Blog

Tiếng Nhật dùng trong công việc

008
02/08/2021

 【Collaboration blog】

 
Khi bắt đầu làm việc ở Nhật, bạn sẽ nhận ra một số cách dùng tiếng Nhật khác với những gì bạn đã được học trong sách vở đấy!

Thứ khiến mình bị bất ngờ đầu tiên là “ngôn ngữ chào hỏi”. Một hôm, mình làm thêm từ sáng ở một nhà hàng và đã gặp một chuyện như thế này. Bạn đồng nghiệp người Nhật đến làm vào buổi chiều nhưng khi đó bạn ấy lại chào là “おはようございます”. Mình thấy hơi lăn tăn, buổi chiều mà cũng có thể chào là “おはよう” hay lịch sự hơn là “おはようございます” à? Người Nhật dùng thì chắc là có thể dùng như vậy, tuy nhiên mình vẫn muốn biết rõ nguồn gốc và cách sử dụng đúng nên mình đã ngập ngừng thử hỏi những người xung quanh.

1. Ngôn ngữ chào hỏi trong công ty

Dù là buổi chiều cùng chào “おはようございます”

Như các bạn đã biết, “おはようございます” là câu chào vào buổi sáng. Nhưng ở một số nơi làm việc, vào buổi chiều, khi gặp đối phương lần đầu tiên, họ cũng chào là “おはようございます”. Đặc biệt là những nhà hàng, quán ăn hay các nơi có liên quan tới nghệ thuật, dù đã tối khuya thì họ cũng có thói quen chào như vậy.

Hơn nữa, ngày càng nhiều các bạn trẻ hay các bạn sinh viên hiện nay cất tiếng chào là “おはようございます” với người mình gặp lần đầu vào buổi chiều. Điều này có thể là vì các bạn sinh viên làm thêm tại các nhà hàng, quán ăn v.v. đã bị “ngấm” cách chào của nơi làm thêm nên đã đem cách chào đó vào trường đại học cũng như trường chuyên môn v.v.

Thông thường, vào buổi chiều mọi người sẽ chào “こんにちは” nhưng đối với những người thân thiết hay những người ngày nào mình cũng gặp, nếu chào là “こんにちは” thì sẽ có cảm giác xa cách nên hơi khó sử dụng. Vì vậy, thay vào đó, cách chào được sử dụng phổ biến là “お疲れさま”, một số nơi thì chào là “おはよう(ございます)”. Đối với bạn bè, mình có thể chào là “おはよう”, nhưng đối với khách hàng hoặc người lớn tuổi hơn, mình phải chào một cách lịch sự là “おはようございます”.

Tuy nhiên, nhiều công ty sử dụng “おはようございます” vào buổi sáng và “お疲れさまです” khi bạn gặp nhau lần đầu tiên vào buổi chiều. Các bạn hãy quan sát thói quen chào hỏi tại nơi làm việc nhé.

Lời chào vạn năng “お疲れさまです”

Có một lời chào vạn năng để giữ vững các mối quan hệ trong đời sống, đó chính là “お疲れさまです(でした)” (bạn đã vất vả rồi). Câu chào này được xếp ngang hàng với những câu như “ありがとうございます” (cảm ơn), “すみません” (xin lỗi) v.v., đây là một trong những lời chào tạo nên mối quan hệ tốt tại nơi làm việc ở Nhật.

Tại nơi làm việc, những người ở lại sẽ nói với người về trước là “お疲れさまでした”. Còn bản thân người về trước sẽ nói “お疲れさまでした” hoặc “お先に失礼します” (tôi xin phép về trước).

“お疲れさまです” còn có thể sử dụng để nói với sempai (tiền bối), đồng nghiệp khi họ từ bên ngoài về văn phòng, hoặc nói với người mình gặp lần đầu tiên vào buổi chiều. Nếu bạn làm việc bên ngoài công ty vào buổi sáng, sau đó về công ty làm việc vào buổi chiều thì bạn sẽ chào những người trong công ty là “お疲れさまです”. Khi đó những người nhận được lời chào đó cũng sẽ chào lại là “お疲れさまです”. Với những đồng nghiệp thân thiết hoặc kohai (hậu bối), bạn cũng có thể chào ngắn gọn là “お疲れさま”.

Không chào là “ご苦労さま” với người trên

Có một hôm, sau thi kết thúc công việc và định ra về, mình được sếp chào là “ご苦労さまです” (bạn đã vất vả rồi). Vậy thì “ご苦労さまです” và “お疲れさまです” khác nhau như thế nào nhỉ?

Theo nguyên tắc, “ご苦労さまです” không dùng với người trên. Lời chào này thường được người trên (sếp) chào người dưới (nhân viên). Nếu bạn được sếp chào như vậy thì không có vấn đề gì, nhưng bạn đừng chào lại sếp là “ご苦労さまでした” nhé.

Ngược lại, “お疲れさまです” có thể dùng để chào cả người ngang hàng mình và người trên. Đối với người trên, nếu bạn chào là “お疲れさまでございます” thì càng lịch sự hơn.

2. Những câu chào hỏi đối với đối tác

Cách nói お世話になっております

“お世話になっております” là một lời chào được coi như tiêu chuẩn đối với các bên là đối tác kinh doanh. Bạn sẽ thường nghe thấy cách nói này khi bắt đầu một công việc hoặc dự án. Bạn cũng có thể đã từng nghe thấy cụm từ “お世話になります”. Vậy, sự khác biệt giữa hai cách nói này là gì?

“お世話になっております” thể hiện lòng biết ơn vì đã “tiếp tục giúp đỡ” chẳng hạn như khi có một giao dịch “đã được giúp đỡ” và “お世話になります”để nói về các giao dịch và mối quan hệ sẽ tới “trong tương lai”. Nó được sử dụng để truyền đạt kỳ vọng và lòng biết ơn với đối tác.

Ngoài ra, “お世話になっております” và “お世話になります” không chỉ được dùng khi gặp trực tiếp, mà còn được dùng khi gọi điện thoại hoặc gửi email.

3. Cách diễn đạt thường thấy trong email

何卒(なにとぞ)よろしくお願いいたします

Khi gửi email cho một đối tác kinh doanh, chúng ta thường sử dụng một câu chào như “いつもお世話になっております” ở đầu câu và một câu nói như “引き続きよろしくお願いいたします” ở cuối câu.

Có lần mình đã thấy một email từ một đối tác kinh doanh có ghi là “何卒よろしくお願い申し上げます”.

Ơ, “何卒よろしくお願い申し上げます” có nghĩa là gì?

Từ này được sử dụng để nhấn mạnh ý nghĩa. Nó có nghĩa tương tự với từ “どうか”, nhưng “何卒お願いいたします” phù hợp là một từ dùng trong kinh doanh hơn là “どうかお願いいたします”.

Ý nghĩa của “よろしくお願いいたします” là vậy nhưng nếu bạn muốn đưa ra một yêu cầu mạnh mẽ, hãy thêm “何卒” vào trước nó. Nhân tiện thì, “よろしくお願いいたします” là một cách diễn đạt lịch sự hơn “よろしくお願いします” đấy. Và cách nói “よろしくお願い申し上げます” là cách nói lịch sự nhất trong tất cả. “申し上げます” là một cách diễn đạt khiêm tốn, đưa cái tôi thấp xuống so với đối phương (khiêm nhường ngữ).

4. Những từ dùng trong giao tiếp qua điện thoại với đối tác

Nếu được hỏi điều băn khoăn nhất khi lần đầu tiên làm việc tại Nhật Bản là gì, với mình chính là việc “nhận liên lạc từ đối tác qua điện thoại”. Mình lo lắng về việc sử dụng các kính ngữ khác nhau và thường không biết chính xác tên và yêu cầu của đối tác kinh doanh là gì. Ngoài ra, có khi xảy ra những sự nhầm lẫn lên đến đỉnh điểm bởi vì mình không biết sự khác biệt giữa cuộc gọi cần được chuyển tiếp cho người trong công ty và những cuộc gọi chỉ bán hàng quảng cáo.

Bạn có thể sử dụng các cụm từ “承知しました” hay “承知いたしました”, “かしこまりました” trong khi trả lời các cuộc gọi điện thoại này.

Cả hai đều là cách diễn đạt lịch sự để diễn đạt bạn “đã hiểu” và “đã rõ vấn đề” đối với những giải thích và yêu cầu của đối phương. Tuy nhiên, thay vì tiếp tục trả lời những từ tương tự như かしこまりました lặp lại mọi lúc, hãy thử trả lời bằng cách dùng khác đi các từ hay dùng nhiều như “かしこまりました” hay “承知いたしました”. Từ đó, có thể phát triển cách nói tiếng Nhật kinh doanh một cách tự nhiên hơn.

Lần này, mình đã giới thiệu các từ chào hỏi được sử dụng trong các tình huống công việc khác nhau. Hãy quan sát cách những người Nhật xung quanh bạn sử dụng những lời chào bạn và đặc biệt, hãy chú ý họ dùng những từ này “với ai”, “khi nào” và “trong tình huống nào” nhé!