Cuộc sống - Visa
Ý nghĩa những nút bấm trong nhà vệ sinh Nhật Bản
Như các bạn đã biết, Nhật Bản là một trong những quốc gia có các thành phố sạch sẽ. Nhà vệ sinh công cộng cũng được dọn dẹp sạch đẹp và được đánh giá cao hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Những người mới đến Nhật Bản không chỉ ngạc nhiên về độ sạch sẽ của nhà vệ sinh công cộng mà đôi khi còn bối rối về cách sử dụng. Dù sống đã lâu ở Nhật nhưng khi mới đến, mình cũng rất lúng túng không biết bấm nút nào sau khi sử dụng hoặc không hiểu cách sử dụng bồn cầu xổm kiểu Nhật Bản. Lần này thông qua hình ảnh, mình sẽ giải thích để các bạn không phải lăn tăn khi sử dụng nhà vệ sinh ở Nhật nhé.
1. Bồn cầu xổm đặc biệt kiểu Nhật
Cũng giống như ở Việt Nam, hiện nay hầu hết các nhà vệ sinh ở Nhật Bản hiện nay đều có bồn cầu bệt kiểu phương Tây. Tuy nhiên, bồn cầu truyền thống kiểu Nhật hiện vẫn tồn tại ở một số tòa nhà hoặc ngôi nhà cũ. Hình trên là kiểu bồn cầu xổm mà nhiều người Việt Nam cảm thấy lạ khi mới đặt chân đến Nhật.
Vậy tôi nên sử dụng chiếc bồn cầu này như thế nào?
Nhiều người Việt Nam có thể ngồi sai hướng. Lần đầu tiên đến Nhật Bản, mình cũng ngồi ở hướng ngược lại. Bởi vì, trong nhà vệ sinh kiểu phương Tây, tôi ngồi quay lưng vào phần chứa nước nên tôi nghĩ ngồi như vậy là đúng.
Tuy nhiên, cách ngồi đúng trong nhà vệ sinh kiểu Nhật là như trong hình minh họa dưới đây.
2. Cách xả nước sau khi sử dụng
Khi chưa biết nhiều tiếng Nhật thì khi sử dụng nhà vệ sinh chắc nhiều người Việt Nam có thể sẽ bối rối vì không biết phải nhấn nút nào để xả nước.
Mình sẽ giải thích ý nghĩa của các nút trong nhà vệ sinh Nhật Bản bằng các hình ảnh sau đây.
Các nút xả nước được viết là “流す”, “FLUSH”, hoặc “大”, “小”, v.v.
Ngoài ra, nếu két nước có cần gạt hoặc nút bấm, hãy sử dụng nút bấm hoặc cần gạt, và nếu đường ống nước có gắn cần gạt, hãy gạt nó xuống để xả nước.
Chúng ta cùng tìm hiểu nút xả nước theo dạng câu hỏi – trả lời nhanh nhé.
Q 1: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này?
A: Hãy xem hình bên dưới. Nếu bạn đẩy cần gạt được khoanh đường màu xanh lá cây xuống dưới thì sẽ xả được nước. Quá dễ đúng không?
Q 2: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này?
A: Hãy nhấn nút có ghi「流す」「FLUSH」được khoanh bằng đường màu xanh lá cây dưới đây.「流す」tiếng Nhật có nghĩa là “xả”, “làm trôi” trong tiếng Việt.
Q 3: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này?
A: Hãy nhấn một trong hai nút nằm hai bên chữ「流す」「FLUSH」. Nút「大」 chữ Hán là chữ “Đại” dành cho đại tiện, chữ 「小」bên phải là chữ “Tiểu”- dành cho tiểu tiện.
Q 4: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này?
A: Nhấn một trong hai nút được khoanh trong đường màu xanh lá cây dưới đây. Bên trái dành cho đại tiện và bên phải cho tiểu tiện.
Nếu nhìn từ phía trên các bạn sẽ thấy chữ「流す」, có nghĩa là “xả”,”làm trôi” trong tiếng Việt.
Q 5: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này?
A: Nhấn nút「大」bên trái dành cho đại tiện, và「小」bên phải dành cho tiểu tiện.
Q 6: Làm thế nào để nước bồn cầu này?
A: Nhấn nút đen có ghi「流す」「FLUSH」
Q 7: Làm thế nào để xả nước bồn cầu này?
A: Nhấn nút xả nước được khoanh bằng đường màu xanh lá cây dưới đây.
Nút xả nước được phóng to.
Bạn đã trả lời đúng được bao nhiêu câu hỏi? Hãy xem những hình ảnh này, ghi nhớ và áp dụng vào thực tế nhé.
3. Bồn cầu xả nước kiểu cảm ứng
Bồn cầu này có một nút cảm biến thay vì nút hoặc cần gạt để xả nước. Khi cảm biến phản ứng, nước sẽ xả ra. Các bạn có thấy nút cảm biến ở đâu không?
A: Nhà vệ sinh này có hai nút cảm ứng.
Ta cùng xem ảnh phóng to của 2 nút cảm ứng nhé.
Nút cảm biến ở bên trái ghi「手をかざすと便器洗浄します」, có nghĩa là “Nếu che tay vào, bồn cầu sẽ xả nước”.
Còn nút cảm biến ở ảnh bên phải ghi 「便器から離れると洗浄します」 có nghĩa là “ Nước sẽ xả khi bạn rời khỏi bồn cầu”. Trong trường hợp này, sau khi bạn đứng lên, thiết bị cảm ứng sẽ nhận biết và tự động xả nước.
Nút cảm ứng như hình bên trái là người sử dụng dùng tay che để xả còn ảnh bên phải là khi người dùng rời khỏi bồn cầu, nước sẽ tự động xả.
Hình ảnh bên dưới là nút cảm ứng của một nhà vệ sinh khác, cách xả nước là lấy tay che bộ phận cảm ứng lại.
4. Những nút tuyệt đối không bấm nếu không phải trường hợp khẩn cấp.
Như ảnh trên, bạn có thể nhấn「流す」「FLUSH」 để xả nước bồn cầu.
Nhưng đừng nhấn vào nút màu cam có nhãn “SOS” ở phía bên phải. Đây là nút để gọi nhân viên nếu bạn cảm thấy cần cứu hộ khẩn cấp từ trong nhà vệ sinh.
Nút bấm màu cam trong ảnh trên cũng tương tự như vậy.
Ở ảnh phóng to, bạn có thể thấy dòng chữ 「呼出」, có nghĩa là “Hãy nhấn nút này trong trường hợp khẩn cấp”.
5. Một số chức năng khác
Sau đây là một số chức năng khác mà các bạn có thể gặp tại nhà vệ sinh tại Nhật Bản.
❶: Nút vệ sinh bằng nước.「おしり」nghĩa là “mông” trong tiếng Nhật.
❷: Nút vệ sinh bằng nước nhẹ nhàng.「やわらか」 nghĩa là nhẹ nhàng.
➌: Nút vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ.「ビデ」 nghĩa là “vòi xịt”.
❹: Nút để dừng chức năng của các nút từ ❶~➌.「止」nghĩa là “dừng lại”.
➎: Điều khiển độ mạnh của dòng nước trong chức năng từ ❶~➌. 「水勢」 nghĩa là độ mạnh của nước. 「弱」là nút chỉnh nhẹ hơn, 「強」là nút mạnh hơn.
❻: Điều chỉnh vị trí cần rửa của nút từ ❶~❸. 「洗浄位置」nghĩa là vị trí rửa.
❶: Nút rửa mông bằng nước
❷: Nút dành cho phụ nữ (vòi xịt)
❸: Nút để dừng chức năng của nút ❶ và ❷
❹: Nút phát ra âm thanh. Nhiều phụ nữ Nhật không muốn những người xung quanh nghe thấy âm thanh khi đi vệ sinh nên nhiều người vừa xả nước vừa sử dụng. Vì vậy, để tiết kiệm nước, thiết bị phát ra âm thanh tiếng nước chảy đã ra đời.
Vệ sinh chỗ ngồi trên bồn cầu
Khi bạn nhấn nút, dung dịch khử trùng sẽ chảy ra. Hãy dùng giấy vệ sinh thấm dung dịch này để lau khử trùng bồn cầu trước khi sử dụng.
6. Nhà vệ sinh đa chức năng
Các ga tàu lớn và các cơ sở công cộng lớn ở Nhật Bản có thể có nhà vệ sinh riêng lớn như trong ảnh trên. Đây được gọi là “Nhà vệ sinh đa chức năng”.
Đặc điểm của nhà vệ sinh đa năng
・ Là nhà vệ sinh ưu tiên cho phụ nữ có thai, người khuyết tật, người già và người có trẻ sơ sinh và được trang bị nhiều dụng cụ phụ trợ khác nhau.
・ Người bình thường cũng có thể sử dụng nhà vệ sinh này.
・ Nam và nữ đều sử dụng được (không phân biệt giới tính).
・ Phòng rộng và có bàn thay bỉm cho trẻ em nên rất hữu ích trong trường hợp có nhiều hành lý, ví dụ như khi đi du lịch chẳng hạn.
・ Vì thường mỗi địa điểm chỉ có một nhà vệ sinh kiểu này nên lưu ý không sử dụng quá lâu.
Cách ra vào nhà vệ sinh đa chức năng
Cửa của nhà vệ sinh đa năng là loại cửa lùa. Đối với cửa tự động, hãy nhấn nút to tròn (phần được vòng đường màu cam trong ảnh trên và ảnh dưới) để vào.
① Nhấn nút có chữ 「開」 nghĩa là “Mở” thì cửa sẽ mở ra.
② Phía trong phòng cũng có một nút tương tự. Khi nhấn nút 「閉」hoặc「close」nghĩa là “đóng” thì cửa sẽ đóng lại. Một khi cửa đã đóng thì sẽ tự động gài khóa, bên ngoài không thể mở được nên các bạn hãy yên tâm.
③ Sau khi sử dụng xong, nhấn nút「開」để mở cửa.
④ Sau khi đi ra ngoài, hãy nhấn nút 「閉」hoặc「close」để đóng cửa.
Bàn thay bỉm
Trong nhà vệ sinh đa năng có một “bàn thay bỉm”. Chúng ta cùng xem giải thích qua ảnh nhé.
Hình trên là bàn thay bỉm cho trẻ nhỏ.
Đây cũng là bàn thay bỉm.
Khi mở ra, nó sẽ trở thành bàn để đặt trẻ lên thay bỉm. Cũng có người đặt hành lý lên đây.
7. まとめ
Mình đã giới thiệu về cách sử dụng bồn cầu xổm truyền thống Nhật Bản, và các loại nút, cần gạt và cảm biến khác nhau để xả nước sau khi sử dụng. Mình cũng giải thích cách sử dụng các nút rửa mông và bồn cầu đa chức năng.
Ngay cả những người đã quen với Nhật Bản cũng có thể có điều chưa biết. Nếu bạn mới đến Nhật Bản và đọc được bài viết này, mình tin rằng các bạn sẽ có thể dễ dàng sử dụng nhà vệ sinh ở các trung tâm mua sắm và ga tàu. Nếu có bạn bè còn chưa biết nhiều về nhà vệ sinh ở Nhật, hay giới thiệu cho bạn bè mình biết nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16745 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15291 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12823 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Quy định – tập quán trong cuộc sống
Chúng ta hãy tuân thủ các quy định – tập quán trong cuộc sống và kết thân với hàng xóm nhé. Bài viết này sẽ giới thiệu một số quy tắc như Cách vứt rác ▽ Cách người Nhật cảm nhận tiếng ồn trong phòng ▽ Điểm chú ý liên quan đến điện thoại di động ▽ Biện pháp chống trộm v.v. 〈Nội dung〉 1. Cách vứt rác 2. Tiếng ồn 3. Nhà vệ sinh 4. Dùng điện thoại di động khi đang di chuyển 5. Trên tàu điện, xe buýt 6. Suối nước nóng – nhà tắm công cộng 7. Sinh hoạt cộng đồng 8. Phòng chống tội phạm 1. Cách vứt rác Tuân thủ ngày và địa điểm vứt rác theo từng loại rác Mỗi loại rác lại có ngày (thứ) và địa điểm vứt khác nhau. Mỗi khu vực có một quy định riêng, nếu bạn không tuân thủ chúng, rác của bạn sẽ không được thu gom. Sau khi chuyển nhà, hãy đọc kĩ hướng dẫn liên quan đến việc vứt rác. Hướng dẫn này được phát khi làm thủ tục đăng ký địa chỉ tại các toà thị chính địa phương, khi ký hợp đồng thuê nhà tại văn phòng bất động sản. Nó cũng có thể nằm trong hòm thư nhà bạn. ※ Thông thường, chúng ta sẽ vứt rác vào buổi sáng.※ Hãy sử dụng loại túi chỉ định của địa phương hoặc “túi nhìn thấy bên trong” để vứt nhé. Ví dụ về các loại rác Rác cháy được Vụn giấy, rác tươi, dầu ăn, tã lót giấy, đồ cao su, đồ bằng da v.v. Rác không cháy được Bát đĩa, cốc vỡ (được bọc trong giấy dày), kim loại, thuỷ tinh v.v. Rác tài nguyên Lọ thuỷ tinh, lon, báo, sách, khay đựng đồ ăn bằng nhựa, chai nhựa, bìa các tông v.v. Rác quá khổ Đồ đạc như bàn, ghế v.v., xe đạp, chăn đệm v.v. Rác đồ điện gia dụng Máy điều hoà, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy quần áo v.v. 【Chú ý ①】Dầu ăn đã qua sử dụng Không đổ dầu ăn đã qua sử dụng vào bồn rửa. Nếu cho nhiều giấy báo vào trong nồi, chảo, giấy sẽ hút dầu nên có thể vứt giấy đó như “rác cháy được”. 【Chú ý ②】Rác quá khổ Bạn có thể sẽ cần phải liên lạc trước với cơ quan hành chính địa phương và hẹn ngày thu gom. Sau khi hẹn, mua “phiếu thu gom rác” (回収券) ở cửa hàng tiện lợi, sau đó dán lên rác cần vứt. 【Chú ý ③】Rác đồ điện gia dụng ・ Thu gom máy điều hoà, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy quần áo = Nhờ đơn vị thu gom đã được cấp phép, phải trả “phí tái chế”. ・ Điểm thanh toán phí tái chế, điểm thu gom đồ cũ = Cửa hàng mua sản phẩm mới hoặc cửa hàng đã mua sản phẩm muốn vứt ※ Nếu không hiểu rõ, hãy hỏi cơ quan hành chính tại địa phương của bạn. Vứt rác trái phép (vứt rác bất hợp pháp) Nếu vứt rác ngoài nơi quy định, bạn sẽ trở thành tội phạm. Việc vứt các loại vỏ lon, tàn thuốc lá v.v. trên đường (Poi sute ポイ捨て) cũng được coi là vi phạm pháp luật. 2. Tiếng ồn Tại Nhật Bản, nếu nói to hoặc phát ra âm thanh lớn sẽ làm phiền tới những nhà xung quanh. Đặc biệt, nếu sống ở những khu chưng cư hay căn hộ, hãy chú ý không tạo ra tiếng ồn nhé. ・ Nói chuyện, mở tiệc, xem ti vi hay bật nhạc lớn trong phòng v.v. đều làm phiền đến hàng xóm. ・ Khi sử dụng máy giặt, máy hút bụi vào sáng sớm và đêm khuya, hãy chú ý để không làm phiền hàng xóm nhé. 3. Nhà vệ sinh ・ Khi sử dụng nhà vệ sinh, hãy dùng giấy có sẵn trong đó và vứt giấy vào bồn cầu. Ở một số đất nước và khu vực, giấy đã sử dụng được vứt vào thùng rác bên trong nhà vệ sinh, nhưng ở Nhật thì bạn hãy vứt vào bồn cầu nhé. ・ Nhà vệ sinh ở trung tâm thương mại, ga tàu thường có rất nhiều nút bấm. Nút xả nước thường được viết là “流す(FLUSH)”. 4. Dùng điện thoại di động khi đang di chuyển ・ Không vừa đi vừa nhìn vào điện thoại di động vì bạn có thể va vào người đi đường hoặc xe đạp v.v., gây ra thương tích hoặc tai nạn không đáng có. ・ Luật pháp nghiêm cấm sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ô tô hoặc xe đạp. 5. Trên tàu điện, xe buýt Hãy chú ý những điểm sau đây khi đi tàu điện, xe buýt Không nói to Không gọi điện thoại Không nghe nhạc với âm lượng lớn (khi đeo tai nghe, chú ý để âm thanh không lọt ra ngoài) Khi tàu xe đông người, đeo ba lô trước ngực để tránh làm phiền người khác 6. Suối nước nóng – nhà tắm công cộng Hãy tuân thủ các quy định dưới đây khi sử dụng suối nước nóng, nhà tắm công cộng Làm sạch cơ thể rồi mới vào bể tắm chung Không mang theo khăn tắm vào bể tắm Không sử dụng xà phòng, dầu gội đầu trong bể tắm Có trường hợp người có hình xăm không được vào bể tắm 7. Sinh hoạt cộng đồng Các tổ chức cộng đồng (Hội tự quản, tổ dân phố) Ở Nhật Bản, cư dân của các địa phương có thể thành lập một cộng đồng (hội tự quản, tổ dân phố) để tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Chi phí cho các hoạt động này được các cư dân và công ty ở địa phương tự nguyện đóng góp. Ví dụ về các hoạt động Diễn tập phòng chống thảm hoạ, chuẩn bị cho những trường hợp như động đất, hoả hoạn v.v. Hoạt động bảo vệ an toàn cho trẻ em từ nhà đến trường và ngược lại Hoạt động phúc lợi dành cho người cao tuổi, người khuyết tật Phổ biến thông báo từ toà thị chính v.v. Tổ chức các sự kiện như lễ hội, hội thao v.v. Tình làng nghĩa xóm Nếu bạn thường xuyên chào hỏi hàng xóm, cùng tham gia các sự kiện giao lưu thì giữa bạn và hàng xóm sẽ khó phát sinh rắc rối, ngược lại, khi gặp khó khăn, bạn có thể nhận được lời khuyên, hỗ trợ. Ngoài ra, khi có hoả hoạn v.v. chúng ta rất cần đến sự trợ giúp lẫn nhau. Hãy làm thân với hàng xóm nhé. 8. Phòng chống tội phạm Để tránh bị trộm cắp, sàm sỡ v.v., hãy chú ý những điều dưới đây. Khi ra khỏi nhà, nhất định phải khoá cửa sổ và cửa chính. Khi đỗ xe đạp, xe máy, nhất định phải khoá xe. Không để những đồ vật quan trọng như ví v.v. ở nơi ngoài tầm mắt của mình. Có tội phạm sẽ đi xe máy, xe đạp phía sau bạn rồi rình để giật túi xách của bạn. Hạn chế tối đa việc đi qua nơi ít người vào buổi tối. Nếu bắt buộc phải đi qua, hãy mang theo còi phòng chống tội phạm.
-
★Thông tin cơ bản: Cách tìm nhà ở Nhật Bản
Nếu công ty, trường học không chuẩn bị sẵn nơi ở (ký túc xá) cho bạn, chắc hẳn mối bận tâm lớn nhất của bạn trước khi đi Nhật sẽ là “làm thế nào để tìm nhà” phải không? Khi du học ở trường tiếng Nhật v.v., ban đầu du học sinh sẽ được ở ký túc xá của trường, nhưng sau đó thì nhiều người chuyển ra ngoài và tự thuê nhà. Trong bài viết này, KOKORO và một người Việt đang kinh doanh về bất động sản ở Nhật sẽ giới thiệu với bạn những kiến thức cần thiết khi tìm nhà ở Nhật. Chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về việc thuê nhà ở Nhật như khoản tiền đầu vào, trình tự làm thủ tục thuê nhà, những điểm cần chú ý khi chuyển vào và khi trả nhà v.v. <Nội dung> 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ 3.Các bước tìm nhà 4.Tiền đầu vào 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản Có rất nhiều cách tìm nhà ở Nhật. Khi trường học, công ty không có ký túc xá hoặc khi muốn chuyển từ ký túc xá ra ngoài ở riêng, các bạn sang trước (senpai) đang tìm nhà theo những cách sau. Trường hợp ở ghép/ ở chung ・ Ở chung với bạn bè hoặc tiền bối (senpai) - những người đã sang Nhật trước mình. ・ Sau khi sang Nhật một thời gian thì kết bạn rồi ở cùng với nhau. ・ Tìm bạn ở chung trên Facebook, v.v. Trường hợp muốn tìm nhà từ bây giờ ・ Được công ty, trường học, bạn bè, tiền bối giới thiệu công ty bất động sản (cùng tìm nhà). ・ Tìm nhà trên trang web của công ty bất động sản, Facebook v.v. ・ Đến trực tiếp văn phòng bất động sản. “Mạng lưới nhà an toàn (safety net)” có thể tìm kiếm nhà dành cho người nước nước ngoài Công ty bất động sản dành cho người Việt Gần đây, tại Nhật Bản cũng có nhiều công ty bất động sản do người Việt phụ trách ra đời. Họ có đăng quảng cáo trên Internet nên nếu bạn gõ từ khóa “tìm nhà Tokyo” v.v. bằng tiếng Việt thì bạn sẽ dễ dàng tìm được thông tin. Bạn sẽ được hỗ trợ bằng tiếng Việt nên cũng an tâm hơn. ◆ Ví dụ về việc có thể nói chuyện với công ty bất động sản bằng tiếng Việt 〈Quảng cáo〉 “BEST-ESTATE.JP” Trang tìm nhà dành cho người nước ngoài ◎ Đặc trưng của BEST-ESTATE.JP ・ Sau khi chọn nhà trên trang web tiếng Việt và tìm được một số nhà mong muốn, hãy đến văn phòng bất động sản để tham quan nhà và làm hợp đồng thuê nhà. ・ Có thể trao đổi thông tin bằng tiếng Việt. ・ Không cần người bảo lãnh, sử dụng công ty bảo lãnh dành riêng cho người nước ngoài. ・ Ngay cả sau khi chuyển đến, bạn vẫn có thể nhận được tư vấn miễn phí (bằng tiếng Việt) về nhà ở và cuộc sống hàng ngày. 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ Thị trường nhà cho thuê sẽ có thay đổi lớn tùy vào vị trí (chỗ ở). Vị trí nhà và giá thuê có quan hệ với nhau như sau: Những nhà gần khu văn phòng, khu phố sầm uất, khu trung tâm thương mại v.v. có giá thuê cao. Những nhà dọc theo tuyến đường tàu được yêu thích có giá thuê cao. 〈Khu vực thủ đô Tokyo và vùng phụ cận〉 Yamanotesen (JR), Keio - Inokashirasen, Tokyu - Megurosen, Tokyu - Ooimachisen, Rinkaisen v.v. 〈Khu vực Kansai〉 Kitaosakakyukosen, Hankyu - Takarazukasen, Hankyu - Senrisen, Hankyu - Kobesen, JR Kobesen v.v. Ngay cả cùng dọc tuyến đường tàu thì càng xa trung tâm giá thuê càng rẻ. Tuy nhiên, dù xa trung tâm nhưng nếu là khu dân cư được yêu thích thì là ngoại lệ. Nhà càng xa ga càng rẻ. Dù là cùng một khu hoặc một tuyến tàu, thị trường nhà cho thuê xung quanh ga chỉ có tàu thường có xu hướng rẻ hơn xung quanh ga có tàu nhanh. Thị trường nhà cho thuê ở những khu vực có ít cửa hàng xung quanh ga có xu hướng rẻ hơn khu vực tấp nập gần ga. Nếu bạn biết những điều trên và dành thời gian để đi tìm nhà, bạn có thể tìm được nhà vừa rẻ vừa tốt với xác suất rất cao. 3.Các bước tìm nhà ① Lên danh sách ・ Xem thông tin trên trang web của công ty bất động sản rồi chọn một số căn nhà. Sau đó liên lạc với công ty bất động sản qua điện thoại hoặc email rồi đến văn phòng bất động sản. ・ Nếu đến trực tiếp văn phòng bất động sản thì cũng sẽ được giới thiệu nhà. Sau khi đọc thông tin, nghe nhân viên tư vấn, chọn ra một số nhà phù hợp với yêu cầu của bản thân. ② Đi xem nhà Thường thì nhân viên tư vấn sẽ đưa bạn đến tận nơi để xem nhà. Trong 1 lần đi xem nhà, bạn có thể được giới thiệu từ 2 ~ 5 căn nhà nên đừng ngại, hãy đi nhiều căn để xem và so sánh. ③ Kí hợp đồng Sau khi tìm thấy căn nhà mình ưng ý thì chuyển sang bước làm thủ tục thuê nhà. 4.Tiền đầu vào Khi thuê nhà ở Việt Nam thì mỗi tháng bạn chỉ cần trả tiền nhà, còn khi thuê nhà ở Nhật thì bạn sẽ mất một khoản tiền đầu vào khá lớn. Tiền lễ/ tiền cảm ơn (reikin) Đây là khoản tiền bạn sẽ trả cho chủ nhà khi chuyển vào và nó sẽ không được trả lại. Ở một số vùng thì nó có tên gọi khác là “shikihiki” – là một phần của khoản “tiền đặt cọc” (shikikin). Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà. Tiền đặt cọc (shikikin) Đây là khoản tiền đặt cọc để chi trả phí sửa chữa và tu bổ nhà nếu bạn làm bẩn, làm hỏng nhà. (Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà.) Khi trả nhà, sau khi trừ các khoản tiền sửa chữa, tu bổ v.v. bạn sẽ được nhận lại phần còn lại. Công ty bảo lãnh nhà cho thuê Khi thuê nhà ở Nhật, cũng có thể bạn sẽ cần đến người bảo lãnh liên đới. Nếu không có người bảo lãnh, bạn có thể trả tiền cho công ty bảo lãnh nhà cho thuê để họ bảo lãnh cho bạn. Nếu bạn đóng tiền thuê nhà muộn thì chủ nhà hoặc công ty quản lý bất động sản sẽ liên lạc với người bảo lãnh hoặc công ty bảo lãnh nhà để yêu cầu trả tiền thuê nhà. Làm sạch nhà Bạn sẽ mất 25.000~40.000 yên cho phòng đơn, 40.000~70.000 yên cho nhà có 2 phòng trở lên. Gần đây có trường hợp bị yêu cầu trả tiền khử trùng. Bạn có thể sẽ bị yêu cầu trả khoản tiền này khi trả nhà. Bảo hiểm cháy nổ Khoảng 15.000~22.000 yên với hợp đồng 2 năm Đổi chìa khóa Đổi chìa khóa mới để đề phòng trộm cắp. Thông thường khoảng 10.000~30.000 yên. Phí trung gian Khoản phí này sẽ trả cho công ty bất động sản, thường 1 tháng tiền nhà. Nếu gộp chung tất cả các khoản trên thì ban đầu bạn sẽ mất một khoản phí gấp 3~5 lần tiền nhà 1 tháng. Tuy nhiên, trong số các mục trên, cũng có mục không cần phải trả tùy theo văn phòng bất động sản và căn nhà đó. 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng Các giấy tờ cần thiết Để ký hợp đồng thuê nhà thì cần có các loại giấy tờ như dưới đây. Giấy tờ tùy thân Hộ chiếu, thẻ lưu trú, thẻ sinh viên (nếu là sinh viên), giấy xác nhận công tác (nếu đang đi làm) Chứng minh thu nhập Có thể bạn sẽ bị yêu cầu nộp giấy chứng minh thu nhập. Đó là bảng lương (kyujomeisaisho), báo cáo thuế (gensenchoshuhyo), giấy chứng minh thu nhập (shunyushomeisho) v.v. Người bảo lãnh Có thể họ sẽ yêu cầu bạn tìm người bảo lãnh là người Nhật để có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Có nhiều trường hợp người của trường học, nơi làm việc sẽ trở thành người bảo lãnh nhưng nếu bạn không quen biết người nào như vậy thì bạn hãy trao đổi với người của công ty bất động sản. Các công ty bất động sản dành riêng cho người nước ngoài thường không yêu cầu người Nhật bảo lãnh. Thủ tục ký hợp đồng ① Điền các giấy tờ liên quan đến hợp đồng Bạn sẽ điền các giấy tờ ở văn phòng bất động sản. Thông tin cá nhân của bạn sẽ được gửi đến công ty quản lý nhà, công ty bảo lãnh. ② Thẩm định Công ty quản lý, công ty bảo lãnh sẽ xác nhận xem các thông tin cá nhân của bạn có đúng hay không, sau đó thẩm định xem có nên cho bạn thuê nhà hay không. Để thẩm định thì họ sẽ gọi điện thoại cho bạn. Thường thì họ sẽ nói tiếng Nhật nhưng nếu bạn nhờ công ty bất động sản có người Việt phụ trách thì họ sẽ nói bằng tiếng Việt. Các thông tin cá nhân mà bạn điền ở văn phòng bất động sản sẽ được xác nhận qua điện thoại. ③Ký hợp đồng Sau khi thẩm định, nếu bạn nhận được sự đồng ý của chủ nhà, công ty quản lý, công ty bảo lãnh thì hợp đồng của bạn được thông qua (kí tên và đóng dấu). ④ Thời hạn hợp đồng Thông thường là 2 năm. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng vẫn muốn ở tiếp, bạn có thể xin gia hạn hợp đồng. Có thể bạn sẽ mất phí gia hạn (thường là 1 tháng tiền nhà). Ngoài ra, các khoản bảo hiểm cháy nổ, tiền bảo lãnh cũng sẽ phát sinh mới. ※Lưu ý: Nếu dự định chuyển đi, bạn phải thông báo trước ít nhất một tháng cho chủ nhà hoặc văn phòng bất động sản. Ví dụ: nếu bạn muốn chuyển đi vào ngày 31 tháng 7, hãy thông báo trước ngày 30 tháng 6. Nếu bạn muốn chuyển vào ngày 31 tháng 7 nhưng thông báo vào ngày 15 tháng 7, bạn có thể bị tính tiền thuê cho đến ngày 15 tháng 8.
-
Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_05: Cách đi thang cuốn kì lạ
Đứng ở bất kỳ đâu trên thang cuốn, tặng hoa cho người ốm, đưa tiền tip trong khách sạn, nhà hàng, huýt sáo vào buổi tối là những điều hết sức bình thường ở Việt Nam. Nhưng ở Nhật thì dame. Xứ sở hoa anh đào, đất nước mặt trời mọc, mùa thu có lá vàng lá đỏ, xuân về thì hoa anh đào nở rộ… là những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản, có thể đọc được ở bất kỳ đâu. Tuy nhiên, có những nét văn hóa tồn tại trong đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân xứ sở hoa anh đào mà rất ít người Việt để ý. Hãy cùng tìm hiểu về chúng. Khi đi thang cuốn Lê Hoàng An, sinh viên năm nhất đại học Kyushu (Fukuoka), vẫn không quên được thời khắc bị một người đàn ông Nhật vỗ vai đề nghị đứng dịch về bên trái khi đang lên thang cuốn. An hơi giật mình khi nhận ra gương mặt của người đàn ông này không hề dễ chịu chút nào. Theo thói quen thời còn ở Việt Nam, An bước lên thang cuốn và đứng song song với người bạn đi cùng. Tuy nhiên, Nhật Bản đã xây dựng được văn hóa xếp hàng trên thang cuốn cực kỳ chuẩn chỉnh. Thường thì người đứng yên cần phải xếp hàng dịch về bên trái (ở khu vực Kansai thì là bên phải) để dành lối bên phải cho người đang vội có thể đi trước. Tuy nhiên nếu như bạn ở khu vực Kansai như Osaka hoặc Kyoto thì người đi thang cuốn sẽ đứng về phía bên phải, dành lối đi về phía trái cho người nào muốn đi lên trước. Tại sao ở khu vực Kansai lại có quy định ngược như vậy? Lý do cũng có nhiều cách giải thích. Một cách giải thích cho rằng năm 1967 nhà ga Umeda của tuyến đường sắt Hankyu có lắp đặt loại thang cuốn đi bộ và có nhiều người vịn vào phía bên phải do có loa thông báo “Dành lối đi bên trái cho người muốn đi trước”. Từ đó hình thành thói quen đứng bên phải. Theo một cách giải thích khác thì năm 1970, khi Osaka đăng cai tổ chức Hội chợ quốc tế EXPO thì do có nhiều du khách nước ngoài, nên đã hình thành thói quen đứng bên phải cho phù hợp với thói quen của người châu Âu. Khi đi thang cuốn ở Nhật thì người đứng yên cần phải xếp hàng dịch về bên trái (ở khu vực Kansai thì là bên phải) Ở Việt Nam, bạn có thể đứng ở bất kỳ bên nào trên thang nhưng sang tới Nhật, hãy đứng dịch về một bên kẻo lại đụng phải những cái lườm nguýt như An. Tiền tip (tiền boa) Ở Nhật Bản không có văn hóa cho tiền tip. Ở Việt Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa đưa tiền tip cho nhân viên phục vụ tương đối phổ biến. Nhiều người Việt quan niệm đơn giản rằng, khi họ được cung cấp dịch vụ như ý thì một chút tiền tip là cách để thể hiện sự hài lòng. Tặng tiền tip sẽ khiến người Nhật nổi giận !? Tuy nhiên, đừng dại mà đưa tiền tip cho các nhân viên phục vụ ở Nhật nếu bạn không muốn rơi vào tình huống khó xử. Đối với người Nhật thì việc cung cấp một dịch vụ hoàn hảo là điều hiển nhiên. Thậm chí sẽ có nhiều người Nhật cảm thấy việc bạn đưa tiền tip là một sự sỉ nhục. Đối với họ, tiền không phải là thước đo giá trị. Người Nhật cung cấp dịch vụ xuất phát từ lòng hiếu khách chứ không phải để đổi lấy tiền boa. Tặng hoa cho người ốm là…bất lịch sự !? Tiếp theo, bạn có một người bạn Nhật đang nằm viện và nghĩ tới chuyện tới thăm. Theo thói quen của người Việt, bạn nghĩ rằng mình nên mua một vài bông hoa giúp người bệnh cảm thấy vui tươi hơn. Nếu muốn mua hoa, xin hãy lưu ý vài điểm sau: Bản thân việc tặng hoa cho người ốm không có vấn đề gì, nhưng các loài hoa có màu trắng ở Nhật đều liên quan đến đám tang. Vì thế nên tránh các loại hoa màu trắng hoặc hoa cúc, là loại hoa chuyên được cắm bàn thờ phật. Ngoài ra các loài hoa đỏ thì khiến người bệnh liên tưởng tới máu. Vì thế nếu tặng hoa cho người sau khi bị mổ thì ta nên tránh nhé. Ở Nhật tặng hoa cho người ốm là…bất lịch sự? Tệ hơn nữa, nếu bạn tặng cho người ốm những loài hoa được trồng trong chậu thì thê thảm rồi. Bởi hoa trồng trong chậu có rễ, tiếng Nhật đọc là “Netsuku” và từ này dễ làm người ta liên tưởng tới từ “ngủ mãi” trong tiếng Nhật. Bạn đang mong người bệnh ngủ mãi hay sao? Ở một số vùng thì hoa trồng trong chậu sẽ khiến người bệnh nghĩ rằng chúng ta đang chúc họ nằm viện lâu tới mọc rễ. Hơn nữa, tùy theo bệnh viện mà có những nơi người ta không cho phép cắm hoa trong phòng bệnh nên nếu muốn tặng hoa, chúng ta nên hỏi trước xem có được phép không nhé. Bởi những loại hoa có hương thơm mạnh hoặc có phấn hoa… có thể ảnh hưởng tới người bệnh hoặc người nằm cùng phòng. Nên thường thì người ta tránh tặng hoa cho người ốm. Huýt sáo Vào một đêm trăng thanh gió mát, bạn cao hứng và quyết định huýt sáo vài giai điệu cho vui vẻ. Bạn thoải mái làm điều đó ở Việt Nam nhưng ở Nhật thì đừng. Tiếng huýt sáo có rất nhiều giai thoại ở Nhật. Huýt sáo ngoài đường Ở một số vùng, người Nhật quan niệm rằng tiếng huýt sáo là cách kẻ trộm gọi nhau vào ban đêm. Vậy nên chỉ cần nghe tiếng huýt sáo người dân sẽ theo phản xạ lùng xục tìm kẻ gian. Thời xa xưa hơn nữa, sáo là công cụ được sử dụng khi gọi hồn. Vậy nên tiếng sáo vang lên ban đêm sẽ khiến nhiều người cảm thấy rùng rợn, giống như việc có hồn ma nào đó đang được gọi lên. Trẻ con ở nhiều vùng thì được người lớn dạy rằng, nếu huýt sáo thì rắn sẽ vào nhà. Nói tóm lại, tiếng sáo vang lên ban đêm chỉ liên quan tới những điều không tốt. Những nét văn hóa dân gian góp phần tạo nên đặc trưng cho mỗi dân tộc. Vậy nên hãy tìm hiểu và tôn trọng những điều kiêng kị để chí ít thì cũng không bị coi là bất lịch sự trong đời sống hàng ngày.
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa
Vì công việc mà tôi thường xuyên tiếp xúc với nhiều bạn trẻ người Việt Nam sang làm việc hoặc học tập tại Nhật Bản. Cách đây một thời gian, tôi có dịp đi công tác xuống địa phương và được một số bạn trẻ người Việt Nam làm thực tập sinh ở đó mời về nhà ăn cơm. Bữa cơm vui vẻ và đầm ấm với những món ăn đơn giản nhưng mang đậm hương vị quê nhà như nem rán, cá rán và đặc biệt là có một bát canh chuối xanh nấu ốc thơm lừng mùi lá tía tô. Các bạn mang canh ra và nói “Chị ăn đi, ngon lắm. Hôm nay có chị đến chơi, bọn em cũng nghĩ chắc chị ở thành phố thì ít có dịp ăn ốc nên hôm nay nấu ốc chuối xanh đãi chị đó ạ.” Thấy các bạn đã chuẩn bị công phu, khêu từng con ốc và tình cảm các bạn dành cho, tôi đã ăn một bát và quả thật là rất ngon vì lần đầu tiên sau bao năm tôi mới được ăn món canh ốc này. Cơm nước xong, ngồi trò chuyện với nhau, tôi mới hỏi xem các bạn mua ốc ở đâu thì bạn cho biết “Bọn em đi bắt ở những thửa ruộng lúa gần chỗ làm ạ. Ở đây nhiều lắm mà hình như người Nhật không ăn chị ạ”. Ốc trong ruộng lúa Nghe vậy tôi mới giật mình và nói cho các em biết là ốc ở những thửa ruộng trồng lúa là KHÔNG THỂ ĂN ĐƯỢC và từ nay trở đi KHÔNG ĐƯỢC ĂN ỐC MÒ Ở RUỘNG LÚA. Lý do là vì việc trồng lúa hiện nay dùng rất nhiều hóa chất, từ thuốc trừ sâu đến thuốc diệt cỏ… Nên các loài sinh vật sống ở đây đều nhiễm hóa chất nặng. Các ruộng lúa dùng rất nhiều hóa chất Liên quan tới việc bắt sinh vật, động vật trong thiên nhiên về ăn có một sự việc xảy ra năm 2019. Một bạn trẻ, nam giới, người Việt Nam ở Nhật bắt 2 con vịt trời ở một khu vực sông ở Tokyo định mang về ăn nhưng đã bị bắt và bị truy tố vì tội “Vi phạm Luật Bảo hộ Động vật” của Nhật Bản. Theo luật này việc tự tiện bắt chim muông và động vật ở Nhật Bản, trên nguyên tắc là bị cấm. Chỉ được phép săn bắt những loài thú được phép “Săn bắt” và phải có “Giấy phép”. Và việc “Săn bắt” phải được cấp phép và được đăng ký. “Giấy phép” được cơ quan hành chính có chức năng cấp cho mục đích loại bỏ những động vật gây nguy hại hoặc vì mục đích nghiên cứu. Ngoài 2 mục đích này ra thì dù chim trời hay động vật hoang dã thì cũng không được phép đánh bắt. Chim trời hay động vật hoang dã thì cũng không được phép đánh bắt Quay lại việc mò bắt ốc ở ruộng lúa, việc làm này không vi phạm luật nhưng nếu ăn phải có khả năng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Có thể ta không nhận thấy tác hại ngay sau khi ăn nhưng nếu không biết mà cứ tiếp tục ăn thì lâu dần, những hóa chất độc hại sẽ tích tụ lại trong cơ thể và trong tương lai có thể gây ra những căn bệnh nghiêm trọng. Vì thế lời khuyên của tôi là “Nhất định không được ăn ốc ở ruộng lúa” các bạn nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16745 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15291 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12823 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài