Học tiếng Nhật

Phương ngữ Tohoku – Những điều chưa biết

01-TOP-3
21/10/2022

Ở Nhật Bản, mỗi vùng miền lại có phương ngữ (tiếng địa phương) mang sắc thái riêng. Phương ngữ của khu vực Tohoku (Đông Bắc) của Nhật Bản, được gọi là “Tiếng Tohoku”. Nhiều người Việt Nam khi mới đến học tập và làm việc tại khu vực này cho biết ban đầu mặc dù biết tiếng Nhật mà không thể hiểu được tiếng Nhật ở khu vực này. Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu một vài cách nói đại diện của phương ngữ Tohoku.

Khu vực Tohoku

Khu vực Tohoku của Nhật Bản bao gồm 6 tỉnh là Aomori, Akita, Iwate, Yamagate, Miyagi và Fukushima. Từng tỉnh lại có những phương ngữ riêng. Trong bài này chúng tôi giới thiệu một số cách nói được sử dụng khá rộng rãi trong khu vực Tohoku.

「んだ」 (nda)

Chúng tôi từ Tokyo chuyển đến sinh sống tại khu vực Tohoku và đây là mùa thu đầu tiên của chúng tôi tại đây. Nhận xét thời tiết vào mùa thu, tôi nói với người bạn.

Tôi: 東北の10月は東京よりもずっとすずしいね。
(So với Tokyo thì tháng 10 ở Tohoku lạnh hơn nhỉ.)

Bạn: んだ(そうだ)。
(Đúng rồi)

→→ 「んだ」 được dùng khi ta muốn thể hiện sự đồng ý với ý kiến của người đối diện.

Cách nói này tương đương với 「そうだ」 trong tiếng phổ thông, dùng khi nói chuyện với bạn bè thân thiết. Có thể vừa nói vừa gật đầu ra hiệu nhất trí. Khi nói thì ta không nhấn mạnh tới âm 「ん」 mà nhấn mạnh tới từ 「だ」.

→→ Trường hợp nếu nói 「んだな」 thì sẽ tương đương với 「そうだね」 trong tiếng phổ thông còn 「んだ」thì tương đương với「そうだ」.

〈Cơ bản〉 んだ = そうだ

・んだんず!=そうでしょ!
・んだはんで=だから
・んだばって=だけど

「〜だべ」 (~dabe)

Giáo viên tiểu học ra bài tập cho trò và trò thì tỏ ra khổ sở vì thấy lượng bài tập nhiều. Thấy vậy giáo viên nói.

Giáo viên: こじぇげだな しゅくだえ(こんな宿題)、じょさねぇんだべ(すぐにできるでしょ)?
(Nhìn thế chứ chỗ bài tập này, chỉ một lúc là xong thôi phải không?)

→→ 「だべ」 là một cách nói phổ biến nhất ở Tohoku nhưng được sử dụng rộng rãi từ khu vực Hokkaido đến khu vực Kanto. Nhiều trường hợp, cách nói này có nghĩa như 「~でしょう?」 「~だろう」, nghĩa là “đấy chứ”. Tuy nhiên tùy vùng mà hàm ý cũng có khác nhau đôi chút.

→→ 「じょさね」 là cách nói phổ biến ở vùng Tohoku, vốn là cách nói 「造作ない」 nghĩa là “không mất công lắm” bị nói chệch đi mà thành. Cách nói này có địa phương nói thành 「ぞさね」.

〈Cơ bản〉 ~だべ =〜でしょう

・だっぺ = Tỉnh Ibaraki
・だんべえ = Tỉnh Gunma, Saitama
・だんべ = Tỉnh Kanagawa

「おしょすい」 (oshosui)

Khi thấy con trai tự nhiên hát ầm ĩ trong siêu thị, bà mẹ nói.

Người mẹ: おしょすい! 静かにしなさい!
(Xấu hổ quá! Khẽ đi con!)

→→ 「おしょすい」là phương ngữ của tỉnh Miyagi, có nghĩa là「恥ずかしい」(xấu hổ). Trong trường hợp này, người mẹ muốn dạy con rằng “Nếu hát to trong siêu thị thì là điều xấu hổ đấy”.

→→ Cách nói「おしょすい」còn hàm nghĩa “cảm ơn” nữa, nên khi nói 「おしょしさんでござりす」 thì câu nói này có nghĩa là 「ありがとうございます」 (Xin cảm ơn).

「おだつ」 (odatsu)

Trẻ em trong gia đình đang chơi đùa với nhau, dần dần tiếng cười đùa, tranh cãi tăng cao, cha mẹ sẽ nhắc nhở.

Cha mẹ: おだつんでない!
(Không được ồn ào quá như vậy!)

→→ Trường hợp này, cha mẹ muốn nhắc nhở con cái 「騒ぐんじゃないよ!」, nghĩa là không được quá ồn ào. Cách nói này được sử dụng rộng rãi ở khu vực Hokkaido, tương đương với cách nói「ふざけないで」(đừng có vờ vịt) hoặc「調子に乗らないで」(đừng quá trớn).

「ごしゃぐ」 (goshagu)

Trong giờ học, có một số học sinh chơi đùa quá trớn, không làm sao nói được. Không chịu nổi nữa nên giáo viên nói.

Giáo viên: しずねど、ごしゃぐど(静かにしないと、おこるよ)!おだってばりいでて(ふざけてばかりいては)わがんね(だめだ)!
(Nếu không trật tự thì thầy sẽ bực mình đấy. Không được quá trớn như thế!)

Học sinh (sau khi về nhà, kể với cha mẹ): 今日は先生にしったげ ごしゃがれだ(すごく怒られた)。
(Hôm nay, thầy rất bực mình)

→→ 「ごしゃぐ」trong tiếng phổ thông là「おこる」(có nghĩa là cáu, giận). Đặc biệt phổ biến tại tỉnh Miyagi.

「めんこい」 (menkoi)

Tôi dẫn con gái 2 tuổi về thăm quê ở Tohoku.

Tôi: 大きくなったでしょ?先月2歳になったの。
(Ông/bà thấy cháu lớn không. Cháu được 2 tuổi tháng trước đấy ạ)

Ông bà: めんこいなぁ。
(Dễ thương quá)

→→ 「めんこい」trong tiếng phổ thông là「かわいい」, có nghĩa là “dễ thương”, “đáng yêu”.

→→ Cách nói này nếu ở tỉnh Iwate, Fukushima và Yamagata là 「めんこい」, còn ở tỉnh Akita sẽ biến thành 「めんけぇ」. Phía nam tỉnh Iwate thì cách nói này biến âm thành 「めごい」. Ở tỉnh Iwate còn có một đài truyền hình có tên là “Iwate Menkoi Terebi”.

「けやぐ」 (keyagu)

Sau khi về nhà, mẹ nói với tôi rằng.

Mẹ: けやぐから電話あたよ(友だちから電話があったよ)。
(Bạn con vừa gọi điện thoại đến đấy)

Tôi: めやぐだじゃ(ありがとう)。
(Dạ, con cảm ơn.)

→→ Trong phương ngữ Tsugaru ở tỉnh Aomori, 「けやぐ」 có nghĩa là 「友だち」 Khi đã thân thiết với ai thì ta có cách nói 「いっつが けやぐだね(もう友だちだね)!」 nghĩa là “Chúng ta đã là bạn của nhau rồi nhỉ”.

→→ Trong tiếng địa phương ở Aomori thì 「めやぐだ」 hoặc 「めやぐだじゃ」 còn có nghĩa là “Cảm ơn”.

「おどげでなえ」 (odokedenae)

Vào ngày nghỉ, trời có mưa nhỏ nhưng vì đã hứa nên vợ chồng chúng tôi định dẫn con đi vườn thú.

Tôi: 息子を連れて動物園に行ってくるね。
(Chúng con đưa cháu đi vườn thú đây ạ.)

Bố: 今日は雨降ってっがら(今日は雨が降っているので)、動物園さ行くんな(動物園に行くのは)おどげでなえんでねが(大変なんじゃないの)?
(Hôm nay trời mưa thế này mà đi vườn thú thì có vất vả không con?)

→→ Cách nói 「おどげでなえ」 này ở tỉnh Yamagata có nghĩa là “vất vả quá”. Trong khi đó ở tỉnh Miyagi thì cách nói này được dùng với ý “vượt quá sự tưởng tượng” hoặc “không phải như thế”.

「ほんずなす」 (honzunasu)

Khi con gái bị điểm kiểm tra kém và về nhà nói chuyện với bố.

Con: おどど、かにかに(お父さん、ごめんごめん)。
(Bố ơi, con xin lỗi, xin lỗi bố ạ)

Bố: なんぼ ほんずねぇな(本当にどうしようもないね)。
(Thật, bố không biết nói gì nữa)

→→ Cách nói 「ほんずなす」 hoặc 「ほんずなし」 là phương ngữ phổ biến ở tỉnh Aomori. Cách nói này tương đương với từ 「ばか」 ở khu vực Kanto hoặc từ 「あほ」 ở khu vực Kansai, với nghĩa là “đồ ngu”.

「ほんずなす」 vốn là cách nói 「本地無し」 (honji nashi) bị nói chệch đi, trong đó「本地」hàm nghĩa “bản tính” hoặc sự “tỉnh táo”. Ví dụ như trong câu 「酒を飲んで本地をなくす」 (Uống rượu xong mất hết sự tỉnh táo”.

「ございん」 (gozain)

Tôi có người bạn sống ở vùng Tohoku. Nhân tiện du lịch tới đây, tôi gọi điện cho bạn.

Tôi: 来週の週末、東北に旅行するので、あなたのところに寄ってもいいですか?
(Mình du lịch tới Tohoku, muốn ghé qua chỗ bạn được không?)

Bạn: ございん(どうぞおいでください)。
(Nhất định ghé nhé.)

→→ 「ございん」 là tiếng địa phương của tỉnh Miyagi, có nghĩa là 「来てください」 (hãy đến) 「お越しください」 (xin mời đến).

「いがす」 (igasu)

Khi đi mua hàng ở siêu thị, tôi hỏi nhân viên thu ngân rằng có thể trả tiền bằng thẻ đi tàu được không, và nhân viên thu ngân trả lời.

Tôi: このカード、使っていいべが(いいですか)?
(Có thể trả tiền bằng thẻ này được không ạ?)

Nhân viên: いがす(いいですよ)。レジ袋は要らねえべが(要りませんか)?
(Được. Thế quý khách có cần túi đựng hàng không?)

Tôi: いがす(いりません)。
(Không cần đâu ạ)

→→ 「いがす」 là cách nói phổ biến ở vùng Kesennuma, khu vực cực Bắc của tỉnh Miyagi, có nghĩa là “không cần” , đồng thời cũng có nghĩa là “cũng được”. Cùng một cách nói mà tùy theo ngữ cảnh, ý nghĩa khác hẳn nhau.

「たごまる」 (tagomaru)

Bạn tôi ngồi bệt trên sàn trong thời gian dài và khi đứng lên bạn nói.

Bạn: ズボンのすそぁたごまって(ズボンのすそが寄って)、えんずぇごどぁ(違和感があるなぁ)。
(Ống quần bị cộm lên thế này. Khó chịu ghê)

→→ Cách nói 「たごまる」 vốn là từ dùng trong nghư nghiệp, dùng để mô tả trạng thái các loại dây bị rối không gỡ ra được. Khi mặc quần áo mà ta cảm thấy vướng víu, không thoải mái thì người dân Tohoku dùng cách nói vậy

まとめ

Trong bài này chúng tôi đã giới thiệu 12 cách nói phương ngữ khá độc đáo của khu vực Tohoku.

「んだ」(nda)
「〜だべ」(~dabe)
「おしょすい」(oshosui)
「おだつ」(odatsu)
「ごしゃぐ」(goshagu)
「めんこい」(menkoi)
「けやぐ」(keyagu)
「おどげでなえ」(odogedenae)
「ほんずなす」(honzunasu)
「ございん」(gozain)
「いがす」(igasu)
「たごまる」(tagomaru)

Dù gọi là “Phương ngữ Tohoku” thì cũng tùy theo từng khu vực hoặc từng tỉnhmà có nhiều cách nói khác nhau. Khác với phương ngữ vùng Kansai, phương ngữ Tohoku nói chệch đi khá nhiều và khá khó hiểu. Chính vì vậy mà nhiều người xuất thân từ khu vực Tohoku, khi đến sinh sống và làm việc ở Tokyo cũng ít khi sử dụng tiếng địa phương của mình. Các bạn Việt Nam nếu có dịp du học hoặc đến làm việc tại khu vực này, hãy thử tìm hiểu và làm quen với phương ngữ Tohoku để sớm hòa đồng với cuộc sống địa phương nhé.