưỡng lão
- ・Lau sàn (bằng máy hoặc cây lau nhà), đánh bóng sàn, lau cửa sổ, dọn nhà vệ sinh, bồn tắm
- ・Thông thường, nhóm làm việc bao gồm 2, 3 người Nhật và 1 người Việt
- ・Mỗi tuần được nghỉ 1, 2 lần.
Giám đốc và cựu giám đốc tốt bụng
Công ty chiêu đãi toàn bộ thực tập sinh kỹ năng món “Unaju” 〈Năm 2021〉
Ở công ty tôi, chúng tôi được cựu giám đốc và vợ ông (là giám đốc hiện tại) chăm lo rất tận tình nên cuộc sống rất thoải mái.
- ・Cựu giám đốc thỉnh thoảng lại dẫn các thực tập sinh kỹ năng đi ăn.
- ・Giám đốc thì thỉnh thoảng lái xe chở chúng tôi đi mua sắm.
- ・Khi tiệc dành cho nhân viên bị huỷ do dịch COVID-19, công ty đã đặt món “Unaju” mang đến tận nơi cho tất cả các thực tập sinh kỹ năng.
- ・Khi đi thi JLPT, chúng tôi được nghiệp đoàn đưa đón đến tận địa điểm thi bằng ô tô.
- ・Ký túc xá của chúng tôi là căn nhà 2 tầng, có 4 phòng ngủ cho 5 thực tập sinh dùng. Ký túc xá ở ngay cạnh công ty.
- ・Cấp trên ở công ty có lần còn dẫn chúng tôi đi chơi bowling.
Tiệc chiêu đãi công ty tổ chức cho thực tập sinh (trái) Ký túc xá (phải)
Bạn bè người Việt
Cùng bạn bè người Việt đi chơi công viên giải trí〈tỉnh Kagawa〉
Sau khi chúng tôi sang Nhật, cựu giám đốc thành lập nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý). Vào các dịp tiệc tùng hay tất niên của nghiệp đoàn, chúng tôi lại được giới thiệu với thực tập sinh của nhiều công ty khác. Nhờ đó, số bạn bè người Việt của tôi tăng lên, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau và cùng nhau đi chơi rất nhiều nơi vào ngày nghỉ. Ngoài ra, bạn thân thời phổ thông của tôi đang thực tập kỹ năng tại tỉnh Okayama kế bên nên tôi còn có lần cùng cô bạn ấy đi chơi nữa.
Đến nay, tôi đã cùng bạn bè đi chơi các địa điểm như thành Marugame hay công viên giải trí Reoma World ở tỉnh Kagawa. Trong đó, nơi tôi thích nhất là đền Kotohiragu. Sau này, tôi muốn đi chơi thêm cả ở Osaka, Tokyo và Hokkaido nữa.
Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân một tháng)
※100 yên = khoảng 19.900 đồng (tỷ giá ngày 6/3/2022)
Thu nhập: 125,000 yên | |
Lương về tay |
¥125,000 |
*Số tiền sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá, tiền điện, nước, ga (trong đó, tiền ký túc xá là 13.000 yên, tiền điện, nước, ga là 5.000 yên). *Trước đây là 110.000 yên. Từ năm thứ 4, tôi được tăng lương. |
|
Chi phí: 40,000 yên | |
Chi phí nguyên liệu nấu ăn |
¥20,000 |
Tiền ăn ngoài, chi phí lặt vặt |
¥20,000 |
Tiền chênh lệch: 85,000 yên | |
*Hầu hết gửi về cho mẹ |
Tổng kết
Sau khi hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng (thực tập kỹ năng số 1, số 2), từ tháng 10/2021, tôi chuyển sang thực tập kỹ năng số 3 và tiếp tục làm việc ở Nhật Bản. Từ khi chuyển sang thực tập kỹ năng số 3, lương của tôi tăng lên chút ít. Sau khi thực tập thêm 2 năm nữa, tôi sẽ về nước và dự định sẽ làm công việc gì đó dùng tiếng Nhật ở quê nhà Nam Định hoặc ở Hà Nội.
Gặp gỡ sempai số này
Mai Thị Phương Thanh
- Năm 2015:Tốt nghiệp phổ thông trung học〈Nam Định〉
- Năm 2016:Làm việc 2 năm tại quán ăn〈Nam Định〉
- Năm 2018: Học tập tại công ty phái cử〈Hà Nội〉
- Năm 2018: Tập huấn xong, bắt đầu thực tập kỹ năng tại công ty dọn vệ sinh〈Tỉnh Kagawa〉
〈Sinh năm 1997, quê ở Nam Định〉
Chị Thanh là thực tập sinh kỹ năng (ngành dọn dẹp toà nhà). Sau 3 năm thực tập, chị đã thi đỗ chứng chỉ JLPT N2. Ngoài việc học theo lớp tiếng Nhật online miễn phí, do có thời gian di chuyển bằng ô tô đến nơi làm việc, chị thường tích cực trò chuyện với người Nhật trên xe, áp dụng được tiếng Nhật đã học vào thực tế.
Phí trả cho công ty phái cử và số tiền gửi về trong 3 năm
Cha tôi mất năm 2019. Mẹ tôi làm việc tại quán ăn với mức lương khoảng 3.000.000 đồng/tháng. Tôi là em út trong số 4 anh chị em. Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, tôi làm việc khoảng 1 năm tại quán phở ở quê nhà với mức lương tháng 4.000.000 đồng.
Trong hoàn cảnh cuộc sống eo hẹp như vậy, chị họ tôi đã sang Nhật thực tập kỹ năng và sau khi được mẹ của chị (là bác tôi) khuyên nhủ, tôi quyết định cũng sẽ đi thực tập kỹ năng. Đó là vì tôi mong muốn đỡ đần được cho gia đình. Tôi dùng dịch vụ của cùng công ty phái cử với chị họ tôi. Sau khoảng 6 tháng học tiếng Nhật, tôi sang Nhật. Công ty phái cử có 2 giáo viên người Nhật.
Giáo viên và các bạn cùng khoá ở công ty phái cử
◆Tiền vay và tiền gửi về
Phí trả cho công ty phái cử | |
Phí dịch vụ phái cử và tiền vé máy bay(*1) | 178,200,000 ₫ |
Học phí… | 10,000,000 ₫ |
Nguồn huy động vốn | |
Vay từ họ hàng | 140,000,000 ₫ |
Tiền tiết kiệm của gia đình và bản thân | 80,000,000 ₫ |
Số tiền gửi về cho gia đình trong 3 năm | |
Tiền gửi về trích từ lương (*2) | 458,000,000 ₫ |
(*1)Quy đổi từ 7.800 đô la Mỹ
(*2)Quy đổi từ 2.300.000 yên
Theo tỷ giá ngày 6/3/2022
Đỗ N2 sau khi sang Nhật 3 năm!
Tháng 10/2018 tôi sang Nhật. Tháng 12/2020, tôi đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật JLPT N3. Đến tháng 7/2021, tôi đỗ N2.
Hồi mới sang Nhật, điều khó khăn nhất đối với tôi chính là ngôn ngữ. Mặc dù đã học nửa năm ở Việt Nam, nhưng khi nói chuyện với người Nhật, tôi hoàn toàn không hiểu gì và suốt ngày phải nhắc đi nhắc lại câu: “Sumimasen, mou ichido itte kudasai” (Xin lỗi, xin hãy nói lại một lần nữa). Vì vậy, tôi đã trao đổi qua SNS với giáo viên ở công ty phái cử và được giới thiệu cho lớp học tiếng Nhật online của Lotus Works. Mỗi tuần, tôi lại học 1, 2 buổi ngữ pháp và kanji... qua Skype với giáo viên người Nhật. Vì phải làm xong bài tập trước khi vào giờ học nên tôi đã hình thành thói quen học mỗi ngày.
Cựu giám đốc mở tiệc mừng các thực tập sinh thi đỗ JLPT 〈Năm 2021〉
Ngoài việc học với Lotus Works, tôi cũng tự tạo cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật.
Mỗi ngày học khoảng 1, 2 tiếng đồng hồ ở nhà
- ・Tài liệu học tập: Bộ sách “Mimi kara oboeru” (từ vựng)...
- ・Kênh học tiếng Nhật trên Youtube: Dũng Mori, Onomappu, Thao Le JP
- ・Phim hoạt hình anime của Nhật: Để luyện nghe.
Trò chuyện thật nhiều với người Nhật ở chỗ làm
- ・Hằng ngày, khi ngồi trên xe từ công ty đến địa điểm làm việc (từ 40 phút đến 120 phút cả đi lẫn về), tôi tranh thủ nói chuyện với 2, 3 người Nhật.
- ・Giờ nghỉ giải lao cũng trò chuyện với người Nhật.
Một trong các địa điểm làm công việc dọn dẹp. Tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật ở chỗ làm và cả trên xe đi đến nơi làm việc.
Nội dung công việc dọn dẹp khách sạn
Tôi xin chia sẻ về nội dung công việc thực tập kĩ năng của mình. Ở chỗ tôi làm, tính cả tôi thì có 5 thực tập sinh kỹ năng.
- ・7:20 Đến công ty → Họp đầu giờ sáng → Di chuyển bằng ô tô → Dọn dẹp → Về công ty bằng ô tô (Thời gian làm việc: 8 tiếng)
- ・Nơi dọn dẹp: Khách sạn, nhà ở, văn phòng, cửa hàng, nhà dưỡng lão
- ・Lau sàn (bằng máy hoặc cây lau nhà), đánh bóng sàn, lau cửa sổ, dọn nhà vệ sinh, bồn tắm
- ・Thông thường, nhóm làm việc bao gồm 2, 3 người Nhật và 1 người Việt
- ・Mỗi tuần được nghỉ 1, 2 lần.
Giám đốc và cựu giám đốc tốt bụng
Ở công ty tôi, chúng tôi được cựu giám đốc và vợ ông (là giám đốc hiện tại) chăm lo rất tận tình nên cuộc sống rất thoải mái.
- ・Cựu giám đốc thỉnh thoảng lại dẫn các thực tập sinh kỹ năng đi ăn.
- ・Giám đốc thì thỉnh thoảng lái xe chở chúng tôi đi mua sắm.
- ・Khi tiệc dành cho nhân viên bị huỷ do dịch COVID-19, công ty đã đặt món “Unaju” mang đến tận nơi cho tất cả các thực tập sinh kỹ năng.
- ・Khi đi thi JLPT, chúng tôi được nghiệp đoàn đưa đón đến tận địa điểm thi bằng ô tô.
- ・Ký túc xá của chúng tôi là căn nhà 2 tầng, có 4 phòng ngủ cho 5 thực tập sinh dùng. Ký túc xá ở ngay cạnh công ty.
- ・Cấp trên ở công ty có lần còn dẫn chúng tôi đi chơi bowling.
Công ty chiêu đãi toàn bộ thực tập sinh kỹ năng món “Unaju” 〈Năm 2021〉
Tiệc chiêu đãi công ty tổ chức cho thực tập sinh trái
Ký túc xá phải
Bạn bè người Việt
Sau khi chúng tôi sang Nhật, cựu giám đốc thành lập nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý). Vào các dịp tiệc tùng hay tất niên của nghiệp đoàn, chúng tôi lại được giới thiệu với thực tập sinh của nhiều công ty khác. Nhờ đó, số bạn bè người Việt của tôi tăng lên, chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau và cùng nhau đi chơi rất nhiều nơi vào ngày nghỉ. Ngoài ra, bạn thân thời phổ thông của tôi đang thực tập kỹ năng tại tỉnh Okayama kế bên nên tôi còn có lần cùng cô bạn ấy đi chơi nữa.
Đến nay, tôi đã cùng bạn bè đi chơi các địa điểm như thành Marugame hay công viên giải trí Reoma World ở tỉnh Kagawa. Trong đó, nơi tôi thích nhất là đền Kotohiragu. Sau này, tôi muốn đi chơi thêm cả ở Osaka, Tokyo và Hokkaido nữa.
Cùng bạn bè người Việt đi chơi công viên giải trí〈tỉnh Kagawa〉
Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân một tháng)
※100 yên = khoảng 19.900 đồng (tỷ giá ngày 6/3/2022)
Thu nhập: 125,000 yên | |
Lương về tay |
¥125,000 |
*Số tiền sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm xã hội, tiền ký túc xá, tiền điện, nước, ga (trong đó, tiền ký túc xá là 13.000 yên, tiền điện, nước, ga là 5.000 yên). *Trước đây là 110.000 yên. Từ năm thứ 4, tôi được tăng lương. |
|
Chi phí: 40,000 yên | |
Chi phí nguyên liệu nấu ăn |
¥20,000 |
Tiền ăn ngoài, chi phí lặt vặt |
¥20,000 |
Tiền chênh lệch: 85,000 yên | |
*Hầu hết gửi về cho mẹ |
Tổng kết
Sau khi hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng (thực tập kỹ năng số 1, số 2), từ tháng 10/2021, tôi chuyển sang thực tập kỹ năng số 3 và tiếp tục làm việc ở Nhật Bản. Từ khi chuyển sang thực tập kỹ năng số 3, lương của tôi tăng lên chút ít. Sau khi thực tập thêm 2 năm nữa, tôi sẽ về nước và dự định sẽ làm công việc gì đó dùng tiếng Nhật ở quê nhà Nam Định hoặc ở Hà Nội.
Bài viết liên quan
-
Các ứng dụng điện thoại hữu ích trong cuộc sống (Phần công cụ tra cứu đường đi)
Người nước ngoài khi mới sang Nhật Bản thường không biết cách làm thế nào để đi tới nơi mình muốn hoặc sử dụng phương tiện giao thông nào là phù hợp nhất. Thậm chí, ngay cả những hoạt động thường nhật như đi học hay mua sắm cũng chẳng dễ dàng chứ đừng nói đến chuyện đi tham quan các địa danh nổi tiếng hoặc đến các cửa hàng bán nguyên liệu nấu ăn món Việt Nam v.v… Tuy nhiên, nếu biết cách dùng các ứng dụng điện thoại miễn phí có tính năng tra cứu đường đi cũng như chọn phương tiện phù hợp nhất thì bạn hoàn toàn có thể dễ dàng đi đến nơi mình muốn. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu các ứng dụng tra cứu đường đi trên điện thoại mà các sempai người Việt sử dụng phổ biến nhất. 〈Các ứng dụng giới thiệu trong bài〉 ・Google Maps ・Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) ・Norikae Annai (乗換案内) ・Japan Transit Planner 1. Google Maps Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng, bản đồ khu vực bạn đang đứng sẽ lập tức hiện ra (※ Trong phần cài đặt chung của điện thoại, cần chỉnh cài đặt sang chế độ cho phép Google Maps truy cập thông tin vị trí). Tại đây, bạn có thể nhập địa điểm muốn đến vào cửa sổ tìm kiếm để tra cứu đường đi. ➋ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ※ ➊ Bản đồ khu vực bạn đang đứng (※ Có thể tuỳ chỉnh trên ứng dụng để bản đồ hiện ra dạng ảnh chụp vệ tinh hay dạng bản đồ thường.) ; ➋ Bản đồ khu vực điểm đến ➌ Khi bấm vào nút “Đường đi", các lựa chọn cách đi khác nhau tới điểm cần đến sẽ hiện ra. Sau đó, nếu bạn bấm vào biểu tượng tàu điện thì sẽ biết được các thông tin như ga xuất phát, ga chuyển tuyến, số tiền và thời gian di chuyển. ➍ Thông thường, khi chọn tra cứu cách đi bằng tàu điện thì nhiều lựa chọn khác nhau về thời gian và tuyến đường sẽ hiện ra. Bạn chỉ cần bấm chọn một trong số các cách đi là thông tin chi tiết về tuyến đường đó sẽ xuất hiện. ※ ➌ Các gợi ý đường đi tới điểm muốn đến ; ➍ Thông tin chi tiết về tuyến đường đã chọn Trên màn hình nêu chi tiết tuyến đường, ngoài các thông tin như tuyến tàu, ga xuất phát, thời gian xuất phát, ga chuyển tuyến, giờ đến nơi v.v… bạn còn biết được mình cần phải đi tới đường ray số bao nhiêu trong ga nữa. Ngoài ra còn có cả thông tin cho biết là nếu bạn lên toa tàu số bao nhiêu thì sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức khi chuyển tuyến. ƯU ĐIỂM ・Được sử dụng trên toàn thế giới, người Việt cũng dùng nhiều. ・Cách tra cứu phong phú → Tra cứu bằng địa chỉ → Tra cứu bằng địa danh → Chọn địa điểm ngay trên bản đồ → Tra cứu bằng tên nhà ga ・Không cần phải biết trước nhà ga hay bến xe buýt gần nhất. ・Có thể tra cứu cả bằng chữ Latinh. Chỉ cần nhập thông tin là các gợi ý địa điểm thích hợp với thông tin tìm kiếm sẽ hiện ra. Hoàn toàn không biết tiếng Nhật cũng có thể tra cứu được. ・Có thể tra cứu nhiều phương tiện giao thông khác nhau (ô tô, tàu điện, xe buýt, đi bộ v.v…) Sau khi chọn phương tiện đi lại xong, ta biết được luôn cả thời gian cũng như chi phí dự kiến để đi bằng phương tiện đó. ・Tính năng tra cứu tích hợp chung với bản đồ, hiển thị được cả bản đồ từ điểm đầu đến điểm cuối. Trường hợp cần sử dụng nhiều phương tiện giao thông khác nhau thì thông tin liên quan đến chuyển phương tiện cũng hiển thị đầy đủ. NHƯỢC ĐIỂM ・Thỉnh thoảng cũng có trường hợp giờ tàu xe không chính xác. ・Có thể lựa chọn cách đi theo các tiêu chuẩn như ưu tiên cách đi rẻ, nhàn hoặc tránh phải đi bộ nhiều v.v.. nhưng không tuỳ chỉnh chi tiết được cách tra cứu (ví dụ như không sử dụng tàu cao tốc, shinkansen v.v…) 2. Yahoo Norikae Annai (ヤフー乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu chính sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu chính ➋・Sau khi nhập ga đi và ga đến rồi bấm nút「検索」(tra cứu), sẽ hiển thị tuyến đường đi. ・Trường hợp muốn tra cứu bằng bản đồ hay địa điểm hiện tại thì bấm vào nút 「駅・バス停・スポット」(Ga tàu, điểm dừng xe buýt, địa điểm). ・Từ màn hình này có thể tuỳ chỉnh thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi v.v… Ngoài ra, trường hợp không muốn đi bằng tàu cao tốc hoặc shinkansen thì bấm vào nút 「交通指定あり」(Chọn phương tiện đi lại) để tuỳ chỉnh. ➋ Màn hình tra cứu theo các ga tàu ở gần điểm hiện tại và tra cứu bằng bản đồ ➌ Sau khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến thì các tuyến đường đi sẽ được hiển thị. ➌ Màn hình lựa chọn các tuyến đường ➍ Trên màn hình hiển thị các tuyến đường, có thể chọn sắp xếp các cách đi theo thứ tự ưu tiên về thời gian tới điểm cần đến, nhanh trước chậm sau (早)(Nhanh), ưu tiên cách đi có số lần chuyển tuyến ít (楽)(Nhàn) hoặc ưu tiên cách đi có giá rẻ (安)(Rẻ). Sau khi chọn tuyến đường mà bạn thích thì màn hình chi tiết về tuyến đường đó sẽ hiện ra. ➍ Màn hình chi tiết tuyến đường ƯU ĐIỂM ・Có thể dễ dàng lựa chọn tuyến đường theo các tiêu chuẩn “Nhanh”, “Nhàn”, “Rẻ”. ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường đi không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với các bạn du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tàu được nhanh chóng và đỡ mất công sức. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. ・Tính năng tra cứu theo địa danh hoặc bản đồ không tiện dụng như Google Maps. 3. Norikae Annai (乗換案内) Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Sau khi mở ứng dụng, màn hình tra cứu đường đi sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu đường đi ➋ Trên màn hình này, có thể nhập thông tin điểm đi và điểm đến. Có thể lựa chọn luôn thời gian xuất phát hoặc thời gian đến nơi trên màn hình. Ngoài ra, có thể bấm vào nút 「地図」(Bản đồ) để mở màn hình tra cứu bằng bản đồ. ➋ Màn hình tra cứu bằng bản đồ ➌・Có thể tra cứu ga tàu và điểm dừng xe buýt trên màn hình này. ・Sau khi chọn xong điểm đi và điểm đến, màn hình các tuyến đường sẽ hiện ra. ➌ Màn hình liệt kê các tuyến đường và màn hình thông tin chi tiết tuyến đường (thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai) ƯU ĐIỂM ・Thao tác tương tự như ứng dụng Yahoo Norikae Annai, tuy nhiên, trong ứng dụng Norikae Annai này, bạn có thể tra cứu đường đi cả bằng địa danh. Ngoài ra, ga tàu hoặc bến xe buýt gần điểm đi và điểm đến sẽ tự động hiện ra. ・Cũng giống như Google Maps, bạn có thể tìm đường đi bằng cách chọn trên bản đồ. ・Có thể lựa chọn hiển thị các tuyến đường theo thứ tự ưu tiên “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thông tin hướng dẫn lên toa tàu nào để chuyển tuyến cho nhanh và đỡ mất công sức. ・Có thể tuỳ chỉnh tra cứu đường không sử dụng tàu cao tốc hay shinkansen. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh và thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Trong ứng dụng cũng có cả thông tin tai nạn hay dừng tàu cũng như hướng dẫn cách đi vòng tránh khu vực tàu đang không vận hành. NHƯỢC ĐIỂM ・Giao diện và thông tin nhập vào chỉ có tiếng Nhật. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để học tiếng Nhật. 4. Japan Transit Planner Thao tác cơ bản trên ứng dụng ➊ Khi mở ứng dụng lên, màn hình tra cứu sẽ hiện ra. ➊ Màn hình tra cứu ➋ Có thể nhập điểm đi và điểm đến trên màn hình này. Việc tuỳ chỉnh thời gian đi và đến cũng thực hiện luôn tại đây. Khi đã chọn xong điểm đi và điểm đến, bấm vào nút “Tìm kiếm" thì màn hình thông tin tuyến đường sẽ hiện ra. ➋ Màn hình tuyến đường Trên màn hình này có thể biết được thông tin chi tiết của tuyến đường (bao gồm thời gian, chi phí, thông tin chuyển tuyến v.v…) Ngoài ra, trên màn hình này cũng có thể chọn các tuyến đường khác nhau. ƯU ĐIỂM ・Có giao diện 12 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Việt. ・Tính năng cơ bản cũng tương tự như các ứng dụng tra cứu đường đi khác. Có thể tra cứu bằng địa danh, ga tàu và điểm dừng xe buýt gần điểm đi và điểm đến cũng tự động hiện ra. ・Các tuyến đường cũng được xếp theo các tiêu chuẩn “Nhanh", “Nhàn", “Rẻ". ・Có thể tuỳ chỉnh tìm đường không sử dụng tàu cao tốc hoặc shinkansen v.v.. Tính năng này rất hữu ích đối với du học sinh hay thực tập sinh muốn tiết kiệm chi phí. ・Đây là ứng dụng chuyên để tra cứu phương tiện giao thông công cộng nên có thể dễ dàng tra cứu giờ tàu và giờ xe buýt. ・Có cả thông tin gợi ý về các điểm tham quan, du lịch nổi tiếng. NHƯỢC ĐIỂM ・Không tra cứu được bằng bản đồ. ・Không biết được lên toa tàu nào thì chuyển tuyến sẽ nhanh và đỡ tốn công sức hơn. ・Không hiển thị thông tin tai nạn, dừng tàu hay thông tin đường vòng tránh khi tàu không vận hành. Các phương tiện giao thông công cộng ở Nhật Bản rất phát triển và tiện lợi. Nếu biết cách khéo léo lựa chọn phương tiện giao thông công cộng thì cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Các bạn hãy dùng thử các ứng dụng trên và chọn ra ứng dụng phù hợp nhất với mình nhé!
-
So sánh triệt để: Cuộc sống ở thành thị và nông thôn
Nhiều người nước ngoài đến Nhật và rất băn khoăn không biết nên sống ở thành phố hay nông thôn. Khi còn là du học sinh, mình đã sống ở Tokyo và Chiba, hiện nay mình đang sống ở một thành phố thuộc tỉnh Hyogo. Mình đã sống ở cả thành thị và nông thôn ở Nhật nên mình muốn giới thiệu với các bạn những điểm khác biệt giữa hai nơi này. 〈Miikochan〉 Người nước ngoài sống ở Nhật Theo thống kê của Bộ tư pháp, tính đến tháng 6 năm 2021, có khoảng 2.820.000 người nước ngoài sinh sống ở Nhật. Các quốc tịch của người nước ngoài được xếp hạng như sau. ① Người Trung Quốc: 745.411 người (26.4%) ② Người Việt Nam: 450.046 người (15.9%) ③ Người Hàn Quốc: 416.389 người (14.7%) ④ Người Philippines: 277.341 người (9.8%) ⑤ Người Brazil: 206.365 người (7.3%) Thêm vào đó, các tỉnh thành phố có nhiều người nước ngoài được xếp hạng như sau. Tỉnh, thành phố Số người nước ngoài % 1 Tokyo 541,807 19.2 2 Aichi 269,685 9.6 3 Osaka 250,071 8.9 4 Kanagawa 230,301 8.2 5 Saitama 198,548 7.0 6 Chiba 168,048 6.0 7 Hyogo 113,772 4.0 8 Shizuoka 99,143 3.5 Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở thành phố Khi sống trong 23 quận ở Tokyo, mình thấy cái gì cũng tiện lợi. Đặc biệt là hệ thống cửa hàng rất phong phú, đầy đủ, có nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Có nhiều nhân viên cửa hàng là người nước ngoài, bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt tại một số cửa hàng bán điện thoại di động và sim. Vì vậy, mình đã tổng hợp các điểm tốt và không tốt khi sống ở thành phố vào bảng dưới đây. ◆ Điểm tốt khi sống ở thành phố Về mặt công việc Nhiều thông tin tuyển dụng, nhiều việc làm thêm Nhiều nơi làm việc tích cực tuyển dụng người nước ngoài Mức lương tiêu chuẩn cao Về mặt sinh hoạt Nhiều tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt cao Gần sân bay lớn, thuận tiện để đi về nước, đi du lịch Nhiều khu vui chơi, nhà hàng, cửa hàng nhỏ. Nhiều nơi cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài Nhiều nhà trẻ, trường mầm non Về mặt văn hoá Dễ tiếp nhận người nước ngoài Nhiều người nước ngoài, dễ tìm bạn cùng quê ◆ Điểm không tốt khi sống ở thành phố Về mặt công việc Vất vả trong việc đi học, đi làm vì tàu chật kín người Về mặt sinh hoạt Vật giá cao (đặc biệt là tiền nhà, tiền học phí, các món ăn sống v.v.) Nhiều ô tô nên không khí bị ô nhiễm vì các loại khí thải Khó tìm được một khoảng trống để tự trồng rau v.v. Xa núi, biển nên ít có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời Về mặt văn hoá Mối quan hệ giữa người với người khá mờ nhạt, ít có tinh thần "tương thân tương ái" Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở nông thôn Thành phố ở địa phương (Thành phố Shizuoka) Sau khi sống ở Tokyo, mình đã sống ở thành phố Kashiwa thuộc tỉnh Chiba, hiện nay thì sống ở thành phố Himeji thuộc tỉnh Hyogo. So với việc sống ở Tokyo, khi sống ở các thành phố thuộc các tỉnh, tiền thuê nhà rất rẻ nhưng phòng rất rộng. Thế nhưng, khi mình đi tìm việc thì không tìm được việc mình thích ở gần nơi mình sống. Vì thế mà mình phải đi tàu 2 tiếng (một chiều) để đi từ Himeji vào trong thành phố Osaka làm việc. Hồi mình ở thành phố Kashiwa cũng vậy, mình đi đến chỗ làm thêm ở Tokyo mất 45 phút (một chiều). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thành phố nhỏ ở nông thôn cũng đã có thêm nhiều việc cho người nước ngoài. ◆ Điểm tốt khi sống ở nông thôn Về mặt sinh hoạt Vật giá rẻ, nếu so với thành phố lớn thì tiền nhà, tiền học, tiền mua đồ ăn sống rất rẻ Ít cảm thấy stress do đông người, tiếng ồn, tắc nghẽn vào giờ đi làm Không khí sạch, tốt cho sức khoẻ Có nhiều người tự trồng rau trong vườn nhà, nếu sống ở chung cư cũng có một khoảng đất nhỏ để trồng trọt Gần núi, biển, dễ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời Về mặt văn hoá Có khu vực có sự gắn kết mạnh mẽ của cộng đồng người thuộc từng quốc gia Tình người nồng ấm, có văn hoá tương trợ lẫn nhau ◆ Điểm không tốt khi sống ở nông thôn Ít tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt thấp. Ở những nơi xa thành phố lớn, có nơi 1 tiếng chỉ có 1-2 chuyến tàu điện. Có những nơi không có tàu điện, xe buýt, nếu không có ô riêng thì không thể sinh hoạt được. Để lấy bằng lái ô tô thì cần có tiếng Nhật tương đương N2. Rất ít khu vui chơi giải trí, cửa hàng nhỏ, quán ăn Việt Nam v.v. Những điều lưu tâm khi sống ở Nhật Khi sống ở Nhật, mình thường lưu tâm đến các việc dưới đây. ・ Giao tiếp nhiều với người Nhật. ・ Hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc. ・ Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương. ・ Hiểu cách nghĩ của người Nhật, học hỏi những điểm tốt. Ngoài ra, việc tuân thủ các luật lệ trong xã hội cũng rất quan trọng. Bạn hãy tuân thủ luật pháp và các luật như “không ăn cắp vặt”, “không sử dụng thẻ lưu trú giả”, “không bán sổ ngân hàng, thẻ ngân hàng cho người khác” v.v. Hãy tham khảo kinh nghiệm của những anh chị đã có cuộc sống tuyệt vời ở nông thôn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hành trình du học trọn vẹn ý nghĩa nhờ vòng kết nối bạn bè phong phú (Nagasaki) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cùng bạn bè sống vui vẻ ở vùng thôn quê (Thực tập kỹ năng ở tỉnh Mie) Tổng kết Thành phố lớn hay nông thôn đều có giá trị riêng. Bạn hãy chọn khu vực sống theo phong cách sống và mục tiêu tương lai của bạn. Mình muốn làm việc trong ngành dịch vụ nên ban đầu mình chọn một thành phố lớn - nơi dễ kiếm việc như vậy. Tuy nhiên, mặc dù ở thành thị có nhiều việc làm hơn và lương cao hơn nông thôn nhưng việc chênh lệch tiền nhà và học phí cao hơn chênh lệch lương (chênh lệch giữa lương thành thị và nông thôn) khá nhiều. Du học sinh cũng có những hạn chế trong việc đi làm thêm, vì vậy bạn nên chọn khu vực sống sau khi cân nhắc sự chênh lệch về chi tiêu. Thời gian gần đây, số lượng việc làm của người nước ngoài ở nông thôn tăng lên, bạn cũng có thể đi du học ở nông thôn và tìm việc làm ở thành phố. Hãy tham khảo những bài viết trong mục kinh nghiệm cá nhân trên trang KOKORO nhé.
-
Cách mở thẻ Credit cho người nước ngoài
Khi bắt đầu sống ở Nhật, hai thứ bạn cần có đầu tiên là tài khoản ngân hàng và điện thoại di động phải không nào? Thế nhưng với mình, như vậy vẫn chưa đủ. Hồi ở Việt Nam, mình sử dụng thẻ tín dụng và các ứng dụng trên điện thoại để thanh toán hầu hết các hoá đơn nên khi sang Nhật, nếu không có thẻ tín dụng, mình thấy rất bất tiện. Ban đầu mình không thể mở thẻ tín dụng ở Nhật một cách dễ dàng, nhưng cuối cùng thì mình cũng đã mở được 3 loại thẻ khác nhau, sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn trải nghiệm của mình nhé.〈Vân Hoàng〉 Không thể mở thẻ tín dụng tại ngân hàng Trước khi bắt đầu đi làm vào mùa thu năm 2021 này, mình đã sống 1 năm ở Nhật với tư cách là du học sinh nhận học bổng Chính phủ. Ngay sau khi sang Nhật, để có thể nhận tiền học bổng hàng tháng, mình đã mở tài khoản của “Ngân hàng Yucho”. Sau đó mình được ngân hàng phát cho sổ ngân hàng và thẻ rút tiền, nhưng thẻ này không có chức năng như một thẻ Debit nên không thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng tại siêu thị hay trên các trang mua sắm online. Lần này là lần thứ ba mình đi du học theo diện nhận học bổng Chính Phủ (chương trình cao học). Lần du học đầu tiên, mình không biết về thẻ Credit, còn lần du học thứ hai thì nhân viên của ngân hàng Yucho đã hỏi mình có muốn làm thẻ Credit hay không nên mình đã làm thẻ. Lần thứ ba này, mình nói với nhân viên của ngân hàng Yucho là “Tôi muốn mở thẻ Credit”, nhưng vì thời gian lưu trú của mình chỉ có 1 năm nên họ đã trả lời là mình không đủ điều kiện mở thẻ. Ở lần du học thứ hai, mình có thời gian lưu trú là 2 năm, còn lần này chỉ có 1 năm thôi nên mình không được mở thẻ. Khác biệt lớn giữa cuộc sống không dùng tiền mặt và cuộc sống cần tiền mặt Những năm gần đây, mình đã sống ở Việt Nam với phương thức thanh toán không cần tiền mặt (cashless). Trong ví của mình có 3 thẻ Credit, trong điện thoại cũng có các ứng dụng của ngân hàng, ví thanh toán điện tử nên gần như mình không đem theo tiền mặt và mình thấy không có gì bất tiện cả. Khi đi làm (bằng GrabBike), mua sắm, ăn uống bên ngoài, mình đều có thể thanh toán bằng thẻ, ở các cửa hàng nhỏ thì có thể thanh toán thông qua mã QR trên ứng dụng trong điện thoại. Ngoài ra, khi đi ăn cùng với bạn bè, một bạn sẽ đứng ra trả hết tiền trước, sau đó các thành viên còn lại sẽ chuyển khoản tiền ăn cho bạn đó. Ở Việt Nam, chuyển tiền trong ngân hàng hay khác ngân hàng đều không mất phí, đã vậy còn không mất thời gian, không mất công nên cực kì tiện lợi và thoải mái. Bảng sao kê giao dịch khi mình mua sắm ở Nhật bằng thẻ của Việt Nam Thế nhưng, lần này vì không mở được thẻ Credit của Nhật nên mình đã quay lại cuộc sống cần đến tiền mặt. Dù mình có 3 thẻ của Việt Nam nhưng sau khi mua sắm ở Nhật, công ty thẻ sẽ quy đổi tỷ giá sang tiền Việt và điều này thì không hề có lợi chút nào, thậm chí còn bị tính phí giao dịch nước ngoài (0,8% tổng số tiền giao dịch). Nhiều ứng dụng ví điện tử trên điện thoại cũng yêu cầu phải có thẻ Credit, nên không có thẻ thì không dùng được. Các khoản tiền điện thoại, tiền điện v.v… mình đều phải đến cửa hàng tiện lợi để thanh toán bằng tiền mặt. Mình cũng đã thử dùng ứng dụng “Yucho pay” nhưng ứng dụng này không được chấp nhận ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi. Thẻ EPOS của GTN Cứ như thế, mình đã rất khổ sở vì không làm được thẻ Credit của Nhật, nhưng một ngày nọ, một vị cứu tinh bất ngờ xuất hiện. Khoảng một tuần sau khi kí hợp đồng với hãng SIM điện thoại giá rẻ tên là “GTN mobile”, nhân viên người Việt của hãng đã gọi điện thoại cho mình. Họ mời mình mở thẻ Credit được gọi là “Thẻ EPOS (Epos card)”. GTN là SIM giá rẻ mà người nước ngoài cũng có thể dễ dàng mua được. Nhân viên của GTN biết mình là người nước ngoài nên đã gọi điện thoại cho mình. Việc “không mất phí hội viên thường niên” hay “được tặng 2000 điểm” cũng cực kì hấp dẫn. Nghe thế, mình không hề phân vân mà nói luôn “đúng rồi, mình muốn mở thẻ” và sau đó mình đã đăng ký online để làm thẻ. Chỉ mấy hôm sau, thẻ Credit của mình đã được chuyển đến. Để xác nhận danh tính, nhân viên chuyển phát đã yêu cầu mình xuất trình thẻ lưu trú, sau khi đưa thẻ cho anh ấy xem, mình đã nhận được thẻ Credit. Thời gian lưu trú của mình chỉ có một năm thôi nhưng mình đã nhận được thẻ Credit với thời hạn sử dụng là 5 năm đấy. Cảm ơn GTN rất nhiều! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về GTN mobile [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang đăng ký thẻ EPOS của GTN Mở được thẻ của Rakuten và Amazon! Quảng cáo về thẻ của Rakuten Mọi người thường nói là thời gian lưu trú ngắn nên không mở được thẻ Credit. Thế nhưng, có vẻ là chính sách đó đã thay đổi rồi. Một hôm, khi đang mua sắm trên trang Rakuten ichiba (một trang bán hàng rất lớn), tình cờ thấy phần quảng cáo là nếu mở thẻ Credit của Rakuten, “bạn sẽ nhận được 5000 điểm (tương ứng với 5000 yên)”, “không mất phí hội viên thường niên” nên mình nghĩ, “Hay thử mở cái này xem sao” và mình đã thử đăng ký. Không ngờ mình qua được vòng xét duyệt và đã mở được thẻ. Thẻ này có ưu điểm là khi mua sắm trên trang Rakuten ichiba và thanh toán bằng thẻ của Rakuten, mình sẽ tích được nhiều điểm hơn so với việc thanh toán thông thường. Amazon thì thế nào nhỉ? 10 năm trước mình đã thử đăng ký mở thẻ Credit của Amazon nhưng không qua được vòng xét duyệt. Tuy nhiên, khi thấy Amazon có ưu đãi “nhận được 5000 điểm” nếu mở thẻ, dù biết trước có thể sẽ không mở được thì mình vẫn thử đăng ký. Sau đó, mình qua vòng xét duyệt và nhận được thẻ của Amazon! Thẻ Debit Ngoài thẻ Credit, mình nghe nói người quen của bạn mình thường sử dụng thẻ Debit. Thẻ Debit là thẻ có thể sử dụng số tiền tương ứng với số dư trong tài khoản ngân hàng, khi sử dụng thẻ thì đồng thời tiền trong tài khoản cũng sẽ bị trừ luôn. Anh ấy là kỹ sư, sau khi sang Nhật vài tháng anh ấy có thử làm thẻ Credit nhưng không qua được vòng xét duyệt của công ty thẻ. Sau đó anh ấy đã đăng ký làm thẻ Debit của ANA trên trang chủ của ANA – hãng hàng không lớn của Nhật và hãng đã đồng ý phát hành thẻ cho anh ấy. Anh ấy dùng thẻ này để kí hợp đồng với SIM giá rẻ “Rakuten mobile”, mua vé máy bay v.v. Thẻ Debit cũng có thể tích điểm và số điểm này có thể sử dụng thay cho tiền mặt. Tổng kết Lần này, mình đã không thể mở thẻ Credit của ngân hàng Yucho nhưng mình đã có thể mở thẻ EPOS của GTN, thẻ Credit của Rakuten và Amazon. Có vẻ như ngay cả những người nước ngoài có thời gian lưu trú ngắn hạn ở Nhật cũng có thể dễ dàng mở thẻ hơn trước đây. Thẻ Credit có một số ưu điểm chính như sau. ✔︎ Thẻ có thể dùng để thanh toán khi mua hàng trên các trang online như Amazon, Rakuten ichiba v.v. ✔︎ Khi mua vé máy bay, đặt vé và thanh toán online ✔︎ Có thể tích điểm khi sử dụng tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi v.v. ✔︎ Nếu dùng thẻ để thanh toán tiền điện thoại, tiền điện, tiền gas v.v., hàng tháng tiền sẽ được tự động trừ vào ngày cố định và bạn cũng được tích điểm vào thẻ. ✔︎ Dùng thẻ để thanh toán dịch vụ giao hàng tận nhà cũng rất tiện lợi. Lần này mình đã giới thiệu với các bạn cách mở thẻ Credit. Về cách sử dụng thẻ Credit, mình sẽ giới thiệu cụ thể hơn trong một bài viết khác nhé.
-
Du lịch vùng Shikoku, đi về trong ngày từ đảo Honshu
Chương trình hợp tác giữa JNTO và KOKORO Chắc hẳn chưa có nhiều bạn Việt Nam từng đi chơi vùng Shikoku đâu nhỉ. Thực ra, từ tỉnh Kagawa hay Okayama có thể tham quan Shikoku đi và về trong ngày được đấy. Các bạn có thể ghé qua ngôi đền nổi tiếng Kotohiragu, hay toà thành tuyệt đẹp nhưng ít người biết đến “Marugame”, và thưởng thức mì “udon” tại các quán mì nổi tiếng v.v. 〈Nội dung trang này〉 Ngắm biển nội địa Seto/Cầu Seto Ohashi Thưởng thức mì udon/Gamo Udon Trải nghiệm hành lang tối/Chùa Zentsuji Điểm tham quan nổi tiếng nhất Shikoku/Đền Kotohiragu Tòa thành tuyệt đẹp ít ai hay biết/Thành Marugame Thưởng thức mì udon/Okasen Ngắm biển nội địa Seto / Cầu Seto Ohashi Tàu Marine Liner Xuất phát từ Osaka, Kobe hay Hiroshima v.v. nếu đi qua Okayama, có thể sang tỉnh Kagawa phía bên kia biển nội địa Seto. Tôi đang sống tại tỉnh Kagawa nên đoạn đi từ Okayama đến Kagawa, tôi nhờ bạn tôi chụp ảnh giúp để làm tư liệu. Để đi từ ga JR Okayama đến ga Takamatsu (thành phố Takamatsu, tỉnh Kagawa), có thể đi bằng tàu tốc hành “Marine Liner” mà không mất thêm phụ phí tàu nhanh. Lần này, chúng tôi không đi đến tận Takamatsu mà xuống dọc đường để đi chơi ở khu vực trung tâm tỉnh Kagawa. Người bạn của tôi lên tàu từ 6 giờ sáng. [video width="1540" height="1180" mp4="https://www.kokoro-vj.org/wp-content/uploads/2021/08/03:助手席から.mp4"][/video] Cầu Seto Ohashi từ bên trong toa tàu nhìn ra Đi trên tàu Marine Liner, nhìn từ cửa sổ chênh chếch phía sau khoang lái, ta có thể nhìn ngắm cảnh quan phía trước. Sau khi rời ga Okayama chừng 25 phút, qua ga Kojima là tới cầu Seto Ohashi. Hơn nửa thời gian 15 phút đi từ ga Kojima tới ga Sakaide là tàu chạy trên cầu Seto Ohashi. Riêng phần cầu bắc qua mặt biển dài đến gần 10km. Đây là quang cảnh nhìn từ trong toa tàu ra khi đang chạy trên cầu. Những hòn đảo nhô lên trên mặt biển in bóng mặt trời buổi sớm khiến quang cảnh đẹp đẽ có phần hư ảo. [video width="1540" height="1180" mp4="https://www.kokoro-vj.org/wp-content/uploads/2021/08/06:多島美-1.mp4"][/video] Biển nội địa Seto nhìn từ trên cầu Seto Ohashi [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Seto Ohashi (JNTO HP) Thưởng thức mì udon / Gamo Udon Các ga tuyến JR trong tỉnh Kagawa (Y6 là ga Kamogawa) Bạn tôi chuyển sang tàu thường ở ga Sakaide, là ga đầu tiên tàu dừng sau khi qua cầu Seto Ohashi, rồi sau đó xuống tàu ở ga thứ hai là Kamogawa để đi đến một quán mì udon. Đường đến quán “Gamo Udon”: Google maps Udon là món ăn nổi tiếng của tỉnh Kagawa. Vì có nhiều quán udon, mì lại ngon và lượng udon tiêu thụ nhiều nổi tiếng nên nơi đây được gọi với cái tên thân thương là “Tỉnh Udon”. Tôi và bạn tôi gặp nhau, chúng tôi cùng đi đến quán “Gamo Udon”, một trong những quán được ưa thích nhất tại tỉnh Kagawa. Quán nằm cách ga Kamogawa 1,2km. Ở giữa một vùng nông thôn, đập vào mắt chúng tôi là một bãi đỗ xe và một quán ăn rất không tương xứng. Bãi đỗ xe thì rất to còn quán ăn lại rất nhỏ. Quán nhỏ, nhưng hàng người đứng xếp hàng chờ vào quán thật nổi bật. Mặc dù chúng tôi đến nơi lúc 8 giờ rưỡi sáng khi quán vừa mở nhưng vẫn phải đợi hơn 10 phút mới đến lượt được vào. Vừa bước vào quán, việc đầu tiên là gọi món ở quầy ngay phía bên trái. Ta phải chọn “udon lạnh” hay “udon nóng” và chọn lượng udon (bát nhỏ, bát to và bát to đặc biệt). Tôi gọi “udon lạnh bát nhỏ”. Vừa gọi món xong, bát đựng vắt mì udon được đặt ngay lên mặt quầy. Bát “nhỏ” là một vắt mì, đối với tôi vậy là đủ. Sau khi nhận bát mì, ta có thể tự chọn các món tempura mình thích rồi gắp vào bát. Lấy tempura xong, nhân viên quán sẽ đọc giá tiền và ta sẽ trả tiền tại đây. Bát mì cỡ “nhỏ” giá 150 yên đã bao gồm thuế tiêu dùng, bát “to (2 vắt mì)” có giá 250 yên, còn tempura và các món chiên rán thì đồng giá 100 yên. ※100 yên = 20.805 VNĐ (theo tỉ giá ngày 19/8/2021) Tiếp theo, ta sẽ tự chế nước dùng tsuyu vào udon. Ăn món udon lạnh thì lấy tsuyu ra từ bình này. Tsuyu để ăn udon nóng thì lấy ở đây. Ở tỉnh Kagawa có rất nhiều quán ăn tự phục vụ kiểu này. Dù có lấy thêm tempura tôm thì tổng cộng cũng chỉ 250 yên (khoảng 52.000 VNĐ). Quá rẻ!! Trong quán có ít ghế ngồi nên nhiều người ra ngồi ăn ở ghế băng trước cửa. Hương vị dĩ nhiên là ngon tuyệt! Gamo Udon Địa chỉ Sakaide-shi, Kamo-cho 420-1 Điện thoại 0877-48-0409 Giờ mở cửa 8:30 ~ khoảng 14:00(Thứ Bảy, ngày lễ mở đến khoảng ~13:00※Quán ngừng bán khi hết mì Ngày nghỉ Chủ Nhật, Thứ Hai Trải nghiệm hành lang tối / Chùa Zentsuji D14 là ga Zentsuji Sau khi ăn sáng món udon, chúng tôi lên tàu và đi từ ga Kamogawa đến ga Zentsuji hết khoảng 30 phút. Chùa “Zentsuji” là điểm dừng chân tiếp theo của chúng tôi. Zentsuji là một ngôi chùa lớn. Một nhà sư rất nổi tiếng tên là Kukai (Không Hải, sinh năm 774, mất năm 835) được sinh ra tại đây. Đường đến Zentsuji: Google maps Quang cảnh nhìn từ ga Zentsuji Chùa Zentsuji nằm ở dưới chân ngọn núi trong ảnh, cách ga 1,3km. Đi khoảng 400m dọc theo con đường này, sẽ có điểm hướng dẫn du lịch nằm bên tay phải. Tại đây ta có thể thuê xe đạp. Đây là “Oshaberi Hiroba (Quảng trường Tán gẫu)”, nơi có điểm hướng dẫn du lịch. Xe đạp thuê tại đây có thể dùng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Dù thuê trong bao lâu thì vẫn đồng giá là 100 yên (khoảng 20.805 VNĐ). Chúng tôi đã tới “Akamon” (Cổng Đỏ) của Zentsuji. Ở gần đó còn có một cổng vào lớn hơn nữa gọi là “Nandaimon” (Cổng lớn phía Nam). Trong khuôn viên chùa có toà tháp 5 tầng rất đẹp. Chỗ này là khu vực đánh số ❶ trên ảnh (bản đồ khu chùa). Từ đây đi đến chỗ đánh dấu số ❷ “Miedo” khá xa. Diện tích khu chùa vào khoảng 4,5 hecta. Rộng thật!! Đây là Miedo. Người ta nói rằng căn nhà mà Không Hải Thượng Nhân sinh ra nằm ở đây. Chúng tôi tới đây để thử một trải nghiệm hiếm có gọi là “kaidan meguri”. Sau khi trả 500 yên (khoảng 104.000 VNĐ) tại quầy tiếp đón trong nhà, chúng tôi được dẫn vào tận trong cùng. Lối vào kaidan meguri ※ Ảnh chụp sau khi xin ngoại lệ (thông thường tại đây cấm chụp ảnh) Kaidan meguri là tu hành bằng cách đi bộ 100m trong hành lang ngầm hoàn toàn không có ánh sáng. Khi bước xuống cầu thang và đi vào hành lang thì xung quanh tối đen như mực. Tay trái tôi rà bờ tường để tiến bước. Người ta nói rằng tay lần tìm trên tường là để kết nối với Phật giới ở bên kia bức tường. Tôi bước đi trong tình trạng mất hoàn toàn thị giác. Chẳng thể nhìn thấy mình đang đi về đâu. Dù đường hầm đủ rộng nhưng luôn có cảm giác như sắp va vào đâu đó nên ban đầu tôi chỉ có thể bước đi rất rất chậm. Không rõ là tôi đã đi trong bao lâu? Trong không gian tối đen và tĩnh lặng, cảm giác về thời gian cũng biến mất. Khi tôi cảm thấy đã đi được khá lâu thì phía trước chợt hiện ra ánh sáng mờ mờ. Khi tiến lại gần, tôi thấy một căn phòng nhỏ, có tiếng giảng kinh phát ra từ một chiếc loa. Lối ra kaidan meguri. ※ Bình thường không được chụp ảnh Tôi quay trở lại hành lang tối, lần này đoạn đường tuy ngắn nhưng lại phải đi trong bóng tối. Cuối cùng cũng đến được lối ra. Chắc chắn là đường đi chỉ 100m thôi nhưng lại có cảm giác rất dài. Tôi bị ấn tượng mạnh mẽ hơn so với tưởng tượng ban đầu, quả thực là một trải nghiệm với cảm giác thật lạ lùng! Chùa Sohonzan Zentsuji Địa chỉ Zentsuji-shi, Zentsuji-cho 3-3-1 Điện thoại 0877-62-0111 拝観時間 Kaidan meguri 8:00~17:00 Vé vào cửa Vé vào cả Kaidan meguri và Lầu bảo vật là 500 yên/người lớn Ngày nghỉ Mở cửa quanh năm Điểm tham quan nổi tiếng nhất Shikoku / Đền Kotohiragu Ga JR Kotohira Sau khi quay về ga Zentsuji, chúng tôi đi sang ga kế bên là Kotohira (Kotohira-cho, tỉnh Kagawa). Tại đây, chúng tôi đến thăm đền Kotohiragu, còn được gọi với cái tên thân mật là “Konpirasan”. Thời Edo, người dân thường bị hạn chế không được đi du lịch đây đó. Ngôi đền Kotohiragu này là một trong số ít những nơi mà dân thường được phép đến lễ bái. Đi lễ đền này gọi là “Konpira mairi” (đến lễ bái ở Konpira), là niềm mơ ước của rất nhiều người thời ấy. Cùng với các địa danh như Dogo onsen ở tỉnh Ehime, “Konpirasan” là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Shikoku. Thẳng trước cửa ga là ngọn núi có hình giống đầu một chú voi nên được gọi là núi Zozu (núi Đầu Voi). “Konpirasan” nằm ở lưng chừng ngọn núi này. Từ ga, đi về phía núi khoảng 400m, đến hết đường rồi rẽ trái sẽ bước vào con phố có các nhà trọ ryokan và các quán hàng nối nhau san sát. Cách ga khoảng 200m có một ngọn tháp tên là Takatoro. Đây là ngọn tháp đèn xây dựng xong năm 1860, chiều cao 27m, là tháp đèn cao nhất Nhật Bản. Tháp đèn này là mốc đi tới Konpirasan. Đường chính lên đền (Omotesando) Đi qua dưới cổng torii lớn trước ngọn tháp đèn, rẽ trái ở cuối đường rồi đi bộ thêm vài phút nữa sẽ tới con đường lát đá có thể nhìn thấy núi Đầu Voi. Đây là đường chính lên đền. Từ đây lên chính điện đi hết khoảng 30 phút. Đi tiếp theo hướng núi thì từ giữa chừng thỉnh thoảng lại có các bậc thang đá. Đường chính lên đền có rất nhiều hàng quán. Ở đây có cả “Trường học Udon Nakano”, nơi bạn có thể trải nghiệm làm thử udon. Trước khi có dịch COVID-19, con đường này lúc nào cũng đông nghịt khách. Cứ đi tiếp như vậy sẽ tới chỗ bậc thang đá. Từ đây lên chính điện có 785 bậc thang. Lên đến hậu điện thì tổng cộng phải bước lên 1368 bậc. Rất nhiều người chỉ leo đến chính điện là đã mệt lử. Trên đường lên có đoạn bậc thang rất dài. Tôi leo đến khi hụt cả hơi mới tới được cổng lớn “Daimon”. Lên tới cổng lớn là đã vượt qua 365 bậc thang đá. Đứng ở cổng Daimon và ngoái đầu nhìn lại, tôi bỗng thấy quang cảnh phố xá chợt mở rộng ra bên dưới. Từ đây lên chính điện còn hơn nửa đường nữa nhưng chỗ tôi đang đứng đã cao lắm rồi. Đi qua cổng lớn Daimon là bước vào khuôn viên đền, từ đây bắt đầu một đoạn đường bằng phẳng dài khoảng 150m. Ở đây, hai bên đường là hàng cây anh đào. Người ta nói rằng đến mùa xuân, đoạn đường này biến thành lối đi xuyên mái vòm hoa sakura. Kết thúc đoạn đường phẳng và bắt đầu tiếp tục leo thang, ta sẽ bắt gặp bức tượng đồng chú chó “Konpira inu”. Theo lời kể lại thì nguồn gốc của bức tượng chú chó này là thời xưa, những người không thể đi Konpira mairi sẽ giao chó của mình cho người đi được, nhờ dẫn chó đi lễ bái thay. Sau khi tiếp tục leo lên các bậc thang đá, trước mặt ta sẽ hiện ra một kiến trúc gỗ nguy nga. Rất nhiều người mới đến lần đầu lầm tưởng đây là chính điện, nhưng thực ra đây vẫn chưa phải đích đến cuối cùng. Kiến trúc này gọi là “Asahisha”, lên đến đây là đã vượt qua 628 bậc thang. Do đoạn trước nhiều bậc thang đá dốc cao nên trên chiếc ghế băng trước cửa Asahisha có rất nhiều người ngồi nghỉ, lấy sức để vượt qua những bậc thang đá cuối cùng lên chính điện. Cuối cùng, khi leo nốt 133 bậc thang đá dốc cao, tôi đã tới được chính điện! Cảm giác mãn nguyện khi vượt qua 785 bậc thang cùng niềm vui được vào lễ bái khiến ai ai cũng hân hoan. “Konpirasan” vẫn được coi là thần hộ vệ của biển. Ngắm cảnh vật từ đài quan sát có độ cao 251m trước chính điện thật sảng khoái. Quang cảnh đồng bằng Sanuki xanh ngát và những ngọn núi hiền hoà khiến tâm hồn như dịu lại. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đền Kotohiragu (JNTO HP) Đền Kotohiragu Địa chỉ Nakatado-gun, Kotohira-cho 892-1 Điện thoại 0877-75-2121 参拝時間 Chính điện 6:00~17:00(giờ thay đổi theo mùa) Vé vào cửa Vào khuôn viên đền miễn phí Lúc quay về, tôi vừa ngắm đồ trong các cửa hàng vừa thong thả xuống núi. Những quán hàng ăn uống và cửa hàng đồ lưu niệm từ thời xưa xen lẫn nhau, đây đó có cả những cửa hàng rất thời thượng. Trên đường chính lên đền có cả chỗ ngâm chân miễn phí. Những ai mặc đồ vén được cao quá đầu gối thì hãy thử ngâm chân để xua tan mỏi mệt nhé. Lúc này đang là cuối tháng 7 nên các quán bán nước hoa quả và đá bào rất hút khách. Tôi ăn một món có cả đá bào và kem. Giá đã bao gồm thuế là 350 yên (khoảng 72.800 VNĐ). Về đến lối vào đường chính lên đền, rẽ tay phải và đi thêm khoảng 300m sẽ đến một cây cầu gọi là cầu Saya (bao kiếm). Do có hình dáng giống chiếc bao kiếm nên cầu này có tên gọi như vậy. Chỉ vào dịp lễ hội lớn tháng 10, người ta mới dùng chiếc cầu này để rước kiệu mikoshi. Tòa thành tuyệt đẹp ít ai hay biết / Thành Marugame Quay lại ga JR Kotohira, chúng tôi đi đến ga Marugame. Điểm đến tiếp theo là thành Marugame. Đường đến thành Marugame: Google Maps Thành Marugame nằm cách ga Marugame khoảng 1,1km đường đi bộ. Với chiều cao hơn 60m, bức tường đá của tòa thành được coi là cao nhất ở Nhật Bản. Tháp chính làm bằng gỗ cao 3 tầng, xây dựng từ năm 1660 và vẫn đứng vững cho đến tận bây giờ. Đường lên tháp chính (trong ảnh trên) có cả con dốc gắt và các bậc thang đá. Mặc dù không phải leo cao như đền Kotohiragu nhưng lên đến đây cũng khá tốn sức. Tuy nhiên, khi đến tháp chính, từ trảng đất trống phía trước, ta có thể ngắm quang cảnh bao quát cả 360 độ! Ngọn núi Iino phía bên trái có hình dáng giống núi Phú Sĩ nên còn được gọi là núi Sanuki Fuji. “Sanuki” là tên gọi thời xưa của tỉnh Kagawa. Đồng bằng Sanuki và các ngọn núi nhuốm màu hoàng hôn, tạo nên một quang cảnh yên ả, dễ chịu. Và hơn thế nữa, biển nội địa Seto và các hòn đảo cũng trong tầm mắt! Cũng có thể ngắm cầu Seto Ohashi ở phía xa. Thành Marugame không phải là điểm tham quan nổi tiếng, nhưng toàn cảnh gần tháp chính là điểm nổi bật. Thật lạ khi một nơi có cảnh đẹp tuyệt vời như thế này lại không được nhiều người biết đến. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thành Marugame (JNTO HP) Thành Marugame Địa chỉ Marugame-shi, Ichiban-cho Điện thoại 0877-22-0331 (Hiệp hội du lịch thành phố Marugame) Giờ mở cửa Tháp chính: 9:00~16:30 Vé vào cửa Vé vào tháp chính: 200 yên/người lớn. Khuôn viên thành vào cửa miễn phí. Ngày nghỉ Mở cửa quanh năm Thưởng thức mì udon / Okasen Để chuyến du lịch Kagawa được trọn vẹn thì nhất định phải kết thúc bằng món mì udon. Tỉnh Kagawa thường đón rất nhiều khách du lịch từ các tỉnh khác đến để đi ăn mì udon hết quán này sang quán khác. Kế bên ga Marugame là ga Utazu. Quán mì udon cực kì nổi tiếng “Okasen" cách ga này 950m. Quán này không phải kiểu tự phục vụ mà là quán ăn kiểu thông thường. Đường đến quán “Okasen": Google Maps Tôi đã chọn món mì “Bukkake udon" lạnh. Đây là mì udon chan nước dùng lạnh, giá 418 yên đã bao gồm thuế (khoảng 87.000 VNĐ). Sự khác nhau giữa mì udon ở đây và mì udon thường thật khó diễn tả bằng lời lẽ, nhưng phải nói là rất ngon! Món ăn kèm là oden. Món này khách tự chọn và cho vào đĩa. Honkaku Teuchi Udon Okasen (Mì udon làm bằng tay chuẩn vị Okasen) Địa chỉ Kagawa-ken, Ayauta-gun, Utazu-cho, Hama Hachiban-cho 129-10 Điện thoại 0877-49-4422 Giờ mở cửa 11:00~20:00 Ngày nghỉ Thứ Hai, Thứ Ba (nếu trùng ngày lễ thì mở cửa) Quang cảnh tuyệt đẹp của cầu Seto Ohashi, đền Kotohiragu, thành Marugame cùng với Kaidan Meguri trong chùa Zentsuji, thật là một ngày đầy ắp trải nghiệm. Hai quán mì udon cũng thật tuyệt hảo. Các bạn hãy cùng một lần thử ghé chơi Sanuki nhé! ※ Bài viết được thực hiện với sự hợp tác của JNTO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tỉnh Kagawa (JNTO HP) Người viết trải nghiệm Mai Thị Phương Thanh Sinh năm 1997, quê ở tỉnh Nam Định. Chị Thanh bắt đầu thực tập kỹ năng tại tỉnh Kagawa từ năm 2018. Chị có nhiều kinh nghiệm đi du lịch các tỉnh Kagawa, Okayama v.v. cùng bạn bè người Việt sống ở đây.