Du học - Xin việc
Việc làm thêm : Cách tìm việc, phỏng vấn và quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh
Về việc làm thêm baito ở Nhật Bản, ban biên tập đã tổng hợp thông tin và mong muốn những bạn đang du học hay có ý định đi du học Nhật Bản cần biết trước những thông tin này. Dưới đây là một số điểm về “cách tìm việc làm thêm” và “các mẹo và chuẩn bị cho phỏng vấn làm thêm”. Ngoài ra, chúng tôi sẽ cho bạn biết những điều quan trọng về “các vấn đề liên quan đến quy định của cục quản lý xuất nhập cảnh” và “thuế của việc làm thêm”.
Bạn không thể trang trải toàn bộ chi phí học tập và sinh hoạt bằng việc làm thêm, nhưng bạn có thể tạo cơ hội nói tiếng Nhật và tăng số lượng bạn bè của mình. Hãy cùng theo dõi cách tìm việc làm thêm và những điểm cần lưu ý nhé !
1. Cách tìm việc làm thêm baito
Có những cách sau đây để tìm việc làm thêm.
・ Trường học giới thiệu
・ Sempai hoặc bạn bè giới thiệu
・ Trang web của các công ty giới thiệu việc làm
・ Tạp chí thông tin việc làm miễn phí
・ Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng
・ Hellowork
・ Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh
Gần đây, các bạn chủ yếu tìm việc làm thêm thông qua “Trang web của các công ty giới thiệu việc làm” và ” sempai hoặc bạn bè giới thiệu”. Chi tiết về các trang giới thiệu thông tin việc làm và các liên kết được ghi trong bài viết tiếp theo. Bài viết này cũng hướng dẫn bạn cách để có được một cuộc phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại.
2. Các mẹo và chuẩn bị cho phỏng vấn làm thêm
・ Khi phỏng vấn, bạn sẽ luôn được hỏi “Tại sao bạn lại ứng tuyển vào công việc này?”. Những điểm quan trọng trong việc trả lời câu hỏi này là gì?
・ Hãy cẩn thận về trang phục và kiểu tóc khi đi phỏng vấn.
・ Nên mang gì khi đi phỏng vấn?
・ Hãy đến địa điểm phỏng vấn sớm một chút. Vì vậy, hãy xem trước thời gian tàu chạy, các chuyến đổi tàu, các tuyến đường từ nhà ga đến nơi phỏng vấn.
Nếu bạn muốn biết thêm, hãy đọc bài viết sau đây.
3. Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh
Khi đi du học Nhật Bản tự túc, bạn chỉ có thể trang trải chi phí học tập và cuộc sống của mình bằng công việc làm thêm trong những trường hợp sau.
・ Nhận được số tiền học bổng lớn (Ví dụ có thành tích học tập tốt).
・ Được miễn toàn bộ hoặc hơn một nửa học phí (Ví dụ có thành tích học tập tốt).
Trong những trường hợp khác, các bạn sẽ trang trải chi phí du học từ sự hỗ trợ của bố mẹ và lương làm thêm. Thời gian làm thêm của du học sinh tại Nhật Bản được giới hạn là 28 tiếng mỗi tuần, nhưng nếu bạn làm thêm quá mức đó (làm thêm quá giờ), bạn có thể không gia hạn được tư cách lưu trú du học. Hãy ghi nhớ những điều sau:
・ Có rất nhiều anh chị sempai đã phải trở về nước do không thể gia hạn tư cách lưu trú vì làm thêm quá giờ.
・ Làm thêm quá giờ sẽ bị Cục Quản lý xuất nhập cảnh biết.
・Có cách để đếm thời gian làm thêm “28 tiếng một tuần” chính xác. Đó là bất kể bạn đếm từ thứ mấy trong tuần, thì trong một tuần thời gian làm thêm chỉ được trong 28 tiếng.
・ Những người muốn làm việc tại Nhật Bản phải nộp giấy khấu trừ thuế tại nguồn khi nơi làm việc được quyết định và thay đổi tư cách cư trú. Hãy giữ giấy khấu trừ thuế tại nguồn được gửi cho bạn mỗi năm một lần từ công việc làm thêm của mình.
Nếu bạn muốn biết thêm về hệ thống thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh khi làm thêm quá giờ, hãy đọc bài viết sau.
4. Việc làm thêm của Du học sinh và Thuế
Biết chính xác về thuế đối với việc làm thêm của Du học sinh sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề.
・ Đối với người Việt Nam, du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó. Đây là khoản thuế nộp cho nhà nước và tự động bị trừ từ lương hàng tháng.
・ Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp” nên các khoản phí này không bị trừ vào lương làm thêm. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”.
・ Du học sinh có thể tham gia “Bảo hiểm tai nạn lao động” nên sẽ có trường hợp phí bảo hiểm được trừ vào lương. “Khoản thu nhập bị tính thuế” là số tiền nhận được sau khi trừ các khoản này, số thuế phải đóng là “khoản thu nhập bị tính thuế” nhân với thuế suất.
・ Thuế suất của năm đầu tiên và của năm thứ hai và các năm tiếp theo là khác nhau. Thuế suất sẽ thấp hơn sau năm thứ hai.
Nếu bạn muốn biết thêm, hãy đọc bài viết dưới đây.
5. Kinh nghiệm đi làm thêm
Ngoài việc kiếm tiền, đi làm thêm còn có những điểm đáng giá khác như “có thêm cơ hội nói tiếng Nhật” và “có thêm nhiều bạn bè”.
Bạn có thể biết thêm được các thông tin bổ ích khi đọc kinh nghiệm của các anh chị sempai về nội dung công việc, các điểm lợi, cơ hội nói tiếng Nhật,… đối với từng loại công việc làm thêm.
6. Tổng kết
Trong bài viết này, Ban biên tập đã giới thiệu những thông tin dưới đây để cung cấp cho những bạn đang có ý định hoặc những bạn đang đi du học đi du học Nhật Bản .
・ Các cách phổ biến nhất để tìm việc làm thêm là ” Trang web của các công ty giới thiệu việc làm” và ” sempai hoặc bạn bè giới thiệu”.
・ Nếu bạn đi du học Nhật Bản tự túc, bạn sẽ không thể trang trải chi phí học tập và sinh hoạt chỉ bằng công việc làm thêm mà không có học bổng lớn hoặc miễn học phí.
・ Nếu bạn làm hơn 28 tiếng một tuần (làm thêm quá giờ), bạn có thể không được gia hạn tư cách lưu trú du học. Trên thực tế, có rất nhiều anh chị sempai đã phải trở về nước do không thể gia hạn tư cách lưu trú vì làm thêm quá giờ.
・ Bất kể bạn đếm từ thứ mấy trong tuần, thì trong một tuần thời gian làm thêm chỉ được trong 28 tiếng.
・ Đối với người Việt Nam, du học sinh khi làm thêm cũng sẽ bị tính “thuế thu nhập” tương ứng với mức thu nhập đó.
・ Du học sinh không thể tham gia “Bảo hiểm hưu trí phúc lợi”, “Bảo hiểm y tế”, “Bảo hiểm thất nghiệp”. Thay vào đó, tự du học sinh phải tham gia “Bảo hiểm hưu trí quốc dân” và “Bảo hiểm y tế quốc dân”.
Hãy tìm một công việc làm thêm tốt và làm phong phú thêm cuộc sống du học của bạn nhé !
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16745 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15291 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12823 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Kết hôn quốc tế_Phần 2
Lần trước, chúng tôi đã giới thiệu 4 cặp vợ chồng Nhật - Việt gặp gỡ ở Nhật. Trong số này chúng tôi xin giới thiệu 4 cặp đã gặp gỡ nhau ở Việt Nam. Kết hôn với cấp trên ở công ty Nhật Bản Chị Châu (sinh vào thập niên 1980) tốt nghiệp Khoa tiếng Nhật, trường Đại học Ngoại ngữ ở Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, chị vào làm việc tại một công ty Nhật Bản vào năm 2005. Vì tính chất công việc nên chị thường xuyên phải liên lạc, báo cáo với một anh cấp trên qua thư điện tử hoặc tin nhắn và đôi khi, người cấp trên cũng có những tin nhắn ít liên quan tới công việc. Một hôm, do hiểu nhầm nội dung tin nhắn của chị, anh tìm tới tận nơi chị sống để hỏi và nhân tiện mời chị đi uống cà phê. Và từ đó, hai người bắt đầu tìm hiểu nhau. Vì anh cũng nói được tiếng Việt nên câu chuyện giữa hai người thường xuyên diễn ra bằng cả 2 thứ tiếng.Vài tháng sau, chị mời anh về nhà chơi và gặp bố mẹ. Ở Việt Nam thì việc mời bạn trai hay bạn gái tới nhà chào cha mẹ cũng là điều bình thường nhưng sau này anh cho chị biết “Người Nhật thì chỉ khi nào có ý định kết hôn với nhau thì mới mời về chào cha mẹ”. Vì thế mà anh đến thăm và chào bố mẹ chị với tâm thế là sẽ kết hôn. Do anh nói được tiếng Việt, nên dễ dàng trò chuyện và được bố mẹ chị quý mến. Sau đó hai người hứa hôn, cha mẹ anh cũng sang thăm Việt Nam và đến chào cha mẹ chị. Năm 2006, một năm sau khi quen nhau, anh chị kết hôn và năm 2009, sau khi anh hết nhiệm kỳ tại Việt Nam, gia đình anh chị giờ có 3 người, chuyển về Nhật sinh sống. Sau đó, anh chị sinh thêm một bé nữa và giờ gia đình nhỏ 4 người của chị Châu sống hạnh phúc vui vẻ. Khi sang Nhật chị cũng tìm được việc làm hợp ý. Chị học hỏi thêm được nhiều điều về xã hội Nhật thông qua những bạn bè người Nhật ở xung quanh do cùng gửi con nhà trẻ và bạn người Việt Nam thông qua mạng xã hội Facebook. Nhờ đó mà cuộc sống của chị ở Nhật ngày càng phong phú hơn. Kết hôn với đồng nghiệp quen trong thời gian làm việc ngắn hạn Chị Thủy (quê ở Hà Nội) là giáo viên tại một trường đại học ở Việt Nam. Khoảng năm 2000, một nam giáo viên người Nhật được cử đến làm giáo viên tại trường của chị theo một dự án của cơ quan hành chính độc lập của Nhật Bản và anh chị đã quen nhau. Chị Thủy tốt nghiệp khoa tiếng Nhật nên tiếng Nhật của chị rất giỏi. Sau thời gian giảng dạy ngắn hạn, anh trở về Nhật. Năm 2001, chị Thủy đi công tác ở Nhật và trong thời gian ở Nhật, anh chị gặp lại nhau. Anh thường xuyên tới thăm chị và hai người thường hẹn hò, đi ăn, đi du lịch với nhau. Ngày chị Thủy kết thúc chuyến công tác về nước, anh cùng đi chuyến máy bay để đưa chị về Việt Nam và khi tới nơi, anh chính thức cầu hôn. Năm 2002, anh chị kết hôn và tổ chức đám cưới ở Việt Nam. Cha mẹ và bạn bè của anh từ Nhật cũng sang Việt Nam chúc mừng anh chị. Sau đó vài tháng, anh chị trở về Nhật và tổ chức đám cưới một lần nữa ở Nhật. Cha mẹ chị Thủy không hề phản đối việc chị kết hôn với người nước ngoài vì khi còn trẻ ông bà cũng đã từng du học nước ngoài. Nhiều khi có những tranh luận hoặc bất đồng ý kiến do khác biệt về văn hóa nhưng anh chị luôn tôn trọng giá trị quan của nhau và luôn trao đổi kỹ với nhau. Anh chị có với nhau một cô con gái. Để cho con có thể nói được tiếng Việt, chị luôn cố gắng tạo nhiều nhiều dịp như dẫn con đi cùng mỗi khi có dịp tụ họp với bạn bè người Việt, đưa con về Việt Nam hoặc nấu món ăn Việt để cháu có thể nói tiếng Việt. Tuy chưa nói được nhiều nhưng con gái chị đều tích cực nói tiếng Việt mỗi khi có dịp. Kết hôn với anh họ của chồng bạn thân Chị Bảo Nghi (Quê Bà Rịa, sinh năm 1977) có một người bạn thân đi du học Nhật Bản và kết hôn với người Nhật. Sau đó, vợ chồng người bạn trở về Việt Nam và lập công ty. Anh chồng của bạn Bảo Nghi có nhờ một người em họ sang giúp công việc kinh doanh ở Việt Nam và Bảo Nghi cũng hay đến công ty của người bạn và đã gặp người em họ của chồng bạn tại đây (Khoảng năm 2010). Vì người em họ kia không biết tiếng Việt nên bạn của Bảo Nghi thường nhờ chị làm phiên kiêm hướng dẫn mỗi khi anh muốn đi chơi vào cuối tuần bằng xe máy hoặc mỗi khi công ty tổ chức đi chơi xa. Bảo Nghi nói tiếng Nhật giỏi vì học ngành Nhật Bản tại khoa Đông phương học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Sau đó, hai người có thêm nhiều dịp gặp gỡ và dần dần hẹn hò với nhau. Tháng 7/2011, anh thôi việc tại công ty của người anh họ ở Việt Nam và trở về Nhật. Hai người tiếp tục giữ liên hệ qua skype. Vào tháng 11 cùng năm, anh trở lại Việt Nam và cầu hôn. Bảo Nghi đã nhận lời. Ban đầu, cha mẹ Bảo Nghi cũng phản đối vì lo ngại “dù có nói được tiếng Nhật nhưng ở nước ngoài không có gia đình thân thích thì vất vả lắm”. Bản thân chị cũng băn khoăn khi nghĩ tới việc phải thôi công việc yêu thích đã làm trong nhiều năm. Nhưng cuối cùng, vượt qua những khó khăn, anh chị đã kết hôn vào tháng 8/2012. Một năm sau, chị sang Nhật và hiện nay anh chị có một bé gái 5 tuổi và sống hạnh phúc với nhau, chị cũng tìm thấy công việc phù hợp tại một công ty ở Nhật. Quen nhau qua bạn học cùng lớp tiếng Nhật Sau khi đi làm, chị Hương (sinh năm 1972, quê ở Hà Nội) đi học thêm lớp tiếng Nhật ban đêm. Khoảng năm 2000, người bạn cùng lớp lập một nhóm bạn để thỉnh thoảng đi du lịch, trong đó có một nam giới Nhật Bản hay sang công tác dài hạn tại công ty nơi cô làm việc. Đây một công ty Nhật Bản tiếp nhận một dự án ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Sau này chị Hương và anh kết hôn với nhau, nhưng lúc đó, chị cũng không để ý đến anh lắm do đang có một vài đối tượng khác theo đuổi. Sau khi kết thúc chuyến công tác dài ngày, anh trở về Nhật nhưng thỉnh thoảng vẫn sang Việt Nam và cả nhóm lại đi du lịch, đi ăn uống với nhau. Thỉnh thoảng đi chơi với cả nhóm, các bạn hay trêu đùa “Hai người này hợp nhau đấy” và anh hình như cũng có thích nên 2 người bắt đầu thư từ cho nhau và bắt đầu tìm hiểu nhau lúc nào không hay. Khoảng năm 2004, anh chuyển sang làm việc tại một công ty khác và tự mình sang thành phố Hồ Chí Minh để mở văn phòng đại diện. Phần vì muốn có kinh nghiệm làm việc lâu năm ở nước ngoài, phần vì có người yêu là chị, đang sống ở Việt Nam. Hai người tiếp tục yêu xa trong một thời gian nhưng nhận thấy không thể tiếp tục như vậy được nữa nên năm 2005 anh quyết định chuyển sang một công ty lớn khác có văn phòng tại Hà Nội và cùng trong năm đó, anh chị kết hôn. Sau khi kết hôn, anh vẫn làm việc tại Hà Nội, chị quyết định thi học khóa thạc sỹ về quản trị kinh doanh tại trường Đại học Ngoại thương ở Hà Nội. Năm 2007 anh về Nhật trước, chị tiếp tục học nốt năm cuối và sau khi tốt nghiệp, chị sang Nhật đoàn tụ gia đình. Năm 2009 anh chị sinh được một cháu trai. Thời gian đầu, vì ít nói tiếng Nhật nên anh chị dùng tiếng Anh là chủ yếu. Khi con trai độ 3 tuổi, nhận thấy cháu có vẻ hơi bị chậm nói nên chị quyết tâm học tiếng Nhật để nói chuyện bằng tiếng Nhật với con. Hiện chị vẫn tiếp tục theo học lớp tiếng Nhật tình nguyện ở địa phương, vui với việc trồng cây, làm đồ thủ công mỹ nghệ mà chị yêu thích, hài lòng với cuộc sống của một phụ nữ nội trợ toàn phần ở Nhật Bản. Tóm lược Trong 2 số liên tiếp, chúng tôi đã giới thiệu 8 cặp kết hôn Việt Nhật và có thể tóm lược lại như sau. ◆ Nơi gặp gỡ, hoàn cảnh gặp nhau (Phần gặp gỡ ở Nhật) 【Tại công ty tiến hành thực tập kỹ năng】 Kết hôn với đồng nghiệp nơi tiến hành thực tập kỹ năng, là người nói được tiếng Nhật giỏi nhất trong số các thực tập sinh kỹ năng nơi làm việc. 【Thông qua trang mai mối kết hôn】 Quen nhau qua trang mai mối kết hôn. Lựa chọn người có trình độ học vấn cao và tính cách tốt. 【Qua lớp học tiếng Nhật】 Gặp nhau tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện với tư cách là cô giáo và học sinh. 【Quen nhau tại khóa cao học khi du học】 Kết hôn với bạn đồng khóa tại khóa cao học tại một trường đại học Nhật Bản. Sau khi về nước, hai bên tiếp tục yêu nhau trong xa cách. ◆ Nơi gặp gỡ, hoàn cảnh gặp nhau (Phần gặp gỡ ở Việt Nam) 【Gặp gỡ ở công ty Nhật Bản】 Gặp người cấp trên tại công ty và kết hôn. Do hai bên trao đổi tin nhắn ngoài công việc và do hiểu nhầm một tin nhắn, anh đến mời chị đi uống cà phê. 【Gặp ở nơi làm việc là trường đại học】 Gặp đồng nghiệp là người Nhật được phái cử tới làm giáo viên một thời gian tại trường đại học nơi làm việc. Sau đó, bản thân đi Nhật công tác và 2 bên bắt đầu giai đoạn tìm hiểu nhau. 【Do bạn thân giới thiệu】 Bạn thân kết hôn với người Nhật. Chồng của bạn mời em họ sang làm việc tại Việt Nam, sau đó quen nhau và tiến tới giai đoạn tìm hiểu. 【Quen qua bạn cùng học lớp tiếng Nhật ban đêm】 Do bạn cùng lớp tiếng Nhật rủ nhau đi du lịch, đi ăn uống trong một nhóm có người Nhật sang công tác dài ngày ở Việt Nam rồi tiến tới tìm hiểu nhau. Những dịp gặp gỡ của các cặp vợ chồng Nhật Việt thật ngẫu nhiên và đa dạng. Biết đâu, một ngày nào đó, người bạn đời sẽ đột ngột xuất hiện ở nơi các bạn đang du học, đang thực hành kỹ năng hoặc nơi học tiếng Nhật…Số mệnh quả là không thể đoán trước phải không các bạn.
-
★ Thông tin cơ bản: Tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” (Bài tổng hợp)
[iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều kiện cần = Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định Tiêu chuẩn về lương = Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự Có thể dẫn gia đình theo Có thể chuyển việc Có thể xin “Vĩnh trú” nếu đủ điều kiện “tổng thời gian làm việc ở Nhật hơn 5 năm” <Nội dung bài viết> 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Một ví dụ về nơi làm việc của kỹ sư Khi làm việc ở Nhật Bản, người nước ngoài thường có tư cách điển hình là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, thường được gọi là “Visa lao động”. Ngoài ra cũng được gọi tắt là “Kỹ – Nhân – Quốc”. Theo nguyên tắc, đây là tư cách lưu trú để thực hiện các công việc sử dụng chất xám nên phần lớn thường là “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v. Điều kiện của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Để có được tư cách lưu trú này, bạn cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các trường chuyên môn trở lên ở Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định. 1 Yêu cầu về trình độ học vấn ・Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản hoặc tại nước ngoài đều được) ・Tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật ※Tuy nhiên, khi xét duyệt hồ sơ thay đổi tư cách lưu trú, việc chuyên cần trong thời gian đi học cũng như thời gian làm thêm (có làm thêm quá số giờ quy định theo luật hay không) v.v. là những mục bị kiểm tra kĩ. 2 Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế ・Dù không đạt yêu cầu về trình độ học vấn như trên, nếu có kinh nghiệm thực tế trên 10 năm (bao gồm cả thời gian học kiến thức liên quan đến công việc ở trường THPT, trường chuyên môn, đại học) thì có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. ・Về các ngành “biên dịch”, “phiên dịch”, “dạy ngoại ngữ”, “quảng cáo”, “truyền thông hoặc giao dịch nước ngoài”, “thiết kế thời trang hoặc nội thất”, “phát triển sản phẩm” v.v. thì chỉ cần kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Hình thức tuyển dụng, dẫn theo gia đình, chuyển việc v.v. ① Hình thức tuyển dụng ・Làm toàn thời gian, thời hạn hợp đồng ít nhất là 1 năm. Có nhiều hình thức tuyển dụng như nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên trả lương theo giờ (1 tuần làm trên 30 tiếng) v.v. ② Tiêu chuẩn về lương ・Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự. ③ Dẫn theo gia đình ・Có thể dẫn theo gia đình sang Nhật. ④ Chuyển việc ・Có thể chuyển việc. ⑤ Điều kiện xin “Vĩnh trú” ・Để có được tư cách lưu trú “Vĩnh trú” thì bạn phải có tư cách lưu trú được tính số giờ làm việc và điều kiện cần là “ở Nhật liên tục và làm việc trên 5 năm”. Số thời gian đã làm trong thời gian thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định số 1 không được tính vào số năm làm việc liên tục để xin vĩnh trú nhưng tư cách Kỹ - Nhân – Quốc và kỹ năng đặc định số 2 được tính nếu làm việc trên 5 năm. Ngoài ra, cũng có các điều kiện cần khác như “ở Nhật liên tục trên 10 năm”, “hành vi, lối sống tốt đẹp” v.v. 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Đối tượng nghiệp vụ ① Kỹ thuật ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức hoặc kỹ thuật về khoa học tự nhiên đã được học ở đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành tự nhiên) ・Ví dụ cụ thể = kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), nhân viên thiết kế WEB, nhân viên phát triển nghiên cứu – thiết kế, quản đốc nhà máy, quản lý sản xuất trong nhà máy (không làm việc chân tay). ② Tri thức nhân văn ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức về ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế v.v. đã được học ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành xã hội) ・Ví dụ cụ thể = Kế toán, nhân viên pháp luật, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, kế hoạch, ngoại thương ③ Nghiệp vụ quốc tế ・Công việc sử dụng ngoại ngữ hàng ngày, công việc đòi hỏi sự tư duy và nhạy bén về văn hóa nước ngoài. ・Ví dụ cụ thể = nghiệp vụ ngoại thương, liên hệ với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, các công ty đối tác; làm việc tại các cửa hàng miễn thuế có nhiều khách nước ngoài, các cửa hàng kinh doanh nhỏ như hiệu thuốc (drug store) (trừ các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh người nước ngoài – phụ trách phiên dịch; làm việc tại khách sạn (chỉ bao gồm công việc lễ tân hoặc liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài); làm việc tại công ty du lịch, công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, công ty biên-phiên dịch. ④ Nghiệp vụ liên quan đến Cool Japan (Anime hoặc lĩnh vực thời trang, thiết kế) ・Công việc dành cho những người đã tốt nghiệp khóa học về anime, thời trang, thiết kế tại đại học, trường chuyên môn ở Nhật và có kiến thức về lĩnh vực này (sản xuất anime, thiết kế nhân vật trò chơi v.v., thiết kế thời trang v.v. Nghiệp vụ không được làm ① Giới hạn trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, tri thức, tính nhạy bén ・Về nguyên tắc, tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là tư cách để làm các công việc sử dụng chất xám. Dù làm việc trong các nhà máy thì cũng phải làm các công việc liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, không được làm các công việc chân tay thuần túy. “Nghiệp vụ quốc tế” để chỉ những công việc sử dụng tính nhạy bén, văn hóa của nước ngoài. Với các công việc không sử dụng kiến thức hoặc tính nhạy bén như thế thì không được làm với tư cách lưu trú này. ② Nghiệp vụ không được làm ・Ví dụ về những công việc không được chấp nhận = nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng, phụ bếp, nhân viên bán hàng ở cửa hàng tiện lợi, công nhân công trường, bảo vệ, công nhân nhà máy, công nhân chế biến nông lâm thủy sản, nhân viên dọn dẹp, thay ga trải giường, làm tóc, mát xa trong khách sạn. 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc Sau khi tốt nghiệp đại học, trường chuyên môn rồi đi làm ở Nhật thì phần lớn lưu học sinh nhận được tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” nhưng trên thực tế tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục và chuyên ngành theo học, có trường hợp dễ dàng chuyển đổi sang tư cách lưu trú này, có trường hợp thì không. Nếu bạn không biết điều này mà đi du học thì có thể bạn sẽ không được làm công việc mình mong muốn tại Nhật nên bạn hãy chú ý nhé ! Nơi làm việc bị giới hạn do cách chọn trường và chuyên ngành học Sau khi kết thúc thời gian du học, nếu bạn muốn đi làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì bạn có thể xin những công việc phù hợp với những “kỹ thuật”, “tri thức nhân văn” mà bạn đã học được ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. ① Trường hợp tốt nghiệp đại học Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn hay không được đánh giá như sau: nếu bạn tốt nghiệp trường đại học thì khả năng phù hợp cao, còn nếu là trường chuyên môn thì khả năng phù hợp thấp. Ví dụ, dù bạn tốt nghiệp ở bất kì khoa nào của đại học như khoa văn học, khoa luật, khoa kinh tế v.v. thì các nhóm công việc có thể làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” cũng không có sự thay đổi. Và trong trường hợp này, “đại học” ở đây không chỉ nói riêng đại học ở Nhật, nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì cũng được xét như tốt nghiệp đại học ở Nhật. ② Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn, khi xin tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn sẽ bị xét duyệt kỹ hơn về mối tương quan giữa chuyên ngành ở trường chuyên môn và nội dung công việc sắp làm. Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã nhận được quyết định tuyển dụng tại Nhật nhưng không thể xin được tư cách lưu trú do không được công nhận mối tương quan giữa chuyên ngành của trường chuyên môn và ngành nghề làm việc. Khi bạn học lên một trường chuyên môn ở Nhật, bạn phải suy nghĩ về công việc tương lai của mình và đưa ra lựa chọn thật thận trọng. Với những trường chuyên môn tốt, họ sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn khóa học trước khi nhập học, bạn nên trao đổi với trường nhé! ※Những người Việt làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” không phải chỉ có những người đã tìm việc tại Nhật. Các anh chị tiền bối đã trải qua rất nhiều con đường khác nhau để có được tư cách này. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ thực tế ở bài tiếp theo.
-
Vol. 29【SỐ ĐẶC BIỆT】Bí quyết ôn thi N1/N2 của những bạn đã đỗ
Trong Vol 28., chúng tôi đã giới thiệu những công cụ, tài liệu học tập mà các sempai sử dụng để trong vòng 3 năm từ khi sang Nhật thi đỗ được kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N1, N2. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những bí quyết học tập quý báu mà các sempai chia sẻ với các du học sinh và thực tập sinh kĩ năng đi sau. Sempai 1 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Học tập tại kí túc xá: Sau giờ ăn tối, khi trong nhà ăn ở kí túc xá không còn ai nữa, tôi học một mình bằng video trên YouTube, sách giáo khoa và đĩa CD. ・Hội thoại với người Nhật ở chỗ làm: Ở nơi làm việc, tôi có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện trình độ tiếng Nhật của tôi. Mỗi khi trong công việc có điểm gì không hiểu rõ, tôi thường tìm người Nhật để hỏi. Tất cả các sempai người Nhật đều giải đáp cho tôi rất tận tình. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 2 (Nữ du học sinh, trình độ N1) Sử dụng thư viện công cộng ・Nghiêm túc học hành trước khi sang Nhật: Hồi theo học trường Nhật ngữ Đông Du, tôi ở 1 năm trong kí túc xá. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ con số 0, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt trình độ tương đương JLPT N3. Tôi còn tự học vào các buổi tối và ngày nghỉ, bận đến mức còn chẳng có cả thời gian để đi từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà ở Vũng Tàu. ・Học trong thư viện: Tôi thường xuyên sử dụng thư viện của trường đại học. Thư viện rất yên tĩnh, lại có điều hoà mát và có nhiều người khác cùng đến để học. Những khi thư viện của trường đại học nghỉ thì tôi đến học tại thư viện công cộng. ・Trung tâm giao lưu quốc tế: Tại “Trung tâm giao lưu quốc tế" do hiệp hội giao lưu quốc tế địa phương vận hành, ngoài việc cung cấp các thông tin liên quan đến học tập cũng như các sự kiện giao lưu dành cho người nước ngoài, ở đây còn tư vấn về các vấn đề như cuộc sống và học tập. Ở đây còn có rất nhiều tài liệu học tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 3 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Trước khi sang Nhật, học tập tại trường tiếng Nhật chi phí thấp: Thời gian học ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tư nhân. Sau khi lấy được chứng chỉ JLPT trình độ N4 thì tôi sang Nhật Bản. Ở Hà Nội, tôi đi học ở lớp học chi phí thấp có tên là SOFL, mỗi tuần khoảng 2, 3 lần. Học phí trong 4 tháng chỉ là 4 triệu đồng. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 4 (Nam thực tập sinh kĩ năng, sau khi sang Nhật 10 tháng thi đỗ N3) ・Dạy và học qua điện thoại video: Ở công ty phái cử, tôi luôn nghiêm túc học tập cả ở trên lớp cũng như hoàn thành bài tập về nhà, ngoài ra, tôi còn học cả qua YouTube. Trong số khoảng 300 học sinh tại công ty phái cử, tôi đạt thành tích học tập cao nhất. Giáo viên của công ty phái cử (trình độ N2) cho đến này vẫn đang giảng ngữ pháp cho tôi qua cuộc gọi video trên ứng dụng messenger. Mỗi buổi học như vậy khoảng 1 tiếng đồng hồ, mỗi tháng học 10 buổi. ・Tranh thủ học trong giờ nghỉ giải lao: Tôi lưu vào điện thoại từ vựng cũng như các bài thi thử được giới thiệu trên Facebook. Trong giờ nghỉ giải lao ở chỗ làm, tôi tranh thủ xem lại để học thuộc. Khi gặp các vấn đề không hiểu, tôi hỏi người Nhật làm cùng và được mọi người tận tình chỉ bảo. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 5 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Chuẩn bị bài trước: Giáo trình dùng ở trung tâm dạy tiếng Nhật là bộ “Minna no Nihongo", trong đó, các bài từ 1 đến 25 tương đương trình độ N5, bài từ 26 đến 50 tương đương trình độ N4. Trung tâm mới chỉ dạy đến bài 35, nhưng tôi đã tự học trước đến hết bài 50 rồi mới sang Nhật. Trong số khoảng 200 học sinh ở trung tâm, thành tích của tôi đứng thứ nhất. Tôi cho rằng chính nhờ việc chuẩn bị bài trước nên khi lên lớp tôi nhớ bài rất dễ dàng. ・Tranh thủ học trong giờ làm việc: Sau khi xếp dây thép vào máy, thời gian chờ dây thép từ máy đi ra rất lâu nên tôi tranh thủ khoảng thời gian đó để học tiếng Nhật. ・Từ chối làm thêm giờ để tranh thủ học: Tôi đã xin công ty không sắp xếp cho tôi làm thêm giờ để dành thời gian học vào buổi tối. Khi so sánh giữa “tiền làm thêm giờ trong thời gian 3 năm thực tập kĩ năng" với “số tiền kiếm được rất nhiều năm nữa khi đã học giỏi tiếng Nhật", tôi đã không chọn “lợi ích ngay trước mắt" mà lựa chọn “công việc và cuộc sống tương lai”. ・Sử dụng các cơ sở công cộng: Cuối tuần, tôi thường học tập tại nhà hoặc thư viện công lập của tỉnh. Trong thư viện có điều hoà rất dễ chịu, lại yên tĩnh, là nơi thích hợp nhất cho việc học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của các tình nguyện viên: Tại trường đại học ở địa phương có mở lớp tiếng Nhật miễn phí do các tình nguyện viên người Nhật dạy (mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ vào Chủ Nhật). Cùng học với tôi ở đây có rất nhiều người đến từ các nước khác. ・Đi thực tập kĩ năng với tinh thần du học: Các bạn cùng kí túc xá với tôi vào ngày nghỉ thường ngủ dậy muộn hoặc mải miết chơi điện thoại, không ai cố gắng học tiếng Nhật. Tôi thì tâm niệm rằng mình “đang vừa du học ở Nhật (du học tự học), vừa kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt" và dành nhiều thời gian hết mức có thể cho việc học. Để tập trung học, trong khoảng thời gian 2 năm đầu gần như tôi bỏ hẳn Facebook. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 6 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Dốc sức học tập trước khi sang Nhật: Tôi đã học tập nửa năm tại công ty phái cử. Trong số 36 học sinh của lớp, thành tích của tôi đứng thứ nhất, thứ nhì. Để có kết quả này, tôi đã nỗ lực tự học. Tôi tự học từ 7 đến 11 giờ sáng và 7 đến 10 giờ tối. Mỗi ngày, thời gian học trên lớp là 4 tiếng còn thời gian tự học là 7 tiếng. Hơn nữa, trước kì thi, tôi còn tự học từ 2 đến 5 giờ sáng. Cũng có rất nhiều người khác cùng nỗ lực cố gắng học tập giống tôi. ・Hãy cố gắng để khi sang Nhật đã nói được đôi chút: Cũng có những người sang Nhật mà hầu như không hề nói được tiếng Nhật. Nếu sang Nhật trong tình trạng như vậy, chắc chắn sẽ rất vất vả. Hơn nữa, năng lực tiếng Nhật cơ bản cũng như thói quen học tập không có, nên dù có sống ở Nhật đến 3 năm đi nữa thì tiếng Nhật cũng không tiến bộ được bao nhiêu. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 7 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Học hằng ngày: Từ khi sang Nhật, ngày nào tôi cũng học. Đến năm thứ 2 ở Nhật, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi cũng học khoảng 4 tiếng đồng hồ. ・Học tập cả trong thời gian nghỉ giải lao và thời gian di chuyển: Tôi lưu các trang Facebook học từ vựng và ngữ pháp vào điện thoại, rồi tranh thủ lúc nghỉ giải lao và thời gian di chuyển trên xe ô tô để ghi nhớ. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 8 (Nữ phiên dịch viên hàng đầu, du học sinh) ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Công việc làm thêm đầu tiên của tôi do trường tiếng Nhật giới thiệu, là công việc ở siêu thị. Tuy nhiên, công việc này không có nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật nên sau nửa năm tôi đã nghỉ làm ở đây. Thời đó có rất ít nơi nhận du học sinh vào làm thêm nên gọi điện đến xin việc theo thông tin trên tạp chí tuyển người thì cũng rất khó để được đến phỏng vấn. Vì vậy, tôi đã đến Hellowork và nhờ người phụ trách ở đó gọi điện thoại nói giúp rằng “Hiện nay đang có du học sinh người Việt Nam muốn tìm việc, xin được xem xét”. Sau đó, tôi được đến phỏng vấn và đã trúng tuyển. Tôi làm công việc nhận yêu cầu gọi món của khách và bưng đồ ăn ở quán nhậu izakaya. Ở đây, tôi còn được nói chuyện rất nhiều với chủ quán và các nhân viên, đây là cơ hội rất tốt để rèn luyện tiếng Nhật. ・Thái độ học tập trên lớp và học tập tại thư viện: Ở trường tiếng Nhật, tôi thấy rất nhiều người vì quá mệt mỏi khi đi làm thêm nên ngủ gật trên lớp. Nhưng do đã xác định tư tưởng là phải học tiếng Nhật thật nghiêm túc nên tôi đã cố gắng không ngủ. Ngoài ra, đến cuối tuần tôi lại tới thư viện công cộng gần nhà để học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của tình nguyện viên: Một số tình nguyện viên người Nhật đã mở câu lạc bộ tiếng Nhật và trò chuyện với người nước ngoài vào thứ Tư hằng tuần, mỗi buổi khoảng 1 tiếng rưỡi. Vào ngày này, tôi không đăng kí làm thêm để dành thời gian đến lớp. Đây là kiểu lớp học có ít học sinh, một giáo viên chỉ dạy 4, 5 học sinh người nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn tham gia lớp dạy nấu ăn miễn phí của các tình nguyện viên. Việc luyện tập hội thoại ở các lớp học như thế này và ở chỗ làm thêm đã giúp tôi cải thiện tiếng Nhật rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 9 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Giao lưu với người Nhật ở chỗ làm: Người Nhật làm cùng chỗ với tôi rất tốt bụng. Các sempai chỉ dẫn công việc cho tôi hết sức kĩ càng. Những ngày tuyết rơi hay trời mưa, khó đi xe đạp, các sempai lại lái xe chở chúng tôi đi mua sắm. Họ còn thường xuyên dẫn chúng tôi đi ăn và đi tham quan nữa. Tôi thường xuyên trò chuyện với các sempai cả khi đi chơi và lúc nghỉ giải lao ở chỗ làm. Như vậy vừa vui, lại vừa luyện được khả năng hội thoại. Tôi nghĩ rằng đối với thực tập sinh kĩ năng, không chỉ tiền lương mà môi trường làm việc cũng rất quan trọng. ・Bảo đảm thời gian học khi có ít giờ làm thêm: Những khi ít giờ làm thêm, khi xong việc, mỗi buổi tối tôi lại dành ra 2 tiếng để học tiếng Nhật. Ngoài ra, do chọn được công ty phái cử tốt nên tôi đã sang Nhật mà không phải vay nợ. ・Lớp tiếng Nhật tình nguyện: Cứ mỗi cuối tuần, tôi lại đến lớp tiếng Nhật miễn phí của các tình nguyện viên người Nhật, (mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ). ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Trong 1 năm, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ trưởng nhóm ở chỗ làm sửa giúp. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 10 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo thời gian học: Kí túc xá nơi tôi thực tập là phòng ở 4 người nên để có thể tập trung, tôi tranh thủ học vào những lúc các bạn đang ngủ. Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối và dậy từ 4 giờ sáng và học đến 6 giờ sáng. ・Học cả trong giờ nghỉ giải lao: Trong giờ nghỉ trưa, tôi cũng tranh thủ học 30 phút. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm: Nghĩ đến công việc sau khi về nước, tôi nghĩ là cần phải cố gắng học tiếng Nhật chứ không chỉ mải mê kiếm tiền. Vì vậy, ngoài việc tự ngồi học, tôi luôn cố gắng hết sức tạo cơ hội để được luyện hội thoại. Tôi luôn tích cực chủ động nói chuyện với người Nhật ở chỗ làm và vào ngày nghỉ thì giao lưu với thật nhiều người. ・Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện: Hằng tuần vào Chủ Nhật, tôi đi học tiếng Nhật ở lớp do tình nguyện viên người Nhật dạy, mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ. Ở đây có học sinh đến từ nhiều nước khác nhau, ngôn ngữ chung chỉ có tiếng Nhật nên ngay cả ngày nghỉ tôi cũng có cơ hội sử dụng tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 11 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Thời gian học ở trường tiếng Nhật, tôi thường tích cực hỏi các giáo viên bằng tiếng Nhật. Sau giờ học trên lớp, tôi còn học thêm 3 tiếng đồng hồ tại thư viện. Ngoài ra, hằng ngày, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ giáo viên ở trường sửa giúp. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi luôn cố gắng nói chuyện thật nhiều với người Nhật. Công việc làm thêm của tôi chủ yếu là ở quán nhậu izakaya, nên ngay cả khi đang làm việc, tôi cũng được luyện hội thoại rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 12 (Nữ du học sinh, trình độ N2) Thời gian trò chuyện với các sempai và kohai người Nhật sau giờ làm việc ở nơi làm thêm ・Tập trung học trong nửa năm: Tôi sang Nhật trong tình trạng hầu như không hiểu tiếng Nhật, nhưng trong nửa năm, tôi không đi làm thêm mà tập trung hết cho việc học tiếng Nhật cả trên lớp cũng như trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ vậy, sau nửa năm, tôi đã đạt trình độ JLPT N3. ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi được trường đại học giới thiệu cho công việc làm thêm tại xưởng chế biến thực phẩm, nhưng do có khả năng hội thoại nên tôi được nhận vào làm ở quán nhậu izakaya và đã làm việc ở đây trong 3 năm rưỡi. Ngoài việc nhận yêu cầu gọi món của khách, giờ nghỉ giải lao cũng như sau giờ làm, tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật làm cùng nên tiếng Nhật rất tiến bộ. ・Sử dụng các từ mới học được trong hội thoại thực tế: Bí quyết của tôi khi học là ghi chữ kanji và các cụm từ ra giấy và đọc thành tiếng để ghi nhớ; sử dụng từ vựng cũng như ngữ pháp mới học được vào hội thoại thực tế; khi không rõ cách dùng cũng như không hiểu rõ nghĩa thì hỏi người Nhật; tích cực sử dụng các ứng dụng như mazii… Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Các bạn thấy thế nào ạ? Đã mất công đến sống ở Nhật, các bạn hãy tận dụng những lời khuyên và kinh nghiệm của các sempai đã thành công để khiến thời gian du học hay thực tập kĩ năng của mình có ích nhé. Các bí quyết học tiếng Nhật đã được tổng kết chi tiết trong trang web dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé. 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật khi đi du học 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng Trong Vol 28., chúng tôi đã giới thiệu những công cụ, tài liệu học tập mà các sempai sử dụng để trong vòng 3 năm từ khi sang Nhật thi đỗ được kì thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N1, N2. Trong số này, chúng tôi xin giới thiệu những bí quyết học tập quý báu mà các sempai chia sẻ với các du học sinh và thực tập sinh kĩ năng đi sau. Sempai 1 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Học tập tại kí túc xá: Sau giờ ăn tối, khi trong nhà ăn ở kí túc xá không còn ai nữa, tôi học một mình bằng video trên YouTube, sách giáo khoa và đĩa CD. ・Hội thoại với người Nhật ở chỗ làm: Ở nơi làm việc, tôi có rất nhiều cơ hội để nói chuyện với người Nhật. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện trình độ tiếng Nhật của tôi. Mỗi khi trong công việc có điểm gì không hiểu rõ, tôi thường tìm người Nhật để hỏi. Tất cả các sempai người Nhật đều giải đáp cho tôi rất tận tình. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 2 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Nghiêm túc học hành trước khi sang Nhật: Hồi theo học trường Nhật ngữ Đông Du, tôi ở 1 năm trong kí túc xá. Tôi bắt đầu học tiếng Nhật từ con số 0, nhưng sau 1 năm tôi đã đạt trình độ tương đương JLPT N3. Tôi còn tự học vào các buổi tối và ngày nghỉ, bận đến mức còn chẳng có cả thời gian để đi từ thành phố Hồ Chí Minh về nhà ở Vũng Tàu. ・Học trong thư viện: Tôi thường xuyên sử dụng thư viện của trường đại học. Thư viện rất yên tĩnh, lại có điều hoà mát và có nhiều người khác cùng đến để học. Những khi thư viện của trường đại học nghỉ thì tôi đến học tại thư viện công cộng. ・Trung tâm giao lưu quốc tế: Tại “Trung tâm giao lưu quốc tế" do hiệp hội giao lưu quốc tế địa phương vận hành, ngoài việc cung cấp các thông tin liên quan đến học tập cũng như các sự kiện giao lưu dành cho người nước ngoài, ở đây còn tư vấn về các vấn đề như cuộc sống và học tập. Ở đây còn có rất nhiều tài liệu học tiếng Nhật. Sử dụng thư viện công cộng Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 3 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Trước khi sang Nhật, học tập tại trường tiếng Nhật chi phí thấp: Thời gian học ở trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tư nhân. Sau khi lấy được chứng chỉ JLPT trình độ N4 thì tôi sang Nhật Bản. Ở Hà Nội, tôi đi học ở lớp học chi phí thấp có tên là SOFL, mỗi tuần khoảng 2, 3 lần. Học phí trong 4 tháng chỉ là 4 triệu đồng. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 4 (Nam thực tập sinh kĩ năng, sau khi sang Nhật 10 tháng thi đỗ N3) ・Dạy và học qua điện thoại video: Ở công ty phái cử, tôi luôn nghiêm túc học tập cả ở trên lớp cũng như hoàn thành bài tập về nhà, ngoài ra, tôi còn học cả qua YouTube. Trong số khoảng 300 học sinh tại công ty phái cử, tôi đạt thành tích học tập cao nhất. Giáo viên của công ty phái cử (trình độ N2) cho đến này vẫn đang giảng ngữ pháp cho tôi qua cuộc gọi video trên ứng dụng messenger. Mỗi buổi học như vậy khoảng 1 tiếng đồng hồ, mỗi tháng học 10 buổi. ・Tranh thủ học trong giờ nghỉ giải lao: Tôi lưu vào điện thoại từ vựng cũng như các bài thi thử được giới thiệu trên Facebook. Trong giờ nghỉ giải lao ở chỗ làm, tôi tranh thủ xem lại để học thuộc. Khi gặp các vấn đề không hiểu, tôi hỏi người Nhật làm cùng và được mọi người tận tình chỉ bảo. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 5 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N1) ・Chuẩn bị trước bài: Giáo trình dùng ở trung tâm dạy tiếng Nhật là bộ “Minna no Nihongo", trong đó, các bài từ 1 đến 25 tương đương trình độ N5, bài từ 26 đến 50 tương đương trình độ N4. Trung tâm mới chỉ dạy đến bài 35, nhưng tôi đã tự học trước đến hết bài 50 rồi mới sang Nhật. Trong số khoảng 200 học sinh ở trung tâm, thành tích của tôi đứng thứ nhất. Tôi cho rằng chính nhờ việc chuẩn bị trước bài nên khi lên lớp tôi nhớ bài rất dễ dàng. ・Tranh thủ học trong giờ làm việc: Sau khi xếp dây thép vào máy, thời gian chờ dây thép từ máy đi ra rất lâu nên tôi tranh thủ khoảng thời gian đó để học tiếng Nhật. ・Từ chối làm thêm giờ để tranh thủ học: Tôi đã xin công ty không sắp xếp cho tôi làm thêm giờ để dành thời gian học vào buổi tối. Khi so sánh giữa “tiền làm thêm giờ trong thời gian 3 năm thực tập kĩ năng" với “số tiền kiếm được rất nhiều năm nữa khi đã học giỏi tiếng Nhật", tôi đã không chọn “lợi ích ngay trước mắt" mà lựa chọn “công việc và cuộc sống tương lai”. ・Sử dụng các cơ sở công cộng: Cuối tuần, tôi thường học tập tại nhà hoặc thư viện công lập của tỉnh. Trong thư viện có điều hoà rất dễ chịu, lại yên tĩnh, là nơi thích hợp nhất cho việc học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của các tình nguyện viên: Tại trường đại học ở địa phương có mở lớp tiếng Nhật miễn phí do các tình nguyện viên người Nhật dạy (mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ vào Chủ Nhật). Cùng học với tôi ở đây có rất nhiều người đến từ các nước khác. ・Đi thực tập kĩ năng với tinh thần du học: Các bạn cùng kí túc xá với tôi vào ngày nghỉ thường ngủ dậy muộn hoặc mải miết chơi điện thoại, không ai cố gắng học tiếng Nhật. Tôi thì tâm niệm rằng mình “đang vừa du học ở Nhật (du học tự học), vừa kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt" và dành nhiều thời gian hết mức có thể cho việc học. Để tập trung học, trong khoảng thời gian 2 năm đầu gần như tôi bỏ hẳn Facebook. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 6 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Dốc sức học tập trước khi sang Nhật: Tôi đã học tập nửa năm tại công ty phái cử. Trong số 36 học sinh của lớp, thành tích của tôi đứng thứ nhất, thứ nhì. Để có kết quả này, tôi đã nỗ lực tự học. Tôi tự học từ 7 đến 11 giờ sáng và 7 đến 10 giờ tối. Mỗi ngày, thời gian học trên lớp là 4 tiếng còn thời gian tự học là 7 tiếng. Hơn nữa, trước kì thi, tôi còn tự học từ 2 đến 5 giờ sáng. Cũng có rất nhiều người khác cùng nỗ lực cố gắng học tập giống tôi. ・Hãy cố gắng để khi sang Nhật đã nói được đôi chút: Cũng có những người sang Nhật mà hầu như không hề nói được tiếng Nhật. Nếu sang Nhật trong tình trạng như vậy, chắc chắn sẽ rất vất vả. Hơn nữa, năng lực tiếng Nhật cơ bản cũng như thói quen học tập không có, nên dù có sống ở Nhật đến 3 năm đi nữa thì tiếng Nhật cũng không tiến bộ được bao nhiêu. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 7 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Học hằng ngày: Từ khi sang Nhật, ngày nào tôi cũng học. Đến năm thứ 2 ở Nhật, tôi đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) trình độ N2. Vào thứ Bảy và Chủ Nhật, tôi cũng học khoảng 4 tiếng đồng hồ. ・Học tập cả trong thời gian nghỉ giải lao và thời gian di chuyển: Tôi lưu các trang Facebook học từ vựng và ngữ pháp vào điện thoại, rồi tranh thủ lúc nghỉ giải lao và thời gian di chuyển trên xe ô tô để ghi nhớ. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 8 (Nữ phiên dịch viên hàng đầu, du học sinh) ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Công việc làm thêm đầu tiên của tôi do trường tiếng Nhật giới thiệu, là công việc ở siêu thị. Tuy nhiên, công việc này không có nhiều cơ hội nói chuyện với người Nhật nên sau nửa năm tôi đã nghỉ làm ở đây. Thời đó có rất ít nơi nhận du học sinh vào làm thêm nên gọi điện đến xin việc theo thông tin trên tạp chí tuyển người thì cũng rất khó để được đến phỏng vấn. Vì vậy, tôi đã đến Hellowork và nhờ người phụ trách ở đó gọi điện thoại nói giúp rằng “Hiện nay đang có du học sinh người Việt Nam muốn tìm việc, xin được xem xét”. Sau đó, tôi được đến phỏng vấn và đã trúng tuyển. Tôi làm công việc nhận yêu cầu gọi món của khách và bưng đồ ăn ở quán nhậu izakaya. Ở đây, tôi còn được nói chuyện rất nhiều với chủ quán và các nhân viên, đây là cơ hội rất tốt để rèn luyện tiếng Nhật. ・Thái độ học tập trên lớp và học tập tại thư viện: Ở trường tiếng Nhật, tôi thấy rất nhiều người vì quá mệt mỏi khi đi làm thêm nên ngủ gật trên lớp. Nhưng do đã xác định tư tưởng là phải học tiếng Nhật thật nghiêm túc nên tôi đã cố gắng không ngủ. Ngoài ra, đến cuối tuần tôi lại tới thư viện công cộng gần nhà để học. ・Lớp dạy tiếng Nhật của tình nguyện viên: Một số tình nguyện viên người Nhật đã mở câu lạc bộ tiếng Nhật và trò chuyện với người nước ngoài vào thứ Tư hằng tuần, mỗi buổi khoảng 1 tiếng rưỡi. Vào ngày này, tôi không đăng kí làm thêm để dành thời gian đến lớp. Đây là kiểu lớp học có ít học sinh, một giáo viên chỉ dạy 4, 5 học sinh người nước ngoài. Ngoài ra, tôi còn tham gia lớp dạy nấu ăn miễn phí của các tình nguyện viên. Việc luyện tập hội thoại ở các lớp học như thế này và ở chỗ làm thêm đã giúp tôi cải thiện tiếng Nhật rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 9 (Nữ thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Giao lưu với người Nhật ở chỗ làm: Người Nhật làm cùng chỗ với tôi rất tốt bụng. Các sempai chỉ dẫn công việc cho tôi hết sức kĩ càng. Những ngày tuyết rơi hay trời mưa, khó đi xe đạp, các sempai lại lái xe chở chúng tôi đi mua sắm. Họ còn thường xuyên dẫn chúng tôi đi ăn và đi tham quan nữa. Tôi thường xuyên trò chuyện với các sempai cả khi đi chơi và lúc nghỉ giải lao ở chỗ làm. Như vậy vừa vui, lại vừa luyện được khả năng hội thoại. Tôi nghĩ rằng đối với thực tập sinh kĩ năng, không chỉ tiền lương mà môi trường làm việc cũng rất quan trọng. ・Bảo đảm thời gian học khi có ít giờ làm thêm: Những khi ít giờ làm thêm, khi xong việc, mỗi buổi tối tôi lại dành ra 2 tiếng để học tiếng Nhật. Ngoài ra, do chọn được công ty phái cử tốt nên tôi đã sang Nhật mà không phải vay nợ. ・Lớp tiếng Nhật tình nguyện: Cứ mỗi cuối tuần, tôi lại đến lớp tiếng Nhật miễn phí của các tình nguyện viên người Nhật, (mỗi buổi khoảng 2 tiếng đồng hồ). ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Trong 1 năm, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ trưởng nhóm ở chỗ làm sửa giúp. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 10 (Nam thực tập sinh kĩ năng, trình độ N2) ・Ngủ sớm và dậy sớm để đảm bảo thời gian học: Kí túc xá nơi tôi thực tập là phòng ở 4 người nên để có thể tập trung, tôi tranh thủ học vào những lúc các bạn đang ngủ. Tôi đi ngủ lúc 11 giờ tối và dậy từ 4 giờ sáng và học đến 6 giờ sáng. ・Học cả trong giờ nghỉ giải lao: Trong giờ nghỉ trưa, tôi cũng tranh thủ học 30 phút. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm: Nghĩ đến công việc sau khi về nước, tôi nghĩ là cần phải cố gắng học tiếng Nhật chứ không chỉ mải mê kiếm tiền. Vì vậy, ngoài việc tự ngồi học, tôi luôn cố gắng hết sức tạo cơ hội để được luyện hội thoại. Tôi luôn tích cực chủ động nói chuyện với người Nhật ở chỗ làm và vào ngày nghỉ thì giao lưu với thật nhiều người. ・Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện: Hằng tuần vào Chủ Nhật, tôi đi học tiếng Nhật ở lớp do tình nguyện viên người Nhật dạy, mỗi buổi 2 tiếng đồng hồ. Ở đây có học sinh đến từ nhiều nước khác nhau, ngôn ngữ chung chỉ có tiếng Nhật nên ngay cả ngày nghỉ tôi cũng có cơ hội sử dụng tiếng Nhật. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 11 (Nữ du học sinh, trình độ N1) ・Viết nhật ký bằng tiếng Nhật: Thời gian học ở trường tiếng Nhật, tôi thường tích cực hỏi các giáo viên bằng tiếng Nhật. Sau giờ học trên lớp, tôi còn học thêm 3 tiếng đồng hồ tại thư viện. Ngoài ra, hằng ngày, tôi viết nhật ký bằng tiếng Nhật và thỉnh thoảng lại nhờ giáo viên ở trường sửa giúp. ・Trò chuyện với người Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi luôn cố gắng nói chuyện thật nhiều với người Nhật. Công việc làm thêm của tôi chủ yếu là ở quán nhậu izakaya, nên ngay cả khi đang làm việc, tôi cũng được luyện hội thoại rất nhiều. Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Sempai 12 (Nữ du học sinh, trình độ N2) ・Tập trung học trong nửa năm: Tôi sang Nhật trong tình trạng hầu như không hiểu tiếng Nhật, nhưng trong nửa năm, tôi không đi làm thêm mà tập trung hết cho việc học tiếng Nhật cả trên lớp cũng như trong thời gian rảnh rỗi. Nhờ vậy, sau nửa năm, tôi đã đạt trình độ JLPT N3. ・Học tiếng Nhật ở chỗ làm thêm: Tôi được trường đại học giới thiệu cho công việc làm thêm tại xưởng chế biến thực phẩm, nhưng do có khả năng hội thoại nên tôi được nhận vào làm ở quán nhậu izakaya và đã làm việc ở đây trong 3 năm rưỡi. Ngoài việc nhận yêu cầu gọi món của khách, giờ nghỉ giải lao cũng như sau giờ làm, tôi trò chuyện rất nhiều với người Nhật làm cùng nên tiếng Nhật rất tiến bộ. ・Sử dụng các từ mới học được trong hội thoại thực tế: Bí quyết của tôi khi học là ghi chữ kanji và các cụm từ ra giấy và đọc thành tiếng để ghi nhớ; sử dụng từ vựng cũng như ngữ pháp mới học được vào hội thoại thực tế; khi không rõ cách dùng cũng như không hiểu rõ nghĩa thì hỏi người Nhật; tích cực sử dụng các ứng dụng như mazii… Thời gian trò chuyện với các sempai và kohai người Nhật sau giờ làm việc ở nơi làm thêm Câu chuyện chia sẻ kinh nghiệm của sempai này Các bạn thấy thế nào ạ? Đã mất công đến sống ở Nhật, các bạn hãy tận dụng những lời khuyên và kinh nghiệm của các sempai đã thành công để khiến thời gian du học hay thực tập kĩ năng của mình có ích nhé. Các bí quyết học tiếng Nhật đã được tổng kết chi tiết trong trang web dưới đây, các bạn hãy cùng tham khảo nhé. 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật khi đi du học 7 bí quyết để học tốt tiếng Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng
-
Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_05: Cách đi thang cuốn kì lạ
Đứng ở bất kỳ đâu trên thang cuốn, tặng hoa cho người ốm, đưa tiền tip trong khách sạn, nhà hàng, huýt sáo vào buổi tối là những điều hết sức bình thường ở Việt Nam. Nhưng ở Nhật thì dame. Xứ sở hoa anh đào, đất nước mặt trời mọc, mùa thu có lá vàng lá đỏ, xuân về thì hoa anh đào nở rộ… là những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, có thể đọc được ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, có những nét văn hóa tồn tại trong đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân xứ sở hoa anh đào mà rất ít người Việt để ý. Hãy cùng tìm hiểu về chúng. Khi đi thang cuốn Lê Hoàng An, sinh viên năm nhất đại học Kyushu (Fukuoka), vẫn không quên được thời khắc bị một người đàn ông Nhật vỗ vai đề nghị đứng dịch về bên trái khi đang lên thang cuốn. An hơi giật mình khi nhận ra gương mặt của người đàn ông này không hề dễ chịu chút nào. Theo thói quen thời còn ở Việt Nam, An bước lên thang cuốn và đứng song song với người bạn đi cùng. Tuy nhiên, Nhật Bản đã xây dựng được văn hóa xếp hàng trên thang cuốn cực kỳ chuẩn chỉnh. Thường thì người đứng yên cần phải xếp hàng dịch về bên trái (ở khu vực Kansai thì là bên phải) để dành lối bên phải cho người đang vội có thể đi trước. Tuy nhiên nếu như bạn ở khu vực Kansai như Osaka hoặc Kyoto thì người đi thang cuốn sẽ đứng về phía bên phải, dành lối đi về phía trái cho người nào muốn đi lên trước. Tại sao ở khu vực Kansai lại có quy định ngược như vậy? Lý do cũng có nhiều cách giải thích. Một cách giải thích cho rằng năm 1967 nhà ga Umeda của tuyến đường sắt Hankyu có lắp đặt loại thang cuốn đi bộ và có nhiều người vịn vào phía bên phải do có loa thông báo “Dành lối đi bên trái cho người muốn đi trước”. Từ đó hình thành thói quen đứng bên phải. Theo một cách giải thích khác thì năm 1970, khi Osaka đăng cai tổ chức Hội chợ quốc tế EXPO thì do có nhiều du khách nước ngoài, nên đã hình thành thói quen đứng bên phải cho phù hợp với thói quen của người châu Âu. Khi đi thang cuốn ở Nhật thì người đứng yên cần phải xếp hàng dịch về bên trái (ở khu vực Kansai thì là bên phải) Ở Việt Nam, bạn có thể đứng ở bất kỳ bên nào trên thang nhưng sang tới Nhật, hãy đứng dịch về một bên kẻo lại đụng phải những cái lườm nguýt như An. Tiền tip (tiền boa) Ở Nhật Bản không có văn hóa cho tiền tip. Ở Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ tương đối phổ biến. Nhiều người Việt quan niệm đơn giản rằng, khi họ được cung cấp dịch vụ như ý thì một chút tiền tip là cách để thể hiện sự hài lòng. Tặng tiền tip sẽ khiến người Nhật nổi giận !? Tuy nhiên, đừng dại mà đưa tiền tip cho các nhân viên phục vụ ở Nhật nếu bạn không muốn rơi vào tình huống khó xử. Đối với người Nhật thì việc cung cấp một dịch vụ hoàn hảo là điều hiển nhiên. Thậm chí sẽ có nhiều người Nhật cảm thấy việc bạn đưa tiền tip là một sự sỉ nhục. Đối với họ, tiền không phải là thước đo giá trị. Người Nhật cung cấp dịch vụ xuất phát từ lòng hiếu khách chứ không phải để đổi lấy tiền boa. Tặng hoa cho người ốm là…bất lịch sự !? Tiếp theo, bạn có một người bạn Nhật đang nằm viện và nghĩ tới chuyện tới thăm. Theo thói quen của người Việt, bạn nghĩ rằng mình nên mua một vài bông hoa giúp người bệnh cảm thấy vui tươi hơn. Nếu muốn mua hoa, xin hãy lưu ý vài điểm sau: Bản thân việc tặng hoa cho người ốm không có vấn đề gì, nhưng các loài hoa có màu trắng ở Nhật đều liên quan đến đám tang. Vì thế nên tránh các loại hoa màu trắng hoặc hoa cúc, là loại hoa chuyên được cắm bàn thờ phật. Ngoài ra các loài hoa đỏ thì khiến người bệnh liên tưởng tới máu. Vì thế nếu tặng hoa cho người sau khi bị mổ thì ta nên tránh nhé. Ở Nhật tặng hoa cho người ốm là…bất lịch sự? Tệ hơn nữa, nếu bạn tặng cho người ốm những loài hoa được trồng trong chậu thì thê thảm rồi. Bởi hoa trồng trong chậu có rễ, tiếng Nhật đọc là “Netsuku” và từ này dễ làm người ta liên tưởng tới từ “ngủ mãi” trong tiếng Nhật. Bạn đang mong người bệnh ngủ mãi hay sao? Ở một số vùng thì hoa trồng trong chậu sẽ khiến người bệnh nghĩ rằng chúng ta đang chúc họ nằm viện lâu tới mọc rễ. Hơn nữa, tùy theo bệnh viện mà có những nơi người ta không cho phép cắm hoa trong phòng bệnh nên nếu muốn tặng hoa, chúng ta nên hỏi trước xem có được phép không nhé. Bởi những loại hoa có hương thơm mạnh hoặc có phấn hoa… có thể ảnh hưởng tới người bệnh hoặc người nằm cùng phòng. Nên thường thì người ta tránh tặng hoa cho người ốm. Huýt sáo Vào một đêm trăng thanh gió mát, bạn cao hứng và quyết định huýt sáo vài giai điệu cho vui vẻ. Bạn thoải mái làm điều đó ở Việt Nam nhưng ở Nhật thì đừng. Tiếng huýt sáo có rất nhiều giai thoại ở Nhật. Huýt sáo ngoài đường Ở một số vùng, người Nhật quan niệm rằng tiếng huýt sáo là cách kẻ trộm gọi nhau vào ban đêm. Vậy nên chỉ cần nghe tiếng huýt sáo người dân sẽ theo phản xạ lùng xục tìm kẻ gian. Thời xa xưa hơn nữa, sáo là công cụ được sử dụng khi gọi hồn. Vậy nên tiếng sáo vang lên ban đêm sẽ khiến nhiều người cảm thấy rùng rợn, giống như việc có hồn ma nào đó đang được gọi lên. Trẻ con ở nhiều vùng thì được người lớn dạy rằng, nếu huýt sáo thì rắn sẽ vào nhà. Nói tóm lại, tiếng sáo vang lên ban đêm chỉ liên quan tới những điều không tốt. Những nét văn hóa dân gian góp phần tạo nên đặc trưng cho mỗi dân tộc. Vậy nên hãy tìm hiểu và tôn trọng những điều kiêng kị để chí ít thì cũng không bị coi là bất lịch sự trong đời sống hàng ngày.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16745 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15291 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12823 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài