Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

vol43_img
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Lê Thị Lan Anh
  • Tháng 05/2017Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Mai Thúc Loan 〈Tỉnh Hà Tĩnh〉
  • Tháng 11/2017Vào học tại trung tâm tiếng Nhật 〈TP Hải Phòng〉
  • Tháng 05/2018Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
  • Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão 〈TP Kobe tỉnh Hyogo〉

〈Sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh〉

Chị Vũ Thị Chi
  • Tháng 06/2011Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu (Hải Phòng)
  • Tháng 09/2011Kết hôn (chuyển từ Hải Phòng lên Hà Giang)
  • Tháng 02/2016Vào làm việc tại công ty của Nhật Bản (Hải Phòng)
  • Tháng 03/2018Vào học tại trung tâm tiếng Nhật (Hải Phòng)
  • Tháng 10/2018Vào học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
  • Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão (Kobe)

〈Sinh năm 1993, quê Hải Phòng〉

Chị Lan Anh và chị Chi đang nỗ lực phấn đấu thực tập chăm sóc người cao tuổi tại viện dưỡng lão “Shinkoen Shirubiahomu” ở thành phố Kobe. Hai chị đang làm việc ở đây rất vui vẻ và được các sempai cũng như người cao tuổi tại cơ sở này yêu quý. Chúng tôi đã phỏng vấn 2 cô gái được ngợi khen là “toả sáng như vầng thái dương" tại viện dưỡng lão này.

Lý do đến Nhật Bản

――Tại sao 2 chị lại muốn đến Nhật Bản?

Ảnh chụp cùng các bạn ở trường cấp 3〈Tỉnh Hà Tĩnh, Tháng 1/2020〉

● Chị Lan Anh

Năm 2019, bố mẹ tôi phải vay mượn để xây lại nhà. Tôi một phần muốn kiếm tiền để giúp đỡ cha mẹ, một phần cũng muốn học hỏi cách thức làm việc của người Nhật. Ở Hà Tĩnh quê tôi, dù có tốt nghiệp đại học ra cũng không có nhiều công việc để làm nên nhiều người trẻ tuổi muốn ra nước ngoài kiếm việc. Mặc dù tôi đỗ 3 trường đại học nhưng cha mẹ tôi không đồng ý cho tôi đi học, nên tôi đã chọn con đường sang Nhật Bản. Trong số 36 người bạn cùng lớp cấp 3 của tôi, có đến 10 người đang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản, khoảng 1, 2 người đang du học ở Nhật và 5, 6 người đang lao động tại Hàn Quốc. Ở Hà Tĩnh, việc sang Nhật làm thực tập sinh kỹ năng là chuyện hết sức bình thường.

Chụp cùng con trai thứ hai tại nhà mẹ đẻ ở Hải Phòng〈Tháng 12/2018〉

● Chị Chi

Thành tích học tập hồi cấp 3 của tôi cũng thuộc loại khá, nhưng do gia đình còn nghèo nên tôi không thi đại học. Ngoài ra, theo nguyện vọng của bạn trai thời cấp 3 (học cùng trường, trên tôi một lớp), sau khi tốt nghiệp 3 tháng, tôi đã kết hôn. 4 năm sau, tôi ly hôn, chồng tôi nuôi con trai lớn còn tôi nuôi con trai thứ hai. Tôi về quê mẹ và vào làm tại một công ty Nhật Bản trong vòng 1 năm rưỡi (lương tháng 6 ~ 7 triệu đồng). Tuy nhiên, mức thu nhập như vậy không đủ để nuôi dạy con. Khi biết tôi lo lắng như vậy, anh rể tôi từng thực tập kỹ năng tại Nhật Bản đã khuyên rằng “hãy cố gắng học tiếng Nhật để phát triển sự nghiệp”. Sau đó, được trường tiếng Nhật tư vấn, tôi quyết định gửi con trai nhờ mẹ đẻ chăm sóc để sang Nhật Bản.

Học tiếng Nhật kĩ càng rồi mới sang Nhật Bản

――Cả 2 chị đều học từ Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định ra nhỉ. Tại sao các chị lại chọn trường này?

Cùng các bạn học ở trung tâm tiếng Nhật Nam Định〈Tháng 12/2018〉

● Chị Lan Anh

Năm 2017, tôi bắt đầu học tại một trung tâm tiếng Nhật ở Hải Phòng. Sau khi đạt trình độ N3, tôi mới suy nghĩ lựa chọn giữa việc làm thực tập sinh kỹ năng hay đi du học. Do từng nghe các sempai nói rằng “Nếu chỉ học tiếng Nhật vài tháng rồi sang Nhật luôn thì hầu như sẽ chẳng hiểu được gì đâu" nên tôi quyết định phải nói được một chút tiếng Nhật thì mới sang Nhật. Như vậy thì mới hiểu được các chỉ thị, yêu cầu tại chỗ làm và có thể vừa làm việc vừa trau dồi thêm tiếng Nhật.

Tại trung tâm tiếng Nhật, tôi được học với vợ chồng thầy Shinoda. Vợ chồng thầy hằng tuần lại thay phiên nhau đi từ Nam Định đến Hải Phòng để giảng dạy. Tuy nhiên, giữa chừng thì hợp đồng giữa trung tâm tôi đang học và vợ chồng thầy chấm dứt. Vì muốn tiếp tục học với vợ chồng thầy Shinoda nên từ tháng 5/2018, tôi đã chuyển sang Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định và học tập ở đây trong khoảng 1 năm rưỡi (do thủ tục làm visa bị chậm trễ nên thời gian học của tôi bị kéo dài thêm khoảng nửa năm so với dự định).

Lễ hội ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định〈Tháng 4/2019〉

● Chị Chi

Ban đầu, dự định của tôi là vào công ty Nhật Bản ở Hải Phòng làm công việc phiên dịch tiếng Nhật. Ở Hải Phòng, tôi vào học tại trung tâm tiếng Nhật mà hồi đó anh rể tôi đang làm việc. Đây cũng chính là trung tâm tiếng Nhật mà Lan Anh theo học. Sau khi học tập ở đây nửa năm, cũng giống Lan Anh, để theo học vợ chồng thầy Shinoda, từ tháng 10/2018 tôi chuyển sang trung tâm tiếng Nhật Nam Định và học tập ở đây 14 tháng.

【Thông tin từ ban biên tập】

Tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định, học sinh học tập từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, sau khi đạt trình độ N3 thì mới sang Nhật. Trung tâm còn gợi ý lộ trình sau khi thực tập kỹ năng xong về nước, quay trở lại Nhật để du học và chính thức đi làm. Những nơi thực tập mà trung tâm giới thiệu cho học sinh đều được chọn lựa sau khi giáo viên của trung tâm sang tận nơi để tìm hiểu về mức lương cũng như môi trường làm việc. Trung tâm chỉ nhờ công ty phái cử làm thủ tục, còn mức phí thì chỉ thu đúng theo mức nhà nước quy định.

*Thông tin liên lạc với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định: namdinhgakko@yahoo.com.vn

Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày còn học thêm 6 tiếng

――Xin các chị chia sẻ thêm về Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định.

● Chị Lan Anh

Ở trung tâm, học sinh chỉ lên lớp học buổi sáng, còn hằng ngày phải tự học trong lớp (làm bài tập và ôn luyện). Tôi thường học từ 1h30 đến 4h30 chiều, tập thể dục, đi chợ, nấu nướng, sau khi ăn tối xong lại trở về lớp học và học tiếp từ 7h đến 10h tối. Vì tất cả các bạn khác đều cố gắng nên tôi cũng phải nỗ lực. Học phí mỗi tháng chỉ 2 triệu đồng, nhưng sau khi tôi được chọn đi thực tập tại viện dưỡng lão Shinkoen thì viện dưỡng lão đã trả giúp cho tôi toàn bộ khoản học phí này.

● Chị Chi

Tôi cũng bị cuốn theo guồng học tập của các bạn. Tuy nhiên, cứ 2 tuần một lần, vào buổi chiều thứ Sáu, tôi lại lên xe buýt về Hải Phòng thăm con trai đang gửi ông bà ở quê rồi chiều Chủ Nhật lại trở về trường. Đi xe buýt từ Nam Định về Hải Phòng mất khoảng 2 ~ 3 tiếng đồng hồ.

● Chị Lan Anh và chị Chi

Sau khi sang Nhật, chúng tôi vẫn nhận được liên lạc từ thầy Lợi - hiệu trưởng của trung tâm và thầy Shinoda. Cứ khoảng 2 tháng một lần, chúng tôi lại báo cáo tình hình cho trường một lần và lần nào cũng nhận được hồi đáp.

Đi tham quan để thay đổi không khí với các bạn học cùng Trung tâm Nam Định〈Tỉnh Ninh Bình năm 2019〉

Tự học trong phòng học tại trung tâm Nam Định〈Năm 2019〉

Lý do lựa chọn ngành hộ lý

――Lý do lựa chọn ngành hộ lý của hai chị là gì?

Ngồi chờ bay sang Nhật tại sân bay ở Hà Nội〈Tháng 2/2020〉

● Chị Lan Anh

Trước đây tôi vẫn nghe nói “công việc hộ lý vất vả lắm", nhưng khi người của viện dưỡng lão Shinkoen đến trung tâm Nam Định và vừa cho chúng tôi xem hình ảnh vừa giải thích về nội dung công việc, tôi cảm thấy bản thân mình có thể làm được công việc này. Họ còn về tận nhà gặp cha mẹ tôi để giải thích nên cha mẹ tôi cũng yên tâm. Trong tương lai, ở Việt Nam chắc cũng sẽ xảy ra tình trạng già hoá dân số nên tôi nghĩ rằng cứ tích luỹ kinh nghiệm ở Nhật Bản, sau này ắt sẽ có ích ở trong nước.

Buổi liên hoan cùng thầy hiệu trưởng sau khi chọn được nơi thực tập〈Nam Định tháng 8/2019〉

● Chị Chi

Ban đầu tôi định ở lại Việt Nam, nhưng do tất cả bạn bè tôi đều sang Nhật nên tôi định sẽ chỉ sang Nhật 3 năm để thực tập kỹ năng. Khi trao đổi với thầy hiệu trưởng, thầy bảo tôi: “Giả sử có đi làm tại nhà máy chế biến thực phẩm trong 3 năm, đến khi về nước cũng khó mà tìm được công việc tốt. Nếu đi theo ngành hộ lý, sau khi thực tập kỹ năng 3 năm xong có thể làm việc tiếp 5 năm nữa theo chế độ kỹ năng đặc định. Trong khoảng thời gian đó, nếu lấy được chứng chỉ cấp quốc gia thì có thể tìm được công việc mình thích ở Nhật Bản, thậm chí còn có thể đưa con sang Nhật nữa”. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn ngành này.

Công việc ở viện dưỡng lão

――Công việc chăm sóc người cao tuổi có vất vả không?

● Chị Lan Anh

Ở tầng mà tôi đảm nhiệm có hơn 20 cụ già, chủ yếu ở độ tuổi 80. Có nhiều cụ cần được trợ giúp khi ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, nhưng mỗi lần các cụ ông cụ bà được ăn món ngon thì đều tỏ ra rất thích thú. Mỗi tuần các cụ đi tắm 2 lần, khi được ngâm người vào nước ấm, các cụ lại cười mãn nguyện. Được thấy gương mặt tươi cười của các cụ trong viện dưỡng lão, bản thân tôi cũng thấy vui. Ngay cả chuyện thay tã giấy, hồi đầu tôi cũng không thích, nhưng khi đã quen thì cũng thấy bình thường. Bây giờ tôi thấy rất yêu công việc này.

● Chị Chi

Tôi có vóc người nhỏ nên trước đây cũng lo lắng không biết có làm được công việc chăm sóc người già hay không. Tuy nhiên, việc đưa các cụ đi tắm hay lên giường đều có máy móc bằng điện hỗ trợ nêu hầu như không phải dùng sức. Chỉ có lúc đỡ các cụ từ giường ngồi vào xe lăn là vất vả, nhưng bây giờ sức của tôi cũng đã cải thiện nên việc này trở nên nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy rất quý các cụ ông cụ bà ở viện dưỡng lão nên khi các cụ vui vẻ thì tôi cũng thực sự vui sướng. Nghĩ rằng việc giao tiếp với các cụ là rất quan trọng nên tôi thường xuyên cất lời trò chuyện với các cụ, nhìn vào mắt các cụ và theo dõi phản ứng. Công việc cần trò chuyện thường xuyên rất hợp với tôi nên ngày nào tôi cũng cảm thấy vui vẻ.

Môi trường làm việc

――Các chị có giao lưu với người Nhật cùng chỗ làm không?

Ngày nghỉ, được phó giám đốc viện dưỡng lão chở đi chơi cùng chị Chi〈Tháng 7/2020〉

● Chị Lan Anh

Các sempai của tôi có độ tuổi từ 29 ~ 60, tôi là người ít tuổi nhất. Tất cả mọi người đều rất tốt bụng. Mỗi khi tôi có vẻ mệt mỏi, mọi người lại chủ động hỏi thăm “có sao không?”. Tôi thường xuyên được các sempai cho bánh kẹo nên tôi mang về nhà ăn. Khi tôi hỏi anh sempai chỗ mua bàn trang điểm và đèn, sempai đã dành ngày nghỉ để chở tôi bằng ô tô đến cửa hàng ở xa để mua. Tôi cũng hay trò chuyện với các sempai nữ sàn sàn tuổi. Hôm tôi và chị Chi có ngày nghỉ trùng nhau, phó giám đốc viện dưỡng lão còn lái xe ô tô chở chúng tôi đi chơi ruộng hoa hướng dương.

Con trai ở quê

――Không được gặp con trai, chắc chị buồn lắm nhỉ?

Chụp cùng 2 con〈Hà Giang năm 2019〉

● Chị Chi

Con trai thứ hai của tôi tháng 9/2020 đã bắt đầu đi học tiểu học. Hằng ngày, tôi vẫn nói chuyện với con qua phần mềm Messenger trên điện thoại (phần mềm gọi điện thoại video miễn phí). Bài tập đã làm xong chưa, ở trường có chuyện gì không, bữa tối ăn món gì v.v… cứ như thế, mỗi ngày mẹ con chúng tôi trò chuyện từ 30 đến 60 phút. Quan hệ giữa tôi và mẹ chồng cũ đến bây giờ vẫn tốt đẹp nên thỉnh thoảng tôi cũng được nói chuyện với con trai lớn (năm nay học lớp 3) đang ở bên nhà bố mẹ chồng.

Học tiếng Nhật

――Các chị vẫn tiếp tục học tiếng Nhật chứ?

Giờ học với giáo viên của “Asia no wa”〈Tháng 8/2020〉

● Chị Lan Anh

Tôi đã có chứng chỉ JLPT N3, trước khi đi Nhật từng thi thử trình độ N2 và đạt điểm đỗ. Hiện nay, giáo viên của tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận Trung tâm hỗ trợ người châu Á ở Kobe (Asia no Wa), do viện dưỡng lão Shinkoen ký hợp đồng mời về giảng dạy, mỗi tuần 1 lần đến viện để dạy tiếng Nhật cho chúng tôi. Ngày nghỉ, tôi dành ra 3 tiếng đồng hồ để học. Tôi học bằng sách giáo khoa do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định tự soạn và xem các kênh YouTube dạy tiếng Nhật như “Minna no kaigo" hoặc “Dũng Mori". Ngoài ra, hằng ngày tôi trò chuyện rất nhiều ở chỗ làm, mỗi khi có từ không hiểu hoặc nhầm lẫn, tôi lại được các sempai hoặc các cụ ở viện dưỡng lão sửa giúp cho ngay.

Vở học với giáo viên của Lotus Works

● Chị Chi

Tôi cũng đã có chứng chỉ N3. Ngoài việc trò chuyện thật nhiều ở chỗ làm, mỗi ngày tôi dành ra 2 tiếng để học. Tôi còn tham gia nhóm học tiếng Nhật của người Việt trên Facebook và theo học lớp học trực tuyến miễn phí của tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận “Lotus Works”. Mỗi tuần 1 lần, giáo viên tình nguyện người Nhật lại giảng cho tôi ngữ pháp hoặc chữ Hán qua Skype (mỗi buổi từ 30 ~ 60 phút). Giáo viên còn cho bài tập, chấm điểm và chữa bài cho tôi nữa.

Cuộc sống ở Nhật Bản

――Cuộc sống của các chị ở Nhật Bản có thuận lợi không?

Mua được bánh mì ở khu phố nhộn nhịp của Kobe〈Tháng 7/2020〉

● Chị Lan Anh

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không thể đi chơi xa nên tôi chỉ có thể cùng chị Chi đi chơi ở các khu phố nhộn nhịp của Kobe. Siêu thị gần nhà đi bộ mất khoảng 15 phút thôi, nhưng khi đi mua sắm những đồ như quần áo thì tôi đến siêu thị lớn bằng xe buýt. Tôi định khi nào dịch bệnh lắng xuống sẽ đi thăm bạn bè người Việt ở khắp các nơi trên đất Nhật và anh trai đang thực tập kỹ năng ở tỉnh Wakayama.

Ngày nghỉ, 2 người cùng nhau ăn thịt nướng trong ký túc xá

● Chị Chi

Ngày nghỉ, tôi thường nấu ăn, đi mua sắm, hoặc học tiếng Nhật lâu hơn ngày thường. Những ngày nghỉ trùng với lịch nghỉ của Lan Anh, chúng tôi cùng nhau đi mua sắm hoặc đi chơi. Ngoài ra, những hôm về nhà sớm, tôi lại đi dạo ở gần nhà trong hơn 30 phút. Khi nào dịch COVID-19 lắng xuống, tôi muốn đi thăm quan các nơi như chùa vàng (Kinkakuji) ở Kyoto và thăm bạn bè người Việt ở các nơi khác.

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)

※ Tỷ giá 100 yên = 22.012 VND (tỷ giá ngày 28/9/2020)

Lương về tay (Bình quân mỗi tháng 125.000 yên)
Lương về tay

125.000 yên

※ Đây là khoản tiền nhận được sau khi đã trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội và tiền kí túc xá.

※ Trong số tiền khấu trừ, tiền kí túc xá là 22.000 yên (đã bao gồm tiền điện, nước, ga, căn hộ 3 phòng ngủ)

Chi tiêu (tổng cộng khoảng 25.000 ~ 34.000 yên)
Wifi

4.000 yên

※ Pocket wifi (wifi cầm tay)

Tiền ăn

15.000 ~ 20.000 yên

※ Chủ yếu là tự nấu

Chi phí lặt vặt, chi phí đi lại

6.000 ~ 11.000 yên

※ Quần áo, chi phí đi lại, thỉnh thoảng ăn ngoài

Tiền dư ra・Tiết kiệm được (bình quân 90.000 ~ 100.000 yên)
Tiền dư ra

90.000 ~ 100.000 yên

※ Khoản tiền chênh lệch này gửi về gia đình. Sau này, khi được làm đêm thì tiền lương sẽ tăng lên và gửi được nhiều tiền về nhà hơn

Ảnh trái: Tại sảnh viện dưỡng lão, Ảnh phải: Phòng trưng bày ở viện dưỡng lão

Gặp gỡ sempai số này

Chị Lê Thị Lan Anh

  • Tháng 05/2017Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Mai Thúc Loan (Hà Tĩnh)
  • Tháng 11/2017Vào học tại trung tâm tiếng Nhật (Hải Phòng)
  • Tháng 05/2018Nhập học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
  • Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão (Kobe)

〈Sinh năm 1999, quê Hà Tĩnh〉

Chị Vũ Thị Chi

  • Tháng 06/2011Tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Tô Hiệu (Hải Phòng)
  • Tháng 09/2011Kết hôn (chuyển từ Hải Phòng lên Hà Giang)
  • Tháng 02/2016Vào làm việc tại công ty của Nhật Bản (Hải Phòng)
  • Tháng 03/2018Vào học tại trung tâm tiếng Nhật (Hải Phòng)
  • Tháng 10/2018Vào học tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định
  • Tháng 02/2020Sang Nhật → Bắt đầu khoá tập huấn
  • Tháng 03/2020Bắt đầu thực tập tại viện dưỡng lão (Kobe)

〈Sinh năm 1993, quê Hải Phòng〉

Chị Lan Anh và chị Chi đang nỗ lực phấn đấu thực tập chăm sóc người cao tuổi tại viện dưỡng lão “Shinkoen Shirubiahomu” ở thành phố Kobe. Hai chị đang làm việc ở đây rất vui vẻ và được các sempai cũng như người cao tuổi tại cơ sở này yêu quý. Chúng tôi đã phỏng vấn 2 cô gái được ngợi khen là “toả sáng như vầng thái dương” tại viện dưỡng lão này.

Lý do đến Nhật Bản

――Tại sao 2 chị lại muốn đến Nhật Bản?

● Chị Lan Anh

Năm 2019, bố mẹ tôi phải vay mượn để xây lại nhà. Tôi một phần muốn kiếm tiền để giúp đỡ cha mẹ, một phần cũng muốn học hỏi cách thức làm việc của người Nhật. Ở Hà Tĩnh quê tôi, dù có tốt nghiệp đại học ra cũng không có nhiều công việc để làm nên nhiều người trẻ tuổi muốn ra nước ngoài kiếm việc. Mặc dù tôi đỗ 3 trường đại học nhưng cha mẹ tôi không đồng ý cho tôi đi học, nên tôi đã chọn con đường sang Nhật Bản. Trong số 36 người bạn cùng lớp cấp 3 của tôi, có đến 10 người đang thực tập kỹ năng tại Nhật Bản, khoảng 1, 2 người đang du học ở Nhật và 5, 6 người đang lao động tại Hàn Quốc. Ở Hà Tĩnh, việc sang Nhật làm thực tập sinh kỹ năng là chuyện hết sức bình thường.

Ảnh chụp cùng các bạn ở trường cấp 3〈Tỉnh Hà Tĩnh, Tháng 1/2020〉

● Chị Chi

Thành tích học tập hồi cấp 3 của tôi cũng thuộc loại khá, nhưng do gia đình còn nghèo nên tôi không thi đại học. Ngoài ra, theo nguyện vọng của bạn trai thời cấp 3 (học cùng trường, trên tôi một lớp), sau khi tốt nghiệp 3 tháng, tôi đã kết hôn. 4 năm sau, tôi ly hôn, chồng tôi nuôi con trai lớn còn tôi nuôi con trai thứ hai. Tôi về quê mẹ và vào làm tại một công ty Nhật Bản trong vòng 1 năm rưỡi (lương tháng 6 ~ 7 triệu đồng). Tuy nhiên, mức thu nhập như vậy không đủ để nuôi dạy con. Khi biết tôi lo lắng như vậy, anh rể tôi từng thực tập kỹ năng tại Nhật Bản đã khuyên rằng “hãy cố gắng học tiếng Nhật để phát triển sự nghiệp”. Sau đó, được trường tiếng Nhật tư vấn, tôi quyết định gửi con trai nhờ mẹ đẻ chăm sóc để sang Nhật Bản.

Chụp cùng con trai thứ hai tại nhà mẹ đẻ ở Hải Phòng〈Tháng 12/2018〉

Học tiếng Nhật kĩ càng rồi mới sang Nhật Bản

――Cả 2 chị đều học từ Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định ra nhỉ. Tại sao các chị lại chọn trường này?

● Chị Lan Anh

Năm 2017, tôi bắt đầu học tại một trung tâm tiếng Nhật ở Hải Phòng. Sau khi đạt trình độ N3, tôi mới suy nghĩ lựa chọn giữa việc làm thực tập sinh kỹ năng hay đi du học. Do từng nghe các sempai nói rằng “Nếu chỉ học tiếng Nhật vài tháng rồi sang Nhật luôn thì hầu như sẽ chẳng hiểu được gì đâu” nên tôi quyết định phải nói được một chút tiếng Nhật thì mới sang Nhật. Như vậy thì mới hiểu được các chỉ thị, yêu cầu tại chỗ làm và có thể vừa làm việc vừa trau dồi thêm tiếng Nhật.

Tại trung tâm tiếng Nhật, tôi được học với vợ chồng thầy Shinoda. Vợ chồng thầy hằng tuần lại thay phiên nhau đi từ Nam Định đến Hải Phòng để giảng dạy. Tuy nhiên, giữa chừng thì hợp đồng giữa trung tâm tôi đang học và vợ chồng thầy chấm dứt. Vì muốn tiếp tục học với vợ chồng thầy Shinoda nên từ tháng 5/2018, tôi đã chuyển sang Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định và học tập ở đây trong khoảng 1 năm rưỡi (do thủ tục làm visa bị chậm trễ nên thời gian học của tôi bị kéo dài thêm khoảng nửa năm so với dự định).

Cùng các bạn học ở trung tâm tiếng Nhật Nam Định〈Tháng 12/2018〉

● Chị Chi

Ban đầu, dự định của tôi là vào công ty Nhật Bản ở Hải Phòng làm công việc phiên dịch tiếng Nhật. Ở Hải Phòng, tôi vào học tại trung tâm tiếng Nhật mà hồi đó anh rể tôi đang làm việc. Đây cũng chính là trung tâm tiếng Nhật mà Lan Anh theo học. Sau khi học tập ở đây nửa năm, cũng giống Lan Anh, để theo học vợ chồng thầy Shinoda, từ tháng 10/2018 tôi chuyển sang trung tâm tiếng Nhật Nam Định và học tập ở đây 14 tháng.

Lễ hội ở Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định〈Tháng 4/2019〉

【Thông tin từ ban biên tập】

Tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định, học sinh học tập từ 1 năm rưỡi đến 2 năm, sau khi đạt trình độ N3 thì mới sang Nhật. Trung tâm còn gợi ý lộ trình sau khi thực tập kỹ năng xong về nước, quay trở lại Nhật để du học và chính thức đi làm. Những nơi thực tập mà trung tâm giới thiệu cho học sinh đều được chọn lựa sau khi giáo viên của trung tâm sang tận nơi để tìm hiểu về mức lương cũng như môi trường làm việc. Trung tâm chỉ nhờ công ty phái cử làm thủ tục, còn mức phí thì chỉ thu đúng theo mức nhà nước quy định.

*Thông tin liên lạc với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định: namdinhgakko@yahoo.com.vn

Ngoài thời gian lên lớp, mỗi ngày còn học thêm 6 tiếng

――Xin các chị chia sẻ thêm về Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định.

● Chị Lan Anh

Ở trung tâm, học sinh chỉ lên lớp học buổi sáng, còn hằng ngày phải tự học trong lớp (làm bài tập và ôn luyện). Tôi thường học từ 1h30 đến 4h30 chiều, tập thể dục, đi chợ, nấu nướng, sau khi ăn tối xong lại trở về lớp học và học tiếp từ 7h đến 10h tối. Vì tất cả các bạn khác đều cố gắng nên tôi cũng phải nỗ lực. Học phí mỗi tháng chỉ 2 triệu đồng, nhưng sau khi tôi được chọn đi thực tập tại viện dưỡng lão Shinkoen thì viện dưỡng lão đã trả giúp cho tôi toàn bộ khoản học phí này.

Đi tham quan để thay đổi không khí với các bạn học cùng Trung tâm Nam Định〈Tỉnh Ninh Bình năm 2019〉

● Chị Chi

Tôi cũng bị cuốn theo guồng học tập của các bạn. Tuy nhiên, cứ 2 tuần một lần, vào buổi chiều thứ Sáu, tôi lại lên xe buýt về Hải Phòng thăm con trai đang gửi ông bà ở quê rồi chiều Chủ Nhật lại trở về trường. Đi xe buýt từ Nam Định về Hải Phòng mất khoảng 2 ~ 3 tiếng đồng hồ.

● Chị Lan Anh và chị Chi

Sau khi sang Nhật, chúng tôi vẫn nhận được liên lạc từ thầy Lợi - hiệu trưởng của trung tâm và thầy Shinoda. Cứ khoảng 2 tháng một lần, chúng tôi lại báo cáo tình hình cho trường một lần và lần nào cũng nhận được hồi đáp.

Tự học trong phòng học tại trung tâm Nam Định〈Năm 2019〉

Lý do lựa chọn ngành hộ lý

――Lý do lựa chọn ngành hộ lý của hai chị là gì?

● Chị Lan Anh

Trước đây tôi vẫn nghe nói “công việc hộ lý vất vả lắm”, nhưng khi người của viện dưỡng lão Shinkoen đến trung tâm Nam Định và vừa cho chúng tôi xem hình ảnh vừa giải thích về nội dung công việc, tôi cảm thấy bản thân mình có thể làm được công việc này. Họ còn về tận nhà gặp cha mẹ tôi để giải thích nên cha mẹ tôi cũng yên tâm. Trong tương lai, ở Việt Nam chắc cũng sẽ xảy ra tình trạng già hoá dân số nên tôi nghĩ rằng cứ tích luỹ kinh nghiệm ở Nhật Bản, sau này ắt sẽ có ích ở trong nước.

Ngồi chờ bay sang Nhật tại sân bay ở Hà Nội〈Tháng 2/2020〉

● Chị Chi

Ban đầu tôi định ở lại Việt Nam, nhưng do tất cả bạn bè tôi đều sang Nhật nên tôi định sẽ chỉ sang Nhật 3 năm để thực tập kỹ năng. Khi trao đổi với thầy hiệu trưởng, thầy bảo tôi: “Giả sử có đi làm tại nhà máy chế biến thực phẩm trong 3 năm, đến khi về nước cũng khó mà tìm được công việc tốt. Nếu đi theo ngành hộ lý, sau khi thực tập kỹ năng 3 năm xong có thể làm việc tiếp 5 năm nữa theo chế độ kỹ năng đặc định. Trong khoảng thời gian đó, nếu lấy được chứng chỉ cấp quốc gia thì có thể tìm được công việc mình thích ở Nhật Bản, thậm chí còn có thể đưa con sang Nhật nữa”. Vì vậy, tôi đã quyết định chọn ngành này.

Buổi liên hoan cùng thầy hiệu trưởng sau khi chọn được nơi thực tập〈Nam Định tháng 8/2019〉

Công việc ở viện dưỡng lão

――Công việc chăm sóc người cao tuổi có vất vả không?

● Chị Lan Anh

Ở tầng mà tôi đảm nhiệm có hơn 20 cụ già, chủ yếu ở độ tuổi 80. Có nhiều cụ cần được trợ giúp khi ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, nhưng mỗi lần các cụ ông cụ bà được ăn món ngon thì đều tỏ ra rất thích thú. Mỗi tuần các cụ đi tắm 2 lần, khi được ngâm người vào nước ấm, các cụ lại cười mãn nguyện. Được thấy gương mặt tươi cười của các cụ trong viện dưỡng lão, bản thân tôi cũng thấy vui. Ngay cả chuyện thay tã giấy, hồi đầu tôi cũng không thích, nhưng khi đã quen thì cũng thấy bình thường. Bây giờ tôi thấy rất yêu công việc này.

● Chị Chi

Tôi có vóc người nhỏ nên trước đây cũng lo lắng không biết có làm được công việc chăm sóc người già hay không. Tuy nhiên, việc đưa các cụ đi tắm hay lên giường đều có máy móc bằng điện hỗ trợ nêu hầu như không phải dùng sức. Chỉ có lúc đỡ các cụ từ giường ngồi vào xe lăn là vất vả, nhưng bây giờ sức của tôi cũng đã cải thiện nên việc này trở nên nhẹ nhàng. Tôi cảm thấy rất quý các cụ ông cụ bà ở viện dưỡng lão nên khi các cụ vui vẻ thì tôi cũng thực sự vui sướng. Nghĩ rằng việc giao tiếp với các cụ là rất quan trọng nên tôi thường xuyên cất lời trò chuyện với các cụ, nhìn vào mắt các cụ và theo dõi phản ứng. Công việc cần trò chuyện thường xuyên rất hợp với tôi nên ngày nào tôi cũng cảm thấy vui vẻ.

Môi trường làm việc

――Các chị có giao lưu với người Nhật cùng chỗ làm không?

● Chị Lan Anh

Các sempai của tôi có độ tuổi từ 29 ~ 60, tôi là người ít tuổi nhất. Tất cả mọi người đều rất tốt bụng. Mỗi khi tôi có vẻ mệt mỏi, mọi người lại chủ động hỏi thăm “có sao không?”. Tôi thường xuyên được các sempai cho bánh kẹo nên tôi mang về nhà ăn. Khi tôi hỏi anh sempai chỗ mua bàn trang điểm và đèn, sempai đã dành ngày nghỉ để chở tôi bằng ô tô đến cửa hàng ở xa để mua. Tôi cũng hay trò chuyện với các sempai nữ sàn sàn tuổi. Hôm tôi và chị Chi có ngày nghỉ trùng nhau, phó giám đốc viện dưỡng lão còn lái xe ô tô chở chúng tôi đi chơi ruộng hoa hướng dương.

Ngày nghỉ, được phó giám đốc viện dưỡng lão chở đi chơi cùng chị Chi〈Tháng 7/2020〉

Con trai ở quê

――Không được gặp con trai, chắc chị buồn lắm nhỉ?

● Chị Chi

Con trai thứ hai của tôi tháng 9/2020 đã bắt đầu đi học tiểu học. Hằng ngày, tôi vẫn nói chuyện với con qua phần mềm Messenger trên điện thoại (phần mềm gọi điện thoại video miễn phí). Bài tập đã làm xong chưa, ở trường có chuyện gì không, bữa tối ăn món gì v.v… cứ như thế, mỗi ngày mẹ con chúng tôi trò chuyện từ 30 đến 60 phút. Quan hệ giữa tôi và mẹ chồng cũ đến bây giờ vẫn tốt đẹp nên thỉnh thoảng tôi cũng được nói chuyện với con trai lớn (năm nay học lớp 3) đang ở bên nhà bố mẹ chồng.

Chụp cùng 2 con〈Hà Giang năm 2019〉

Học tiếng Nhật

――Các chị vẫn tiếp tục học tiếng Nhật chứ?

● Chị Lan Anh

Tôi đã có chứng chỉ JLPT N3, trước khi đi Nhật từng thi thử trình độ N2 và đạt điểm đỗ. Hiện nay, giáo viên của tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận Trung tâm hỗ trợ người châu Á ở Kobe (Asia no Wa), do viện dưỡng lão Shinkoen ký hợp đồng mời về giảng dạy, mỗi tuần 1 lần đến viện để dạy tiếng Nhật cho chúng tôi. Ngày nghỉ, tôi dành ra 3 tiếng đồng hồ để học. Tôi học bằng sách giáo khoa do Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản Nam Định tự soạn và xem các kênh YouTube dạy tiếng Nhật như “Minna no kaigo” hoặc “Dũng Mori”. Ngoài ra, hằng ngày tôi trò chuyện rất nhiều ở chỗ làm, mỗi khi có từ không hiểu hoặc nhầm lẫn, tôi lại được các sempai hoặc các cụ ở viện dưỡng lão sửa giúp cho ngay.

Giờ học với giáo viên của “Asia no wa”〈Tháng 8/2020〉

● Chị Chi

Tôi cũng đã có chứng chỉ N3. Ngoài việc trò chuyện thật nhiều ở chỗ làm, mỗi ngày tôi dành ra 2 tiếng để học. Tôi còn tham gia nhóm học tiếng Nhật của người Việt trên Facebook và theo học lớp học trực tuyến miễn phí của tổ chức pháp nhân phi lợi nhuận “Lotus Works”. Mỗi tuần 1 lần, giáo viên tình nguyện người Nhật lại giảng cho tôi ngữ pháp hoặc chữ Hán qua Skype (mỗi buổi từ 30 ~ 60 phút). Giáo viên còn cho bài tập, chấm điểm và chữa bài cho tôi nữa.

Vở học với giáo viên của Lotus Works

Cuộc sống ở Nhật Bản

――Cuộc sống của các chị ở Nhật Bản có thuận lợi không?

● Chị Lan Anh

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 không thể đi chơi xa nên tôi chỉ có thể cùng chị Chi đi chơi ở các khu phố nhộn nhịp của Kobe. Siêu thị gần nhà đi bộ mất khoảng 15 phút thôi, nhưng khi đi mua sắm những đồ như quần áo thì tôi đến siêu thị lớn bằng xe buýt. Tôi định khi nào dịch bệnh lắng xuống sẽ đi thăm bạn bè người Việt ở khắp các nơi trên đất Nhật và anh trai đang thực tập kỹ năng ở tỉnh Wakayama.

Mua được bánh mì ở khu phố nhộn nhịp của Kobe〈Tháng 7/2020〉

● Chị Chi

Ngày nghỉ, tôi thường nấu ăn, đi mua sắm, hoặc học tiếng Nhật lâu hơn ngày thường. Những ngày nghỉ trùng với lịch nghỉ của Lan Anh, chúng tôi cùng nhau đi mua sắm hoặc đi chơi. Ngoài ra, những hôm về nhà sớm, tôi lại đi dạo ở gần nhà trong hơn 30 phút. Khi nào dịch COVID-19 lắng xuống, tôi muốn đi thăm quan các nơi như chùa vàng (Kinkakuji) ở Kyoto và thăm bạn bè người Việt ở các nơi khác.

Ngày nghỉ, 2 người cùng nhau ăn thịt nướng trong ký túc xá

Sổ tay chi tiêu của tôi (bình quân 1 tháng)

※ Tỷ giá 100 yên = 22.012 VND (tỷ giá ngày 28/9/2020)

Lương về tay (Bình quân mỗi tháng 125.000 yên)
Lương về tay

125.000 yên

※ Đây là khoản tiền nhận được sau khi đã trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội và tiền kí túc xá.

※ Trong số tiền khấu trừ, tiền kí túc xá là 22.000 yên (đã bao gồm tiền điện, nước, ga, căn hộ 3 phòng ngủ)

Chi tiêu (tổng cộng khoảng 25.000 ~ 34.000 yên)
Wifi

4.000 yên

※ Pocket wifi (wifi cầm tay)

Tiền ăn

15.000 ~ 20.000 yên

※ Chủ yếu là tự nấu

Chi phí lặt vặt, chi phí đi lại

6.000 ~ 11.000 yên

※ Quần áo, chi phí đi lại, thỉnh thoảng ăn ngoài

Tiền dư ra・Tiết kiệm được (bình quân 90.000 ~ 100.000 yên)
Tiền dư ra

90.000 ~ 100.000 yên

※ Khoản tiền chênh lệch này gửi về gia đình. Sau này, khi được làm đêm thì tiền lương sẽ tăng lên và gửi được nhiều tiền về nhà hơn

Tại sảnh viện dưỡng lão

Phòng trưng bày ở viện dưỡng lão