Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định
★ Thông tin cơ bản: Mức lương, tiền làm thêm giờ, nghỉ phép
Mức thu nhập trung bình của người nước ngoài làm việc ở Nhật là bao nhiêu? Ngoài ra, cơ chế trả tiền làm thêm giờ (tăng ca), cấp ngày nghỉ phép như thế nào? Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ thì nên làm thế nào?
Mức lương tiêu chuẩn của người nước ngoài
Đây là thông tin mà Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công bố năm 2021 về mức lương không bao gồm tiền làm thêm giờ của lao động người nước ngoài.
◆Mức lương đối với từng tư cách lưu trú
Tư cách lưu trú (Visa) |
Mức lương (Yên) |
Mức lương (VNĐ) |
“Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” v.v. | ¥302,200 | 59,523,000 ₫ |
Kỹ năng đặc định | ¥174,600 | 34,390,000 ₫ |
Thực tập kỹ năng | ¥161,700 | 31,849,000 ₫ |
※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022) |
※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022)
Sau khi cộng thêm hoặc trừ đi một số khoản dưới đây, ta sẽ được “tiền lương về tay”. Các khoản cộng thêm hoặc trừ đi này thay đổi tuỳ theo điều kiện và môi trường làm việc.
Các khoản tiền được cộng thêm (Ví dụ) |
Trợ cấp làm ngoài giờ (tiền làm thêm giờ) |
Phụ cấp làm đêm |
Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ |
Phí đi lại |
Các khoản tiền bị trừ đi (Ví dụ) |
Tiền bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm hưu trí phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp v.v.) |
Thuế thu nhập |
Thuế cư trú (từ năm thứ hai ở Nhật) |
Nhiều người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định, thực tập sinh kỹ năng sẽ bị trừ thêm một số khoản tiền như “tiền ký túc xá”, “tiền điện – nước – ga” v.v. Theo như dữ liệu KOKORO đã thu thập được từ vài chục thực tập sinh kỹ năng, “tiền nhận được” hàng tháng của họ sau khi trừ đi các khoản như tiền ký túc xá này là từ 100.000 đến 150.000 yên, nhiều người sau 3 năm đã gửi về Việt Nam 2.000.000 đến 3.000.000 yên.
Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Thực tập kỹ năng
・ Phần lớn mức lương của thực tập sinh kỹ năng chỉ bằng hoặc cao hơn “mức lương tối thiểu” một chút. Mức lương tối thiểu là mức lương theo giờ thấp nhất tuỳ theo từng tỉnh, thành phố. Ngoài ra, có một mức lương tối thiểu áp dụng cho một số ngành đặc thù.
Mức lương tối thiểu tại các tỉnh, thành phố
Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Kỹ năng đặc định, Kỹ nhân quốc v.v.
・ Người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định hay tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế sẽ nhận được mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương của người Nhật làm cùng công ty (làm cùng một lĩnh vực).
・ Mức lương này không thể thấp hơn người Nhật vì những lý do như năng lực tiếng Nhật kém v.v.
Mức lương tăng thêm
Khi làm thêm giờ v.v., người lao động sẽ được trả “Mức lương tăng thêm” cao hơn mức lương thông thường. Mức lương tăng thêm như sau.
・ Trợ cấp làm thêm giờ (tiền làm thêm giờ): Nếu làm việc trên 8 tiếng một ngày, trên 40 tiếng 1 tuần thì mức lương được tính đối với “lao động ngoài giờ” là gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường.
・ Phụ cấp làm đêm: Nếu làm việc từ 22:00 ~ 5:00 thì nhận mức lương gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường.
・ Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ: Nếu làm vào ngày nghỉ thì nhận mức lương gấp 1,35 lần so với mức lương thông thường.
Mức lương tăng thêm này được quy định trong Luật lao động tiêu chuẩn. Trước khi nhập cảnh, nếu bạn ký hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn mức kể trên thì đó là vi phạm pháp luật và hợp đồng đó không có hiệu lực.
Nghỉ phép (nghỉ có lương)
Sau khi bắt đầu làm việc được 6 tháng, người lao động có quyền nhận 10 ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Tính từ thời điểm đó, trong 1 năm tiếp theo, người lao động có thể dùng ngày nghỉ đó, nhưng nếu không dùng hết thì cũng chỉ được cộng dồn thêm 1 năm nữa. Ngoài ra, sau 1 năm rưỡi đi làm, người lao động có thể nhận được 11 ngày nghỉ phép mới.
Số năm làm việc | 0.5 | 1.5 | 2.5 | 3.5 | 4.5 |
Số ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) | 10 | 11 | 12 | 14 | 16 |
Về nguyên tắc, người lao động có thể chỉ định thời gian nghỉ phép (nghỉ có lương). Chỉ khi việc nghỉ phép gây ảnh hưởng đến công việc, công ty có thể đề xuất đổi ngày nghỉ sang ngày khác. Trong ngành nông nghiệp và một số ngành khác, công ty không được phép yêu cầu nhân viên làm việc theo hình thức “trời mưa nên đột ngột hôm đó trở thành ngày nghỉ phép (nghỉ có lương)”.
Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ, không được nghỉ phép (nghỉ có lương), bạn hãy liên lạc với Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động, Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) v.v. để xin tư vấn nhé.
Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16745 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15291 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12823 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Thuế và bảng lương ở Nhật
Không phân biệt quốc tịch, tuổi tác, tư cách lưu trú, tất cả những người làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập” (shotokuzei) và “thuế cư trú” (thuế thị dân) (jyuminzei). Bài viết này sẽ giới thiệu về cách đọc bảng lương và 2 loại thuế kể trên. Thuế thu nhập Dù là người Nhật hay người nước ngoài, khi nhận được lương khi làm việc tại Nhật đều phải đóng “thuế thu nhập”. ・ Thuế thu nhập là khoản thuế nộp cho nhà nước. ・ Khoản thuế thu nhập này được tính dựa trên thuế suất. Thu nhập càng cao thì thuế suất càng cao. ・ Thuế thu nhập sẽ được trừ tự động vào lương hàng tháng, công ty sẽ thay nhân viên đóng thuế cho nhà nước. ・ Đóng thuế thu nhập là nghĩa vụ, không liên quan đến tư cách lưu trú. Du học sinh khi đi làm thêm cũng phải đóng. Cách đọc bảng lương Ảnh ở trên là bảng lương của một thực tập sinh kỹ năng. KOKORO sẽ giải thích về cách đọc bảng lương và thuế thu nhập dựa trên bảng lương đó. A Tổng tiền lương (So shikyu gaku) 211.802 yên Đây là toàn bộ khoản tiền mà công ty phải trả cho nhân viên vì họ đã làm việc cho công ty. Khoản này còn có cách gọi khác là "Shikyu gaku", "Kyuyo". B Tổng tiền bảo hiểm xã hội (Shakai hoken no gokei gaku" 34.319 yên Tổng của 3 khoản (phí bảo hiểm xã hội) dưới đây. ① Bảo hiểm y tế ② Bảo hiểm hưu trí ③ Bảo hiểm thất nghiệp C Số tiền chịu thuế cư trú 177.483 yên Khoản "A - B". D Thuế thu nhập 2.340 yên Khoản thuế thu nhập được tính theo thuế suất phụ thuộc vào khoản C. Phí “Bảo hiểm xã hội” sẽ do công ty và người lao động cùng trả. Về bảo hiểm xã hội, bạn hãy tham khảo thêm bài viết phía dưới nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảo hiểm y tế và hưu trí Cách tính “E Khoản tiền đã được khấu trừ” A (Tổng tiền lương) + 211.802 yên B (Tổng phí bảo hiểm xã hội) – 34,319 yên D (Thuế thu nhập) -2,340 yên Nếu lấy A-B-D sẽ ra “Lương về tay” của người này. Nếu lấy khoản này trừ đi tiền nhà là 35.000 yên thì sẽ ra “Khoản tiền đã được khấu trừ” được chuyển vào tài khoản. Ở công ty này, “tiền nhà” bao gồm tiền ký túc xá, tiền điện – ga – nước. Công việc làm thêm của du học sinh và thuế Du học sinh không phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi” và “Bảo hiểm y tế” nên hai khoản chi phí này sẽ không bị trừ vào lương làm thêm. Đổi lại, tự du học sinh tham gia “Kokuminnenkin – bảo hiểm hưu trí” và “Kokumin kenko hoken – bảo hiểm y tế quốc dân” – hai loại khác với người đi làm. Ngoài ra, du học sinh thường không thể tham gia “Bảo hiểm thất nghiệp” nên cũng không bị trừ khoản phí này. Thuế suất trong thuế thu nhập của du học sinh sẽ thay đổi theo số năm sống ở Nhật và mức thu nhập có được. Bạn hãy tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm của du học sinh và thuế * Trong bảng lương của du học sinh Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái v.v. thường không bị tính thuế thu nhập. Đó là vì Nhật Bản đã ký hiệp định về thuế với các nước nêu trên. Thế nhưng, giữa Nhật Bản và Việt Nam chưa có hiệp định này nên trên bảng lương của du học sinh Việt Nam có tính thuế thu nhập. Thuế cư trú (thuế thị dân) Thuế cư trú (thuế thị dân) là tên gọi gộp của 2 loại thuế “thuế địa phương” và “thuế tỉnh, thành phố”. Hai loại thuế này sẽ được gộp lại và trả cho địa phương (nơi đang ở - có phiếu dân cư) vào ngày 1 tháng 1. ・ Thuế thu nhập đóng cho nhà nước, thuế cư trú đóng cho nơi mình sống. ・ Thuế cư trú cũng được trừ từ lương, công ty sẽ thay người lao động nộp thuế cho địa phương. ・ Thuế cư trú được tính từ thu nhập của tháng 1 đến tháng 12 năm trước đó, từ tháng 6 năm đó cho tới tháng 5 năm tiếp theo, thuế sẽ được trừ vào lương hàng tháng. Vì vậy, đối với người nước ngoài bắt đầu làm việc ở Nhật, lương của năm đầu tiên chỉ bị trừ thuế, từ tháng 6 của năm thứ hai trở đi sẽ bị trừ thuế thu nhập và thuế cư trú. ・ Nếu không có gia đình ở Nhật và mức thu nhập của năm trước dưới 1.000.000 yên thì không cần phải đóng thuế cư trú. Thuế tiêu dùng Thuế tiêu dùng là khoản thuế bạn phải trả khi mua một sản phẩm hoặc nhận một dịch vụ (làm tóc, xem phim, v.v.) nào đó. Không giống như thuế thu nhập và thuế cư trú, nó không liên quan gì đến thu nhập. Thuế suất của thuế tiêu dùng là 10%, bạn sẽ trả luôn khi mua sản phẩm, thanh toán dịch vụ. Tuy nhiên, khi mua các loại thực phẩm và đồ uống (trừ các loại đồ uống có cồn), thuế suất là 8%. Đây gọi là “Keigen zeiritsu – 軽減税率” Nếu bạn mua đồ ăn thức uống tại cửa hàng bánh Hamburger, quán cà phê và ăn uống bên ngoài cửa hàng, mức thuế suất 8% sẽ được áp dụng, nhưng nếu bạn ăn uống trong cửa hàng, mức thuế suất sẽ là 10%. Để biết thêm về thuế của Nhật, hãy tham khảo bài viết dưới đây! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Sổ tay hướng dẫn về cư trú và lao động” dành cho người nước ngoài (Chương 8: Thuế)
-
Vol. 9 Y tế
Làm thế nào để được hỗ trợ y tế tại Nhật Bản 1. Các loại cơ sở y tế 2. Tìm cơ sở y tế 3. Hỗ trợ ngôn ngữ 4. Bảo hiểm y tế 5. Các khoản phụ cấp 6. Thuốc Làm thế nào để được hỗ trợ y tế tại Nhật Bản Số người Việt Nam sinh sống tại Nhật Bản đã vượt trên con số 400.000 người nhưng trong đó có nhiều người chưa thể nói tiếng Nhật trôi chảy. Họ cảm thấy khó khăn khi đi bệnh viện vì không tự tin vào khả năng tiếng Nhật của mình, dù có thể đi thì cũng không khó truyền đạt được với bác sĩ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ bác sĩ chẩn đoán bệnh của mình ra sao. Đặc biệt là các bạn lưu học sinh đang phải đối mặt với khó khăn này khi bị ốm. Các bạn thực tập sinh, kỹ sư v.v. nhận được sự hỗ trợ của cơ quan tiếp nhận, nghiệp đoàn v.v. nhưng các bạn lưu học sinh mới sang Nhật thì không có kết nối với cá nhân hay đoàn thể nào có thể hỗ trợ được. Nếu phải nhập viện khẩn cấp do đột ngột bị bệnh, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường, nhưng hình thức hỗ trợ có chút khác biệt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những kiến thức cơ bản cần có khi người nước ngoài đi khám và chữa bệnh ở Nhật. 1.Các loại cơ sở y tế Ở Nhật Bản có rất nhiều cơ sở y tế, mỗi nơi lại có một chức năng riêng. Nếu bạn bị ốm hay bị thương nhẹ, hãy tới phòng khám gần nhà mình. Sau khi nhận được giấy chuyển viện, bạn có thể tới khám ở những bệnh viện lớn hơn. ① Phòng khám - Clinic → Điều trị bệnh tật và chấn thương thường gặp trong đời sống hàng ngày ② Bệnh viện vừa và nhỏ → Khi cần nhập viện, phẫu thuật v.v. ▽ Khi cần điều trị khẩn cấp ③ Bệnh viện lớn → Bệnh nhân cấp cứu do bệnh tình nặng ▽ Khi cần hỗ trợ y tế ở mức độ cao 【Bảo hiểm y tế】 Tại bệnh viện hay các phòng khám, bạn hãy xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Nếu bạn không xuất trình thẻ thì bạn sẽ phải tự chi trả toàn bộ số tiền khám chữa bệnh. 【Các khoa khám bệnh chính】 Các khoa khám bệnh được chia ra theo từng loại bệnh và tình hình vết thương. Riêng bệnh nha khoa thường được khám tại phòng khám là chính. Khoa Nội Nơi khám chữa các bệnh thuộc cơ quan tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, huyết học, nội tiết, thần kinh v.v. và điều trị chủ yếu bằng thuốc. Tại đây cũng khám và chữa các bệnh thông thường như cảm cúm v.v. Khoa Ngoại Nơi khám chữa các bệnh ung thư, tổn thương bên ngoài v.v. điều trị chủ yếu bằng cách phẫu thuật. Khoa Nhi Nơi khám chữa bệnh cho trẻ em. Khoa Ngoại chỉnh hình Nơi điều trị các bệnh có liên quan đến hệ vận động và hệ thần kinh có liên quan đến những cơ quan như xương, khớp, cơ, gân v.v. Khoa Mắt Nơi điều trị các bệnh về mắt. Nha khoa Nơi điều trị các bệnh về răng, chỉnh hình răng hàm mặt v.v. Khoa Sản Nơi khám chữa cho phụ nữ đang mang thai, sinh đẻ, trẻ sơ sinh v.v. Tìm cơ sở y tế Dưới đây là cách tìm cơ sở y tế. ① Tìm qua tạp chí do UBND nơi bạn sinh sống phát hành ② Tìm qua Internet thông tin của các cơ sở y tế được cung cấp trên trang chủ của các tỉnh thành ③ Hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống hoặc các tổ chức giao lưu quốc tế v.v. Đường link tổng hợp các tổ chức tư vấn (toàn quốc) của UBND và những tổ chức giao lưu quốc tế ④ Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe Có hơn 380 “Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe” được đặt tại các tỉnh thành, phòng y tế của các thành phố, các khu vực đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và giới thiệu các cơ sở y tế. ⑤ Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ・ Tại đây bạn sẽ được giới thiệu cơ sở y tế có ngôn ngữ bạn dùng hoặc được hướng dẫn chế độ phúc lợi y tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau (Điện thoại 03-6233-9266). Trung tâm hỗ trợ bằng tiếng Việt vào 10:00~16:00 thứ tư (thứ 2 và thứ 4 của tháng). ・ Trung tâm cũng có hỗ trợ thông dịch qua điện thoại hoặc thông dịch qua ZOOM (Tư vấn 050-3405-0397). Trang chủ của Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ⑥ Sở du lịch Trang web “Khi bạn thấy không khỏe” ◎ Khi khẩn cấp, hãy gọi 119 Khi bạn đột ngột bị bệnh hay bị thương nặng do tai nạn, hãy gọi tới số 119 để gọi xe cứu thương ! Hỗ trợ ngôn ngữ Ngày càng có nhiều bệnh viện tại Nhật hỗ trợ ngôn ngữ dành cho người nước ngoài. Phần lớn các bệnh viện trực thuộc trường đại học, bệnh viện đa khoa triển khai dịch vụ thông dịch qua điện thoại. Trong trường hợp cần thiết, có bệnh viện có thể nhờ phiên dịch viên đến tận nơi mà bệnh nhân không cần phải trả khoản phí nào. Có điều số lượng phiên dịch viên tiếng Nhật trong lĩnh vực y tế vẫn chưa nhiều. Người ta cũng chỉ ra rằng chất lượng thông dịch qua điện thoại cũng chưa được cao. Thế nhưng, kể từ sau chương trình EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) được kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản, rất nhiều y tá từ Việt Nam sang Nhật để tham gia tập huấn và thực hành. Trong bối cảnh đó, gần đây số bệnh viện có thông dịch viên, bác sĩ, y tá người Việt đã tăng lên. Nếu bạn đến những bệnh viện này, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình bằng tiếng Việt. Chúng tôi sẽ giới thiệu các cơ sở y tế có thể hỗ trợ bằng tiếng Việt theo từng khu vực ở trang tiếp theo, các bạn hãy tham khảo nhé! Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Tokyo) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Kanto) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Kansai) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Tokai) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Bắc Kyushu) Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (Nam Kyushu) Bảo hiểm y tế Những người sống ở Nhật Bản, không phân biệt quốc tịch, đều phải tham gia bảo hiểm y tế công. (1) Bảo hiểm y tế Người tham gia bảo hiểm sẽ trả 30% chi phí khám chữa bệnh Người làm công ăn lương và gia đình của họ sẽ tham gia bảo hiểm này. Nếu tham gia bảo hiểm này thì khi đi khám tại các phòng khám nha khoa, bệnh viện v.v. bạn chỉ cần chi trả 1 phần phí khám chữa bệnh. Theo nguyên tắc, bạn và người thân trong gia đình sẽ trả 30% tổng chi phí khám chữa bệnh (trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người gia từ 70~74 tuổi là 20%), 70% sẽ do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên cũng có những dịch vụ y tế không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Phí bảo hiểm do công ty và người lao động cùng đóng, mỗi bên một nửa Tiền phí bảo hiểm hàng tháng sẽ do công ty và người lao động cùng đóng, mỗi bên chịu 50%. (2) Bảo hiểm y tế quốc dân Du học sinh cũng có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm Những người có đăng kí địa chỉ thường trú, dưới 75 tuổi và không nằm trong đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế theo công ty thì phải tham gia Bảo hiểm y tế quốc dân. Du học sinh người nước ngoài cũng có nghĩa vụ tham gia. Người tham gia bảo hiểm sẽ trả 30% chi phí khám chữa bệnh Theo nguyên tắc, người tham gia bảo hiểm sau khi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế sẽ trả 30% tổng chi phí khám chữa, 70% sẽ do bảo hiểm chi trả. Tuy nhiên cũng có những dịch vụ y tế không nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Cách thức tham gia Bạn sẽ làm thủ tục đăng kí tham gia tại UBND nơi bạn sinh sống. Khi đăng kí cần có thẻ lưu trú và hộ chiếu. Nếu bạn sống cùng gia đình, gia đình bạn cũng sẽ tham gia bảo hiểm. Bạn hãy xác nhận xem trên thẻ bảo hiểm có ghi tên của người trong gia đình mình hay không. Đăng kí thay đổi địa chỉ Nếu bạn thay đổi địa chỉ, bạn hãy đăng kí với UBND của nơi ở mới, sau đó nhận thẻ bảo hiểm mới. Nếu bạn không làm thủ tục này, thẻ bảo hiểm của bạn sẽ không sử dụng được và không được bảo hiểm y tế quốc dân chi trả. ※ Phí bảo hiểm có thể được giảm trừ theo điều kiện thu nhập và tình hình cuộc sống, để biết thông tin chi tiết, bạn hãy hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống. Các khoản phụ cấp Trong bảo hiểm y tế có nhiều loại phụ cấp đi kèm, chúng tôi xin giới thiệu một phần trong số đó. 【Phí điều trị và dưỡng bệnh】 ✔︎ Khi chưa nhận được bảo hiểm ngay sau khi vào làm việc✔︎ Khi mua các vật dụng cần cho việc điều trị như mua thạch cao để bó bột v.v.✔︎ Khi đi vật lý trị liệu như châm cứu, bấm huyệt, mát xa v.v. theo chỉ định của bác sĩ✔︎ Khi khám chữa bệnh ở nước ngoài Trong những trường hợp trên, sau khi bạn trả toàn bộ chi phí khám chữa, bạn có thể làm đơn đề nghị với UBND nơi bạn đang sống và nếu được chấp thuận, ngoài phần chi phí bạn phải chịu, bạn sẽ được chi trả phí điều trị và dưỡng bệnh. 【Phí điều trị và dưỡng bệnh quá lớn】 Nếu số tiền phải chi trả cho các cơ sở y tế, tiền thuốc v.v. vượt quá mức quy định của một tháng (không bao gồm tiền ăn, tiền trả thêm để nâng cấp giường bệnh trong thời gian nhập viện), bạn sẽ được chi trả phần quá hạn mức đó. 【Tiền thai sản một lần】 Khi người được bảo hiểm hoặc người phụ thuộc vào người tham gia bảo hiểm sinh con, về nguyên tắc sẽ nhận được 420.000 yên / một trẻ sơ sinh. Thuốc Bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm (drug store). Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ nên bạn hãy lưu ý khi sử dụng. Hiệu thuốc Tại hiệu thuốc, dược sĩ sẽ điều chế và bán thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Bạn cũng có thể mua các loại dược phẩm khác. Ở Nhật, có rất nhiều loại thuốc không thể mua được nếu không có đơn của bác sĩ. Cũng có loại thuốc có thể mua mà không cần đơn nhưng nếu là thuốc có cùng tác dụng, khi bạn đưa đơn thuốc ra rồi mua thì bạn cũng sẽ được bảo hiểm chi trả 70%, bạn chỉ cần trả 30% thôi. Drug Store Đây là cửa hàng bán các loại thuốc không cần đơn của bác sĩ, các loại thực phẩm ăn uống, tạp hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày v.v. Cũng có drug store bán thuốc theo đơn. ◎ Nếu bạn muốn biết thêm thông tin về y tế, hãy tham khảo tài liệu trong link đính kèm dưới đây. Sách hướng dẫn về đời sống – việc làm dành cho người nước ngoài (Chương 6: Y tế)
-
★ Thông tin cơ bản: Giải đáp khúc mắc của thực tập sinh
Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những kiến thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong khi thực tập kỹ năng và nơi có thể nhận tư vấn khi gặp phải các vấn đề như ▽ Không được trả tiền lương làm tăng ca ▽ Không nhận được ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) ▽ Muốn bỏ trốn và tìm công việc khác ▽ Có vẻ sẽ bị sa thải ▽ Muốn chuyển sang việc khác ▽ Mang thai v.v. Các vấn đề thường gặp phải và nơi xin tư vấn Thông qua việc thực tập kỹ năng, nhiều anh chị đi trước đã thực hiện được ước mơ của mình. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều vấn đề xảy ra xoay quanh việc thực tập này. Các vấn đề thường gặp phải là vấn đề về lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, ngày nghỉ phép (nghỉ có lương), bị sa thải, v.v. Ngoài ra vấn đề liên quan đến chuyện mang thai cũng đang tăng lên. Cổng thông tin tư vấn của chính phủ Với những vấn đề như không được nhận tiền lương làm tăng ca, chịu bạo lực, bạo ngôn, v.v. bạn có thể xin đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) tư vấn. Nếu vẫn không thể giải quyết được vấn đề, hãy liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tư vấn bằng tiếng Việt của OTIT Nếu bạn phải chịu bất lợi từ công ty hay nghiệp đoàn vì đã báo cáo lên trên, hãy báo lại với OTIT một lần nữa hoặc thử xin lời khuyên từ các đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ (được giới thiệu ở phía dưới). Ngoài ra, bạn cũng có thể xin Cục quản lý tiêu chuẩn lao động hoặc FRESC tư vấn. Ngoài ra, các trung tâm giao lưu văn hoá tại các địa phương cũng có khu vực tư vấn dành cho người nước ngoài đấy. Dù chưa giải quyết được vấn đề sau một lần xin tư vấn, bạn cũng đừng bỏ trốn, hãy đến nhiều cơ quan và đoàn thể để xin tư vấn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cục quản lý tiêu chuẩn lao động toàn Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] FRESC Các cơ quan, tổ chức hỗ trợ phi chính phủ Ở Nhật Bản có rất nhiều đoàn thể hỗ trợ phi chính phủ. Mỗi đoàn thể, tổ chức có quy mô khác nhau, tuy nhiên bạn có thể xin tư vấn miễn phí về những vấn đề như lao động, việc làm, sinh hoạt, tư cách lưu trú (visa), tìm việc mới, mang thai v.v. 〈Ví dụ về các đoàn thể hỗ trợ〉 Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (SNS) Hội Hỗ trợ Cộng sinh Việt Nhật Liên đoàn lao động Gifu chi nhánh người nước ngoài số 2 Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại tỉnh Ibaraki Các bạn có thể tìm thấy các tổ chức tư vấn thông qua đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Các vấn đề và cách giải quyết Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tri thức cần thiết để giải quyết các vấn đề nảy sinh, tham khảo cách giải quyết để tránh bị rắc rối và bị thiệt nhé. Muốn bỏ trốn và tìm việc khác Có rất nhiều trường hợp “bất mãn với công ty tiếp nhận (do vấn đề lương làm tăng ca, bạo lực – bạo ngôn v.v.) nên muốn bỏ trốn và tìm việc khác”. Nếu bạn tư ý rời khỏi công ty mình thực tập, việc đó gọi là “bỏ trốn”. Ngoài ra, trên Facebook v.v. có nhiều bài viết giới thiệu các công việc có mức lương cao, làm cho việc bỏ trốn ngày càng ra tăng. Thế nhưng, dù thực tập sinh có bỏ trốn và làm việc khác thì mức thu nhập cao ấy cũng không ổn định. Thêm vào đó, thực tập sinh còn phải chịu rất nhiều rủi ro và bất lợi như sau. 〈Bất lợi do bỏ trốn〉 Khi làm công việc khác thì bị coi là lưu trú bất hợp pháp, lao động bất hợp pháp. Việc làm không ổn định, mức thu nhập lâu dài thấp hơn so với công ty ban đầu. Khi bị bệnh, bị thương nặng thì không được bảo hiểm hỗ trợ. Mặc dù bị thương nặng khi đang làm việc nhưng phần lớn là không được bồi thường. Vì là lưu trú bất hợp pháp (tội phạm) nên không thể tự do đi lại. Có thể bị lừa lấy tiền hoa hồng khi tìm việc làm mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tình hình lao động bất hợp pháp trong thời gian bỏ trốn (Kinh nghiệm của tôi) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bỏ trốn, lao động bất hợp pháp và mất việc (Kinh nghiệm của tôi) Không được lợi gì khi bỏ trốn. Trước khi bỏ trốn, hãy xin OTIT và các đoàn thể tư vấn nhé. Muốn chuyển sang việc khác Nếu công ty tiếp nhận không trả tiền lương làm tăng ca, có những hành động vi phạm pháp luật như bạo lực v.v., sau khi nhận hỗ trợ từ OTIT, thực tập sinh có thể chuyển sang công ty khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thực tập sinh chuyển việc sau khi nhận được sự hỗ trợ của đoàn thể hỗ trợ và OTIT (Kinh nghiệm của tôi) Có vẻ sẽ bị sa thải (bị ép về nước) Có trường hợp công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn không thích thực tập sinh và cố tình để họ nghỉ việc, cho về nước giữa chừng. Chuyện kinh khủng hơn là có trường hợp bị dẫn ra tận sân bay để cho về nước. Phần lớn thực tập sinh phải viết một văn bản thể hiện là mình tự ý nghỉ việc và bị ép ký tên vào đó. Tuy nhiên, luật pháp Nhật Bản quy định là nếu không có “lý do bất khả kháng”, công ty không được phép tự ý huỷ hợp đồng giữa chừng. Có nhiều thực tập sinh đã được các tổ chức hỗ trợ giúp đỡ và thoát khỏi việc bị ép về nước, hơn nữa còn tìm được việc mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_01 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trường hợp bị ép về nước_02 Không nhận được ngày nghỉ phép Chị Sim đã tự thương lượng với công ty và có được 1 tuần nghỉ có lương Thực tập sinh kỹ năng có quyền lấy ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Bạn hãy tự thương lượng với công ty hoặc nhờ OTIT, các tổ chức hỗ trợ tư vấn nhé. Bị giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú Có công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn giữ hộ chiếu, thẻ lưu trú của thực tập sinh. Điều này là trái với pháp luật, bạn hãy liên lạc với OTIT nhé. OTIT sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Nếu xin chứng nhận tị nạn thì có thể làm việc ở Nhật? Người môi giới ác ý có thể đưa ra lời đề nghị là “6 tháng sau khi nộp đơn xin tị nạn, bạn sẽ được tự do làm việc tại Nhật Bản.” Tuy nhiên, hiện nay, những người không phải là người tị nạn khi xin chứng nhận sẽ không được cấp phép và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam. Chưa có trường hợp thực tập sinh kỹ năng nào được công nhận là người tị nạn tại Nhật. Mang thai Số thực tập sinh mang thai trong thời gian thực tập đang tăng lên. Nhiều trường hợp bị nói là phải về nước và kết thúc thực tập giữa chừng nhưng pháp luật quy định không được lấy lý do là mang thai để huỷ hợp đồng với thực tập sinh. Có thể bạn sẽ cần ai đó giúp bạn chăm sóc cho con sau khi sinh, song bạn có thể nghỉ một thời gian rồi quay lại thực tập tiếp. Tổ chức hỗ trợ “Hội Hỗ trợ Cộng Sinh Việt Nhật” đã có kinh nghiệm trong việc hỗ trợ này.
-
Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
Nếu bạn gặp các vấn đề trong việc học tập, làm việc (thực tập kỹ năng, làm chính thức tại công ty, làm ngắn hạn tại công ty, làm thêm) hay các vấn đề về đời sống, tư cách lưu trú v.v.; dù đã trao đổi với công ty, các tổ chức tiếp nhận, nhà trường, các anh chị tiền bối v.v. mà vẫn chưa giải quyết được thì lúc đó nên đến đâu để xin tư vấn? Cho đến nay, có rất nhiều anh chị tiền bối đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức tư vấn và các hội nhóm hỗ trợ. Dù không thể giải quyết vấn đề ở 1 nơi thì bạn cũng đừng bỏ cuộc, đừng bỏ trốn, hãy thử xin lời khuyên từ nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ nhé! Các tổ chức tư vấn mà bạn nên biết Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực tập kỹ năng mà nghiệp đoàn (công ty tiếp nhận) hay công ty bạn đang làm không giải quyết một cách thỏa đáng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) để xin tư vấn. Bạn có thể gửi nội dung xin tư vấn bằng tiếng Việt thông qua trang chủ của Hiệp hội. Hiệp hội cũng có hỗ trợ qua điện thoại (0120-250-168) (miễn phí). Nếu bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của Hiệp hội (OTIT) thì cũng rất tốt. Khi đó, bạn nên phô tô thẻ lưu trú của mình ở cửa hàng tiện lợi, viết sẵn ra giấy những trăn trở và các điểm bạn thấy không thỏa đáng (bất mãn) rồi mang đến Hiệp hội. Khi tới nơi, bạn có thể đọc những gì đã viết trên giấy và giải thích thêm. Nếu cần, bạn cũng có thể nhờ OTIT hỗ trợ người phiên dịch. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động Dù bạn là thực tập sinh kỹ năng hay lưu học sinh, hãy xin tư vấn từ Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản về các vấn đề như không được trả tiền làm thêm giờ v.v. Gần đây, Cục cũng hỗ trợ tư vấn cho người nước ngoài. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản Các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều thành tích Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài Nếu bạn đã trao đổi với những cơ quan trực thuộc nhà nước như OTIT hay Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc không thể tự mình xin tư vấn tại những cơ quan này thì bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ. Đây đều là các tổ chức đã có nhiều thành tích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (Facebook) = Các vấn đề về lao động của thực tập sinh kỹ năng, vấn đề tuyển dụng, vấn đề trong đời sống, các vấn đề liên quan đến tư cách lưu trú. Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật = Các vấn đề liên quan đến lao động, tuyển dụng, đời sống, việc làm, tư cách lưu trú của lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và toàn bộ người Việt Liên đoàn lao động Gifu Chi nhánh người nước ngoài số 2 = Ông 甄凱 (Kenkai) trưởng chi nhánh: 090・8496・9668 (tiếng Nhật) = Các vấn đề liên quan đến việc lao động, tuyển dụng, tư cách lưu trú của thực tập sinh kỹ năng, nhân viên chính thức tại các công ty, nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn, toàn bộ lao động người nước ngoài Các đoàn thể và hội nhóm người Việt hoạt động sôi nổi Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) =Hotline về đời sống, y tế, sức khỏe: 050-6874-8385 Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại Ibaraki Các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (tại các thành phố chính) Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (chính) trên toàn Nhật Bản. ■ Thành phố Tokyo Trung tâm hỗ trợ lưu trú dành cho người nước ngoài (FRESC) = Tư vấn về tất cả các vấn đề của người nước ngoài như đời sống, lao động, tuyển dụng, việc làm, tư cách lưu trú v.v. = Quầy hỗ trợ FRESC: 0120-76-2029 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) =Số điện thoại đặt lịch hẹn trước của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại FRESC: 03-5363-3025 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) ※Quầy hỗ trợ có thể tiếp nhận tư vấn toàn Nhật Bản. ※Trong trường hợp muốn được trợ giúp bằng tiếng Việt, dù gọi đến số nào trong hai số điện thoại trên thì bạn cũng cứ nói tiếng Nhật “Betonamugo de onegaishimasu” (có nghĩa là “Xin hãy trợ giúp bằng tiếng Việt” ) hoặc tiếng Anh nhé. ■ Tỉnh Hokkaido Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Hokkaido = 011-200-9595(ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-17:00) ■ Tỉnh Miyagi Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Miyagi = 022-275-9990 ■ Tỉnh Ibaraki Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 029-244-3811 (tiếng Việt: thứ hai, thứ ba, thứ tư) ■ Tỉnh Saitama Trung tâm tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài Saitama = 048-833-3296 ■ Tỉnh Chiba Tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Chiba = 043-297-2966 (ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-16:00) = Email: ied@ccb.or.jp ■ Tỉnh Kanagawa Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa thành phố Yokohama = 045-222-1209 = E-mail:t-info@yoke.or.jp ■ Tỉnh Shizuoka Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa tỉnh Shizuoka (Kameria) = 054-204-2000(平日10:00~16:00) = E-mail:sir07@sir.or.jp ■ Tỉnh Aichi Trung tâm cộng sinh đa văn hóa Aichi = 052-961-7902 (từ thứ hai đến thứ bảy 10:00~18:00) ■ Phủ Osaka Khu thông tin dành cho người nước ngoài phủ Osaka = 06-6941-2297 = E-mail:jouhou-c@ofix.or.jp ■ Thành phố Osaka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 06-6773-6533 (ngày thường 9:00~19:00; thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ 9:00~17:30) ■ Tỉnh Hyogo Trung tâm cộng đồng quốc tế Kobe =078-291-8441 (tiếng Việt: thứ hai, thứ tư 09:00~12:00, 13:00~17:00) ■ Tỉnh Hyogo Hội hữu nghị Việt Nhật Hyogo = 078-646-3110 = Email: cntorimoto@yahoo.co.jp ■ Tỉnh Okayama Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Okayama = 086-256-6052 (ngày thường 9:00~17:00) = E-mail:support@opief.or.jp ■ Tỉnh Hiroshima Trung tâm quốc tế Hiroshima = 0120-783-806 ■ Tỉnh Fukuoka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Fukuoka = 092-725-9207 (hàng ngày 10:00~19:00) = E-mail:fukuoka-maic@kokusaihiroba.or.jp ■ Thành phố Fukuoka Trung tâm hỗ trợ tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài TP Fukuoka = 092-262-1799 (ngày thường 8:45~18:00) Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế hỗ trợ tư vấn (toàn tỉnh) Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách các tổ chức hỗ trợ tư vấn dành cho người nước ngoài tại các tỉnh thành (bao gồm cả khu vực tự quản) trên toàn Nhật Bản, các hội giao lưu quốc tế v.v. (Bản tiếng Việt và tiếng Nhật) Bạn chỉ cần click vào tên của nơi bạn đang sống (tiếng Nhật và bảng chữ cái alphabet) xuất hiện trong khung là bạn có thể xem được danh sách tổng hợp các tổ chức hỗ trợ. Tại những tổ chức có hỗ trợ tiếng Việt, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ màu đỏ có ghi “tiếng Việt”. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link (URL) màu xanh trong bảng, bạn sẽ được liên kết tới trang chủ của tổ chức tư vấn đó. Phân chia theo khu vực: Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế có hỗ trợ tư vấn (có kèm link)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16745 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15291 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12823 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài