Cuộc sống - Visa
Con dấu ở Nhật Bản được dùng vào những dịp như thế nào?

Ở Nhật Bản, khi làm thủ tục mở tài khoản, ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thuê nhà ở hoặc làm các thủ tục tại cơ quan hành chính, thì ngoài việc ký tên người ta còn đòi hỏi phải dùng con dấu cá nhân. Tiếng Nhật gọi con dấu là “inkan” (hoặc đơn giản là hanko). Người nước ngoài sống ở Nhật Bản nhất định nên biết về Văn hóa con dấu của Nhật Bản. Chúng ta cùng tìm hiểu xem những anh chị sempai người Việt Nam cảm nhận về văn hóa con dấu của Nhật Bản như thế nào và sử dụng con dấu trong những trường hợp nào nhé.
Văn hóa con dấu của Nhật Bản

Con dấu được yêu cầu sử dụng ở nhiều trường hợp
Nếu như ở Việt Nam, khi mở tài khoản ở ngân hàng, chúng ta chỉ cần xuất trình giấy tờ tùy thân và ký tên là đủ thì ở Nhật Bản, có những giấy tờ người ta yêu cầu phải đóng dấu. Trong tiếng Nhật, con dấu viết là 印鑑, đọc là “inkan” hoặc “hanko”.
Khi còn ở Việt Nam mình cũng chỉ quen với việc ký tên nhưng khi du học tại Nhật và đi mở tài khoản ngân hàng thì mới biết tới con dấu – hanko của Nhật. Ngoài việc mở tài khoản, con dấu còn được sử dụng trong nhiều trường hợp như ký hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, mua nhà, thuê nhà, đăng ký kết hôn, làm giấy khai sinh. Mặc dù đã quen với văn hóa con dấu của Nhật nhưng gần đây, việc sử dụng con dấu trong xã hội Nhật cũng có nhiều thay đổi và nhiều trường hợp không cần dùng con dấu cũng được.
Trải nghiệm sử dụng con dấu của 4 sempai người Việt Nam

Vậy những người Việt Nam ở Nhật sử dụng con dấu trong những trường hợp như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu qua trải nghiệm của 4 bạn người Việt sau đây.
・Bạn Vân (nhân viên văn phòng, sống ở Tokyo)
・Bạn Nhung (nhân viên văn phòng, sống ở Yokohama)
・Bạn Linh (nhân viên văn phòng, sống ở Osaka)
・Bạn Vân (sinh viên cao học, sống ở Osaka)
Ngày càng nhiều trường hợp không cần dấu

Văn bản cần nhiều người đóng dấu ở Nhật
Trong công ty ở Nhật, khi cấp trên xem xét những tài liệu do cấp dưới đệ trình lên thì để xác nhận “đã xem rồi”, họ thường đóng dấu lên tài liệu đó. Có nhiều khi trên một tài liệu có tới tận 5 cái dấu chứng nhận đã đọc.
Nhưng những công ty nơi có nhiều người nước ngoài làm việc thì thay vì đóng dấu, chỉ cần ký tên là đủ, và xu hướng này đang dần phổ biến lên.
Bạn Vân (Tokyo) cho biết: “Chỗ làm của mình hiện phổ biến việc dùng con dấu điện tử (※sẽ nói ở phần sau) nên hầu như không dùng hanko nhiều lắm. Tuy nhiên những giấy tờ liên quan tới thanh toán chi phí công việc, tài liệu để phê duyệt đề xuất dự án v.v. thì cần phải đóng dấu. Nhưng trường hợp không mang theo con dấu thì có thể ký tên cũng được”.
Bạn Linh: Mình làm việc ở công ty có nhiều người nước ngoài. Nên mặc dù đã đi làm được nửa năm nhưng cũng chưa lần nào phải dùng tới con dấu.
Khi ký hợp đồng tuyển dụng, đa phần phải có con dấu

Tuy nhiên, trên thực tế, khi ký hợp đồng thì đa phần phải đóng dấu. Bạn Linh có nói là chưa lần nào sử dụng con dấu, nhưng thực ra khi còn làm thêm tại đây, cứ 3 tháng 1 lần khi phải ký lại hợp đồng, bạn đã phải đóng dấu vào hợp đồng đó. Khi được tuyển dụng chính thức, Linh cũng đã phải đóng dấu khi ký hợp đồng.
Khi còn học cao học, Linh cũng đã làm công việc trợ giảng cho giáo viên dạy tiếng Việt cho sinh viên Nhật. Khi đó, hàng tuần Linh phải nộp báo cáo giờ giấc làm việc cho trường và mỗi lần nộp đều phải đóng dấu.
Bạn Vân, sinh viên cao học ở Osaka cho biết khi làm thêm ở một siêu thị, bạn đã phải đóng dấu khi ký hợp đồng nhưng khi chuyển sang làm thêm tại một nơi khác thì chỉ cần ký tên là được.
Khi làm thủ tục hành chính, vẫn phải dùng con dấu!

Khi phải làm các giấy tờ liên quan tới thủ tục tại các cơ quan hành chính hoặc khi cần xin giấy chứng nhận thì đa phần vẫn phải sử dụng con dấu. Trường hợp khi ký những hợp đồng không quá lớn thì có thể sử dụng chữ ký và xu hướng này cũng đang phổ biến dần lên.
Bạn Vân sống ở Tokyo đã 3 lần du học tại Nhật và hiện đang làm việc tại một công ty Nhật Bản nhưng trước khi đi làm “chưa một lần dùng con dấu. Tất cả mọi việc từ mở tài khoản ngân hàng, mua điện thoại di động, thuê nhà v.v. mình chỉ ký là OK”.
Theo những gì 4 bạn cho biết về việc sử dụng con dấu trong vòng 1 năm qua thì có thể thấy việc thuê nhà, tùy trường hợp mà cần con dấu hoặc không.
Bạn Nhung |
・ Ký hợp đồng thuê nhà sau khi chuyển nhà ・ Nộp giấy chuyển nhà lên văn phòng hành chính quận ・ Nộp giấy chuyển vào nơi ở mới lên văn phòng hành chính quận ・ Đăng ký cho con đi học ngoại khóa ・ Đơn xin phụ cấp nghỉ sinh con |
Bạn Linh |
・ Ký hợp đồng thuê nhà mới ・ Nộp giấy chuyển nhà lên văn phòng hành chính quận ・ Nộp giấy chuyển vào nơi ở mới lên văn phòng hành chính quận ・ Ký hợp đồng khi được tuyển dụng chính thức |
Bạn Vân (Tokyo) và Vân (Osaka) |
Trong vòng 1 năm qua không dùng dấu lần nào |
Cảm nhận về văn hóa con dấu của Nhật Bản
Chúng ta cùng xem cảm nhận về văn hóa con dấu của Nhật Bản của một số sempai người Việt nhé.
Gọn gàng, tiện lợi và dễ mang theo người

Bản hợp đồng thuê nhà có đóng dấu của bạn Khanh
Bạn Khanh là một du học sinh. Trước khi sang Nhật, được cơ quan tiếp nhận phía Nhật Bản cho biết về sự cần thiết của con dấu nên thông qua cơ quan tiếp nhận, bạn đã đăng ký làm một con dấu của mình và sau khi đến Nhật, bạn nhận được con dấu đó. Sau đó khi đi thuê nhà, mở tài khoản ngân hàng v.v. Khanh đều phải sử dụng con dấu và thực sự ngạc nhiên về mức độ phổ biến trong việc dùng con dấu cá nhân ở Nhật.
Khanh đã hiểu được sự thuận lợi khi có con dấu ở Nhật và cho biết “con dấu rất gọn nhẹ, tiện lợi, mang theo người cũng dễ dàng”.
Nhiều cảm nhận tích cực về con dấu

Con dấu của bạn Vân (Tokyo)
Bạn Nhung: Những con dấu sản xuất đại trà thì đều giống nhau nên tôi nghĩ để chứng minh thân nhân thì chữ ký có hiệu quả hơn. Nhưng không phải vì thế mà tôi không thích văn hóa con dấu của Nhật. Khi lựa chọn kiểu con dấu để mua cũng rất vui. Tôi cảm nhận rõ nét văn hóa của người Nhật.
Bạn Vân (Tokyo): Ở Việt Nam, chỉ có những người cấp cao mới có con dấu. Khi đến Nhật, được sở hữu con dấu cá nhân, tôi rất thích. Có có dấu, cảm giác cũng xịn sò lắm chứ. Tiếc là cơ quan tôi ít khi dùng con dấu nên hầu như tôi quên mất là mình cũng có con dấu.
Bạn Linh: Dù kinh tế phát triển nhưng văn hóa truyền thống vẫn còn duy trì được như vậy, mình thấy rất hay.
Thống nhất bằng cách dùng con dấu

Con dấu của bạn Vân ở Osaka
Bạn Vân (Osaka) cho biết văn hóa con dấu của Nhật thật phức tạp. Năm 2012 khi lần đầu tới Nhật du học, chỉ cần chữ ký Vân cũng mở được tài khoản ngân hàng và làm thẻ ngoại kiều (hiện gọi là thẻ cư trú) . Khi sang Nhật du học lần 2 vào năm 2018, Vân cũng mở tài khoản Yucho mà chỉ cần ký tên chứ không cần con dấu.
Tuy nhiên khi ký hợp đồng làm thêm thì Vân không rõ nơi nào thì cần con dấu, nơi nào thì không nên gần đây, Vân bắt đầu sử dụng con dấu cho thống nhất.
Các loại dấu và giá cả khi làm con dấu

Con dấu của bạn Vân (Osaka) giá 2.000 yên
Tùy vào chất liệu dùng để làm con dấu mà giá cả cũng khác nhau. Con dấu được làm bằng ngà voi hoặc bằng đá, giá có thể lên tới vài trăm nghìn yên. Đa phần các bạn trẻ đều làm con dấu với giá phải chăng.
① Bạn Hoàng Vân ở Osaka thì thuê cửa hàng khắc dấu làm dấu riêng cho mình với giá 2.000 yên với chữ “Hoàng” được khắc dọc theo kiểu chữ của Nhật (ảnh trên)
② Bạn Vân (ở Tokyo) cho biết công ty đã giúp bạn làm con dấu (không rõ giá). Tên của bạn được khắc bằng chữ katakana viết ngang (ảnh dưới).

Con dấu của bạn Vân ở Tokyo
③ Bạn Bùi Linh cũng thuê cửa hàng khắc dấu để làm con dấu với chữ “Bùi” với giá 1.000 yên.
④ Tôi có cô bạn người Kyrgyzstan, tên là Dinara đang theo học thạc sĩ tại một trường đại học ở Kyoto. Dinara hoàn toàn không biết gì về con dấu cho đến khi phải ký hợp đồng thuê nhà sau 3 tháng sống tạm trong ký túc xá. Dinara được bạn chỉ tới Donkihote để làm con dấu. Cô hăm hở tới Donkihote, bỏ 1.500 yên vào máy làm con dấu. Sau khi bấm nút, máy nhả ra một cái hộp trắng. Dinara lập tức cầm chiếc hộp trắng đó chạy về nơi phải đóng dấu. Nhưng khi mở ra thì đó chỉ là chiếc hộp đựng con dấu. Sau khi đặt lệnh làm con dấu, máy sẽ nhả một chiếc hộp đựng con dấu. Còn sản phẩm bạn cần thì phải chờ thêm 30 phút nữa mới có. Nên các bạn nếu có đi làm dấu ở các hệ thống tự động, hãy lưu ý nhé.
“Jitsu-in”và”Ginko-in” là gì?
Jitsu-in là gì

Giấy chứng nhận đăng ký con dấu
Dấu cá nhân ở Nhật có 2 loại chính.
Một là loại dấu chính thức, được dùng vào những dịp quan trọng, chính thức. Tiếng Nhật gọi là 実印 (jitsu-in). Loại jitsu-in này được dùng vào những thủ tục được pháp luật quy định. Ví dụ khi ký hợp đồng vay tiền mua nhà, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thừa kế tài sản v.v. Khi muốn đăng ký con dấu của mình làm jitsu-in thì ta phải mang dấu tới cơ quan hành chính và làm thủ tục 印鑑登録 (đăng ký con dấu). Sau đó mỗi khi cần thì ta đến các cơ quan hành chính này để xin giấy chứng nhận con dấu đã đăng ký (印鑑登録証明書).
Con dấu Jitsu-in không phải là dấu sản xuất hàng loạt mà là con dấu đặt làm riêng nên đa phần có giá khá cao.
Con dấu thường dụng Mitome-in là gì?

Loại hanko giá rẻ sản xuất hàng loạt dùng làm mitome-in
Một loại khác là “認印” (mitome-in). Loại dấu này thường được dùng trong những trường hợp đơn giản hàng ngày như đóng dấu xác nhận giấy tờ trong công ty, khi nhận đồ chuyển phát v.v. Đa phần những con dấu này đều rẻ tiền.
Giữa 2 loại con dấu này có một loại dấu gọi là 銀行印 (ginko-in). Hiện nay, khi mở tài khoản ngân hàng, ta có thể dùng chữ ký hoặc con dấu thông thường mitome-in cũng có thể được nhưng nhiều người vẫn đặt làm con dấu đắt tiền với suy nghĩ như vậy sẽ có “vận may”. Đây là loại dấu ginko-in.
Như vậy giá làm con dấu theo thứ tự từ đắt đến rẻ như sau : Jitsu-in > ginko-in > mitome-in.
Tại sao việc dùng con dấu lại phổ biến ở Nhật?
Con dấu ra đời khoảng 2000 năm trước

Kim ấn (từ trang web Bảo tàng thành phố Fukuoka)
Khoảng 2000 năm trước, hoàng đế nhà Hán (Trung Quốc ngày nay) đã gửi cho thiên hoàng Nhật Bản chiếc dấu và người ta cho rằng từ đó con dấu đã bắt đầu tại Nhật. Đó là con dấu vuông mỗi cạnh 2,3cm được khắc 5 chữ Hán. Vì dấu được làm bằng vàng nên được gọi là Kim ấn, hiện được trưng bày ở Bảo tàng thành phố Fukuoka.
Khi đó, con dấu chỉ được hoàng gia sử dụng chứ không phổ biến với đại chúng như hiện nay. Ở Việt Nam hiện cũng trưng bày nhiều con dấu của Triều Nguyễn ở Cố đô Huế, nhưng việc sử dụng con dấu cũng không phổ biến trong dân chúng.
Con dấu bắt đầu phổ biến vào thời Edo

Quang cảnh Tokyo thời Edo
Người ta cho rằng văn hóa dùng con dấu ở Nhật bắt đầu phổ biến trong thời kỳ Edo (1603~1868). Lý do là vì các thương gia sử dụng con dấu khi mua bán hàng hóa. Vào thế kỷ 19, Nhật Bản bắt đầu có bưu điện, ngân hàng và từ đó việc dùng con dấu phổ biến thêm nữa. Năm 1873, việc dùng con dấu khi ký hợp đồng được đưa thành luật.
Một chi tiết thú vị là việc sử dụng con dấu cá nhân hiện chỉ phổ biến ở Nhật và Đài Loan, trong khi Trung Quốc là nơi phát minh ra con dấu thì hiện nay hầu như chỉ dùng chữ ký là được.
Con dấu điện tử

Kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra, hình thức làm việc từ xa ở Nhật Cũng khá phát triển. Nhưng nhân viên vẫn phải tới công ty để đóng dấu chứng minh có đi làm. Để cải tiến, nhiều cơ quan hành chính và công ty bãi bỏ chế độ đóng dấu khi không cần thiết và trào lưu “Bỏ đóng dấu” đang ngày càng phổ biến.
Cùng với việc “Bỏ đóng dấu”, việc sử dụng con dấu điện thử cũng ngày càng phổ biến. Đây là hệ thống đóng dấu bằng con dấu đã được lưu dưới dạng điện tử trong máy tính. Với con dấu điện tử này, người sử dụng có thể đóng dấu trên văn bản dưới định dạng PDF hoặc Excel mà không cần phải in ra. Tuy nhiên việc thiết lập hệ thống như vậy cũng khá tốn kém và phải được đối tác đồng ý mới sử dụng được.
Tóm lược

Việc dùng con dấu cá nhân ở Nhật Bản rất phổ biến, từ việc đóng dấu xác nhận tài liệu nội bộ công ty tới việc mở tài khoản ngân hàng v.v. Để phù hợp với yêu cầu đóng dấu này, người Việt Nam khi sinh sống tại Nhật cũng nhiều người làm con dấu với giá tương đối rẻ từ khoảng 1.000 yên tới 2.000 yên.
Ngoài ra, khi sống lâu tại Nhật và muốn mua bất động sản hoặc vào những dịp quan trọng, chúng ta cần phải có con dấu chính thức, được đăng ký tại các cơ quan hành chính. Đó là con dấu jitsu-in.
Với xu hướng “Bỏ con dấu” hiện nay, nhiều người Việt Nam chỉ cần chữ ký cũng có thể làm được các thủ tục cần thiết. Tùy trường hợp mà chúng ta hãy cùng trải nghiệm văn hóa con dấu thú vị của Nhật Bản nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 13449 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 12317 views
-
-
-
Những bài viết “hot” trên KOKORO trong năm 2020 11257 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết liên quan
-
9 đặc điểm của các trang web lừa đảo
Gần đây, việc người nước ngoài lập và sử dụng thẻ tín dụng ở Nhật Bản đã trở nên dễ dàng hơn, vì vậy sẽ có rất nhiều người thích mua sắm trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử (EC) như Amazon và Rakuten Ichiba. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp tìm được sản phẩm mong muốn với mức giá hời trên Internet, bạn đã thanh toán nhưng sản phẩm vẫn không đến nơi. Những trường hợp như vậy được coi là các "trang web lừa đảo". Các trang web này được sao chép và làm giả cực tinh vi. Vậy, làm thế nào để phân biệt đâu là trang web lừa đảo? [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lập thẻ tín dụng cho người nước ngoài Những tác hại của website lừa đảo Cảnh sát Nhật Bản đã nhận được rất nhiều lời lời trình báo từ những người bị hại như "Tôi đã mua một món đồ từ một trang mua sắm trực tuyến, đã thanh toán nhưng món hàng đó không đến" hay "Món hàng đã được gửi cho tôi, nhưng hóa ra lại là hàng giả". Các trang web như vậy được gọi là "Trang web lừa đảo" hoặc "Tấn công giả mạo (phishing)". Các trang web gian lận được tạo ra để có thể hiển thị ở ngay trên đầu, khi chúng ta tìm sản phẩm trên các công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, chúng giả mạo các đơn bị uy tín, nên người tiêu dùng có thể dễ dàng tin rằng chúng là các trang web hợp pháp. Ngoài ra còn có các trang web lừa đảo được làm giống như các trang web ngân hàng trực tuyến, trang web của các tập đoàn lớn và trang web thương mại điện tử nổi tiếng. Nếu bạn nhập những thông tin cá nhân như ID người dùng, mật khẩu, số thẻ tín dụng,…của mình vào những trang web lừa đảo này , thì người điều hành trang web đó có thể sử dụng thông tin cá nhân của bạn để đăng nhập vào trang web thực, chuyển tiền hoặc mua sản phẩm. Phân loại trang web lừa đảo Dưới đây, Kokoro sẽ tổng hợp và giới thiệu một số loại trang web lừa đảo. Mua sắm trực tuyến “Các trang web lừa đảo mua sắm trực tuyến" là các trang web được tạo ra trông giống như các trang web của các thương hiệu hoặc các trang web thương mại điện tử lớn (Amazon, Rakuten Ichiba,…) và gây ra các thiệt hại sau cho người dùng: ・Sản phẩm không tới, dù đã chuyển tiền. Hoặc sản phẩm đó là hàng giả. ・Thông tin cá nhân như số thẻ tín dụng bị đánh cắp và sử dụng sai mục đích. Trang web bán lại vé "Các trang web lừa đảo bán lại vé" là những trang web bán lại những loại vé cao cấp khó kiếm, chẳng hạn như vé xem buổi hòa nhạc của các nghệ sĩ nổi tiếng. Sau khi chuyển tiền cọc, những chiếc vé không thể sử dụng sẽ được gửi tới. Những trang web này thường được giới thiệu tới người dùng qua các tin nhắn SNS kèm link,… Chuyển tiền trực tuyến (Online Banking) Có rất nhiều những trang web lừa đảo giả dạng website ngân hàng trực tuyến (Online Banking). Chúng đánh cắp và lạm dụng thông tin cá nhân người dùng bằng cách yêu cầu bạn nhập ID đăng nhập và mật khẩu. Trong một số trường hợp, mật khẩu dùng một lần cũng bị đánh cắp để lừa đảo chuyển tiền từ tài khoản. Lừa đảo One click “Lừa đảo bằng một cú click chuột” là một loại lừa đảo trong đó người dùng chỉ cần ấn vào URL trên trang web hoặc được đính kèm e-mail lạ, sau đó, chúng sẽ đơn phương tuyên bố rằng hợp đồng đã được ký kết, và yêu cầu thanh toán một số tiền lớn. Đó là một thủ thuật đã phổ biến trên các trang web người lớn trong một thời gian dài, nhưng vẫn có rất nhiều người bị hại. Hãy lưu ý rằng có rất nhiều những trang web lừa đảo lừa đảo bằng một lần click chuột giả dạng các trung tâm tư vấn. Cách nhận biết và phân biệt các trang web lừa đảo Hãy cẩn thận khi mua sắm trên các trang web giá siêu rẻ! Vậy thì, bạn nên nên làm gì để phân biệt đâu là một trang web lừa đảo? Phần dưới đây, Kokoro sẽ tóm tắt các đặc điểm của các trang web này. 1. Giá siêu rẻ Các trang web lừa đảo thu hút người tiêu dùng bằng cách lừa họ nghĩ rằng họ có thể mua sản phẩm với giá thấp hơn bất kỳ nơi nào khác. Nếu giá quá rẻ so với nhiều trang bán khác, đừng mua ngay vì đó có thể là trang web lừa đảo. 2. Dù là mặt hàng khó tìm đến đâu, nhưng lại luôn được hiển thị là “có sẵn hàng” 3. Địa chỉ và thông tin liên hệ của công ty bán hàng không rõ ràng Hãy kiểm tra kỹ thông tin và địa chỉ của công ty bán hàng Nếu không ghi tên, địa chỉ, số điện thoại của công ty bán hàng hoặc nội dung kỳ lạ thì khả năng cao đó là trang lừa đảo. ・ Sử dụng công cụ tìm kiếm để kiểm tra xem tên, địa chỉ và số điện thoại của công ty bán hàng có tồn tại hay không. ・ Tra cứu vị trí của công ty trên Google Maps hoặc ứng dụng Bản đồ, kiểm tra xem đó có phải là tên thật của địa điểm hay không và liệu nó có ở một nơi như trên núi hay không. ・ Bạn cũng cần nâng cao cảnh giác nếu địa chỉ e-mail của công ty là địa chỉ miễn phí hoặc số điện thoại của công ty là số điện thoại di động. 4. Có nhiều lỗi chính tả, thiếu sót. Tiếng Nhật không được tự nhiên Các website lừa đảo thường do các nhóm nước ngoài lập nên tiếng Nhật thường không được tự nhiên. Nếu văn bản có nhiều điểm kỳ lạ, hay nếu nó chứa các ký tự tiếng Trung chỉ được sử dụng ở Trung Quốc hoặc sử dụng phông chữ không phù hợp với tiếng Nhật, hãy nghi ngờ khả năng đây là trang web lừa đảo. 5. Không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng Hãy để ý khi trên trang web phương thức thanh toán duy nhất bạn có thể chọn là chuyển khoản. Để một trang web thương mại điện tử được thanh toán bằng thẻ tín dụng, họ phải vượt qua cuộc kiểm tra nghiêm ngặt của công ty thẻ tín dụng. Khả năng chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng là một trong những chỉ số về độ tin cậy của trang web. Ngoài ra, trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng, nếu bạn không nhận được hàng, bạn có thể liên hệ với công ty thẻ tín dụng và ngừng việc thanh toán. Các trang web lừa đảo thường tránh thanh toán bằng thẻ để thu tiền nhanh chóng. Hãy lưu ý rằng có những trang web lừa đảo ghi rằng có thể sử dụng thẻ tín dụng, nhưng trên thực tế, bạn không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Ví dụ, ngay cả khi bạn chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng, bạn có thể nhận được email sau khi đặt hàng với nội dung chỉ định chuyển khoản ngân hàng. 6. Tài khoản chuyển khoản là tài khoản cá nhân Nếu tài khoản nhận tiền là tài khoản cá nhân chứ không phải là tài khoản công ty, thì rất có khả năng người bán không phải là một pháp nhân. 7. Tên miền có đặc điểm riêng ※ Tham khảo từ trang Web của sở Cảnh sát Nagano Hãy cẩn thận nếu URL trang web của bạn có phần cuối của tên miền website (TLD-Top Level Domain) lạ. Có nhiều báo cáo đã chỉ ra nhiều trang web lừa đảo có phần cuối tên miền như dưới dây. .xyz .online .top .com .icu .shop .site .club 8. Giao thức không được mã hóa Các URL bắt đầu bằng "https://" cho chúng ta biết rằng dữ liệu được truyền giữa trình duyệt và máy chủ được mã hóa bằng công nghệ gọi là tiêu chuẩn mã hóa SSL. Các trang web này tương đối an toàn (mặc dù không phải tất cả đều an toàn). しかし、Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận với các trang web có URL bắt đầu bằng "http://" hoặc các trang web hiển thị "http://bảo mật không an toàn". Hãy cẩn thận vì có những trang web như vậy có khả năng cao là trang web lừa đảo. Nhận xét về sản phẩm hay trang web không tự nhiên Nếu chỉ có đánh giá tốt hoặc hầu như không có đánh giá nào, có khả năng đây là một trang web lừa đảo. Hoặc nếu chỉ toàn đánh giá tốt, có khả năng đây là hàng giả. Ngoài ra, trong trường hợp đó là một trang web mua sắm đã tồn tại trong một thời gian dài, khi tìm kiếm tên cửa hàng, thấy nhiều đánh giá từ người dùng là điều bình thường. Tuy nhiên, trang web lừa đảo, sau một thời gian ngắn, sẽ được đóng và mở với một tên miền và tên trang web mới, nên chắc chắn không thể có nhiều đánh giá. Vì vậy, các bạn hãy cảnh giác với các trang web có ít đánh giá như thế này. Các cách bảo vệ bản thân khỏi các trang Web lừa đảo Trang web mua sắm Rakuten Ichiba Để bảo vệ bản thân khỏi các trang web lừa đảo, điều quan trọng là phải chú ý đến các đặc điểm của các trang web lừa đảo Kokoro đã giới thiệu trong chương trước. Ngoài ra, còn có một số biện pháp đối phó khác như dưới đây. Sử dụng các trang thương mại điện tử lớn và uy tín Để bán sản phẩm trên các trang mua sắm lớn (trang EC) như "Rakuten", "Amazon" và "Yahoo!", người bán phải đăng ký với trang chủ quản, và khi đăng ký, sẽ có các đợt thẩm tra kỹ càng như kiểm tra ID,.. Ngoài ra, các trang web bán hàng lớn có các chuyên viên kiểm tra và phát hiện các trang web lừa đảo, đồng thời mỗi ngày nhân viên và AI kiểm tra các trang web để tránh đăng liên kết đến các trang web lừa đảo trên trang của họ. Không mở liên kết trong email hoặc tin nhắn đáng ngờ Một ví dụ về e-mail đáng ngờ Có nhiều trường hợp email (email rác) hoặc tin nhắn SNS có chứa các URL tới trang web lừa đảo và dụ người tiêu dùng nhấp vào liên kết. Chúng ta cần chú ý không click vào liên kết ở trong email hoặc tin nhắn lạ. (Nguy cơ bị nhiễm vi-rút máy tính cũng rất cao) Công cụ kiểm tra trang web lừa đảo (詐欺サイトチェッカー) Có một trang đáng tin cậy gọi là 詐欺サイトチェッカー(Fraud Site Checker-Kiểm tra trang web lừa đảo) Tại đây, bạn dán URL của trang web cần kiểm tra vào đây và click vào nút màu vàng có chữ "Check (チェック)"... Trong trường hợp trang web có độ an toàn cao thì sẽ xuất hiện màn hình như ảnh trên. Trong trường hợp gặp phải trang web lừa đảo Tuy nhiên, dù cẩn thận đến đâu, bạn vẫn có thể trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo. Trong trường hợp đó, bạn có thể khắc phục thiệt hại bằng cách trình báo với cảnh sát. ・ Nếu bạn trình báo về sự việc cho cảnh sát, cảnh sát có thể đóng băng tài khoản ngân hàng mà số tiền đã được chuyển đến và số tiền có thể được trả lại. ・ Trong trường hợp thanh toán bằng thẻ tín dụng, sau khi trình cáo với cảnh sát, khoản thanh toán trên có thể được công ty thẻ tín dụng hoàn trả lại. ・ Bằng cách trình báo tới cơ quan chức năng, bạn có thể ngăn chặn những thiệt hại tiếp theo do trang web lừa đảo đó gây ra. Tổng kết Bài viết này Kokoro đã tóm tắt các đặc điểm của các trang web lừa đảo cùng với các biện pháp để phòng chống. Số lượng trang web lừa đảo và mức độ thiệt hại tăng mạnh vào mùa mua sắm như dịp cuối năm. Có rất nhiều trường hợp kẻ xấu đánh cắp các thông tin cá nhân người dùng, sau đó sử dụng thông tin đó để liên hệ trực tiếp cho người dùng và nói: "Đây là Amazon. Tài khoản của bạn đã bị xâm phạm. Chúng tôi sẽ xử lý vấn đề này, hãy cho chúng tôi biết ngày sinh và mã PIN của bạn", để có thể lấy thêm được nhiều thông tin cá nhân hơn nữa. Các bạn hãy tham khảo 9 đặc điểm của các trang web lừa đảo (hay tấn công giả mạo Phishing) trên và tự bảo vệ mình khỏi những trang web đó nhé. Giá cực kỳ rẻ Dù là mặt hàng khó tìm đến đâu, nhưng lại được hiển thị là “có sẵn hàng” Địa chỉ và thông tin liên hệ của công ty bán hàng không rõ ràng Có nhiều lỗi chính tả, thiếu sót. Tiếng Nhật không được tự nhiên Không thể thanh toán bằng thẻ tín dụng Tài khoản chuyển khoản là tài khoản cá nhân Tên miền có đặc điểm riêng Đường truyền không được mã hóa Nhận xét về sản phẩm hay trang web không tự nhiên
-
Lừa đảo vé máy bay – đâu là những thủ đoạn và dấu hiệu?
Các bạn đã bao giờ thấy các bài đăng quảng cáo bán vé máy bay trên Facebook chưa? Bạn mình sau khi tin và đặt vé máy bay thông qua những bài đăng đó đã bị lừa mất 78 vạn yên (khoảng 140,000,000 VND). Đây là một trong số những vụ lừa đảo vé máy bay đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng người Việt. Mình sẽ giới thiệu những hình thức lừa đảo vé máy bay phổ biến cũng như biện pháp đề phòng thông qua câu chuyện có thật của bạn mình và một vài dẫn chứng khác.《Trần Ngọc Anh》 〈Nội dung bài viết〉 Lừa đảo vé máy bay là gì? Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Lừa đảo vé máy bay là gì? Khi tìm kiếm từ khóa “vé máy bay” trên những trang mạng như Facebook, các bài viết với chủ đề rao bán vé máy bay sẽ hiện ra nhiều vô kể. Chỉ cần người mua tìm được chuyến bay ưng ý, người bán sẽ báo giá và bắt đầu giao dịch sau khi có sự đồng thuận của cả hai bên. Tuy nhiên, những trường hợp như “dù đã chuyển tiền nhưng không nhận được vé” hoặc “vé mua trên mạng khi xuất trình tại sân bay thì phát hiện là vé giả” đang xảy ra ngày càng thường xuyên. Đây được gọi là hiện tượng “Lừa đảo vé máy bay”. Vì chiếc vé “9 man” mà mất trắng 78 man! Ảnh chụp màn hình lúc bạn mình liên hệ với bên Vietnam Airlines Mình có một người bạn quen từ thời cấp ba (hiện đang là sinh viên đại học năm 4) vừa sang Nhật để tham gia chương trình trao đổi 5 tháng tại một đại học ở Tokyo. Do muốn tìm mua vé máy bay rẻ nên vừa sang Nhật xong, bạn ấy đã nhanh chóng tìm mua vé máy bay để bay về. Một lần, khi tình cờ tìm được một bài viết rao bán vé máy bay giá rẻ trên nhóm Facebook có tên “Tokyo Baito”, bạn ấy đã liên hệ với người đăng bài qua Messenger. Sau khi bày tỏ mong muốn mua vé máy bay về Hà Nội, người bán đã yêu cầu bạn gửi ảnh chụp hộ chiếu và chuyển khoản 9 man. Khi đó bạn mình vẫn chưa có tài khoản ngân hàng Nhật nên mình đã chuyển hộ cho bạn ấy 9 man theo như bạn ấy đã nhờ. Tuy nhiên, sang ngày hôm sau bạn ấy đã nhận được tin nhắn sau từ người đăng bài: “Không biết có phải do em chuyển tiền vào thứ bảy không nhưng anh vẫn chưa nhận được tiền. Nếu không nhận tiền và hoàn tất thủ tục mua ngay thì giá vé sẽ tăng đấy. Anh sẽ chuyển trả em số tiền ban đầu em đã chuyển. Vậy nên bây giờ em thử chuyển tiền bằng ngân hàng khác được không? Nếu em chuyển bằng ngân hàng đó thì chắc chắn anh sẽ nhận được tiền ngay.” Đến đây mình cũng có chút nghi ngờ, nhưng thấy bạn năn nỉ mãi nên mình đã chuyển thêm 9 man vào tài khoản ngân hàng mà người bán chỉ định. Tuy nhiên, ngày hôm sau, người đăng bài lại đòi chuyển khoản thêm 10 man nữa, lí do là “muốn xác nhận giao dịch đã được thực hiện”. Lúc đó mình đã nghĩ không thể tin tưởng đối tượng này được nữa, nhưng bạn mình vẫn van nài là “Chuyển nốt lần nữa thôi”. Mình cũng bó tay nên đã chuyển tiền lần thứ ba. Sau lần đó, người bán vé lại yêu cầu chuyển tiền thêm hai lần nữa (lần thứ tư 15 man, lần thứ năm 10 man) và bạn mình cũng đáp ứng. Mình đã được bạn nhờ và chuyển tiền tổng cộng 5 lần, với tổng số tiền là 53 man nhưng cuối cùng vẫn không nhận được vé từ người đăng bài. Bạn mình khi đó cũng đã bắt đầu yêu cầu người kia trả lại tiền, nhưng có vẻ đối phương đã xóa tài khoản Facebook, toàn bộ tin nhắn của đối phương đã biến mất và không tìm thấy trang cá nhân nữa. Các tin nhắn của đối phương đều biến mất và không thể liên hệ được Ngoài mình ra, bạn mình còn nhờ 3 người bạn khác chuyển tiền hộ và đã mất tổng cộng 78 man. Do phải trả toàn bộ số tiền đã vay nên ngân sách cho chuyến du học của bạn ấy đã cạn kiệt. Thật ra bản thân bạn mình cũng đã có sự nghi ngờ khi bị yêu cầu chuyển tiền dồn dập. Tuy nhiên, do bị đối phương sử dụng những cái cớ như “Nếu không chuyển tiền lần này thì toàn bộ số tiền trước đó sẽ không được hoàn trả”, hay “Không phải tôi mà bên Vietnam Airlines là người đang yêu cầu bạn chuyển tiền” để đe dọa, bạn mình đã bị thuyết phục và tin theo. Lừa đảo bằng mã đặt vé thật Bài báo liên quan đến vấn nạn buôn bán vé máy bay Vietnam Airlines giả tại Nhật (3/2016) Số lượng người lao động và du học sinh Việt Nam đến Nhật Bản ngày càng tăng dẫn đến số trường hợp người Việt lừa đảo vé máy bay cũng tăng theo. Gần đây, hãng hàng không Vietnam Airlines cũng đang kêu gọi khách hàng nâng cao cảnh giác với nạn lừa đảo vé máy bay. Theo như bài báo trên, Vietnam Airlines đã bắt đầu đưa ra cảnh bảo về những vụ lừa đảo vé máy bay trên Facebook từ năm 2016. Thủ đoạn lừa đảo như sau: Đối tượng lừa đảo (người đăng bài) đặt vé qua website của VNA theo hình thức giữ mã đặt chỗ trên hệ thống và trả tiền sau, sau đó gửi mã đến người bị hại. Nạn nhân liên lạc với Vietnam Airlines, kiểm tra thấy đúng mã hành trình, tin rằng mã đó là đúng và chuyển khoản cho người đăng bài. Chuyển khoản xong, nạn nhân mất liên lạc với người đối tượng lừa đảo. Hết nạn nhân này đến nạn nhân khác Có rất nhiều bài viết liên quan đến việc lừa đảo vé máy bay được đăng trên những nhóm Facebook có nhiều người Việt trao đổi và mua bán vé máy bay như HỘI VÉ MÁY BAY NHẬT VIỆT v.v. Chị Trang nói rằng chị ấy đã bị lừa tiền vé máy bay và tố cáo tài khoản trong ảnh – thủ phạm và cũng là thành viên đã đăng bài rao bán vé máy bay trong nhóm. Theo bài đăng, sau khi thấy bài đăng của tài khoản trong ảnh, chị Trang đã tin nhắn và chuyển khoản 5 man để mua vé máy bay nhưng không nhận được vé. Đối tượng giải thích: “Không xuất vé được là do lỗi hệ thống. Chị vừa phải gửi yêu cầu hoàn tiền, chắc phải cuối tháng mới nhận được.”, sau đó đối tượng lừa đảo bặt vô âm tín. Theo lời chị Trang, chị còn quen một người bạn ở Đà Nẵng cũng đã gặp phải trường hợp tương tự. Trên group Facebook “VÉ MÁY BAY NHẬT - VIỆT”, chị Quy cũng đã cảnh báo rằng tài khoản trong ảnh là tài khoản lừa đảo. Theo lời chị Quy, người đăng bài (cũng là người bán hàng) là nữ, khi gọi điện thoại nói chuyện có nghe thấy giọng em bé, thấy tội nên đã quyết định mua vé ủng hộ. Sau khi chuyển khoản để đặt mua vé máy bay từ Nhật về Việt Nam, chị không nhận được vé nên đã nhận ra mình bị lừa. Ở dưới bài viết cũng có rất nhiều bình luận từ những nạn nhân của các vụ lừa đảo tương tự. Sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía cảnh sát Sau khi biết chắc mình đã bị lừa, mình và bạn mình đã ra đồn cảnh sát báo cáo lại sự việc. Cảnh sát đã tiếp nhận “Báo cáo thiệt hại” của chúng mình và nói sẽ liên hệ với ngân hàng để khóa tài khoản của đối tượng đăng bài, nhưng họ cũng không chắc số tiền đã mất có được trả lại hay không. Để lấy lại tiền thì phải cần có bằng chứng chứng minh mình là nạn nhân của vụ lừa đảo. Tuy nhiên, đa phần các tài khoản ngân hàng mà đối tượng lừa đảo sử dụng để nhận tiền là tài khoản đã được mua lại từ những người Việt đã về nước, do đó, việc xác định kẻ tình nghi là rất khó. Ở vụ việc này, có hai trong số năm tài khoản ngân hàng được chỉ định bởi người đăng bài là tài khoản đứng tên người Nhật. Theo mình, mục đích của thủ đoạn này là làm tăng mức độ tin cậy của nạn nhân với giao dịch, tuy nhiên, việc mua bán tài khoản ngân hàng như vậy là vi phạm pháp luật. Bản thân mình cũng không ngờ rằng cũng có những người Nhật vì cần tiền mà bán tài khoản ngân hàng đi như vậy. Thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết lừa đảo vé máy bay là gì? Việc trao đổi và mua vé máy bay từ những người kinh doanh bán lẻ trên Facebook là khá rủi ro. Hiện nay mọi người có thể mua vé máy bay giá rẻ từ những nhà phân phối chính thức nên tốt nhất là bạn hãy mua vé từ những trang web đáng tin cậy được liệt kê dưới đây. Ngoài ra, khi xem các bài đăng rao bán vé máy bay trên Facebook, bạn hãy lưu ý những điều sau: 〈Đặc điểm của các bài đăng lừa đảo và những điều cần lưu ý〉 Có dấu hiệu mua like và comment: các bài đăng có rất nhiều lượt like và bình luận, nhưng đa phần các bình luận có nội dung giống nhau. Trang cá nhân đăng ít ảnh Sử dụng địa chỉ Email đáng ngờ: ví dụ như: vietnamairlinees@gmail.com, v.v. Giấy tờ tùy thân: đối tượng lừa đảo sử dụng giấy tờ tùy thân của người khác hoặc giấy tờ tùy thân giả mạo để có được sự tin tưởng từ người mua. Bạn mình cũng đã nhận được ảnh chứng minh nhân dân của người bán vé nhưng tên trên giấy tờ và tên Facebook lại không khớp nhau. Khi bị hỏi lý do, đối tượng đã lờ đi và chuyển sang chủ đề khác. Review giả mạo: Bạn mình đã nhận được ảnh chụp màn hình những review (đánh giá) dịch vụ của các khách hàng trước đó. Giờ nghĩ lại mới nhận ra đó là những review giả mạo. Giục thanh toán: Kẻ lừa đảo có thể sử dụng những lý do sau để hối thúc nạn nhân trả tiền: “Không nhanh thì hết chỗ”, “Ưu tiên người thanh toán trước”, “Để tránh trường hợp quỵt tiền, khách hàng vui lòng thanh toán trước”, v.v. Tài khoản ngân hàng không chính chủ: Kẻ lừa đảo mua lại tài khoản ngân hàng của những người về sẽ về nước và dùng nó làm địa chỉ nhận tiền trong các vụ lừa đảo. Đối tượng có thể dùng lí “Đây là tài khoản của người nhà” để yêu cầu bạn chuyển tiền đến tài khoản đó. Tổng kết: Làm sao để chấm dứt nạn lừa đảo Mình và bạn mình do không đủ kiến thức về những vụ việc lừa đảo như vậy nên đã phải chịu tổn thất lớn. Để nạn lừa đảo không còn tiếp diễn, mình hi vọng các bạn hãy chia bài viết này và tuyệt đối nói không với việc bán hoặc chuyển nhượng thẻ hoặc sổ ngân hàng cho người khác. Ngoài ra, khi mua vé máy bay, các bạn nên cố gắng mua vé từ những cửa hàng đại lý du lịch đáng tin cậy hoặc trang web của các cửa hàng đó. 〈Một vài trang web bán vé máy bay đáng tin cậy〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Skyscanner (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] skyticket (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Expedia (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Airtrip (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HIS※ Công ty buôn bán vé máy bay giá rẻ lớn tại Nhật, có cả các cửa hàng chi nhánh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Vietjet (tiếng Việt) Khi sử dụng các trang web trên (trừ trang của Vietjet), bạn có thể tìm thấy vé máy bay giá rẻ. Để hoàn tất thủ tục đặt vé/thanh toán, giao dịch của bạn có thể được chuyển sang một trang web khác. Ngoài ra, các trang này còn có các ứng dụng rất thuận tiện cho việc đặt vé bằng điện thoại. Phương thức thanh toán của mỗi trang có sự khác nhau nhưng thường là thanh toán bằng thẻ Credit, thẻ Debit, chuyển khoản ngân hàng, thanh toán ở cửa hàng tiện lợi v.v.
-
Túi quà may mắn cực kỳ được yêu thích và “nhất định phải mua” 2023
Năm nào cũng thế, thời điểm cuối năm cũ đầu năm mới là lúc rất nhiều cửa hàng bán “Fukubukuro - túi quà may mắn” để gửi lời tri ân tới tất cả các khách hàng. Phần lớn các túi quà may mắn trong dịp tết thường có số lượng giới hạn, những túi quà “hot" được nhiều khách hàng yêu thích thường “cháy hàng" nhanh chóng. Vì thế, gần đây, để tất cả các khách hàng đều có cơ hội mua những túi quà “hot" này, nhiều cửa hàng đã chuyển sang hình thức rút thăm hoặc đặt trước trên mạng từ đầu tháng 11. Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu những túi quà may mắn mà bạn nên “nên sở hữu" và có những túi quà sẽ bắt đầu đăng ký mua từ tháng 11 năm 2022. <Nội dung> ・ Mister Donut ・ Starbucks ・ Kaldi ・ Muji ・ Shimamura ・ 3COINS ・ Yodobashi Camera và Bic Camera ・ Don Quijote Mister Donut Chiếc túi may mắn được yêu thích nhất! Chiếc túi may mắn của Mister Donut là chiếc túi chứa nhiều quà tặng mà giá cả lại vô cùng hợp lý nên hai mạng xã hội Twitter và Instagram đã công bố đây đây là chiếc túi được yêu thích nhất trong số những chiếc “Túi may mắn năm 2022”! Thực tế, có một số cửa hàng đã bán hết những chiếc túi này chỉ sau 2 tiếng mở bán. Túi quà may mắn của Mister Donut năm nào cũng có hình của các nhân vật hoạt hình, túi quà của năm 2023 cũng sẽ là hình “Pokemon” đấy. Vào tháng 12 năm 2021, mình đã mua túi quà may mắn của năm 2022. Túi quà này có các sản phẩm có hình Pikachu và phiếu mua donut, nó được bán từ trưa ngày 26 tháng 12. Trong số 4 loại mệnh giá (1000 yên, 2000 yên, 3000 yên, 5000 yên và chưa bao gồm thuế), mình đã mua túi loại 3000 yên. Bên trong túi quà may mắn Trong túi quà may mắn của năm 2022 có những sản phẩm sau đây. Có tất cả là 7 sản phẩm nên mình cực kỳ bất ngờ. Phiếu đổi donut Túi Eco Lịch năm 2022 Sổ tay Ví nhỏ Túi Zipper Băng dính dán Trong túi may mắn có “phiếu đổi donut” ・ 2 thẻ đổi bánh donut “loại bánh 160 yên (chưa bao gồm thuế) x 15 cái” = 4800 yên ・ 8 phiếu “ưu đãi đổi bánh donut có giá 130 yên (chưa bao gồm thuế)” (khi mua 4 chiếc trở lên sẽ nhận được thêm 1 chiếc dưới dạng coupon = 1040 yên Với mức giá là 3000 yên, mình đã mua được phiếu đổi donut có trị giá tới 5840 yên, hơn nữa lại có thêm cả 6 sản phẩm có hình Pokemon. Về các sản phẩm trong túi quà may mắn năm 2022 của Mister Donut, bạn hãy tìm hiểu thêm ở bài viết dưới đây. Mình đã giới thiệu đã những thông tin cơ bản về túi quà may mắn trong bài viết này. KOKORO|“Fukubukuro”: Túi quà may mắn đầu năm Cách mua ・ Chỉ bán trực tiếp ở tiệm (không nhận đặt và giao hàng online) ・ Bắt đầu mở bán từ trưa ngày 26 tháng 12 hàng năm ※ Có cửa hàng có thể đặt trước, có cửa hàng không thể đặt trước. ・ Phương thức đặt hàng trước: Gọi điện thoại trực tiếp đến cửa hàng → Bạn hãy cung cấp những thông tin cần thiết như tên họ, số điện thoại v.v., sau đó chọn ngày đến lấy và đến lấy hàng vào ngày mà bạn đã đặt trước. Nếu bạn không đến lấy vào ngày bạn đã chọn, đơn hàng của bạn sẽ bị hủy. ※ Đối với những cửa hàng nằm trong trung tâm thương mại, bạn có thể sử dụng dịch vụ “đặt trước qua mạng”. Khi đó, bạn hãy chọn cửa hàng, ngày nhận hàng, thời gian nhận hàng, thanh toán trước bằng PayPay hoặc thẻ tín dụng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo: Trang chủ của Mister Donut Starbucks Túi quà có giá trị gấp đôi giá bán! Trong túi quà may mắn của Starbucks có túi Tote bag và bình đựng nước phiên bản giới hạn chỉ dành cho túi may mắn nên chiếc túi quà may mắn này được các bạn trẻ vô cùng yêu thích. Chiếc túi quà may mắn của năm 2022 có giá 7500 yên (bao gồm thuế và tiền vận chuyển), các sản phẩm bên trong túi có trị giá tương đương 18000 yên. Túi Tote bag cỡ lớn và cỡ nhỏ Bình đựng nước phiên bản giới hạn Quà phiên bản giới hạn Cà phê Phiếu mua đồ uống Các sản phẩm khác Cách mua Bên trong chiếc túi may mắn của năm 2022 Túi quà may mắn của Starbucks được bán bằng hình thức “rút thăm ngẫu nhiên”. Bạn có thể rút thăm trên trang chủ của Starbucks. ① Đăng ký thành viên tại "My Starbucks" ② Đăng ký tham gia rút thăm ③ Chờ kết quả ④ Mua trực tuyến nếu bạn được chọn ⑤ Nhận hàng qua dịch vụ chuyển phát Thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2022 là từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 19 tháng 11 năm 2021, kết quả được công bố vào ngày 29 tháng 11. Thời gian đăng ký tham dự sẽ thay đổi hàng năm vì vậy bạn hãy tham khảo thông tin ở trang web chính thức của Starbucks. Thời gian đăng ký sớm hay muộn sẽ không ảnh hưởng đến kết quả nên trong thời gian mở đăng ký thì bạn hãy đăng ký nhé. Kaldi Bên trong túi quà may mắn “Kaldi” là cửa hàng bán cà phê và các loại thực phẩm nhập khẩu. Túi quà may mắn của năm 2022 gồm 2 loại, đó là “Túi thực phẩm may mắn” và “Túi cà phê may mắn”. Túi quà được yêu thích nhất là “Túi thực phẩm may mắn”, trong túi có các sản phẩm có giá trị gấp đôi giá mua túi. “Túi thực phẩm may mắn” năm 2022: 4000 yên (bao gồm thuế) Tote bag 19 sản phẩm: Mì spaghetti 500g, dầu ô liu cao cấp 500ml, mật ong, đậu đỏ nghiền, hàu hầm ô liu, kẹo socola xoài, kẹo mật ong, trà quế v.v. “Túi cà phê Premium may mắn” năm 2022: 7000 yên (bao gồm thuế) Túi Tote bag 3 loại cà phê dạng bột 3 loại cà phê đóng túi Cách mua Kệ hàng của Kaldi Bạn có thể đăng ký mua thông qua trang web hoặc app chính thức của Kaldi. Thời gian đăng ký trên web và app sẽ khác nhau. Thời gian tiếp nhận đăng ký mua “Túi thực phẩm may mắn” năm 2022 trên website diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 11 và đăng ký trên App từ ngày 24 tháng 11 năm 2021. Bạn hãy tham khảo thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2023 tại web chính thức của Kaldi nhé. Muji “Hộp quà may mắn” có chứa thẻ quà tặng “Muji” là cửa hàng bán rất nhiều các sản phẩm như quần áo, đồ dùng gia đình, thực phẩm v.v. với chất lượng tốt và thiết kế đẹp, các sản phẩm của Muji được rất nhiều người yêu thích. Trước đây, Muji có bán túi quà may mắn nhưng gần đây cửa hàng đã thay “túi quà may mắn” thành “hộp quà may mắn”. Trong hộp quà may mắn này có thẻ quà tặng của Muji và các con vật cầu may được làm thủ công. Tuỳ theo từng năm, có năm có thêm ví nhỏ, bookmark v.v. Giá của chiếc hộp quà may mắn này trùng với số năm dương lịch. Năm 2020 là 2020 yên, năm 2021 là 2021 yên, năm 2022 là 2022 yên. Cách mua Kệ hàng của Muji Hộp quà may mắn của Muji sẽ được bán thông qua hình thức bốc thăm ngẫu nhiên. Quy trình bán hộp quà may mắn năm 2022 như sau. ・ Thời gian rút thăm (cửa hàng online của Muji): Từ ngày 18 tháng 11 đến ngày 28 tháng 11 năm 2021 ・ Công bố kết quả (xem kết quả tại phần lịch sử mua hàng của bạn): Từ ngày 10 tháng 12 ・ Thời gian nhận hộp quà (nhận tại cửa hàng đã đăng ký): Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 10 tháng 1 năm 2022 Tham khảo thời gian đăng ký dành cho hộp quà may mắn của năm 2023 tại web chính thức của Muji. Shimamura Túi chứa nhiều loại quần áo Cửa hàng quần áo giá rẻ “Shimamura” được rất nhiều bạn thực tập sinh và du học sinh yêu thích. Shimamura thường bán “Túi quà may mắn dành cho nữ” và “Túi quà may mắn dành cho nam”. Với mức giá từ 2000 yên trở lên, bạn có thể chọn mua túi quà có áo khoác, đồ ngủ, túi xách v.v. So với giá bán gốc thì bạn sẽ rất “lãi” đấy! Cách mua Thời gian đặt trước túi may mắn năm 2022 tại cửa hàng trực tuyến là từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 11 tháng 12 năm 2021 (chỉ giao hàng tại nhà). Bạn sẽ rất háo hức vì không biết túi may mắn của Shimamura sẽ chứa những gì bên trong. Tới tháng 12, bạn hãy tham khảo thông tin trên trang web chính thức của Shimamura nhé. Khi đặt trước bạn cần đăng ký thành viên. 3COINS Happy box Đây là cửa hàng bán rất nhiều sản phẩm như đồ trang trí nội thất, đồ dùng nhà bếp, tất, đồ trang sức với mức giá chính là 300 yên. Túi quà may mắn của 3COINS có tên là “Happy box” và được chia thành từng nhóm sản phẩm riêng. Mỗi nhóm sản phẩm đều có 4 sản phẩm. Đồ trang trí nội thất (hoa giả, bình hoa, postcard v.v.) Đồ dùng nhà bếp (cốc đong, giá đựng đồ v.v.) Đồ thời trang (thắt lưng, tất, gương cầm tay v.v.) Đồ trang sức (khuyên hoặc bông tai) Happy box có chứa đồ trang trí nội thất, đồ dùng nhà bếp, đồ thời trang có giá 550 yên (bao gồm thuế), Happy box có chứa đồ trang sức có giá 330 yên (bao gồm thuế). Cách mua Kệ hàng của 3COINS Không phải đặt trước hay chờ đợi kết quả bốc thăm, bạn có thể mua túi may mắn của 3COINS tại các cửa hàng. Về thời gian bắt đầu bán, bạn hãy tham khảo trang web chính thức của 3COINS. ※ Lưu ý: một số cửa hàng của 3COINS không bán túi may mắn. Yodobashi Camera và Bic Camera Túi quà may mắn có chứa các loại sản phẩm riêng biệt như đồ gia dụng v.v. Yodobashi Camera và Bic Camera đều là các chuỗi cửa hàng bán các loại đồ gia dụng, máy tính, máy ảnh v.v. với số lượng lớn. Hai cửa hàng này có bán các loại túi may mắn với từng loại sản phẩm riêng biệt như máy tính, điện thoại, đồng hồ đeo tay v.v. Mức giá: 5000 yên ~ 80000 yên (bao gồm thuế) Cách mua Yodobashi Camera và Bic Camera đều bán túi may mắn dưới hình thức rút thăm may mắn. Yodobashi Camera Thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2022 là từ ngày 29 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 năm 2021. Bạn hãy tham khảo trang web chính thức của Yodobashi Camera để biết được thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2023 nhé. Bic Camera Thời gian đăng ký mua túi may mắn năm 2022 chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày từ ngày 8 tháng 12 đến ngày 10 tháng 12 năm 2021. Bạn hãy tham khảo trang web chính thức của Bic Camera để biết được thời gian đăng ký mua túi may mắn của năm 2023 nhé. Tăng tỉ lệ may mắn Dưới đây là cách làm tăng tỉ lệ may mắn khi đăng ký rút thăm. Thành viên của Yodobashi Camera hoặc Bic Camera Đã từng mua hàng tại Yodobashi Camera hoặc Bic Camera (mua tại cửa hàng hoặc mua online) Những thành viên đã hoàn thành việc chia sẻ điểm thưởng trước khi bắt đầu bốc thăm (chỉ áp dụng với hệ thống Yodobashi Camera) Don Quijote Túi may mắn đa chủng loại Don Quijote là một cửa hàng giá rẻ với nhiều loại sản phẩm như thực phẩm, bát đĩa, hàng hiệu, chăn ga gối đệm, đồ dùng nhà bếp và đồ gia dụng. Vốn dĩ hàng hóa trong cửa hàng đã được giảm giá nhưng nếu mua túi may mắn thì bạn còn có thể mua được với giá tốt hơn. Có rất nhiều loại túi may mắn có giá từ 1000 yên (chưa bao gồm thuế), bạn có thể mua các sản phẩm như thực phẩm, đồ điện, sản phẩm hàng hiệu v.v. Cách mua Kệ hàng của Don Quijote Túi quà may mắn chỉ mở bán ở các cửa hàng Don Quijote từ ngày 1 tháng 1 hoặc từ ngày cửa hàng đó mở cửa đầu năm. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang web chính thức của Don Quijote Tổng kết Bài viết trên đã giới thiệu về những chiếc túi may mắn quen thuộc với mọi người như “Mister Donut”, “Starbucks”, “Kaldi”, “Muji”, “Shimamura”, “3COINS”, “Yodobashi Camera và Bic Camera”, “Don Quijote”. Bây giờ là cuối tháng 10 năm 2022, nhiều cửa hàng vẫn chưa công bố thời gian đăng ký rút thăm may mắn hoặc ngày phát hành túi may mắn của năm 2023. Nếu bạn đang nghĩ đến việc mua túi may mắn theo hình thức rút thăm, bạn hãy thường xuyên kiểm tra trang web chính thức của các cửa hàng nhé. Ngay cả những thương hiệu không bán túi may mắn thì họ cũng có những đợt giảm giá lớn để chào đón năm mới. Bạn có thể mua hàng với giá rẻ hơn bình thường, vì vậy hãy nhớ kiểm tra trang web của các cửa hàng bách hóa, trung tâm mua sắm và từng cửa hàng riêng biệt nhé!
-
Cửa hàng thuốc Drug store được người nước ngoài yêu thích
Các cửa hàng thuốc (Drug Store) ở Nhật Bản là nơi bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau. Từ các loại thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, tới các đồ dùng hàng ngày, bánh kẹo với giá rẻ cũng như nhiều mặt hàng miễn thuế nên rất được du khách nước ngoài ưa chuộng. Các cửa hàng này đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Nhật, và số lượng cửa hàng vẫn tiếp tục tăng lên hàng năm. Chúng tôi xin giới thiệu điểm hấp dẫn và những mặt hàng thường bán tại các cửa hàng thuốc này. Số lượng cửa hàng thuốc Drug Store ngày càng tăng Cửa hàng thuốc Drug Store là nơi bán nhiều loại mặt hàng khác nhau. Từ dược phẩm, mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đến nhu yếu phẩm hàng ngày, thực phẩm, đồ uống có cồn và văn phòng phẩm. Giá cũng rẻ nên dùng như đi siêu thị. Do mặt hàng phong phú và giá cả phải chăng mà các cửa hàng thuốc này ngày càng phổ biến. Nếu như năm tài chính 2000, cả nước có 11.787 cửa hàng thì đến năm 2018, con số này đã vượt quá 20.000 và vào 1/2022, cả nước có 23.572 cửa hàng. ◆ Số cửa hàng thuộc các chuỗi công ty Drug Store lớn STT Tên hệ thống Tháng 1 2021 Tháng 1 2022 1 Welcia 3,055 3,328 2 DrugSugi 1,724 1,926 3 Tsuruha Drug 1,430 1,529 4 Drug Aoki 1,004 1,238 5 Discount drug cosmos 1,103 1,205 6 Drug siems 893 937 7 Create S.D. 852 926 8 Drugstore Matsumoto Kiyoshi 839 890 9 Sun Drug 833 871 10 Cocokarafine 736 779 11 Medicine Matsumoto Kiyoshi 722 768 ※Điều tra của công ty Nipponsoft Tại sao thực phẩm ở hiệu thuốc lại rẻ Kẹo và thực phẩm chế biến sẵn được bán rất rẻ tại các quầy thuốc. Bạn có thể tìm thấy nhiều loại thực phẩm rẻ hơn siêu thị. Tại sao thực phẩm ở nhà thuốc lại rẻ như vậy? Lý do vì sao giá thực phẩm ở cửa hàng thuốc lại rẻ ・ Do tỷ suất lợi nhuận của dược phẩm và mỹ phẩm cao nên các sản phẩm khác có thể được bán với giá thấp.