Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

thumbai_vol54_img1
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Dũng = Tên giả
  • Năm 2018 Tốt nghiệp THPT 〈Tỉnh Đồng Nai〉
  • Năm 2019 Đăng ký vào cơ quan phái cử 〈Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2020 Sang Nhật (tháng 2)→Tập huấn sau nhập cảnh
  • Năm 2020 Thực tập sinh kỹ năng ngành xây dựng 〈Tỉnh Toyama → tỉnh Kanagawa〉
  • Năm 2020 Lao động bất hợp pháp (từ tháng 7 đến tháng 10) 〈Tỉnh Nagano〉
  • Năm 2020 Sinh hoạt tại Hội hỗ trợ Nhật Việt Tomoiki 〈Tokyo〉
  • Năm 2021 Làm công việc hộ lý bán thời gian (chăm sóc người cao tuổi) 〈Tokyo〉

〈Sinh năm 1998, quê quán Đồng Nai〉

Dũng (tên nhân vật đã được thay đổi) đã bỏ trốn trong quá trình thực tập kỹ năng và làm việc bất hợp pháp tại một nông trại. Tuy nhiên, công ty giới thiệu công việc này cho Dũng đã bị cảnh sát bắt. Cuộc sống bỏ trốn khiến Dũng mệt mỏi cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, anh hối hận kể lại: “Nếu không bỏ trốn mà liên hệ với tổ chức hỗ trợ thì có lẽ đã tốt hơn”.

Khoản nợ lớn do việc kinh doanh của gia đình phá sản

Buổi tiệc mừng tết Nguyên Đán tại trung tâm Tiếng Nhật thuộc cơ quan phái cử mà tôi theo học.

Bố tôi làm nghề trồng lúa và buôn bán động cơ thuyền cỡ nhỏ tại An Giang. Tuy nhiên, khi tôi học cấp 3, công việc buôn bán động cơ bị phá sản khiến gia đình phải gánh khoản nợ khoảng 700 triệu đồng. Bố mẹ đã bán hết nhà và ruộng trả một phần nợ sau đó chuyển đến Đồng Nai để làm việc tại một xưởng gỗ do người quen giới thiệu. Tôi và anh trai ở lại ở nhà ông bà chờ sau khi cuộc sống của bố mẹ ổn định rồi vào đoàn tụ.

Đang học dở lớp 11 tôi chuyển đến Đồng Nai làm việc cùng bố mẹ 3 tháng, sau đó học lại lớp 11 vào năm học tiếp theo. Thành tích học tập trước khi chuyển trường của tôi nằm trong 1/3 danh sách khá giỏi từ trên xuống nhưng do khoản nợ lớn khiến tôi phải bỏ dở việc lên lớp. Vào thời điểm đó, người của cơ quan phái cử đã đến trường THPT và giới thiệu về chương trình thực tập sinh “ Nếu đi Nhật sẽ vừa có thể kiếm được số tiền lương mà ở Việt Nam không thể nghĩ tới và vừa có thể học được kỹ thuật bên đó”.

ÍT ĐƠN HÀNG, ỨNG TUYỂN VÀO NGÀNH KHÔNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Buổi phỏng vấn tuyển dụng lần đầu mà tôi đã trượt〈Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2019〉

Tôi muốn trở thành một thực tập sinh kỹ năng nên đã tra cứu trên mạng xem cơ quan phái cử nào đáng tin cậy. Tôi tìm kiếm với từ khóa “ Top công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín”, và đã lập ra danh sách khoảng 10 công ty, sau đó liên hệ tới từng công ty bằng cách gọi điện và đã chọn ra 1 trong số 2 công ty có điều kiện và hỗ trợ tốt nhất. Người phụ trách của công ty trên đã giới thiệu: “Mức lương nhận về tay hơn 30 triệu đồng (khoảng 138,000 yên)”.

Tôi đã đăng ký vào công ty này vào tháng 2/2019, nhưng sau đó nhận ra mình đã chưa tìm hiểu kỹ về công ty. Những đơn hàng được ưa chuộng hầu như không có mấy. Thỉnh thoảng cho dù có những đơn hàng tốt đi chăng nữa thì đó đều là những đơn của cơ quan phái cử khác giới thiệu, nếu được nhận còn phải mất thêm 20 triệu đồng tiền phí bổ sung. Tôi đã tham dự buổi phỏng vấn lần đầu tiên vào tháng 6 nhưng không đỗ, và đã đỗ vào lần thứ hai (tháng 7). Đó là đơn hàng ngành xây dựng không mấy được ưa chuộng, nhưng một phần cũng do vội vàng nên không có cách nào khác tôi đã ứng tuyển.

Nội dung công việc thay đổi chỉ sau 3 tháng

Khoảng thời gian ngắn ngủi ở Toyama〈tháng 3/2020〉

Tôi sang Nhật vào tháng 2/2020 và bắt đầu chương trình thực tập kỹ năng tại tỉnh Toyama từ tháng 3. Lương nhận về tay khoảng 104,000 yên (khoảng 22,6 triệu đồng). Công việc của tôi tại công xưởng là dùng máy để uốn các thanh cốt thép, sau đó buộc chúng lại với nhau và vận chuyển đi chỗ khác.

Trong bản hợp đồng lúc đầu có ghi là làm công việc này trong 1 năm đầu, từ năm thứ 2 sẽ chuyển đến làm việc tại công trường xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ sau 3 tháng tôi đã bị bắt chuyển đến tỉnh Kanagawa, bị bắt ký vào bản hợp đồng mới và bị điều đi làm tại công trường xây dựng của một tòa nhà cao tầng nằm ở Shinjuku, Tokyo. Lương nhận về tay đã tăng lên thành khoảng 135,000 yên một tháng, nhưng công việc rất khắc nghiệt kèm theo môi trường làm việc có nhiều vấn đề.

Lao động nặng nhọc bất bình đẳng

Công trường xây dựng tòa nhà cao tầng ở Shinjuku〈tháng 6/2020〉

Công việc ở đây bắt đầu từ 8:00 đến 17:00 nhưng ngày nào tôi cũng phải ra khỏi nhà lúc 5 rưỡi sáng, về đến nhà cũng đã 7 rưỡi tối. Ở đây tập hợp nhiều nhóm phụ trách các nhiệm vụ khác nhau đến từ nhiều công ty, công ty chúng tôi có khoảng 10 đến 20 người (hơn một nửa là người Việt Nam) làm việc tại đây. Công việc của chúng tôi là chuẩn bị cho công đoạn lắp ráp cốt thép, tuy nhiên 3 người Nhật trẻ cùng nhóm luôn chọn công việc nhàn, thực tập sinh chúng tôi chủ yếu phải vận chuyển cốt thép. Chúng tôi vác cốt thép trên vai và di chuyển khoảng mấy chục mét, thường một người sẽ vác khoảng 20kg, nếu 2 người sẽ khoảng 50kg. Có những hôm bị bắt mang vác cốt thép cả ngày nên mệt đến mức không thể nhấc chân lên đi được. Người quản lý công trường không nắm rõ tình hình nên việc phân công công việc đã rất không công bằng.

Ngoài ra, 3 người Nhật trẻ đã nói xấu chúng tôi trong giờ giải lao. Theo như sempai nghe được, họ đã nói những từ như: “không làm được việc”, “về nước thì tốt hơn”.v.v.. Chúng tôi muốn giữ mối quan hệ tốt nên trong giờ giải lao đã mang đồ uống cho họ nhưng đã bị họ phớt lờ.

Lừa đảo Uber Eats

Khu vực quanh ga Shinokubo〈ảnh tư liệu〉

Những ngày như thế cứ tiếp diễn, tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc bỏ trốn. Một phần là do độ khắc nghiệt của công việc và mối quan hệ giữa người với người ở chỗ làm, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do tiền lương thấp hơn so với kỳ vọng trước đó của tôi. Tôi đã nghĩ nếu cứ tiếp tục làm việc như thế này thì mãi sẽ chẳng trả hết được món nợ ở nhà. Nếu lương nhận được về tay ít nhất khoảng 150,000 yên, có lẽ tôi đã từ bỏ ý định bỏ trốn.

Sau khi chuyển đến Kanagawa làm việc được 1 tháng, ngày 7/4 (sau ngày nhận lương) tôi và một người bạn cùng công ty tên là Tâm (tên giả) đã bỏ trốn. Tôi có một người bạn cùng khóa hồi ở cơ quan phái cử làm việc ở công ty khác đã bỏ trốn trước đó tên là Chung (tên giả). Chung lúc đó đang làm Uber Eats ở Tokyo, công việc này khá giống với Grab ở Việt Nam. Tôi và Tâm đã lên tàu điện đi đến ga JR Shinokubo và đã vào nhà Chung. Anh ấy sống trong căn phòng nhỏ có đặt 3 chiếc giường tầng cùng với một du học sinh (người thuê nhà) và 2 người đã bỏ trốn khác. Tôi và Tâm đã trả mỗi người 10,000 yên để xin ở đây 2 tuần.

Nhân viên giao hàng Uber Eats〈ảnh tư liệu〉

Để có thể đi làm Uber Eats cần tạo tài khoản, tuy nhiên thực tập sinh lại không thể đăng ký được. Vì thế, các hoạt động mua bán tài khoản ngầm đã được tổ chức. Chúng tôi thông qua giới thiệu của Chung đã bỏ ra mỗi người 100,000 yên để mua tài khoản từ hai người tự xưng là du học sinh. Thật không may, vào ngày tiếp theo tài khoản đó không thể đăng nhập được và cũng không thể liên lạc được với họ nữa. Lần theo thông tin trên mạng xã hội, tôi đã tìm ra người quen của người bán, và qua đó hỏi địa chỉ, tìm đến nhà và trước mắt đã đòi lại được 50,000 yên. Nhưng ngay sau đó anh ta đã lập tức chuyển chỗ ở nên số tiền còn lại đã không lấy lại được.

Quá trình đi đến lao động bất hợp pháp

Cánh đồng nơi tôi đã làm việc bất hợp pháp〈làng Kawakami tỉnh Nagano, 2020〉

Tôi và Tâm đã tìm kiếm thông tin việc làm trên trang Facebook “Tokyo Baito” và đã hỏi những người trốn ra ngoài đã có kinh nghiệm. Khi tôi nhắn tin hỏi hai giáo viên tiếng Nhật (cựu thực tập sinh) ở cơ quan phái cử mà ngày xưa tôi chọn, một giáo viên đã giới thiệu cho tôi bạn của cô ấy hiện đang ở Nhật thông qua mạng xã hội. Tôi đã nhận được tin nhắn từ người này giới thiệu cho các công việc như: lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời, tháo dỡ công trình, nông nghiệp. Tuy nhiên những công việc này phải chờ mất 2 tuần mới có thể đi làm nên tôi đã từ chối.

Mấy ngày sau, tôi tìm thấy trên Tokyo Baito có bài đăng “ Công việc làm nông nghiệp ở tỉnh Nagano, có thể đi làm ngay”. Sau đó tôi đã hỏi một người bạn là thực tập sinh đã bỏ trốn tình cờ quen trên mạng: “ Công việc này có tin tưởng được không anh ?”. Anh ấy trả lời: “Đáng tin đó đó em, để anh giới thiệu chỗ môi giới công việc này cho”, và đã giới thiệu cho chúng tôi một người tên Tùng trên mạng xã hội. Tôi và Tâm đã nhắn tin cho Tùng, Tâm nhận được tin nhắn trước nên ngay ngày hôm sau đã đến Nagano và đã được giới thiệu cho công việc nông nghiệp ở dưới đó. Ngày tiếp theo tôi cũng đã có tin nhắn trả lời từ Tùng với nội dung yêu cầu tôi gửi ảnh thẻ ngoại kiều và hộ chiếu để làm thẻ ngoại kiều giả. Tôi đã dùng thẻ ngân hàng của người khác lúc chuyển 10,000 yên tiền phí làm thẻ giả. Đây là thẻ ngoại kiều mà tôi đã có được một cách bất hợp pháp thông qua giao dịch trên mạng.

Thẻ ngân hàng của người khác được sử dụng để chuyển tiền phí làm thẻ ngoại kiều giả

Ngày 14/7, khi tôi đến ga Sakudaira ở tỉnh Nagano bằng tàu Shinkansen đã thấy Tùng đợi sẵn ở đó. Đang trên đường hướng tới làng Kawakami tỉnh Nagano trên chiếc ô tô do do Tùng lái, đi được khoảng 1 tiếng có một người tên Hoàng cũng đã lên xe. Thẻ ngoại kiều giả chưa được hoàn thành, nhưng theo chỉ thị của Hoàng tôi đã đưa thẻ thật cho chủ (nông nghiệp) xem, thật không ngờ họ đã đồng ý. Chủ biết là lao động bất hợp pháp nhưng vẫn nhận tôi vào làm. Tôi trả cho Hoàng 20,000 yên và từ ngày hôm đó bắt đầu sống ở đây. Chỗ ở là tầng 2 của một nhà kho.

Tình hình thực tế lao động bất hợp pháp

Làm cỏ và bón phân vào buổi chiều〈Làng Kawakami tỉnh Nagano, 2020〉

Công việc nông nghiệp rất vất vả, phải dậy từ 1 rưỡi sáng, trong thời gian làm việc từ 2 giờ sáng đến 11 giờ trưa chỉ được nghỉ giải lao vỏn vẹn 10 phút. Sau đó nghỉ trưa 2 tiếng và tiếp tục làm việc từ 13:00 đến 16:30. Sau khi hoàn thành công việc chỉ kịp ăn tối và tắm rửa rồi đi ngủ trước 19 giờ. Công việc lúc rạng sáng phải dùng đèn pin đội đầu vừa chiếu sáng vừa dùng dao cắt rễ xà lách, thu hoạch, sau đó chia theo kích cỡ rồi đóng thùng chất lên xe tải. Buổi chiều làm những việc như ươm cây giống, bón phân, làm cỏ.

Làm công việc trên có 3 người Nhật và 3 người Việt Nam. Ở làng Kawakami và làng bên cạnh là làng Minamimaki có khoảng 1500 hộ nhà nông đang cần người lao động nước ngoài, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Corona nên việc nhập cảnh của người nước ngoài bị tạm ngừng, liên tiếp xuất hiện những nhà nông phải dựa vào nguồn môi giới lao động bất hợp pháp của Hoàng.

Mất việc

Bài đăng từ người của công ty Hoàng Anh

Thời điểm đó là mùa xà lách nên tôi làm liên tục đến cuối tháng 9 mà không có ngày nghỉ nào, rất may mắn lương về tay của tháng 7: (15 ngày công) khoảng 150,000 yên (khoảng 32,7 triệu đồng), tháng 8: khoảng 240,000 yên, tháng 9: khoảng 230,000 yên. Tuy nhiên, sang tháng 10 công việc ít dần nên lương chỉ còn khoảng 150,000 yên. Về tiền lương thì người của công ty của Hoàng hàng tháng đi ô tô đến và trả bằng tiền mặt cho chúng tôi. Chi tiêu hàng tháng của tôi khoảng 40,000 yên nên đã gửi tiền về nhà được rất nhiều. Chỉ có điều đến mùa đông tiền lương sẽ bị giảm nên tôi định kiếm công việc khác để làm, đúng lúc đó đột nhiên bị cho thôi việc.

Ngày 13/10, có thông báo trên mạng xã hội từ người của công ty với nội dung: “Công ty đang bị cảnh sát điều tra. Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng với lao động người Việt Nam”. Ngày 20, khoảng 100 người lao động bất hợp pháp đã bị triệu tập tại hợp tác xã của làng. Người Nhật đến từ Osaka và Hoàng đã thông báo rằng: “Vì công ty TNHH Hoàng Anh đang bị cảnh sát điều tra nên sẽ chấm dứt hợp đồng với mọi người, mọi người hãy tìm cách trốn đi”. Đây là lần đầu tiên tôi biết mình là nhân viên phái cử của công ty Hoàng Anh. Ngày 27, tôi được chủ chở đến nhà ga bằng xe ô tô và đã quay lại Tokyo. Ở Tokyo tôi sinh hoạt dưới sự giúp đỡ của một Tổ chức phi lợi nhuận được người quen giới thiệu.

【Giải thích từ ban biên tập】

“Công ty TNHH Hoàng Anh” có trụ sở tại Osaka, tháng 10/2020, ông Đặng Vũ Hoàng - giám đốc điều hành và nữ nhân viên đại diện đã bị bắt do bị tình nghi vi phạm luật an ninh việc làm với hành vi cung cấp lao động khi chưa được cấp phép, sau đó đã bị khởi tố.

Kết thúc chuỗi ngày bỏ trốn

◆ Tình hình vay nợ và hoàn trả nợ của gia đình tôi
Tiền vay Tiền trả Số nợ còn lại
1 Phá sản 700,000,000 đ 700,000,000 đ
2 Bán nhà và ruộng 250,000,000 đ 450,000,000 đ
3 Bố mẹ làm việc tại xưởng gỗ 150,000,000 đ 300,000,000 đ
4 Chi phí đi Nhật của tôi 190,000,000 đ 490,000,000 đ
5 Bán đồ đạc trong nhà 30,000,000 đ 460,000,000 đ
6 Hỗ trợ từ người thân 130,000,000 đ 330,000,000 đ
7 Tiền tôi gửi về 150,000,000 đ 180,000,000 đ
※100,000,000₫ = Khoảng 458,400 yên(Ngày 22/2/2021)

Sau khi bỏ trốn được khoảng nửa tháng, trong cuộc gọi video tôi đã bị mẹ tra hỏi vì nhận ra nơi ở khác so với trước, nên tôi đã thành thật nói với mẹ: “Con đã bỏ trốn và hiện tại đang làm nông nghiệp”. Mẹ tôi đã rất lo lắng. Tôi đã gửi về cho gia đình 210,000 yên trong thời gian 3 tháng ở Toyama và 500,000 yên trong thời gian 4 tháng ở Nagano, nhưng khoảng 2 tháng rưỡi sau khi thất nghiệp tôi đã không có thu nhập. Nếu như bỏ trốn, việc làm không được ổn định và sẽ có những khoảng thời gian không có việc. Vì thế, nếu không chọn cách bỏ trốn mà cố gắng chăm chỉ làm việc liên tục thì kết quả có thể gửi được nhiều tiền về cho gia đình hơn.

Tại Hội hỗ trợ Nhật Việt Tomoiki〈tháng 10/2020〉

Bây giờ tôi rất hối hận về việc đã bỏ trốn. Làm việc bất hợp pháp đã rất mệt mỏi về mặt tinh thần. Hơn nữa, công việc làm nông nghiệp không những vất vả tương đương với công việc ở công trường xây dựng, mà còn không được trả thêm phụ cấp vào ban đêm hay những ngày nghỉ. Nhưng do là lao động bất hợp pháp nên tôi chẳng thể trao đổi với ai. Nếu là bây giờ, cho dù công ty nơi thực tập có khó khăn, vất vả đến đâu đi chăng nữa, trước hết tôi sẽ trao đổi đến nghiệp đoàn quản lý. Nếu như thế mà tình hình vẫn không cải thiện tôi sẽ trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) hoặc các tổ chức hỗ trợ tư nhân.

Tôi bắt đầu làm công việc hộ lý bán thời gian (chăm sóc người cao tuổi) từ tháng 1/2021 nhờ sự giúp đỡ của NPO Hội hỗ trợ Nhật Việt Tomoiki.Lương nhận về tay hiện tại khoảng 110,000 đến 130,000 vạn yên, nhưng nếu đỗ kỳ thi và trở thành “người nước ngoài có kỹ năng đặc định” thì lương sẽ tăng và có thể làm việc dài hạn tại Nhật. Tôi sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ để trả nợ cũng như muốn tiết kiệm một khoản tiền cho tương lai.

Gặp gỡ sempai số này

Dũng = Tên giả
  • Năm 2018 Tốt nghiệp THPT (Đồng Nai)
  • Năm 2019 Đăng ký vào cơ quan phái cử (Hồ Chí Minh)
  • Năm 2020 Sang Nhật (tháng 2)→Tập huấn sau nhập cảnh
  • Năm 2020 Thực tập sinh kỹ năng ngành xây dựng (Toyama→Kanagawa)
  • Năm 2020 Lao động bất hợp pháp (từ tháng 7 đến tháng 10) (Nagano)
  • Năm 2020 Sinh hoạt tại Hội hỗ trợ Nhật Việt Tomoiki (Tokyo)
  • Năm 2021 Làm công việc hộ lý bán thời gian (chăm sóc người cao tuổi) (Tokyo)

〈Sinh năm 1998, quê quán Đồng Nai〉

Dũng (tên nhân vật đã được thay đổi) đã bỏ trốn trong quá trình thực tập kỹ năng và làm việc bất hợp pháp tại một nông trại. Tuy nhiên, công ty giới thiệu công việc này cho Dũng đã bị cảnh sát bắt. Cuộc sống bỏ trốn khiến Dũng mệt mỏi cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, anh hối hận kể lại: “Nếu không bỏ trốn mà liên hệ với tổ chức hỗ trợ thì có lẽ đã tốt hơn”.

Khoản nợ lớn do việc kinh doanh của gia đình phá sản

Bố tôi làm nghề trồng lúa và buôn bán động cơ thuyền cỡ nhỏ tại An Giang. Tuy nhiên, khi tôi học cấp 3, công việc buôn bán động cơ bị phá sản khiến gia đình phải gánh khoản nợ khoảng 700 triệu đồng. Bố mẹ đã bán hết nhà và ruộng trả một phần nợ sau đó chuyển đến Đồng Nai để làm việc tại một xưởng gỗ do người quen giới thiệu. Tôi và anh trai ở lại ở nhà ông bà chờ sau khi cuộc sống của bố mẹ ổn định rồi vào đoàn tụ.

Đang học dở lớp 11 tôi chuyển đến Đồng Nai làm việc cùng bố mẹ 3 tháng, sau đó học lại lớp 11 vào năm học tiếp theo. Thành tích học tập trước khi chuyển trường của tôi nằm trong 1/3 danh sách khá giỏi từ trên xuống nhưng do khoản nợ lớn khiến tôi phải bỏ dở việc lên lớp. Vào thời điểm đó, người của cơ quan phái cử đã đến trường THPT và giới thiệu về chương trình thực tập sinh “ Nếu đi Nhật sẽ vừa có thể kiếm được số tiền lương mà ở Việt Nam không thể nghĩ tới và vừa có thể học được kỹ thuật bên đó”.

Buổi tiệc mừng tết Nguyên Đán tại trung tâm Tiếng Nhật thuộc cơ quan phái cử mà tôi theo học.

ÍT ĐƠN HÀNG, ỨNG TUYỂN VÀO NGÀNH KHÔNG ĐƯỢC ƯA CHUỘNG

Tôi muốn trở thành một thực tập sinh kỹ năng nên đã tra cứu trên mạng xem cơ quan phái cử nào đáng tin cậy. Tôi tìm kiếm với từ khóa “ Top công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản uy tín”, và đã lập ra danh sách khoảng 10 công ty, sau đó liên hệ tới từng công ty bằng cách gọi điện và đã chọn ra 1 trong số 2 công ty có điều kiện và hỗ trợ tốt nhất. Người phụ trách của công ty trên đã giới thiệu: “Mức lương nhận về tay hơn 30 triệu đồng (khoảng 138,000 yên)”.

Tôi đã đăng ký vào công ty này vào tháng 2/2019, nhưng sau đó nhận ra mình đã chưa tìm hiểu kỹ về công ty. Những đơn hàng được ưa chuộng hầu như không có mấy. Thỉnh thoảng cho dù có những đơn hàng tốt đi chăng nữa thì đó đều là những đơn của cơ quan phái cử khác giới thiệu, nếu được nhận còn phải mất thêm 20 triệu đồng tiền phí bổ sung. Tôi đã tham dự buổi phỏng vấn lần đầu tiên vào tháng 6 nhưng không đỗ, và đã đỗ vào lần thứ hai (tháng 7). Đó là đơn hàng ngành xây dựng không mấy được ưa chuộng, nhưng một phần cũng do vội vàng nên không có cách nào khác tôi đã ứng tuyển.

Buổi phỏng vấn tuyển dụng lần đầu mà tôi đã trượt〈Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6/2019〉

Nội dung công việc thay đổi chỉ sau 3 tháng

Tôi sang Nhật vào tháng 2/2020 và bắt đầu chương trình thực tập kỹ năng tại tỉnh Toyama từ tháng 3. Lương nhận về tay khoảng 104,000 yên (khoảng 22,6 triệu đồng). Công việc của tôi tại công xưởng là dùng máy để uốn các thanh cốt thép, sau đó buộc chúng lại với nhau và vận chuyển đi chỗ khác.

Trong bản hợp đồng lúc đầu có ghi là làm công việc này trong 1 năm đầu, từ năm thứ 2 sẽ chuyển đến làm việc tại công trường xây dựng. Tuy nhiên trên thực tế, chỉ sau 3 tháng tôi đã bị bắt chuyển đến tỉnh Kanagawa, bị bắt ký vào bản hợp đồng mới và bị điều đi làm tại công trường xây dựng của một tòa nhà cao tầng nằm ở Shinjuku, Tokyo. Lương nhận về tay đã tăng lên thành khoảng 135,000 yên một tháng, nhưng công việc rất khắc nghiệt kèm theo môi trường làm việc có nhiều vấn đề.

Khoảng thời gian ngắn ngủi ở Toyama〈tháng 3/2020〉

Lao động nặng nhọc bất bình đẳng

Công việc ở đây bắt đầu từ 8:00 đến 17:00 nhưng ngày nào tôi cũng phải ra khỏi nhà lúc 5 rưỡi sáng, về đến nhà cũng đã 7 rưỡi tối. Ở đây tập hợp nhiều nhóm phụ trách các nhiệm vụ khác nhau đến từ nhiều công ty, công ty chúng tôi có khoảng 10 đến 20 người (hơn một nửa là người Việt Nam) làm việc tại đây. Công việc của chúng tôi là chuẩn bị cho công đoạn lắp ráp cốt thép, tuy nhiên 3 người Nhật trẻ cùng nhóm luôn chọn công việc nhàn, thực tập sinh chúng tôi chủ yếu phải vận chuyển cốt thép. Chúng tôi vác cốt thép trên vai và di chuyển khoảng mấy chục mét, thường một người sẽ vác khoảng 20kg, nếu 2 người sẽ khoảng 50kg. Có những hôm bị bắt mang vác cốt thép cả ngày nên mệt đến mức không thể nhấc chân lên đi được. Người quản lý công trường không nắm rõ tình hình nên việc phân công công việc đã rất không công bằng.

Ngoài ra, 3 người Nhật trẻ đã nói xấu chúng tôi trong giờ giải lao. Theo như sempai nghe được, họ đã nói những từ như: “không làm được việc”, “về nước thì tốt hơn”.v.v.. Chúng tôi muốn giữ mối quan hệ tốt nên trong giờ giải lao đã mang đồ uống cho họ nhưng đã bị họ phớt lờ.

Công trường xây dựng tòa nhà cao tầng ở Shinjuku〈tháng 6/2020〉

Lừa đảo Uber Eats

Những ngày như thế cứ tiếp diễn, tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc bỏ trốn. Một phần là do độ khắc nghiệt của công việc và mối quan hệ giữa người với người ở chỗ làm, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do tiền lương thấp hơn so với kỳ vọng trước đó của tôi. Tôi đã nghĩ nếu cứ tiếp tục làm việc như thế này thì mãi sẽ chẳng trả hết được món nợ ở nhà. Nếu lương nhận được về tay ít nhất khoảng 150,000 yên, có lẽ tôi đã từ bỏ ý định bỏ trốn.

Sau khi chuyển đến Kanagawa làm việc được 1 tháng, ngày 7/4 (sau ngày nhận lương) tôi và một người bạn cùng công ty tên là Tâm (tên giả) đã bỏ trốn. Tôi có một người bạn cùng khóa hồi ở cơ quan phái cử làm việc ở công ty khác đã bỏ trốn trước đó tên là Chung (tên giả). Chung lúc đó đang làm Uber Eats ở Tokyo, công việc này khá giống với Grab ở Việt Nam. Tôi và Tâm đã lên tàu điện đi đến ga JR Shinokubo và đã vào nhà Chung. Anh ấy sống trong căn phòng nhỏ có đặt 3 chiếc giường tầng cùng với một du học sinh (người thuê nhà) và 2 người đã bỏ trốn khác. Tôi và Tâm đã trả mỗi người 10,000 yên để xin ở đây 2 tuần.

Khu vực quanh ga Shinokubo〈ảnh tư liệu〉

Để có thể đi làm Uber Eats cần tạo tài khoản, tuy nhiên thực tập sinh lại không thể đăng ký được. Vì thế, các hoạt động mua bán tài khoản ngầm đã được tổ chức. Chúng tôi thông qua giới thiệu của Chung đã bỏ ra mỗi người 100,000 yên để mua tài khoản từ hai người tự xưng là du học sinh. Thật không may, vào ngày tiếp theo tài khoản đó không thể đăng nhập được và cũng không thể liên lạc được với họ nữa. Lần theo thông tin trên mạng xã hội, tôi đã tìm ra người quen của người bán, và qua đó hỏi địa chỉ, tìm đến nhà và trước mắt đã đòi lại được 50,000 yên. Nhưng ngay sau đó anh ta đã lập tức chuyển chỗ ở nên số tiền còn lại đã không lấy lại được.

Nhân viên giao hàng Uber Eats〈ảnh tư liệu〉

Quá trình đi đến lao động bất hợp pháp

Tôi và Tâm đã tìm kiếm thông tin việc làm trên trang Facebook “Tokyo Baito” và đã hỏi những người trốn ra ngoài đã có kinh nghiệm. Khi tôi nhắn tin hỏi hai giáo viên tiếng Nhật (cựu thực tập sinh) ở cơ quan phái cử mà ngày xưa tôi chọn, một giáo viên đã giới thiệu cho tôi bạn của cô ấy hiện đang ở Nhật thông qua mạng xã hội. Tôi đã nhận được tin nhắn từ người này giới thiệu cho các công việc như: lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời, tháo dỡ công trình, nông nghiệp. Tuy nhiên những công việc này phải chờ mất 2 tuần mới có thể đi làm nên tôi đã từ chối.

Mấy ngày sau, tôi tìm thấy trên Tokyo Baito có bài đăng “ Công việc làm nông nghiệp ở tỉnh Nagano, có thể đi làm ngay”. Sau đó tôi đã hỏi một người bạn là thực tập sinh đã bỏ trốn tình cờ quen trên mạng: “ Công việc này có tin tưởng được không anh ?”. Anh ấy trả lời: “Đáng tin đó đó em, để anh giới thiệu chỗ môi giới công việc này cho”, và đã giới thiệu cho chúng tôi một người tên Tùng trên mạng xã hội. Tôi và Tâm đã nhắn tin cho Tùng, Tâm nhận được tin nhắn trước nên ngay ngày hôm sau đã đến Nagano và đã được giới thiệu cho công việc nông nghiệp ở dưới đó. Ngày tiếp theo tôi cũng đã có tin nhắn trả lời từ Tùng với nội dung yêu cầu tôi gửi ảnh thẻ ngoại kiều và hộ chiếu để làm thẻ ngoại kiều giả. Tôi đã dùng thẻ ngân hàng của người khác lúc chuyển 10,000 yên tiền phí làm thẻ giả. Đây là thẻ ngoại kiều mà tôi đã có được một cách bất hợp pháp thông qua giao dịch trên mạng.

Cánh đồng nơi tôi đã làm việc bất hợp pháp〈làng Kawakami tỉnh Nagano, 2020〉

Ngày 14/7, khi tôi đến ga Sakudaira ở tỉnh Nagano bằng tàu Shinkansen đã thấy Tùng đợi sẵn ở đó. Đang trên đường hướng tới làng Kawakami tỉnh Nagano trên chiếc ô tô do do Tùng lái, đi được khoảng 1 tiếng có một người tên Hoàng cũng đã lên xe. Thẻ ngoại kiều giả chưa được hoàn thành, nhưng theo chỉ thị của Hoàng tôi đã đưa thẻ thật cho chủ (nông nghiệp) xem, thật không ngờ họ đã đồng ý. Chủ biết là lao động bất hợp pháp nhưng vẫn nhận tôi vào làm. Tôi trả cho Hoàng 20,000 yên và từ ngày hôm đó bắt đầu sống ở đây. Chỗ ở là tầng 2 của một nhà kho.

Thẻ ngân hàng của người khác được sử dụng để chuyển tiền phí làm thẻ ngoại kiều giả

Tình hình thực tế lao động bất hợp pháp

Công việc nông nghiệp rất vất vả, phải dậy từ 1 rưỡi sáng, trong thời gian làm việc từ 2 giờ sáng đến 11 giờ trưa chỉ được nghỉ giải lao vỏn vẹn 10 phút. Sau đó nghỉ trưa 2 tiếng và tiếp tục làm việc từ 13:00 đến 16:30. Sau khi hoàn thành công việc chỉ kịp ăn tối và tắm rửa rồi đi ngủ trước 19 giờ. Công việc lúc rạng sáng phải dùng đèn pin đội đầu vừa chiếu sáng vừa dùng dao cắt rễ xà lách, thu hoạch, sau đó chia theo kích cỡ rồi đóng thùng chất lên xe tải. Buổi chiều làm những việc như ươm cây giống, bón phân, làm cỏ.

Làm công việc trên có 3 người Nhật và 3 người Việt Nam. Ở làng Kawakami và làng bên cạnh là làng Minamimaki có khoảng 1500 hộ nhà nông đang cần người lao động nước ngoài, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Corona nên việc nhập cảnh của người nước ngoài bị tạm ngừng, liên tiếp xuất hiện những nhà nông phải dựa vào nguồn môi giới lao động bất hợp pháp của Hoàng.

Làm cỏ và bón phân vào buổi chiều〈Làng Kawakami tỉnh Nagano, 2020〉

Mất việc

Thời điểm đó là mùa xà lách nên tôi làm liên tục đến cuối tháng 9 mà không có ngày nghỉ nào, rất may mắn lương về tay của tháng 7: (15 ngày công) khoảng 150,000 yên (khoảng 32,7 triệu đồng), tháng 8: khoảng 240,000 yên, tháng 9: khoảng 230,000 yên. Tuy nhiên, sang tháng 10 công việc ít dần nên lương chỉ còn khoảng 150,000 yên. Về tiền lương thì người của công ty của Hoàng hàng tháng đi ô tô đến và trả bằng tiền mặt cho chúng tôi. Chi tiêu hàng tháng của tôi khoảng 40,000 yên nên đã gửi tiền về nhà được rất nhiều. Chỉ có điều đến mùa đông tiền lương sẽ bị giảm nên tôi định kiếm công việc khác để làm, đúng lúc đó đột nhiên bị cho thôi việc.

Ngày 13/10, có thông báo trên mạng xã hội từ người của công ty với nội dung: “Công ty đang bị cảnh sát điều tra. Công ty sẽ chấm dứt hợp đồng với lao động người Việt Nam”. Ngày 20, khoảng 100 người lao động bất hợp pháp đã bị triệu tập tại hợp tác xã của làng. Người Nhật đến từ Osaka và Hoàng đã thông báo rằng: “Vì công ty TNHH Hoàng Anh đang bị cảnh sát điều tra nên sẽ chấm dứt hợp đồng với mọi người, mọi người hãy tìm cách trốn đi”. Đây là lần đầu tiên tôi biết mình là nhân viên phái cử của công ty Hoàng Anh. Ngày 27, tôi được chủ chở đến nhà ga bằng xe ô tô và đã quay lại Tokyo. Ở Tokyo tôi sinh hoạt dưới sự giúp đỡ của một Tổ chức phi lợi nhuận được người quen giới thiệu.

Bài đăng từ người của công ty Hoàng Anh

【Giải thích từ ban biên tập】

“Công ty TNHH Hoàng Anh” có trụ sở tại Osaka, tháng 10/2020, ông Đặng Vũ Hoàng - giám đốc điều hành và nữ nhân viên đại diện đã bị bắt do bị tình nghi vi phạm luật an ninh việc làm với hành vi cung cấp lao động khi chưa được cấp phép, sau đó đã bị khởi tố.

Kết thúc chuỗi ngày bỏ trốn

Sau khi bỏ trốn được khoảng nửa tháng, trong cuộc gọi video tôi đã bị mẹ tra hỏi vì nhận ra nơi ở khác so với trước, nên tôi đã thành thật nói với mẹ: “Con đã bỏ trốn và hiện tại đang làm nông nghiệp”. Mẹ tôi đã rất lo lắng. Tôi đã gửi về cho gia đình 210,000 yên trong thời gian 3 tháng ở Toyama và 500,000 yên trong thời gian 4 tháng ở Nagano, nhưng khoảng 2 tháng rưỡi sau khi thất nghiệp tôi đã không có thu nhập. Nếu như bỏ trốn, việc làm không được ổn định và sẽ có những khoảng thời gian không có việc. Vì thế, nếu không chọn cách bỏ trốn mà cố gắng chăm chỉ làm việc liên tục thì kết quả có thể gửi được nhiều tiền về cho gia đình hơn.

◆ Tình hình vay nợ và hoàn trả nợ của gia đình tôi
Tiền vay Tiền trả Số nợ còn lại
1 Phá sản 700,000,000 đ 700,000,000 đ
2 Bán nhà và ruộng 250,000,000 đ 450,000,000 đ
3 Bố mẹ làm việc tại xưởng gỗ 150,000,000 đ 300,000,000 đ
4 Chi phí đi Nhật của tôi 190,000,000 đ 490,000,000 đ
5 Bán đồ đạc trong nhà 30,000,000 đ 460,000,000 đ
6 Hỗ trợ từ người thân 130,000,000 đ 330,000,000 đ
7 Tiền tôi gửi về 150,000,000 đ 180,000,000 đ
※100,000,000₫ = Khoảng 458,400 yên(Ngày 22/2/2021)

Bây giờ tôi rất hối hận về việc đã bỏ trốn. Làm việc bất hợp pháp đã rất mệt mỏi về mặt tinh thần. Hơn nữa, công việc làm nông nghiệp không những vất vả tương đương với công việc ở công trường xây dựng, mà còn không được trả thêm phụ cấp vào ban đêm hay những ngày nghỉ. Nhưng do là lao động bất hợp pháp nên tôi chẳng thể trao đổi với ai. Nếu là bây giờ, cho dù công ty nơi thực tập có khó khăn, vất vả đến đâu đi chăng nữa, trước hết tôi sẽ trao đổi đến nghiệp đoàn quản lý. Nếu như thế mà tình hình vẫn không cải thiện tôi sẽ trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) hoặc các tổ chức hỗ trợ tư nhân.

Tôi bắt đầu làm công việc hộ lý bán thời gian (chăm sóc người cao tuổi) từ tháng 1/2021 nhờ sự giúp đỡ của NPO Hội hỗ trợ Nhật Việt Tomoiki..Lương nhận về tay hiện tại khoảng 110,000 đến 130,000 vạn yên, nhưng nếu đỗ kỳ thi và trở thành “người nước ngoài có kỹ năng đặc định” thì lương sẽ tăng và có thể làm việc dài hạn tại Nhật. Tôi sẽ cố gắng làm việc chăm chỉ để trả nợ cũng như muốn tiết kiệm một khoản tiền cho tương lai.

Tại Hội hỗ trợ Nhật Việt Tomoiki〈tháng 10/2020〉