Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

vol38_avatar
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)

Gặp gỡ sempai số này

Chị Phạm Phi Hải Yến
  • Tháng 5/2002Tốt nghiệp trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm 〈Vĩnh Long〉
  • Tháng 9/2002Vào học Khoa Kỹ thuật xây dựng trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP Hồ Chí Minh
  • Tháng 4/2007Vào làm việc tại công ty vốn nước ngoài về nội thất, làm việc tại đây trong 4 năm 〈Hồ Chí Minh〉
  • Tháng 10/2010Kết hôn với chồng, khi đó đang là du học sinh
  • Tháng 4/2011Sang Nhật Bản 〈Osaka〉
  • Tháng 12/2012Sinh con
  • Tháng 10/2013Vào học trường tiếng Nhật, học tại đây trong 1 năm
  • Tháng 4/2014Vào làm tại công ty sản xuất lược chải tóc S・HEART・S, làm việc tại đây trong 2 năm
  • Tháng 11/2016Sinh con
  • Tháng 10/2017Bắt đầu học chương trình dự bị sau đại học tại Khoa Nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hoá, Hệ đào tạo sau đại học trường Đại học Osaka
  • Tháng 4/2018Bắt đầu học chương trình thạc sĩ, Khoa Sau đại học trường Đại học Osaka
  • Tháng 4/2020Bắt đầu học chương trình tiến sĩ, Khoa Sau đại học trường Đại học Osaka

〈Sinh năm 1984, quê ở tỉnh Vĩnh Long〉

Lời giới thiệu

Gia đình cùng nhau đi chơi bằng ô tô riêng (Tháng 5/2020)

    Ban đầu, chị Yến đến Nhật Bản với dự định chỉ sống ở đây trong vài năm. Sau đó, chị sinh 2 con gái tại Nhật Bản, học lên cao học và gần đây đã mua nhà. Chị Yến sẽ chia sẻ lại quá trình học tiếng Nhật, làm quen với bạn bè, sinh con, nuôi dạy con cái cũng như làm baito của bản thân mình.

Gia đình cùng nhau đi chơi bằng ô tô riêng (Tháng 5/2020)

Người yêu sang Nhật Bản và hai người kết hôn

Ảnh trái: Cùng các đồng nghiệp tại công viên ở TP.Hồ Chí Minh (Năm 2007) Ảnh phải: Chụp tại chỗ làm ở Thành phố Hồ Chí Minh (Năm 2011)

    Tôi có bạn trai vào năm lớp 11, chúng tôi là bạn học cùng lớp. Sau đó chúng tôi cũng học đại học cùng nhau. Tuy nhiên, năm tiếp theo, anh ấy nhận được học bổng chương trình du học 6 năm (1 năm trường tiếng, 3 năm cao đẳng, 2 năm đại học) của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. Bản thân tôi không hứng thú lắm với việc đi du học nên sau khi tốt nghiệp tôi đã làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù hai chúng tôi hầu như chẳng thể gặp mặt nhau, nhưng ngày nào anh cũng gọi điện và chúng tôi trò chuyện với nhau khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau quá trình yêu xa như vậy, chúng tôi quyết định kết hôn. Khi đó, chồng tôi đang học thạc sĩ năm thứ nhất, còn tôi đã đi làm đến năm thứ tư.

Ảnh trái: Cùng các đồng nghiệp tại một công viên ở Thành phố Hồ Chí Minh (Năm 2007) Ảnh phải: Chụp tại chỗ làm ở Thành phố Hồ Chí Minh (Năm 2011)

◇ Kết hôn sau quá trình yêu xa (Năm 2010)

Sang Nhật sống cùng chồng

   Sau khi kết hôn được nửa năm, tháng 4/2011, tôi thôi việc và sang Nhật Bản. Khi đó chồng tôi đã nhận được thư chấp nhận (naitei) vào làm cho một công ty thiết kế. Lúc đó, tôi vẫn không nghĩ là sẽ sống ở Nhật Bản trong thời gian dài.

   Ở Việt Nam, tôi làm việc bằng tiếng Anh tại một công ty vốn nước ngoài, nhưng ở Nhật nếu chỉ nói tiếng Anh thì sẽ rất ít người hiểu. Thời gian đầu, tôi có rất ít bạn bè, lại không biết tiếng Nhật nên suốt ngày chỉ ở nhà và ngày càng bị stress. Giữa tình cảnh ấy, tôi được bạn bè người Việt (cũng là vợ du học sinh) giới thiệu cho lớp tiếng Nhật của Hội giao lưu quốc tế tại địa phương. Đó là lớp tiếng Nhật miễn phí do giáo viên tình nguyện người Nhật dạy (mỗi buổi 1 tiếng đồng hồ). Tôi học tại đó mỗi tuần 2 buổi. Tổng số học sinh khoảng 20 ~ 30 người (trong đó có 4 người Việt), đa số là người thân trong gia đình của du học sinh Đại học Osaka.

Tóm tắt quá trình học và làm việc của hai vợ chồng

Tóm tắt quá trình học và làm việc của hai vợ chồng

Tôi Chồng tôi
2002 Vào học Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2004 Trường tiếng Nhật
2005 Trường Cao Đẳng
2007 Tốt nghiệp → Đi làm ở Việt Nam
2008 Khoa Xây dựng – Đại học Osaka
2010 Học thạc sĩ, Đại học Osaka
2010 Kết hôn
2011 Thôi việc → Sang Nhật
2012 Sinh con Đi làm tại Nhật Bản
2013 Học tại trường tiếng Nhật trong 1 năm
2014 Làm việc tại công ty Nhật trong 2 năm
2016 Sinh con
2018 Học thạc sĩ - Đại học Osaka
2020 Học tiến sĩ - Đại học Osaka

Cuộc sống khi mới làm mẹ khá buồn tẻ

Chụp cùng con gái lớn ở công viên gần nhà (Mùa Xuân năm 2014)

    Sau khi sang Nhật vài tháng, để dành dụm tiền đi học trường tiếng Nhật, tôi bắt đầu đi làm thêm tại một tiệm giặt là do bạn tôi cũng là vợ du học sinh giới thiệu. Tôi làm công việc này vào cuối tuần, phụ trách phần giặt và là. Chẳng bao lâu sau, tôi biết mình có thai. Vì không biết bệnh viện nào tốt nên tôi rất lo lắng, nhưng người chủ cho thuê căn hộ (vốn là bác sĩ) đã khuyên tôi “nên sinh nở ở bệnh viện lớn". Người chủ nhà còn dùng xe ô tô riêng chở chúng tôi đến bệnh viện và làm giúp các thủ tục khám. Các lần khám tiếp theo, chồng tôi đi cùng để phiên dịch và đến tháng 10/2012, tôi đã sinh được một bé gái.

    Sau khi sang Nhật vài tháng, để dành dụm tiền đi học trường tiếng Nhật, tôi bắt đầu đi làm thêm tại một tiệm giặt là do bạn tôi cũng là vợ du học sinh giới thiệu. Tôi làm công việc này vào cuối tuần, phụ trách phần giặt và là. Chẳng bao lâu sau, tôi biết mình có thai. Vì không biết bệnh viện nào tốt nên tôi rất lo lắng, nhưng người chủ cho thuê căn hộ (vốn là bác sĩ) đã khuyên tôi “nên sinh nở ở bệnh viện lớn". Người chủ nhà còn dùng xe ô tô riêng chở chúng tôi đến bệnh viện và làm giúp các thủ tục khám. Các lần khám tiếp theo, chồng tôi đi cùng để phiên dịch và đến tháng 10/2012, tôi đã sinh được một bé gái.

    Sau khi tôi sinh con, mẹ tôi đã từ Việt Nam sang Nhật để giúp đỡ chúng tôi trong 1 tháng, nhưng chồng tôi thì do bận việc nên ngày nào cũng về nhà rất muộn. Do không hiểu tiếng nên tôi chẳng nắm được đầy đủ các thông tin như tiêm chủng cho trẻ sơ sinh hay các sự kiện giao lưu mẹ và bé.

Chụp cùng con gái lớn ở công viên gần nhà (Mùa Xuân năm 2014)

Gửi con đi nhà trẻ để học tiếng Nhật

Chụp tại lớp với bạn học ở trường tiếng Nhật

   Sau khi sinh con được 2 tháng, tôi quay lại công việc làm thêm cuối tuần. Thế rồi, sau khi sinh con được 1 năm, tôi gửi con đi nhà trẻ để bắt đầu học tại trường tiếng Nhật (học phí một năm là 65 vạn yên) và học tại đây 1 năm. Nhờ đã học ở lớp học tình nguyện nên vào trường tiếng Nhật, tôi bắt đầu học từ trình độ trung cấp, thế nhưng do con gái thường xuyên ốm sốt, nên tôi nghỉ đến gần nửa thời gian. Để bổ khuyết cho thời gian nghỉ, mỗi buổi tối, tôi dành ra 2 tiếng đồng hồ để tự học.

    Sau khi sinh con được 2 tháng, tôi quay lại công việc làm thêm cuối tuần. Thế rồi, sau khi sinh con được 1 năm, tôi gửi con đi nhà trẻ để bắt đầu học tại trường tiếng Nhật (học phí một năm là 65 vạn yên) và học tại đây 1 năm. Nhờ đã học ở lớp học tình nguyện nên vào trường tiếng Nhật, tôi bắt đầu học từ trình độ trung cấp, thế nhưng do con gái thường xuyên ốm sốt, nên tôi nghỉ đến gần nửa thời gian. Để bổ khuyết cho thời gian nghỉ, mỗi buổi tối, tôi dành ra 2 tiếng đồng hồ để tự học.

Dưới đây là các tài liệu chính tôi dùng trong thời gian tự học

・ Pea de oboeru iroiro na kotoba (Musashinoshoin): Được giáo viên tiếng Nhật khuyên dùng

・ Sách bài tập Quốc ngữ của học sinh tiểu học

・ Báo dành cho học sinh tiểu học

・ Trang News Web Easy (tin tức online): có thể nghe được cả âm thanh

Chụp tại lớp với bạn học ở trường tiếng Nhật

Làm việc sau khi tốt nghiệp trường tiếng Nhật

Phiên dịch trong buổi tiệc giao lưu với đại lý công ty S・HEART・S tại Việt Nam (Năm 2015)

    Vì đã có một chút vốn tiếng Nhật nên từ năm 2014, tôi làm việc trong 2 năm tại công ty sản xuất lược chải tóc ở Osaka tên là “S・HEART・S". Công việc này tôi được một người bạn người Việt giới thiệu để làm thay khi người đó thôi việc. Công ty thuê lại nhà máy sản xuất ở Việt Nam nên nội dung công việc của tôi chủ yếu là biên dịch và phiên dịch. Trong khoảng nửa năm, tôi vừa học trường tiếng vừa đi làm, còn nửa năm sau là làm việc toàn thời gian. Cho đến tận khi thôi việc tại công ty để chuẩn bị sinh con gái thứ 2 (tháng 11/2016), tôi luôn được mọi người trong công ty, đặc biệt là giám đốc, đối xử rất tốt nên công việc của tôi lúc nào cũng luôn vui vẻ.

Phiên dịch trong buổi tiệc giao lưu với đại lý công ty S・HEART・S tại Việt Nam (Năm 2015)

Học tiếp lên cao học với mục tiêu thăng tiến sự nghiệp

Ảnh trái: Liên hoan cùng với giáo viên chuyên ngành tiếng Việt Đại học Osaka và các học viên Khoa Sau đại học Ảnh phải: Lễ tốt nghiệp khoá thạc sĩ tại Đại học Osaka (Tháng 3/2020)

    Tháng 10/2017, tôi bắt đầu học chương trình dự bị sau đại học tại trường Đại học Osaka. Sau 6 tháng tôi thi đỗ kỳ thi tuyển sinh và bắt đầu học lên chương trình thạc sĩ. Vì tư cách lưu trú của tôi là “visa gia đình" chứ không phải là “visa du học" nên tôi phải dự thi đầu vào giống như người Nhật. Lý do khiến tôi muốn học cao lên là để tìm được công việc tốt và thăng tiến trong sự nghiệp. Từ tháng 4/2020, tôi học tiếp lên tiến sĩ và nghiên cứu về phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ em người Việt đang sống ở Nhật Bản. Sau khi vào học cao học, tôi chuyển sang “visa du học”. Năm thứ hai thạc sĩ, tôi nhận được học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, được miễn học phí và mỗi tháng nhận được 148.000 yên. Khi học lên tiến sĩ, do vượt quá giới hạn tuổi nên tôi không được nhận tiếp học bổng này nữa.

Ảnh trái: Liên hoan cùng với giáo viên chuyên ngành tiếng Việt Đại học Osaka và các học viên Khoa Sau đại học Ảnh phải: Lễ tốt nghiệp khoá thạc sĩ tại Đại học Osaka (Tháng 3/2020)

Cộng đồng người Việt

Cộng đồng người Việt

Ảnh trái: Chụp cùng bạn bè người Việt quen biết qua hoạt động của Hội giao lưu quốc tế trong dịp tổ chức ăn Tết (Năm 2016) Ảnh phải: Đi thăm bạn bè người Việt ở Tokyo (Công viên Ueno, Năm 2016)

    Thời gian đầu, tôi chỉ có bạn bè là vợ của các du học sinh. Tuy nhiên, các du học sinh người Việt ở Đại học Osaka có hội nhóm rất đông đảo. Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, các du học sinh lại họp mặt tại khuôn viên của Đại học Osaka để cùng nhau đón Tết. Qua những dịp như vậy, số bạn bè người Việt của tôi đã tăng lên. Ngoài ra, tôi còn có bạn bè người Việt quen biết thông qua hoạt động của Hội giao lưu quốc tế. Hơn nữa, em gái của chồng tôi từ năm 2014 cũng sang Nhật du học và sống ở gần chỗ chúng tôi. Sau đó, em ấy xin được việc làm ở Nhật. Con gái của em đúng bằng tuổi con gái lớn của tôi. Bây giờ chúng tôi vẫn cùng nhau đi ăn, mua sắm và đi du lịch.

Ảnh trái: Chụp cùng bạn bè người Việt quen biết qua hoạt động của Hội giao lưu quốc tế trong dịp tổ chức ăn Tết (Năm 2016) Ảnh phải: Đi thăm bạn bè người Việt ở Tokyo (Công viên Ueno, Năm 2016)

Hội các mẹ người Nhật rất thân thiện

Hội các mẹ người Nhật rất thân thiện

Đi ngắm hoa anh đào ở công viên gần nhà cùng hội các mẹ (Tháng 4/2019)

    Khi đã biết tiếng Nhật, tôi lại có thêm bạn bè từ hội các mẹ người Nhật. Có rất nhiều cơ duyên để chúng tôi trở thành bạn bè của nhau. Lúc ở nhà trẻ, khi thì tôi tự cất lời, nói “sumimasen" để hỏi chuyện, khi thì họ tự bắt chuyện với tôi và nói “hajimemashite", hay khi cảm ơn chuyện con người khác trở nên thân thiết với con mình, tôi nói: “kono aidawa, nakayokushiteitadaite arigatougozaimashita” v.v… Quanh khu tôi sống có rất nhiều bà mẹ tốt bụng, hiện nay tôi chơi nhiều nhất chính là với hội các bà mẹ này.

Đi ngắm hoa anh đào ở công viên gần nhà cùng hội các mẹ (Tháng 4/2019)

Công việc làm thêm và hoạt động tình nguyện

Công việc làm thêm và hoạt động tình nguyện

    Khi đã biết tiếng Nhật, tôi lại nhận được lời nhờ và giới thiệu các công việc tình nguyện và làm thêm nhiều hơn. Chẳng hạn, từ năm 2018, tôi làm trợ lý cho giáo sư, giảng dạy tiếng Việt và hỗ trợ sinh viên Khoa Ngoại ngữ Đại học Osaka (chuyên ngành tiếng Việt) viết luận văn (tiếng Việt).

    Ngoài ra, từ năm 2017, tôi làm công việc hỗ trợ nhà trường tại một trường tiểu học công lập của thành phố lân cận. Đây là công việc kiểu tình nguyện do giáo viên khoa sau đại học giới thiệu. Học sinh trong trường là con của các kĩ sư từ Việt Nam sang Nhật làm việc vào học tiểu học mà hoàn toàn không biết tiếng Nhật. Tôi phiên dịch nội dung bài học trong các giờ học chính và cùng với giáo viên người Nhật dạy môn Quốc ngữ và Toán cho các em ở lớp học phụ đạo đặc biệt. Có khi tôi còn tự dạy tiếng Nhật cho các em nữa. Hiện nay tôi dạy tới 5 em nhỏ như vậy. Tôi còn làm cả công việc dịch giấy tờ liên lạc gửi cho phụ huynh học sinh và phiên dịch trong các buổi họp phụ huynh nữa.

Bắt đầu Kết thúc Làm thêm・Tình nguyện Thù lao・Tiền cảm ơn (bao gồm cả chi phí đi lại) Tần suất
2013 Hội giao lưu quốc tế thành phố Minoo (Giới thiệu văn hoá Việt Nam, biên dịch, giúp đỡ tổ chức sự kiện) Không có thù lao Không định kỳ
2016 2018 Dạy tiếng Việt (một thầy một trò) 1.500 yên/giờ Tuần 1 lần (2 tiếng)
2017 Hỗ trợ trong giờ học ở trường tiểu học 5.000 yên/3 giờ Tuần 1 lần (trong những đợt trường đại học nghỉ dài thì tuần 4 lần)
2017 Hỗ trợ công việc văn phòng của trường tiểu học (biên dịch giấy tờ liên lạc với phụ huynh người Việt v.v…) 2.400 yên/lần
2018 2019 Hội giao lưu quốc tế thành phố Minoo (dạy tiếng Việt) 500 yên/người/lần Tuần 1 lần (1 tiếng)
2018 Mạng lưới hỗ trợ y tế cho người nước ngoài ở Minoo (phiên dịch cho người Việt đi khám bệnh) 3.000 yên/lần Khoảng 1 tháng 1 lần
2018 Đại học Osaka (trợ giảng) 1.600 yên/giờ
2020 Trung tâm Văn hoá NHK (dạy tiếng Việt) 1.000 yên/1 người/tiết 2 tuần 1 lần (ngày Chủ nhật, 80 phút x 2 tiết)
2020 Trường chuyên môn ở Osaka (dạy tiếng Việt) 4.000 yên/lần + chi phí đi lại Tuần 1 lần (90 phút)
2020 Trường chuyên môn ở Kobe (dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, giảng viên không thường xuyên) 6.000 yên/tiết Tuần 1 lần (90 phút x 2 tiết)
Bắt đầu Kết thúc Làm thêm・Tình nguyện Thù lao Tần suất
2013 Hội giao lưu quốc tế thành phố Minoo (Giới thiệu văn hoá Việt Nam, biên dịch, giúp đỡ tổ chức sự kiện) Không có thù lao Không định kỳ
2016 2018 Dạy tiếng Việt (một thầy một trò) 1.500 yên/giờ Tuần 1 lần (2 tiếng)
2017 Hỗ trợ trong giờ học ở trường tiểu học 5.000 yên/3 giờ Tuần 1 lần (trong những đợt trường đại học nghỉ dài thì tuần 4 lần)
2017 Hỗ trợ công việc văn phòng trường tiểu học (biên dịch giấy tờ liên lạc với phụ huynh người Việt v.v…) 2.400 yên/lần
2018 2019 Hội giao lưu quốc tế thành phố Minoo (dạy tiếng Việt) 500 yên/người/lần Tuần 1 lần (1 tiếng)
2018 Mạng lưới hỗ trợ y tế cho người nước ngoài ở Minoo (phiên dịch cho người Việt đi khám bệnh) 3.000 yên/lần Khoảng 1 tháng 1 lần
2018 Đại học Osaka (trợ giảng) 1.600 yên/giờ
2020 Trung tâm Văn hoá NHK (dạy tiếng Việt) 1.000 yên/1 người/tiết 2 tuần 1 lần (ngày Chủ nhật, 80 phút x 2 tiết)
2020 Trường chuyên môn ở Osaka (dạy tiếng Việt) 4.000 yên/lần + chi phí đi lại Tuần 1 lần (90 phút)
2020 Trường chuyên môn ở Kobe (dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam, giảng viên không thường xuyên) 6.000 yên/tiết Tuần 1 lần (90 phút x 2 tiết)

◎ Dạy tiếng Việt, một thầy một trò: Đăng kí tại trang giới thiệu trên Internet. https://hello-sensei.com/

◎ Hỗ trợ y tế cho người nước ngoài: Nhận lời nhờ từ Hội giao lưu quốc tế.

◎ Trung tâm Văn hoá NHK, trường chuyên môn ở Osaka: Được người tiền nhiệm (có liên quan đến Đại học Osaka) giới thiệu.

◎ Trường chuyên môn ở Kobe: Do bạn học cùng khoa sau đại học giới thiệu.

Con gái thứ hai ngồi ăn quà vặt trong sân nhà (Năm 2020)

Con gái thứ hai ngồi ăn quà vặt trong sân nhà (Năm 2020)

Chuẩn bị đồ ăn tối tại nhà (Năm 2020)

Nhật Bản trở nên thân thuộc

Hai con gái tôi chơi đùa trong nhà (Tháng 5/2020)

    Hai con gái tôi bây giờ một cháu học lớp hai, một cháu 3 tuổi. Trong thời gian hai con đi học tiểu học và ở trường mẫu giáo, từ sáng tới chiều, tôi tranh thủ học, làm việc nhà và làm thêm. Buổi tối tôi cũng phải chuẩn bị bài giảng, mỗi tối tôi ngủ khoảng 5 tiếng đồng hồ.

    Hai con gái tôi bây giờ một cháu học lớp hai, một cháu 3 tuổi. Trong thời gian hai con đi học tiểu học và ở trường mẫu giáo, từ sáng tới chiều, tôi tranh thủ học, làm việc nhà và làm thêm. Buổi tối tôi cũng phải chuẩn bị bài giảng, mỗi tối tôi ngủ khoảng 5 tiếng đồng hồ.

   Thời gian đầu, tôi định chỉ ở đây vài năm rồi quay về Việt Nam, nhưng trong thời gian nuôi dạy con ở Nhật, tôi dần dần cảm thấy muốn cho các con được học theo chương trình giáo dục của Nhật Bản. Ở Nhật, trong trường, các con còn được dạy cả phép tắc trong cuộc sống. Hơn nữa, càng sống lâu ở Nhật Bản, tôi càng cảm thấy thân quen với cuộc sống tiện lợi ở đây cũng như cách suy nghĩ trong công việc của người Nhật. Giờ đây, nếu quay về Việt Nam tôi cũng không biết có thích ứng được hay không. Vì vậy, vào năm 2018, chúng tôi đã vay tiền và mua nhà riêng. Giờ đây, tôi mong muốn được tiếp tục sống cùng gia đình, vui chơi với bè bạn, học tập và làm việc ở Nhật Bản.

Hai con gái tôi chơi đùa trong nhà (Tháng 5/2020)