※ Các nhu yếu phẩm hàng ngày cũng được bán với giá rẻ. ・ Đối với các chuỗi cửa hàng lớn, vì lượng hàng hóa mua vào lớn nên có thể giảm đơn giá. ・ Các chuỗi lớn hợp tác với nhiều công ty thực phẩm và thành công trong việc sản xuất các sản phẩm riêng với giá rẻ, chất lượng cao. Top 15 sản phẩm được du khách nước ngoài ưa chuộng Các cửa hàng thuốc cũng rất nổi tiếng với du khách nước ngoài. Du khách nước ngoài chi khoảng 16.500 yên (tính đến tháng 3 năm 2019) tại các hiệu thuốc, nhiều hơn khoảng 10 lần so với khách du lịch trong nước. Top 15 sản phẩm được du khách nước ngoài ưa chuộng (2019) Vậy loại sản phẩm nào được du khách nước ngoài ưa chuộng? Hãy cùng xem dữ liệu cho năm 2019 (từ tháng 1 đến tháng 12, trước khi dịch bệnh lan tràn) ◆ Top 15 sản phẩm mà du khách nước ngoài thường mua tại hiệu thuốc STT Chủng loại Tên sản phẩm 1 Kem bôi mặt Kao: Kem dưỡng ẩm cho mặt Curel 40g 2 Son dưỡng môi DHC: Son dưỡng môi dược liệu DHC 1.5g 3 Thuốc nhỏ mắt Dược phẩm Santen: Sante FX Neo 12ml 4 UB Care Shiseido: Sữa dưỡng da Anessa Perfect UV 60ml 5 Kẹo Ezaki Glico: Popcan 6 Sữa rửa mặt Shiseido: Senka Perfect Whip n 120g 7 Thuốc cho họng Ryukakusan: Ryukakusan Direct Stick Peach 16 Gói 8 Mặt nạ Phòng thí nghiệm Ishizawa: Mặt nạ gạo dưỡng da gạo Keana Nadeshiko 10 tấm 9 Miếng dán Hisamitsu Pharmaceutical: Salonpas Ae 140 tờ 10 Thuốc cho họng Ryukakusan: Ryukakusan Direct Stick Mint 16 Gói 11 Sô-cô-la Fujiya: Sô-cô-la Anpanman 12 Thuốc cảm Taisho Pharmaceutical: Pabron Gold A dạng viên 44 viên 13 Miếng dán Nichiban: Roihi tsubo thạch cao RT156 156 tờ 14 Mặt nạ Pdc: Wafood Made bã rượu sake gói 170g 15 Hải sản ngon Ohgiya Foods: Cheese Snacks ※ Điều tra của True Data〈năm 2019〉 Mỹ phẩm và dược phẩm được xếp ở đầu danh sách. Ngoài ra, các thực phẩm chức năng cũng được người nước ngoài ưa chuộng. Các loại son dưỡng môi Thuốc nhỏ mắt Cửa hàng miễn thuế Một cửa hàng thuốc miễn thuế ở trung tâm đô thị Các quầy thuốc ở trung tâm thành phố hạn chế về mặt bằng nên chủ yếu kinh doanh mỹ phẩm, thực phẩm chức năng được du khách nước ngoài và giới trẻ ưa chuộng. Các loại thực phẩm chức năng độc đáo của Nhật Bản như tảo xoắn Spirulina và Nattokinase. Một số hiệu thuốc cho phép người nước ngoài có thị thực lưu trú ngắn hạn (có thời hạn lưu trú trong vòng 90 ngày), chẳng hạn như khách du lịch, mua hàng miễn thuế bằng cách xuất trình hộ chiếu của họ. Bạn có thể tiết kiệm từ 8 đến 10% thuế tiêu thụ, đó là một khoản khá lớn đúng không. Bạn có thể mua gì ở cửa hàng thuốc? Góc bánh kẹo và gia vị Các cửa hàng thuốc trong khu dân cư lớn hơn so với trung tâm thành phố và có nhiều loại sản phẩm như thuốc, mỹ phẩm, cũng như các nhu yếu phẩm hàng ngày như chất tẩy rửa, giấy vệ sinh, thực phẩm và các mặt hàng cho trẻ nhỏ. Góc giấy ăn Các cửa hàng ở ngoại thành ngày càng mở rộng về quy mô và họ cũng bán các vật dụng làm vườn như đất và phân bón. Theo số liệu năm 2021 được khảo sát bởi Hiệp hội chuỗi cửa hàng thuốc Nhật Bản (JACDS), cơ cấu doanh thu theo mặt hàng của các cửa hàng thuốc theo thứ tự sau. ① Thực phẩm, các loại khác: 27.7% ② Các sản phẩm vệ sinh nhà cửa : 22.2% ③ Chăm sóc sức khỏe: 18.2% ④ Thuốc bán theo đơn: 13.7% ⑤ Sản phẩm chăm sóc sắc đẹp: 18.1% ◆ Sản phẩm chính bán tại quầy thuốc Thực phẩm, các mặt hàng khác ◆ Thực phầm ・Bánh mì, trứng, sữa, pho mát, đậu phụ, giăm bông, mì ăn liền, mì Ý, gia vị, hạt cà phê, gạo, bột mì, trà, v.v. ・ Có rất nhiều loại bánh kẹo và bạn cũng có thể mua kem nữa. ◆ Đồ uống ・ Nước khoáng, các loại nước ngọt, đồ uống có cồn (rượu vang, bia, rượu sake, v.v.). Sản phẩm gia dụng ◆ Đồ dùng sinh hoạt, sản phẩm chăm sóc da ・ Xà phòng bánh, sữa tắm, dầu gội, dầu xả, kem dưỡng da tay, sữa rửa mặt, các loại keo tóc, thuốc xịt tóc, v.v. ・ Đồ dùng nhà bếp như chất tẩy rửa nhà bếp, màng thực phẩm, giấy bạc ・ Thuốc diệt côn trùng và chống côn trùng cho quần áo ・ Giấy vệ sinh, chất tẩy rửa vệ sinh, chất làm thơm phòng ◆ Văn phòng phẩm và đồ điện ・ Tuy mặt hàng ít nhưng có bút bi, sổ tay, phong bì, v.v. ・ Đèn huỳnh quang, bóng đèn và pin khô cũng được bán. Đồ chăm sóc sức khoẻ ・ Thuốc cảm, thuốc hạ sốt, thuốc tiêu hóa, thuốc nhỏ mắt và các loại thuốc khác không cần kê đơn (thuốc mua tự do) ・ Các vật dụng điều trị chấn thương như băng gạc các loại, thuốc mỡ, băng vết thương, v.v. ・ Khẩu trang và thuốc sát trùng ・ Thuốc bổ, thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, v.v. Thuốc có đơn ・ Thuốc do dược sĩ bào chế (Cần phải có đơn của bác sĩ) Sản phẩm làm đẹp ・ Mỹ phẩm: Rất nhiều loại kem nền, son môi, mascara,… Có cả hàng cao cấp và hàng bình dân. ・ Các sản phẩm chăm sóc da như kem dưỡng da, sữa dưỡng thể và kem dưỡng Sự khác biệt giữa nhà thuốc theo đơn 薬局 và cửa hàng thuốc Drug Store Dược sĩ tìm thuốc theo đơn (tại nhà thuốc theo đơn) Có sự khác biệt giữa các nhà thuốc theo đơn (薬局) và cửa hàng thuốc Drug Store ở Nhật Bản. ① Có hay không có dược sĩ ・ Các nhà thuốc theo đơn có tên gọi chính thức là “nhà thuốc bào chế ” và luôn có một dược sĩ.・ Các cửa hàng thuốc Drug Store không phải chỗ nào cũng có dược sĩ. Nhà thuốc theo đơn (nhà thuốc bào chế) không phải là cửa hàng thuốc Drug Store mà ở đó luôn có dược sĩ cấp phát thuốc theo đơn do bác sĩ cấp. Nếu bạn mang theo đơn thuốc nhận được tại bệnh viện hoặc phòng khám đến hiệu thuốc, họ sẽ chọn các loại thuốc phù hợp với đơn do bác sĩ kê. Thuốc kê đơn được bảo hiểm y tế chi trả, giảm chi phí tự trả. Dược sĩ đang chuẩn bị thuốc theo đơn Tuy nhiên, gần đây đã có sự gia tăng về số lượng các quầy thuốc drug store có dược sĩ chuyên trách. Bạn có thể biết liệu một cửa hàng Drug Store có phải là một nhà thuốc pha chế hay không bằng cách xem có dược sĩ mặc áo choàng trắng hay có một phòng pha chế hay không. ② Sản phẩm bày bán ・ Nhà thuốc pha chế chỉ các loại thuốc được pha chế và các loại dược phẩm.・ Drug Store còn có bán loại thực phẩm và nhu yếu phẩm hàng ngày. ③ Điểm chung ・ Chúng ta có thể mua các loại thuốc không cần đơn (ví dụ thuốc cảm và thuốc tiêu hóa) tại các nhà thuốc kê đơn và ở cửa hàng thuốc Drug Store. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi giới thiệu về "Tại sao thực phẩm ở cửa hàng thuốc Drug Store lại rẻ", "Top 15 sản phẩm được khách du lịch nước ngoài ưa chuộng" và "Sự khác biệt giữa nhà thuốc kê đơn và cửa hàng thuốc Drug Store". Chúng ta đã biết các chuỗi cửa hàng thuốc lớn có thể bán các sản phẩm giá rẻ do cơ chế độc đáo như thế nào. Cũng giống như các “Cửa hàng đồng giá 100 yên", các hiệu thuốc Drug Store đang ngày càng gia tăng ở Nhật Bản. Cho dù bạn đến Nhật Bản để du học, làm thực tập sinh, hay đến Nhật Bản du lịch, một khi đã bước chân vào cửa hàng thuốc thì chắc hẳn bạn không thể không mua một thứ gì đó đúng không.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 13449 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 12317 views
-
-
-
Những bài viết “hot” trên KOKORO trong năm 2020 11257 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài