Du lịch - ăn uống
Du lịch trong ngày bằng vé Thanh xuân 18: Tham quan các toà thành nổi tiếng ở Kansai
JNTO&KOKORO コラボ企画
Vé Thanh xuân 18 là một loại vé được phát hành bởi công ty đường sắt JR và chỉ với khoảng 2.410 yên bạn đã có thể đi lên xuống thoải mái tất cả các chuyến tàu thường của JR trong một ngày. Làm thế nào để chúng ta có thể sử dụng một cách hiệu quả và có thể đi đến đâu bằng tấm vé đặc biệt chỉ được phát hành vào các dịp nghỉ Xuân – Đông – Hè này? Tác giả của bài viết đã lên kế hoạch chi tiết về chuyến đi du lịch hoành tráng trong ngày bằng vé Thanh xuân 18 để đi đến “Thành Hikone” của tỉnh Shiga, “Thành Himeji” của tỉnh Hyogo là 2 trong 5 toà thành báu vật quốc gia chỉ có ở Nhật Bản và “Thành Osaka” nằm giữa quãng đường di chuyển trong chuyến đi. Sau đây là bài viết giới thiệu đến các bạn chuyến du lịch một ngày di chuyển tổng quãng đường 400km bằng tàu điện đi quanh ba toà thành nổi tiếng của Kansai. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
Kế hoạch của chuyến đi
Di chuyển | Cự ly | Thời gian di chuyển | Giá vé thông thường |
Osaka→Hikone(tỉnh Shiga) | 104.5 km | 80 phút | 1,980 yên |
Hikone→Shinosaka | 100.7 km | 73 phút | 1,980 yên |
Shinosaka→Công viên thành Osaka | 8.8 km | 21 phút | 180 yên |
Công viên thành Osaka→Himeji(tỉnh Hyogo) | 92.9 km | 76 phút | 1,690 yên |
Himeji→Osaka | 87.9 km | 62 phút | 1,520 yên |
Tổng cộng | 394.8 km | 312 phút | 7,350 yên |
Chuyến đi lần này là một kế hoạch đầy thử thách với mục tiêu đi tham quan các thành nổi tiếng nhất ở Kansai, đó là “Thành Hikone”, “Thành Osaka” và “Thành Himeji” trong một ngày. Hơn nữa, với tổng chi phí bình thường cho chuyến đi bằng tàu thường là 7.350 yên thì nay chỉ với 1 tấm vé “Thanh xuân 18” với giá 2.410 yên mình đã có thể đi đến tất cả các điểm tham quan trên. Mình sẽ viết cụ thể về việc sử dụng hiệu quả vé “Thanh xuân 18” và sức hấp dẫn của 3 toà thành đại diện cho Nhật Bản.
※100 yên= khoảng 17.600 VNĐ(tỷ giá ngày 1/08/2022)
Vé Thanh Xuân 18
“Vé Thanh xuân 18” là vé tàu mà bạn có thể đi lên xuống tự do các chuyến tàu thường (futsu) và tàu nhanh (kaisoku) của JR. Vé Thanh xuân 18 có thể sử dụng 5 lần và giá vé là 12.050 yên (tương đương 2.410 yên một ngày). Bạn có thể lên xuống tự do các chuyến tàu và có thể đi đến bất cứ nơi đâu trong một ngày. Một ưu điểm nữa là bạn có thể dùng chung tấm thẻ này với người khác, tức nếu đi 2 người, nhân viên sẽ đóng 2 dấu mộc cùng 1 ngày lên vé. Vé sẽ không còn giá trị sử dụng khi đã đóng đủ 5 mộc. Thật là một tấm vé tuyệt vời giống như mơ !
Xem thêm bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết về cách mua và sử dụng vé Thanh xuân 18.
Từ Osaka đến quốc bảo “Thành Hikone”
Mình và một người bạn nữa cũng sống ở thành phố Osaka đã hẹn gặp nhau tại ga JR Osaka vào lúc 7 giờ hơn. Và từ đây chúng mình đã bắt đầu chuyến đi ngày hôm nay. Vì ở ga Osaka có rất nhiều sân ga khác nhau, nên các bạn nhớ xem trước thông tin về chuyến tàu mình muốn lên nằm ở sân ga số mấy nhé !
Khi sử dụng vé Thanh xuân 18, hãy đi qua cửa soát vé (bên phải trong ảnh), nơi có nhân viên nhà ga hướng dẫn. Chúng mình đã đưa cho nhân viên nhà ga xem tấm vé Thanh xuân 18 và nhờ nhân viên đóng cho 2 con dấu có ghi ngày tháng (cho hai người).
Sau khi được nhân viên nhà ga đóng cho 2 con dấu lên tấm vé Thanh xuân 18, chuyến du lịch 2 người của chúng mình chính thức bắt đầu. Tối đa 5 người có thể cùng nhau đi du lịch. Và tất nhiên, ngay cả khi chỉ có một mình thì bạn vẫn có thể sử dụng được nhé !
Từ sân ga số 8 của ga Osaka, mình đã lên chuyến tàu nhanh (shinkaisoku) hướng đi Maibara. Sau khi đi qua “ga Shinosaka” và “ga Kyoto” thì mình đã đến “ga Hikone” (thành phố Hikone, tỉnh Shiga), mất khoảng 80 phút.
Ga Hikone gần hồ Biwa (Biwako).
Chúng mình đã đến ga Hikone mà không cần phải đổi tàu bất cứ lần nào.
Mình đã đưa cho nhân viên nhà ga xem tấm vé Thanh xuân 18 và cả hai cùng nhau đi ra khỏi cửa soát vé. Bức tượng đồng ở phía trước của nhà ga là một samurai tên là Ii Naomasa, người đã cai trị khu vực Hikone ngày xưa. Thành Hikone được xây dựng trong khoảng 20 năm bởi các con trai của Naomasa.
Từ ga đi đến khu vực của thành Hikone khoảng 1 km. Chúng mình đã hướng đến vườn Genkyuen trong khuôn viên của thành.
Từ nhà ga đi bộ thẳng khoảng 800 m thì bạn sẽ đến được đền Gokoku.
Có một bảng hướng dẫn ở phía bên trái trước đền Gokoku chỉ hướng đến thành Hikone.
Mình đã đến gần khu vực của thành Hikone và bạn sẽ thấy ngay một cây cầu phía trước tòa thành như trong hình. Cây cầu bắc qua con hào của thành chính là lối vào duy nhất có thể tiến vào thành. Con hào đôi bao quanh thành giống như một đường dẫn nước và bởi vì nó nằm bên ngoài nên được gọi là “Sotobori”.
Khi bạn băng qua hào nước bên ngoài và bắt đầu tiến vào khuôn viên thành, bạn sẽ nhìn thấy một hào nước bên trong (Uchibori). Khi bạn bắt đầu dạo bước tiến lên một chút về hướng bên trái dọc theo hào nước thì bạn sẽ nhìn thấy một chỗ lên xe kéo bằng sức người (có phí) và một bia đá ghi “Thành cổ Hikone”.
Bên cạnh bia đá có một cây cầu và bạn chỉ cần bằng qua cây cầu đó một chút thì sẽ thấy chỗ bán vé vào đài quan sát của thành.
Thành Hikone |
1-1 Konkicho, thành phố Hikone, tỉnh Shiga |
Đài quan sát: 8:30 – 17:00 (có thể vào thành đến 16:45) |
Từ ga Hikone 1km |
Vé vào thành (chung với vé tham quan vườn Genkyuen): 800 yên cho học sinh phổ thông trở lên, 200 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ▽ Chỉ tham quan vườn Genkyuen: 200 yên cho học sinh phổ thông trở lên, 100 yên cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở |
Trang web chính thức (có tiếng Anh) |
Lần này vì thời gian không cho phép nên chúng mình đã không thể lên tham quan đài quan sát bên trong thành. Nhưng đứng ở gần và ngắm nhìn thì toà thành sẽ trông như thế này. Thật là đẹp phải không các bạn !
Có một bảng thông tin có ghi “Hikonyan hôm nay” ngay bên cạnh cây cầu. Thông tin được ghi trên đó chính là thời gian và địa điểm mà bạn có thể gặp nhân vật linh vật “Hikonyan” của thành phố Hikone.
Tèn ten! Đây chính là “Hikonyan”. Trong số các nhân vật linh vật của các tỉnh thành trên khắp Nhật Bản, thì Hikonyan chính là nhân vật được yêu thích nhất cùng với cùng với linh vật “Kumamon” ở tỉnh Kumamoto.
Đi bộ ngược theo hướng bên trái dọc theo hào nước (ngược chiều kim đồng hồ) về phía vườn Genkyuen. Ở đây có rất nhiều cây xanh và khi đi trên con đường này sẽ khiến cho tâm hồn của chúng ta trở nên tươi mát, dễ chịu hơn.
Có một bức tường dài tuyệt đẹp ở phía bên phải của hào nước bên trong (uchibori). Đây chính là bức tường bên ngoài bao quanh vườn Genkyuen.
Từ đây, chúng ta bắt đầu đi vào vườn Genkyuen (玄宮楽々園)
Genkyuen là khu vườn kiểu Nhật Bản tuyệt đẹp.
Bạn có thể nhìn thấy tháp của thành Hikone từ nhiều nơi khác nhau trong khuôn viên khu vườn.
Đây chính là chỗ tốt nhất để có thể ngắm nhìn rõ nét toà thành từ vườn Genkyuen.
Sau khi kết thúc chuyến tham quan thành Hikone thì mình đã quay trở lại ga. Ở đây có một cửa hàng bán đồ lưu niệm rất lớn nằm ngay cạnh đền Gokoku.
Món quà lưu niệm được yêu thích nhất ở cửa hàng này chính là bánh nướng nhân đậu đỏ (dorayaki) có in hình Hikonyan được gọi là “Hikodora”. Vị trí thứ 2 là kẹo “Kintsuba”. Cả 2 món này đều là bánh kẹo truyền thống Nhật Bản và có nhân đậu đỏ.
Thông tin tham quan thành Hikone của JNTO (Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản)
Quay trở về Shinosaka và thưởng thức bữa ăn trưa
Từ ga Hikone, một lần nữa mình đã lên chuyến tàu nhanh và quay trở lại hướng ga Osaka. Để tránh thời gian tàu đông đúc, mình đã xuống ga Shinosaka và ăn trưa sớm. Có rất nhiều cửa hàng nổi tiếng ở các khu vực A, B và C như trong hình trên và bạn có thể di chuyển đến đó trong vòng từ 1 đến 3 phút từ nhà ga.
Khu vực A là bên trong cửa soát vé Shinkansen, bạn phải mua vé vào trong thì mới có thể vào đây. Khu vực B là bên trong cửa soát vé của các chuyến tàu thông thường. Khu vực C ở ngoài cửa soát vé, nhưng bạn có thể ra vào tự do với vé Thanh xuân 18. Khu vực B và C là một trung tâm mua sắm được gọi là “Eki Marche”.
Khu Eki Marche của ga Shinosaka
Nếu bạn đến Osaka, món bạn nhất định phải ăn thử là món takoyaki (bánh bạch tuộc nướng). Có một nhà hàng takoyaki nổi tiếng tên là “Kukuru” ở Khu A. Tụi mình đã ăn một phần có 5 miếng takoyaki và bánh xèo kiểu Nhật okonomiyaki (cỡ một nửa) (giá của phần ăn này là 1.080 Yên cả thuế = khoảng 190.000 VNĐ).
Từ ga Shinosaka hướng đến “Thành Osaka”
Sau khi kết thúc bữa ăn trưa, mình chuyển sang tuyến Osaka Loop tại ga Osaka, để đến “Ga công viên thành Osaka”. Nhà ga Osaka có kiến trúc rất đẹp. Nếu có thời gian, các bạn hãy thong thả dạo một vòng quanh sân ga nhé!
Từ ga Osaka mất khoảng 10 phút là đã đến ga công viên thành Osaka rồi
Ở đây mình cũng không lên tháp của thành mà chỉ tản bộ dạo quanh một chút ở phía trước cho đến cầu Gokuraku.
Sau khi bắt đầu đi bộ một chút thì mình có thể nhìn thấy khu thương mại ở phía bên tay phải. Tòa nhà thấp ở phía dưới bên trái của bức ảnh là JO-TERRACE, nơi có khoảng 20 nhà hàng ăn uống.
Sau khi đi qua JO-TERRACE và một đài phun nước lớn, bạn sẽ đến được “Hội trường thành Osaka”. Rẽ trái ở phía trước và đi theo con đường tràn ngập màu xanh lá cây như trong hình sẽ có một sân bóng chày ở phía bên trái.
Mình đã đến cầu Gokuraku. Sự kết hợp của thành, hào nước và cầu rất hài hoà tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp và nơi đây là một địa điểm chụp hình nổi tiếng. Mình đã gặp một cặp đôi Việt Nam đang chụp ảnh cưới tại cây cầu này.
Cầu Gokuraku có nghĩa là “cây cầu đi đến Thiên đàng”.
Dưới chân cầu Gokuraku, có một bến tàu có tên là “Gozabune”. Với giá 1.500 yên, bạn sẽ có thể đi vòng quanh hào nước trong khoảng 20 phút. Theo một người bạn của mình đã từng có trải nghiệm đi trên thuyền thì bạn có thể tận hưởng một khoảng thời gian tuyệt vời khi dạo chơi bằng thuyền.
Lần này mình đã không lên đài quan sát nhưng vào năm 2021 khi mình lên đây thì khung cảnh từ tầng cao nhất ngắm nhìn xuống thành phố Osaka giống như hình. Shachihoko (cá vàng) được dát trên mái của thành rất đẹp!
Thành Osaka |
1-1 Osakajou, quận Chuo, thành phố Osaka |
Đài quan sát : 9:00-17:00 (có thể vào thành đến 16:30) |
Đi từ ga Tenmabashi tuyến Chikatetsu hoặc Keihan khoảng 1,2km |
Đi từ ga JR công viên thành Osaka khoảng 1,6km |
Đài quan sát : 600 yên cho học sinh phổ thông trở lên, miễn phí cho học sinh trung học trở xuống |
Trang web chính thức (có tiếng Việt) |
Mình quay lại nhà ga và đóng dấu ở góc đặt con dấu kỷ niệm để làm kỷ niệm cho chuyến đi của mình.
Thông tin tham quan thành Osaka của JNTO (Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản)
Osaka – Himeji : Tận hưởng cảnh sắc qua ô cửa tàu
Từ “Ga công viên Thành Osaka” đến “Ga Himeji” dài khoảng 93 km (di chuyển mất khoảng 75 phút). Có rất nhiều tuyến đường bạn có thể lựa chọn để di chuyển, vì vậy hãy sử dụng ứng dụng tra cứu đường đi để tìm tuyến đường phù hợp với thời gian khởi hành của bạn.
Các ứng dụng điện thoại hữu ích trong cuộc sống (Phần công cụ tra cứu đường đi)
Ga Suma (thành phố Kobe), nằm giữa “Ga Kobe” và “Ga Akashi”, trạm dừng của chuyến tàu nhanh (shinkaisoku) sát với bãi biển. Khi đi qua đây, bạn có thể ngắm cảnh biển từ cửa sổ tàu.
Tàu nhanh sẽ đi qua ga Suma và sau đó là ga Maiko (thành phố Kobe) ngay sau vài phút. Ga Maiko nằm dưới cầu Akashi Kaikyo, và bạn có thể nhìn thấy cây cầu từ cửa sổ tàu điện ở khu vực này.
Bạn có thể nhìn thấy “thành Akashi” từ nhà ga Akashi (thành phố Akashi, tỉnh Hyogo), trạm dừng của tàu nhanh. Toà thành này không có đài quan sát.
Cuối cùng thì chúng mình cũng đã đến ga Himeji.
Thành Himeji – di sản thế giới
Sau khi đi ra ngoài bằng “cửa ra thành Himeji” (cửa ra phía bắc) của nhà ga, bạn sẽ thấy một bến xe buýt. Ảnh trên là bảng thông báo thông tin hoạt động của xe buýt. Bạn có thể đến thành bằng cách đi xe buýt có kí hiệu hình toà thành ở bên trái (được khoanh bằng ô vuông màu cam). Từ ga đến lối ra vào thành khoảng 1km nên bạn cũng có thể đi bộ.
Đây là bản đồ tuyến xe buýt từ ga Himeji đến thành Himeji (thông tin từ trang chủ tuyến xe buýt Shinki).
Khi bạn xuống xe và tiến đến gần thành, bạn sẽ đến cầu “Sakuramonbashi”. Băng qua cây cầu, đi qua “Otemon” và vào bên trong khuôn viên thành.
Sau khi đi qua khỏi quảng trường rộng lớn “Sannomaru” là bạn đã đến gần tháp chính của thành rồi đấy. Đây là tòa thành duy nhất tại Nhật Bản vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia, vừa là Di sản thế giới.
Sau khi đi qua cánh cổng lớn có tên “Hishi no Mon”, bạn sẽ nhìn thấy “Ninomaru”. Ở phía trước cổng có phòng bán vé. Chúng mình đến đó vào buổi chiều nên có thể vào ngay, nhưng hình như bình thường là phải xếp hàng dài để mua vé vào cổng.
Sách hướng dẫn bằng nhiều ngôn ngữ được xếp ngay ngắn tại phòng vé, và có cả tiếng Việt nữa nhé!
Thành Himeji |
68 Honmachi, thành phố Himeji, tỉnh Hyogo |
9: 00-16: 00 (Đóng cửa lúc 17:00) ※ vào mùa hè đóng cửa muộn 1 tiếng |
Từ ga Himeji 1km |
Ngay xe buýt Shinki trạm “Rojo Otemon-mae” |
Vé vào cửa: 1000 yên cho người lớn, 300 yên cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông |
Trang web chính thức (có cả tiếng Việt) |
Đây là con dốc dẫn đến toà tháp của thành. Các lỗ hình tam giác △ và hình vuông □ trên tường thành là lỗ để bắn súng và bắn cung tên. Bạn có thể nhìn thấy đài quan sát của thành theo hướng tường thành.
Một trong ba đài quan sát nhỏ.
Mình bước vào tòa tháp chính từ tầng hầm và đi lên tầng 1 bằng cầu thang.
Ở các tầng sẽ có một một bảng thông tin như vậy. Nếu bạn quét mã QR trên điện thoại của mình thì bạn có thể thấy các điểm nhấn của tầng đó bằng tiếng Nhật và tiếng Anh. Bên trong toà tháp bạn cũng có thể sử dụng Wi-Fi miễn phí.
Càng lên cao thì cầu thang càng trở nên hẹp hơn và dốc hơn.
Khung cảnh từ tầng 6, tầng cao nhất của thành thật tuyệt vời! Đây là hướng có thể nhìn thấy ga Himeji.
Khung cảnh phía bên sườn núi cũng không hề kém cạnh. Một làn gió chiều dịu mát từ bên ngoài thổi vào.
Ở tầng 6 cũng có một ngôi đền tên là Osakabejinja.
Khi bạn rời khỏi tháp lâu đài và nhìn lại, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh của toà thành tráng lệ ngay trước mắt.
Mình đã chụp một bức ảnh kỷ niệm với khung cảnh phía sau là toàn bộ toà tháp quan sát của thành. Bạn chỉ cần đặt một giá đỡ điện thoại, bấm hẹn giờ, chạy ngay đến vị trí như hình là đã có ngay một bức ảnh tuyệt vời như thế này!
Ngày xưa, có một samurai sau khi bị người hầu gái tên là Okiku từ chối đã giấu đi một chiếc đĩa trong mười chiếc đĩa quý giá mà Okiku chịu trách nhiệm quản lý, sau đó đã đổ tội lên Okiku, rồi giết cô ấy và ném xác xuống giếng. Sau đó, hồn ma Okiku xuất hiện trong giếng này hàng đêm, và các samurai bắt đầu sợ hãi khi nghe thấy giọng nói đang đếm những chiếc đĩa, “Một, hai …”.
Đây là một câu chuyện ma nổi tiếng được gọi là “Banshu Sarayashiki”, và người ta nói rằng giếng này là nơi Okiku đã bị ném xuống.
Trước khi trở về, bạn hãy nhìn tòa thành một lần nữa từ vườn Nishinomaru. Bởi vẻ đẹp tỏa sáng với màu trắng tinh khôi giống như một con cò trắng nên toà thành còn được gọi là “thành Shirasagi”.
Thành Himeji là toà thành duy nhất được công nhận là Di sản thế giới trong số 5 toà thành bảo vật quốc gia ở Nhật Bản, và có thể nói đây chính là thành nổi tiếng nhất ở Nhật Bản.
Thông tin tham quan thành Himeji của JNTO (Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản)
Chúng mình đã ăn tối ở gần ga Himeji. Một trong những đặc sản của Himeji là “oden”. Trong hình là món “Ogushi Oden” (550 Yên cả thuế = khoảng 97.000 VNĐ) mà chúng mình đã ăn là món oden nước tương mà lần đầu tiên mình được thưởng thức và nó thật sự rất ngon.
Nadagiku Kappatei
▶︎ 58 Higashiekimae-cho, thành phố Himeji
▶︎ 079-221-3573
Sau khi kết thúc bữa ăn tối, chúng mình đã lên chuyến tàu nhanh (shinkaisoku) xuất phát lúc 20h37’ ở ga Himeji và về đến ga Osaka vào lúc 21h39’. Buổi sáng mình cũng đã bắt đầu cuộc hành trình tại ga Osaka và sau 14 tiếng đồng hồ thì mình đã quay lại đây. Một chuyến du lịch thật là dài bằng tàu điện. Nhưng chỉ với 2.410 yên mà mình đã có thể tận hưởng trọn vẹn toàn bộ chuyến đi này thì chỉ có thể thốt lên rằng “Hời quá đi mất!”. Thêm nữa, ngày hôm đó quả thật là một ngày tuyệt vời vì mình đã có thể thưởng thức vẻ đẹp của 3 toà thành và những khu vườn tràn ngập màu xanh tươi mát giữa ngày hè oi ả.
※Bài viết này được thực hiện với sự hỗ trợ của JNTO.
Tác giả
Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Sinh năm 1996 tại Hà Nội. Năm 2014-2018: Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2019-2021: Làm việc tại Tập đoàn Fujita Kanko (Shinjuku, Tokyo). Từ năm 2022 làm việc tại Vietmart (Osaka).
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17168 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15599 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13106 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Ở Nhật có thể tìm lại đồ bị bỏ quên hay không
Ở Nhật Bản, khi đánh rơi đồ vật quan trọng trên đường đi hoặc bỏ quên đồ trên xe điện, có trường hợp có thể tìm lại được. Nhiều người Việt Nam sinh sống ở Nhật đã từng có nhiều kinh nghiệm cảm động về việc này. Chúng tôi xin giới thiệu vài trường hợp cụ thể của các senpai sống lâu năm ở Nhật. Tuy vậy chúng tôi vẫn luôn lưu ý rằng không nên tin tưởng thái quá vào việc đồ bị mất vẫn có thể tìm lại. Cũng có những trường hợp do ở Nhật quá lâu dẫn đến chủ quan nên đã gặp điều không may. Hôm nay chúng tôi cũng xin giới thiệu cả những trường hợp kém may mắn đó. Đánh rơi điện thoại và đã tìm lại được! ◎ Người bỏ quên điện thoại: Nhân viên công ty ở tỉnh Osaka (nữ, độ tuổi 20) Năm 2016, tôi tới Nhật trong vòng 2 tuần với tư cách là du học sinh trao đổi ngắn hạn. Một hôm tôi cùng các bạn người Nhật cùng học ở Đại học Kyoto nơi tôi sang trao đổi, đi xem bắn pháo hoa. Trên xe điện của đường sắt Hankyu từ Kyoto đi Osaka, chúng tôi xuống giữa chừng để đi thăm một ngôi đền. Vì các bạn đã xuống tàu nên tôi cũng vội vàng xuống tàu và để quên điện thoại di động trên ghế ngồi. Trung tâm lưu giữ đồ bỏ quên, ga Hankyu Umeda, đường sắt Hankyu. Giáo sư của tôi đã tới đây nhận lại đồ bỏ quên giúp tôi. Chiếc điện thoại này bố tôi cho tôi mượn để dùng thay cho máy ảnh. Khi nhận ra mình bỏ quên điện thoại, tôi sợ lắm nhưng giáo sư đi cùng đã giúp. Giáo sư đã gọi điện cho công ty đường sắt hỏi hộ và hôm sau, công ty đường sắt gọi điện cho giáo sư của tôi, báo đã tìm thấy điện thoại. Sau đó giáo sư từ Kyoto đi Osaka để nhận lại điện thoại giúp tôi. Nhận lại được điện thoại tôi rất cảm động. Tôi nghĩ “Người Nhật thật hay. Họ biết nghĩ tới tình cảm của người khác khi nhặt được đồ bị đánh rơi như vậy”. Tìm lại được tiền mặt bị đánh rơi! Tôi đã đánh rơi tiền ở ga này… Năm 2021 tôi lại gặp phải trường hợp khác. Lần này là tôi đánh rơi tiền. Hôm đó tôi cùng với anh phụ trách ban biên tập (người Nhật) của KOKORO đi thành phố Nara lấy tin để viết bài. Khi đến ga Nihonbashi của đường Kintetsu (ở thành phố Osaka), tôi lấy máy tính bảng từ túi ra và tờ tiền 5.000 yên để trong túi bị rơi ra theo. Nguyên do là vì tôi bỏ quên ví ở nhà nên anh phụ trách biên tập cho tôi vay 5.000 yên và tôi cứ thể bỏ vào túi xách. Khi đã lên tàu đi Nara rồi, tôi mới nhận ra là bị mất tiền. Vì tôi nhớ chỉ mở túi ra 1 lần khi ở nhà ga Nihonbashi nên chắc chắn chỉ có rơi tiền ở ga đó mà thôi. Tờ 5.000 yên tìm lại được (ở ga đường sắt Kintetsu năm 2021) Sau khi làm việc ở Nara xong, tối muộn chúng tôi mới về lại Osaka và anh phụ trách biên tập hỏi nhân viên nhà ga xem có ai nhặt được tờ 5.000 yên bị đánh rơi không. Nhân viên nhà ga cho biết “Vào lúc đó, có người đã nhặt được tờ 5.000 yên và trao lại cho nhà ga”. Thế là tôi đã nhận lại được tờ 5.000 bị đánh rơi, và cũng như việc bỏ quên điện thoại mấy năm trước, lần này tôi cũng rất ngạc nhiên và cảm động. Nhận lại được thực phẩm để quên trên tàu! ◎ Người để quên: Người làm nghề tự do sống ở Saitama (nữ, độ tuổi 50) Mỗi khi đi làm về, tôi thường tranh thủ đi mua sắm nên thường xuyên có nhiều đồ mang theo người khi đi tàu. Vì tàu đông nên tôi hay để đồ dùng trên kệ để đồ đạc trên tàu rồi hoặc là ngủ quên hoặc là lướt web hoặc mạng xã hội nên nhiều khi tàu đến ga gần nhà là vội vàng xuống quên cả túi để trên kệ. Mùa hè năm ngoái, khi đi làm về, tôi có mua được một gói cá thác lác đông lạnh và một vài thực phẩm khác. Lúc lên xe điện từ ga Shinjuku, trong đầu tôi đã tưởng tượng mai sẽ có món chả cá thơm mùi tiêu, thì là. Tới ga Musashi-Urawa, nơi phải chuyển tàu về nhà, tôi vội vàng xuống, quên lấy túi đựng đồ để ở kệ trên tàu. Rất may là sau khi xuống tàu thì tôi nhớ ngay ra là để quên túi nên tôi đến văn phòng của nhà ga và báo việc để quên đồ. Nhân viên nhà ga hỏi tôi giờ lên tàu, tên nhà ga lúc lên tàu, toa tàu ở vị trí nào, đồ bị quên là gì, mô tả kỹ túi đựng v.v. Sau một lúc liên lạc với bộ phận liên quan, nhân viên nhà ga cho tôi biết ở ga cuối cách đó độ 20 cây số, người ta đã tìm thấy túi đồ của tôi. Sáng hôm sau, tôi vội vàng lên đường tới địa điểm giữ đồ bỏ quên cách nhà độ 23 cây số. Khi đến nơi, nhân viên nhà ga hỏi tên, xác minh giấy tờ tùy thân và xác định đồ bị bỏ quên. Sau đó họ đưa cho tôi một tờ giấy để điền vào, gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại v.v. Sau khi điền xong, họ mang chiếc túi tôi để quên ra và yêu cầu xác nhận xem có đúng không. Tôi mở túi và ngạc nhiên khi thấy vẫn còn hộp cá thác lác đông lạnh. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, nhân viên nhà ga nói chúng tôi đã cho đồ của chị vào ngăn đá nên nay gửi lại chị đầy đủ. Hết sức cảm động và ngạc nhiên, rưng rưng cảm động và nhận đồ ra về. Tìm lại được thẻ bảo hiểm y tế bị đánh rơi trên đường! ◎ Người đánh rơi: Nhân viên công ty, sống ở Saitama (nam giới, độ tuổi 30) Cách đây hai tháng tôi có đi khám mũi vì bị dị ứng phấn hoa khá nặng nên tôi quyết định đến phòng khám tư để khám và được kê đơn mua thuốc. Tầm một tháng sau, tức khoảng giữa tháng 5 năm nay, tôi có nhận được điện thoại của bên cảnh sát thông báo “Chúng tôi đang lưu giữ thẻ bảo hiểm y tế của anh do một người nhặt được và mang nộp tại đồn cảnh sát.” Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra rằng mình đánh rơi thẻ bảo hiểm. Nghĩ lại là sau khi ra khỏi cửa hàng thuốc, tôi đi bộ tới chỗ đỗ xe và lái xe đi về nên khả năng thẻ bị rơi ở đoạn đường đó. Sau khi đến sở cảnh sát, tôi nhận lại được thẻ bảo hiểm bị mất của mình. Nhưng thẻ bảo hiểm thì bị mẻ mất một chỗ khá to. Có khả năng cao là rơi ra ngoài đường, bãi đậu xe và bị xe cán qua. Tôi đã làm thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm và rất biết ơn ai đó đã nhặt và trả lại thẻ bảo hiểm và thẻ không bị lợi dụng để khám chữa bệnh. Không nên tin tưởng thái quá ① Quang cảnh xung quanh nhà ga JR Shinokubo ◎ Trải nghiệm của một chủ doanh nghiệp ở Tokyo (nam giới, độ tuổi 30) Tôi làm việc giới thiệu du học sinh cho các trường tiếng Nhật. Sau khi học sinh tới Nhật, chúng tôi phải hỗ trợ nhiều mặt. Một hôm, có một em học sinh vì tiền từ nhà gửi sang không kịp hạn nộp tiền học nên tôi cho em đó vay 90.000 yên (tương đương khoảng 15.510.000 đồng). Nhưng ngay sau đó, em học sinh này đã đánh rơi ví ở đâu đó gần nhà ga Shinokubo, nơi có trụ sở của công ty tôi. ※ Tỷ giá 100 yên=17.235 đồng (thời điểm 20/6/2022) Tôi đã cùng với em đó tới trình cảnh sát và 2 ngày sau, cảnh sát gọi điện cho biết đã tìm lại được ví nhưng trong ví chỉ còn lại 1000 yên. Bạn học sinh đó rất buồn rầu lo lắng. Không nên tin tưởng thái quá ② ◎ Người bị mất xe: nhân viên công ty (nữ, độ tuổi 20) Khi còn là sinh viên tôi từng bị mất xe đạp khi sống ở khu vực thủ đô. Khi đi làm thêm, tôi đi xe từ nhà ra ga và cho xe vào nơi mà gửi xe ở trước cửa nhà ga mà mình đã trả tiền nhưng lại quên khóa xe. Thế là lúc về đến ga tìm xe thì không thấy. Tôi có báo số xe cho cảnh sát, nhưng cuối cùng cảnh sát cũng không tìm thấy. Đợi mãi không thấy cảnh sát liên lạc lại thì tôi đành phải mua xe mới. Tổng kết Chúng tôi vừa giới thiệu một số ví dụ về việc người Việt Nam sống tại Nhật Bản tìm lại được đồ bỏ quên ở nhà ga hoặc trên đường đi. Chắc các bạn ít nhiều người cũng ngạc nhiên vì có nhiều trường hợp có thể tìm lại được đồ bỏ quên như vậy. Tuy vậy tin tưởng thái quá cũng không được. Cũng có những trường hợp đánh rơi ví và tiền trong ví bị mất hoặc xe đạp không khóa bị mất. Đặc biệt ở Nhật, xe đạp là vật rất hay bị mất. Dù có tin tưởng vào tình trạng an toàn ở Nhật thì cũng đừng chủ quan, hãy cẩn thận gìn giữ đồ đạc của bản thân nhé.
-
★ Thông tin cơ bản: Nhật Bản là một đất nước như thế nào?
Khi được hỏi về cảm tưởng của mình đối với Nhật Bản, những người Việt đã từng sinh sống tại đây thường trả lời rằng “đường phố sạch sẽ”, “hệ thống tàu điện tiện lợi”, “con người thân thiện”, “đồ ăn ngon”, “phong cảnh đẹp” v.v. Vậy thì, Nhật Bản là một đất nước như thế nào, có những điểm gì đặc biệt, tất cả sẽ được giới thiệu trong bài viết này. Địa lý Nhật Bản ◆ Diện tích khá giống Việt Nam Nhật Bản có 4 đảo chính là Hokkaido, Honshu, Shikoku, Kyushu và hơn 6.800 đảo nhỏ xung quanh. Diện tích Nhật Bản khoảng 378.000㎢, gấp khoảng 1.14 lần diện tích Việt Nam. Khoảng cách từ Bắc tới Nam Khoảng 3.000 km Khoảng cách từ Đông tới Tây Khoảng 3.000 km Diện tích Khoảng 378.000 ㎢ ◆ 47 tỉnh thành Nhật Bản có 47 tỉnh thành (tiếng Nhật gọi là todofuken). “To” là Tokyoto “Do” là Hokkaido “Fu” là Osakafu, Kyotofu Ngoài ra có 44 khu vực hành chính là “Ken” ◆ 75% diện tích là đồi núi, có nhiều suối nước nóng Núi Phú Sỹ (bên trái) và Suối nước nóng Đồi núi chiếm khoảng 75% diện tích toàn Nhật Bản Có nhiều núi lửa nên nơi nào cũng có suối nước nóng Ngọn núi cao nhất là núi Phú Sỹ (Độ cao 3.776 mét) ◆ Dân số Vào tháng 12 năm 2021, dân số Nhật Bản khoảng 125.470.000 người, nhiều hơn dân số Việt Nam (97.620.000 người – số liệu năm 2020) một chút. Từ năm 2005, dân số Nhật Bản liên tục giảm và đang bị già hoá. Ước tính vào năm 2060, dân số Nhật Bản chỉ còn khoảng 100.000.000 người, ngược lại, dân số Việt Nam đang tăng lên, vào năm 2040, dân số Việt Nam sẽ vượt Nhật Bản. Bảng dữ liệu dưới đây của “Quỹ dân số Liên hợp quốc 2021”. Nhật Bản đứng thứ 11, Việt Nam đứng thứ 15 trong bảng xếp hạng dân số thế giới. Quốc gia Dân số 1 Trung Quốc 1.444.200.000 người 2 Ấn Độ 1.393.400.000 người 3 Mỹ 332.900.000 người 4 Indonesia 276.400.000 người 5 Pakistan 225.200.000 người 6 Brazil 214.000.000 người 7 Nigeria 211.400.000 người 8 Bangladesh 166.300.000 người 9 Nga 145.900.000 người 10 Mexico 130.300.000 người 11 Nhật Bản 126.100.000 người 12 Ethiopia 117.900.000 người 13 Philippines 111.000.000 người 14 Ai Cập 104.300.000 người 15 Việt Nam 98.200.000 người Khí hậu và các mùa Sau đây là đặc trưng về khí hậu của Nhật. Ở nhiều địa phương, vào mùa đông cần có áo khoác ấm. Mùa đông ở Tokyo lạnh hơn mùa đông Hà Nội. ◆ Các đặc điểm chính của khí hậu Nhật Bản Có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông, nhiệt độ vào mùa hè và mùa đông chênh lệch lớn Ngoại trừ Hokkaido, tháng 6 ~ tháng 7 là mùa mưa (thời điểm có mưa nhiều) Từ mùa hè tới mùa thu, thường có nhiều bão Vào mùa hè, bên phía biển Đại Tây Dương (Tokyo, Osaka v.v.) có mưa nhiều Vào mùa đông, bên phía biển Nhật Bản (Niigata, Nagano v.v.) có nhiều tuyết rơi Hokkaido – điểm cực bắc Nhật Bản là nơi lạnh nhất (mùa hè rất mát mẻ) Okinawa – điểm cực nam Nhật Bản là nơi ấm áp, mùa đông không lạnh ◆ Bốn mùa Nhật Bản Mùa xuân (bên trái) / Mùa hè (bên phải) Mùa thu ở Kyoto ⒸBáo Mainichi Mùa đông (Gifu) Đô thị của Nhật Khu trung tâm Tokyo Có 12 thành phố của Nhật có số dân hơn 1.000.000 người. Thành phố Dân số 1 23 quận của Tokyo 9,744,534 2 Yokohama 3,778,318 3 Osaka 2,754,742 4 Nagoya 2,333,406 5 Sapporo 1,975,065 6 Fukuoka 1,613,361 7 Kawasaki 1,539,081 8 Kobe 1,527,022 9 Kyoto 1,464,890 10 Saitama 1,324,591 11 Hiroshima 1,201,281 12 Sendai 1,097,196 ※Số liệu năm 2020 Yokohama Osaka Giao thông Vào đêm muộn, các nhà ga ở Tokyo, Osaka v.v. cũng có rất nhiều hành khách ◆ Tàu điện – xe buýt Ở Nhật Bản có rất nhiều đường ray tàu điện với bảng thời gian vận hành rất chính xác. Nhật cũng có đường sắt cao tốc (Shinkansen) chạy từ Hokkaido tới Kyushu. Ở các thành phố lớn còn có cả hệ thống tàu điện ngầm. Việc di chuyển bằng tàu điện, xe buýt rất tiện lợi Thời gian tàu chạy chính xác số 1 thế giới Tàu điện là phương tiện đi làm chủ yếu tại các thành phố lớn Vé tàu có giá cao hơn so với các quốc gia khác [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tàu điện – xe buýt – xe khách đường dài ◆ Máy bay Các hãng máy bay chính là JAL và ANA Có rất nhiều hãng máy bay giá rẻ như Peach, Jetstar v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hãng Peach (Trang thông tin bằng tiếng Anh) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hãng Jetstar ◆ Đường bộ Tại Nhật Bản, cảnh sát sẽ xử lý rất nghiêm đối với các hành vi vi phạm luật giao thông như vượt đèn đỏ, lái xe quá tốc độ, không cài dây an toàn, không đội mũ bảo hiểm v.v. Xe ô tô và xe máy lưu thông bên trái (ngược với Việt Nam) Có rất nhiều đường cao tốc, phần lớn là có thu phí Xe máy dưới 50 cc không được phép chở thêm người đằng sau Tại Nhật, bạn không thể sử dụng bằng lái xe ô tô do Việt Nam cấp. Để được phép lái xe ở Nhật, bạn phải chuyển đổi bằng lái và phải thi một kì thi khá đơn giản. Với những bạn chưa có bằng lái xe ô tô, các bạn có thể học lại xe ở trường dạy lái xe, sau đó lấy bằng của Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mình đã đi học bằng lái xe ô tô nội trú! Sinh hoạt (Trang phục, đồ ăn, nơi ở) ◆ Trang phục Người Nhật thường mặc âu phục giống người Việt. Trong công việc, nam giới thường mặc vest và đeo cà vạt. Từ tháng 5 tới tháng 9, nhiều cơ quan nhà nước và doanh nghiệp áp dụng thời trang “cool business” – không mặc áo vest và không đeo cà vạt. Ở Nhật có rất nhiều cửa hàng quần áo giá rẻ. Ví dụ như “Uniqlo” – hãng thời trang có mặt ở khắp Nhật Bản và cũng nổi tiếng ở Việt Nam. Trang phục truyền thống của Nhật là “Kimono”, Kimono được mặc vào các dịp đặc biệt. Kimono được làm bằng vải tơ tằm. Vào mùa hè, người Nhật thường mặc “Yukata” – được làm bằng vải bông, thiết kế đơn giản hơn so với Kimono. Số người Việt mượn Yukata rồi đi ngắm pháo hoa tại Nhật ngày càng tăng lên. ◆ Đồ ăn Món ramen của Nhật cũng được người Việt rất thích Có rất nhiều người mua nguyên liệu nấu ăn ở siêu thị. Ở Nhật có nhiều siêu thị hơn Việt Nam. Tại các nhà hàng, các món ăn như sushi, sashimi, tempura, ramen v.v. cũng được nhiều người Việt rất thích. Ở Nhật cũng có các quán ăn Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Gợi ý về quán ăn Việt Nam〈Tokyo〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Gợi ý về quán ăn Việt Nam〈Osaka〉 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Gợi ý về quán ăn Việt Nam〈Fukuoka〉 ◆ Nơi ở Du học sinh thường ở nhà thuê, còn thực tập sinh kỹ năng thì được công ty tiếp nhận chuẩn bị cho ký túc xá. Có nhiều bạn du học sinh ở cùng với bạn để giảm bớt gánh nặng về tiền nhà. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm nhà ở Nhật Thể thao – Văn hoá ◆ Thể thao Môn thể thao truyền thống là “Sumo” Môn thể thao có nhiều người hâm mộ nhất là bóng chày chuyên nghiệp Từ sau năm 1998, đội tuyển bóng đá của Nhật Bản đã tham gia 6 giải đấu World cup liên tiếp Đội tuyển bóng bầu dục của Nhật nằm trong top 8 của bảng xếp hạng World cup năm 2019 ◆ Nghệ thuật – Âm nhạc Trong các môn nghệ thuật truyền thống của Nhật, phải kể đến nghệ thuật sân khấu kịch “Noh” và “Kabuki”. Các nhạc cụ truyền thống gồm có sáo, trống Nhật v.v. m nhạc cổ điển cũng rất thịnh hành, tại các địa phương đều có các dàn nhạc, dàn hợp xướng, có nhiều nghệ sỹ đã nhận giải thưởng tại các cuộc thi ở các nước u Mỹ. ◆ Karaoke Karaoke được bắt nguồn từ Nhật Bản. Giới trẻ Nhật Bản rất thích các phòng karaoke (karaoke box). ◆ Anime Vào những năm 1930, Nhật Bản bắt đầu có truyện tranh Manga dành cho trẻ em. Các tập Manga được đăng trên tạp chí hàng tuần và được ghi lại thành truyện, sau đó phát sóng trên tivi dưới dạng phim hoạt hình Anime. Ở Việt Nam cũng có nhiều bộ phim hoạt hình Anime của Nhật được người Việt yêu thích như “Doraemon”, “Shin – cậu bé bút chì”, “Thám tử lừng danh Conan”, “Đảo hải tặc One Piece”, “Pokemon star”, v.v.
-
Hot: Dễ dàng khám phá thị trấn Tiểu Edo – Kawagoe chỉ với chưa đầy 1 tiếng khởi hành từ Tokyo
Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Trong khi còn ở Nhật, có lẽ hầu hết mọi người sẽ muốn đi chơi thật nhiều nơi. Nếu bạn muốn cảm nhận lịch sử Nhật Bản một cách chân thực nhất, và thắc mắc liệu có nơi nào có thể đi về trong ngày nếu khởi hành từ Tokyo. Thì đây, mình sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm: “Tiểu Edo - Kawagoe”, một nơi chắc chắn sẽ khiến bạn rất tò mò. Kawagoe (tỉnh Saitama) là thị trấn vốn rất phát triển vào thời đại Edo. Hiện nay, nơi này vẫn còn vài ngôi nhà ngói cổ bằng gốm. Thế nên, Kawagoe còn được ví như là “Tiểu Edo” – một trong những địa điểm được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Hôm nay, mình sẽ vào vai một cô gái Nhật, khoác lên mình chiếc áo Yukata (trang phục Kimono mỏng mặc vào mùa hè) để cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp cổ kính của thị trấn này. Nội dung của bài viết gồm có: • Cảnh quan phố cổ (bản đồ ❶) • Thuê Yukata • Kawagoe - Hội An của Nhật Bản • “Rửa tiền” ở Đền Kumano (bản đồ ❷) • Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh • Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa (bản đồ ❸) • Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) • Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian • Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho (bản đồ ❹) • Tháp chuông “Toki no Kane” - biểu tượng ở Kawagoe (bản đồ ❺) Cảnh quan phố cổ Cảnh quan phố cổ Vào thời đại Edo ( 1603 – 1868 ), rất nhiều thương nhân đã xây dựng nhà kho chứa hàng hóa (kura) tại thị trấn Kawagoe. Cho đến ngày nay, còn rất nhiều công trình kiến trúc cổ có từ thời Edo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Để cảm nhận rõ cảnh quan của một “Edo thu nhỏ”, bạn không thể bỏ qua phố mua sắm Ichibangai - Shotengai (biệt danh: Kura-zukuri no Machinami), tháp chuông Toki no Kane (biểu tượng của Kawagoe) và những địa điểm nổi bật xung quanh khác. Link: Bản đồ dạo phố Tiểu Edo - Kawagoe (từ Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Thuê Yukata Cửa hàng cho thuê trang phục Kimono Yukata – một trong những trang phục truyền thống đơn giản nhất của Nhật Bản mà cô gái Việt nào cũng muốn trải nghiệm thử một lần trong đời. Có rất nhiều cửa hàng cho thuê Kimono ở ngay trung tâm Kawagoe, các nàng sẽ rất dễ dàng tìm cho mình cửa hàng thích hợp. Thế nhưng sẽ rất khó khăn để tìm ra cho mình một bộ ưng ý, bởi có rất nhiều mẫu đẹp được trưng bày và các cô gái sẽ phải phân vân rất lâu để lựa chọn. Giá thuê rất hợp lý, trung bình dưới 3000 yên cho một bộ, bao gồm cả dịch vụ làm tóc và giữ đồ. Các cô gái chỉ cần đến tay không, sau đó tìm cho mình một bộ Yukata xinh xắn dạo phố. * Giá tiền nêu trong bài viết này đã bao gồm thuế. * Tỉ giá: 100 yên = 21,925 VND (theo tỉ giá ngày 24/8/2020) Kawagoe – Hội An của Nhật Bản Nếu hỏi “Kawagoe là thị trấn như thế nào?” Mình sẽ trả lời đó là “Hội An của Nhật Bản”. Những ngôi nhà hai tầng có mái ngói được làm bằng gốm như phố cổ Hội An, khiến những người con xa quê có cảm giác vô cùng thân thuộc khi đặt chân đến đây. À, hình như Hội An ngày xưa cũng được những thương nhân người Nhật xây dựng nên, vì thế mà phong cách kiến trúc trông cũng giống nhau chăng? “Rửa tiền” ở Đền Kumano Bạn rất dễ dàng tìm thấy Đền Kumano khi đi bộ từ ga vào trung tâm thị trấn. Địa chỉ: 17-1 Renjakucho, Kawagoe, Saitama Đền Kumano – Kawagoe Nếu ghé thăm Đền Kumano, có một việc bạn chắc chắn không được quên, đó là… “rửa tiền”. Trong một số trường hợp tiền bị ướt như ngấm nước mưa chẳng hạn, có lẽ chẳng ai muốn tiền của mình bị ướt phải không nào? Nhưng có một điều kỳ lạ là nếu “rửa tiền” ở ngôi đền này, nghe nói vận may sẽ phất lên đó. Vậy bạn có muốn thử không? Lời ước sẽ mau thành hiện thực nếu bạn sử dụng tiền sau khi rửa một cách ý nghĩa. Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh Sau khi viếng đền cầu an xong, tinh thần thoải mái hơn hẳn! Mình tiếp tục dạo phố thôi. Aoi Tori – Con Chim Xanh? Ủa? Trải nghiệm làm thủy tinh? “Xin mời, bạn có thể trải nghiệm “nặn kẹo" thủy tinh ngay từ bây giờ” Có vẻ thú vị nhỉ? Mình vào thử xem như thế nào... Mình đã chọn dịch vụ nặn kẹo thủy tinh với giá 1,650 yên. Đeo kính và tạp dề bảo hộ xong, mình bắt tay vào thực hành cùng với chuyên gia. Đầu tiên mình làm nóng thủy tinh bằng cách hơ trên đèn cho đến khi đầu thanh thủy tinh chảy ra như “viên kẹo” dẻo. Tiếp theo, mình quấn “viên kẹo” này lên thanh sắt và quay tròn đều tay, sau đó đính lần lượt thêm 3 thanh thủy tinh (khác màu) đã được làm chảy lên trên “viên kẹo”, tạo hoa văn theo ý thích. Cuối cùng, để nguội “viên kẹo” trong vòng 1 tiếng. Tác phẩm thủy tinh đầu tay, mình đã dùng làm trâm cài tóc. Link: Aoi Tori Địa chỉ: 5−4 -2F, Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Sau khi nặn xong viên kẹo thuỷ tinh, cảm giác thật là phấn khích. Mình tiếp tục dạo phố thôi… “Touho Yamawa”? Hình như mình đã thấy ở đâu rồi thì phải… Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa được xây dựng từ năm 1893, là công trình kiến trúc kura lớn nhất Nhật Bản, đã từng xuất hiện trong phim cổ trang của đài truyền hình. Năm 2007, cửa hàng vinh hạnh đón tiếp Thượng Hoàng - Thượng Hoàng Hậu và vợ chồng Quốc Vương Thụy Điển nhân dịp 2 vị này đến thăm Nhật Bản. Ngoài việc sắm cho mình những món đồ gốm xinh xắn, dịch vụ cafe và làm gốm ở đây cũng rất được nhiều khách du lịch yêu thích. Lần này, mình quyết định dừng chân một chút để tận hưởng nét cổ xưa bên trong cửa hàng. Mình đã gọi món kem Anmitsu, nó gần giống như chè thập cẩm của Việt Nam với đủ các loại nguyên liệu như: quả mơ, kiwi, rau câu, kem vanila, đậu đỏ, tất cả được bày trí trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khi rưới siro đường đen lên trên càng làm tăng thêm hương vị ngọt ngào của món ăn này. Vị chua ngọt của mơ và kiwi hòa quyện với vị ngọt của kem và đậu đỏ, khi ăn cùng rau câu mát lạnh làm nên cảm giác cực kỳ ngon miệng. Đây là món kem Anmitsu ngon nhất mà mình đã từng ăn. Ngon thật sự luôn! Link: Touho-Yamawa Địa chỉ: 7-1 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Starbucks Coffee trên phố Kanetsuki (15-18 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama) À, mách nhỏ cho fan của café Starbucks. Nằm cách Touho-Yamawa chỉ có 120m về hướng Đông, café Starbucks Kawagoe có thiết kế bên ngoài quán vô cùng thanh lịch, trông giống như một ngôi nhà cổ, nếu không nhìn kỹ, rất khó nhận ra đây là Starbucks. Thế nhưng, quán này thuộc top 20 cửa hàng đẹp nhất thế giới của Starbucks Coffee. Thiết kế bên ngoài lẫn bên trong quán đều mang âm hưởng thời đại Edo của Nhật Bản. Fan của Starbucks sẽ không bỏ qua nhỉ? https://stories.starbucks.com/stories/2019/20-starbucks-stores-to-visit-in-2020/ Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) Chuông gió ở đền Hikawa - Kawagoe Đền Hikawa – Kawagoe là một trong những đền se duyên nổi tiếng nhất ở vùng Kanto. Nơi này cũng là địa điểm chụp hình nổi tiếng, thu hút rất nhiều cô gái cũng như các cặp đôi đang yêu. Sự kiện “Chuông Gió Se Duyên” được tổ chức ở ngôi đền này từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 hằng năm, nó đã trở thành truyền thống đặc trưng cho mùa hè của Kawagoe. Có hơn 2,000 chiếc chuông đầy màu sắc lung linh đung đưa trong gió được trưng bày trong khuôn viên ngôi đền. Theo truyền thuyết, nếu bạn viết lời nguyện cầu lên tấm thiếp, chuông gió sẽ mang điều ước của bạn đến tai các vị thần. “Ekibyo Chinsei”- Lời cầu nguyện “kiềm hãm đại dịch” được viết trên tấm thiếp treo chuông Thả mình vào lối nhỏ được phủ ngợp cả một bầu trời màu sắc của chuông gió, hoặc ngắm nhìn con sông lung linh trong ánh đèn vào ban đêm ở đền Hikawa, đó là một trong những nét quyến rũ nhất của Kawagoe vào mỗi mùa hè. Nhưng năm nay (2020), vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà một số sự kiện đã bị hoãn lại. Mong rằng năm tới những sự kiện vui nhộn này được tiếp tục hoạt động. Link:Chuông gió se duyên (Đền Hikawa – Kawagoe) Địa chỉ: 2 Chome-11-3 Miyashitamachi, Kawagoe, Saitama Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian Đói bụng rồi… mình nên ăn gì ta? Đặc sản của Kawagoe thì chắc chắn là cơm Unagi rồi…, nhưng có món nào khoảng 1,000 yên vẫn no và ngon miệng không nhỉ??? À, đúng rồi! Người bạn sống gần đây có giới thiệu cho mình quán mì soba, nghe nói vừa rẻ lại vừa ngon. Mình phải thử mới được! Bên trong quán mì soba Hasumi. Mì soba thịt vịt (990 yên) Quán mì soba thủ công “Hasumi” là ngôi nhà cổ dân gian nằm khiêm tốn ở bên ngoài trung tâm phố cổ. Mình đã chọn món mì soba khô dùng kèm với nước súp thịt vịt. Quả đúng là mì soba thủ công, sợi mì có độ dai vừa phải mà lại thơm lừng mùi kiều mạch. Sợi mì thơm, hòa quyện với hương vị đậm đà của nước súp, ngon ơi là ngon! Mì soba vừa thơm ngon, lại chứa dinh dưỡng giúp làn da săn chắc nữa. Ăn xong mình có cảm giác đẹp ra thêm, đúng là một mũi tên trúng 2 con chim! Link:Mì soba thủ công Hasumi - Kawagoe Địa chỉ: 2 Chome-15-10 Kosenbamachi, Kawagoe, Saitama Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho Sau khi ăn trưa xong, mình lại thèm cái gì đó ngọt ngọt. À, mình chợt nhớ ra rồi, phố bánh kẹo “Kashiya-Yokocho" cũng ở gần đây. Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho, Kawagoe Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho có từ lâu đời, chứng kiến sự trưởng thành của rất nhiều trẻ em địa phương. Đây cũng là nơi bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ. Khi đến đây, mình đã phát hiện có cả cửa hàng nặn kẹo tò he hình con thú rất xinh, khiến ký ức tuổi thơ bỗng nhiên ùa về. Đố các bạn, trên tay mình đang cầm 1 loại bánh “...” nhất Nhật Bản, đó là bánh gì? Bạn nghĩ ra chưa? Một ổ bánh 500 yên Câu trả lời là... bánh “Fugashi dàiiiii nhất Nhật Bản" Bạn xem nè, dàiiii không? Bánh “Fugachi” bên trong màu trắng rất xốp, vỏ bên ngoài được phủ lớp đường đen. Khi cắn, bánh giòn, tan nhanh trong miệng, vị ngọt vừa phải, thơm mùi lúa mạch tựa như bánh tai quạt của Sài Gòn. Tháp chuông “Toki no Kane" - biểu tượng của Kawagoe. Mặt trời đang dần hạ xuống, cũng là lúc mình nên đi ngắm tháp chuông... Chụp ảnh tháp chuông vào lúc chạng vạng là đẹp nhất. Bia tươi COEDO Tháp chuông “Toki no Kane" được xây dựng từ đầu thời đại Edo. Tiếng chuông biểu tượng của thị trấn Kawagoe vang lên mỗi ngày 4 lần (6h, 12h, 15h, 18h), như một phần thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương từ xưa đến nay. Vừa ngắm hoàng hôn, vừa nghe tiếng chuông của Edo, vừa nhâm nhi ngụm bia tươi COEDO mát lạnh (giá chỉ 380 yên), cảm giác của mình lúc này rất là tuyệt vời. Link:Toki no Kane (Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Địa chỉ: 15-7 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Ở gần tháp chuông, mình đã gặp được các bạn Việt Nam đến từ tỉnh Chiba. Được gặp đồng hương, trò chuyện với các bạn ấy rất là vui! Một ngày dạo phố thật là vuiiii! Hôm nay mình được thoát khỏi cuộc sống bộn bề của đô thị, khoác lên mình chiếc áo yukata, dạo quanh phố cổ, trải nghiệm nặn kẹo thuỷ tinh... lạc về thời đại Edo của 400 năm trước ở Kawagoe. Một trải nghiệm vô cùng đặc biệt trong cuộc đời mình. “Thời gian của tôi ở Nhật rất ngắn. Tôi muốn ngắm một phổ cổ ở gần Tokyo. Tôi muốn đi du lịch một cách chậm rãi. Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn những nơi thật “chất” ở Nhật Bản. Thì đây, Kawagoe là nơi đáp ứng đủ yêu cầu của bạn đó. Hãy đến và trải nghiệm nhé!" Bài viết này được sự hỗ trợ của Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) Link : Trang cập nhật chi tiết thông tin du lịch Nhật Bản của JNTO https://www.camnhannhatban.vn/ Cách đi bằng tàu điện: - Đường sắt Tobu Tojo: Ikebukuro → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 30 phút) - Đường sắt JR Saikyo: Shinjuku → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) - Đường sắt Seibu Shinjuku: Seibu Shinjuku → Honkawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) Reporter: Ngô Thuý Hải Sinh ra ở TP.HCM, sang Nhật được 14 năm. Hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Kanagawa, công tác tại trường Nhật Ngữ & vận hành tạp chí giới thiệu thông tin Nhật Bản. Trình độ tiếng Nhật JLPT N1. Đạt giải Nhất cuộc thi “Yukata Beauty Contest in Kawasaki city”. Bài viết do Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản ( JNTO ) cùng KOKORO đồng hành thực hiện. Trong khi còn ở Nhật, có lẽ hầu hết mọi người sẽ muốn đi chơi thật nhiều nơi. Nếu bạn muốn cảm nhận lịch sử Nhật Bản một cách chân thực nhất, và thắc mắc liệu có nơi nào có thể đi về trong ngày nếu khởi hành từ Tokyo. Thì đây, mình sẽ giới thiệu cho bạn một địa điểm: “Tiểu Edo - Kawagoe”, một nơi chắc chắn sẽ khiến bạn rất tò mò. Kawagoe (tỉnh Saitama) là thị trấn vốn rất phát triển vào thời đại Edo. Hiện nay, nơi này vẫn còn vài ngôi nhà ngói cổ bằng gốm. Thế nên, Kawagoe còn được ví như là “Tiểu Edo” – một trong những địa điểm được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Hôm nay, mình sẽ vào vai một cô gái Nhật, khoác lên mình chiếc áo Yukata (trang phục Kimono mỏng mặc vào mùa hè) để cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp cổ kính của thị trấn này. Nội dung của bài viết gồm có: • Cảnh quan phố cổ (bản đồ ❶) • Thuê Yukata • Kawagoe - Hội An của Nhật Bản • “Rửa tiền” ở Đền Kumano (bản đồ ❷) • Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh • Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa (bản đồ ❸) • Đền Hikawa - Kawagoe (Chuông gió se duyên) • Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian • Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho (bản đồ ❹) • Tháp chuông “Toki no Kane” - biểu tượng ở Kawagoe (bản đồ ❺) Cảnh quan phố cổ Cảnh quan phố cổ Vào thời đại Edo ( 1603 – 1868 ), rất nhiều thương nhân đã xây dựng nhà kho chứa hàng hóa (kura) tại thị trấn Kawagoe. Cho đến ngày nay, còn rất nhiều công trình kiến trúc cổ có từ thời Edo vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Để cảm nhận rõ cảnh quan của một “Edo thu nhỏ”, bạn không thể bỏ qua phố mua sắm Ichibangai - Shotengai (biệt danh: Kura-zukuri no Machinami), tháp chuông Toki no Kane (biểu tượng của Kawagoe) và những địa điểm nổi bật xung quanh khác. Link: Bản đồ dạo phố Tiểu Edo - Kawagoe (từ Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Thuê Yukata Cửa hàng cho thuê trang phục Kimono Yukata – một trong những trang phục truyền thống đơn giản nhất của Nhật Bản mà cô gái Việt nào cũng muốn trải nghiệm thử một lần trong đời. Có rất nhiều cửa hàng cho thuê Kimono ở ngay trung tâm Kawagoe, các nàng sẽ rất dễ dàng tìm cho mình cửa hàng thích hợp. Thế nhưng sẽ rất khó khăn để tìm ra cho mình một bộ ưng ý, bởi có rất nhiều mẫu đẹp được trưng bày và các cô gái sẽ phải phân vân rất lâu để lựa chọn. Giá thuê rất hợp lý, trung bình dưới 3000 yên cho một bộ, bao gồm cả dịch vụ làm tóc và giữ đồ. Các cô gái chỉ cần đến tay không, sau đó tìm cho mình một bộ Yukata xinh xắn dạo phố. * Giá tiền nêu trong bài viết này đã bao gồm thuế. * Tỉ giá: 100 yên = 21,925 VND (theo tỉ giá ngày 24/8/2020) Kawagoe – Hội An của Nhật Bản Nếu hỏi “Kawagoe là thị trấn như thế nào?” Mình sẽ trả lời đó là “Hội An của Nhật Bản”. Những ngôi nhà hai tầng có mái ngói được làm bằng gốm như phố cổ Hội An, khiến những người con xa quê có cảm giác vô cùng thân thuộc khi đặt chân đến đây. À, hình như Hội An ngày xưa cũng được những thương nhân người Nhật xây dựng nên, vì thế mà phong cách kiến trúc trông cũng giống nhau chăng? “Rửa tiền” ở Đền Kumano Bạn rất dễ dàng tìm thấy Đền Kumano khi đi bộ từ ga vào trung tâm thị trấn. Địa chỉ: 17-1 Renjakucho, Kawagoe, Saitama Đền Kumano – Kawagoe Nếu ghé thăm Đền Kumano, có một việc bạn chắc chắn không được quên, đó là… “rửa tiền”. Trong một số trường hợp tiền bị ướt như ngấm nước mưa chẳng hạn, có lẽ chẳng ai muốn tiền của mình bị ướt phải không nào? Nhưng có một điều kỳ lạ là nếu “rửa tiền” ở ngôi đền này, nghe nói vận may sẽ phất lên đó. Vậy bạn có muốn thử không? Lời ước sẽ mau thành hiện thực nếu bạn sử dụng tiền sau khi rửa một cách ý nghĩa. Trải nghiệm “nặn kẹo” thủy tinh Sau khi viếng đền cầu an xong, tinh thần thoải mái hơn hẳn! Mình tiếp tục dạo phố thôi. Aoi Tori – Con Chim Xanh? Ủa? Trải nghiệm làm thủy tinh? “Xin mời, bạn có thể trải nghiệm “nặn kẹo" thủy tinh ngay từ bây giờ.” Có vẻ thú vị nhỉ? Mình vào thử xem như thế nào... Mình đã chọn dịch vụ nặn kẹo thủy tinh với giá 1,650 yên. Đeo kính và tạp dề bảo hộ xong, mình bắt tay vào thực hành cùng với chuyên gia. Đầu tiên mình làm nóng thủy tinh bằng cách hơ trên đèn cho đến khi đầu thanh thủy tinh chảy ra như “viên kẹo” dẻo. Tiếp theo, mình quấn “viên kẹo” này lên thanh sắt và quay tròn đều tay, sau đó đính lần lượt thêm 3 thanh thủy tinh (khác màu) đã được làm chảy lên trên “viên kẹo”, tạo hoa văn theo ý thích. Cuối cùng, để nguội “viên kẹo” trong vòng 1 tiếng. Tác phẩm thủy tinh đầu tay, mình đã dùng làm trâm cài tóc. Link: Aoi Tori Địa chỉ: 5−4 -2F, Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Khám phá cửa hàng gốm sứ cổ kính Touho Yamawa Sau khi nặn xong viên kẹo thuỷ tinh, cảm giác thật là phấn khích. Mình tiếp tục dạo phố thôi… “Touho Yamawa”? Hình như mình đã thấy ở đâu rồi thì phải… Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa Cửa hàng gốm sứ Touho Yamawa được xây dựng từ năm 1893, là công trình kiến trúc kura lớn nhất Nhật Bản, đã từng xuất hiện trong phim cổ trang của đài truyền hình. Năm 2007, cửa hàng vinh hạnh đón tiếp Thượng Hoàng - Thượng Hoàng Hậu và vợ chồng Quốc Vương Thụy Điển nhân dịp 2 vị này đến thăm Nhật Bản. Ngoài việc sắm cho mình những món đồ gốm xinh xắn, dịch vụ cafe và làm gốm ở đây cũng rất được nhiều khách du lịch yêu thích. Lần này, mình quyết định dừng chân một chút để tận hưởng nét cổ xưa bên trong cửa hàng. Kem Anmitsu (700 yên) Mình đã gọi món kem Anmitsu, nó gần giống như chè thập cẩm của Việt Nam với đủ các loại nguyên liệu như: quả mơ, kiwi, rau câu, kem vanila, đậu đỏ, tất cả được bày trí trông rất bắt mắt. Đặc biệt, khi rưới siro đường đen lên trên càng làm tăng thêm hương vị ngọt ngào của món ăn này. Vị chua ngọt của mơ và kiwi hòa quyện với vị ngọt của kem và đậu đỏ, khi ăn cùng rau câu mát lạnh làm nên cảm giác cực kỳ ngon miệng. Đây là món kem Anmitsu ngon nhất mà mình đã từng ăn. Ngon thật sự luôn! Link: Touho-Yamawa Địa chỉ: 7-1 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama À, mách nhỏ cho fan của café Starbucks. Nằm cách Touho-Yamawa chỉ có 120m về hướng Đông, café Starbucks Kawagoe có thiết kế bên ngoài quán vô cùng thanh lịch, trông giống như một ngôi nhà cổ, nếu không nhìn kỹ, rất khó nhận ra đây là Starbucks. Thế nhưng, quán này thuộc top 20 cửa hàng đẹp nhất thế giới của Starbucks Coffee. Thiết kế bên ngoài lẫn bên trong quán đều mang âm hưởng thời đại Edo của Nhật Bản. Fan của Starbucks sẽ không bỏ qua nhỉ? https://stories.starbucks.com/stories/2019/20-starbucks-stores-to-visit-in-2020/ Starbucks Coffee trên phố Kanetsuki (15-18 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama) Đền Hikawa - Kawagoe ( Chuông gió se duyên ) Đền Hikawa – Kawagoe là một trong những đền se duyên nổi tiếng nhất ở vùng Kanto. Nơi này cũng là địa điểm chụp hình nổi tiếng, thu hút rất nhiều cô gái cũng như các cặp đôi đang yêu. Chuông gió ở đền Hikawa - Kawagoe Sự kiện “Chuông Gió Se Duyên” được tổ chức ở ngôi đền này từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 hằng năm, nó đã trở thành truyền thống đặc trưng cho mùa hè của Kawagoe. Có hơn 2,000 chiếc chuông đầy màu sắc lung linh đung đưa trong gió được trưng bày trong khuôn viên ngôi đền. Theo truyền thuyết, nếu bạn viết lời nguyện cầu lên tấm thiếp, chuông gió sẽ mang điều ước của bạn đến tai các vị thần. Thả mình vào lối nhỏ được phủ ngợp cả một bầu trời màu sắc của chuông gió, hoặc ngắm nhìn con sông lung linh trong ánh đèn vào ban đêm ở đền Hikawa, đó là một trong những nét quyến rũ nhất của Kawagoe vào mỗi mùa hè. Nhưng năm nay (2020), vì ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà một số sự kiện đã bị hoãn lại. Mong rằng năm tới những sự kiện vui nhộn này được tiếp tục hoạt động. “Ekibyo Chinsei”- Lời cầu nguyện “kiềm hãm đại dịch” được viết trên tấm thiếp treo chuông Link:Chuông gió se duyên (Đền Hikawa – Kawagoe) Địa chỉ: 2 Chome-11-3 Miyashitamachi, Kawagoe, Saitama Thưởng thức mì soba trong ngôi nhà cổ dân gian Đói bụng rồi… mình nên ăn gì ta? Đặc sản của Kawagoe thì chắc chắn là cơm Unagi rồi…, nhưng có món nào khoảng 1,000 yên vẫn no và ngon miệng không nhỉ??? À, đúng rồi! Người bạn sống gần đây có giới thiệu cho mình quán mì soba, nghe nói vừa rẻ lại vừa ngon. Mình phải thử mới được! Bên trong quán mì soba Hasumi. Quán mì soba thủ công “Hasumi” là ngôi nhà cổ dân gian nằm khiêm tốn ở bên ngoài trung tâm phố cổ. Mình đã chọn món mì soba khô dùng kèm với nước súp thịt vịt. Mì soba thịt vịt (990 yên) Quả đúng là mì soba thủ công, sợi mì có độ dai vừa phải mà lại thơm lừng mùi kiều mạch. Sợi mì thơm, hòa quyện với hương vị đậm đà của nước súp, ngon ơi là ngon! Mì soba vừa thơm ngon, lại chứa dinh dưỡng giúp làn da săn chắc nữa. Ăn xong mình có cảm giác đẹp ra thêm, đúng là một mũi tên trúng 2 con chim! Link:Mì soba thủ công Hasumi - Kawagoe Địa chỉ: 2 Chome-15-10 Kosenbamachi, Kawagoe, Saitama Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho Sau khi ăn trưa xong, mình lại thèm cái gì đó ngọt ngọt. À, mình chợt nhớ ra rồi, phố bánh kẹo “Kashiya-Yokocho" cũng ở gần đây. Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho, Kawagoe Phố bánh kẹo Kashiya - Yokocho có từ lâu đời, chứng kiến sự trưởng thành của rất nhiều trẻ em địa phương. Đây cũng là nơi bạn có thể dễ dàng tìm cho mình những món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ. Khi đến đây, mình đã phát hiện có cả cửa hàng nặn kẹo tò he hình con thú rất xinh, khiến ký ức tuổi thơ bỗng nhiên ùa về. Đố các bạn, trên tay mình đang cầm 1 loại bánh “...” nhất Nhật Bản, đó là bánh gì? Bạn nghĩ ra chưa? Một ổ bánh 500 yên Câu trả lời là... bánh “Fugashi dàiiiii nhất Nhật Bản" Bạn xem nè, dàiiii không? Bánh “Fugachi” bên trong màu trắng rất xốp, vỏ bên ngoài được phủ lớp đường đen. Khi cắn, bánh giòn, tan nhanh trong miệng, vị ngọt vừa phải, thơm mùi lúa mạch tựa như bánh tai quạt của Sài Gòn. Tháp chuông “Toki no Kane" - biểu tượng của Kawagoe. Mặt trời đang dần hạ xuống, cũng là lúc mình nên đi ngắm tháp chuông... Chụp ảnh tháp chuông vào lúc chạng vạng là đẹp nhất. Bia tươi COEDO Tháp chuông “Toki no Kane" được xây dựng từ đầu thời đại Edo. Tiếng chuông biểu tượng của thị trấn Kawagoe vang lên mỗi ngày 4 lần (6h, 12h, 15h, 18h), như một phần thiết yếu trong đời sống sinh hoạt của người dân địa phương từ xưa đến nay. Vừa ngắm hoàng hôn, vừa nghe tiếng chuông của Edo, vừa nhâm nhi ngụm bia tươi COEDO mát lạnh (giá chỉ 380 yên), cảm giác của mình lúc này rất là tuyệt vời. Link:Toki no Kane (Hiệp Hội Du Lịch Koedo - Kawagoe) Địa chỉ: 15-7 Saiwaicho, Kawagoe, Saitama Ở gần tháp chuông, mình đã gặp được các bạn Việt Nam đến từ tỉnh Chiba. Được gặp đồng hương, trò chuyện với các bạn ấy rất là vui! Một ngày dạo phố thật là vuiiii! Hôm nay mình được thoát khỏi cuộc sống bộn bề của đô thị, khoác lên mình chiếc áo yukata, dạo quanh phố cổ, trải nghiệm nặn kẹo thuỷ tinh... lạc về thời đại Edo của 400 năm trước ở Kawagoe. Một trải nghiệm vô cùng đặc biệt trong cuộc đời mình. “Thời gian của tôi ở Nhật rất ngắn. Tôi muốn ngắm một phổ cổ ở gần Tokyo. Tôi muốn đi du lịch một cách chậm rãi. Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn những nơi thật “chất” ở Nhật Bản. Thì đây, Kawagoe là nơi đáp ứng đủ yêu cầu của bạn đó. Hãy đến và trải nghiệm nhé!" Bài viết này được sự hỗ trợ của Cơ Quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) Link:Trang cập nhật chi tiết thông tin du lịch Nhật Bản của JNTO https://www.camnhannhatban.vn/ Cách đi bằng tàu điện: ・Đường sắt Tobu Tojo: Ikebukuro → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 30 phút) ・Đường sắt JR Saikyo: Shinjuku → Kawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) ・Đường sắt Seibu Shinjuku: Seibu Shinjuku → Honkawagoe (đi bằng tàu cao tốc khoảng 55 phút) Reporter: Ngô Thuý Hải Sinh ra ở TP.HCM, sang Nhật được 14 năm. Hiện nay đang sinh sống tại tỉnh Kanagawa, công tác tại trường Nhật Ngữ & vận hành tạp chí giới thiệu thông tin Nhật Bản. Trình độ tiếng Nhật JLPT N1. Đạt giải Nhất cuộc thi “Yukata Beauty Contest in Kawasaki city”.
-
Chuyến du lịch tham quan thành Wakayama và trải nghiệm khu vui chơi miễn phí
Bài viết do Cơ quan Xúc Tiến Du Lịch Nhật Bản (JNTO) cùng KOKORO thực hiện Chỉ mất khoảng 90 phút với chuyến tàu nhanh của JR từ ga Osaka là bạn sẽ đặt chân tới Wakayama. Đây là chuyến du lịch đi về trong ngày từ Osaka với những trải nghiệm tuyệt vời như tản bộ trong ngôi thành và khu vườn kiểu Nhật tuyệt đẹp, xem đầu bếp chuyên nghiệp mổ cá ngừ và ngắm nhìn những góc phố châu u, thỏa sức vui chơi các trò chơi và ăn BBQ trong công viên giải trí. 〈Nội dung〉 Đi tàu nhanh (kaisoku) của JR tới Wakayama Tới tháp Tenshukaku trong thành Wakayama Thành Wakayama (Cầu Ohashiroka và khu vườn kiểu Nhật) Chợ Kuroshio và cơm hải sản tươi sống Buổi trình diễn mổ cá ngừ Porto Europa (khu vực miễn phí) Porto Europa (khu vui chơi) Quán nhậu “Ginpei” Đi tàu nhanh (kaisoku) của JR tới Wakayama Ga JR Osaka → ga Wakayama (nguồn Google map) Tỉnh Wakayama nằm bên cạnh tỉnh Osaka. Bạn có thể đi tới Wakayama từ ga JR Osaka bằng tàu “Kishuro kaisoku” (紀州路快速) mà không cần đổi tàu (mất khoảng 90 phút). “Kishu” (紀州) là tên cũ của Wakayama. Bạn cũng có thể sử dụng tàu cao tốc (tokkyu) nhưng thời gian đi cũng không chênh lệch quá nhiều. Nếu đi bằng tàu nhanh (kaisoku) thì vé một chiều chỉ mất 1,270 yên (khoảng 263,600 đồng). ※ 100 yên = 20,755 VNĐ (tỉ giá ngày 22/8/2021) Tàu Kishuro kaisoku Tàu “Kishuro kaisoku” (紀州路快速) này nối liền với tàu “Kankuu kaisoku” cho tới ga Hineno (日根野). Tàu mà mình lên có 8 toa thì 4 toa sau (toa 5~8) là toa của Kishuro kaisoku (đi Wakayama) còn 4 toa trước là toa của Kankuu kaisoku (đi sân bay quốc tế Kansai). Đến ga Hineno (日根野), 4 toa trước và 4 toa sau sẽ tách nhau ra để đi theo hướng riêng. Mình đã tới ga Wakayama. Bến xe buýt “Wakayama bus” ở ngay phía trước ga. Xe buýt đi thành Wakayama nằm ở bến số ②~④ với các số 0, 24, 25, 30, 52, 121, 122, 172, 272 v.v. và xuống ở bến “Wakayamajomae” (和歌山城前). Chỉ với 5 phút đi xe và 230 yên tiền vé là bạn sẽ tới bến cần xuống. Tới tháp Tenshukaku trong thành Wakayama Thành Wakayama nằm trong công viên thành Wakayama. Ngay cạnh bến xe buýt, bạn sẽ nhìn thấy cầu “Ichi no hashi” (一の橋). Qua chiếc cầu này, trước mặt bạn là cổng “Ootemon” (大手門), bước qua cổng là bạn đã vào tới công viên nhé. Sau khi xem bản đồ bên trong công viên, mình đã chọn điểm đến đầu tiên là “Honmarugotenato” (本丸御殿跡). Trong công viên có rất nhiều bậc thang bằng đá nên bạn hãy chọn cho mình một đôi giày hoặc dép sandal dễ đi nhé. Sau khi leo hết cầu thang đá trong ảnh, bạn sẽ tới “Honmarugotenato”. Trên biển chỉ dẫn có giới thiệu nơi này là “Điểm chụp ảnh tháp Tenshukaku” (天守閣の撮影ポイント). Leo hết cầu thang đá, mình đã nhìn thấy tháp Tenshukaku tuyệt đẹp! Đây quả đúng là “điểm chụp ảnh”. Ngôi thành được bao quanh bởi cây xanh hiện ra thật đẹp phải không nào! Có người đứng ở ban công của tháp Tenshukaku vẫy tay về phía mình nên mình cũng đã vẫy lại. Đi bộ thêm một chút hướng về phía tháp Tenshukaku, mình đã thấy một chiếc cổng, sau khi trả 410 yên (khoảng 85,000 đồng), mình bước vào bên trong. Ngay khi bước vào, mình đã được chào đón bằng một “trái tim” được xếp bằng đá trên mặt đất. Đây là tòa có tên là “Inui Yagura” (乾櫓). Đây là tháp nhỏ và tháp lớn. Hai ngôi tháp này và tòa Inui Yagura cùng các tòa xung quanh khác có hành lang thông nhau nên bạn có thể đi một vòng ở bên trong nhé. Đây là cảnh được nhìn cửa sổ bên trong tháp Tenshukaku. Nó khiến mình nhớ về những khung cửa sổ ngày xưa. Việt Nam mình cũng sử dụng những khung cửa sổ có chấn song như thế này nhỉ. Từ tầng 3 của tháp lớn, bạn có thể nhìn thấy biển và đảo Awaji nhé. Khoảnh khắc được ngắm cảnh biển, cây cối, thành phố cùng những làn gió nhẹ thật là tuyệt vời! Từ phía này thì bạn có thể ngắm được cảnh núi. Bạn có nhìn thấy một khu đất thon dài nằm giữa những tán cây xanh không? Đó chính là Honmarugotenato mà mình ghé qua lúc nãy đấy. Bên trong tháp Tenshukaku cũng có cả khu trưng bày áo giáp, đao kiếm v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của thành Wakayama (tiếng Nhật, tiếng Anh) Tháp Tenshukaku trong thành Wakayama Địa chỉ 3 Ichiban-cho, Wakayama-shi Điện thoại 073-422-8979 Thời gian mở cửa 9:00~17:30 (đón khách đến 17:00) Ngày nghỉ Ngày 29 ~ 31 tháng 12 Vé vào cửa Người lớn 410 yên, học sinh tiểu học - trung học cơ sở 200 yên Thành Wakayama (Cầu Ohashiroka và khu vườn kiểu Nhật) Bản đồ hướng dẫn của thành Wakayama (nguồn: trang chủ của thành) Sau khi có những trải nghiệm tuyệt vời ở trong thành, mình cùng đi tham quan những địa điểm khác nữa nhé. Mình xin giới thiệu những địa điểm được đánh dấu màu đỏ trong bản đồ hướng dẫn. ❶Cầu “Ichi no hashi” ❷Honmarugotenato ❸Nơi có rễ cây giống hình người ❹Cầu “Ohashiroka” ➎Vườn “Nishi no maru” ❻Cổng “Oimawashimon” Mình quay lại khu có Honmarugotenato rồi đi tiếp xuống phía dưới bằng những bậc thang đá, sau khi đi hết quãng đường đó, mình nhìn thấy một thứ kì lạ. Đó là một phần rễ cây nhìn giống như là một người nhỏ đang leo cầu thang. Nghe nói là trên tivi cũng đã giới thiệu về rễ cây này đấy. Đi hết các bậc thang đá đó rồi rẽ trái, ngay gần đó có một cây cầu có mái che tên là “Ohashiroka” (お橋廊下). Đây là cây cầu được tạo ra để lãnh chúa và những người thân cận đi lại giữa hai khu “Nishi no maru” (西の丸) và “Ni no maru” (二の丸) vì chúng bị chia cắt bởi một con hào. Nó là một cây cầu rất đẹp. Bạn có thể vào bên trong cây cầu này mà không cần trả tiền (9:00~17:00). Cầu hơi dốc một chút nên khó đi, bạn hãy thử trải nghiệm nhé! Qua những khung cửa sổ ở hai bên, bạn có thể nhìn thấy khu vườn bên ngoài đấy. Đây là khu vườn kiểu Nhật mang tên “Nishi no maru teien” (西の丸庭園) ở gần cầu Ohashiroka (vào miễn phí 9:00~17:00). Tên thường gọi của khu vườn này là “Momijidani teien” (紅葉渓庭園), ở đây có rất nhiều cây lá đỏ (momiji) nên vào mùa thu, khu vườn trở thành địa điểm ngắm lá đỏ nổi tiếng. Cuối cùng, mình đã đi ra từ cánh cổng “Oimawashimon” (追廻門). Sau khi ra cổng rồi rẽ trái, đi khoảng 2 phút là bạn sẽ nhìn thấy bến xe “Kenchomae” (県庁前). Điểm đến tiếp theo của mình là “Wakayama Marina City”, 30 phút mới có 1 chuyến xe buýt tới đó nên bạn hãy tra trước giờ xe chạy nhé! Không gặp được Ninja Ở công viên thành Wakayama có một dịch vụ của thành phố Wakayama, đó là ở công viên sẽ có các anh “Omotenashi Ninja” – được hiểu là “Ninja thân thiện”. Các anh ấy sẽ chụp ảnh cùng khách tham quan, hướng dẫn đường đi v.v. nhưng hôm mình đi thì thật tiếc là không gặp được. Mình nghe nói vào thứ bảy, chủ nhật từ 10:00~16:00, phía trước khu vườn “Ni no maru teien” sẽ có buổi trình diễn tuyệt kĩ của Ninja như “ném phi tiêu” hay “thuật ẩn thân” v.v. Chợ Kuroshio và cơm hải sản tươi sống Đường đi từ thành Wakayama đến Marina City (nguồn Google map) “Wakayama Marina city” là một đảo nhân tạo, nơi đây có các khu resort kiểu căn hộ, khách sạn và 2 nơi mình sẽ giới thiệu là “Porto Europa” (ポルトヨーロッパ) và “chợ Kuroshio” (黒潮市場). Từ bến “Kenchomae” hoặc bến “Wakayamajomae”, bạn sẽ đi khoảng 35 phút (520 yên) rồi xuống ở điểm buýt “Marina city” (マリーナシティ) nhé. Ngay khi xuống xe buýt, mình đã ngửi thấy mùi của biển. Đây là cửa vào khu chợ Kuroshio. Chợ Kuroshio có 2 tầng. Ngoài những quầy hàng bán hải sản và đặc sản của vùng, chợ còn có quầy phục vụ đồ ăn (khu ăn uống ở tầng 1, khu nhà hàng ở tầng 2) và quầy phục vụ nướng BBQ đấy. Bản đồ bên trong chợ (nguồn: trang chủ của chợ Kuroshio) Mình sẽ giới thiệu những khu chính trong chợ thông qua bản đồ phía trên nhé. ① Khu trình diễn mổ cá ngừ ⑦ Khu bày bán đặc sản của Wakayama như bánh kẹo, mơ khô v.v. ⑨ Khu ăn uống ngoài trời (tự do lựa chọn bàn ăn rồi ăn những món đã mua ở phía trong chợ) ⑩ Khu nướng BBQ Ở khu phục vụ đồ ăn, mình đã chọn quầy bán cơm hải sản tươi sống (kaisendon 海鮮丼) nhưng ở đây có tới hơn 30 loại cơm để mình có thể lựa chọn nên mình đã rất phân vân xem nên chọn loại cơm nào. Mình đã chọn cơm này nhé (1,980 yên = khoảng 410,000 đồng). Phía trên của cơm có 5 loại sashimi (hải sản tươi sống), đó là cá hồng, cá hồi, cá cam, sò điệp, tôm đỏ. Thêm vào đó mình đã gọi thêm tôm sakura (380 yên). Mình đã mua cả “nước quýt Arida” (400 yên). Thành phố Arida của tỉnh Wakayama được biết đến là một nơi thu hoạch được rất nhiều quýt. Nước quýt có vị ngọt tự nhiên và rất chất lượng, rất ngon. Lấy được bàn gần biển ở khu ăn uống ngoài trời, mình đã được thong thả thưởng thức hương vị biển. Sau khi đã ăn no, mình đi đến khu bán đặc sản. Ở đây có bày bán bánh kẹo, mơ khô, rượu v.v. Phía bên cạnh khu ăn uống ngoài trời có “khu nướng BBQ”. Khu này có 228 bàn nướng có mái hiên ngoài trời và có thể nhìn thấy biển, du khách sẽ chọn nguyên liệu mình thích ở phía trong chợ rồi tự nướng ở đây. Thế nhưng vào ngày mình ghé thăm thì do ảnh hưởng của Covid-19, khu BBQ dừng nhận khách từ 17:00 nên mình đã không thể vào ăn vì mình mải chơi ở khu vực khác. Ảnh phía trên là ảnh bạn mình đã chụp khi đi ăn trước mình một thời gian. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của chợ Kuroshio / lịch mở cửa (tiếng Nhật, tiếng Việt) Chợ Kuroshio Địa chỉ 1527 Kemi, Wakayama-shi Điện thoại 073-448-0008 Thời gian mở cửa 10:00~21:00 (thay đổi theo ngày) Ngày nghỉ Không cố định Vé vào cửa Miễn phí Buổi trình diễn mổ cá ngừ Ở tầng 1 của chợ Kuroshio, bạn sẽ nhìn thấy khu “trình diễn mổ cá ngừ”. Thông thường thì buổi trình diễn mổ cá ngừ sẽ diễn ra 3 lần 1 ngày, nhưng khi mình tới (tháng 8/2021) thì do ảnh hưởng của Covid-19, buổi trình diễn chỉ diễn ra 1 lần trong ngày, bắt đầu từ 12:30. Người đầu bếp vừa giải thích về cá ngừ vừa bắt đầu quá trình mổ cá. Với một cây dao lớn và sự khéo léo của mình, người đầu bếp đã xẻ cả con cá ngừ thành 4 phần chỉ trong khoảng 10 phút. Mình đã bị cuốn hút bởi cách sử dụng dao điệu nghệ này đấy. Một phần cá ngừ đã được xẻ ra và trông thật ngon mắt như thế này này. Mình đã thử món sushi cá ngừ được làm từ chính thịt cá ngừ vừa được xẻ ra. Trông thật là ngon nên mình đã mua 3 miếng với giá 500 yên (khoảng 103,800 đồng), sau đó mình ăn cùng nước tương shoyu và wasabi, thật là ngon! Porto Europa (khu vực miễn phí) Từ tầng 2 của chợ Kuroshio, bạn có thể nhìn thấy “Porto Europa” như trong ảnh nhé. Sau khi ra khỏi chợ, mình đã di chuyển đến Porto Europa. Trước đây nơi này cần có vé vào cửa nhưng từ năm 2016 thì mọi người đã được vào miễn phí. Nếu không chơi các trò chơi bên trong thì không mất thêm tiền gì cả nhé. Phía bên trái của lối vào là quầy bán vé chơi trò chơi. Ở đây có nhiều loại vé, trong đó thì set vé “Enjoy plan” với giá 5000 yên bao gồm “Standard pass” 3800 yên (khoảng 788,700 đồng) – vé chơi được tất cả các trò chơi và thẻ mua đồ nướng “Standard pass” trị giá 2500 yên. Khi mua Standard pass, bạn sẽ nhận được chiếc vòng đeo tay như thế này, sau khi đeo vào nếu không xé đứt ra thì không thể cởi khỏi cổ tay. Trước hết, chúng ta hãy cùng đi một vòng quanh các khu miễn phí nào. Nơi đây trở thành một thành phố nhỏ với những công viên, tòa nhà kiểu châu u, đi tới đâu cũng muốn chụp ảnh. Dạo chơi trong khu này, mình thấy mình như đang đi du lịch châu u vậy. Được vui chơi miễn phí ở đây thật là thích! Mình có biệt danh là “vịt”. Không ngờ là mình được chụp ảnh cùng các bạn của mình ở đây, mình rất vui! Bên trong khu vực này còn có sông Sosui. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của Porto Europa (tiếng Nhật, tiếng Anh) Porto Europa Địa chỉ 1527 Kemi, Wakayama-shi Điện thoại 0570-064-358 営業時間 10:00~20:30 (thay đổi theo ngày) Vé vào cửa Miễn phí Porto Europa (khu vui chơi) Sau khi ngắm các dãy nhà châu u, mình đến với khu vui chơi. Với Standard pass, mình có thể chơi tất cả 21 trò chơi như tàu lượn siêu tốc v.v. Nếu mua riêng từng trò thì vé mỗi trò từ 300~700 yên. Ngồi trên đu quay (500 yên), bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh xung quanh mình. Mình thích nhất là đu quay thú nhún. Khi xem phim mình đã rất muốn chơi thử và đây là lần đầu tiên mình được ngồi lên thú nhún. Trong khu vui chơi cũng có những trò thử sức với mê cung như “Thoát ra! Mê cung của Ma vương”. Nếu thu thập được 5 con dấu chính nghĩa thì sẽ chiến thắng Ma vương nhưng mình đã chơi hơn 30 phút mà vẫn không thể tìm thấy con dấu thứ 5 nên mình đã bị thua. Sau khi chơi rất nhiều trò, mình đã tới cửa hàng bán đồ lưu niệm để mua “Mikan chan” (tên do mình đặt, 990 yên). Cảnh hoàng hôn nhìn từ bến xe buýt Khi về thì ga JR Kainan gần hơn nên mình đã đi xe buýt “Kainanekimae” để tới ga này. Nếu đi tới ga Wakayama phải mất tới 40~50 phút nhưng đi tới ga Kainan thì chỉ mất 18 phút thôi. Quán nhậu “Ginpei” Trước khi lên tàu ở ga Kainan, mình đã ăn tối ở quán “Ginpei” cách ga khoảng 180 mét. Đây là quán đã tách ra mở độc lập từ một chuỗi quán nổi tiếng cùng tên. Mình đã gọi những món nổi bật như gà chiên kiểu karaage (330 yên), trứng cuộn dashimaki (440 yên), tempura (990 yên) v.v. Cuối cùng mình ăn cơm chan trà (ochazuke) và thanh toán hóa đơn 2 người hết 7500 yên. So với Osaka thì mức giá này thật là rẻ! Khi mình ra khỏi quán, bà nhân viên của quán đã cảm ơn mình bằng câu “Ookini” (lời cảm ơn theo tiếng Kansai). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quán Ginpei Kainanekimae (Tabelog) Ginpei (Quán trước ga Kainan) Địa chỉ 532-2 Nataka, Kainan-shi Điện thoại 073-483-4615 営業時間 11:00~13:30、17:00~21:30 Nghỉ định kì Chủ nhật Sau đó, mình đã lên tàu từ ga Kainan, đi cả tàu thường cả tàu nhanh để về Osaka. Mình đã có một ngày đi chơi với lịch trình dày đặc để tham quan thành Wakayama, khu vườn Nhật, chợ Kuroshio (cơm hản sản tươi sống và buổi trình diễn mổ cá ngừ), dãy phố châu u, trải nghiệm các trò chơi v.v. Năm sau mình cũng muốn đi Wakayama! ※ Bài viết này được thực hiện với sự hợp tác của JNTO. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các thông tin chi tiết về du lịch Nhật Bản của JNTO (tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tỉnh Wakayama (JNTO HP) Người viết bài Bùi Khánh Linh Linh quê ở Hà Nội. Cô ấy sang Nhật từ tháng 9 năm 2019, tới giờ đã được gần 2 năm. Hiện nay, Linh là nghiên cứu sinh cao học năm thứ 2 của Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa – Đại học Osaka. Trước khi về nước, cô ấy muốn đi du lịch thật nhiều nơi ở Nhật Bản.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17168 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15599 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13106 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài