Kinh nghiệm của tôi (Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định)

◎181103-ひまわり
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Sau 5 năm làm việc ở nhà máy sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, chị Hương đã được chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Chị đang làm việc cùng khoảng 90 công nhân khác và trong số đó có tới 1/3 là người Việt. Chị thân thiết với cả đồng nghiệp người Việt và người Nhật trong công ty. Sau này chị muốn lấy vĩnh trú và tiếp tục sống ở Nhật.

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Diễm Hương
  • Năm 2009Tốt nghiệp THPT 〈Tỉnh Vĩnh Long〉
  • Năm 2012Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long
  • Năm 2012Làm việc tại siêu thị
  • Năm 2013Học ở công ty phái cử 〈TP Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2014Sang Nhật → Tập huấn → Thực tập ở nhà máy 〈Tỉnh Aichi〉
  • Năm 2017Kết thúc thực tập kỹ năng, về nước
  • Năm 2017 Làm việc tại công ty giới thiệu nhân sự ở Việt Nam
  • Năm 2018Quay lại thực tập kỹ năng (Số 3) 〈Tỉnh Aichi〉
  • Năm 2021Chuyển sang Kỹ năng đặc định ở công ty đang làm

〈Sinh năm 1991, quê ở Vĩnh Long〉

Nơi làm việc có nhiều người Việt

Tôi đang làm việc tại công ty Sansen Kagaku ở thành phố Komaki tỉnh Aichi với tư cách Kỹ năng đặc định. Nhà máy của công ty sản xuất rất nhiều sản phẩm làm bằng nhựa. Công việc của tôi là dùng kìm gỡ các sản phẩm ra khỏi trục nhựa và kiểm tra sản phẩm, v.v.

  • ・Công việc bắt đầu từ 8 giờ sáng
  • ・Đi xe đạp từ nhà tới nơi làm việc
  • ・Trong số khoảng 90 công nhân có 32 người là người Việt (Kỹ năng đặc định:7 người, Thực tập kỹ năng: 25 người)

Các sản phẩm của chúng tôi được sử dụng ở cả Mỹ và các nước châu u. Đó là những sản phẩm như phụ kiện ô tô (phần vô lăng, nút bấm đèn báo nguy hiểm,v.v.) ▽ phụ kiện máy in ▽ phụ kiện bồn rửa mặt, nhà tắm, v.v.

Câu chuyện trước khi sang Nhật

Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long nhờ sự hỗ trợ từ chị gái 〈Năm 2012〉

Bố mẹ tôi trồng quýt, thu nhập 1 năm chỉ khoảng 100 triệu. Vì thế, chị gái tôi (hơn tôi 4 tuổi) đã sang Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng và tiết kiệm tiền để cho tôi đi học Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đi làm ở siêu thị ở quê khoảng 3 tháng, lương tháng lúc đó chỉ có 4 triệu. Chính vì thế, tôi muốn giúp đỡ gia đình và đi làm ở Nhật giống chị mình, tôi quyết định đi Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng. Tôi cũng muốn sống ở một nước phát triển như Nhật Bản, học cách làm việc và văn hoá của Nhật.

Số tiền trả cho công ty phái cử

Ảnh chụp tại công ty phái cử 〈Năm 2014〉

Để trở thành thực tập sinh kỹ năng, tôi đã vào công ty phái cử ở TP Hồ Chí Minh.

  • ・Tôi được trung tâm giới thiệu việc làm ở Vĩnh Long giới thiệu cho 3 công ty phái cử.
  • ・Tôi tìm hiểu về 3 nơi đó trên mạng, rồi chọn công ty có quy mô lớn, chi phí rẻ.
  • ・Tổng số tiền tôi đã trả cho công ty phái cử là 2700 đô la. Số tiền này đã bao gồm các loại lệ phí, tiền học, tiền xin visa, v.v.
  • ・Tôi được công ty Sansen Kagaku trả tiền vé máy bay.
  • ・Tôi đã học ở trung tâm tiếng Nhật 8 tháng.

Các khoản chi phí và điều kiện tuyển dụng đều do Liên đoàn Công thương Aichi (nghiệp đoàn) ký với công ty phái cử. Nếu được Liên đoàn Công thương Aichi giới thiệu công ty phái cử, bạn có thể đi Nhật mà không tốn quá nhiều chi phí.

Liên đoàn Công thương Aichi (Trang Facebook tiếng Việt)

Số tiền gửi về cho bố mẹ trong 5 năm

Tiền lương nhận được hàng tháng có chút thay đổi, tuỳ thuộc vào số giờ làm thêm của tháng đó. Trong năm thứ 3, tiền lương về tay mỗi tháng khoảng 120,000~170,000 yên (khoản tiền đã trừ thuế và bảo hiểm xã hội).

※100,000 yên = Khoảng 17,210,000 VND (Thời điểm 18/6/2022)

Sau 5 năm thực tập, tôi đã gửi về cho bố mẹ khoảng 4,800,000 yên. Hiện nay tỷ giá yên đang thấp nhưng nếu tính theo tỷ giá lúc tôi gửi về thì được khoảng 1 tỷ VND. Với số tiền này, bố mẹ tôi đã mua vườn cây, xây lại nhà. Số còn lại thì bố mẹ dùng làm tiền dưỡng già.

  • ・Khoảng 200,000,000 VND + Tiền của bố mẹ → Mở rộng vườn cây
  • ・Khoảng 400,000,000 VND → Xây lại nhà

Chuyển từ Thực tập kỹ năng sang Kỹ năng đặc định

Đồng nghiệp ở công ty Sansei Kagaku chào mừng tôi trở lại Nhật〈Năm 2018〉

Tôi về nước năm 2017, làm việc vài tháng tại công ty phái cử ở TP Hồ Chí Minh. Khi đó, tôi nhận được tin nhắn qua LINE của công ty Sansen Kagaku: “Em có muốn tiếp tục làm việc ở Sansen không?”, thế là tôi quay lại Nhật với tư cách thực tập sinh kỹ năng số 3.

Thực tập sinh kỹ năng số 3 là giai đoạn thực tập năm thứ 4, thứ 5 song tuỳ theo ngành nghề, có ngành chỉ đến Thực tập sinh số 2 (tổng là 3 năm) là hết. Ban đầu, ngành thực tập của tôi cũng chỉ tới số 2 nhưng sau đó chính sách thay đổi, ngành của tôi có thêm số 3 nên tôi đã được công ty gọi.

Tôi thích công ty Sansen Kagaku và vùng đất yên bình như thành phố Komaki cũng dễ sống hơn một nơi sôi động và náo nhiệt như TP Hồ Chí Minh. Hơn thế, các thành phố ở Nhật có không khí rất trong lành. Tôi rất vui sướng và quyết định quay lại Nhật.

Giao lưu với người Nhật ở nơi làm việc

Ảnh trái: Chụp với cô Yokoyama (chính giữa) ở vườn lê, Ảnh phải: Đi tham quan hồ Biwa cùng công ty

Tôi thường nói chuyện cùng những anh chị, cô chú người Nhật ở nơi làm việc. Mỗi năm 2~3 lần, cô Yokoyama và chú Goto dẫn thực tập sinh người Việt chúng tôi đi tham quan một số nơi. Hai người đi 2 ô tô tới đón chúng tôi, đoàn chúng tôi khoảng 10 người tất cả. Chúng tôi đã từng đến vườn nho và hái nho rồi cùng ăn với nhau.

Ngoài ra, công ty cũng tổ chức các buổi ăn liên hoan và các chuyến đi du lịch tập thể (công ty chi trả). Chúng tôi cùng nhau đi du lịch trong ngày, tôi đã được đi Hồ Biwa (tỉnh Shiga), Kyoto, v.v.

Tận hưởng cuộc sống cùng bạn bè

Tôi chơi thân với đồng nghiệp trong công ty. Vào cuối tuần, chúng tôi cùng nhau đi ăn, đi chơi rất vui vẻ.

Mua sắm
  • ・Gần nhà có rất nhiều siêu thị.
  • ・Chúng tôi thường đi siêu thị giảm giá có tên là "Don Quixote” (Đọc là Donkihote)
Các cửa hàng đồ Việt
  • ・Mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều cửa hàng bán nguyên liệu của Việt Nam. Gần ký túc của chúng tôi cũng có 1 cửa hàng.
Liên hoan
  • ・Sinh nhật, tiệc chào mừng, tiệc chia tay đồng nghiệp người Việt thường được tổ chức trong phòng ký túc. Sau khi trải nilon xuống sàn bếp, khoảng 20 người chúng tôi sẽ ăn liên hoan với nhau.
Ký túc xá (nhà thuê)
  • ・4 thực tập sinh đang sống trong căn chung cư 3 phòng ngủ.
Ra ngoài
Đi chơi cùng bạn bè bằng tàu điện 1,2 lần mỗi tháng.
  • ・Nơi có hoa đẹp
  • ・Nơi có đèn chiếu sáng ban đêm
  • ・Các thành phố ở Nagoya
  • ・Các quán ăn Việt Nam
  • ・Quán thịt nướng, sushi băng chuyền (sushi giá rẻ)

Sổ tay chi tiêu của tôi (Bình quân 1 tháng)

※100 yên = Khoảng 17,120 VND (Thời điểm 18/6/2022)

Thu nhập: 110,000~160,000 yên
Tiền lương về tay

110,000~160,000 yên

*Khoản tiền đã trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội, tiền thuê nhà

*Tiền thuê nhà là 27,000 yên (Đã bao gồm tiền điện, nước, ga)
Chi tiêu: 61,500 yên
Wi-Fi (1 người)

1,500 yên

Tiền ăn

30,000 yên

Tiền đi ăn bên ngoài, các chi phí khác

30,000 yên

Tiết kiệm: 50,000~100,000 yên
*Phần lớn là gửi về cho gia đình

Hy vọng trong tương lai

Trước khi sang Nhật, tôi đã học ở trung tâm tiếng Nhật 8 tháng. Sau khi sang Nhật 1 năm, tôi đã viết nhật ký bằng tiếng Nhật mỗi ngày. Từ năm thứ hai, tôi dành ra 1 tiếng mỗi ngày để học tiếng Nhật. Tôi có N4 (JLPT), từ khi trượt N3 vào năm 2017, tôi không thi nữa. Thế nhưng tôi có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật nên tôi nghĩ thế cũng được rồi.

Hiện nay tôi có tư cách lưu trú là Kỹ năng đặc định số 1. Tư cách này kéo dài tối đa 5 năm. Sau đó, khi có tư cách Kỹ năng đặc định số 2, tôi có thể xin gia hạn thêm bao nhiêu lần cũng được, sau này còn có thể xin được vĩnh trú. Hiện nay, ngành của tôi chưa có tư cách Kỹ năng đặc định số 2 nhưng nếu chính sách thay đổi, tôi nghĩ là sẽ có tư cách số 2. Khi đó, tôi muốn làm việc ở công ty hiện tại càng lâu càng tốt.

Phỏng vấn giám đốc

Giám đốc Komada (bên trái)

KOKORO đã phỏng vấn ông Komada Yasuhiko - giám đốc công ty Sansen Kagaku.

―― Có khoảng 1 phần 3 công nhân trong công ty của ông là người Việt phải không ạ?

Giám đốcVâng, công ty tôi có nhiều người làm việc lâu năm. Gần đây, số lượng người Nhật trẻ làm việc ở nhà máy ít đi nên chúng tôi tiếp nhận người Việt vào làm việc.

―― Trong số nhiều người nước ngoài, lý do mà công ty chọn người Việt là gì ạ?

Giám đốcCác công ty khác đã tuyển dụng người Trung Quốc và người Việt nên chúng tôi cũng đã cân nhắc tới việc tuyển người Trung Quốc. Thế nhưng, nghe nói có rất nhiều người Việt làm việc chăm chỉ nên tôi đã tuyển dụng thực tập sinh người Việt. Sau khi thử tuyển người Việt vào làm, tôi thấy có rất nhiều người chăm chỉ, chất phác, nhiều người làm việc để thực hiện mục tiêu trong tương lai của mình nên tôi tuyển rất nhiều người Việt.

―― Sau khi kết thúc quá trình thực tập, nhiều người đã chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định ở công ty khác. Thế nhưng ở công ty của ông thì có rất nhiều người không chuyển đi và vẫn làm việc ở đây phải không ạ?

Giám đốcTôi nghĩ rằng mình không thể để những người đến từ một đất nước xa xôi cảm thấy cô đơn nên tôi thường bắt chuyện với các công nhân người Việt. Có lẽ vì thế mà các nhân viên người Nhật khác cũng đối xử tốt với người Việt.

―― Hương là một công nhân như thế nào ạ?

Giám đốcCô ấy là một người có thái độ làm việc rất tốt, thường xuyên giúp đỡ các em người Việt vào sau. Tôi rất biết ơn cô ấy. Nếu được thì tôi muốn cô ấy làm việc ở đây mãi mãi.

Sau 5 năm làm việc ở nhà máy sản xuất các sản phẩm bằng nhựa, chị Hương đã được chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Chị đang làm việc cùng khoảng 90 công nhân khác và trong số đó có tới 1/3 là người Việt. Chị thân thiết với cả đồng nghiệp người Việt và người Nhật trong công ty. Sau này chị muốn lấy vĩnh trú và tiếp tục sống ở Nhật.

Gặp gỡ sempai số này

Nguyễn Thị Diễm Hương
  • Năm 2009Tốt nghiệp THPT 〈Tỉnh Vĩnh Long〉
  • Năm 2012Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long
  • Năm 2012Làm việc tại siêu thị
  • Năm 2013Học ở công ty phái cử 〈TP Hồ Chí Minh〉
  • Năm 2014 Sang Nhật → Tập huấn → Thực tập ở nhà máy 〈Tỉnh Aichi〉
  • Năm 2017 Kết thúc thực tập kỹ năng, về nước
  • Năm 2017 Làm việc tại công ty giới thiệu nhân sự ở Việt Nam
  • Năm 2018Quay lại thực tập kỹ năng (Số 3) 〈Tỉnh Aichi〉
  • Năm 2021Chuyển sang Kỹ năng đặc định ở công ty đang làm

〈Sinh năm 1991, quê ở Vĩnh Long〉

Nơi làm việc có nhiều người Việt

Tôi đang làm việc tại công ty Sansen Kagaku ở thành phố Komaki tỉnh Aichi với tư cách Kỹ năng đặc định. Nhà máy của công ty sản xuất rất nhiều sản phẩm làm bằng nhựa. Công việc của tôi là dùng kìm gỡ các sản phẩm ra khỏi trục nhựa và kiểm tra sản phẩm, v.v.

  • ・Công việc bắt đầu từ 8 giờ sáng
  • ・Đi xe đạp từ nhà tới nơi làm việc
  • ・Trong số khoảng 90 công nhân có 32 người là người Việt (Kỹ năng đặc định:7 người, Thực tập kỹ năng: 25 người)

Các sản phẩm của chúng tôi được sử dụng ở cả Mỹ và các nước châu u. Đó là những sản phẩm như phụ kiện ô tô (phần vô lăng, nút bấm đèn báo nguy hiểm,v.v.) ▽ phụ kiện máy in ▽ phụ kiện bồn rửa mặt, nhà tắm, v.v.

Câu chuyện trước khi sang Nhật

Bố mẹ tôi trồng quýt, thu nhập 1 năm chỉ khoảng 100 triệu. Vì thế, chị gái tôi (hơn tôi 4 tuổi) đã sang Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng và tiết kiệm tiền để cho tôi đi học Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long.

Sau khi tốt nghiệp, tôi đi làm ở siêu thị ở quê khoảng 3 tháng, lương tháng lúc đó chỉ có 4 triệu. Chính vì thế, tôi muốn giúp đỡ gia đình và đi làm ở Nhật giống chị mình, tôi quyết định đi Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng. Tôi cũng muốn sống ở một nước phát triển như Nhật Bản, học cách làm việc và văn hoá của Nhật.

Tốt nghiệp Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long nhờ sự hỗ trợ từ chị gái 〈Năm 2012〉

Số tiền trả cho công ty phái cử

Để trở thành thực tập sinh kỹ năng, tôi đã vào công ty phái cử ở TP Hồ Chí Minh.

  • ・Tôi được trung tâm giới thiệu việc làm ở Vĩnh Long giới thiệu cho 3 công ty phái cử.
  • ・Tôi tìm hiểu về 3 nơi đó trên mạng, rồi chọn công ty có quy mô lớn, chi phí rẻ.
  • ・Tổng số tiền tôi đã trả cho công ty phái cử là 2700 đô la. Số tiền này đã bao gồm các loại lệ phí, tiền học, tiền xin visa, v.v.
  • ・Tôi được công ty Sansen Kagaku trả tiền vé máy bay.
  • ・Tôi đã học ở trung tâm tiếng Nhật 8 tháng.

Các khoản chi phí và điều kiện tuyển dụng đều do Liên đoàn Công thương Aichi (nghiệp đoàn) ký với công ty phái cử. Nếu được Liên đoàn Công thương Aichi giới thiệu công ty phái cử, bạn có thể đi Nhật mà không tốn quá nhiều chi phí.

Liên đoàn Công thương Aichi (Trang Facebook tiếng Việt)

Ảnh chụp tại công ty phái cử 〈Năm 2014〉

Số tiền gửi về cho bố mẹ trong 5 năm

Tiền lương nhận được hàng tháng có chút thay đổi, tuỳ thuộc vào số giờ làm thêm của tháng đó. Trong năm thứ 3, tiền lương về tay mỗi tháng khoảng 120,000~170,000 yên (khoản tiền đã trừ thuế và bảo hiểm xã hội).

※100,000 yên = Khoảng 17,210,000 VND (Thời điểm 18/6/2022)

Sau 5 năm thực tập, tôi đã gửi về cho bố mẹ khoảng 4,800,000 yên. Hiện nay tỷ giá yên đang thấp nhưng nếu tính theo tỷ giá lúc tôi gửi về thì được khoảng 1 tỷ VND. Với số tiền này, bố mẹ tôi đã mua vườn cây, xây lại nhà. Số còn lại thì bố mẹ dùng làm tiền dưỡng già.

  • ・Khoảng 200,000,000 VND + Tiền của bố mẹ → Mở rộng vườn cây
  • ・Khoảng 400,000,000 VND → Xây lại nhà

Chuyển từ Thực tập kỹ năng sang Kỹ năng đặc định

Tôi về nước năm 2017, làm việc vài tháng tại công ty phái cử ở TP Hồ Chí Minh. Khi đó, tôi nhận được tin nhắn qua LINE của công ty Sansen Kagaku: “Em có muốn tiếp tục làm việc ở Sansen không?”, thế là tôi quay lại Nhật với tư cách thực tập sinh kỹ năng số 3.

Thực tập sinh kỹ năng số 3 là giai đoạn thực tập năm thứ 4, thứ 5 song tuỳ theo ngành nghề, có ngành chỉ đến Thực tập sinh số 2 (tổng là 3 năm) là hết. Ban đầu, ngành thực tập của tôi cũng chỉ tới số 2 nhưng sau đó chính sách thay đổi, ngành của tôi có thêm số 3 nên tôi đã được công ty gọi.

Tôi thích công ty Sansen Kagaku và vùng đất yên bình như thành phố Komaki cũng dễ sống hơn một nơi sôi động và náo nhiệt như TP Hồ Chí Minh. Hơn thế, các thành phố ở Nhật có không khí rất trong lành. Tôi rất vui sướng và quyết định quay lại Nhật.

Đồng nghiệp ở công ty Sansei Kagaku chào mừng tôi trở lại Nhật〈Năm 2018〉

Giao lưu với người Nhật ở nơi làm việc

Tôi thường nói chuyện cùng những anh chị, cô chú người Nhật ở nơi làm việc.Mỗi năm 2~3 lần, cô Yokoyama và chú Goto dẫn thực tập sinh người Việt chúng tôi đi tham quan một số nơi. Hai người đi 2 ô tô tới đón chúng tôi, đoàn chúng tôi khoảng 10 người tất cả. Chúng tôi đã từng đến vườn nho và hái nho rồi cùng ăn với nhau.

Ngoài ra, công ty cũng tổ chức các buổi ăn liên hoan và các chuyến đi du lịch tập thể (công ty chi trả). Chúng tôi cùng nhau đi du lịch trong ngày, tôi đã được đi Hồ Biwa (tỉnh Shiga), Kyoto, v.v.

Ảnh trái: Chụp với cô Yokoyama (chính giữa) ở vườn lê, Ảnh phải: Đi tham quan hồ Biwa cùng công ty

Tận hưởng cuộc sống cùng bạn bè

Tôi chơi thân với đồng nghiệp trong công ty. Vào cuối tuần, chúng tôi cùng nhau đi ăn, đi chơi rất vui vẻ.

Mua sắm
  • ・Gần nhà có rất nhiều siêu thị.
  • ・Chúng tôi thường đi siêu thị giảm giá có tên là "Don Quixote” (Đọc là Donkihote)
Các cửa hàng đồ Việt
  • ・Mấy năm gần đây, ngày càng có nhiều cửa hàng bán nguyên liệu của Việt Nam. Gần ký túc của chúng tôi cũng có 1 cửa hàng.
Liên hoan
  • ・Sinh nhật, tiệc chào mừng, tiệc chia tay đồng nghiệp người Việt thường được tổ chức trong phòng ký túc. Sau khi trải nilon xuống sàn bếp, khoảng 20 người chúng tôi sẽ ăn liên hoan với nhau.
Ký túc xá (nhà thuê)
  • ・4 thực tập sinh đang sống trong căn chung cư 3 phòng ngủ.
Ra ngoài
4 thực tập sinh đang sống trong căn chung cư 3 phòng ngủ.
  • ・Nơi có hoa đẹp
  • ・Nơi có đèn chiếu sáng ban đêm
  • ・Các thành phố ở Nagoya
  • ・Các quán ăn Việt Nam
  • ・Quán thịt nướng, sushi băng chuyền (sushi giá rẻ)

Sổ tay chi tiêu của tôi (Bình quân 1 tháng

※100 yên = Khoảng 17,120 VND (Thời điểm 18/6/2022)

Thu nhập: 110,000~160,000 yên
Tiền lương về tay

110,000~160,000 yên

*Khoản tiền đã trừ thuế, tiền bảo hiểm xã hội, tiền thuê nhà

*Tiền thuê nhà là 27,000 yên (Đã bao gồm tiền điện, nước, ga)
Chi tiêu: 61,500 yên
Wi-Fi (1 người)

1,500 yên

Tiền ăn

30,000 yên

Tiền đi ăn bên ngoài, các chi phí khác

30,000 yên

Tiết kiệm: 50,000~100,000 yên
*Phần lớn là gửi về cho gia đình

Hy vọng trong tương lai

Trước khi sang Nhật, tôi đã học ở trung tâm tiếng Nhật 8 tháng. Sau khi sang Nhật 1 năm, tôi đã viết nhật ký bằng tiếng Nhật mỗi ngày. Từ năm thứ hai, tôi dành ra 1 tiếng mỗi ngày để học tiếng Nhật. Tôi có N4 (JLPT), từ khi trượt N3 vào năm 2017, tôi không thi nữa. Thế nhưng tôi có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật nên tôi nghĩ thế cũng được rồi.

Hiện nay tôi có tư cách lưu trú là Kỹ năng đặc định số 1. Tư cách này kéo dài tối đa 5 năm. Sau đó, khi có tư cách Kỹ năng đặc định số 2, tôi có thể xin gia hạn thêm bao nhiêu lần cũng được, sau này còn có thể xin được vĩnh trú.Hiện nay, ngành của tôi chưa có tư cách Kỹ năng đặc định số 2 nhưng nếu chính sách thay đổi, tôi nghĩ là sẽ có tư cách số 2.Khi đó, tôi muốn làm việc ở công ty hiện tại càng lâu càng tốt.

Phỏng vấn giám đốc

KOKORO đã phỏng vấn ông Komada Yasuhiko - giám đốc công ty Sansen Kagaku.

―― Có khoảng 1 phần 3 công nhân trong công ty của ông là người Việt phải không ạ?

Giám đốcVâng, công ty tôi có nhiều người làm việc lâu năm. Gần đây, số lượng người Nhật trẻ làm việc ở nhà máy ít đi nên chúng tôi tiếp nhận người Việt vào làm việc.

―― Trong số nhiều người nước ngoài, lý do mà công ty chọn người Việt là gì ạ?

Giám đốcCác công ty khác đã tuyển dụng người Trung Quốc và người Việt nên chúng tôi cũng đã cân nhắc tới việc tuyển người Trung Quốc. Thế nhưng, nghe nói có rất nhiều người Việt làm việc chăm chỉ nên tôi đã tuyển dụng thực tập sinh người Việt. Sau khi thử tuyển người Việt vào làm, tôi thấy có rất nhiều người chăm chỉ, chất phác, nhiều người làm việc để thực hiện mục tiêu trong tương lai của mình nên tôi tuyển rất nhiều người Việt.

―― Sau khi kết thúc quá trình thực tập, nhiều người đã chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định ở công ty khác. Thế nhưng ở công ty của ông thì có rất nhiều người không chuyển đi và vẫn làm việc ở đây phải không ạ?

Giám đốcTôi nghĩ rằng mình không thể để những người đến từ một đất nước xa xôi cảm thấy cô đơn nên tôi thường bắt chuyện với các công nhân người Việt. Có lẽ vì thế mà các nhân viên người Nhật khác cũng đối xử tốt với người Việt.

―― Hương là một công nhân như thế nào ạ?

Giám đốcCô ấy là một người có thái độ làm việc rất tốt, thường xuyên giúp đỡ các em người Việt vào sau. Tôi rất biết ơn cô ấy. Nếu được thì tôi muốn cô ấy làm việc ở đây mãi mãi.