Blog
Kinh nghiệm đi tìm việc của du học sinh_01 (Sinh viên tốt nghiệp năm 2022)
Giang sắp tốt nghiệp một trường Đại học tư lập ở Okayama và bạn ấy sẽ bắt đầu đi làm từ tháng 4 năm nay. Giang nhận được học bổng toàn phần trong 4 năm học đại học song do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bạn ấy cũng đã phải trải qua quá trình đi tìm việc đầy gian nan. Thế nhưng sự kiên trì trong suốt thời gian đi tìm việc của Giang đã được đền đáp, cuối cùng Giang đã nhận được quyết định tuyển dụng (Naitei) từ công ty mà Giang muốn vào làm. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn du học sinh muốn đi làm ở Nhật bí quyết đi tìm việc theo cách truyền thống của Giang.
Đầu tiên là bắt đầu với việc phân tích bản thân
Mình bắt đầu quá trình đi tìm việc vào khoảng đầu năm 3 đại học.
・ Mình tham gia các lớp học “Định hướng nghề nghiệp” của trường đại học và học về các bước chuẩn bị cho quá trình đi tìm việc.
・ Để tìm được công việc phù hợp với mình, mình bắt đầu với việc phân tích bản thân. Mình đã tham khảo kết quả phân tích tính cách của Mynavi và xin ý kiến từ thầy cô giáo.
Bài phân tích tính cách trên Mynavi đưa ra kết quả là mình có “khả năng giao tiếp cao”. Tuy nhiên, các câu trả lời trong bài phân tích này có thể không thật sự đúng với bản thân mỗi người nên kết quả phân tích cũng có giới hạn của nó. Vì vậy, mình tham khảo kết quả phân tích và cũng tham khảo thêm ý kiến của thầy cô trong trường đại học, từ đó mình đã tự hoàn thành phần phân tích bản thân. Nhờ có quá trình đó mà mình đã hiểu ra mình muốn làm công việc như thế nào nên mình đã bắt tay vào việc tìm hiểu ngành nghề và các doanh nghiệp tương ứng.
Sự hỗ trợ từ phía nhà trường
Trường Đại học Thái Bình Dương (IPU) nơi mình theo học đã hỗ trợ mình rất nhiều trong quá trình đi tìm việc. Các lớp học liên quan đến quá trình tìm việc bắt đầu có từ năm 2 và các thầy cô hỗ trợ mình đến khi mình kết thúc quá trình tìm việc. Dưới đây là những hỗ trợ từ phía trường IPU dành cho sinh viên quốc tế.
・ Mở tiết học về những kiến thức cơ bản liên quan đến quá trình tìm việc
・ Giáo viên hỗ trợ sinh viên trong việc phân tích bản thân (sinh viên năm 3)
・ Giáo viên tư vấn 1- 1 với sinh viên, cùng sinh viên viết sơ yếu lý lịch (sinh viên năm 3)
・ Trường cung cấp thông tin về các buổi giới thiệu doanh nghiệp hay thông tin của các công ty đang tuyển dụng người nước ngoài
・ Giáo viên luyện tập phỏng vấn với sinh viên nhiều lần (sử dụng cả việc gọi video để luyện tập)
・ Tư vấn cho sinh viên bất kỳ khi nào
Vào giữa năm 3, lúc đó là tháng 11/2020, mình đã hoàn thành những mục quan trọng trong Đơn xin ứng tuyển (Entry Sheet) và Sơ yếu lý lịch đó là “Việc bạn đã dốc sức trong thời sinh viên” và “Tự PR bản thân”. Mặc dù mình có tiết học hướng dẫn về việc viết sơ yếu lý lịch nhưng để hoàn thành được sơ yếu lý lịch đó mình đã phải lên trên văn phòng hướng nghiệp tới 4 lần đề nhờ các thầy cô hướng dẫn.
Lịch trình đi tìm việc của mình
Từ tháng 3 của năm thứ 3, mình đã tham gia rất nhiều những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty (10 công ty trên Mynavi, 10 công ty trên Rikunabi). Trong số các công ty mình đã nộp thì có khoảng 80% là công ty bán lẻ, phần còn lại là công ty có trụ sở tại Việt Nam.
Mình đã vượt qua vòng loại hồ sơ và đi đến vòng phỏng vấn với khoảng 10 công ty. Nếu mình bị trượt 1 công ty, mình sẽ lại gửi Entry Sheet mới tới 1 công ty khác. Thêm nữa, mình dành thời gian để tìm hiểu kỹ về công ty đó cũng như suy nghĩ về những câu hỏi có thể sẽ được hỏi trong khi phỏng vấn và chăm chỉ luyện tập trả lời các câu hỏi đó. Các thầy cô trong trường cũng luyện tập phỏng vấn cùng mình.
Mình đã sử dụng những phương tiện sau để tìm hiểu về nội dung công việc trong các công ty.
・ Trang giới thiệu việc làm tên là Mynavi và Rikunabi (phần thông tin công ty)
・ Trang chủ của các công ty
・ Nếu là các doanh nghiệp ở Okayama thì tìm hiểu thông tin tại phòng hướng nghiệp của trường đại học (thông tin có ở trường sẽ chi tiết và cụ thể hơn thông tin trên trang chủ của các công ty)
Ngoài ra, trường mình (4 lần) và các đoàn thể, tổ chức trong tỉnh Okayama cũng đứng ra tổ chức những buổi giới thiệu về nhiều doanh nghiệp. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, có nhiều buổi giới thiệu được tổ chức dưới hình thức trực tuyến.
Các doanh nghiệp tuyển dụng du học sinh
Thay vì gửi nhiều đơn đăng ký ứng tuyển thì mình tập trung tìm hiểu và gửi đơn ứng tuyển vào những công ty có ý định tuyển dụng du học sinh. Bởi vì nếu ứng tuyển vào những công ty không định tuyển du học sinh thì tỷ lệ trượt gần như là 100%, kết quả cuối cùng cũng sẽ là bị đánh rớt và nếu nhận nhiều thư thông báo không trúng tuyển thì điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của mình. Với những công ty có ý định tuyển du học sinh, mình tập trung vào những điểm sau.
・ Trong phần thông tin về công ty trên trang giới thiệu việc làm có mục “tích cực tuyển dụng du học sinh”.
・ Trong phần thông tin của công ty có mục ghi rõ số lượng du học sinh đã tuyển dụng.
・ Những công ty tuyển dụng nhiều sinh viên mới tốt nghiệp sẽ tổ chức một buổi giới thiệu dành riêng cho du học sinh.
・ Phòng hướng nghiệp, trung tâm hướng nghiệp của các trường đại học có thể biết được thông tin về các doanh nghiệp đang tích cực tuyển dụng du học sinh.
Quyết định tuyển dụng – Naitei
Mình đã gửi Entry sheet tới khoảng 20 công ty, tham gia phỏng vấn với khoảng 10 công ty và nhận được quyết định tuyển dụng – Naitei từ 2 công ty. Công ty mình nhận được Naitei đầu tiên là công ty kinh doanh hệ thống siêu thị. Sau đây mình sẽ giới thiệu quá trình từ khi ứng tuyển đến khi mình nhận được Naitei ở công ty này.
・ Gửi Entry sheet trên Mynavi và tham gia buổi giới thiệu về công ty (cuối tháng 4)
・ Gửi sơ yếu lý lịch bằng đường bưu điện trong vòng 1 tuần kể từ khi tham dự buổi giới thiệu công ty (vòng loại hồ sơ)
・ Tham gia phỏng vấn vòng 1 – Online (đầu tháng 5)
・ Tham gia phỏng vấn vòng cuối – Online (giữa tháng 5)
・ Thông báo về Quyết định tuyển dụng – Naitei (cuối tháng 5)
Sau đó, mình tiếp tục tìm việc và vào tháng 11, mình nhận được lời mời làm việc từ một công ty con của Takashimaya có tên là Toshin Development. Công việc chính của mình là quản lý các tòa nhà thương mại, công ty đã có các trung tâm thương mại ở Việt Nam nên mình nghĩ sau này mình có thể làm việc tại Việt Nam.
Nói về cơ duyên với công ty này, một công ty có tên là Mynavi Global sau khi nhìn thấy thông tin mình đăng ký trên Mynavi thì họ đã gửi cho mình thông tin tuyển dụng của công ty này (chỉ dành riêng cho sinh viên tốt nghiệp đại học là người Việt Nam).
Mình lựa chọn công ty này là vì nội dung công việc cũng như môi trường làm việc trong công ty. Trong quá trình tìm việc, mọi người có cơ hội tiếp xúc với những người trong phòng nhân sự và Giám đốc điều hành của từng công ty. Điểm mấu chốt mà mình nghĩ bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định làm vào ở một công ty nào đó là bạn có bạn muốn làm việc cùng những người đó hay không.
Ảnh hưởng của dịch Covid-19
Khó khăn lớn nhất khi đi tìm việc mùa Covid-19 là tình hình suy thoái kinh tế làm cho thị trường tuyển dụng trở nên ảm đạm và khó khăn hơn trước đây. Sau khi mình kết thúc quá trình tìm việc, cô giáo ở phòng Hướng nghiệp cũng nói rằng việc tìm việc trong năm nay khó hơn bao giờ hết. Hai bạn cùng lớp với mình đạt được điểm TOEIC tối đa nhưng họ cũng đã rất vất vả trong khi đi tìm việc.
Thêm nữa, các buổi giới thiệu, phỏng vấn diễn ra trực tuyến khá nhiều, mình ít có các hoạt động chung với các bạn học nên mình cảm thấy khá cô đơn. Vì thế, trường IPU đã tập hợp các bạn sinh viên trong trường và tạo điều kiện để các sinh viên cùng tham gia các buổi giới thiệu công ty cùng nhau. Nhờ đó mà mình đã có cơ hội nói chuyện với thầy cô, bạn bè, tâm trạng mình đã tốt hơn rất nhiều.
Các buổi giới thiệu được tổ chức trên hình thức trực tuyến khá nhiều nên việc có thể tham gia được nhiều buổi phỏng vấn là một điểm tốt. “Hôm nay mình có thể tham buổi giới thiệu của công ty ở Tokyo, ngày mai mình có thể tham gia buổi giới thiệu của công ty ở Osaka”, việc tham gia các buổi giới thiệu trực tuyến giúp mình tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.
Tổng kết và lời khuyên
Sau đây, mình xin chia sẻ với các bạn sắp đi tìm việc theo cách truyền thống một chút cảm nhận của mình sau khi kết thúc quá trình tìm việc.
Bằng cấp
Những chứng chỉ mình đã ghi trong sơ yếu lý lịch của mình gồm có: Kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) N1, Kỳ thi năng lực tiếng Nhật thương mại (BJT) J2, TOEIC 860 điểm.
Điều mà mình cảm nhận được sau khi kết thúc quá trình tìm việc đó là bằng tiếng Nhật rất quan trọng. Mình khuyên các bạn nên lấy N1 (nếu khó quá thì lấy N2) thay vì lấy các bằng cấp khác trước kỳ học mùa đông của năm thứ 3 đại học. Thêm vào đó, BJT cũng là 1 chứng chỉ được nhiều công ty biết đến nên mình cảm thấy thật may vì đã tham gia kỳ thi này.
Hồi cấp 3, mình tập trung học tiếng Anh nên mình đã lấy được 860 điểm TOEIC. Tuy nhiên, trong quá trình đi tìm việc, mình cảm thấy điểm TOEIC không quá quan trọng.
Không từ bỏ cho đến khi thực sự hài lòng
Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 – đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc.
Mình nhận được lời mời làm việc đầu tiên vào tháng 5 – đầu năm thứ 4, lần thứ hai là vào tháng 11 và mình đã chọn vào công ty thứ hai. Lần đầu tiên mình nhận được Naitei là khi mình nhận được thư từ chối từ công ty mà mình muốn vào nhất, khi đó mình đã rất thất vọng. Các bạn của mình đều bắt đầu nhận được Naitei nên mình cũng cuống lên vì mình chưa có gì trong tay. Mặc dù chưa thật sự hài lòng nhưng khi nhận được Naitei của công ty kinh doanh hệ thống siêu thị, mình đã định vào đó làm việc.
Tuy nhiên, mình đã nhận được Naitei từ 1 công ty rồi nên mình nghĩ mình nên tích cực thử thách bản thân ở 1 công ty khác và mình sẽ tiếp tục quá trình tìm việc cho đến khi mình thấy hài lòng với kết quả mình đạt được. Mình nghĩ mình có duyên với công ty mình nhận được Naitei vào tháng 11 vừa qua.
Các bạn có thể cảm thấy bồn chồn và mệt mỏi, nhưng đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục đi tìm việc cho đến khi đạt được thành quả mình mong muốn. Mình cũng hy vọng các bạn sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tìm việc, không ngần ngại trong việc chia sẻ ý kiến, trao đổi với các giáo viên và bạn bè ở trường. Cố gắng lên nhé! Chúc các bạn may mắn!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16860 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15389 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12894 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Vol. 66 Du học và Làm việc / Lựa chọn Osaka là một quyết định đúng đắn của mình
Gặp gỡ sempai số này Trần Thị Kiều Trinh Năm 2009 Tốt nghiệp trường THPT 〈Tỉnh Đồng Nai〉 Năm 2009 Nhập học trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh Năm 2013 Tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Ngữ―Tin Học TP. Hồ Chí Minh Năm 2013 Làm việc tại một công ty buôn bán hàng
-
Vol. 47 Đại Sứ Thiện Chí Hoa Anh Đào – Cô gái xinh đẹp, tài năng, nỗ lực khẳng định bản thân
Gặp gỡ sempai số này Trần Diệu Anh Năm 2011Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Gia Thiều〈Hà Nội〉 Năm 2011Nhập học khoa Đông phương học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội Năm 2013Du học tại Đại học Tokyo (10 tháng) Năm 2016Nhập học khoa Nhật Bản học (Khoa
-
Vol. 41 Có thêm nhiều bạn người Nhật, nâng cao khả năng tiếng Nhật
Gặp gỡ sempai số này Trần Thị Minh Tháng 6/2011Tốt nghiệp THPT Đông Anh Tháng 5/2015Tốt nghiệp Học viện Nông Nghiệp Việt Nam Tháng 5/2015Làm việc tại tỉnh Thái Bình Tháng 7/2016Học tiếng Nhật tại Trung tâm tiếng Nhật Dungmori (4 tháng) Tháng 1/2017Nhập học Trường Nhật ngữ Shin-Osaka Tháng 4/2018Nhập học Trường Chuyên môn
-
Vol. 32 Vượt qua khó khăn khi tìm việc, tận hưởng cuộc sống của người đi làm
Gặp gỡ sempai số này Huỳnh Thị Thảo Nhi Tháng 6/2013Tốt nghiệp trường THPT Phú Bài Tháng 9/2013Nhập học Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế, Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản Tháng 4/2016Nhập học trường tiếng Nhật Daiwa Academy Tháng 12/2017Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế Tháng 3/2018Tốt nghiệp
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16860 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15389 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12894 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài