Du lịch - ăn uống
★ Thông tin cơ bản: Thiên tai
Nhật Bản là một đất nước có nhiều thiên tai. Có rất nhiều trận động đất. Ngoài trận động đất Hanshin năm 1995 (6.334 người chết), trận động đất Miền đông Nhật Bản năm 2011 (18.428 người chết), các cơn bão quy mô ngày càng lớn do biến đổi khí hậu, các trận thiên tai do mưa lớn tuy không phải bão, cũng xảy ra thường xuyên hơn, rất cần phải ứng phó với rủi ro, chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng sinh hoạt phòng khi khẩn cấp.
Thiên tai xảy ra, các cửa hàng hết sạch hàng hóa rất nhanh
Các bạn nên chuẩn bị dự phòng từ trước.
Khoảng 10% số trận động đất trên thế giới là xảy ra tại Nhật Bản và vùng lân cận. Hầu hết các trận động đất xảy ra gần ranh giới giữa các mảng kiến tạo trên bề mặt trái đất. Nhật Bản là một trong những đất nước dễ xảy ra động đất nhất trên thế giới, do 4 mảng kiến tạo lớn (Eurasia, Bắc Mỹ, Thái Bình Dương, mảng kiến tạo biển Philippines) va chạm vào nhau. Bình thường các mảng kiến tạo va chạm vào nhau, tạo ra “vùng lõm”, và động đất xảy ra. Nhưng nằm tại vùng giáp giao nhau của những mảng kiến tạo lớn như Nhật Bản thì cường độ rất lớn, tiếp diễn trong cả vài năm.
Ở Việt Nam hầu như không có động đất, nhưng ở đất nước nhiều động đất lớn như Nhật Bản thì hoạt động diễn tập lánh nạn tại trường học hay nơi làm việc được tổ chức thường xuyên. Những việc ứng phó như “Động đất khiến nhà cửa rung lắc thì trốn xuống gầm bàn” hay “Nếu đang nấu nướng thì tắt lửa ngay” là những điều được học ở trường từ khi còn nhỏ.
Về việc chuẩn bị ứng phó thiên tai và lánh nạn…, xin tham khảo bài
“Sống ở Nhật Bản Số 12 Khẩn Cấp – Thiên Tai”
Trận động đất Hanshin (năm 1995)
Trận đại động đất Miền đông Nhật Bản (năm 2011)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16749 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15293 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12826 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Vol. 12 Khẩn cấp – Thiên tai
Liên lạc khi khẩn cấp 【Bị bệnh - bị thương nặng → Điện thoại số: 119】 Khi bạn đổ bệnh bất ngờ- bị thương- hỏa hoạn hãy gọi điện thoại đến số 119.・Bạn gọi điện đến số 119 sẽ được hỏi “Hỏa hoạn hay Cấp cứu?” Bạn hãy trả lời “Cấp cứu” ・Bạn hãy nói địa chỉ, mốc đánh dấu nơi mà bạn muốn xe cấp cứu tới. ・Bạn hãy nói tuổi và bệnh trạng của người bệnh. ・Bạn hãy nói họ tên của mình và địa chỉ liên lạc. 【Hỏa hoạn → Điện thoại số: 119】 Khi có hỏa hoạn, bạn cũng gọi điện thoại đến số 119.・Bạn gọi điện đến số 119 sẽ được hỏi “Hỏa hoạn hay Cấp cứu?” Bạn hãy trả lời “Hỏa hoạn” ・Bạn hãy nói địa điểm xảy ra hỏa hoạn. ・Bạn hãy nói họ tên của mình và địa chỉ liên lạc. 【Tai nạn giao thông - Kẻ gian → 110】 Khi bạn gặp tai nạn giao thông hay bắt gặp kẻ gian, hãy gọi điện thoại vào số 110 để báo cảnh sát. Nếu bạn không thể gọi điện thoại, hãy nhờ người ở gần đó giúp đỡ.・Khi bạn gọi điện thoại tới số 110, sẽ có các câu hỏi như sau. Bạn hãy bình tĩnh trả lời các câu hỏi này. ・Cái gì xảy ra? Khi nào? Ở đâu? ・Họ tên và địa chỉ liên lạc của bạn ・Số người, độ tuổi, trang phục của đối tượng gây tai nạn hay kẻ gian ・Có người bị thương hay không? Ứng phó khi xảy ra tai nạn giao thông 1. Dừng xe・Bạn hãy dừng ngay xe lại. ・Đưa xe vào lề đường hay khoảnh đất trống, nơi an toàn để không làm cản trở các phương tiện giao thông khác. 2. Gọi cấp cứu - Báo cảnh sát・Nếu có người bị thương, gọi xe cấp cứu (số điện thoại: 119). ・Không cố sức di chuyển người bị thương một cách không cần thiết cho đến khi xe cứu thương tới. Hãy làm theo các hướng dẫn của người trực 119, tiến hành cứu hộ trong phạm vi có thể, như sơ cứu cầm máu. ・Kể cả khi không có ai bị thương, vẫn cần phải báo cảnh sát (số điện thoại 110). ・Không được di chuyển khỏi hiện trường tai nạn, cho đến khi cảnh sát tới. ・Cảnh sát tới, bạn hãy báo lại sự tình tai nạn, nhờ cảnh sát xác nhận hiện trường. 3. Đi khám・Khi xảy ra tai nạn, dù bạn nghĩ rằng mình không bị thương, hay chỉ bị thương nhẹ nhưng có khi sau này mới biết đó là bị thương nặng. Bạn nên nhanh chóng đi bác sỹ khám cho cẩn thận thì hơn. 4. Đề nghị cấp giấy chứng nhận tai nạn giao thông・Có khi sẽ cần tới “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông” cho thủ tục nhận các khoản trợ cấp khác nhau sau khi bạn bị tai nạn giao thông. ・Bạn có thể đề nghị Trung tâm lái xe an toàn, và nhận được “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông”. Về thủ tục đề nghị, bạn hãy trao đổi với đồn cảnh sát- nơi mà bạn đã báo việc mình bị tai nạn. ・Nếu bạn không báo với cảnh sát, bạn không thể đề nghị cấp “Giấy chứng nhận tai nạn giao thông” được. Khi bị tai nạn giao thông, bạn nhất thiết phải báo cho cảnh sát. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Trung tâm lái xe an toàn Thiên tai: Bão và mưa lớn tập trung ・Khi bão hay áp thấp đi ngang qua vùng gần Nhật Bản, sẽ xảy ra mưa lớn trên phạm vi rộng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất ấm lên, bão có nhiều biến đổi lớn, ngoài ra còn có mưa to với mức độ rất khủng khiếp. ・Có nhiều trận mưa lớn tập trung cục bộ (mưa lớn Guerrilla) ・Ngày càng nhiều những trận mưa lớn như vậy làm phát sinh nhiều thiên tai lở núi đất, ngập lụt vv… gây thiệt hại lớn. (1) Nước sông ngòi tràn bờ Khi nước sông tràn bờ gây ra ngập lụt do có mưa lớn, thì nhà cửa ngập trong nước, con người bị cuốn trôi đi. Để bảo toàn tính mạng khi có ngập lụt, bạn hãy hành động như sau: ・Thường ngày bạn hãy xác định trước những địa điểm có nguy cơ bị ngập trong nước trên bản đồ cảnh báo nguy hiểm. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Bản đồ nguy cơ thiên tai ・Khi xảy ra mưa lớn thật sự, bạn hãy tự suy nghĩ và đi lánh nạn, dựa trên nội dung cảnh báo mà Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra. ・Khi có thông tin lánh nạn từ ủy ban hành chính địa phương nơi bạn sống, bạn hãy lánh nạn ở nơi an toàn. Về cách lánh nạn, chúng tôi sẽ giải thích ở bảng dưới trang này. (2) Xói lở đất đá Do mưa lớn có thể khiến cho núi, vách núi bị phá hủy, đất đá xói lở trôi xuống phá hủy các công trình xây dựng, gián đoạn đường bộ. Những hành động để bảo toàn tính mạng khi có thiên tai xói lở đất đá cũng giống như khi “(1) Nước sông ngòi tràn bờ”. Thiên tai: Động đất Ở khu vực xung quanh Nhật Bản có nhiều mảng kiến tạo tồn tại, ở đây trở thành vành đai xảy ra nhiều động đất nổi tiếng thế giới. Khi xảy ra động đất, có điều hết sức quan trọng là các bạn phải tự bảo vệ tính mạng của chính mình, hợp tác với những người trong địa phương mình bảo toàn tính mạng. Để bảo toàn tính mạng khi có động đất, từ ngày thường bạn hãy thực hiện những hành động như sau. 【Chuẩn bị】 ① Nói trước với mọi người trong gia đình về địa điểm lánh nạn khi có động đất xảy ra. ② Tham gia các buổi diễn tập phòng chống thiên tai của địa phương mình, hiểu rõ các việc cần làm tại địa phương. ③ Chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm - nước uống đủ dùng trong 1 đến 2 tuần, và các vật dụng để xử lý vết thương.※Nếu xảy ra thiên tai lớn, chỉ trong chớp mắt là hàng hóa ở các cửa hàng sẽ hết nhẵn, trong một thời gian dài không mua được. ④ Gia cố để các đồ đạc trong nhà không đổ. Kê đồ đạc sao cho nếu có đổ thì cũng không sao. ★Độ magnitude và độ địa chấn・Magnitude là chữ số chỉ độ lớn của trận động đất. Chỉ số magnitude tăng lên 1 đơn vị thì năng lượng tăng lên khoảng 32 lần. ・Độ địa chấn biểu thị độ mạnh của cơn rung. Cơ quan khí tượng Nhật Bản công bố có 10 thang độ địa chấn.(Khi xảy ra động đất) Khi có động đất xảy ra, bạn hãy chú ý các điểm sau: ① Bình tĩnh hành động ・Trường hợp đang ở trong nhà hay các công trình xây dựng: Để tránh đồ vật rơi vào đầu, bạn hãy núp mình dưới gầm bàn, chờ cho tới khi hết rung lắc. ・Trường hợp đang ở ngoài: Nếu đứng ở gần các công trình xây dựng, có thể biển hiệu hay mảnh tường, kính cửa sổ của tòa nhà sẽ rơi xuống, vì vậy hãy lấy cặp sách hay gì đó che đầu và lánh vào nơi an toàn. ・Trường hợp đang lái xe: Bạn hãy dừng xe vào lề trái đường, tắt máy. Cứ để nguyên chìa khóa trên xe ô tô đó, đi bộ lánh vào nơi an toàn. ② Xử lý với lửa: Bạn hãy đề phòng hỏa hoạn do động đất・Cảm thấy đất rung, bạn hãy tắt nguồn bếp gas và lò sưởi. ・Nếu lửa bén ra, bạn hãy cố gắng hết sức dùng bình xịt cứu hỏa dập lửa. ・Sau khi động đất, có thể gas sẽ bị rò rỉ, cho nên bạn không được bật lửa ngay. ③ Lánh vào nơi an toàn・Có nguy cơ mái nhà đổ vỡ hoặc hỏa hoạn do động đất. Nếu ở gần núi, còn có nguy cơ lở núi, vì vậy cảm thấy đất rung, bạn hãy nhanh chóng lánh nạn ở nơi lánh nạn do địa phương mình đã chỉ định. ④ Hợp tác và giúp đỡ mọi người xung quanh・Khi xảy ra thiên tai, điều quan trọng là bạn giúp đỡ những người xung quanh. Đặc biệt là bạn hãy kêu gọi, hợp tác, giúp đỡ những người cao tuổi sống đơn thân hay những người khuyết tật. ⑤ Cập nhật thông tin chính xác・Cập nhật những thông tin chính xác, mới nhất dựa theo thông tin từ tivi, radio, điện thoại di động, loa thông báo phòng chống thiên tai. ★ Tin động đất khẩn cấp (Cảnh báo)・Khi dự đoán sẽ có động đất chấn độ từ gần 5 độ trở lên, Cơ quan khí tượng Nhật Bản sẽ phát tin động đất khẩn cấp (Cảnh báo), cho các đối tượng là những khu vực dự đoán sẽ xảy ra động đất với chấn độ mạnh hơn 4 độ. ・Tin động đất khẩn cấp sẽ được truyền qua tivi, radio, điện thoại di động và loa phòng chống thiên tai của địa phương. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Hình ảnh về động đất và tin động đất khẩn cấp (tiếng Anh, tiếng Nhật vv…) Thiên tai: Sóng thần Khi đáy biển có động đất, đáy biển sẽ trồi lên sụt xuống. Từ đó gây ra sóng thần, sóng lan tỏa đi khắp tứ phương tám hướng. 【Chuẩn bị】 Để bảo toàn tính mạng khi có sóng thần, từ thường ngày bạn hãy xác định trước nơi sẽ lánh nạn, xác định rõ con đường an toàn để mình đi từ nhà tới nơi lánh nạn. 【Khi sóng thần có vẻ (hoặc thực sự) ập đến】 Bạn nhìn thấy sóng thần ập tới bờ biển rồi mới lánh nạn thì không thể kịp. Bạn hãy lưu ý các điểm sau đây và đi lánh nạn.・Khi bạn cảm nhận thấy rung mạnh ở gần bờ biển hay sông ngòi, hoặc khi rung nhẹ nhưng chậm trong thời gian dài, thì hãy nhanh chóng rời bờ biển, bờ sông, lên khu đất cao như ngọn đồi hay tòa nhà lánh nạn để lánh nạn. ・Khi không cảm nhận được động đất, nhưng nếu nghe thấy Cơ quan khí tượng phát lệnh cảnh báo sóng thần, hãy đến nơi cao lánh nạn. ・Cập nhật thông tin chính xác qua tivi, radio, điện thoại di động, loa phòng chống thiên tai, internet vv… Núi lửa phun trào Ở Nhật Bản có rất nhiều núi lửa. Để bảo toàn tính mạng khi núi lửa phun trào, bạn hãy hành động như sau: 【Chuẩn bị】 ・Từ thường ngày, bạn hãy xác định trên bản đồ cảnh báo nguy hiểm xem đâu là “phạm vi cần cảnh giác”. ・Khi bạn đang leo núi: Xác nhận thông tin liên quan tới mức độ cảnh báo mà Cơ quan khí tượng thông báo, thông tin liên quan tới núi lửa đó trên bản đồ cảnh báo nguy hiểm ▽ Xuất trình đăng ký leo núi ▽ Chuẩn bị sẵn thiết bị thông tin và mũ bảo hiểm. 【Khi núi lửa có vẻ sắp phun (hoặc đã phun)】 ・Bạn tự phán đoán dựa trên “Thông báo khẩn cấp núi lửa phun trào”, “Cảnh báo núi lửa phun trào” do Cơ quan khí tượng thông báo, hoặc dựa trên mức độ cảnh báo núi lửa hoạt động để lánh nạn.・Khi bạn cập nhật được thông tin như vậy trong lúc đang leo núi, hoặc khi núi lửa phun: Ngay lập tức rời khỏi khu vực miệng núi lửa. ▽ Lánh nạn ở các chòi trên núi hoặc chòi lánh nạn ▽ Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu. Thiên tai: Cách lánh nạn 【Nơi lánh nạn】 Trường hợp có vẻ sẽ (hoặc đã) xảy ra thiên tai ・Nhanh chóng đến nơi an toàn để lánh nạn. ・Xác định lại một lần nữa chắc chắn nơi lánh nạn trong khu vực mình đang sinh sống. ・Bạn có thể xác định được địa điểm của nơi lánh nạn trên trang chủ của Ủy ban hành chính địa phương nơi mình sinh sống. ・Nếu khó có thể đi tới nơi lánh nạn, thì hãy hành động để bảo vệ tính mạng mình, ví dụ như trốn vào nơi an toàn khác (công trình xây dựng chắc chắn ở gần đó, thậm chí có thể lên tầng 2 của nhà mình, ít nhất đó cũng là một nơi an toàn). 【Thông tin lánh nạn】 Thông tin lánh nạn khi có thể (hoặc đã) xảy ra thiên tai, có các loại như sau: ① Chuẩn bị lánh nạn Là thông tin thúc giục những đối tượng cần mất nhiều thời gian chuẩn bị khi đi lánh nạn, như người cao tuổi, trẻ em. Khi có thông tin này, người cao tuổi, trẻ em, những người cần mất nhiều thời gian để đi lánh nạn (như phụ nữ có thai) và người nhà của họ sẽ bắt đầu chuẩn bị đi lánh nạn. ② Khuyến cáo lánh nạn Là thông tin phát đi khi khả năng cao là thiên tai sẽ gây ra thiệt hại bất cứ lúc nào. Khi có thông tin này, bạn sẽ tới nơi lánh nạn hay nơi an toàn để lánh nạn. ③ Lệnh lánh nạn (Khẩn cấp) Là thông tin phát đi khi thiệt hại có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi có thông tin này, nếu bạn vẫn chưa đi lánh nạn, thì phải tới ngay nơi lánh nạn hay nơi an toàn để lánh nạn. ★ Thông tin lánh nạn có sử dụng “Mức độ cảnh báo”~Mức độ cảnh báo là gì?~ ・Là thông tin được phát đi cùng với thông tin lánh nạn và thông tin khí tượng phòng chống thiên tai, sao cho người dân thực hiện những hành động nên làm, khi thiên tai không phải sóng thần - như lũ lụt, xói lở đất đá - sắp xảy ra. Cảnh báo mức độ 1→ Nâng cao đề phòng thiên tai (Tra cứu thông tin về mưa bão, sông ngòi qua tivi, hay internet) Cảnh báo mức độ 2→ Chuẩn bị lánh nạn, xác định hành động lánh nạn (Tra cứu xem lánh nạn ở đâu, đi như thế nào) Cảnh báo mức độ 3→ Những người cần nhiều thời gian để đi lánh nạn như người cao tuổi, trẻ em, phải đi lánh nạn. Cảnh báo mức độ 4→ Tất cả mọi người phải lánh nạn Cảnh báo mức độ 5→ Hành động tốt nhất để bảo toàn tính mạng của mình (Thiên tai đang xảy ra. Hãy bảo vệ tính mạng quý giá của mình!) 【Cách lánh nạn】 Khi đi lánh nạn, hãy chú ý các việc sau đây:・Tuyệt đối phải tắt lửa trước khi đi lánh nạn. ・Vật dụng mang theo, càng gọn nhẹ càng tốt, đeo trên lưng hay sao đó để cho đôi tay được tự do nhất. ★Kết nối báo tin khi có thiên tai・Khi xảy ra thiên tai lớn, có thể điện thoại sẽ khó kết nối. ・ Khi đó, bạn có thể sử dụng dịch vụ kết nối dùng trong thiên tai. ・Bạn gọi tới số 171, làm theo hướng dẫn là có thể thu âm hoặc nghe lại lời báo tin. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] NTT Miền Đông Nhật Bản http://www.ntt-east.co.jp/saigai/web171/ [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] NTT Miền Tây Nhật Bản https://www.ntt-west.co.jp/dengon/web171/★ Bảng nhắn tin dùng khi có thiên tai(web171)(tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật) Trang web có thể nhập được tin nhắn bằng ký tự bàn phím máy tính hay điện thoại thông minh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] https://www.web171.jp/web171app/topRedirect.do★Dịch vụ nhắn tin của công ty điện thoại di động [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] docomo http://dengon.docomo.ne.jp/top.cgi [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] KDDI(au)http://dengon.ezweb.ne.jp/ [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] SoftBank / Y!mobile http://dengon.softbank.ne.jp/ 【Thông tin khí tượng quan trọng khi có thiên tai】 Khi có thiên tai, Cơ quan khí tượng của Nhật Bản sẽ truyền đi thông tin khí tượng quan trọng tới tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Bạn có thể cập nhật thông tin đó qua tivi, radio, internet vv… [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Thông tin liên quan tới mưa lớn và động đất (có tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:25px;" ] Thông tin phòng chống thiên tai (lũ lụt, xói lở đất đá, động đất, núi lửa) ★Cảnh báo đặc biệt về mưa lớn・Cơ quan khí tượng Nhật Bản có thể phát lệnh cảnh báo đặc biệt về mưa lớn. Cảnh báo đặc biệt về mưa lớn được phát đi khi khả năng cao sẽ xảy ra thiệt hại trầm trọng, như sau: ① Khi dự báo mưa lớn mấy chục năm mới có 1 lần ② Khi dự báo có bão mạnh mấy chục năm mới có 1 lần sẽ tới gần- đổ bộ vào Nhật Bản ★「Safety tips」- Phần mềm cung cấp thông tin hữu dụng khi có thiên tai・Có phần mềm cung cấp thông tin hữu dụng khi có thiên tai, dành cho người du lịch nước ngoài. Tải về điện thoại thông minh thì khi thiên tai sắp xảy ra, sẽ có báo động. ① Tin động đất khẩn cấp (Cảnh báo “Sắp có rung lắc mạnh hãy cẩn thận”) ② Cảnh báo sóng thần (Kêu gọi “Sóng thần đang ập vào bờ, hãy mau chóng lên chỗ cao lánh nạn”) ③ Cảnh báo khí tượng đặc biệt (Kêu gọi “Thiên tai thời tiết mấy chục năm mới có 1 lần có thể xảy đến bất cứ lúc nào, người không thể đi lánh nạn hãy hành động để bảo toàn tính mạng của mình”) ④ Tin khẩn cấp núi lửa phun (Kêu gọi “Núi lửa đã phun trào, hãy cẩn thận”)
-
Hãy cẩn thận với thiên tai và chứng sốc nhiệt vào mùa hè ở Nhật!
Mùa hè ở Nhật là những ngày oi nóng kéo dài, nhiều thiên tai như bão hay mưa lớn và khá nguy hiểm. Đây cũng là thời điểm có nhiều tai nạn sông nước (sông và biển). Bài viết này sẽ giới thiệu về ứng dụng cung cấp thông tin về thiên tai dành cho người nước ngoài và các biện pháp bảo vệ bản thân khi có thiên tai, nắng nóng, tai nạn sông nước. Bão – Mưa lớn Lở đất do mưa lớn Ⓒ Ảnh của Báo Mainichi〈Thành phố Atami tỉnh Shizuoka tháng 7 năm 2021〉 Ngày 3 tháng 7 năm 2021, thành phố Atami tỉnh Shizuoka nổi tiếng với suối nước nóng (onsen) đã xảy ra lở đất do mưa lớn. Một lượng lớn đất trên núi đổ xuống đã cuốn phăng nhiều ngôi nhà. Tại Nhật Bản, từ mùa hè đến mùa thu xảy ra nhiều thiên tai như bão hay mưa lớn. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng lên, số cơn mưa lớn tăng lên, quy mô các cơn bão cũng lớn hơn trước. Các bạn hãy cập nhật các thông tin dự báo thời tiết và tự bảo vệ bản thân nhé. ◇Việc chuẩn bị và biện pháp phòng tránh◇ Thường xuyên cập nhật hàng ngày các thông tin về khí tượng trên tivi hoặc internet. Chuẩn bị sẵn nước đóng chai, thực phẩm có thể bảo quản lâu đề phòng khi mất điện hoặc mất nước. Đèn pin hay máy phát điện cũng rất cần thiết. Khi mưa gió mạnh lên thì tránh ra ngoài. Hãy để những chậu hoa, chậu cây ngoài ban công vào trong nhà để tránh bị gió thổi bay. Hãy đóng cửa chống mưa (nếu có). Xác nhận trước nơi nguy hiểm, nơi lánh nạn bằng "Bản đồ nguy hiểm" do thành phố, khu vực mình sinh sống phát hành. Khi có mưa lớn hay bão thì cố gắng không đến gần sông, biển, vách đá. Ứng dụng cung cấp thông tin về thiên tai dành cho người nước ngoài Cục Du lịch đã phát hành ứng dụng cung cấp thông tin về thiên tai mang tên “Safety tips” để đưa các thông tin nhanh về động đất, sóng thần, mưa lớn v.v. và các thông tin lánh nạn bằng tiếng Việt và 14 thứ tiếng khác. Ứng dụng này hoàn toàn miễn phí. Nếu click vào đường link bên dưới, bạn có thể tải ứng dụng về điện thoại của mình. Bạn có thể đăng ký tối đa 5 địa điểm mà bạn muốn biết thông tin, bạn có thể biết được thông tin về khí tượng của từng địa phương cũng như thông tin động đất, núi lửa phun trào, thông tin lánh nạn, chứng sốc nhiệt, các cơ sở y tế v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bản Android [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bản iPhone Chứng sốc nhiệt Chứng sốc nhiệt là chứng bệnh xảy ra khi ở trong môi trường nhiệt độ cao, độ ẩm cao mà lượng muối và nước trong cơ thể bị mất cân bằng. Chứng bệnh khiến cơ thể khó chịu, choáng váng, đau đầu v.v. Nếu bệnh nặng hơn sẽ rất nguy hiểm, hàng năm đều có người chết vì sốc nhiệt. Các biểu hiện chính của chứng sốc nhiệt. ① Ngất xỉu Chứng chóng mặt xảy ra khi các mạch máu gần da giãn ra làm huyết áp giảm, lượng máu lưu thông lên não cũng bị suy giảm. ② Co giật Khi ra nhiều mồ hôi, nồng độ muối trong cơ thể giảm đi dẫn tới đau cơ tay chân và kèm theo co giật. ③ Kiệt sức Sau khi mất một lượng lớn mồ hôi mà không được bổ sung đủ nước, cơ thể rơi vào trạng thái mất nước, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu. ④ Say nắng Trạng thái bất thường ở cơ quan thần kinh do nhiệt độ cơ thể tăng cao. Có thể bị mất ý thức, không nói được trọn vẹn câu chữ. ◇Biện pháp phòng tránh◇ Khi ra ngoài thì mang theo nước uống, thường xuyên cung cấp nước cho cơ thể. Việc uống nước trước khi thấy khát cũng rất quan trọng. Khi ở ngoài trời, mũ và ô che nắng sẽ giúp cơ thể bớt nóng. Khi ở trong nhà, hãy bật điều hòa ở nhiệt độ thích hợp, để phòng mát mẻ. Khi thấy khó chịu, hãy di chuyển đến nơi có bóng râm hoặc vào phòng mát, bổ sung đủ nước và muối. Ghi lại sẵn số điện thoại của phòng khám mà mình hay đến. Tai nạn sông nước Hiện trường tìm kiếm người bị tai nạn sông nước Ⓒ Ảnh của Báo Mainichi Việc bơi ở sông, biển – nơi khác với bãi biển rất nguy hiểm. Các bạn hãy bơi ở bãi biển của các địa phương nhé. Ngoài ra, nếu không chuẩn bị kỹ trước khi bơi thì có thể xảy ra những sự cố không đáng có, vì vậy hãy cẩn thận hơn. ◇Điểm cần chú ý◇ Tập khởi động trước khi bơi và xuống biển. Việc mặc quần áo bình thường xuống nước rất nguy hiểm. Đừng bơi sau khi đã uống rượu bia. Khi cơ thể không khỏe thì đừng bơi. Khi bão gần đến đem theo mưa to gió lớn thì đừng đi ra biển. Việc bơi ở sông cũng rất nguy hiểm. Có rất nhiều vụ việc bị nước cuốn trôi. Xin đừng bơi ở sông.
-
Người Việt Nam tại Nhật Bản và phòng chống thảm họa
“Nhật Bản là nước có nhiều động đất”. Chắc không ít người từng nghe vậy nhưng coi đó là việc của người khác và chỉ thực sự cảm nhận nỗi sợ hãi khi đang ngủ thì động đất xảy ra và sau đó là mất ngủ. Để phòng tránh thảm họa, người Nhật Bản thường hay chuẩn bị sẵn lương khô, nước uống… Trong bài này chúng tôi xin giới thiệu cách mà cả người Nhật và người Việt Nam sinh sống ở Nhật chuẩn bị đối phó với thảm họa nhé. Nhật Bản là một nước có nhiều động đất Sóng thần trong trận Đại động đất Đông Nhật Bản (3/2011)ⒸẢnh của báo Mainichi Tôi sang Nhật năm 2000. Sau khi tốt nghiệp đại học rồi cao học, tôi làm việc tại Nhật Bản và hiện đang vận hành một doanh nghiệp về tư vấn. Nhật Bản là một đất nước mà hàng năm hứng chịu nhiều cơn bão nhiệt đới, gây ra thiệt hại nặng nề như nhà cửa bị tàn phá, lụt lội, lở đất… Đặc biệt Nhật Bản còn là một nước có nhiều động đất và núi lửa. Ngày 1/9/1023 tại Tokyo và các khu vực lân cận đã xảy ra trận Đại động đất Kanto khiến 105.000 người tử vong và mất tích. Cách đây 10 năm, trận Đại động đất Đông Nhật Bản xảy ra hồi tháng 3/2011 đã gây ra sóng thần tàn phá 3 tỉnh ở khu vực Tohoku của Nhật Bản khiến khoảng 18,425 người tử vong và mất tích (số liệu tính đến 9/3/2021). Chính vì vậy mà chính phủ và người dân Nhật Bản luôn có ý thức chuẩn bị sẵn sàng để đối phó trong trường hợp có thảm họa xảy ra. Chúng ta cùng tìm hiểu xem người Nhật chuẩn bị đối phó với thảm họa ra sao nhé. Chính quyền có nhiều chuẩn bị phòng chống thảm họa Bản đồ địa điểm lánh nạn do chính quyền địa phương soạn thảo Thông qua các cơ quan chính quyền địa phương các cấp, chính phủ Nhật Bản cung cấp các loại bản đồ lánh nạn cho người dân. Nếu gia đình bạn chưa có bản đồ này và chưa biết nếu động đất thì đi lánh nạn ở đâu, bạn nên kiểm tra trang chủ của chính quyền địa phương nơi mình sinh sống để biết rõ địa điểm lánh nạn nhé. Mỗi khu vực dân cư đều chỉ định các địa điểm lánh nạn. Thường là các địa điểm là các trường cấp 1-2 hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng… Một cảnh trong buổi luyện tập phòng chống thảm họa Ngoài ra, chính sách phòng tránh rủi ro tại Nhật cũng yêu cầu bắt buộc các công ty, tòa nhà, các trường học và địa phương... phải thường xuyên luyện tập phòng tránh thảm họa mỗi năm 1 đến 2 lần. Nội dung cơ bản là để mọi người trải nghiệm các mức độ rung chấn khi có động đất. Hướng dẫn các cách tự bảo vệ khi động đất xảy ra như chui xuống gầm bàn để tránh vật rơi vào đầu, nếu nhà ở chung cư thì phải mở cửa ra vào ngay để phòng trường hợp rung động khiến cửa bị lệch không thể mở được khi cần thoát ra ngoài, không được sử dụng thang máy khi động đất xảy ra hoặc khi động đất và có khả năng sóng thần thì phải chạy lên nơi có địa bàn cao… Ngoài ra trong bối cảnh ngày càng nhiều người nước ngoài tới làm việc và sinh sống tại Nhật Bản, các chính quyền địa phương ngày càng chú ý tới việc cung cấp thông tin cho người nước ngoài, trong đó có cả thông tin về phòng chống thảm họa. Các bạn hãy thử tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt tại địa phương mình sinh sống nhé. Tự chuẩn bị để đối phó khi động đất xảy ra Những vật dụng cần thiết khi lánh nạn (Trang web của tỉnh Saitama) Dù cho chính phủ và các cơ quan chính quyền địa phương có chuẩn bị chu đáo cơ sở hạ tầng về phòng tránh thiên tai thảm họa tốt đến đâu thì cũng vẫn cần sự tham gia tuân thủ, hợp tác rất lớn của người dân. Người Nhật có câu "備えあれば憂いなし" (Sonae-areba Urei-nashi), có nghĩa là: Nếu chuẩn bị kỹ càng thì không lo sợ gì cả. Nhà cửa và các tòa nhà cao tầng tại Nhật đều được thiết kế chống động đất tuy nhiên. Tuy nhiên khi có rung chấn mạnh thì thường xảy ra hiện tượng đồ đạc đổ vỡ, các đồ vật nặng rơi trúng đầu hay thân thể sẽ gây ra thương tích, rất nguy hiểm. Vì vậy mà người Nhật thường thiết kể tủ âm tường, giá sách, kê bát gắn liền tường. Vừa gọn gàng lại vừa tránh rủi ro. Còn nếu nhà có tủ bát rời thì người ta thường sử dụng những tấm lót chống đổ, dụng cụ giữ tủ với tường hoặc với trần nhà hay khóa cửa đóng tự động khi có rung chấn. Hoặc khi thảm họa xảy ra thường hay bị mất nước nên người ta cũng chuẩn bị sẵn nước uống đủ cho vài ngày. ■ Chúng tôi xin nêu vài thứ điểm hình mà người Nhật luôn chuẩn bị trong gia đình để phòng chống thảm họa như sau: ● Nước uống đủ 3 lít/ 1 ngày /1 người (phần từ 3 đến 7 ngày) ● Lương khô (đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn cho từ 3~7 ngày) ● Thuốc men, đồ sơ cứu, khẩu trang ● Radio, pin, đèn pin ● Áo choàng giữ ấm, quần áo các loại ● Toilet dùng một lần ● Khi phải đi lánh nạn tập chung thì cần có gel khử khuẩn, khăn mặt ● Áo mưa dùng 1 lần, chăn chiên Người Việt Nam tại Nhật chuẩn bị đối phó với động đất Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát nhỏ thông qua mạng xã hội đối với người Việt Nam sống tại Nhật và nhiều người đã hưởng ứng trả lời. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về sự chuẩn bị của một số bạn Việt Nam sống ở Nhật Bản. Sử dụng dụng cụ để giữ đồ đạc không bị đổ Khi động đất xảy ra, đồ đạc trong gia đình dễ bị đổ vào người gây thương vong. Nhất là các đồ vật như tủ sách và tủ đựng bát đĩa. Nhiều bạn cho biết gia đình có sử dụng dụng cụ chống giữa nóc tủ với trần nhà để giữ cho tủ không bị đổ. Dụng cụ cố định tủ sách (của một bạn ở Chiba, làm biên-phiên dịch) Dụng cụ cố định tủ sách (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Dụng cụ cố định tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Kanagawa, làm phiên-biên dịch) Dụng cụ cố định tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Fukushima, nhân viên đoàn thể độc lập) Dụng cụ hóa cửa tủ bát đĩa Khóa cửa tủ bát đĩa (của một bạn ở tỉnh Nagasaki, nhân viên Cục Lao động) Nhiều tủ để bát hiện nay có khóa tự động khi cảm nhận có độ rung lớn. Nếu không có, chúng ta có thể tìm mua tại các trung tâm Home Center và nhờ người lắp đặt. Dùng dây chằng để cố định đồ điện gia dụng Dùng dây để cố định vô tuyến (của một bạn ở tỉnh Fukushima, nhân viên đoàn thể độc lập) Chuẩn bị túi khẩn cấp ① Túi khẩn cấp do công ty phát (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Để chuẩn bị khi thảm họa xảy ra, Nhật Bản thường bán một túi gọi là Hijo Fukuro (Túi khẩn cấp) hoặc Hijo Mochidashi Fukuro (túi đối phó thảm họa). Những túi này thường đựng lương khô, nước uống và vật dụng cần thiết với số lượng tối thiểu đủ dụng trong vòng 2-3 ngày sau khi thảm họa xảy ra. Đa phần các bạn trả lời khảo sát đều biết về chiếc túi này và đều mua đầy đủ. Có bạn hiện là nhân viên của một công ty ở Tokyo cho biết công ty còn cấp cho một chiếc túi khẩn cấp như vậy (ảnh trên). Các vật dụng trong túi khẩn cấp trên như sau. Như các bạn cũng thấy, trong túi có mũ bảo hiểm, nước uống, cơm ăn liền (cho nước hoặc nước sôi vào là ăn được), đèn pin tự phát điện, khẩu trang, găng tay, băng vệ sinh cho phụ nữ, giấy mềm ướt, toilet dùng 1 lần. Túi khẩn cấp ② Tự chuẩn bị túi khẩn cấp (của một bạn ở Tokyo, nhân viên công ty) Có bạn cho biết tự chuẩn bị túi khẩn cấp cho gia đình. Trong túi mỗi loại đồ dùng được để riêng một túi nhỏ, có màu khác nhau rất tiện lợi khi cần dùng đến. Bạn cho biết quyết định mua những đồ dùng khẩn cấp này sau khi trải qua cơn bão mạnh hồi năm 2019. Chúng ta cùng xem trong túi có những gì nhé. Toilet dùng 1 lần, khăn choàng, khẩu trang, bàn chải đánh răng… 3 loại cơm ăn liền, chỉ cần cho nước hoặc nước sôi là ăn được 4 chai nước Radio có đèn pin (tự phát điện bằng cách quay tay), đèn, pin Đồ y tế sơ cứu, áo mưa (phòng chống lạnh và mưa), còi, túi chân không Khăn mặt để trong túi rút chân không, nệm không khí, túi giấy bạc… Túi khẩn cấp ③ Ngoài việc chuẩn bị 1 túi đồ để ở nhà, có bạn mỗi khi đi ra ngoài cũng luôn mang theo một số thứ cần thiết. (Ảnh của một bạn ở tỉnh Kanagawa, nhân viên công ty) Chuẩn bị phòng trường hợp mất nước Chậu trữ nước (của một bạn ở tỉnh Nagasaki, nhân viên Cục Lao động) Một bạn khác chia sẻ rằng “Động đất mạnh có thể làm vỡ đường ống gây mất nước kéo dài, nên ngoài việc chuẩn bị nước uống, việc tích trữ nước sử dụng hàng ngày cũng rất quan trọng. Sau trận động đất mạnh Kumamoto năm 2016, ngoài việc đổ đầy bồn tắm gia đình mình còn sắm thêm một chậu to giữ nước ăn và còn các loại can chứa đủ dùng nhiều ngày”. Kết luận Tấm lót chống sách không bị trượt (của một bạn ở Tokyo, làm phiên-biên dịch) Có vẻ như rất nhiều người Việt Nam ở Nhật cũng đã có ý thức chuẩn bị kỹ càng để đề phòng thảm họa! Bạn thì sao? Nếu bạn chưa làm gì thì hãy bắt tay vào chuẩn bị ngay đi nhé. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tải miễn phí ứng dụng rất hay của Tokyo tên là 東京防災 (TOKYO BOUSAI) với biểu tượng con hà mã đội mũ bảo hiểm màu vàng, trong đó có cả tiếng Việt một số phần quan trọng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] https://www.bousai.metro.tokyo.lg.jp/1005744/index.html
-
Gia đình tôi đón siêu bão ở Tokyo như thế nào?
Hơn 4 năm ở Nhật, phải đến năm 2019 mới biết được thế nào là phòng bão. Đầu tháng 10/2019, khi mà thiệt hại do cơn bão mạnh Faxai (bão số 15) gây ra ở tỉnh Chiba hồi tháng 9 vẫn còn ngổn ngang thì nghe tin lại sắp có siêu bão Hagibis (bão số 19). Dự báo đây là cơn bão mạnh nhất trong mấy chục thập kỷ qua, mà Tokyo lại ngay vùng bão đổ bộ. vợ chồng bảo nhau lần này phải chuẩn bị cẩn thận. Bão Hagibis hình thành ngày 6/10/2019. Sau khi trải qua cac giai đoạn “sức mạnh khủng khiếp”, tới “sức mạnh vô cùng khủng khiếp” rồi hạ xuống “rất mạnh” cơn bão đổ bộ vào bán đảo Izu của Nhật Bản vào đêm ngày 12. Sông Chikuwa bị tràn bờ tại khu vực Hoyasu, tỉnh Nagano © Báo Mainichi Ba ngày trước khi bão về, mình mới bắt đầu đi mua đồ dự phòng. Lúc đó mới biết nhà mình đã chủ quan rồi. Các siêu thị gần nhà, đến tối là khu nước đóng chai, thịt, bánh mì hết sạch. Rồi bình gas mini, pin và đặc biệt là băng dính - dùng để dán cửa kính hạn chế kính văng khi bị gió giật tung- không lúc nào còn hàng. Trên mạng xã hội, thấy mọi người cũng chia sẻ ảnh chụp những kệ hàng trống trơn. Kệ hàng trống trơn tại siêu thị ở quận Taito, Tokyo, ngày 11/10/2019 © Báo Mainichi Xem tin tức dự báo sức gió, lượng mưa trên vô tuyến ai nấy đều cảm nhận được sự căng thẳng ngày càng tăng. Chiều tối thứ Sáu, 1 ngày trước bão, vợ chồng đi làm về sớm nên cố thu gom nốt những gì có thể. Vác được về đến nhà là mẹ và con gái lao vào làm các món dự trữ, bố với con trai dọn dẹp ban công để cây cối không đổ vào nhà. Vừa làm vừa nghĩ chắc mình chuẩn bị thừa, chắc gì bão to đến thế, rồi đây là Tokyo làm gì có thiệt hại đến mức này... Rồi người dạy cho mình biết chuẩn bị chẳng có gì là thừa lại là 2 đứa con mình. Vốn chăm chỉ xem tin tức, trong đợt bão lần trước, cậu con trai Mốc, học sinh năm 6 tiểu học, mất cả buổi tối loay hoay lót báo trong nhà để bê cây cối vào vì lo cây bay xuống đường vào đầu người khác. Lần này cũng vậy. Chuyện dán kính bố mẹ nghĩ là chẳng cần nên không làm, anh ấy tự làm, bảo là "Có đề phòng vẫn hơn chứ", còn biết lấy cả tấm trải dán lên kính để thêm an toàn. Đồ đạc anh ấy tự bê ra xa cửa sổ, kệ bố mẹ cười bảo không sao đâu. Những tấm giấy con trai dán lên cửa kính đề phòng kính vỡ Còn cô con gái Nấm, học sinh tiểu học năm 4, chiều thứ Sáu đi học về là nhắn mẹ: "Đồ ăn đã đủ chưa hả mẹ", rồi gọi điện lo lắng không biết nhà đủ nước dự phòng nhỡ khi mất điện hay phải đi sơ tán hay chưa. Trong khi bố mẹ lo việc khác, quay ra đã thấy 2 anh em rủ nhau đi đánh sạch bồn tắm rồi xả đầy nước vào, nói là “để dự trữ, như trên tivi hướng dẫn và học ở trường”. Xả nước vào bồn tắm phòng khi mất nước Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung - hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao. Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh. Trước 19 giờ ngày 12, bão Hagibis đổ bộ lên bán bảo Izu và đi qua khu vực Thủ đô. Dự báo tối bão mới đổ bộ, ấy thế mà từ sáng mưa to, gió mạnh đã gây nhiều vùng. Xem bản tin thấy đã có cảnh nhà tốc mái, nước sông dâng. Rồi điện thoại rung - hội phụ huynh trường gửi thông tin các điểm sơ tán quận đã mở. Đây là lần đầu tiên nhận được tin nhắn như vậy từ khi đến Nhật. Vội vã ghi chép lại địa chỉ sơ tán gần nhất vì sợ nhỡ bão to mất điện, hết pin điện thoại thì biết làm sao. Từ trưa đến lúc bão vào Tokyo, điện thoại của cả nhà bắt đầu liên tục nhận được thông báo – tình trạng khẩn cấp tại Tokyo bắt đầu dần lên mức 3, 4 (trên thang đo 5 mức của Nhật). Nhiều khu vực ở Tokyo được khuyến cáo đi sơ tán. Chỗ mình thì chưa, nhưng Mốc nhận ra con sông Kanda chạy qua ga tàu gần nhà xuất hiện trên bản tin, vì mực nước sông đang tăng nhanh. Nhìn dòng nước chảy cuồn cuộn dưới chân cầu ngày ngày cả nhà đi qua, cảm giác cánh cửa kính dù đã được dán kín kia thật mong manh. Tin tức của bạn bè qua mạng xã hội thì thấy những gì Hagibis gây ra thật ghê gớm. Một cậu bạn ở Kanagawa nửa đêm phải đi sơ tán theo khuyến cáo của chính quyền; có cô bé người quen mới chuyển đến vùng đồi ở Okutama, căn nhà gỗ cứ rung bần bật trong gió mà một mình không biết nên trong nhà hay phải đi sơ tán giữa lúc mưa to gió giật. Rồi cũng có 1-2 cô bạn vẫn đi làm ở Tokyo phải lao ra đường đúng lúc bão to, phải mang theo “lương thực” đề phòng đêm nay không về được vì tàu ngừng chạy. Thậm chí đến giữa đêm, khi mưa ở Tokyo đã ngớt, nhận được tin đến lượt bạn bè ở Saitama có người sàn nhà bị ngập nước lên tới cả chục phân, có người phải đi sơ tán. Đi sơ tán giữa lúc mưa bão (12/10/2019, thành phố Kawasaki, tỉnh Kanagawa) © Báo Mainichi Sáng hôm sau, ở Tokyo bão đã tan, trời trong xanh trở lại, đường phố lại sạch bong như chưa từng có gió gào, mưa xối. Nhưng qua các phương tiện truyền thông mình được biết ở các tỉnh khác ở phía Đông, Đông Bắc trên đường bão ra biển đều gây ngập lụt, lở đất diện rộng, Thiệt hại do bão gây ra vô cùng lớn. Có 90 người tử vong, 9 người bị mất tích, 4.008 ngôi nhà bị hư hại hoặc bị sụp đổ, 70.341 ngôi nhà bị ngập nước. Một ngôi nhà ở thành phố Saitama bị ngập nước Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão. Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất. Đến tháng 11, khi có dịp đến một vùng ở Fukushima, mình được người địa phương chỉ cho những nơi vẫn chưa phục hồi sau bão, với nhà tốc mái, cột điện đổ…Tokyo, nơi mình ở không bị bão tàn phá, chỉ là may mắn hơn những chỗ khác mà thôi, nên mình thấy như mới chỉ được tập dượt chứ không phải chống chọi thực sự với bão. Người Việt ở Việt Nam có lẽ chỉ có mấy vùng hay có bão mới quen với việc chuẩn bị phòng bão, tích trữ đồ ăn, còn dân Hà Nội nhiều người chắc bảo chả lo, siêu thị vẫn đầy. Các bạn Việt sang đây, nhất là các bạn mới sang, cũng nhiều người nghĩ thế. Ở Nhật siêu thị nhiều hơn ở Việt Nam mà khi cần đồ phòng bão vẫn hết. Người Nhật chắc cũng chẳng ai nghĩ chuẩn bị là thừa, bởi an toàn của bản thân là điều quan trọng nhất.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16749 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15293 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12826 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài