Kinh nghiệm của tôi
Vol. 10 Tham gia lớp học tiếng Nhật miễn phí qua Skype

Gặp gỡ sempai số này

BÙI THI HÀ
Sinh ngày 01 tháng 02 năm 1998, tại tỉnh Thanh Hoá.
6/2016: Tốt nghiệp trường THPT Thạch Thành.
4/2017: Thực tập sinh ở nhà máy thực phẩm tỉnh Fukuoka.
Lời giới thiệu
Bám đuôi chị gái đã đi thực tập sinh tại Miyazaki trước đó 4 tháng, tôi cũng bắt đầu đi làm tại nhà máy cơm hộp ở tỉnh Fukuoka vào tháng 4 năm 2017. Công việc của tôi là sắp xếp các loại mì được bán ở cửa hàng tiện ích vào thùng. Ở nơi làm việc không có nhiều cơ hội nói tiếng Nhật nhưng vào buổi tối và ngày nghỉ tôi thường học giao tiếp với giáo viên người Nhật qua Skype hoặc học tiếng Nhật qua Youtube, Facebook.
Ngoài số tiền tiết kiệm gửi về Việt Nam cho bố mẹ, 1-2 tháng 1 lần tôi dùng số tiền còn lại cho niềm đam mê mỹ phẩm của mình. Mỹ phẩm của Nhật Bản được yêu thích ở Việt Nam nhưng vì giá cao nên không thể vung tay quá trán được. Tuy nhiên, ở Nhật, bạn có thể mua với giá chỉ bằng một nửa giá ở Việt Nam. Vì muốn học nhiều tiếng Nhật hơn và tôi cũng thích mua sắm ở Nhật nên sau khi kết thúc thời gian làm thực tập sinh, tôi muốn ở lại Nhật với tư cách kỹ năng đặc định.

Ảnh chụp cùng chị gái đã đi thực tập sinh ở Miyazaki tại Hakata ( Tháng 5 năm 2019)
Công việc tại nhà máy thực phẩm

Trong trang phục đảm bảo an toàn vệ sinh nơi làm việc ( Năm 2019)
Nơi tôi làm việc là một công ty rất lớn, chuyên sản xuất các loại mì soba, udon, yakisoba, mì lạnh đóng hộp được bán tại các cửa hàng tiện ích. Cụ thể công việc tôi làm là cho các thực phẩm như trứng, dưa chuột, cà rốt…vào hộp theo dây chuyền. Các anh chị người Nhật đều tốt bụng, ai cũng chỉn chu trong giờ giấc và công việc nên tôi đã học được nhiều điều khi làm việc cùng.
Ngoài ra, cùng công ty có 39 người Việt khác nữa (23 nữ, 16 nam) nên cũng không còn cảm giác nhớ nhà. Thỉnh thoảng, mọi người lại tập trung ăn uống và đi chơi cùng nhau.

Trong trang phục đảm bảo an toàn vệ sinh nơi làm việc ( Năm 2019)
Nơi tôi làm việc là một công ty rất lớn, chuyên sản xuất các loại mì soba, udon, yakisoba, mì lạnh đóng hộp được bán tại các cửa hàng tiện ích. Cụ thể công việc tôi làm là cho các thực phẩm như trứng, dưa chuột, cà rốt…vào hộp theo dây chuyền. Các anh chị người Nhật đều tốt bụng, ai cũng chỉn chu trong giờ giấc và công việc nên tôi đã học được nhiều điều khi làm việc cùng.
Ngoài ra, cùng công ty có 39 người Việt khác nữa (23 nữ, 16 nam) nên cũng không còn cảm giác nhớ nhà. Thỉnh thoảng, mọi người lại tập trung ăn uống và đi chơi cùng nhau.

Cùng ăn uống mừng các thành viên cùng sinh nhật tại nhà hàng gần ký túc xá (Tháng 9 năm 2019)
Luyện hội thoại tiếng Nhật trên Skype
Tuy ở nhà máy có nhiều người Nhật nhưng ai làm việc người đó, không nói với nhau lời nào. Thao tác trong công việc đơn giản nên không có chỉ thị hay câu hỏi gì đặc biệt. Vì vậy, giao tiếp trong công việc hầu như không có, buộc tôi phải dành thời gian buổi tối và ngày nghỉ để học. Tôi đỗ N3 JLPT sau khoảng 2 năm. Nếu sở hữu được chứng chỉ này sau khi về nước cũng thuận lợi hơn khi đi xin việc. Tôi luôn dành 1 đến 2 tiếng làm đề, sử dụng Facebook và Youtube để duy trì việc học tiếng Nhật mỗi ngày.

Tôi đang sử dụng cuốn giáo trình này.
Tôi học trang “Cùng nhau Đỗ N3- N2” ( Nhóm học tiếng Nhật N3-N2) trên Facebook, còn Youtube thì theo dõi kênh “Riki Nihongo Dayo”. Các từ vựng trên youtube, tôi lưu về màn hình máy để mỗi khi nghỉ giải lao thì xem lại cho nhớ.

Lưu lại hình ảnh từ một trang học tiếng Nhật trên Facebook
Ngoài ra, vào năm thứ 2 tôi ở Nhật, mỗi tuần 1 lần tôi tham gia khoá học giao tiếp với giáo viên người Nhật qua Skype. Lotus Works là một trang hỗ trợ dịch vụ cho các thực tập sinh Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản do tổ chức NPO lập ra nhằm giúp các bạn có thể học tiếng Nhật miễn phí trong 30 phút 1 tuần 1 – 2 lần. Không chỉ có thế, trang này còn chia sẻ về các vấn đề liên quan đến cuộc sống ở Nhật nữa. Những ai quan tâm có thể liên hệ qua website tiếng Việt của Lotus Works theo đường link dưới đây nhé!

Website của Lotus Works ( Có cả tiếng Việt)
http://lotusworks.biz/vi/index.html
Cuộc sống ở Nhật Bản
Từ nơi tôi làm việc đến khu trung tâm khá xa nên thường ngày chỉ có thể đi mua đồ ăn bằng xe đạp ở siêu thị gần đó. 2 tháng 1 lần tôi cùng bạn người Việt đi đến trung tâm Fukuoka và Kurume chơi bằng các hình thức trung chuyển giữa xe đạp, xe buýt và tàu điện. Tôi rất háo hức mỗi khi được đi chọn mua mỹ phẩm và ngắm nghía quần áo (ZARA, UNIQLO, H&M) như thế.

Đi chơi Hakata với Anh – bạn cùng làm (Tháng 10 năm 2019)
Sổ tay chi tiêu của tôi (Trung bình 1 tháng )
※100 yên=21,145 VND(Tỷ giá tính đến ngày 7 tháng 2 năm 2020)
Số tiền thực lĩnh (100,000 yên ~ 155,000 yên)
Tiền lương thực lĩnh | 95,000 yên ~ 150,000 yên ※ Là số tiền thực lĩnh sau khi trừ thuế, bảo hiểm xã hội, phí ký túc xá ※ Trong đó, phí ký túc xá là 15,000 yên ( Một toà có 3 phòng ngủ, ở 6 người) |
Khoản chi (Tổng cộng 40,000 yên ~ 50,000 yên)
Tiền điện, ga, nước, mạng internet | 5,000 yên ※ Tiền điện, ga, nước, dịch vụ wifi |
Tiền điện thoại | 0 yên ※ Không dùng sim (Chỉ dùng wifi) |
Tiền ăn | 20,000 yên ※ Chủ yếu tự nấu ăn |
Các chi phí khác – Phí đi lại | 15,000 ~ 25,000 yên ※ Mỹ phẩm, quần áo, chi phí đi lại đến các khu trung tâm mua sắm ※ Không mấy khi mua sắm |
Tiền dư (Tiết kiệm)
Tiền dư (Tiết kiệm) | 60,000 yên ~ 120,000 yên ※Vào mùa đông không phải làm thêm nhiều nên thu nhập ít, nhưng từ mùa xuân sang mùa hè (tháng 4 ~ tháng 10) tăng ca nhiều nên thu nhập cao. ※ Gửi tiền tiết kiệm 2 tháng 1 lần về cho bố mẹ. Mỗi một lần gửi khoảng 10 vạn yên. |
Fan bự của mỹ phẩm Nhật
Trong các sản phẩm Made in Japan, tôi thấy khoái nhất là các loại mỹ phẩm có giá cả phải chăng. Phụ nữ Việt Nam thích mỹ phẩm của Hàn Quốc và Nhật Bản. Ví dụ như tôi thì hay mua các loại dưới đây.

Các sản phẩm lần lượt từ bên trái sang là “PITTA MASK” , “LuLuLun”, “Son môi DHC”. “PITTA” nếu mua ở Việt Nam thì khoảng 150.000 đồng, còn mua ở Nhật khoảng 400 yên (tương đương khoảng 84,700 đồng).
Có rất nhiều trang thương mại điện tử tiếng Việt giới thiệu về thời trang và mỹ phẩm Nhật Bản. Ở đó có giải thích sản phẩm bằng tiếng Việt, tôi cũng có thể hiểu khoảng 70% giải thích bằng tiếng Nhật trên bao bì. Tôi đã sử dụng đường link phía mỗi lần muốn mua quần áo và mỹ phẩm của Nhật.

Tôi cũng quan tâm đến cả những sản phẩm như thế này nữa.
Tận hưởng cảnh sắc Nhật Bản
Trước ngày chị gái tôi về nước vào tháng 12 năm 2019, mỗi năm 1 đến 2 lần chị đều đến Fukuoka và ở lại chỗ tôi. Fukuoka là thành phố lớn nhất đảo Kyushyu. Tôi thường cùng chị đi đến các khu trung tâm lớn ở Hakata và Tenjin.
Ngoài ra, tôi cũng đi chơi trong ngày, xem bắn pháo hoa cùng các bạn thực tập sinh khác. Nhà máy tôi làm việc ở ngoại thành, hơi bất tiện nhưng thiên nhiên tươi đẹp và đa dạng, rất nhiều hoa nở vào mùa xuân.
Đi ngắm hoa gần ký túc xá (Cả 2 ảnh đều chụp vào tháng 4 năm 2019)


Lễ hội pháo hoa
Nhóm 5-6 người rủ nhau đi ngắm pháo hoa (Thành phố Kurume, tỉnh Fukuoka, tháng 8 năm 2019)


Cùng Anh – cô bạn thân đi ngắm hoa hướng dương (Thành phố Yanagawa tỉnh Fukuoka, tháng 8 năm 2019)
Thời gian đếm bằng ngày ở Nhật
Làm việc tại một môi trường không có cơ hội tiếp xúc và nói tiếng Nhật nhiều nhưng thiết nghĩ đã cất công sang đến Nhật, đang sống ở Nhật mà không nói được tiếng Nhật thì uổng lắm. Vì thế, tôi đã cố gắng nhớ được nhiều tiếng Nhật bằng cách học hội thoại với giáo viên người Nhật qua Skype, duy trì việc học tiếng Nhật hàng ngày bằng Youtube, Facebook, ôn luyện đề thi. Ngoài ra, tôi cũng rất vui khi được cùng nhóm bạn đi chơi, mua sắm, hay thong thả đi chọn mua mỹ phẩm một mình vào ngày nghỉ. 3 năm ngắn ngủi sắp trôi qua nên tôi mong có thể tận hưởng những phút giây còn lại ở Nhật một cách trọn vẹn nhất.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 15133 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 13884 views
-
-
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 11891 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết liên quan
-
VOL. 92 Người dịch và xuất bản nhiều tiểu thuyết văn học Nhật Bản
Vào những năm 1990, khi vẫn còn rất ít người đi du học nước ngoài thì chị Nhiên đã sang Nhật du học. Chồng chị cũng đi du học và ở lại Okinawa làm việc nên vợ chồng chị đã gắn bó với mảnh đất Okinawa cho tới nay. Chị đã dịch rất nhiều tiểu
-
VOL. 91 Sau khi tới Nhật Bản vẫn tiếp tục học tiếng Nhật và trở thành trưởng nhóm
Đó là Tuyết, cô gái đã trở thành thực tập sinh người nước ngoài tại một nhà máy chế biến thực phẩm. Cô ấy hoàn toàn không hiểu được tiếng Nhật mà những người Nhật sử dụng để giao tiếp khi mới đặt chân đến đây, nhưng sau vài tháng kiên trì học tiếng Nhật,
-
VOL. 90 Ngủ học, thức là học – 3 năm đỗ N1
Ngay sau khi sang Nhật du học, Út đã nhận ra rằng “Nếu bản thân không thật sự cố gắng, thì dù có ở bao lâu đi chăng nữa cũng không thể giao tiếp bằng tiếng Nhật”. Bất cứ khi nào có thời gian, Út đều học tiếng Nhật, sau ba năm, đã đỗ được
-
VOL. 89 Dịch giả của cuốn “Giải thích ngữ pháp Minna no nihongo”
Giáo trình tiếng Nhật “Minna no nihongo” là giáo trình đầu tiên mà nhiều người nước ngoài sử dụng khi học tiếng Nhật. Thầy Vinh – Phó hiệu trưởng trường Đại học Đông Á là người đã dịch 4 quyển sách Giải thích ngữ pháp của Minna no nihongo. Bài viết này sẽ giới thiệu
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 15133 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 13884 views
-
-
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 11891 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài