Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

thumbai_by_dz
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Hoàng Thị Huệ
  • Năm 2015Tốt nghiệp trường THPT Mỹ Lộc
  • Năm 2016Đăng kí đi thực tập kĩ năng với công ty phái cử〈Hà Nội〉
  • Năm 2017Đến Nhật → Đi tập huấn → Thực tập kĩ năng〈Tỉnh Aichi〉
  • Năm 2020Kéo dài thời gian lưu trú do chưa thể về nước〈Tỉnh Aichi〉

〈Sinh năm 1997, quê ở Nam Định〉

Sau khi Huệ sang Nhật để thực tập kĩ năng, công việc mà Huệ làm khác với công việc mà công ty phái cử đã giới thiệu. Dù vậy, Huệ luôn suy nghĩ tích cực, cố gắng học tiếng Nhật mỗi ngày, Huệ đã có thêm nhiều bạn bè ở nơi làm việc và cả bạn bè ở ngoài nữa. Chúng ta cùng nhìn lại cuộc sống đầy màu sắc ở Nhật Bản của Huệ nhé.

Quyết tâm đi Nhật do chịu ảnh hưởng của bạn bè

Các bạn cùng công ty phái cử〈Ở Hà Nội năm 2017〉

Tôi là con thứ 4 trong gia đình có 5 chị em, bố mẹ tôi là tiểu nông. Sau khi tôi tốt nghiệp Trung học phổ thông (cấp 3), tôi đã từng làm ở siêu thị, nhà hàng nhưng đều không làm lâu dài. Lúc đó, có hơn 10 bạn cấp 3 của tôi đi thực tập kĩ năng hay đi du học ở Nhật, khi nói chuyện qua điện thoại với các bạn nữ ấy, dần dần tôi cũng muốn đi Nhật.

Trong số các bạn của tôi cũng có bạn là du học sinh nhưng có 1 bạn đã làm thêm quá số giờ quy định để kiếm tiền trả tiền học phí, bạn ấy đã không thể gia hạn thời gian lưu trú, vì có sự việc như vậy nên tôi chọn thực tập kĩ năng. Thời gian đầu ở Nhật, tôi không biết cách nấu ăn, lúc nào tôi cũng gọi video về nhà hỏi bố mẹ rồi nấu. Hơn nữa, sau khi tôi về kí túc xá, ăn cơm với bạn cùng khóa xong, tôi về phòng ngủ và chỉ có một mình nên lại thấy cô đơn, tôi thường gọi điện thoại nói chuyện với bố mẹ.

Số tiền trả cho công ty phái cử

・Công ty phái cử thực tập kĩ năng…công ty phái cử mà bạn của chị gái đã đi qua

・Số tiền phải trả cho công ty phái cử… tổng cộng là 6,000 USD (trả bằng Đô la). Ngoài phí dịch vụ thì đã bao gồm cả tiền học tiếng Nhật, tiền kí túc xá, tiền đồng phục. Số tiền ban đầu này là từ khoản tiền tiết kiệm của bố mẹ và các chị của tôi.

・Có vài người đi cùng đợt phải trả số tiền cao hơn 500 USD so với tôi. Tôi nghĩ rằng công ty phái cử phải trả phí môi giới cho người môi giới.

Tôi đăng kí đi qua công ty này vào tháng 12 năm 2016, tôi đã đỗ phỏng vấn ở lần thứ hai. Có khoảng 10 người cùng phỏng vấn với tôi thì trong đó có 3 người (bao gồm cả tôi) đã đỗ, họ quyết định là chúng tôi sẽ ở cùng nhau trong kí túc xá của nơi thực tập. Sau khi đỗ phỏng vấn, tôi vào kí túc xá của công ty phái cử, học tiếng Nhật ở trung tâm tiếng Nhật trong khoảng 4 tháng.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Chi phí sẽ khác nhau tùy vào công ty phái cử. Không phải cứ phí cao là lương bên Nhật cũng sẽ cao.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, phí dịch vụ phải trả cho công ty phái cử không quá 3600 USD / hợp đồng 3 năm.

・Phí môi giới là khoản phí trái với quy định.

・Không nên chỉ tin vào lời giới thiệu của người quen, tự bản thân mình cũng phải tìm công ty phái cử. Bạn cũng có thể sẽ tiết kiệm được vài nghìn đô la. 〈Tham khảo〉Phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào

Công việc thực tế khác với công việc được giới thiệu

Tôi sang Nhật vào tháng 4 năm 2017, từ tháng 5, tôi bắt đầu thực tập kĩ năng ở một nhà máy chế biến thủy sản ở Aichi. Công việc của tôi là làm cá thu đao nướng, cá mòi kho gừng v.v. Tôi giã đông cá rồi kho hoặc nướng. Cũng có lúc tôi phải mang cá từ kho đông lạnh ra rồi cắt đầu cá. Khi mang cá đông lạnh trong giỏ ra, nó rất nặng.

Tôi đã được công ty phái cử giới thiệu “việc làm sushi” nhưng sau khi đến Nhật thì hoàn toàn không phải như vậy. Vào ngày đầu tiên, tôi nhận ra mình đã bị lừa, tôi trở về kí túc xá rồi gọi điện thoại cho mẹ, tôi rất hối hận và cả 2 mẹ con cùng khóc. Ngày hôm sau, tôi cùng hai bạn còn lại gọi điện cho công ty phái cử, nhưng một chị phụ trách trẻ tuổi không những không xin lỗi mà chỉ trả lời “Ơ, nội dung công việc khác à? Nhưng thôi, em đi Nhật rồi thì em cố gắng làm việc nhé”. Tôi đã bỏ ra 6,000 USD để đến Nhật, tới lúc này rồi tôi không thể về Việt Nam. Tôi đành thôi và chỉ còn cách là làm việc.

Khoản tiền gửi về Việt Nam

Có hơn 30 người làm việc trong nhà máy. Trong đó có 11 người Việt Nam (có 3 người tiền bối (sempai) là kỹ năng đặc định), hai bạn cùng đi với tôi đã chuyển sang công ty khác theo chế độ kỹ năng đặc định vào năm 2020. Có rất nhiều trường hợp phải chuyển từ thực tập sinh sang kỹ năng đặc định vì không thể về nước do ảnh hưởng của Corona dù đã kết thúc thực tập kĩ năng. Có nhiều công ty hỗ trợ đăng ký kỹ năng đặc định v.v. đang đăng tin tìm người kỹ năng đặc định trên các trang Facebook dành cho người Việt.

Lương của tôi có chênh lệch lớn khi tăng ca nhiều và tăng ca ít, lương về tay tháng 9 năm 2020 là 125,000 yên (khoảng 27,226,000 VND), tháng 10 khoảng 165,000 yên nhưng tháng 7 thì chỉ khoảng 89,000 yên. Ngoài lương cố định, lương làm thêm giờ không đều nên lương tháng về tay tháng nhiều tháng ít là lý do hai bạn cùng làm với tôi chuyển sang công ty khác. Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng vào tháng 4 năm 2020, tôi đã rất muốn về nước nhưng vì Corona nên việc về nước khá khó khăn, tôi được kéo dài thời gian lưu trú, bây giờ tôi vẫn đang làm việc. Nhờ vậy, cho đến nay tôi đã gửi về Việt Nam khoảng 320 vạn yên (khoảng 696,854,000 VND).

Cuộc sống ở Nhật Bản

Tham gia tour đi bằng ô tô có kèm hướng dẫn du lịch bằng tiếng Việt〈Ở thành phố Hida tỉnh Gifu năm 2020〉

Đi xe đạp từ công ty về đến kí túc xá (khu trọ) mất hơn 20 phút. Hiện nay ở đó có 7 người Việt sống ở 3 khu nhà khác nhau. Phòng ngủ thì mỗi người 1 phòng, nồi cơm và tủ lạnh cũng chia riêng từng người. Tiền kí túc xá khoảng 27,700 yên (cố định), bao gồm tiền nước, tiền điện, tiền ga và cả tiền Wifi.

Cho đến nay thì tôi đã dùng các kì nghỉ dài ngày như nghỉ cuối năm để đi du lịch Tokyo, Yokohama, Osaka, Kobe, Kyoto v.v. Tôi được ở nhờ nhà bạn người Việt, cũng có lúc tôi ở khách sạn.

Bảng thu nhập và chi tiêu(Trung bình 1 tháng)

※100 yên=21,770 VND(Thời điểm 19/12/2021)
Lương về tay(Trung bình khoảng 110,000 yên)
Lương về tay

85,000 yên ~ 190,000 yên

※Khoản tiền nhận được sau khi trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Tiền kí túc xá là 27,700 yên (bao gồm tiền nước, tiền điện, tiền ga, tiền wifi)

Chi tiêu (Trung bình khoảng 45,000 yên)
Tiền ăn

20,000 yên

※Tự nấu

Tạp phí

25,000 yên

※Tiền đi lại, tiền ăn ở ngoài, tiền quần áo, tiền mua đồ lặt vặt v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (40,000 yên ~145,000 yên)

Những mối quan hệ tốt ở nơi làm việc

Mua yukata cũ rồi đi ngắm pháo hoa cùng các bạn đồng nghiệp〈Ở tỉnh Aichi năm 2019〉

Tôi rất thân thiết với những bạn người Việt ở cùng chỗ làm. Vào ngày sinh nhật của một ai đó, chúng tôi cùng ăn bánh sinh nhật để chúc mừng. Vào cuối tuần thì chúng tôi cùng đi Nagoya, đi ngắm hoa anh đào, ngắm pháo hoa, vào kì nghỉ dài thì đi du lịch. Ngoài ra, ở kí túc xá cũng thường tổ chức ăn liên hoan, cũng có lúc chúng tôi rủ cả các em nam thực tập sinh vào sau (kohai) hay các bạn làm cùng người Nepal.

Ngắm hoa anh đào cùng các bạn đồng nghiệp〈Năm 2019〉

Liên hoan tại phòng mình cùng các bạn đồng nghiệp〈Năm 2019〉

Có nhiều bạn bè ở ngoài nơi làm việc

Bữa tiệc của “Hội đồng hương Nam Định tại Aichi - Nhật Bản”〈Tại thành phố Nagoya năm 2019〉

Tôi đi Nagoya 4,5 lần một tháng. Thành phố Nagoya thuộc tỉnh Aichi là một trong những thành phố lớn của Nhật Bản. Ở tỉnh Aichi và vùng lân cận có nhiều thực tập sinh và du học sinh Việt Nam, tôi có nhiều bạn để cùng nhau đi chơi. Chẳng hạn như, các bạn cùng công ty phái cử với tôi làm việc ở tỉnh Aichi hoặc vùng lân cận, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau rồi cùng ăn uống hoặc đi thăm quan rất vui vẻ. Nếu chỉ tính ở tỉnh Aichi thì các bạn học cấp 3 của tôi cũng có khoảng 10 người. Tôi cùng nhóm bạn này đi xem hoa anh đào, đi xem bóng đá của nhóm người Việt thi đấu. Ngoài ra, cũng có nhóm Facebook “Hội đồng hương Nam Định tại Aichi - Nhật Bản”, những bạn quê Nam Định ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản gần như tháng nào cũng tập trung về Nagoya.

Học tập mỗi ngày, có được bằng N3

Hái nho cùng các bạn người Việt và người Nhật〈Tại tỉnh Aichi năm 2019〉

Thời gian đầu ở Nhật, tôi hầu như không hiểu được những chỉ thị trong công việc bằng tiếng Nhật nhưng tôi đã được các anh chị đi trước (sempai) hỗ trợ. Tôi nghĩ rằng không thể cứ để như thế mãi được, tôi cố gắng học tiếng Nhật mỗi ngày 1-2 tiếng. Hơn nữa, từ năm thứ 2, tôi tham gia lớp học online miễn phí của Lotus Works (tổ chức phi lợi nhuận NPO). Tôi được các giáo viên tình nguyện người Nhật dạy cho ngữ pháp, kanji v.v. thông qua Skype. Tôi cũng được giao bài tập về nhà rồi sau đó các thầy cô chữa bài cho tôi.

Lotus Works

Sau hơn 2 năm sang Nhật, tôi đã có bằng N3. Bây giờ, vào thời gian nghỉ trưa, tôi nói chuyện phiếm với các chị người Nhật ở nơi làm việc, khi đi chơi cùng các bạn người Việt thì tôi cũng có rủ các bạn người Nhật đi cùng.

Cuộc sống ở Nhật Bản đầy niềm vui

Sau khi sang Nhật, đi xem bóng đá cùng nhóm bạn người Việt〈Tại tỉnh Aichi năm 2019〉

Tôi đã có thể giao lưu cùng nhiều nhóm bạn người Việt Nam, người Nhật và đã trải qua những năm tháng đầy quý giá ở Nhật như thế đấy. Tôi nghĩ việc tôi có thể giao tiếp được với người Nhật ở nơi làm việc, cũng như thân thiết với những người bạn cùng nơi làm việc là những việc lớn nhất mà tôi có được. Còn khoảng 3 tháng nữa là hết thời gian lưu trú, tôi sẽ tiếp tục tận hưởng cuộc sống ở Nhật. Ước mơ của tôi là sau khi về Việt Nam có thể mở một cửa hàng thời trang.

Gặp gỡ sempai số này

Hoàng Thị Huệ
  • Năm 2015Tốt nghiệp trường THPT Mỹ Lộc
  • Năm 2016Đăng kí đi thực tập kĩ năng với công ty phái cử〈Hà Nội〉
  • Năm 2017Đến Nhật → Đi tập huấn → Thực tập kĩ năng〈Aichi〉
  • Năm 2020Kéo dài thời gian lưu trú do chưa thể về nước〈Aichi〉

〈Sinh năm 1997, quê ở Nam Định〉

Sau khi Huệ sang Nhật để thực tập kĩ năng, công việc mà Huệ làm khác với công việc mà công ty phái cử đã giới thiệu. Dù vậy, Huệ luôn suy nghĩ tích cực, cố gắng học tiếng Nhật mỗi ngày, Huệ đã có thêm nhiều bạn bè ở nơi làm việc và cả bạn bè ở ngoài nữa. Chúng ta cùng nhìn lại cuộc sống đầy màu sắc ở Nhật Bản của Huệ nhé. 。

Quyết tâm đi Nhật do chịu ảnh hưởng của bạn bè

Tôi là con thứ 4 trong gia đình có 5 chị em, bố mẹ tôi là tiểu nông. Sau khi tôi tốt nghiệp Trung học phổ thông (cấp 3), tôi đã từng làm ở siêu thị, nhà hàng nhưng đều không làm lâu dài. Lúc đó, có hơn 10 bạn cấp 3 của tôi đi thực tập kĩ năng hay đi du học ở Nhật, khi nói chuyện qua điện thoại với các bạn nữ ấy, dần dần tôi cũng muốn đi Nhật.

Trong số các bạn của tôi cũng có bạn là du học sinh nhưng có 1 bạn đã làm thêm quá số giờ quy định để kiếm tiền trả tiền học phí, bạn ấy đã không thể gia hạn thời gian lưu trú, vì có sự việc như vậy nên tôi chọn thực tập kĩ năng. Thời gian đầu ở Nhật, tôi không biết cách nấu ăn, lúc nào tôi cũng gọi video về nhà hỏi bố mẹ rồi nấu. Hơn nữa, sau khi tôi về kí túc xá, ăn cơm với bạn cùng khóa xong, tôi về phòng ngủ và chỉ có một mình nên lại thấy cô đơn, tôi thường gọi điện thoại nói chuyện với bố mẹ.

Các bạn cùng công ty phái cử〈Ở Hà Nội năm 2017〉

Số tiền trả cho công ty phái cử

・Công ty phái cử thực tập kĩ năng…công ty phái cử mà bạn của chị gái đã đi qua ・Số tiền phải trả cho công ty phái cử… tổng cộng là 6,000 USD (trả bằng Đô la). Ngoài phí dịch vụ thì đã bao gồm cả tiền học tiếng Nhật, tiền kí túc xá, tiền đồng phục. Số tiền ban đầu này là từ khoản tiền tiết kiệm của bố mẹ và các chị của tôi.

・Có vài người đi cùng đợt phải trả số tiền cao hơn 500 USD so với tôi. Tôi nghĩ rằng công ty phái cử phải trả phí môi giới cho người môi giới.

Tôi đăng kí đi qua công ty này vào tháng 12 năm 2016, tôi đã đỗ phỏng vấn ở lần thứ hai. Có khoảng 10 người cùng phỏng vấn với tôi thì trong đó có 3 người (bao gồm cả tôi) đã đỗ, họ quyết định là chúng tôi sẽ ở cùng nhau trong kí túc xá của nơi thực tập. Sau khi đỗ phỏng vấn, tôi vào kí túc xá của công ty phái cử, học tiếng Nhật ở trung tâm tiếng Nhật trong khoảng 4 tháng.

【Lời khuyên từ ban biên tập】

・Chi phí sẽ khác nhau tùy vào công ty phái cử. Không phải cứ phí cao là lương bên Nhật cũng sẽ cao.

・Theo quy định của Chính phủ Việt Nam, phí dịch vụ phải trả cho công ty phái cử không quá 3600 USD / hợp đồng 3 năm.

・Phí môi giới là khoản phí trái với quy định.

・Không nên chỉ tin vào lời giới thiệu của người quen, tự bản thân mình cũng phải tìm công ty phái cử. Bạn cũng có thể sẽ tiết kiệm được vài nghìn đô la. 〈Tham khảo〉Phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào

Công việc thực tế khác với công việc được giới thiệu

Tôi sang Nhật vào tháng 4 năm 2017, từ tháng 5, tôi bắt đầu thực tập kĩ năng ở một nhà máy chế biến thủy sản ở Aichi. Công việc của tôi là làm cá thu đao nướng, cá mòi kho gừng v.v. Tôi giã đông cá rồi kho hoặc nướng. Cũng có lúc tôi phải mang cá từ kho đông lạnh ra rồi cắt đầu cá. Khi mang cá đông lạnh trong giỏ ra, nó rất nặng.

Tôi đã được công ty phái cử giới thiệu “việc làm sushi” nhưng sau khi đến Nhật thì hoàn toàn không phải như vậy. Vào ngày đầu tiên, tôi nhận ra mình đã bị lừa, tôi trở về kí túc xá rồi gọi điện thoại cho mẹ, tôi rất hối hận và cả 2 mẹ con cùng khóc. Ngày hôm sau, tôi cùng hai bạn còn lại gọi điện cho công ty phái cử, nhưng một chị phụ trách trẻ tuổi không những không xin lỗi mà chỉ trả lời “Ơ, nội dung công việc khác à? Nhưng thôi, em đi Nhật rồi thì em cố gắng làm việc nhé”. Tôi đã bỏ ra 6,000 USD để đến Nhật, tới lúc này rồi tôi không thể về Việt Nam. Tôi đành thôi và chỉ còn cách là làm việc.

Khoản tiền gửi về Việt Nam

Có hơn 30 người làm việc trong nhà máy. Trong đó có 11 người Việt Nam (có 3 người tiền bối (sempai) là kỹ năng đặc định), hai bạn cùng đi với tôi đã chuyển sang công ty khác theo chế độ kỹ năng đặc định vào năm 2020. Có rất nhiều trường hợp phải chuyển từ thực tập sinh sang kỹ năng đặc định vì không thể về nước do ảnh hưởng của Corona dù đã kết thúc thực tập kĩ năng. Có nhiều công ty hỗ trợ đăng ký kỹ năng đặc định v.v. đang đăng tin tìm người kỹ năng đặc định trên các trang Facebook dành cho người Việt.

Lương của tôi có chênh lệch lớn khi tăng ca nhiều và tăng ca ít, lương về tay tháng 9 năm 2020 là 125,000 yên (khoảng 27,226,000 VND), tháng 10 khoảng 165,000 yên nhưng tháng 7 thì chỉ khoảng 89,000 yên. Ngoài lương cố định, lương làm thêm giờ không đều nên lương tháng về tay tháng nhiều tháng ít là lý do hai bạn cùng làm với tôi chuyển sang công ty khác. Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng vào tháng 4 năm 2020, tôi đã rất muốn về nước nhưng vì Corona nên việc về nước khá khó khăn, tôi được kéo dài thời gian lưu trú, bây giờ tôi vẫn đang làm việc. Nhờ vậy, cho đến nay tôi đã gửi về Việt Nam khoảng 320 vạn yên (khoảng 696,854,000 VND).

Cuộc sống ở Nhật Bản

Đi xe đạp từ công ty về đến kí túc xá (khu trọ) mất hơn 20 phút. Hiện nay ở đó có 7 người Việt sống ở 3 khu nhà khác nhau. Phòng ngủ thì mỗi người 1 phòng, nồi cơm và tủ lạnh cũng chia riêng từng người. Tiền kí túc xá khoảng 27,700 yên (cố định), bao gồm tiền nước, tiền điện, tiền ga và cả tiền Wifi.

Cho đến nay thì tôi đã dùng các kì nghỉ dài ngày như nghỉ cuối năm để đi du lịch Tokyo, Yokohama, Osaka, Kobe, Kyoto v.v. Tôi được ở nhờ nhà bạn người Việt, cũng có lúc tôi ở khách sạn.

Tham gia tour đi bằng ô tô có kèm hướng dẫn du lịch bằng tiếng Việt〈Ở thành phố Hida tỉnh Gifu năm 2020〉

Bảng thu nhập và chi tiêu(Trung bình 1 tháng)

※100 yên=21,770 VND(Thời điểm 19/12/2021)
Lương về tay(Trung bình khoảng 110,000 yên)
Lương về tay

85,000 yên ~ 190,000 yên

※Khoản tiền nhận được sau khi trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội, tiền kí túc xá

※Tiền kí túc xá là 27,700 yên (bao gồm tiền nước, tiền điện, tiền ga, tiền wifi)

Chi tiêu (Trung bình khoảng 45,000 yên)
Tiền ăn

20,000 yên

※Tự nấu

Tạp phí

25,000 yên

※Tiền đi lại, tiền ăn ở ngoài, tiền quần áo, tiền mua đồ lặt vặt v.v.

Tiền dư, tiết kiệm hàng tháng (40,000 yên ~145,000 yên)

Những mối quan hệ tốt ở nơi làm việc

Tôi rất thân thiết với những bạn người Việt ở cùng chỗ làm. Vào ngày sinh nhật của một ai đó, chúng tôi cùng ăn bánh sinh nhật để chúc mừng. Vào cuối tuần thì chúng tôi cùng đi Nagoya, đi ngắm hoa anh đào, ngắm pháo hoa, vào kì nghỉ dài thì đi du lịch. Ngoài ra, ở kí túc xá cũng thường tổ chức ăn liên hoan, cũng có lúc chúng tôi rủ cả các em nam thực tập sinh vào sau (kohai) hay các bạn làm cùng người Nepal.

Mua yukata cũ rồi đi ngắm pháo hoa cùng các bạn đồng nghiệp〈Ở tỉnh Aichi năm 2019〉

Ngắm hoa anh đào cùng các bạn đồng nghiệp〈Năm 2019〉

Liên hoan tại phòng mình cùng các bạn đồng nghiệp〈Năm 2019〉

Có nhiều bạn bè ở ngoài nơi làm việc

Tôi đi Nagoya 4,5 lần một tháng. Thành phố Nagoya thuộc tỉnh Aichi là một trong những thành phố lớn của Nhật Bản. Ở tỉnh Aichi và vùng lân cận có nhiều thực tập sinh và du học sinh Việt Nam, tôi có nhiều bạn để cùng nhau đi chơi. Chẳng hạn như, các bạn cùng công ty phái cử với tôi làm việc ở tỉnh Aichi hoặc vùng lân cận, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau rồi cùng ăn uống hoặc đi thăm quan rất vui vẻ. Nếu chỉ tính ở tỉnh Aichi thì các bạn học cấp 3 của tôi cũng có khoảng 10 người. Tôi cùng nhóm bạn này đi xem hoa anh đào, đi xem bóng đá của nhóm người Việt thi đấu. Ngoài ra, cũng có nhóm Facebook “Hội đồng hương Nam Định tại Aichi - Nhật Bản”, những bạn quê Nam Định ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản gần như tháng nào cũng tập trung về Nagoya.

Bữa tiệc của “Hội đồng hương Nam Định tại Aichi - Nhật Bản”〈Tại thành phố Nagoya năm 2019〉

Học tập mỗi ngày, có được bằng N3

Thời gian đầu ở Nhật, tôi hầu như không hiểu được những chỉ thị trong công việc bằng tiếng Nhật nhưng tôi đã được các anh chị đi trước (sempai) hỗ trợ. Tôi nghĩ rằng không thể cứ để như thế mãi được, tôi cố gắng học tiếng Nhật mỗi ngày 1-2 tiếng. Hơn nữa, từ năm thứ 2, tôi tham gia lớp học online miễn phí của Lotus Works (tổ chức phi lợi nhuận NPO). Tôi được các giáo viên tình nguyện người Nhật dạy cho ngữ pháp, kanji v.v. thông qua Skype. Tôi cũng được giao bài tập về nhà rồi sau đó các thầy cô chữa bài cho tôi.

Lotus Works

 

Sau hơn 2 năm sang Nhật, tôi đã có bằng N3. Bây giờ, vào thời gian nghỉ trưa, tôi nói chuyện phiếm với các chị người Nhật ở nơi làm việc, khi đi chơi cùng các bạn người Việt thì tôi cũng có rủ các bạn người Nhật đi cùng.

Hái nho cùng các bạn người Việt và người Nhật〈Tại tỉnh Aichi năm 2019〉

Cuộc sống ở Nhật Bản đầy niềm vui

Tôi đã có thể giao lưu cùng nhiều nhóm bạn người Việt Nam, người Nhật và đã trải qua những năm tháng đầy quý giá ở Nhật như thế đấy. Tôi nghĩ việc tôi có thể giao tiếp được với người Nhật ở nơi làm việc, cũng như thân thiết với những người bạn cùng nơi làm việc là những việc lớn nhất mà tôi có được. Còn khoảng 3 tháng nữa là hết thời gian lưu trú, tôi sẽ tiếp tục tận hưởng cuộc sống ở Nhật. Ước mơ của tôi là sau khi về Việt Nam có thể mở một cửa hàng thời trang.

Sau khi sang Nhật, đi xem bóng đá cùng nhóm bạn người Việt〈Tại tỉnh Aichi năm 2019〉