Du học - Xin việc
Nhanh lên thôi! Lịch trình tìm việc của du học sinh
Các bạn du học sinh thân mến!
Về lịch trình cho hành trình tìm việc tại Nhật các đã biết được những điều gì rồi? Trong trường học, các thầy cô thường nói với mình rằng “hoạt động tìm việc sẽ bắt đầu từ tháng 4” thế nhưng thực tế chờ tới thời điểm hoạt động này chính thức bắt đầu rồi mới bắt đầu suy nghĩ về đi tìm việc thì các bạn đang bị chậm đó! Tại sao lại nói là bị chậm thì hãy cùng đọc hết các nội dung của bài viết này để biết lý do nha.
Quy trình tổng quát khi đi xin việc
Đầu tiên, là về quy trình tổng quát khi đi xin việc.
● Tháng 3 ~ Tháng 5: Tổ chức các buổi giới thiệu về công ty
Các công ty sẽ tổ chức buổi giới thiệu để các ứng viên hiểu rõ hơn về công ty. Mỗi công ty sẽ có hình thức tổ chức khác nhau, có thể là những buổi giới thiệu độc lập, và cũng có thể là những buổi giới thiệu tập trung.
● Tháng 6 ~ Tháng 9: Tổ chức phỏng vấn, đưa ra quyết định tuyển dụng không chính thức (Nainaitei)
Sau khi vượt qua vòng loại hồ sơ và nhận được liên lạc từ phía công ty, các ứng viên sẽ đến trực tiếp công ty rồi tham dự phỏng vấn.Thông thường, “Quyết định tuyển dụng không chính thức” sẽ được đưa ra trước tháng 9, còn “Quyết định tuyển dụng chính thức” (Naitei) sẽ được đưa ra trong buổi công bố tuyển dụng (thường diễn ra vào tháng 10).
(Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của COVID-19, các buổi phỏng vấn online tăng lên khá nhiều.)
● Tháng 12 ~ khi vào công ty: Các thủ tục chuẩn bị đi làm chính thức -> Chuẩn bị các thủ tục trước khi đi làm chính thức
※ Sau khi biết được quy trình trên, các bạn cần phải chuẩn bị hành trang gì nào?
Lội ngược dòng lịch trình
Trong tiếng Nhật có cụm từ 俯瞰逆算(ふかんぎゃくさん)dùng để chỉ việc xác định rõ đích đến sau đó lên kế hoạch bằng cách đi ngược từ vạch đích trở về điểm xuất phát.
Cách suy nghĩ này có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong hoạt động tìm việc thì càng quan trọng hơn. Vậy, cụ thể cách tính toán theo lối đi “ngược dòng” này là như thế nào nhỉ?
【1】 Đầu tiên, xác định rõ mục tiêu
Mục tiêu của bạn sau khi tốt nghiệp là gì? Hãy chọn 1 trong 2 lựa chọn sau:
① Làm việc tại Nhật Bản
② Về nước
Nếu bạn chọn ①, hãy đọc tiếp những thông tin dưới đây nhé!
【2】 Tháng 10 ~ Tháng 3 (ngay trước khi tốt nghiệp)
Thông thường,thời điểm tốt nghiệp sẽ là vào tháng 3 thì trước đó trong khoảng thời gian từ tháng 1 ~ 2 là quá trình để đăng ký chuyển đổi tư cách lưu trú. Để có thể xin chuyển tư cách lưu trú thì tất nhiên là điều kiện cần và đủ ở đây đó là bạn phải có trong tay “Quyết định tuyển dụng” (Naitei)
【3】 Tháng 3 (trước khi tốt nghiệp 1 năm) ~ Tháng 9
・ Tháng 3 ~ Tháng 5: Tham gia buổi giới thiệu công ty + Nộp hồ sơ ứng tuyển
Ứng viên sẽ tham gia buổi giới thiệu công ty, đồng thời gửi hồ sơ ứng tuyển (Entry Sheet – ES) và sơ yếu lý lịch cho công ty mình muốn vào làm. Công ty sẽ dựa trên những hồ sơ này để tiến hành tuyển chọn.
・ Tháng 6 ~ Tháng 9: Tham dự phỏng vấn
Sau khi vượt qua vòng loại hồ sơ sẽ bước sang vòng phỏng vấn. Số lần phỏng vấn tùy thuộc vào từng công ty nhưng đa phần là 2-3 lần. Chẳng hạn như ví dụ bên dưới. Tuy nhiên cũng có những công ty tổ chức phỏng vấn sớm hơn thời gian nêu trên.
Lần 1: Nhân viên phòng nhân sự phỏng vấn
Lần 2: Trưởng phòng phỏng vấn
Lần 3: Giám đốc phỏng vấn
Có thể ứng tuyển vào bao nhiêu công ty?
Cho đến đây có thể sẽ có nhiều bạn thấy rằng đâu có tốn mấy thời gian để nhận được “Quyết định tuyển dụng” (naitei) tuy nhiên thì nó đâu có gì là đơn giản như vậy!
Ví dụ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn mường tượng ra dễ dàng hơn.
✔︎ Bạn Trang đã tham gia buổi giới thiệu của công ty A vào ngày 1 tháng 4
✔︎ Sau khi tham gia, bạn ấy đã gửi hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch để ứng tuyển vào công ty. Việc tuyển chọn hồ sơ thường diễn ra trong 1 đến 2 tuần nên trong thời gian đó bạn ấy chỉ chờ đợi kết quả thôi.
✔︎ 2 tuần sau đó, vào ngày 15 tháng 4 bạn ấy đã nhận được kết quả. Thật tiếc là bạn ấy đã bị trượt. Vì vậy, bạn ấy tham gia buổi giới thiệu của công ty tiếp theo rồi lại nộp hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch.
Nếu cứ lặp đi lặp lại quy trình này, trong 1 tháng bạn ấy có thể ứng tuyển nhiều nhất là 2 công ty. Và vẫn tiếp tục quy trình trong khi chưa nhận được “Quyết định tuyển dụng” của công ty nào thì từ tháng 4 đến tháng 9, trong vòng 6 tháng cũng chỉ có thể ứng tuyển vào 12 công ty. Bạn có tự tin rằng mình nhất định có thể nhận được “Quyết định tuyển dụng” của 1 trong 12 công ty đó không? Sinh viên người Nhật thông thường sẽ ứng tuyển vài chục công ty mới nhận được Naitei, vậy với các bạn du học sinh số lượng ứng tuyển ít nhiều cũng phải bằng hoặc phải hơn, điều này đồng nghĩa với việc các bạn cần tích cực hơn và hơn thật nhiều!!!
Thêm vào đó, để có thể vượt qua vòng loại hồ sơ và vòng phỏng vấn, bạn phải hiểu rất rõ công ty mà bạn đang ứng tuyển. Để làm được điều này thì việc tìm kiếm thông tin trên internet là lẽ đương nhiên, nhưng việc hỏi kinh nghiệm, thông tin từ các tiền bối cũng sẽ có lợi cho bạn. Ngoài ra, sau khi phân tích bản thân để nhận thức rõ ràng với ưu điểm và kinh nghiệm của cá nhân, bạn có thể cống hiến như thế nào cho công ty đó; bạn cũng sẽ phải viết hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch v.v. và tham dự phỏng vấn nữa. Để có thể chuẩn bị chỉnh chu cho các công việc này cũng phải mất tới vài tháng.
Việc chuẩn bị trước là vô cùng quan trọng!
Như các bạn đã thấy, trước khi hoạt động tìm việc chính thức bắt đầu vào tháng 4, chúng ta cần chuẩn bị trong thời gian dài. Vậy những công việc chuẩn bị đó cụ thể là những gì?
① Nâng cao năng lực tiếng Nhật
Bạn sẽ có lợi thế khi đi xin việc nếu có được bằng cấp cao trong Kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) nhưng cũng có các kỳ thi kiểm tra năng lực khác như “Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật thương mại BJT”. Đây là kỳ thi kiểm tra năng lực giao tiếp tiếng Nhật trong thương mại, sau khi thi xong sẽ biết điểm ngay trong ngày hôm đó. Ngoài JLPT, nếu bạn có điểm BJT thì bạn càng có lợi thế hơn khi đi làm.
Kì thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT)
Kì thi Năng lực tiếng Nhật thương mại BJT
② Tham gia khóa thực tập ngắn hạn
Nếu bạn là sinh viên đại học thì các khóa thực tập ngắn hạn bắt đầu từ mùa hè của năm thứ 3. Bạn có thể nhận được thông tin về các nơi thực tập nếu bạn đến “Phòng hỗ trợ việc làm” (キャリアセンター) của trường mình.
Việc thực tập ngắn hạn này rất quan trọng và cần thiết cho việc tiến hành phân tích bản thân và nghiên cứu về công việc. Sau khi làm thử một công việc thực tế, bạn sẽ biết được mình có phù hợp với công việc đó không, bản thân bạn có thế mạnh gì, có bài toán gì đặt ra trước mắt không, khi lựa chọn công ty thì cần chú ý đến những điểm gì v.v. bạn sẽ nhìn ra được rất nhiều điều.
✔︎ Hiểu cụ thể nội dung công việc
✔︎ Hiểu thế mạnh và bài toán của bản thân
✔︎ Biết được những kiến thức, năng lực, kỹ năng cần thiết cho công việc
✔︎ Là kinh nghiệm để tự PR bản thân trong hồ sơ ứng tuyển hoặc khi phỏng vấn
✔︎ Nhận được nhiều lời góp ý
✔︎ Nuôi dưỡng suy nghĩ tinh tế khi lựa chọn công ty
③ Nghiên cứu ngành nghề và doanh nghiệp, tìm kiếm thông tin tuyển dụng
Bạn có thể vừa tích lũy kinh nghiệm khi thực tập ngắn hạn vừa phân tích bản thân (mối quan tâm, sở trường v.v.), nghiên cứu các ngành nghề, công ty thông qua website hoặc đến thăm các công ty có tiền bối đang làm việc. Nếu làm như vậy thì bạn sẽ quyết định được bạn muốn làm trong ngành nào, làm việc ở công ty như thế nào. Để làm được điều này, bạn sẽ đi tìm công ty (có thông tin tuyển dụng). Dưới đây là 1 số các website giới thiệu thông tin tuyển dụng tiêu biểu và cách sử dụng.
Đây là một trong các trang thông tin tuyển dụng lớn của Nhật Bản, trên trang này cũng có thông tin tuyển dụng dành riêng cho người nước ngoài.
Đầu tiên, đăng ký thành viên
Khi đăng ký thành viên, nếu bạn bấm chọn ô “có nguyện vọng nhận thông tin miễn phí cho du học sinh người nước ngoài” thì bạn sẽ nhận được thông báo qua email về các thông tin liên quan đến sự kiện, thông tin đặc biệt dành cho du học sinh.
Tiếp theo, tìm kiếm thông tin tuyển dụng
Sau khi nhập các điều kiện mong muốn, bạn bấm vào ô「検索」(tìm kiếm), các thông tin tuyển dụng sẽ xuất hiện. Thông qua trang web này, bạn cũng có thể nộp hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch v.v. cho doanh nghiệp, đăng ký tham gia buổi giới thiệu công ty v.v. Bạn cũng có thể đọc thông tin của công ty, thông tin tuyển dụng, bài viết đặc biệt, đánh giá và nhận xét công ty của tiền bối v.v.
Viết hồ sơ ứng tuyển, sơ yếu lý lịch v.v.
Trang Mynavi cũng có hỗ trợ viết hồ sơ ứng tuyển và sơ yếu lý lịch nhưng trang WA.SA.Bi.(Trang hỗ trợ người nước ngoài đa ngôn ngữ) cũng đã và đang là người bạn đồng hành thân thiện với nhiều du học sinh trong quá trình tìm việc tại Nhật.Ngoài việc nhận được thông tin tuyển dụng từ trang web và trang facebook WA.SA.Bi. VN nếu bạn có câu hỏi muốn được giải đáp hay tư vấn cá nhân liên quan đến việc tìm việc làm. WA.SA.Bi.Hãy liên lạc với WA.SA.Bi. thông qua LINE nhé!
Hỗ trợ viết sơ yếu lý lịch
Sau khi đăng ký thành viên trên trang WA.SA.Bi., bạn có thể sử dụng tính năng viết sơ yếu lý lịch trong mục MyPage (trang cá nhân).
Thông tin tuyển dụng
Thông tin tuyển dụng được cập nhật liên tục trong mục JobHunting. Đặc biệt, bạn có thể đọc thông tin tuyển dụng đó bằng tiếng Việt.
Hỗ trợ cá nhân
WA.SA.Bi. tổ chức rất nhiều hoạt động hỗ trợ tìm việc như là cung cấp thông tin cơ bản về hoạt động tìm việc trên trang Facebook, tổ chức buổi phỏng vấn thử và luyện tập phỏng vấn cho các bạn có nguyện vọng.
Các thành viên của WA.SA.Bi. có tiền thân là du học sinh hoặc đang là du học sinh. Với mong muốn có thể hỗ trợ và giúp đỡ thật nhiều các bạn du học sinh có được cuộc sống ổn định hơn tại Nhật Bản, đừng ngần ngại, các bạn hãy liên lạc đến WA.SA.Bi. chúng mình nhé!!!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16860 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15389 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12894 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Lịch trình tìm việc của du học sinh
Còn có cả những gợi ý về cách viết đơn ứng tuyển, bài “Giới thiệu bản thân” và “Lý do ứng tuyển”, những thứ quyết định bạn có được vào vòng phỏng vấn hay không.
-
Bí quyết học ngoại ngữ và phỏng vấn tuyển dụng
Sempai làm việc tại công ty thương mại của Nhật sau khi du học ở Nhật Bản chia sẻ bí quyết học tiếng Nhật và phỏng vấn tuyển dụng.
-
Nguyên nhân thất bại và thành công trong các cuộc phỏng vấn xin việc
Sau 4 lần phỏng vấn xin việc thất bại, Minh đã được 2 công ty khác tuyển dụng. Vậy, lý do nào đã làm cho Minh thất bại ở 4 lần xin việc đầu tiên? Khi đi phỏng vấn thì điều gì là quan trọng nhất?
-
Vượt qua khó khăn khi tìm việc, tận hưởng cuộc sống của người đi làm
Chúng tôi xin giới thiệu câu chuyện của một cựu du học sinh đã thành công trong hoạt động tìm việc 2 năm trước và hiện đang làm việc tại một công ty ở Osaka.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16860 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15389 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12894 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài