Du lịch - ăn uống
Số đặc biệt: Các thư viện tuyệt đẹp là địa điểm du lịch nổi tiếng
Trong các thư viện công cộng của Nhật Bản có rất nhiều tòa nhà tuyệt đẹp được đăng tải trên Instagram. Đi đến nơi vui chơi nào cũng phải tốn tiền nhưng nếu là thư viện thì miễn phí. Bạn có thể đến một thư viện gần nhà hoặc ghé qua một thư viện địa phương khi đi du lịch. Ngoài việc chụp hình bên ngoài, bạn cũng có thể tham quan và sử dụng các tiện ích bên trong thư viện miễn phí. Dưới đây là một số thư viện ngoài mục đích sử dụng như trước giờ còn là địa điểm thu hút khách du lịch.
4 thư viện đẹp nhất do KOKORO bình chọn
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các thư viện ở từng khu vực nên ghé thăm, nhưng trước tiên chúng tôi sẽ giới thiệu về 4 thư viện “đặc biệt có giá trị khi đến tham quan” do ban biên tập KOKORO lựa chọn. Các bạn hãy kiểm tra trang web của từng thư viện để biết ngày và giờ mở cửa nhé.
1. Thư viện Yusuhara Kumonoue (Tỉnh Kochi)
Thư viện Yusuhara Kumonoue ở thị trấn Yusuhara, tỉnh Kochi được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng thế giới Kuma Kengo. Các bức tường bên ngoài và nội thất bên trong của thư viện sử dụng rất nhiều gỗ khai thác tại địa phương để hoàn thành cho nên thư viện có mùi hương của gỗ. Ngoài ra còn có một khu vực leo núi nhân tạo miễn phí (mang tất khi sử dụng).
・1212-2 Yusuhara, thị trấn Yusuhara
・0889-65-1900
・Cách di chuyển: Xe ô tô. Từ ga JR Suzaki đi xe buýt 77 phút. Từ ga JR Uwajima đi xe buýt 90 phút.
・Trang web
2. Thư viện thành phố Toyama – Toà nhà chính (Tỉnh Toyama)
Thư viện này nằm trong một cơ sở có tên là “TOYAMA Kirari”. Tòa nhà này cũng được thiết kế bởi Kuma Kengo và có một giếng trời lớn bên trong. Bức tường bên ngoài được tạo nên bởi sự kết hợp của kính, nhôm và đá, ánh sáng được phản chiếu ở nhiều góc độ khác nhau để chiếu vào. Bảo tàng Nghệ thuật Thủy tinh Toyama cũng nằm trong cùng tòa nhà.
Thư viện có một không gian dành riêng để sử dụng máy tính cá nhân và có thể sử dụng Wi-Fi miễn phí. Ngoài ra còn có các quán cà phê và cửa hàng.
・5-1 Nishicho, thành phố Toyama
・076-461-3200
・Cách di chuyển: Đi bộ từ trạm xe điện thành phố “Nishicho” hoặc “Grand Plaza-mae” 1-2 phút. Đi bộ từ ga JR Toyama 20 phút.
・Trang web
3. Thư viện Kanazawa Umi Mirai (Tỉnh Ishikawa)
Thư viện với đặc trưng là một bức tường bên ngoài với khoảng 6.000 cửa sổ tròn, và đã giành được nhiều giải thưởng liên quan đến kiến trúc và thiết kế. Năm 2014, thư viện này đã được chọn là một trong “20 thư viện hấp dẫn nhất trên thế giới” bởi sách hướng dẫn du lịch của Hoa Kỳ.
※ Kể từ tháng 4 năm 2022, thư viện không được phép vào vì mục đích chụp ảnh như một biện pháp đối phó với virus corona mới.
・1-1 Jichumachi, Kanazawa
・076-266-2011
・Cách di chuyển: Đi xe buýt từ cửa Tây ga JR Kanazawa
・Trang web
4. Thư viện kỷ niệm Nakajima (Tỉnh Akita)
“Thư viện kỷ niệm Nakajima” nằm trong khuôn viên của Đại học Quốc tế Akita đã giành được Giải thưởng Thiết kế Đẹp và được chọn là số 1 ở miền Đông Nhật Bản trong “Bảng xếp hạng Thư viện Đẹp” do các công ty báo chí tổ chức khảo sát. Người dân cũng có thể vào thư viện này. Trong số 83.000 cuốn sách trong bộ sưu tập, khoảng 52.000 cuốn là sách nước ngoài, nhưng trong khu vực sách tiếng Nhật được thiết kế đặt những chiếc ghế sofa.
※ Kể từ tháng 4 năm 2022, việc sử dụng dịch vụ của người dân không phải sinh viên bị tạm ngừng do các biện pháp chống lại virus corona mới.
・Okutsubakidai , Yuwatsubakigawa, Thành phố Akita
・018-886-5907
・Cách di chuyển: Đi xe buýt từ lối ra phía nam của ga JR Wada 13 phút
・Trang web
Thư viện đẹp trên khắp Nhật Bản
Chúng tôi đã giới thiệu 4 “thư viện đặc biệt đáng ghé thăm” do ban biên tập KOKORO chọn lọc.
Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều thư viện đáng ghé thăm khác. Chúng tôi sẽ giới thiệu 12 thư viện trong số đó. Một số thư viện từ chối đến với mục đích tham quan do các biện pháp phòng chống virus corona mới, vì vậy hãy kiểm tra thông tin trên trang web của từng thư viện.
Thư viện thông tin thành phố Ebetsu (Hokkaido)
・7 Nopporosuehiro-cho, Ebetsu-shi
・011-384-0202
・Cách di chuyển: Cách ga JR Nopporo khoảng 15 phút đi bộ. Từ trạm xe buýt JR “trước Thư viện Thông tin” ngay gần đó.
・Trang web
Thư viện thành phố Sendai (Tỉnh Miyagi)
Thư viện nằm trong cơ sở công cộng “Sendai Mediatheque”, có không gian tổ chức sự kiện và phòng trưng bày. Là công trình do kiến trúc sư nổi tiếng thiết kế và xây dựng.
・2-1 Kasugamachi, Aoba-ku, Sendai
・022-261-1585
・Cách di chuyển: Cách ga JR Sendai khoảng 1,5 km. Cách 550 m từ ga Chikatetsu Kotodai.
・Trang web
Thư viện thành phố Hanno (Tỉnh Saitama)
・19-5 Yamate-cho, Hanno-shi
・042-972-2114
・Cách di chuyển: Cách ga Hanno tuyến Seibu Ikebukuro 15 phút đi bộ. Đi bộ 3 phút từ trạm xe buýt “Tenranzan Iriguchi” từ lối ra phía bắc của ga.
・Trang web
Thư viện văn hoá Hibiya quận Chiyoda (Tokyo)
Một thư viện hình tam giác tuyệt đẹp ở Công viên Hibiya. Ngoài ra còn có các quán cà phê và nhà hàng. Trong thư viện cấm quay phim chụp ảnh.
・1-4 Hibiyakoen, Chiyoda-ku
・03-3502-3343
・Cách di chuyển: Đi bộ một đoạn từ ga Tokyo Metro Uchisaiwaicho hoặc ga Kasumigaseki
・Trang web
Thư viện tỉnh Yamanashi (Tỉnh Yamanashi)
・2-8-1 Kitaguchi, Thành phố Kofu
・055-255-1040
・Cách di chuyển: Đi bộ từ ga JR Kofu 3 phút
・Trang web
Thư viện thị trấn Obuse-Machitosho Terraso (Tỉnh Nagano)
・1491-2 Obuse, Obuse-cho, Kamitakai-gun
・026-247-2747
・Cách di chuyển: Cách 130 m từ ga Obuse tuyến tàu điện Nagano
・Trang web
Thư viện trung tâm thành phố Gifu (Tỉnh Gifu)
Nằm trong một toà nhà văn hóa có tên “Minna no Mori Gifu Media Cosmos”, có tầm nhìn từ sân thượng rất đẹp. Ngoài ra còn có không gian dành cho phụ huynh và trẻ em, không gian dành riêng cho thanh niên (YA = học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông), và có phòng để sử dụng máy tính cá nhân.
・40-5 Tsukasamachi, Thành phố Gifu
・058-262-2924
・Cách di chuyển: Đi xe buýt từ ga JR Gifu
・Trang web
Thư viện trung tâm thành phố Komaki (Tỉnh Aichi)
・1-234 Chuo, Thành phố Komaki
・0568-73-9951
・Cách di chuyển: Đi bộ 2 phút từ lối ra phía tây của ga Meitetsu Komaki
・Trang web
Thư viện Nakanoshima phủ Osaka (Osaka)
Bên ngoài mang phong cách Phục hưng và không gian bên trong là kiến trúc lịch sử Baroque, được xây dựng vào năm 1904. Đây là một công trình được công nhận là di sản văn hóa quan trọng của quốc gia. Ở tầng hai, có một nhà hàng chuyên món ăn Bắc Âu được các trang dành cho người sành ăn đánh giá cao.
・1-2-10 Nakanoshima, Kita-ku, Osaka
・06-6203-0474
・Cách di chuyển:
・Trang web
Thư viện trung tâm thành phố Yamaguchi (Tỉnh Yamaguchi)
・7-7 Nakazonocho, Thành phố Yamaguchi
・083-901-1040
・Cách di chuyển: Đi xe buýt 16 phút từ ga JR Yamaguchi, xuống tại “Trước trung tâm nghệ thuật thông tin”.
・Trang web
Thư viện Otepia Kochi (Tỉnh Kochi)
Thư viện nằm ở trung tâm của Thành phố Kochi và gần các điểm thu hút khách du lịch như chợ Hirome và phố mua sắm Obiyamachi.
・2-1-1 Otesuji, Thành phố Kochi
・088-823-4946
・Cách di chuyển: Đi bộ khoảng 20 phút từ ga JR Kochi, hoặc khoảng 15 phút đi xe điện trên mặt đất.
・Trang web
Thư viện thành phố Takeo (Tỉnh Saga)
Không chỉ có ngoại thất đạt giải Thiết kế đẹp mà tầm nhìn trong thư viện cũng rất đẹp. Ngoài Starbucks trong tòa nhà, có một quán cà phê bánh kếp trong thư viện trẻ em thành phố Takeo ngay bên cạnh.
・5304-1 Takeo, Takeo-cho, Takeo-shi
・0954-20-0222
・Cách di chuyển: cách 1 km từ ga JR Takeo Onsen
・Trang web
Tổng kết
Có rất nhiều tòa nhà đẹp trong các thư viện Nhật Bản. Tại sao bạn không thử ghé thăm thư viện gần nhà vào cuối tuần và ngày lễ, hoặc ghé qua các thư viện địa phương khi đi du lịch? Hiện tại, một số thư viện đang hạn chế số khách đến thư viện do các biện pháp phòng chống virus corona mới, nhưng bạn có thể ngắm nhìn từ bên ngoài. Ngoài ra, trong thời gian hoạt động bình thường, bạn nên đưa thư viện vào lộ trình tham quan, đến tham quan thư viện và thưởng thức thức uống tại các quán cà phê!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16864 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15402 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12898 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Cách tìm việc làm thêm baito (bản 2024)
Làm thế nào để các bạn du học sinh có thể tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản? Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các anh chị sempai đi trước, đây là bài tổng hợp giới thiệu nhiều cách khác nhau để người nước ngoài tìm được việc làm thêm tại Nhật Bản! Đối với những trường hợp thường xuyên bị từ chối khi gọi điện xin phỏng vấn qua điện thoại, chúng tôi cũng sẽ chỉ cho bạn một số biện pháp. 〈Nội dung của trang này〉 1. Trường học giới thiệu 2. Sempai hoặc bạn bè giới thiệu 3. Trang web của các công ty giới thiệu việc làm 4. Tạp chí thông tin việc làm miễn phí 5. Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng 6. Cách có thể phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại 7. HelloWork 8. Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh 9. Tổng kết và các điểm cần lưu ý 1. Nhà trường giới thiệu Ở các trường đại học, trường chuyên môn, trường tiếng Nhật thường có người phụ trách hỗ trợ du học sinh. Bạn có thể được những người đó giới thiệu việc làm thêm. Ngoài ra, thông tin về việc làm thêm cũng được dán ở bảng tin trong trường. 【Nhà trường giới thiệu】 ・ Trong nhiều trường hợp, bạn có thể yên tâm làm việc. ・ Có nhiều nơi làm việc xem xét lịch phù hợp với việc học. ・ Tuy nhiên, số lượng công việc được giới thiệu ít. 2. Sempai hoặc bạn bè giới thiệu Nhiều bạn du học sinh được sempai của mình hoặc bạn bè giới thiệu cho công việc làm thêm. Ở các quán ăn, cửa hàng tiện lợi kombini, siêu thị và khách sạn hiện nay đã có rất nhiều nhân viên chính thức và nhân viên làm thêm người Việt nên nếu bạn được giới thiệu, khả năng được tuyển dụng khá cao. 3. Trang web của các công ty giới thiệu việc làm Có một số công ty giới thiệu nhân lực vận hành các trang web giới thiệu việc làm. Trên các trang này cũng có đăng tải thông tin các công việc mà người nước ngoài có thể làm thêm. Cũng có cả trang web có thông tin bằng tiếng nước ngoài. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] TOWN WORK [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] indeed [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mynavi baito [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] HelloWork (Trang web do chính phủ vận hành) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] MPKEN(Trang web của NPO) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Reji – super kyujin navi 4. Tạp chí giới thiệu việc làm Trong các tạp chí giới thiệu việc làm (miễn phí) như TOWN WORK được đặt ở ga tàu điện, cửa hàng tiện lợi cũng có đăng rất nhiều thông tin về việc làm thêm. Nó được phát hành bởi công ty giới thiệu việc làm và cũng có các công việc tương tự được đăng trên trang web. 5. Thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng Các nhà hàng, quán ăn, cửa hàng tiện lợi, siêu thị, khách sạn v.v. thường có dán thông báo tuyển dụng -“Tuyển nhân viên làm thêm”. Các bạn hãy thử gọi đến số điện thoại ghi trên thông báo, hoặc nói chuyện với nhân viên (tốt nhất là cửa hàng trưởng) làm việc ở đó nhé. 6. Cách có thể phỏng vấn mà không cần gọi điện thoại Khi gọi điện xin việc làm thêm, các bạn sẽ thường rất lo lắng, không thể nói tiếng Nhật trôi chảy nên không được gọi đi phỏng vấn. Nhiều bạn du học sinh đã có kinh nghiệm như vậy phải không? Ở bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn phương pháp của một sempai. Sempai đã chuẩn bị sẵn bản sơ yếu lý lịch (có dán ảnh) và bản phô tô thẻ cư trú cho vào túi xách và đi vòng quanh thị trấn bằng xe đạp hoặc đi bộ. ① Nếu trước cửa hàng có dán thông báo tuyển dụng “tuyển nhân viên làm thêm", hãy quan sát bên trong. ② Nếu bạn cảm thấy đó là một cửa hàng tốt, hãy tìm cửa hàng trưởng hoặc người quản lý và nói chuyện với họ. "Tôi đã xem tờ thông báo. Tôi muốn xin làm thêm ở đây." ③ Nếu cửa hàng yêu cầu bạn gửi sơ yếu lý lịch qua đường bưu điện, bạn hãy đưa giấy tờ đã chuẩn bị như sơ yếu lý lịch cho họ ngay lúc đấy. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể được phỏng vấn ngay tại chỗ. Sempai đã bằng cách làm này mà được nhận vào làm cho ba công việc bán thời gian (hai cửa hàng tiện lợi và Lotteria). 7. HelloWork Trên toàn Nhật Bản có khoảng 540 cơ quan điều phối việc làm do Chính phủ vận hành (tên thường gọi là HelloWork). Bạn có thể được giới thiệu việc làm thêm ở đây nên hãy thử ghé qua nhé. 【Ưu điểm của HelloWork】 ・ Có thể yên tâm về nơi làm việc (nơi làm việc tuân thủ pháp luật). ・ Bạn có thể tham khảo ý kiến của người phụ trách HelloWork khi trao đổi tìm việc ・ Bạn có thể nhận đơn xin phỏng vấn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các trụ sở của HelloWork trên toàn Nhật Bản (đa ngôn ngữ) 8. Hội nhóm trên mạng xã hội của du học sinh Nhóm facebook tập trung các du học sinh Có rất nhiều các hội nhóm trên mạng xã hội Facebook, nơi các bạn du học sinh tại Nhật Bản tham gia. Các du học sinh có thể đăng thông tin tuyển dụng các công việc baito tại nơi làm thêm của họ trên các trang này. Ngoài ra, nếu bạn đăng yêu cầu nhờ giới thiệu việc làm thêm, có thể sẽ có người hồi âm cho bạn. Nhóm facebook dành cho người Việt ở các khu vực Trên Facebook có các trang do người Việt sống tại Nhật Bản vận hành như Tokyo baito. Từng địa phương như Tokyo, Nagoya, Osaka đều có trang Facebook tương ứng, trên đó đăng rất nhiều thông tin tuyển dụng. Vì vậy, bạn có thể tìm thông tin việc làm thông qua trang Facebook của khu vực mình đang sống. Tuy nhiên, với những thông tin tuyển dụng trên mạng xã hội, một số bạn đã gặp phải rắc rối như “đã trả tiền giới thiệu cho người đăng tin nhưng thực tế là không có việc làm”, “công việc bất hợp pháp”, “điều kiện thực tế khác với điều kiện đã đăng” v.v. Bạn hãy thận trọng khi ứng tuyển nhé. 9. Tổng kết và các điểm cần lưu ý Chúng tôi đã giới thiệu các cách tìm việc làm thêm như thông qua giới thiệu của nhà trường, trang web của các công ty giới thiệu việc làm, thông tin tuyển dụng dán tại cửa hàng, HelloWork, các bài viết trên các trang mạng xã hội v.v. Nếu bạn sang Nhật du học sau khi có được trình độ tiếng Nhật giúp bạn hiểu được nội dung của các trang thông tin việc làm và có thể trả lời các câu hỏi cơ bản trong khi phỏng vấn, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm thêm và năng lực tiếng Nhật của bạn cũng sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bạn thành thạo tiếng Nhật hơn, hãy tìm công việc có thể giao tiếp và lấy đó làm cơ hội luyện tập tiếng Nhật. Những công việc như thu ngân ở cửa hàng tiện lợi, siêu thị, phục vụ ở nhà hàng, quán ăn, là những công việc có thể nói chuyện với khách hàng. Khi tìm việc, ngoài mức lương theo giờ, bạn hãy kiểm tra cả những thông tin này nhé. Thời gian, phương tiện đi từ nhà hoặc từ trường đến nơi làm thêm Thời gian làm việc (Có thể cân bằng với việc học hay không ?) Nội dung công việc Nếu thời gian làm việc quá dài, làm việc từ đêm cho đến sáng thì bạn sẽ không thể học. Ngoài ra, khi làm quá số thời gian cho phép (theo luật là 28 tiếng 1 tuần), đã có bạn không thể gia hạn tư cách lưu trú và không thể tốt nghiệp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Việc làm thêm và Quy định của Cục quản lý xuất nhập cảnh|KOKORO
-
Ý nghĩa những nút bấm trong nhà vệ sinh Nhật Bản
Như các bạn đã biết, Nhật Bản là một trong những quốc gia có các thành phố sạch sẽ. Nhà vệ sinh công cộng cũng được dọn dẹp sạch đẹp và được đánh giá cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Những người mới đến Nhật Bản không chỉ ngạc nhiên về độ sạch sẽ của nhà vệ sinh công cộng mà đôi khi còn bối rối về cách sử dụng. Dù sống đã lâu ở Nhật nhưng khi mới đến, mình cũng rất lúng túng không biết bấm nút nào sau khi sử dụng hoặc không hiểu cách sử dụng bồn cầu xổm kiểu Nhật Bản. Lần này thông qua hình ảnh, mình sẽ giải thích để các bạn không phải lăn tăn khi sử dụng nhà vệ sinh ở Nhật nhé. 1. Bồn cầu xổm đặc biệt kiểu Nhật Cũng giống như ở Việt Nam, hiện nay hầu hết các nhà vệ sinh ở Nhật Bản hiện nay đều có bồn cầu bệt kiểu phương Tây. Tuy nhiên, bồn cầu truyền thống kiểu Nhật hiện vẫn tồn tại ở một số tòa nhà hoặc ngôi nhà cũ. Hình trên là kiểu bồn cầu xổm mà nhiều người Việt Nam cảm thấy lạ khi mới đặt chân đến Nhật. Vậy tôi nên sử dụng chiếc bồn cầu này như thế nào? Nhiều người Việt Nam có thể ngồi sai hướng. Lần đầu tiên đến Nhật Bản, mình cũng ngồi ở hướng ngược lại. Bởi vì, trong nhà vệ sinh kiểu phương Tây, tôi ngồi quay lưng vào phần chứa nước nên tôi nghĩ ngồi như vậy là đúng. Tuy nhiên, cách ngồi đúng trong nhà vệ sinh kiểu Nhật là như trong hình minh họa dưới đây. 2. Cách xả nước sau khi sử dụng Khi chưa biết nhiều tiếng Nhật thì khi sử dụng nhà vệ sinh chắc nhiều người Việt Nam có thể sẽ bối rối vì không biết phải nhấn nút nào để xả nước. Mình sẽ giải thích ý nghĩa của các nút trong nhà vệ sinh Nhật Bản bằng các hình ảnh sau đây. Các nút xả nước được viết là "流す", "FLUSH", hoặc "大", "小", v.v. Ngoài ra, nếu két nước có cần gạt hoặc nút bấm, hãy sử dụng nút bấm hoặc cần gạt, và nếu đường ống nước có gắn cần gạt, hãy gạt nó xuống để xả nước. Chúng ta cùng tìm hiểu nút xả nước theo dạng câu hỏi - trả lời nhanh nhé. Q 1: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này? A: Hãy xem hình bên dưới. Nếu bạn đẩy cần gạt được khoanh đường màu xanh lá cây xuống dưới thì sẽ xả được nước. Quá dễ đúng không? Q 2: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này? A: Hãy nhấn nút có ghi「流す」「FLUSH」được khoanh bằng đường màu xanh lá cây dưới đây.「流す」tiếng Nhật có nghĩa là “xả", “làm trôi" trong tiếng Việt. Q 3: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này? A: Hãy nhấn một trong hai nút nằm hai bên chữ「流す」「FLUSH」. Nút「大」 chữ Hán là chữ “Đại" dành cho đại tiện, chữ 「小」bên phải là chữ “Tiểu"- dành cho tiểu tiện. Q 4: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này? A: Nhấn một trong hai nút được khoanh trong đường màu xanh lá cây dưới đây. Bên trái dành cho đại tiện và bên phải cho tiểu tiện. Nếu nhìn từ phía trên các bạn sẽ thấy chữ「流す」, có nghĩa là “xả",”làm trôi" trong tiếng Việt. Q 5: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này? A: Nhấn nút「大」bên trái dành cho đại tiện, và「小」bên phải dành cho tiểu tiện. Q 6: Làm thế nào để nước bồn cầu này? A: Nhấn nút đen có ghi「流す」「FLUSH」 Q 7: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này? A: Nhấn nút xả nước được khoanh bằng đường màu xanh lá cây dưới đây. Nút xả nước được phóng to. Bạn đã trả lời đúng được bao nhiêu câu hỏi? Hãy xem những hình ảnh này, ghi nhớ và áp dụng vào thực tế nhé. 3. Bồn cầu xả nước kiểu cảm ứng Bồn cầu này có một nút cảm biến thay vì nút hoặc cần gạt để xả nước. Khi cảm biến phản ứng, nước sẽ xả ra. Các bạn có thấy nút cảm biến ở đâu không? A: Nhà vệ sinh này có hai nút cảm ứng. Ta cùng xem ảnh phóng to của 2 nút cảm ứng nhé. Nút cảm biến ở bên trái ghi「手をかざすと便器洗浄します」, có nghĩa là “Nếu che tay vào, bồn cầu sẽ xả nước”. Còn nút cảm biến ở ảnh bên phải ghi 「便器から離れると洗浄します」 có nghĩa là “ Nước sẽ xả khi bạn rời khỏi bồn cầu". Trong trường hợp này, sau khi bạn đứng lên, thiết bị cảm ứng sẽ nhận biết và tự động xả nước. Nút cảm ứng như hình bên trái là người sử dụng dùng tay che để xả còn ảnh bên phải là khi người dùng rời khỏi bồn cầu, nước sẽ tự động xả. Hình ảnh bên dưới là nút cảm ứng của một nhà vệ sinh khác, cách xả nước là lấy tay che bộ phận cảm ứng lại. 4. Những nút tuyệt đối không bấm nếu không phải trường hợp khẩn cấp. Như ảnh trên, bạn có thể nhấn「流す」「FLUSH」 để xả nước bồn cầu. Nhưng đừng nhấn vào nút màu cam có nhãn "SOS" ở phía bên phải. Đây là nút để gọi nhân viên nếu bạn cảm thấy cần cứu hộ khẩn cấp từ trong nhà vệ sinh. Nút bấm màu cam trong ảnh trên cũng tương tự như vậy. Ở ảnh phóng to, bạn có thể thấy dòng chữ 「呼出」, có nghĩa là “Hãy nhấn nút này trong trường hợp khẩn cấp". 5. Một số chức năng khác Sau đây là một số chức năng khác mà các bạn có thể gặp tại nhà vệ sinh tại Nhật Bản. ❶: Nút vệ sinh bằng nước.「おしり」nghĩa là “mông" trong tiếng Nhật. ❷: Nút vệ sinh bằng nước nhẹ nhàng.「やわらか」 nghĩa là nhẹ nhàng. ➌: Nút vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ.「ビデ」 nghĩa là “vòi xịt". ❹: Nút để dừng chức năng của các nút từ ❶~➌.「止」nghĩa là “dừng lại". ➎: Điều khiển độ mạnh của dòng nước trong chức năng từ ❶~➌. 「水勢」 nghĩa là độ mạnh của nước. 「弱」là nút chỉnh nhẹ hơn, 「強」là nút mạnh hơn. ❻: Điều chỉnh vị trí cần rửa của nút từ ❶~❸. 「洗浄位置」nghĩa là vị trí rửa. ❶: Nút rửa mông bằng nước ❷: Nút dành cho phụ nữ (vòi xịt) ❸: Nút để dừng chức năng của nút ❶ và ❷ ❹: Nút phát ra âm thanh. Nhiều phụ nữ Nhật không muốn những người xung quanh nghe thấy âm thanh khi đi vệ sinh nên nhiều người vừa xả nước vừa sử dụng. Vì vậy, để tiết kiệm nước, thiết bị phát ra âm thanh tiếng nước chảy đã ra đời. Vệ sinh chỗ ngồi trên bồn cầu Khi bạn nhấn nút, dung dịch khử trùng sẽ chảy ra. Hãy dùng giấy vệ sinh thấm dung dịch này để lau khử trùng bồn cầu trước khi sử dụng. 6. Nhà vệ sinh đa chức năng Các ga tàu lớn và các cơ sở công cộng lớn ở Nhật Bản có thể có nhà vệ sinh riêng lớn như trong ảnh trên. Đây được gọi là "Nhà vệ sinh đa chức năng". Đặc điểm của nhà vệ sinh đa năng ・ Là nhà vệ sinh ưu tiên cho phụ nữ có thai, người khuyết tật, người già và người có trẻ sơ sinh và được trang bị nhiều dụng cụ phụ trợ khác nhau. ・ Người bình thường cũng có thể sử dụng nhà vệ sinh này. ・ Nam và nữ đều sử dụng được (không phân biệt giới tính). ・ Phòng rộng và có bàn thay bỉm cho trẻ em nên rất hữu ích trong trường hợp có nhiều hành lý, ví dụ như khi đi du lịch chẳng hạn. ・ Vì thường mỗi địa điểm chỉ có một nhà vệ sinh kiểu này nên lưu ý không sử dụng quá lâu. Cách ra vào nhà vệ sinh đa chức năng Cửa của nhà vệ sinh đa năng là loại cửa lùa. Đối với cửa tự động, hãy nhấn nút to tròn (phần được vòng đường màu cam trong ảnh trên và ảnh dưới) để vào. ① Nhấn nút có chữ 「開」 nghĩa là "Mở" thì cửa sẽ mở ra. ② Phía trong phòng cũng có một nút tương tự. Khi nhấn nút 「閉」hoặc「close」nghĩa là “đóng” thì cửa sẽ đóng lại. Một khi cửa đã đóng thì sẽ tự động gài khóa, bên ngoài không thể mở được nên các bạn hãy yên tâm. ③ Sau khi sử dụng xong, nhấn nút「開」để mở cửa. ④ Sau khi đi ra ngoài, hãy nhấn nút 「閉」hoặc「close」để đóng cửa. Bàn thay bỉm Trong nhà vệ sinh đa năng có một "bàn thay bỉm". Chúng ta cùng xem giải thích qua ảnh nhé. Hình trên là bàn thay bỉm cho trẻ nhỏ. Đây cũng là bàn thay bỉm. Khi mở ra, nó sẽ trở thành bàn để đặt trẻ lên thay bỉm. Cũng có người đặt hành lý lên đây. 7. まとめ Mình đã giới thiệu về cách sử dụng bồn cầu xổm truyền thống Nhật Bản, và các loại nút, cần gạt và cảm biến khác nhau để xả nước sau khi sử dụng. Mình cũng giải thích cách sử dụng các nút rửa mông và bồn cầu đa chức năng. Ngay cả những người đã quen với Nhật Bản cũng có thể có điều chưa biết. Nếu bạn mới đến Nhật Bản và đọc được bài viết này, mình tin rằng các bạn sẽ có thể dễ dàng sử dụng nhà vệ sinh ở các trung tâm mua sắm và ga tàu. Nếu có bạn bè còn chưa biết nhiều về nhà vệ sinh ở Nhật, hay giới thiệu cho bạn bè mình biết nhé.
-
Bí quyết tiết kiệm khi vật giá gia tăng
Làm thế nào để có thể duy trì cuộc sống khi giá hàng hóa tăng mà tiền lương không tăng? Các bạn trẻ đang làm việc và sinh sống ở Nhật vốn luôn tiết kiệm. Vậy làm thế nào để có thể duy trì cuộc sống trong bối cảnh vật giá gia tăng? Kokoro xin giới thiệu một vài bí quyết tiết kiệm trong bối cảnh hiện nay. Giá điện nước ga và giá thực phẩm tăng Giá thực phẩm tăng Giá các mặt hàng thực phẩm đã chế biến, ví dụ như mỳ cốc, thực phẩm đông lạnh và các loại gia vị đang gia tăng nhanh chóng. Đây cũng là xu hướng chung đang diễn ra trên thế giới. Nguyên nhân có thể kể đến như sau. ・Giá bột mỳ, đậu tương, đường… tăng mạnh (do thời tiết hoặc ảnh hưởng của tình hình xã hội) ・Giá dầu thô tăng dẫn tới giá bao bì tăng ・Giá dầu tăng dẫn đến chi phí vận chuyển tăng Theo một công ty khảo sát thì trong năm 2022 có tới 105 công ty sẽ tăng giá đối với 6.167 mặt hàng. Tiền điện, ga tăng Do giá dầu thô và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng cao nên 5 trong số 10 công ty điện lực lớn của Nhật sẽ bắt đầu tăng giá điện từ tháng 6 năm nay. Ví dụ, tiền điện trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng điện của công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), từ tháng 6 sẽ là 8.565 yên, tăng 60 yên so với tháng 5 và tăng 1.652 yên so với năm trước đó. Bốn công ty hơi đốt lớn cũng tăng giá. Công ty Tokyo Gas cho biết tiền ga trung bình của một hộ gia đình từ tháng 6 là 5.808 yên, tăng 1.111 yên so với năm ngoái. Giá hơi đốt trung bình một tháng của công ty Osaka Gas dự tính sẽ là 6.360 yên. Tiền lương không tăng mấy Trong khi đó, mức tăng lương nói chung không đáng là bao. Vậy làm thế nào để duy trì cuộc sống trong bối cảnh giá thực phẩm và nhiên liệu gia tăng như vậy. Chúng tôi xin giới thiệu một vài bí quyết đơn giản trong cuộc sống để các bạn cùng tham khảo. Tiết kiệm điện nước ga Chúng ta có thể tiết kiệm điện, ga và nước bằng cách sau. Tiết kiệm điện, nước, ga ① Thổi cơm một lần rồi chia thành từng phần, bọc màng bọc thực phẩm đông đá, khi nào ăn thì quay nóng lại. ② Chế biến những món ăn rẻ tiền mà vẫn tốt cho sức khỏe. ③ Mùa hè, khi dùng điều hòa không để nhiệt độ quá thấp và kết hợp với quạt máy sẽ làm không khí điều hòa tốt hơn. ④ Vào ngày nghỉ, tận dụng các địa điểm công cộng miễn phí. ⑤ Bát đĩa, đồ dùng nhà bếp lau sạch dầu mỡ rồi mới rửa. ① Thổi cơm nhiều một lần rồi chia nhỏ đông đá ・ Thổi cơm nhiều một lần ・ Sau khi cơm chín, chia nhỏ từng phần, bọc màng bọc thực phẩm ・ Cho vào túi zip để trong ngăn đông đá ・ Khi ăn chỉ việc lấy ra quay lò vi sóng là được Làm như trên ta có thể giảm bớt số lần thổi cơm để tiết kiệm điện. Hơn nữa, cơm được đông đá sẽ giữ được thành phần nước trong cơm, nên khi quay nóng lại cơm vẫn rất ngon. ② Sử dụng các loại nguyên liệu rẻ tiền mà dinh dưỡng cao Củ cải khô (khi chưa chế biến) Củ cải khô xào với đậu phụ rán và cà rốt Giá xào ③ Cách sử dụng máy điều hòa Vào mùa hè, đừng để nhiệt độ quá thấp. Ngoài ra nên kết hợp máy điều hòa với quạt máy, quạt thông gió thì hiệu quả sẽ cao hơn. ④ Tận dụng các cơ sở công cộng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO|Thư viện công – Không gian rộng rãi, miễn phí Tận dụng các cơ sở công cộng như thư viện, trung tâm thương mại chúng ta vừa tiết kiệm được điện gia đình vừa có thời gian thư giãn. ⑤ Lau sạch dầu mỡ trên bát đĩa rồi mới rửa Khi rửa bát đĩa có dính dầu mỡ, hãy dùng giẻ cũ cắt từ quần áo bỏ đi thành miếng nhỏ hoặc giấy nhà bếp lau sạch rồi mới rửa. Làm như vậy vừa tiết kiệm được nước vừa giảm lượng thải dầu mỡ ra ngoài, góp phần bảo vệ môi trường. Mua thực phẩm giá rẻ Biết cách mua các loại thực phẩm, đồ ăn giá rẻ hoặc mua được thực phẩm giá rẻ để bảo quản, ta sẽ tiết kiệm được chi phí sinh hoạt. Mua đồ thực phẩm hạ giá tại siêu thị ・ Trước khi đóng cửa 2 hoặc 3 tiếng, các cửa hàng siêu thị thường bán hạ giá các mặt hàng sắp tới hạn sử dụng (gọi là sale) ※ Vài giờ trước khi đóng cửa, nhiều siêu thị thường bán hạ giá 20% các mặt hàng còn nhiều. Trước khi đóng cửa họ có thể hạ giá tới 50%. ※ Trường hợp giảm 50% thì bảng giá sẽ ghi là “半額” (nửa giá) ・ Thứ Bảy hoặc Chủ Nhật, ngay sau khi mở cửa, các siêu thị thường hạ giá các mặt hàng của hôm trước. ・ Các mặt hàng được chỉ định bán hạ giá ngay từ khi mở cửa được gọi là “特売品” ※ Hãy theo dõi giấy quảng cáo của cửa hàng để biết được ngày nào và mặt hàng nào cửa hàng bán những mặt hàng kiểu “特売品”. Tờ quảng cáo thường được dán ở các cửa hàng hoặc trên trang web. Khi mua được nhiều thực phẩm rẻ hãy chia nhỏ, đông đá Trường hợp mua được các loại rau củ, thịt cá rẻ… ta có thể sơ chế, chia thành từng phần đông lạnh ăn dần. ・ Các loại rau đều có thể luộc sơ qua, thái miếng vừa ăn, vắt bớt nước rồi chia thành từng phần, bọc lại để đông đá ăn dần. ・ Khi đông đá, sử dụng túi zip để bảo quản rất tiện lợi. ・ Các loại thực thẩm đã chế biến, chia nhỏ đông đá, cũng rất tiện dụng. ・ Các loại nấm như nấm hải sản, nấm chân gà… cắt bỏ chân, chia nhỏ đông đá, khi chế biến sẽ ngon hơn (xem ảnh). ・ Nấm shiitake thì thái nhỏ rồi mới đông đá sẽ rất tiện dụng. Luôn sắp xếp tủ lạnh gọn gàng Do bận rộn ít có thời gian đi chợ, nên có xu hướng mỗi lần đi chợ chúng ta thường mua nhiều đồ ăn về cất trong tủ lạnh. Nhưng đôi khi vì có quá nhiều đồ ăn nên ta có thể không nhìn thấy những đồ ăn cất kỹ nên cuối cùng đồ ăn quá hạn vứt đi bị lãng phí. Vì vậy hãy sắp xếp trong tủ lạnh sao cho gọn gàng, dễ thấy dễ lấy, tránh vứt đồ ăn thừa lãng phí. Tổng kết Trên đây, chúng tôi vừa giới thiệu với các bạn một số “bí quyết” để có thể duy trì cuộc sống trong bối cảnh vật giá đang tăng cao hiện nay. Có thể tóm tắt lại như sau: ・ 〈Tiết kiệm điện〉Bằng cách thổi nhiều cơm một lúc, chia nhỏ, bọc màng bọc thực phẩm rồi đông đá. ・ Sử dụng các mặt hàng thực phẩm rẻ có giá trị dinh dưỡng cao. ・ 〈Tiết kiệm điện〉Bằng cách sử dụng điều hòa kết hợp với quạt máy, không để nhiệt độ quá thấp. ・ 〈Tiết kiệm điện〉Bằng cách tận dụng các cơ sở công cộng. ・ 〈Tiết kiệm nước〉Bằng cách lau sạch dầu mỡ trên đĩa bát rồi mới rửa. ・ Mua thực phẩm vào khung giờ bán hạ giá ở siêu thị. ・ Mua các loại thực phẩm bán hạ giá theo định kỳ ở siêu thị. ・ Nếu mua được nhiều thực phẩm giá rẻ thì chia nhỏ, đông lạnh để ăn dần. ・ Không để thực phẩm quá hạn sử dụng. Còn rất nhiều các bí quyết tiết kiệm khác trong cuộc sống. Chúng ta cùng tìm hiểu học hỏi lẫn nhau để có thể điều chỉnh tốt cuộc sống trong bối cảnh mới nhé.
-
Thư viện công – Không gian rộng rãi, miễn phí
Nhật Bản có rất nhiều thư viện ở khắp nơi trên toàn quốc. Nhiều người đến đây để đọc sách, học tập và thậm chí dùng nơi đây là nơi tụ tập với nhau. Thư viện công là nơi ai cũng có thể sử dụng miễn phí. Người nước ngoài ở Nhật Bản, ví dụ như du học sinh, người lao động… ai cũng có thể sử dụng được. Người Việt Nam sống và làm việc tại Nhật, nếu tiếp cận dịch vụ công cộng này, cuộc sống của các bạn có thể trở nên dễ dàng, và phong phú hơn rất nhiều. Có thể nói không quá rằng nếu không sử dụng thư viện công ở Nhật Bản, sẽ là một điều đáng tiếc. (Ảnh: Thư viện của tỉnh Yamanashi.) Những lợi ích của thư viện công Nhiều thư viện có ghế sô-fa để đọc sách Bất cứ trường đại học nào ở Nhật Bản cũng có thư viện nhưng chỉ có sinh viên của trường mới được sử dụng. Các trường chuyên môn hoặc trường tiếng cũng thường có phòng mượn sách, nhưng đa phần đều đóng cửa cuối tuần. Ngược lại, các thư viện công thì cuối tuần vẫn mở cửa từ sáng đến tối và người nước ngoài hoặc người không sống tại khu vực đó cũng vẫn có thể sử dụng được. Thư viện công, đa phần là do tỉnh hoặc thành phố quản lý. Theo thống kê của Hiệp hội Thư viện Nhật Bản tính tới năm 2021, Nhật có khoảng 3.316 thư viện các loại với tổng cộng khoảng 460 triệu đầu sách. Nơi có thể ngồi học miễn phí ・ Nhiều thư viện cho phép người sử dụng mang sách, tư liệu riêng vào học tập hoặc làm việc tại đây. Hiện có nhiều người sử dụng các cửa hàng café để học tập và làm việc, nhưng nếu tận dụng thư viện thì bạn sẽ không phải trả tiền. Chúng tôi sẽ đề cập chi tiết ở phần sau. ・ Tại thư viện có nhiều người tới đọc sách, học tập và làm việc, nên khi tới đó, ta sẽ có thêm động lực hoặc làm tăng thêm khả năng tập trung của mình. ・ Đa phần sách ở các thư viện ở Nhật Bản là sách tiếng Nhật nhưng cũng có nhiều loại sách nói về du lịch, giải trí hoặc tạp chí ảnh. Có thể mượn cả sách và đĩa CD tại thư viện ・ Có thể mượn sách của thư viện để về nhà đọc hoặc mang theo đọc khi đi tàu. Mượn sách miễn phí. ・ Có nhiều thư viện cho mượn đĩa nhạc CD hoặc đĩa phim DVD miễn phí. Cách tìm Thư viện Các bạn có thể sử dụng các phần mềm bản đồ có trên điện thoại thông minh như Google Maps hoặc Apple Maps, nhập từ khoá 「図書館」và bấm tìm kiếm. Rất nhanh phần mềm sẽ tìm ra những thư viện ở gần bạn nhất. Vì là một trong những cơ sở thiết yếu, nên hầu hết các thư viện đều có thể dễ dàng đi đến bằng xe điện hoặc xe buýt, rất thuận tiện kể cả với những bạn không có phương tiện cá nhân. Ngoài những khu vực trung tâm thì nhiều thư viện đều có bãi đậu xe. Cách mượn sách ở thư viện Tòa nhà có Thư viện Trung ương Thành phố Kawaguchi Từ thời sinh viên, tôi chủ yếu sử dụng thư viện của trường đại học nơi tôi theo học nhưng từ khi đi làm, tôi chỉ sử dụng thư viện công cộng. Lần này, tôi đã tới Thư viện Trung ương Thành phố Kawaguchi ở gần nơi tôi sinh sống để làm “Thẻ sử dụng thư viện”. Quầy làm thủ tục đăng ký làm thẻ Khi tôi đến quầy tiếp tân thì được nhân viên ở đó hỏi “Anh muốn đăng ký làm thẻ sử dụng thư viện à” và sau đó hướng dẫn tôi tới quầy đăng ký làm thẻ. Để được làm thẻ sử dụng thư viện tại đây thì cần có những điều kiện sau: ・ Người sống tại thành phố Kawaguchi ・ Người làm việc tại thành phố Kawaguchi ・ Người đi học tại thành phố Kawaguchi Cũng có những thư viện cho phép người đi làm, đi học ngang qua khu vực đó được làm thẻ thư viện. Giấy đăng ký làm thẻ sử dụng thư viện Tại quầy đăng ký làm thẻ, bạn sẽ phải điền vào một tờ phiếu “Giấy đăng ký sử dụng thư viện” (図書館利用申込書) những thông tin như: địa chỉ, tên tuổi rồi đưa lại cho nhân viên làm thủ tục. Khi làm thủ tục, cần phải xuất trình thẻ lưu trú hoặc giấy tờ tùy thân. Sau đó nhân viên phụ trách sẽ làm thẻ cho bạn. Ảnh trên là “Thẻ sử dụng thư viện” mà tôi vừa làm. Thành phố Kawaguchi có tới 7 hoặc 8 thư viện. Chỉ cần 1 thẻ này là ta có thể mượn sách ở tất cả những thư viện khác trong thành phố. Sau khi tìm kiếm những cuốn sách muốn mượn thì hãy mang tới quầy cùng với thẻ sử dụng thư viện là ta sẽ được mượn sách. Lần này tôi đã mượn cuốn sách Lịch sử các nước (tiếng Anh) và sách về gôn (tiếng Nhật). Sau khi làm xong thủ tục cho mượn sách, nhân viên sẽ đưa sách cùng với “phiếu mượn”. Phiếu này ghi rõ tên sách và thời gian phải trả sách (ở Thư viện Thành phố Kawaguchi, có thể mượn sách trong vòng 2 tuần, tính từ ngày mượn). Giấy này khá quan trọng cho nên đừng làm mất cho đến khi trả lại nhé. Bạn có thể tìm kiếm sách hoặc đăng ký sách muốn mượn thông qua hệ thống trên mạng của thư viện. Khi làm thẻ sử dụng thư viện, người ta sẽ cấp cho bạn mật khẩu để có thể sử dụng trang web của thư viện để tìm kiếm và đăng ký mượn sách qua mạng. Cách trả sách Việc này còn đơn giản hơn việc mượn sách nữa. Các bạn chỉ cần đem đến quầy trả sách trong thời hạn thôi. Một số nơi còn đặt một hộp trả sách trong trường hợp thư viện đóng cửa. Chỉ cần cho sách vào hộp là xong. Trường hợp qua 2 tuần mà vẫn chưa đọc xong, ta có thể làm thủ tục “Mượn lại” (再貸出). Bạn mang sách tới quầy trả lại, rồi làm thủ tục mượn tiếp. Tuy nhiên, trường hợp đã có người đăng ký mượn trước thì ta phải trả mà không thể tiếp tục mượn được. Không chỉ là chỗ mượn sách Thư viện còn là nơi để học tập hoặc làm việc Những lúc cảm thấy khi ở nhà “không thể tập trung vào việc học”, bạn có thể tìm đến những thư viện có góc dành riêng cho việc học tập “学習スペース” hoặc phòng học tập “学習室”.Tuy nhiên khi có nhiều người cùng đến học hoặc có những nhón nói chuyện thì cũng lại khó tập trung. Có những thư viện mà khi đến quầy lễ tân, bạn đưa thẻ sử dụng thư viện ra hỏi thì sẽ được phát phiếu sử dụng góc học tập. Cũng có những nơi cần đăng ký mới được sử dụng những khu vực như vậy. Trường hợp chỉ đọc sách thì ngoài bàn ghế thông thường, nhiều thư viện còn đặt ghế sô-fa để người sử dụng thoải mái ngồi đọc. Cũng có những thư viện cho phép học tập hoặc làm việc tại những khu vực đọc sách thông thường. Góc có thể ngồi ăn uống Có những thư viện kiêm cả căng tin hoặc cửa hàng cafe để người đọc sách sử dụng. Dịch vụ giúp tìm tài liệu nghiên cứu Có những thư viện có dịch vụ giúp tìm kiếm những tư liệu cần thiết, trong trường hợp để viết luận văn chẳng hạn. Ví dụ, bạn đến thư viện và nói “Tôi muốn viết về lịch sử Việt Nam, xin hãy giới thiệu cho tôi những tư liên liên quan tới văn hóa, chính trị, nông nghiệp v.v.” thì nhân viên thư viện sẽ tìm kiếm và giới thiệu sách giúp bạn. Thậm chí họ còn giới thiệu cả những tài liệu, bài báo, bài đăng tạp chí có liên quan nữa. Tổng kết Thư viện công cộng tại Nhật Bản là nơi không chỉ cho mượn sách mà còn cung cấp địa điểm để có thể ngồi học tập hoặc làm việc và giúp ta tìm kiếm những tư liệu cần thiết. Ngoài ra cũng có những thư viện có cả căng tin hoặc cửa hàng café. Thư viên công cộng là nơi bất cứ ai, từ sinh viên đến người đi làm, từ người Nhật tới người nước ngoài, đều có thể sử dụng miễn phí. Có thể không quá lời khi nói rằng “không sử dụng thư viện công cộng sẽ là một thiệt thòi lớn”. Thư viện công cộng là một dịch vụ hỗ trợ thân thiện cho cuộc sống và học tập của bạn ở Nhật Bản.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16864 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15402 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12898 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài