Du học - Xin việc
★ Thông tin cơ bản: Mục đích du học và các cơ sở giáo dục tại Nhật
Phần lớn những bạn đi du học tự túc thường bắt đầu học từ trường tiếng Nhật (trường Nhật ngữ). Chúng ta phải tốn một khoản chi phí không hề nhỏ cho việc du học nên các bạn hãy nghĩ thật kỹ về nơi mình sẽ học tiếp lên (trường chuyên môn, cao đẳng, đại học) và con đường sự nghiệp sau khi tốt nghiệp. Hãy lập kế hoạch cho tương lai của mình rồi bắt đầu du học nhé.
Trường mình đi du học – Đại học
Có rất nhiều loại trường để bạn đi du học. Sau khi tốt nghiệp, bạn muốn có một tương lai như thế nào? – Hãy nghĩ tới điều này rồi chọn trường nhé. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của các anh chị đi trước để tìm ra con đường của mình sau khi đi du học. KOKORO có rất nhiều bài viết về kinh nghiệm của các anh chị đi trước đấy.
Kinh nghiệm của tôi (Du học – Nhân tài chất lượng cao)|KOKORO
◆ Các loại trường du học
Cơ sở giáo dục | Mục đích | Điều kiện nhập học | Trình độ tiếng Nhật | Số năm học |
Trường tiếng Nhật | Học tiếng Nhật | Tốt nghiệp THPT | N4-N5 | 1 – 2 năm |
Trường chuyên môn | Trau dồi kiến thức chuyên môn cần thiết cho công việc sau này | Tốt nghiệp THPT | N2-N3 | 2 – 4 năm |
Trường chuyên môn kỹ thuật | Học để trở thành kỹ sư thuần thục | Tốt nghiệp THPT (trên 15 tuổi thì tốt nghiệp THCS) | Tương đương N2 | Thường là 3 năm |
Trường cao đẳng | Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn | Tốt nghiệp THPT | Tương đương N2 | 2 năm |
Trường đại học | Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn | Tốt nghiệp THPT | Tương đương N2 | 4 năm |
Trường cao học | Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn | Tốt nghiệp Đại học | Nếu nghiên cứu bằng tiếng Nhật thì N1 – N2 | “Thạc sĩ 2 năm Tiến sĩ 3 năm trở lên” |
※ “Trình độ tiếng Nhật” ở đây là trình độ trung bình cần có khi vào trường. |
■ Những điều nên làm trước khi du học
・ Học tiếng Nhật
= Thông thường, du học sinh thường bắt đầu du học từ trường tiếng Nhật. Nếu sang Nhật với trình độ N3 – N4 thì sau 1 năm, bạn có thể tốt nghiệp trường tiếng. Như vậy thì bạn có thể tiết kiệm một khoản lớn chi phí du học (học phí, sinh hoạt phí).
・ Tìm hiểu kỹ các thông tin rồi chọn trường tiếng Nhật.
・ Nghĩ về con đường sau khi du học và lên kế hoạch cho bản thân.
Mức học phí bình quân
Học phí giữa các trường đều có sự chênh lệch và cũng có sự khác nhau tuỳ vào khu vực nữa. Ngoài ra, cũng có trường có chế độ miễn giảm học phí (giảm toàn bộ học phí, giảm 1 nửa học phí v.v.). Trong bài viết này có giới thiệu website có thể tra mức học phí của các trường nên các bạn hãy tham khảo nhé!
Bảng dưới đây là mức học phí bình quân (tiền nhập học + tiền học) mà bạn phải trả trong năm học đầu tiên (= Theo điều tra của JASSO). Ngoài khoản này, bạn có thể phải trả thêm tiền sách, tiền thực tập v.v.
Quốc lập | Công lập | Tư lập | |
Cao học | Khoảng 820.000 yên | Khoảng 930.000 yên | Khoảng 1.000.000 yên |
Đại học | Khoảng 820.000 yên | Khoảng 930.000 yên | Khoảng 1.000.000 yên |
Cao đẳng | Khoảng 610.000 yên | Khoảng 610.000 yên |
Trường chuyên môn kỹ thuật (Quốc lập) | Khoảng 320.000 yên |
Trường chuyên môn | Khoảng 850.000 yên |
Trường tiếng Nhật | Khoảng 610.000 ~ 1.050.000 yên |
※ 100 yên = Khoảng 20.000 VNĐ (tỷ giá ngày 24/12/2021) |
Trường tiếng Nhật
Đặc trưng |
・ Nơi học những tiếng Nhật cần thiết để học lên cao, đi làm, dùng trong cuộc sống hàng ngày. ・ Do các trường, công ty vận hành. Có khoảng 600 trường (Số lượng du học sinh khoảng 60.000 người). ・ Kì nhập học thường là tháng 4 và tháng 10 (cũng có trường có khoá học bắt đầu vào tháng 1 và tháng 7). |
Điều kiện nhập học |
・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N5 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí |
Sau khi nhập học |
・ Học tiếng Nhật trong khoảng 1 – 2 năm |
Sau khi tốt nghiệp |
・ Học tiếp lên các trường chuyên môn, đại học tại Nhật = Cần trình độ tiếng Nhật N2 – N3 ・ Lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” để đi làm = Cần tốt nghiệp cao đẳng ở Việt Nam trở lên (không bao gồm trường nghề) hoặc tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật trở lên. Cần có trình độ tiếng Nhật N2 trở lên để làm việc |
■ Tìm trường tiếng Nhật
Tham khảo trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật
Trang chủ của Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật (Tiếng Nhật, tiếng Anh)
= Giới thiệu những trường thành viên của “Hiệp hội xúc tiến giáo dục tiếng Nhật” – rất nhiều trường có thành tích cao
= Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường (Cập nhật hàng năm)
Trang chủ của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (Tiếng Nhật)
= Giới thiệu thông tin của các trường theo điều tra của Bộ (Thông tin năm 2017)
= Giới thiệu số sinh viên đang theo học, trình độ tiếng Nhật JLPT, tình hình học tiếp lên của từng trường
Trường chuyên môn
Đặc trưng |
・ Nơi học những kiến thức, kỹ thuật cần thiết cho công việc (kinh doanh, y tế, thời trang, IT, phiên dịch, dịch vụ lưu trú v.v.) ・ Có khoá học để học tiếp lên cao ・ Kì nhập học vào tháng 4 và tháng 10 ・ Có thể nhận các ưu đãi khi là sinh viên trường nghề như chương trình giảm giá cho sinh viên v.v. |
Điều kiện nhập học |
・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 – N3 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí |
Sau khi nhập học |
・ Học chuyên môn trong 2 năm |
Sau khi tốt nghiệp |
・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” |
■ Tìm trường chuyên môn
Tìm danh sách các trường chuyên môn tiếp nhận du học sinh (Tiếng Nhật, tiếng Anh)
= Website “STUDY in JAPAN”
= Giới thiệu khái quát các trường chuyên môn
Tìm trường chuyên môn (Tiếng Việt OK)
= Website “Japan Study Support”
= Tìm thông tin khái quát của các trường chuyên môn trên toàn Nhật Bản theo tên trường
Trường chuyên môn kỹ thuật (KOSEN)
Đặc trưng |
・ Nơi học để trở thành kỹ sư thuần thục |
Điều kiện nhập học |
・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí |
Sau khi nhập học |
・ Học chuyên môn liên quan đến kỹ thuật trong 3 năm |
Sau khi tốt nghiệp |
・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” |
■ Tìm trường chuyên môn kỹ thuật
Danh sách các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập (Tiếng Nhật, tiếng Anh)
= Danh sách đường link website của các trường chuyên môn kỹ thuật quốc lập trên toàn Nhật Bản
Đại học
Điều kiện nhập học |
・ Tốt nghiệp THPT ・ Trình độ tiếng Nhật tương đương N2 (Có trường chỉ cần có tiếng Anh) ・ Có khả năng chi trả các loại chi phí |
Sau khi nhập học |
・ Nghiên cứu lĩnh vực chuyên môn trong 4 năm |
Sau khi tốt nghiệp |
・ Có thể đi làm ở Nhật = Tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” |
■ Tìm trường đại học
Tìm trường đại học (Tiếng Việt OK)
= Website “Japan Study Support”
= Tìm thông tin khái quát của các trường đại học trên toàn Nhật Bản theo tên trường
Mối tương quan giữa chuyên môn và công việc khi đi làm【Quan trọng】
Sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn, đại học ở Nhật, để có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” để đi làm, bạn sẽ bị kiểm tra gắt gao về mối tương quan giữa chuyên môn đã học và nội dung công việc sắp làm.
Đã có rất nhiều trường hợp không vượt qua được điều kiện này và không lấy được tư cách lưu trú. Trước khi du học, bạn hãy nghĩ thật kỹ về công việc mình muốn làm trong tương lai, sau đó chọn học trường học, ngành học nhé.
Chuyên ngành khi du học và nghề nghiệp khi đi làm|KOKORO
Kỹ thuật
Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn
Ví dụ công việc
= Kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), làm thiết kế Website, làm việc tại bộ phận thiết kế – R&D (nghiên cứu và phát triển), giám sát công trường, quản lý sản xuất trong nhà máy (không trực tiếp thao tác máy)
Tri thức nhân văn
Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường đại học, trường chuyên môn
Ví dụ công việc
= Kế toán, pháp lý, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, xây dựng kế hoạch, hoạt động thương mại
Nghiệp vụ quốc tế
・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở Nhật → Không bị hỏi về mối tương quan giữa nội dung công việc và chuyên ngành, khoa đã học
・ Tốt nghiệp đại học hoặc cao học ở nước ngoài → Nếu đáp ứng được tiêu chuẩn về trình độ tiếng Nhật, Không bị hỏi về mối tương quan
・ Trình độ học vấn cao nhất là tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật → Cần có mối tương quan chặt chẽ giữa nội dung công việc với các khoa / chuyên ngành trong trường
Ví dụ công việc
= Kinh doanh thương mại; liên lạc với các cơ sở ở nước ngoài và đối tác kinh doanh của các công ty; làm việc tại các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng miễn thuế, cửa hàng thuốc có nhiều khách hàng nước ngoài (không bao gồm nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý, phiên dịch cho các nơi có thực tập sinh kỹ năng và du học sinh; làm việc trong khách sạn (quầy lễ tân hoặc liên lạc với công ty du lịch nước ngoài); làm việc trong công ty du lịch, công ty bất động sản cho người nước ngoài; làm việc trong công ty biên phiên dịch
Cổng tư vấn cá nhân
Nếu không biết cách chọn chuyên ngành, bạn có thể nhận được tư vấn bằng cách liên lạc qua email cho WA.SA.Bi. theo đường link dưới đây (miễn phí). WA.SA.Bi. có đội ngũ nhân viên đa quốc tịch.
Website hỗ trợ du học sinh “WA.SA.Bi.” (Đa ngôn ngữ)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16861 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15390 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12894 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Chi phí sinh hoạt và thu nhập trong khi du học
Nếu du học sinh trang trải cả học phí và sinh hoạt phí chỉ với việc đi làm thêm thì rất vất vả. Một số trung tâm du học (trung tâm tiếng Nhật) và người môi giới đã giải thích cho học sinh là “Có thể trang trải chi phí du học bằng việc đi làm thêm” để hưởng một khoản “tiền hoa hồng” lớn. Trước khi trả các khoản chi phí, hãy có những hiểu biết chính xác về chi phí du học nhé. Chi tiêu của du học sinh Nếu du học sinh nhận được học bổng hoặc được miễn giảm học phí (không mất học phí hoặc được giảm 1 nửa v.v.) thì rất tốt nhưng nếu không thì việc trang trải cả học phí và sinh hoạt phí bằng việc làm thêm là một việc rất khó khăn. Theo khảo sát của JASSO (Cơ quan hỗ trợ sinh viên Nhật Bản) tiến hành năm 2020 với 10.000 du học sinh, mức chi tiêu hàng tháng của du học sinh trong 1 tháng như sau. ◆ Bình quân chi tiêu trong 1 tháng của du học sinh Yên VNĐ Bình quân toàn quốc ¥148,000 29,777,600 ₫ Các thành phố chính Hokkaido ¥120,000 24,144,000 ₫ Sapporo Tohoku ¥127,000 25,552,400 ₫ Sendai Kanto ¥162,000 32,594,400 ₫ Yokohama Tokyo ¥166,000 33,399,200 ₫ Tokyo Chubu ¥133,000 26,759,600 ₫ Nagoya Kinki ¥149,000 29,978,800 ₫ Osaka Chugoku ¥130,000 26,156,000 ₫ Hiroshima Shikoku ¥119,000 23,942,800 ₫ Matsuyama Kyushu ¥126,000 25,351,200 ₫ Fukuoka ※ 100 yên = 20.120 VNĐ (tỉ giá ngày 23/12/2021) ◆ Chi tiết chi tiêu (Bình quân toàn quốc) Học phí v.v. (55.000 yên), tiền nhà (38.000 yên), tiền ăn (29.000 yên), chi phí khác (12.000 yên), vui chơi - giải trí (10.000 yên), tiền điện – ga – nước (8.000 yên) v.v. ◎ Trong mục “Kinh nghiệm của tôi” của KOKORO, có rất nhiều bài viết giới thiệu về mức sinh hoạt phí của du học sinh (bảng kê chi tiết thu nhập và chi tiêu). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của tôi (Du học sinh – Nhân lực chất lượng cao)|KOKORO Thu nhập của du học sinh Để trang trải 1 phần chi tiêu trên, nhiều du học sinh đang đi làm thêm. Mức thu nhập từ việc làm thêm trong 1 tháng thường từ 70.000 yên ~ 120.000 yên. Vào thời gian có kì thi định kì, lương nhận được sẽ ít đi. ■ Chuyện “có thể vừa học vừa làm” chỉ là nói dối Một số trung tâm du học (trung tâm tiếng Nhật) dùng những lời mật ngọt để giới thiệu du học. “Dù vừa đi học vừa đi làm thì cũng có thể kiếm được 170.000~300.000 yên (60.360.000 VNĐ) 1 tháng” “1 giờ làm thêm có thể kiếm được 3.000 yên” Thế nhưng, không thể kiếm được nhiều tiền như vậy với một công việc làm thêm. Sự thật là: ✔ Lương làm thêm theo giờ khoảng 820 yên ~ 1.050 yên ✔ Du học sinh chỉ được làm thêm tối đa 28 tiếng mỗi tuần (theo luật) ※ Mức lương làm thêm theo giờ thường là mức cơ bản (mức thấp nhất), lương cơ bản của năm 2021 là từ 820 yên đến 1041 yên (tuỳ theo khu vực). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mức lương cơ bản của các tỉnh thành phố ◎ Ví dụ: Lương làm thêm tại Fukuoka (Mức tối đa trong 1 tháng) Lương cơ bản 870 yên × 120 tiếng = 104.400 yên ※ Sẽ bị trừ thuế (khoảng vài nghìn yên).※ Tuỳ vào lịch làm, nhiều khi không thể làm đủ 120 tiếng. Kết luận: Du học sinh không thể vừa trang trải học phí và sinh hoạt phí bằng việc đi làm thêm Theo khảo sát của JASSO, hơn 70% du học sinh nhận tiền từ cha mẹ v.v., và đa phần là nhận “khoảng 80.000 yên mỗi tháng”. Việc “làm thêm quá số giờ quy định” sẽ bị phát hiện Có thể có người nghĩ rằng “nếu 1 tuần làm trên 28 tiếng thì không nhận tiền từ gia đình vẫn có thể trang trải được chi tiêu”. Tuy nhiên, nếu du học sinh làm trên 28 tiếng mỗi tuần (làm thêm quá quy định), có thể dẫn tới những kết quả sau. ✔ Không được Cục xuất nhập cảnh gia hạn thời gian lưu trú. ✔ Dù đổi tư cách lưu trú để làm việc ở Nhật thì cũng không được Cục xuất nhập cảnh cấp phép. ■ Làm thêm quá số giờ quy định sẽ bị phát hiện! ・ Nơi làm việc của bạn sẽ gửi một tài liệu có tên “Thông báo về tình trạng tuyển dụng” cho Hellowork, Cục quản lý xuất nhập cảnh có thể biết được nội dung đó. Ngay cả khi bạn làm việc ở nhiều nơi, Cục xuất nhập cảnh có thể nắm rõ toàn bộ các công việc đó. ・ Từ những thông tin liên quan đến thuế, việc làm thêm quá quy định sẽ bị bại lộ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Làm thêm quá số giờ quy định sẽ bị phát hiện|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Làm thêm quá số giờ quy định nên phải bỏ học đại học và về nước (Kinh nghiệm của tôi)|KOKORO Tổng kết Có nhiều lời mời mọc như thế này: “Ở Nhật, bạn có thể trả cả học phí và sinh hoạt phí bằng việc đi làm thêm, hơn nữa còn có thể tiết kiệm tiền” “Trang trải các chi phí bằng tiền làm thêm, tốt nghiệp trường Nhật ngữ rồi học lên đại học. Lên đại học sẽ nhận được học bổng” Nhưng sự thật là: ✔ Nhiều du học sinh nhận tiền hỗ trợ từ bố mẹ hoặc vay tiền để du học ✔ Để nhận được học bổng hoặc được miễn giảm học phí (không mất học phí hoặc giảm 50% v.v.), bạn cần có thành tích học tập tốt ◎ Hãy kiếm tiền sau khi tốt nghiệp, trong khi du học hãy tập trung vào việc học nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tham khảo: “Hướng dẫn du học Nhật Bản” của JASSO (Tiếng Việt)
-
★ Thông tin cơ bản: 5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học〈Bản 2022〉
Một chị đã từng là du học sinh cùng ban biên tập của KOKORO sẽ giới thiệu tới các bạn những kiến thức cần thiết cho việc du học trong bài viết này. Đó là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học” bao gồm cách lập kế hoạch du học và việc học tiếng Nhật trước khi du học v.v. Nếu bạn muốn thành công khi đi du học Nhật Bản thì hãy tham khảo nhé. Sau khi du học ở Nhật 5 năm, mình đã làm việc cho 3 công ty của Nhật ở Hồ Chí Minh trong 8 năm. Sau đó, mình làm việc tự do với các công việc như biên phiên dịch, MC, hiện nay mình đang sống ở Nhật. Mình muốn gửi tới các bạn sắp đi du học một lời nhắn, đó là nếu đã quyết tâm đi du học, các bạn hãy không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để vận dụng thật nhiều vào công việc trong tương lai. Để thực hiện được điều đó khi đi du học, mình sẽ giới thiệu với các bạn các điều cần chuẩn bị và điểm cần chú ý khi lập kế hoạch. 〈Mỹ Ngọc〉 1. Có ước mơ và hoài bão sau khi du học Bằng cách vạch ra những ước mơ và mục tiêu, bạn có thể quyết định hướng đi của mình. Ngay cả khi gặp khó khăn, bạn vẫn có thể tiến về phía trước mà không bỏ cuộc. Khi bạn chán nản và thấy mất phương hướng, bạn có thể sống tích cực trở lại nếu bạn có “ước mơ” và “mục tiêu” rõ ràng. Để có ước mơ cho riêng mình, bạn hãy tự hỏi bản thân những điều sau. ・ Việc đi Nhật là một cách để thực hiện ước mơ của mình. Vậy thì, sau khi du học, bạn muốn làm việc và sinh sống như thế nào? ・ Bạn đánh giá cao điều gì trong các điều như “có ích cho xã hội”, “mở rộng tầm nhìn”, “thu nhập cao”, “song ngữ”, “có nhà và xe đẹp”? Bạn hãy suy nghĩ về những điều này và vạch ra ước mơ, mục tiêu cho mình. Sau đó, hãy viết chúng ra một tờ giấy nhé. Đồng thời, bạn hãy tưởng tượng ra khung cảnh khi ước mơ của bạn trở thành hiện thực. Khi gặp bất kì khó khăn nào ở Nhật, hãy nhìn vào tờ giấy ghi mơ ước và nghĩ về tương lai, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình và lấy lại tinh thần đấy. Trong 5 năm du học, đã có rất nhiều lần mình nghĩ là “muốn về Việt Nam”. Thế nhưng, mình đã duy trì được động lực của mình bằng mục tiêu “có văn phòng riêng ở Hồ Chí Minh và tưởng tượng ra cảnh mình sẽ ngồi ở văn phòng đó”. 2-1. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp THPT Sau khi có mục tiêu, chúng ta hãy cùng lập kế hoạch du học để thực hiện mục tiêu đó nhé. Với các bạn tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, nếu đặt mục tiêu là vào trường chuyên môn, trường đại học ở Nhật thì thế nào nhỉ? ◎ Có rất nhiều bạn đã đi theo lộ trình này: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Làm việc tại Nhật ◎ Số bạn đi theo lộ trình này cũng đang tăng lên: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật * Nếu bạn có N2 (JLPT) khi đang học trường tiếng Nhật (Nhật ngữ), bạn sẽ có nhiều cơ hội vào đại học mà không cần học trường chuyên môn (trường nghề). Để thi đại học, bạn cần học thêm các môn khác ngoài tiếng Nhật, hãy nỗ lực học thật nhiều tiếng Nhật trước khi đi du học nhé. ◎Trong mục “Kinh nghiệm của tôi”, KOKORO có giới thiệu rất nhiều câu chuyện của các bạn du học sinh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Bỏ dở đại học Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 1 năm rưỡi Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp THPT Trường tiếng Nhật 2 năm Sang Nhật Đại học tư lập [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ③ Tốt nghiệp THPT Sang Nhật Đại học tư lập 4 năm Làm việc tại Nhật Trong 5 năm, mình đã học trường tiếng Nhật, trường chuyên môn rồi học lên đại học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên mình về nước, bỏ dở việc học đại học. Nghĩ lại, khi đó, sau khi học xong trường tiếng, mình học thẳng lên đại học thì tốt biết bao. 2-2. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp đại học Với các bạn đã tốt nghiệp đại học, nếu đặt mục tiêu là chỉ học trường tiếng hoặc học trường tiếng rồi học lên cao học thì thế nào nhỉ? Theo suy nghĩ của mình, các bạn đã tốt nghiệp đại học không cần học lên trường chuyên môn (trường nghề) sau khi học xong trường tiếng Nhật. Các bạn có thể học lên cao học để nâng cao trình độ học vấn hoặc đi làm nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Tốt nghiệp đại học - đi làm (Tự học tiếng Nhật) Sang Nhật Trường tiếng Nhật 2 năm Trường chuyên môn nghỉ sau nửa năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp đại học - đi làm Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 15 tháng Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật 3. Học tiếng Nhật trước khi đi du học Nếu bạn đi du học sau khi đạt được trình độ N3 ở Việt Nam, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, bạn cũng sẽ có thể rút ngắn được thời gian du học. Ngoài ra, khi bắt đầu đi du học ở trình độ N4, bạn cũng có thể đạt được kết quả cao. Trên kênh YouTube của KOKORO có giới thiệu các phương pháp học trước khi đi du học của các anh chị đi trước. Đây là những anh chị đã có trình độ tiếng Nhật cao rồi mới đi du học, họ đều nói tiếng Nhật rất giỏi. Học tiếng Nhật trước khi du học part_1 Học tiếng Nhật trước khi du học part_2 Nếu có thể nói tiếng Nhật, sau khi sang Nhật, bạn sẽ dễ dàng tìm được những công việc làm thêm tốt. Trước khi đi du học, mình đã học hết 50 bài trong giáo trình “Minna no nihongo” và nhớ được khoảng 500 chữ Hán (Kanji). Nhờ thế, sau khi sang Nhật khoảng nửa năm, mình đã có thể nói tiếng Nhật với bạn người Nhật ở cùng chỗ làm thêm. 4. Có kiến thức ◆Chi phí du học Một số công ty giới thiệu du học (trung tâm tiếng Nhật) nói rằng “Ở Nhật, bạn có thể trang trải cả học phí và tiền sinh hoạt bằng việc đi làm thêm”. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Để đi du học, một người bạn của mình phải vay một số tiền lớn. Vì thế, trong thời gian du học, bạn ấy đã làm việc cả đêm ở nhà máy để có tiền trả nợ. Do không đủ học lực nên bạn ấy đã từ bỏ ước mơ học lên cao của mình, sau khi tốt nghiệp trường tiếng, bạn ấy đã về nước. Thông tin về chi phí du học được viết đầy đủ và chi tiết trong các bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí sinh hoạt và thu nhập trong khi du học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mục đích du học và các cơ sở giáo dục – học phí tại Nhật Tại Nhật, du học sinh chỉ được làm thêm dưới 28 tiếng một tuần. Thời gian gần đây, Cục quản lý xuất nhập cảnh xử lý rất nghiêm đối với các trường hợp làm quá số giờ quy định. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? ◆Quy định, tập quán trong cuộc sống Nếu bạn biết về các quy định, tập quán của người Nhật, bạn sẽ dễ dàng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống 5. Quản lý sức khoẻ Nếu bạn không có sức khoẻ, bạn sẽ không thể học tập và đi làm thêm. Đã có không ít người mắc phải bệnh hiểm nghèo do chỉ ăn thực phẩm ăn liền mỗi ngày để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Hãy giữ gìn sức khoẻ của mình nhé. Trên đây là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học”. Các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi sang Nhật để thực hiện được ước mơ của mình thông qua con đường đi du học nhé!
-
Chuyên ngành khi du học và nghề nghiệp khi đi làm
Tư cách lưu trú ở Nhật Bản sau khi du học xong Sau khi du học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn ở Nhật Bản, nếu bạn muốn làm việc tại Nhật thì phải chuyển đổi tư cách lưu trú. Khi đó, loại tư cách lưu trú phổ biến nhất là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ loại trường và tuỳ theo chuyên ngành học mà khả năng chuyển được sang loại tư cách lưu trú này có thể khác nhau. Nếu như đi du học mà không nắm rõ điều này thì có khả năng bạn sẽ không được làm công việc đúng như mong muốn ở Nhật, vì vậy các bạn hãy hết sức chú ý nhé. (Luật sư Sugita Shohei - Văn phòng luật Century) Đặc điểm của tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Về nguyên tắc, đây là loại tư cách lưu trú để làm các công việc mang tính chất tri thức, phần lớn là công việc như “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v... Với loại tư cách lưu trú này, bạn có thể được làm việc tại các nhà máy nhưng công việc phải liên quan tới kỹ thuật, tri thức chuyên môn của bạn chứ không được phép làm công việc lao động giản đơn. * Kỹ thuật: Là những công việc sử dụng kỹ thuật hoặc tri thức về khoa học tự nhiên học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Tri thức nhân văn: Công việc sử dụng tri thức về khoa học xã hội như pháp luật, kinh tế học, học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. * Nghiệp vụ quốc tế: Công việc đòi hỏi khả năng tư duy và cảm thụ đối với văn hoá nước ngoài. Ở đây các bạn cần lưu ý một số điểm. Tư cách lưu trú “Kỹ thuật” hay “Tri thức nhân văn” được mặc định là dùng để thực hiện các công việc sử dụng kỹ thuật hay kiến thức học được tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. Tương tự, tư cách lưu trú “Nghiệp vụ quốc tế” dùng để chỉ các công việc sử dụng khả năng tư duy và cảm thụ văn hoá nước ngoài. Bạn sẽ không được làm các công việc không sử dụng các kiến thức hay khả năng cảm thụ nói trên bằng loại tư cách lưu trú này. Chẳng hạn như từng có trường hợp người có tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” làm đầu bếp tại nhà hàng. Trường hợp này là lao động bất hợp pháp. Nơi bạn có thể làm việc phụ thuộc vào cách lựa chọn trường và ngành học Trường hợp sau khi du học xong và muốn đi làm với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn có thể làm các công việc phù hợp với nội dung (chuyên ngành) của “Kỹ thuật” hoặc “Tri thức nhân văn” đã học tại trường đại học hoặc trường chuyên môn. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp đại học Khi xét xem ngành học và công việc có phù hợp với nhau hay không thì nếu bạn tốt nghiệp đại học ra thì sẽ được xem xét thoáng hơn, còn nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn ra thì sẽ bị xem xét chặt chẽ hơn. Ví dụ như nếu đã tốt nghiệp đại học ngành văn học, pháp luật hay kinh tế v.v... thì dù tốt nghiệp trường nào ra thì với tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” loại hình công việc có thể làm được cũng không khác nhau lắm. Trong trường hợp này, “trường đại học” không nhất thiết phải là đại học ở Nhật Bản mà nếu bạn có tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đi nữa thì cũng sẽ được xem xét, đánh giá giống như tốt nghiệp đại học ở Nhật. Cũng có trường hợp đã tốt nghiệp trường đại học ở Việt Nam rồi sang Nhật du học. ⚫ Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn ra, khi bạn đăng ký xin chuyển đổi sang tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì mức độ liên quan giữa ngành học trong trường chuyên môn và nội dung công việc sẽ bị xét duyệt rất khắt khe. Vì vậy, khi quyết định học lên trường chuyên môn, bạn cần phải suy nghĩ rất kỹ lưỡng về nghề nghiệp trong tương lai khi lựa chọn trường. Các trường chuyên môn tử tế thường có tư vấn cụ thể về khoá học trước khi các bạn nhập học, vì vậy, hãy tích cực tư vấn với trường nhé. Để có thể tiến gần hơn đến mục tiêu của mình thông qua việc “du học”, các bạn hãy tham khảo thêm câu chuyện kinh nghiệm thực tế của các du học sinh đi trước do KOKORO giới thiệu rồi lựa chọn trường học cũng như khoá học thật phù hợp với mình nhé.
-
So sánh triệt để: Cuộc sống ở thành thị và nông thôn
Nhiều người nước ngoài đến Nhật và rất băn khoăn không biết nên sống ở thành phố hay nông thôn. Khi còn là du học sinh, mình đã sống ở Tokyo và Chiba, hiện nay mình đang sống ở một thành phố thuộc tỉnh Hyogo. Mình đã sống ở cả thành thị và nông thôn ở Nhật nên mình muốn giới thiệu với các bạn những điểm khác biệt giữa hai nơi này. 〈Miikochan〉 Người nước ngoài sống ở Nhật Theo thống kê của Bộ tư pháp, tính đến tháng 6 năm 2021, có khoảng 2.820.000 người nước ngoài sinh sống ở Nhật. Các quốc tịch của người nước ngoài được xếp hạng như sau. ① Người Trung Quốc: 745.411 người (26.4%) ② Người Việt Nam: 450.046 người (15.9%) ③ Người Hàn Quốc: 416.389 người (14.7%) ④ Người Philippines: 277.341 người (9.8%) ⑤ Người Brazil: 206.365 người (7.3%) Thêm vào đó, các tỉnh thành phố có nhiều người nước ngoài được xếp hạng như sau. Tỉnh, thành phố Số người nước ngoài % 1 Tokyo 541,807 19.2 2 Aichi 269,685 9.6 3 Osaka 250,071 8.9 4 Kanagawa 230,301 8.2 5 Saitama 198,548 7.0 6 Chiba 168,048 6.0 7 Hyogo 113,772 4.0 8 Shizuoka 99,143 3.5 Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở thành phố Khi sống trong 23 quận ở Tokyo, mình thấy cái gì cũng tiện lợi. Đặc biệt là hệ thống cửa hàng rất phong phú, đầy đủ, có nhiều siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Có nhiều nhân viên cửa hàng là người nước ngoài, bạn có thể xin tư vấn bằng tiếng Việt tại một số cửa hàng bán điện thoại di động và sim. Vì vậy, mình đã tổng hợp các điểm tốt và không tốt khi sống ở thành phố vào bảng dưới đây. ◆ Điểm tốt khi sống ở thành phố Về mặt công việc Nhiều thông tin tuyển dụng, nhiều việc làm thêm Nhiều nơi làm việc tích cực tuyển dụng người nước ngoài Mức lương tiêu chuẩn cao Về mặt sinh hoạt Nhiều tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt cao Gần sân bay lớn, thuận tiện để đi về nước, đi du lịch Nhiều khu vui chơi, nhà hàng, cửa hàng nhỏ. Nhiều nơi cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài Nhiều nhà trẻ, trường mầm non Về mặt văn hoá Dễ tiếp nhận người nước ngoài Nhiều người nước ngoài, dễ tìm bạn cùng quê ◆ Điểm không tốt khi sống ở thành phố Về mặt công việc Vất vả trong việc đi học, đi làm vì tàu chật kín người Về mặt sinh hoạt Vật giá cao (đặc biệt là tiền nhà, tiền học phí, các món ăn sống v.v.) Nhiều ô tô nên không khí bị ô nhiễm vì các loại khí thải Khó tìm được một khoảng trống để tự trồng rau v.v. Xa núi, biển nên ít có cơ hội tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời Về mặt văn hoá Mối quan hệ giữa người với người khá mờ nhạt, ít có tinh thần "tương thân tương ái" Điểm tốt và điểm không tốt khi sống ở nông thôn Thành phố ở địa phương (Thành phố Shizuoka) Sau khi sống ở Tokyo, mình đã sống ở thành phố Kashiwa thuộc tỉnh Chiba, hiện nay thì sống ở thành phố Himeji thuộc tỉnh Hyogo. So với việc sống ở Tokyo, khi sống ở các thành phố thuộc các tỉnh, tiền thuê nhà rất rẻ nhưng phòng rất rộng. Thế nhưng, khi mình đi tìm việc thì không tìm được việc mình thích ở gần nơi mình sống. Vì thế mà mình phải đi tàu 2 tiếng (một chiều) để đi từ Himeji vào trong thành phố Osaka làm việc. Hồi mình ở thành phố Kashiwa cũng vậy, mình đi đến chỗ làm thêm ở Tokyo mất 45 phút (một chiều). Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thành phố nhỏ ở nông thôn cũng đã có thêm nhiều việc cho người nước ngoài. ◆ Điểm tốt khi sống ở nông thôn Về mặt sinh hoạt Vật giá rẻ, nếu so với thành phố lớn thì tiền nhà, tiền học, tiền mua đồ ăn sống rất rẻ Ít cảm thấy stress do đông người, tiếng ồn, tắc nghẽn vào giờ đi làm Không khí sạch, tốt cho sức khoẻ Có nhiều người tự trồng rau trong vườn nhà, nếu sống ở chung cư cũng có một khoảng đất nhỏ để trồng trọt Gần núi, biển, dễ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời Về mặt văn hoá Có khu vực có sự gắn kết mạnh mẽ của cộng đồng người thuộc từng quốc gia Tình người nồng ấm, có văn hoá tương trợ lẫn nhau ◆ Điểm không tốt khi sống ở nông thôn Ít tuyến đường, tần suất số chuyến tàu, xe buýt thấp. Ở những nơi xa thành phố lớn, có nơi 1 tiếng chỉ có 1-2 chuyến tàu điện. Có những nơi không có tàu điện, xe buýt, nếu không có ô riêng thì không thể sinh hoạt được. Để lấy bằng lái ô tô thì cần có tiếng Nhật tương đương N2. Rất ít khu vui chơi giải trí, cửa hàng nhỏ, quán ăn Việt Nam v.v. Những điều lưu tâm khi sống ở Nhật Khi sống ở Nhật, mình thường lưu tâm đến các việc dưới đây. ・ Giao tiếp nhiều với người Nhật. ・ Hoàn thành tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong công việc. ・ Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện ở địa phương. ・ Hiểu cách nghĩ của người Nhật, học hỏi những điểm tốt. Ngoài ra, việc tuân thủ các luật lệ trong xã hội cũng rất quan trọng. Bạn hãy tuân thủ luật pháp và các luật như “không ăn cắp vặt”, “không sử dụng thẻ lưu trú giả”, “không bán sổ ngân hàng, thẻ ngân hàng cho người khác” v.v. Hãy tham khảo kinh nghiệm của những anh chị đã có cuộc sống tuyệt vời ở nông thôn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hành trình du học trọn vẹn ý nghĩa nhờ vòng kết nối bạn bè phong phú (Nagasaki) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cùng bạn bè sống vui vẻ ở vùng thôn quê (Thực tập kỹ năng ở tỉnh Mie) Tổng kết Thành phố lớn hay nông thôn đều có giá trị riêng. Bạn hãy chọn khu vực sống theo phong cách sống và mục tiêu tương lai của bạn. Mình muốn làm việc trong ngành dịch vụ nên ban đầu mình chọn một thành phố lớn - nơi dễ kiếm việc như vậy. Tuy nhiên, mặc dù ở thành thị có nhiều việc làm hơn và lương cao hơn nông thôn nhưng việc chênh lệch tiền nhà và học phí cao hơn chênh lệch lương (chênh lệch giữa lương thành thị và nông thôn) khá nhiều. Du học sinh cũng có những hạn chế trong việc đi làm thêm, vì vậy bạn nên chọn khu vực sống sau khi cân nhắc sự chênh lệch về chi tiêu. Thời gian gần đây, số lượng việc làm của người nước ngoài ở nông thôn tăng lên, bạn cũng có thể đi du học ở nông thôn và tìm việc làm ở thành phố. Hãy tham khảo những bài viết trong mục kinh nghiệm cá nhân trên trang KOKORO nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16861 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15390 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12894 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài