Cuộc sống - Visa | Tin mới nhất

Ví dụ về các gói SIM giá rẻ của Nhật: Hãy cùng lựa chọn điện thoại di động...

Ở Nhật Bản, dịch vụ điện thoại di động được cung cấp dưới hình thức hợp đồng với mức cước nghe gọi・dữ liệu rất đắt đỏ. Bài viết lần này sẽ gửi tới các bạn sắp sửa sang Nhật cũng như những ai đang sinh sống tại Nhật mà có ý định đăng ký sử dụng dịch vụ lần đầu hay chuyển công ty điện thoại di động (công ty viễn thông = nhà cung cấp dịch vụ) cách lựa chọn dịch vụ nghe gọi・dữ liệu (SIM) một cách khôn ngoan để tiết kiệm chi phí. 〈Nội dung bài viết〉 1....

18/03/2024
  • Làm thế nào để vào nhà trẻ ở Nhật Bản

    13/03/2024
    Sau khi đi du học tốt nghiệp ra trường, mình quyết định ở lại Nhật làm việc từ đó đến giờ thấm thoắt đã hơn 13 năm. Năm 2012, mình kết hôn và sinh được 2 bé. Bé lớn nhà mình đi nhà trẻ (hoikuen) được 4 năm và hiện giờ đã chuyển sang học mẫu giáo (yochien). Bé nhỏ mới được hơn 1 tuổi đang chuẩn bị đi nhà trẻ. Mọi người thường nói với nhau rằng rất khó để giành được một suất vào nhà trẻ ở Nhật Bản. Trong bài viết này, thông qua kinh nghiệm của bản thân, mình sẽ chia sẻ với các bạn một số bí quyết về cách chuẩn bị và nộp đơn nhập học vào nhà trẻ của Nhật Bản. Mình hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các mẹ bỉm sữa có con ở giai đoạn sắp đi nhà trẻ như mình nhé. (Bài viết được viết vào năm 2022. Sau đó, thông tin về các chế độ đã được cập nhật.) 〈Nội dung〉 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết ◆Nội dung◆ 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam ・ Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ・ Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ ・ Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn ・ Khác biệt 4: Phí giữ trẻ ・ Khác biệt 5: Phân chia lớp 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo 3. Cách chọn nhà trẻ của mình 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! 5. Tham quan nhà trẻ sớm 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký 7. Bí quyết là biết số điểm mình có 8. Lời kết 1. 5 điểm khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Nhà trẻ ở Nhật Bản Trước tiên, mình sẽ giải thích một cách đơn giản và dễ hiểu nhất về sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam. ◆ Nhà trẻ/ Mẫu giáo ở Việt Nam Các trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Việt Nam bao gồm các cơ sở như dưới đây. Và nhà trẻ cũng được phân ra thành trường công lập và trường tư thục. Nhà trẻ Nhà trẻ sẽ đón nhận các bé trong độ tuổi từ 0 tuổi đến 3 tuổi Mẫu giáo Mẫu giáo sẽ đón nhận các bé vào học ở độ tuổi từ 3 tuổi cho đến trước tuổi vào tiểu học Cơ sở giống như trường giữ trẻ ở Nhật:Mầm non Cơ sở có đặc điểm của cả nhà trẻ và mẫu giáo ◆ Nhà trẻ ở Nhật Bản Nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau Ở Nhật cũng có nhà trẻ công lập và tư thục, nhưng chủ yếu người ta phân chia nhà trẻ theo nhà trẻ được chứng nhận và nhà trẻ ngoài chứng nhận. Nhà trẻ được chứng nhận là cơ sở giữ trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn do chính phủ đặt ra (về quy mô cơ sở, số lượng nhân viên chăm sóc trẻ, có hay không có phòng ăn ở trường, v.v.) và được tỉnh trưởng phê chuẩn. Các nhà trẻ ngoài chứng nhận cũng đáp ứng được các nhu cầu cần thiết của phụ huynh, nhưng phí giữ trẻ thường cao hơn so với các nhà trẻ được chứng nhận. ◆ Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam Sự khác nhau giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam bao gồm 5 đặc điểm lớn như dưới đây: ① Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) ② Nơi nộp hồ sơ ③ Thời gian nhập học và nộp đơn ④ Phí giữ trẻ ⑤ Phân chia lớp Khác biệt 1: Tiêu chuẩn nhập học (hệ thống điểm) Nhà trẻ ở Nhật Bản Điểm khác biệt lớn nhất giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam là tiêu chuẩn nhập học (điều kiện xét tuyển). Các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam tiếp nhận con em theo tuyến tức là cứ là cư dân ở địa phương là có quyền nộp đơn. Tuy nhiên, để đăng ký vào nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản thì bố mẹ (người giám hộ) phải có lí do chính đáng cho việc không thể chăm sóc con cái của mình như là do công việc, bệnh tật, hay phải chăm sóc bố mẹ bị bệnh hiểm nghèo, v.v. thì mới có thể nộp đơn xin nhập học. Mỗi một khu vực có các tiêu chí xét tuyển do chính phủ thiết lập cho từng vùng và hoàn cảnh của người nộp đơn dựa trên tính thiết yếu của việc gửi sẽ được số hóa theo chỉ số xét tuyển. Các chỉ số xét tuyển được gọi là “điểm”. Nói một cách đơn giản là điểm càng cao thì nhu cầu gửi trẻ đi nhà trẻ càng tăng và ưu tiên được trúng tuyển càng cao. Dưới đây là một vài ví dụ về các yếu tố quyết định điểm số: ・ Số ngày và số giờ làm việc của bố mẹ ・ Ông bà có sống ở gần hay không? ・ Thu nhập của gia đình (thu nhập tính theo hộ gia đình) ・ Hộ gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân hoặc hộ gia đình mà bố hoặc mẹ đi làm xa nhà ・ Có anh chị em cũng đang học tại nhà trẻ đó Khác biệt 2: Nơi nộp hồ sơ Nơi nộp hồ sơ nhập học cũng có sự khác biệt lớn. Để vào nhà trẻ ở Việt Nam, dù là nhà trẻ công lập hay tư thục, bố mẹ đều phải trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký tại trường và sau khi có giấy báo trúng tuyển nhập học thì trẻ sẽ được vào học. Nhưng ở Nhật thì lại khác, để vào nhà trẻ được chứng nhận thì bố mẹ phải thông qua ủy ban quận để nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn muốn đăng ký cho con mình học tại nhà trẻ ngoài chứng nhận thì bạn có thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp tại trường. ・ Ở Việt Nam, vì bố mẹ sẽ nộp đơn trực tiếp vào nhà trẻ nên khi còn chỗ trống (chỉ tiêu tuyển sinh) thì bé có thể vào học. ・ Đối với các nhà trẻ được chứng nhận ở Nhật Bản, ủy ban quận sẽ quyết định bé có thể được nhập học hay không dựa vào hệ thống điểm số nên bố mẹ không thể tự do quyết định nộp đơn đăng ký vào nhà trẻ cụ thể nào. Khác biệt 3: Thời gian nhập học và nộp đơn Kết quả xét tuyển sẽ được công bố vào tháng 1 đến tháng 2. Trong trường hợp không trúng tuyển, bố mẹ có thể nộp đơn cho bé vào đợt tuyển sinh lần 2. Điểm khác biệt thứ ba là thời điểm nhập học. Ở Việt Nam, trẻ em sẽ đi nhà trẻ vào tháng 8 hàng năm, nhưng ở Nhật Bản, thời gian vào nhà trẻ của các bé lại là tháng 4 hàng năm. Ở Nhật Bản, thời hạn nộp hồ sơ để vào nhà trẻ là 5 đến 6 tháng trước khi trẻ nhập học nên bố mẹ cần chuẩn bị sớm các giấy tờ cần thiết. Về cách thức nộp đơn, có một số ủy ban quận nhận đơn trực tiếp, nhưng cũng có những nơi chỉ chấp nhận hồ sơ được gửi qua đường bưu điện. Hạn nộp hồ sơ đăng ký rất quan trọng khi bạn muốn cho trẻ vào nhà trẻ ở Nhật Bản, vì vậy bố mẹ cũng phải cẩn thận để ý thời hạn này nhé! ◆Quy trình từ nộp đơn đăng ký đến khi nhập học nhà trẻ (ví dụ) ・ Nộp hồ sơ tại ủy ban quận: Tháng 10 đến tháng 12 năm trước ・ Xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Thông báo kết quả xét tuyển: Tháng 1 đến tháng 2 ・ Phỏng vấn / Kiểm tra sức khỏe: Tháng 2 đến tháng 3 ・ Nhập học: tháng 4 Khác biệt 4: Phí giữ trẻ Phí giữ trẻ tại các nhà trẻ công lập ở Việt Nam là chi phí cố định giống nhau bất kể hoàn cảnh gia đình như thế nào, nhưng mức phí ở các nhà trẻ tư thục là hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Ở Nhật Bản, phí giữ trẻ cho bé từ 0 tuổi đến 2 tuổi đi nhà trẻ được chứng nhận sẽ thay đổi tùy thuộc vào thu nhập của hộ gia đình. Với trẻ em từ 3 đến 5 tuổi ở các nhà trẻ được chứng nhận là miễn phí hoàn toàn. Còn trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học tại các nhà trẻ ngoài chứng nhận thì sẽ được nhận khoản hỗ trợ không hoàn lại tối đa là 37.000 yên mỗi tháng. Khác biệt 5: Phân chia lớp Con trai lớn của mình bắt đầu học từ lớp 1 tuổi (ảnh lúc con 2 tuổi) Trong trường hợp các nhà trẻ công lập ở Việt Nam, các lớp học được xác định theo năm sinh (tháng 1 đến tháng 12), nhưng ở Nhật Bản thì hơi khác một chút. Niên khóa của các trường học, mẫu giáo và nhà trẻ Nhật Bản bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 3 năm sau đó. Vì lý do này, các lớp được phân chia theo niên khóa tính theo mốc tháng 4 hàng năm. Cụ thể, các lớp học và năm học được phân chia theo độ tuổi của bé tính ở thời điểm ngày 1 tháng 4 hàng năm, và cứ vào tháng 4 các em sẽ được lên lớp. Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho(trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu(trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho(trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi Tròn tuổi tính mốc ngày 1 tháng 4 Lớp trực thuộc 5 tuổi Lớp Nencho (trẻ 5 tuổi) 4 tuổi Lớp Nenchu (trẻ 4 tuổi) 3 tuổi Lớp Nensho (trẻ 3 tuổi) 2 tuổi Lớp trẻ 2 tuổi 1 tuổi Lớp trẻ 1 tuổi 0 tuổi Lớp trẻ 0 tuổi 2. Sự khác biệt giữa nhà trẻ và mẫu giáo Chỉ có nhà trẻ mới có thể nhận giữ trẻ dưới 3 tuổi Có rất nhiều điểm khác nhau giữa trường mẫu giáo và nhà trẻ ở Nhật Bản. Mình sẽ tóm tắt thông tin ở bảng bên dưới như sau: Nhóm tuổi đối tượng Các bé từ 0 đến 6 tuổi (trước tuổi đi học tiểu học) có thể đi nhà trẻ, nhưng chỉ có các bé từ 3 tuổi trở lên mới được đi học ở trường mẫu giáo. Các kỳ nghỉ dài Các trường mẫu giáo ở Nhật có nghỉ hè, nghỉ đông và nghỉ xuân nữa. Trong thời gian đó trường không nhận giữ trẻ, nhưng nhà trẻ thì nhận giữ trẻ quanh năm. Thời gian giữ trẻ Trường mẫu giáo hầu hết nhận giữ trẻ từ 9 giờ đến 14 giờ, nếu thời gian có kéo dài thì cũng chỉ là từ 8 giờ đến 17 giờ. Nhưng ở nhà trẻ, đa phần các trường nhận giữ bé từ 7 giờ đến 19 giờ. Vì cả hai vợ chồng mình đều phải đi làm, ông bà cả hai bên đều không ở gần, vì vậy bọn mình không còn cách nào khác là gửi con trai lớn vào nhà trẻ. Tuy nhiên năm ngoái do mình mang thai và nghỉ sinh bé thứ hai, đồng thời chuyển nhà nên hiện mình gửi con trai lớn ở trường mẫu giáo. 3. Cách chọn nhà trẻ của mình Con trai lớn (khi bé 1 tuổi) Mình thực sự bắt đầu công việc chuẩn bị hồ sơ để nộp đăng ký đi nhà trẻ cho con trai đầu (sinh năm 2016) là vào mùa hè năm 2017. Trong tiết trời nóng như đổ lửa, mình vẫn nhớ như in cảm giác vừa bế con vừa đi đến uỷ ban quận rồi tham quan nhà trẻ để lo đầy đủ tất cả các giấy tờ cần thiết. Khi lựa chọn nhà trẻ cho bé, mình đặc biệt chú trọng 4 điểm sau đây: ① Nhà trẻ được chứng nhận (Mình nghĩ sẽ an toàn hơn nếu trường đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia) ② Vị trí gần nhà (Vì công ty xa nhà nên mình muốn thời gian đưa đón bé càng ngắn càng tốt) ③ Giáo viên tốt nhiệt tình, đặc biệt chú trọng việc có nhiều thầy cô có kinh nghiệm lâu năm với trẻ nhỏ. ④ Có sân vườn với diện tích vừa đủ (để trẻ thoải mái vận động) Để xác định gần nhà mình có các nhà trẻ như thế nào cách đơn giản nhất là tải bản đồ nhà trẻ từ trên trang chủ của uỷ ban quận các bạn nhé. Đồng thời mình tải luôn danh sách ghi số lượng tuyển sinh của các trường để khoanh vùng tìm nhà trẻ phù hợp. Sau khi đọc cẩn thận và kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin, mình đã chọn ra được 7 trường đáp ứng nhu cầu của mình và lên lịch trình tham quan. 4. Tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp hồ sơ! Trước hết, hãy tập hợp thông tin ở uỷ ban quận và trên trang chủ! Để vào nhà trẻ ở Nhật ai cũng nói là không dễ dàng chút nào. Thế nên trong đơn đăng ký, bạn hãy viết tất cả tên các nhà trẻ mà bạn nghĩ có thể gửi bé vào được theo thứ tự nguyện vọng từ cao xuống thấp nhé. Tuy vậy vì tỷ lệ cạnh tranh cao nên thường thì khả năng được chọn của nguyện vọng một là thấp và thậm chí việc bạn không trúng nguyện vọng nào cũng không có gì là lạ cả. Vậy nên cách tốt nhất là ta phải chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh sai sót và tăng khả năng đỗ cho bé nhé. Đầu tiên, mình đã đến uỷ ban quận hỏi nhân viên tư vấn tuyển sinh nhà trẻ thời hạn nộp hồ sơ và các lưu ý và nhận đơn đăng ký. Bạn cũng có thể kiểm tra thời hạn đăng ký trên trang web hoặc qua điện thoại nhé. Mình đã thất bại trong lần “ra quân đầu tiên”...! Con trai đầu của mình sinh cuối năm 2016 (sau tháng 4 là lúc niên học bên Nhật bắt đầu). Vậy nên mình đã nộp hồ sơ xét tuyển vào tháng 11 năm 2016 để bé có thể đi nhà trẻ vào tháng 4 năm 2017, nhưng đáng tiếc là bé không được chọn. Năm 2017, một lần nữa mình nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển giữa kỳ nhưng lại không đỗ cũng cùng lý do là không còn chỉ tiêu trống cho bé. Vào tháng 11 năm 2017 mình đã nộp hồ sơ lần 3 và cuối cùng cũng đỗ nên con trai lớn của mình bắt đầu đi nhà trẻ từ tháng 4 năm 2018. Mình không có ấn tượng là xin vào nhà trẻ ở Việt Nam khó nên khi trượt hết lần này đến lần khác ở bên này thì mình đã rất bất ngờ. Xin nhà trẻ Nhật mệt thật chứ đùa đâu! Các bố mẹ cũng cần chú ý tuân thủ nghiêm ngặt thời hạn nộp đơn nhé. Một người bạn Việt Nam của mình đã gặp phải tình cảnh dở khóc dở cười là tuy chỉ nộp hồ sơ muộn có một ngày thôi nhưng đã không được ủy ban quận chấp nhận. Ngay cả khi bé nhà bạn đủ điều kiện nhập học thì cũng sẽ không thể đỗ nếu bạn trễ thời hạn, vì vậy các bố mẹ hãy cẩn thận điểm này nhé! 5. Tham quan nhà trẻ sớm Hãy đến tham quan nhà trẻ trước khi nộp đơn nhé. Nhà trẻ là nơi đầu tiên bé sinh hoạt cộng đồng và là nơi các bạn nhỏ trải qua tương đối thời gian trong 5 năm đầu đời nên mình thực sự rất lưu ý vấn đề này. Thêm một điều nữa là trong đơn đăng ký có cột điền tên nhà trẻ từ nguyện vọng 1 đến nguyện vọng 5 nên mình quyết định dành thời gian tham quan nhà trẻ cũng là để xác định thứ tự trên dưới này cho dễ nữa. Mình đã gọi điện đến từng nhà trẻ và đặt lịch hẹn, sau đó đến thăm 7 nhà trẻ trong chỉ 2 tuần. Khi đến nơi và trực tiếp tham quan các nhà trẻ, mình phát hiện ra rất nhiều điều mà mình không thể biết được nếu chỉ đọc thông tin trên bản đồ hay trang web của nhà trẻ. Ví dụ, có nhà trẻ mặc dù nhìn trên bản đồ thì thấy rất gần nhưng thực tế khi đi thử đến đó thì đoạn đường lại có rất nhiều dốc và phải dừng nhiều vì đèn tín hiệu giao thông nên rốt cuộc có thể lại tốn rất nhiều thời gian cho việc đưa đón con. Ngoài ra, có nhà trẻ mặc dù ban đầu mình không thích lắm vì có vẻ xa nhà nhưng khi đến tận nơi thì mới biết là trường mới và các giáo viên rất tận tình và tất nhiên, ngược lại cũng có nơi gần nhà nhưng cơ sở thiết bị đã cũ lại không có sân vườn nữa. Có rất nhiều điểm mà chỉ sau khi tham quan thực tế bạn mới có thể nhận ra Ngoài ra còn là vấn đề về sở thích nữa. Ví dụ đơn giản là mình thì mình nghĩ là một nhà trẻ có nhiều cây xanh thì tốt quá rồi, nhưng có một cô bạn người Nhật của mình lại chia sẻ rằng: “Nhà trẻ mà có nhiều cây xanh bao quá thì chắc sẽ có nhiều muỗi và côn trùng lắm nên mình không thích lắm đâu!”. Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên xác định rõ tiêu chuẩn của riêng mình và trực tiếp tham quan trường để xác nhận trước khi ghi nguyện vọng chứ không nên cứ nghe bảo tốt là xin vào. Bạn bận thì không còn cách nào chứ nếu có đôi chút thời gian thì mình khuyên các bạn hãy đến tham quan trường vì thực sự rất hữu ích đó. 6. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Các hồ sơ đăng ký xét tuyển có thể hơi khác nhau tùy thuộc vào khu vực bạn sinh sống, nhưng nếu bạn sống ở quận Arakawa-ku, Tokyo thì các tài liệu sau đây là bắt buộc. ① Đơn đăng ký nhập học ② Đơn xin hỗ trợ (trợ cấp) ③ Giấy xác nhận các mục quan trọng / Giấy đồng ý ④ Giấy thông báo về tình trạng sức khoẻ của trẻ ⑤ Giấy chứng nhận việc làm * Của cả hai vợ chồng ⑥ Giấy xác nhận tổng thu nhập và số thuế phải đóng của năm gần đây nhất * Của cả hai vợ chồng Mình đã xin giấy ở mục ⑤ từ công ty qua bưu điện và mục ⑥ trực tiếp tại uỷ ban quận. 7. Bí quyết là biết số điểm mình có Kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận Ở Nhật Bản, quá trình chuẩn bị cho một đứa trẻ đi học mẫu giáo được gọi là “hoạt động tìm nhà trẻ” (tiếng Nhật đọc là “hokatsu”). Bí quyết hokatsu của mình là phải biết điểm số (chỉ số dùng để xét vào trường) của mình đang có là bao nhiêu. Mình đã tính số điểm mình theo các bước như sau: ◆ Cách kiểm tra điểm số ・ Mình đã kiểm tra các tiêu chí xét tuyển trên trang chủ của uỷ ban quận và tự thử tính điểm cho mình. Tuy nhiên có một vài điểm mình đọc mà vẫn không hiều nên mình đã gọi điện hỏi nhân viên phụ trách tuyển sinh ở uỷ ban quận. Các chuyên viên rất nhiệt tình giúp mình giải đáp mọi thắc mắc nên mình đã xác định tương đối chính xác số điểm của mình trước khi nộp hồ sơ. ・ Thêm nữa là khi đến tham quan thực tế các nhà trẻ, mình đã “khéo” hỏi mức điểm chuẩn để đỗ để xác định xem bé nhà mình có thể vào nhà trẻ với số điểm của mình đang có hay không. Dựa vào đấy để mình cân nhắc khi ghi thứ tự nguyện vọng. Tuy nhiên, một số nhà trẻ có thể không tiết lộ thông tin này nên mình có thu thập thông tin từ các mẹ bỉm trong cùng khu mình sống để có căn cứ phán đoán thêm đấy. ◆ Cách viết đơn đăng ký Trong đơn đăng ký chỉ có 5 dòng để ghi nguyện vọng, nhưng mình đã mạnh dạn viết tên của tất cả các nhà trẻ mà mình mong bé có thể vào được. Thêm vào đó, mình đã viết thêm mong muốn của mình vào rìa đơn đăng ký với nội dung là: “Mong quận xem xét vì đây là cơ hội cuối cùng để tôi có thể quay trở lại làm việc. Bất kỳ trường mẫu giáo nào trong số 7 nguyện vọng của tôi ghi ở trên nếu được chọn tôi cũng xin chấp nhận hết”. Thay vì chỉ đơn giản là yêu cầu giúp đỡ “Hãy cho con tôi vào học” thì sẽ hữu ích hơn nếu bạn viết ra các nội dung một cách cụ thể, chẳng hạn như “Tôi không thể kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc bé” hoặc “Ông bà bị bệnh nên tôi không có ai để nhờ trông con hộ được”. Thật may mắn là sau nhiều lần đăng kí không được thì cuối cùng con trai lớn của mình đã vào được trường mẫu giáo mà là nguyện vọng một luôn các bạn ạ. 8. Lời kết Mình và con trai đầu Trong bài viết này, mình đã giới thiệu đến các bạn về một số điểm khác biệt giữa nhà trẻ ở Nhật Bản và Việt Nam, khác biệt giữa nhà trẻ và trường mẫu giáo của Nhật và những bước chuẩn bị căn bản để đăng kí vào nhà trẻ Nhật dựa trên kinh nghiệm của mình. Có thể là nửa đùa nửa thật thôi nhưng người Nhật có câu nói ví von là “để đỗ vào nhà trẻ ở Nhật Bản khó ngang như thi đại học” các bạn ạ. Cũng chính vì vào nhà trẻ khó nên bản thân mình từng chứng kiến nhiều gia đình bạn bè thậm chí đã phải chuyển nhà chỉ để được trúng nhà trẻ. Hơn nữa, đối với những người nước ngoài như tụi mình lại có thêm rào cản về ngôn ngữ nữa nên việc chọn và đỗ vào nhà trẻ lại càng vất vả hơn nhiều lần. Vì vậy mình viết bài này với mong muốn sẽ giúp ích phần nào cho các phụ huynh dễ dàng hơn trong quá trình tìm hiểu về việc vào nhà trẻ ở Nhật, làm sao để mình chuẩn bị cho hành trang đầu đời của bé thật suôn sẻ nhé. Việc nuôi dạy con cái rồi tìm nhà trẻ ở Nhật quả thật không đơn giản, nhưng mình mong các bạn hãy vững tin. Nghĩ một cách tích cực đi thì mọi vất vả sau này nhìn lại có khi lại thành chuyện vui để kể cũng nên. Vậy ngại gì đâu, chúng ta hãy cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để cùng đạt mục tiêu nhé! Tác giả Nguyễn Thùy Nhung Sinh năm 1986 tại Hà Nội. Năm 2004-2009: Khoa Đông phương học, Đại học Quốc gia Hà Nội (Du học 1 năm tại Đại học Tokyo). Năm 2009-2011: Du học tại Khoa Du lịch, Đại học Rikkyo bằng học bổng của Bộ Giáo dục Nhật Bản. Năm 2011: Làm việc tại công ty sản xuất máy móc công nghiệp của Nhật Bản. Kết hôn năm 2012, sinh con trai lớn năm 2016, sinh con trai thứ hai năm 2021. Vừa đi làm vừa chăm con.
  • ★ Thông tin cơ bản = Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm...

    13/03/2024
    Số lượng người Việt Nam mang thai và sinh con trong thời gian lưu trú tại Nhật Bản ngày càng tăng. Nhưng có lẽ ít bạn đọc biết rằng Nhật Bản là đất nước có hệ thống hỗ trợ tương đối hoàn hảo cho các mẹ bầu mẹ bỉm xuyên suốt từ lúc mang thai cho đến khi sinh và sau sinh nữa. Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn các chế độ bao gồm chế độ hỗ trợ y tế cho mẹ bỉm sữa, các khoản phụ cấp khác nhau khi sinh con và nuôi con, các dịch vụ tư vấn sức khỏe mẹ và bé từ các chuyên gia, hệ thống tình nguyện viên địa phương vả cả các hoạt động hỗ trợ giao lưu cho phụ huynh và bé. Những người sinh con và nuôi con tại Nhật hãy tận dụng tối đa hệ thống hỗ trợ sinh con và chăm sóc trẻ em nhé. 〈Nội dung〉 1. Chế độ hỗ trợ khi mang thai 2. Trợ cấp và phụ cấp khi sinh con 3. Hỗ trợ trước và sau khi sinh 4. Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh 5. Các phụ cấp chăm con 6. Gặp khó khăn với việc mang thai ngoài ý muốn 7. Lời kết 1. Chế độ hỗ trợ khi mang thai Sổ tay mẹ và bé Sổ tay mẹ và bé (Sổ tay sức khỏe mẹ và bé) ・ Khi bạn biết mình có thai, hãy đến cơ quan hành chính địa phương hoặc trung tâm bảo hiểm trong khu vực bạn sinh sống để nhận “Sổ tay mẹ và bé”. Tên chính thức của sổ tay này là “Sổ tay sức khỏe mẹ và bé”, tiếng Nhật là Boshitecho. ※ Bạn chỉ cần đến quầy tiếp tân của cơ quan hành chính địa phương và nói: “Tôi muốn lấy Sổ tay mẹ và bé”, bạn sẽ được hướng dẫn đến nơi cần đến. ・ Khi nhận Sổ tay mẹ và bé, bạn sẽ được hướng dẫn về các chính sách hỗ trợ khác nhau cho mẹ và bé. Ví dụ như bạn có thể nhận được “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai” hoặc nhận được hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa về việc sinh và chăm bé sau sinh. Kiểm tra sức khỏe thai phụ Nếu bạn biết mình có thai, để đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé, hãy đi khám sức khỏe định kỳ bằng “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai” tại các cơ sở y tế. Nội dung kiểm tra sức khoẻ thai phụ bao gồm (ví dụ) Đo huyết áp/ cân nặng Kiểm tra nước tiểu (đạm niệu, tiểu đường,…) Đo vòng bụng và chiều dài khoang tử cung Xét nghiệm máu để xem có thiếu máu hay không, v.v. Kiểm tra nhịp tim thai và siêu âm Trợ cấp khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai (Phiếu khám thai) Phiếu khám sức khoẻ cho phụ nữ mang thai Ở Nhật vì mang thai không được tính là đang mang bệnh nên mẹ bầu không dùng bảo hiểm y tế để đi khám thai được. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sử dụng “Phiếu khám thai” nhận được cùng lúc với Sổ tay sức khỏe mẹ và bé thì bạn sẽ được hỗ trợ một phần chi phí đáng kể cho việc khám sức khỏe thai phụ tại bệnh viện tổng cộng lên tới 14 lần. ・ Tên chính thức của “Phiếu khám thai” là “Phiếu khám sức khỏe cho phụ nữ mang thai”, tiếng Nhật là Jushinhyo. ・ Bạn có thể nhận được 14 phiếu khám và sử dụng cho 14 lần khám sức khỏe. Trong trường hợp sinh đôi, bạn có thể nhận được một số phiếu khám bổ sung nữa. ・ Mức chi phí hỗ trợ công (trợ cấp) sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng chính quyền địa phương. Ví dụ: năm 2023, nếu ở các thành phố và quận ở Tokyo có thể nhận được tổng số tiền trợ cấp lên tới 85.750 yên, ở thành phố Osaka có thể nhận được tới 120.810 yên cho 14 lần thăm khám. 2. Trợ cấp và phụ cấp khi sinh con Đăng ký khai sinh Khi sinh con ở Nhật, cha hoặc mẹ phải đăng ký khai sinh cho con tại cơ quan hành chính địa phương trong vòng 14 ngày kể từ ngày đứa trẻ được sinh ra. ※ Nếu cả cha và mẹ đều là người nước ngoài thì dù sinh ra ở Nhật thì đứa trẻ cũng không thể có quốc tịch Nhật Bản. Bạn hãy thông báo cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản biết con bạn đã chào đời và nhờ họ cấp hộ chiếu cho đứa trẻ. Ngoài ra, hãy nộp giấy tờ cho Cục quản lý xuất nhập cảnh để con bạn cũng nhận được tư cách lưu trú. Trợ cấp một lần khi sinh con Sau khi sinh, bạn có thể nhận được “Trợ cấp một lần khi sinh con” từ bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm y tế quốc dân. Số tiền này nhằm trợ cấp chi phí khi sinh con. Số tiền trợ cấp một lần khi sinh con 500.000 yên cho mỗi em bé sơ sinh (có ngoại lệ là 488.000 yên). Đối với trường hợp đa thai, sẽ tính theo số em bé. Phương thức nhận ① Số tiền sẽ được chi trả giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế, mẹ bầu chỉ phải thanh toán cho bệnh viện phần chênh lệch giữa chi phí sinh và tiền trợ cấp sinh con. Phương thức nhận ② Sau khi thanh toán đầy đủ chi phí sinh con cho bệnh viện thì nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm y tế và nhận trực tiếp tiền trợ cấp sinh con. Trong trường hợp bạn sử dụng Bảo hiểm Y tế quốc dân thì hãy nộp đơn cho cơ quan chính quyền địa phương nhé. Trường hợp sảy thai hoặc thai chết lưu Nếu bạn mang thai trên 12 tuần (trên 85 ngày), bạn có thể nhận được tiền trợ cấp một lần khi sinh con ngay cả trong trường hợp thai chết lưu hoặc sảy thai. Trợ cấp nghỉ sinh con Nếu bạn là nhân viên trực thuộc một công ty tại Nhật, khi sinh con bạn sẽ được nhận một khoản gọi là “Trợ cấp nghỉ sinh con” do cơ quan bảo hiểm y tế hỗ trợ. Đó là khoản trợ cấp bù cho lương, do thu nhập bạn giảm vì phải nghỉ làm tại công ty. Nơi nộp đơn là nơi làm việc của bạn. Đối tượng chi trả Bản thân người được nhận trợ cấp tham gia bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm sức khỏe quốc dân nghỉ việc do sinh con. Số tiền trợ cấp Mức lương tiêu chuẩn bình quân trong 12 tháng ÷ 30 × 2/3 × số ngày nghỉ Thời gian trợ cấp Trong khoảng thời gian nghỉ làm từ “42 ngày trước khi sinh con (trong trường hợp sinh đôi là 98 ngày trước khi sinh)” đến “ngày thứ 56 sau khi sinh con”. Tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con Nếu bạn nghỉ việc để chăm con, chính phủ sẽ hỗ trợ cho bạn “tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con ” theo luật đến khi con bạn một tuổi. Công ty bạn trực thuộc sẽ giúp bạn đăng ký thông qua Hello Work. Nghỉ việc chăm con Thời gian nghỉ thai sản của mẹ (nghỉ trước khi sinh và sau khi sinh) là 6 tuần trước khi sinh và 8 tuần sau khi sinh con. Theo luật, trong sáu tuần sau khi sinh, dù bạn có muốn đi làm cũng không thể được đi làm. Mặt khác, “thời gian nghỉ chăm con” có thể được áp dụng cho đến ngày trước sinh nhật một tuổi của bé. ※ Trong trường hợp không thể xin cho bé vào nhà trẻ để bạn đi làm lại được, mẹ bỉm có thể nghỉ tối đa đến trước ngày sinh nhật thứ 2 của bé. ※ Các bố cũng có thể xin nghỉ chăm con. Đối tượng hưởng trợ cấp nghỉ việc chăm con Những người đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và đang nghỉ chăm sóc con cái (thông thường, các công ty v.v. đăng ký bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên của họ). Số tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con Từ khi bắt đầu nghỉ chăm con cho đến ngày thứ 180 là 67% lương hàng tháng, từ ngày thứ 181 là 50% lương hàng tháng. Thời gian được nhận trợ cấp cho mẹ Được tính từ thời điểm thời gian nghỉ thai sản của mẹ kết thúc cho đến trước khi bé tròn một tuổi một ngày. Thời gian được nhận trợ cấp cho bố Được tính từ ngày bé sinh cho đến trước ngày bé tròn một tuổi. Chế độ cộng thêm nghỉ phép của bố mẹ Nếu cả bố và mẹ đều nghỉ chăm con thì thời gian nghỉ chăm con có thể kéo dài đến khi con được 1 tuổi 2 tháng (14 tháng tuổi). Hệ thống này được gọi là “papa-mama ikukyu plus”. Trợ cấp nghỉ chăm sóc con khi mới sinh Trong vòng 8 tuần sau khi sinh con, nếu mẹ (bố) xin nghỉ tối đa 4 tuần, mẹ (bố) có thể nhận được trợ cấp nghỉ chăm sóc con khi mới sinh nếu đăng ký với Hello Work. Đối tượng nhận trợ cấp là những người đăng ký bảo hiểm thất nghiệp. Bạn hãy hỏi Hello Work về khoản tiền trợ cấp sẽ nhận được. ※ Chế độ nghỉ sinh con sau sinh dành cho bố có thể chia thành 2 lần. Miễn nộp phí bảo hiểm hưu trí quốc dân Phí bảo hiểm hưu trí quốc dân được miễn trong 4 tháng trước và sau khi sinh con (6 tháng đối với trường hợp sinh đôi trở lên). Hãy liên hệ với quầy bảo hiểm hưu trí quốc dân của cơ quan hành chính địa phương để được hỗ trợ chi tiết nhé. 3. Hỗ trợ trước và sau khi sinh Công tác hỗ trợ trước và sau khi sinh Các cơ quan hành chính địa phương ở Nhật đều tiến hành nhiều “công tác hỗ trợ trước và sau khi sinh” nhưng về cơ bản thường bao gồm 2 nội dung sau đây. ・ Công tác tư vấn: Mẹ bầu sẽ được nhận tư vấn cho những lo lắng khi mang thai, sinh nở và cách nuôi dạy trẻ từ các y tá, nữ hộ sinh hoặc giáo viên mầm non hay những bậc lão thành, người có kinh nghiệm nuôi dạy trẻ đã được thông qua đào tạo chính quy, tùy theo nội dung cần tư vấn. ・ Hỗ trợ giao lưu: thúc đẩy việc giao lưu kết bạn cho các bố mẹ tại địa phương. Các mẹ, các bố có thể kết bạn thông qua các dự án giao lưu tại nơi bạn sống. Các cơ sở hỗ trợ có thể được thiết lập tại các cơ sở địa phương (chẳng hạn như các trung tâm bảo hiểm v.v.). Khi bạn khai trình việc mang thai của mình cho chính quyền địa phương và nhận được Sổ tay Sức khỏe mẹ và bé, bạn sẽ nhận được các hướng dẫn và giải thích thông tin cụ thể về các dịch vụ này. 〈Ví dụ cụ thể về công tác hỗ trợ ở các thành phố〉 ・ Trao đổi với thai phụ khi phát hành Sổ tay mẹ và bé, đưa ra các lời khuyên về quá trình mang thai, sinh nở và nuôi dạy trẻ, giới thiệu các dịch vụ công dành cho phụ nữ mang thai. ・ Tư vấn về việc mang thai, sinh nở và nuôi con (bằng điện thoại hay đến thăm nhà trực tiếp, gửi email v.v.) ・ Phối hợp với các cơ sở y tế và các tổ chức liên quan đến việc nuôi dưỡng trẻ em khi cần thiết. ・ Sau khi sinh, nữ hộ sinh và y tá sẽ chăm sóc mẹ và em bé, tư vấn và hướng dẫn cách chăm sóc trẻ. ・ Tổ chức “hoạt động giao lưu” tạo điều kiện để các phụ huynh có thể giao lưu với nhau 4. Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế Trước khi vào tiểu học, khi phải đi khám tại các cơ sở y tế, trẻ sẽ được trợ cấp một phần chi phí y tế. Số tiền trợ cấp Khi bạn nộp “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế” và “Thẻ bảo hiểm y tế” tại cơ sở y tế, bạn sẽ chỉ phải trả số tiền là phần dư sau khi trừ đi phần tiền bảo hiểm y tế cấp và phần tiền trợ cấp của chính phủ. Chi phí không áp dụng được bảo hiểm và trợ cấp y tế Trẻ em không được áp dụng trợ cấp này khi tiêm chủng hay khám sức khỏe. Trẻ sẽ không được nhận trợ cấp cho các chi phí khám chữa bệnh không thuộc phạm vi chi trả của bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, dù không dùng bảo hiểm thì cũng có nhiều loại vắc xin mà trẻ được tiêm miễn phí. Cấp giấy chứng nhận người thụ hưởng Bạn hãy trực tiếp liên lạc với phòng ban phụ trách của cơ quan hành chính địa phương để biết chi tiết. 5. Các phụ cấp chăm con   Phụ cấp cho trẻ em “Phụ cấp cho trẻ em” được trả hàng tháng cho những người đang nuôi con từ 0 tuổi đến khi bé tốt nghiệp trung học cơ sở tại Nhật. Đây là khoản trợ cấp nuôi con của Chính phủ Nhật. Số tiền chi trả ・ Dưới 3 tuổi: 15.000 yên / tháng ・ 3 tuổi đến tiểu học (lớp 6): 10.000 yên / tháng, (trẻ thứ 3 trở lên): 15.000 yên / tháng ・ Học sinh trung học cơ sở: 10.000 yên / tháng ※ Thanh toán 4 tháng/ lần, 3 lần trong năm. Cách đăng ký Khi nộp giấy khai sinh của trẻ cho cơ quan chính quyền địa phương, bạn cũng sẽ nộp đơn yêu cầu nhận Tiền phụ cấp trẻ em. Hãy trình bày là “Tôi muốn nộp đơn xin phụ cấp trẻ em” tại quầy tiếp dân của cơ quan hành chính địa phương nhé. Giới hạn về thu nhập Nếu thu nhập của bố mẹ vượt quá một hạn mức nhất định, bạn sẽ không thể nhận phụ cấp trẻ em. Phụ cấp nuôi con Chính phủ Nhật có chế độ phụ cấp gọi là “phụ cấp nuôi con” cho bố hoặc mẹ đơn thân. Tuy nhiên, nếu thu nhập của bạn vượt quá một hạn mức nhất định, bạn không thể nhận được phụ cấp nuôi con. 6. Gặp khó khăn với việc mang thai ngoài ý muốn Ngày càng có nhiều trường hợp thực tập sinh kỹ năng và du học sinh mang thai ngoài ý muốn hoặc không được bố đứa bé thừa nhận và lo lắng về việc liệu mình có thể tiếp tục làm việc, học tập hay ở lại Nhật Bản hay không. Trong trường hợp như vậy, bạn đừng băn khoăn lo lắng một mình mà hãy liên hệ với quầy tư vấn cho người nước ngoài hoặc các đoàn thể hỗ trợ để nhận được sự giúp đỡ. Chúng tôi xin giới thiệu một số địa chỉ của các đoàn thể mà du học sinh, thực tập sinh kỹ năng có thể liên lạc khi gặp khó khăn trong quá trình mang thai, sinh con hay về tư cách lưu trú. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu một bài viết tổng hợp về những nơi nên đến khi cần tư vấn để các bạn tham khảo thêm nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] 〈Ví dụ〉Đoàn thể hỗ trợ xin tư cách lưu trú, ổn định cuộc sống cho du học sinh đã sinh con và đứa bé |KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Người nước ngoài không cần phải nghỉ việc - về nước khi có thai!|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật” – Địa điểm tư vấn cho người Việt Nam ở Nhật Bản [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt 7. Lời kết Trong bài viết lần này chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn hệ thống hỗ trợ và phụ cấp, trợ cấp khác nhau cho các mẹ bầu mẹ bỉm Việt Nam đã đang mang thai, sinh con, nuôi con tại Nhật Bản. ・ Hỗ trợ phụ nữ mang thai: Sổ tay sức khỏe mẹ và bé và hỗ trợ khám sức khỏe cho thai phụ ・ Trợ cấp, phụ cấp khi sinh con: trợ cấp sinh con, trợ cấp nghỉ sinh con, tiền trợ cấp nghỉ việc chăm con, v.v. ・ Hỗ trợ trước và sau khi sinh: Công tác tư vấn, hỗ trợ giao lưu ・ Hệ thống trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh ・ Các phụ cấp chăm con: phụ cấp cho trẻ em, phụ cấp nuôi con Ngoài những nội dung này, chúng tôi còn giới thiệu các quầy tư vấn và các trường hợp giải quyết khi bạn gặp khó khăn. Các mẹ hãy tận dụng những thông tin trong bài viết này một cách hữu ích để an tâm sinh bé khỏe và nuôi bé ngoan các bạn nhé!
  • Khám chữa bệnh tại Nhật Bản (Tổng hợp)

    12/03/2024
    Du học sinh mới đến Nhật Bản và lao động người nước ngoài làm việc tại các công ty có ít sự hỗ trợ, có thể sẽ gặp lo lắng về vấn đề ngôn ngữ khi bị thương, bị bệnh mà cần phải đi khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế. Ngoài ra, cả vấn đề nên đi bệnh viện nào để khám đúng bệnh cũng khiến cho các bạn gặp nhiều bối rối. Ngay cả khi bạn đến bệnh viện gần nhà do bị thương hoặc bị bệnh đột ngột, sự hỗ trợ được nhận cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào trường học hoặc công ty. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến cho các bạn các thông tin cơ bản hữu ích cho người nước ngoài khi sinh sống tại Nhật có thể sử dụng khi đi khám chữa bệnh. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ giới thiệu các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (đường link các bài giới thiệu) và các trợ cấp y tế liên quan đến sinh con và chăm sóc trẻ em. 〈Nội dung〉 1. Các loại cơ sở y tế 2. Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) 3. Cách tìm cơ sở y tế 4. Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt 5. Các khoản phụ cấp khác nhau 6. Các khoản trợ cấp khác nhau khi sinh con và chăm sóc trẻ em 7. Thuốc 1. Các loại cơ sở y tế Tại Nhật Bản, quy định chung là các bạn phải đến phòng khám đối với các bệnh thông thường và bị thương nhẹ. Nếu bạn nhận được giấy giới thiệu của phòng khám thì bạn có thể đến khám ở bệnh viện lớn hơn. ① Phòng khám – Clinic ・ Điều trị bệnh tật và thương tích thường gặp trong đời sống hàng ngày ② Bệnh viện vừa và nhỏ ・ Khi cần phẫu thuật hoặc nhập viện ・ Khi cần điều trị y tế khẩn cấp ③ Bệnh viện lớn ・ Bệnh nhân cần cấp cứu do bệnh nặng ・ Khi cần hỗ trợ y tế ở mức độ chuyên môn cao ※ Các khoa khám bệnh của các cơ sở y tế được chia ra theo từng loại bệnh và tình hình vết thương 2. Bảo hiểm y tế (Bảo hiểm sức khoẻ) Thẻ bảo hiểm y tế Bảo hiểm y tế công của Nhật Bản chủ yếu bao gồm “bảo hiểm y tế” và “bảo hiểm y tế quốc dân”. Nói rộng ra, những người đi làm công ty sẽ tham gia bảo hiểm y tế, và những người còn lại sẽ tham gia bảo hiểm y tế quốc dân. Sau khi đăng ký tham gia bảo hiểm y tế bạn sẽ nhận được thẻ bảo hiểm y tế. Bạn phải tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm y tế quốc dân bất kể quốc tịch hay độ tuổi nào. Bảo hiểm y tế ・ Người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản với tư cách “Kỹ - Nhân - Quốc”, người lao động nước ngoài theo diện kỹ năng đặc định và gia đình của họ, thực tập sinh kỹ năng, v.v. ・ Phí bảo hiểm do công ty và người lao động mỗi bên chịu một nửa Bảo hiểm y tế quốc dân ・ Du học sinh và gia đình của họ ・ Phí bảo hiểm do bản thân tự chi trả Giảm gánh nặng chi phí y tế ・ Nếu bạn xuất trình “thẻ bảo hiểm y tế” của mình khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, thông thường bạn sẽ chỉ phải chi trả 30% chi phí y tế. ・ Có một số điều trị y tế không được bảo hiểm chi trả. Phương pháp tham gia bảo hiểm y tế quốc dân “Bảo hiểm y tế” sẽ được công ty nơi bạn đang làm việc đăng ký tham gia cho bạn và tiền bảo hiểm cũng sẽ được trừ vào lương. Tuy nhiên, bạn có thể tự tham gia “Bảo hiểm y tế quốc dân” và tự thanh toán phí bảo hiểm (bạn có thể thanh toán tại cửa hàng tiện lợi, v.v.). Làm thủ tục tham gia bảo hiểm y tế tại uỷ ban quận huyện nơi bạn đang sinh sống Cần có thẻ cư trú và hộ chiếu Các thành viên trong gia đình sinh sống cùng nhau sẽ cùng tham gia Nếu bạn chuyển nhà tới thành phố, quận, thị trấn hoặc làng khác, hãy làm thủ tục ngừng tham gia bảo hiểm ở cơ quan hành chính của địa chỉ cũ, sau đó đăng ký tham gia bảo hiểm tại cơ quan hành chính của địa chỉ mới và nhận thẻ bảo hiểm mới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách thanh toán phí bảo hiểm y tế quốc dân tại cửa hàng tiện lợi|KOKORO 3. Cách tìm cơ sở y tế Sau đây là các cách để bạn có thể tìm một cơ sở y tế. ① Tìm qua tạp chí do uỷ ban khu vực bạn sinh sống phát hành ② Tìm thông tin của các cơ sở y tế được cung cấp trên trang chủ của các tỉnh thành ③ Hỏi trực tiếp UBND nơi bạn sinh sống hoặc các tổ chức giao lưu quốc tế v.v. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tổng hợp liên kết của các tổ chức tư vấn của địa phương và hiệp hội giao lưu quốc tế (Toàn quốc)|KOKORO ④ Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe Có hơn 380 “Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe” được đặt tại các tỉnh thành, sở y tế của các thành phố, các khu vực đặc biệt. Tại đây, bạn sẽ được hướng dẫn và giới thiệu các cơ sở y tế. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trung tâm hỗ trợ an toàn sức khỏe ⑤ Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ・Tại đây bạn sẽ được giới thiệu cơ sở y tế có hỗ trợ ngôn ngữ của bạn hoặc được hướng dẫn chế độ phúc lợi y tế bằng nhiều ngôn ngữ khác nhauĐiện thoại 03-6233-9266 ・Trung tâm cũng có hỗ trợ thông dịch qua điện thoại hoặc qua ZOOMĐiện thoại 050-3405-0397 [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trung tâm thông tin y tế quốc tế AMDA ⑥ Sở Du lịch [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Khi bạn thấy không khỏe (JNTO) ⑦ Khi khẩn cấp Khi bạn đột ngột bị bệnh hay bị thương nặng do tai nạn, hãy gọi tới số 119 để gọi xe cứu thương ! ・ Hãy gọi: 119 (Cứu hoả, cứu thương) 4. Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt Hầu hết các bệnh viện trực thuộc đại học và bệnh viện đa khoa ở Nhật Bản đều có hỗ trợ dịch vụ phiên dịch qua điện thoại. Trong trường hợp cần thiết, bệnh viện có thể gọi phiên dịch viên đến hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, nguồn nhân lực phiên dịch viên tiếng Việt trong lĩnh vực y tế hiện tại không đủ đáp ứng nhu cầu. Đặc biệt, người ta đã chỉ ra rằng chất lượng của việc phiên dịch qua điện thoại cũng chưa được cao. Gần đây, số lượng bệnh viện có phiên dịch viên y tế, bác sĩ và y tá người Việt Nam làm việc ngày càng nhiều. Nếu bạn đến các bệnh viện này, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình bằng tiếng Việt. Dưới đây là liên kết của các bài viết (tiếng Việt, tiếng Nhật) có đăng tải thông tin các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt theo khu vực. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Tokyo)|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Kanto trừ Tokyo)|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Kansai)|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Tokai)|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Bắc Kyushu)|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các cơ sở y tế có hỗ trợ tiếng Việt (khu vực Nam Kyushu)|KOKORO 5. Các khoản phụ cấp khác nhau Có nhiều phụ cấp khác nhau cho bảo hiểm y tế. Chẳng hạn, nếu số tiền thanh toán tại cơ sở y tế hoặc nhà thuốc (không bao gồm tiền ăn khi phải nằm viện) vượt quá mức quy định của một tháng, sẽ có chế độ chi trả phần vượt quá hạn mức đó. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy đọc thêm bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Y tế|KOKORO 6. Các khoản trợ cấp khác nhau khi sinh con và chăm sóc trẻ em Trợ cấp và phụ cấp khi sinh con Khi sinh con tại Nhật Bản, bạn sẽ nhận được nhiều trợ cấp và phụ cấp. Trợ cấp sinh con Sau khi sinh, bạn có thể nhận được “Trợ cấp sinh con” từ bảo hiểm y tế của bạn hoặc bảo hiểm y tế quốc dân. Số tiền được nhận là 500.000 yên cho mỗi em bé sơ sinh (có ngoại lệ là 488.000 yên) Trợ cấp nghỉ sinh con Nếu bạn là một nhân viên trực thuộc một công ty tại Nhật, khi sinh con bạn sẽ được nhận một khoản gọi là “Trợ cấp nghỉ sinh con” do cơ quan bảo hiểm y tế hỗ trợ. Đó là khoản trợ cấp bù cho lương, do thu nhập bạn giảm vì phải nghỉ làm tại công ty. Nơi nộp đơn là nơi làm việc của bạn. Tiền trợ cấp nghỉ việc sinh con Nếu bạn nghỉ việc để chăm con, chính phủ sẽ hỗ trợ cho bạn “Tiền trợ cấp nghỉ việc sinh con” theo luật đến khi con bạn 1 tuổi. Trợ cấp y tế cho trẻ sơ sinh Trẻ trước khi vào tiểu học khi phải đi khám tại các cơ sở y tế thì sẽ được trợ cấp một phần chi phí y tế. Khi bạn nộp “Thẻ chứng nhận trẻ sơ sinh được hưởng trợ cấp y tế” và “Thẻ bảo hiểm y tế” tại cơ sở y tế, bạn sẽ chỉ phải trả số tiền là phần dư sau khi trừ đi phần tiền bảo hiểm y tế cấp và phần tiền trợ cấp của chính phủ. Bạn hãy trực tiếp liên lạc với phòng ban phụ trách của uỷ ban quận huyện để biết thông tin về việc cấp thẻ chứng nhận. Để biết thêm thông tin chi tiết về các khoản trợ cấp và phụ cấp khi sinh và chăm sóc con, hãy đọc thêm bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)|KOKORO 7. Thuốc Thuốc có thể mua được tại các hiệu thuốc và cửa hàng thuốc. Vì thế, bạn có thể mua thuốc tại các hiệu thuốc hoặc cửa hàng dược phẩm (drug store). Hiệu thuốc Tại hiệu thuốc, dược sĩ sẽ lấy thuốc và bán thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Bạn cũng có thể mua các loại dược phẩm khác. Ở Nhật, có rất nhiều loại thuốc không thể mua được nếu không có đơn của bác sĩ. Cũng có loại thuốc có thể mua mà không cần đơn nhưng nếu là thuốc có cùng tác dụng, khi bạn đưa đơn thuốc ra rồi mua thì bạn cũng sẽ được bảo hiểm chi trả 70%, bạn chỉ cần trả 30% thôi. Drug store Đây là cửa hàng bán các loại thuốc không cần đơn của bác sĩ, các loại thực phẩm ăn uống, tạp hóa phục vụ sinh hoạt hàng ngày v.v. Cũng có drug store bán thuốc theo đơn. ◎ Để biết thêm thông tin chi tiết về y tế, hãy đọc thêm bài viết trong link đính kèm dưới đây [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chương 6: Y tế|Sổ tay hướng dẫn về cư trú - lao động (Cục quản lý xuất nhập cảnh)

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Puchipura trong cửa hàng 100 yên_02

    Xin chào mọi người! Trong bài viết “Puchipura trong cửa hàng 100 yên_01” (đăng ngày 20/7/2021), chúng mình đã giới thiệu với các bạn 3 sản phẩm trong dòng mỹ phẩm "UR GLAM" ở Daiso được các bạn trẻ yêu thích . Bạn có thích sản phẩm nào không? [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Puchipura trong cửa hàng 100 yên_01 Trong bài viết số 2, chúng mình sẽ giới thiệu các sản phẩm dưỡng da được yêu thích trong cửa hàng 100 yên nhé. Chúng mình sẽ giới thiệu cả phương pháp dưỡng da cơ bản và cách sử dụng các sản phẩm này. 1. Phương pháp dưỡng da cơ bản 2. Hộp tạo bọt rửa mặt “ほいっぷるん” 3. “Nước hoa hồng Ý dĩ” - giúp da luôn ẩm và mềm mại! 4. “Mặt nạ giấy nén ” 5. “Mặt nạ giữ ẩm 3D ” 6. Cách kết hợp 3 sản phẩm 7. Massage nâng cơ mặt từ khi còn trẻ với “かっさプレート” 1. Phương pháp dưỡng da cơ bản Nguyên nhân nào khiến da của bạn gặp vấn đề? Ví dụ, nguyên nhân bị mụn là do trên da có nhiều bụi bẩn. Da sẽ trở nên nhăn nheo và sạm đi nếu thiếu nước (bị khô) v.v. Nhắc đến “Skin care - dưỡng da", nhiều bạn sẽ nghĩ đây là việc của nữ giới, nhưng thực tế là nam giới cũng cần làm việc này. Nếu bạn chăm chỉ dưỡng da từ khi còn trẻ thì da sẽ có sức sống và giữ mãi được độ tươi trẻ đấy! Sau đây, mình xin giới thiệu các bước dưỡng da cơ bản. Bước ①: Làm sạch da Nếu bạn không trang điểm thì bạn có thể rửa sạch mặt và đánh bay bụi bẩn với sữa rửa mặt. Nhưng nếu bạn có trang điểm thì bạn hãy sử dụng cả kem tẩy trang nữa nhé. Bước ②: Cấp ẩm cho da Sau khi rửa mặt xong, bạn hãy dùng nước hoa hồng để cấp ẩm cho da nhé ! Nhiều bạn nghĩ rằng chỉ cần làm ướt mặt khi rửa mặt là da được cấp ẩm nhưng thực tế, da bị ướt do nước lại rất dễ bị khô. Sau khi rửa mặt, hãy sử dụng nước hoa hồng ngay nhé. Nếu da được cung cấp đủ nước, các bước dưỡng da sẽ có hiệu quả hơn đấy. Bước ③: Cải thiện các vấn đề của da Các bạn hãy sử dụng các sản phẩm phù hợp với mục đích của mình như trị mụn, ngừa mụn, làm trắng da, giảm nám da, nếp nhăn trên da v.v. Bước ④: Khoá ẩm cho da Nếu chỉ dùng nước hoa hồng thì da sẽ không giữ được ẩm mà sẽ bị bốc hơi hết. Sau khi dưỡng da, nếu bạn dùng thêm kem dưỡng hoặc dầu dưỡng thì việc dưỡng da từ trước tới giờ sẽ không bị uổng công, da cũng sẽ được giữ ẩm. Bạn đừng quên bước này nhé. Bước ⑤: Plus α Để nâng cao hiệu quả dưỡng da, bạn nên làm thêm một bước “Plus α” như mát xa hay đắp mặt nạ nhé. Bước này không phải là bước bắt buộc phải có, nhưng nếu bạn thực hiện thì việc dưỡng da sẽ có hiệu quả hơn, thỉnh thoảng mình làm thì sao nhỉ? Mình đã giới thiệu các bước dưỡng da rồi, vậy thì để thực hiện các bước này, chúng mình nên sử dụng các sản phẩm nào nhỉ? Mình sẽ giới thiệu ở dưới nhé. 2. Hộp tạo bọt rửa mặt “ほいっぷるん” Dù bạn dùng mỹ phẩm cao cấp và đắt tiền để dưỡng da, nếu ngay từ bước đầu mà da mặt không sạch thì cũng không có hiệu quả gì. Đầu tiên, hãy rửa mặt thật sạch. Nếu bạn ra ngoài cả ngày, da mặt bạn sẽ bị bẩn. Những bụi bẩn này sẽ dễ gây ra mụn. Các bạn du học sinh, thực tập sinh phải học tập, làm việc cả ngày nên chắc là mệt lắm, nhưng các bạn hãy cố gắng duy trì thói quen rửa mặt mỗi ngày nhé. Tuy nhiên, nếu chỉ rửa bằng nước thì không thể rửa trôi được hết bụi bẩn, chúng mình hãy dùng sữa rửa mặt nhé. Việc chọn sữa rửa mặt phù hợp với da cũng rất quan trọng. Khi chọn sữa rửa mặt, các bạn hãy chú ý đến độ pH. Độ pH phù hợp với da nằm trong khoảng 4.5~6.0 vì vậy các bạn hãy lựa chọn những loại sữa rửa mặt có độ pH nằm trong khoảng trên nhé! Ngoài ra, việc tạo bọt cho sữa rửa mặt cũng rất quan trọng. Bạn có thể tạo bọt bằng tay, nhưng khó mà tạo bọt bông được. Vì thế nên mình muốn giới thiệu sản phẩm này - hộp tạo bọt rửa mặt “ほいっぷるん” của Daiso (giá đã bao gồm thuế 110 yên). Cách dùng “ほいっぷるん” ❶ Cho sữa rửa mặt vào phần có nhiều lỗ. ❷ Cho một chút nước vào hộp, sau đó đậy nắp, kéo que trụ lên xuống nhiều lần. ❸ Sau khi kéo khoảng 10 lần, bọt sẽ bông lên. Tại sao làm bông sữa rửa mặt thì tốt hơn? Lý do là khi rửa mặt sẽ hạn chế việc tay tiếp xúc vào da, tránh không làm tổn thương da đấy. Nếu bạn dùng sữa rửa mặt có bọt bông, giữa tay và da sẽ có lớp bọt, tay không tiếp xúc trực tiếp vào da, bọt có thể làm sạch bụi bẩn nhé. 3. “Nước hoa hồng Ý dĩ” - giúp da luôn ẩm, mềm mại! Sau khi rửa mặt xong, bạn phải dùng nước hoa hồng ngay tức khắc để cấp ẩm cho da. Mọi người đều nói rằng da của phụ nữ Nhật rất đẹp. Vì sao vậy nhỉ? Bí quyết của họ là luôn dưỡng ẩm cho da đấy. Nước hoa hồng Ý dĩ (giá đã bao gồm thuế 110 yên) là sản phẩm “Made in Vietnam”! Các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng nhé. (Tuy nhiên, dù là bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể gây ra kích ứng da nên trước khi dùng lên da mặt, bạn nên dùng thử một chút lên da tay đã nhé). Nước hoa hồng Ý dĩ được chiết xuất từ hạt Ý dĩ. Trong “Ý dĩ" có rất nhiều vitamin B, protein và acid amino nên có tác dụng giữ ẩm da. Hơn nữa, nước hoa hồng này được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên rất thân thiện với da. Nếu bạn sử dụng một thời gian dài, bạn sẽ thấy da mình mềm mại hơn đấy. 4. “Mặt nạ giấy nén 圧縮フェイスマスク” Có một cách để giữ ẩm cho da, đó là sử dụng "mặt nạ". Gói “mặt nạ giấy nén 圧縮フェイスマスク” này mình tìm thấy ở Daiso (giá đã bao gồm thuế 110 yên), khi kết hợp cùng với nước hoa hồng thì nó sẽ trở thành mặt nạ. 1 gói này có những 35 chiếc mặt nạ. Đã có lúc mình thấy da mình cực kì khô nên mình đã nghĩ tới việc sử dụng mặt nạ để dưỡng da và đã mua sản phẩm này. Mình đã lo lắng không không các loại mặt nạ thông thường có hợp với da mình không, nhưng khi được dùng nước hoa hồng mình vẫn thường dùng để làm mặt nạ thì mình rất yên tâm với sản phẩm này. Tuy nhiên, khi mình dùng hàng ngày thì da mình đã gặp 1 vài vấn đề. Thông qua kinh nghiệm cá nhân, mình xin chia sẻ với các bạn ưu điểm và nhược điểm của sản phẩm này. Ưu điểm ✔︎ Hạn chế làm tổn thương da vì được sử dụng nước hoa hồng phù hợp với da ✔︎ Giá thành rất rẻ (dù dùng hàng ngày cũng không tốn kém) ✔︎ Nhỏ gọn, dễ mang theo ✔︎ Có thể che phủ toàn bộ khuôn mặt Nhược điểm ✔︎ Nếu không cho nhiều nước hoa hồng thì mặt nạ không hút đủ nước (hơi tốn nước hoa hồng) ✔︎ Bề mặt của mặt nạ dễ bị khô (đặc biệt là khi ở phòng điều hòa) 5. “Mặt nạ giữ ẩm 潤(うるおい)マスク 3D” Vừa đắp mặt, vừa xem tivi hay đọc tiểu thuyết thì thật là sung sướng. Tuy nhiên, nếu cười thì mặt nạ sẽ bị xê dịch và phải chỉnh sửa lại, hơi phiền phải không… Và vào 1 ngày, mình đã tìm thấy được 1 sản phẩm có thể giải quyết vấn đề này ở cửa hàng 100 yên., đó là “ Mặt nạ giữ âm 潤(うるおい)マスク 3D” (giá đã bao gồm thuế 110 yên). Ưu điểm ✔︎ Sản phẩm làm bằng silicon nên nước hoa hồng khó bay hơi ✔︎ Vì có phần đeo vào tai nên dù mặt có chuyển động thì mặt nạ cũng không khó bị xê dịch ✔︎ Mặt nạ dạng lập thể nên độ bám dính cao ✔︎ Sau khi rửa sạch có thể dùng lại ✔︎ Vì là từ nguyên liệu mềm mại nên không làm đau tai Nhược điểm ✔︎ Dễ bám bụi ✔︎ Trước mỗi lần sử dụng đều phải rửa. Có chỗ khó khô. ✔︎ Lần đầu tiên dùng sẽ có cảm giác hơi bị khó chịu một chút. 6. Cách kết hợp 3 sản phẩm Bây giờ chúng mình cùng nhau kết hợp bộ 3 sản phẩm trên nhé. Đầu tiên là tạo mặt nạ dưỡng ẩm với “Nước hoa hồng Ý dĩ” và “Mặt nạ giấy nén 圧縮フェイスマスク” sau đó là sử dụng “Mặt nạ 潤(うるおい)マスク 3D” để giữ ẩm. ❶ Đầu tiên là cho mặt nạ giấy nén vào nắp của lọ nước hoa hồng Ý dĩ. ❷ Sau đó đổ nước hoa hồng nhiều dần vào nắp. ❸ Mặt nạ giấy bắt đầu nở giãn ra, gỡ mặt nạ ra rồi trải đều lên mặt. ❹ Sau khi đắp mặt nạ giấy lên rồi, đắp tiếp lên trên đó mặt nạ giữ ẩm 潤(うるおい)マスク 3D và giữ nguyên trong vòng 5 - 10 phút. ➎ Sau đó bỏ mặt nạ ra, không cần rửa lại mới nước, lấy tay vỗ nhẹ trên da để nước hoa hồng được thẩm thấu. ❻ Tiếp đó là sử dụng các sản phẩm dưỡng da đặc trị riêng. Điểm quan trọng trong việc sử dụng mặt nạ cho đến khi làn da có cảm giác mềm mịn đó là “việc duy trì. Nếu mỗi ngày đều có thể sử dụng mặt nạ giấy thì sẽ là tốt nhất nhưng nếu không thể thì ít nhất hãy cố gắng sử dụng từ 2-3 lần 1 tuần nhé! 7. Massage nâng cơ mặt từ khi còn trẻ với “かっさプレート” Về cơ bản chu trình chăm sóc da sẽ kết thúc bằng việc sử dụng kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, nếu kết hợp thêm việc massage sẽ phát huy tối đa tác dụng của sản phẩm dưỡng da, và chống việc chảy xệ cho da. Sản phẩm hỗ trợ cho việc massage lần này mình giới thiệu có tên là “かっさプレート” (giá đã bao gồm thuế 110 yên). Sản phẩm có hình dáng giống cánh chim, mỗi 1 bộ phận sẽ có cách sử dụng khác nhau. Đầu tiên, áp đường cong chữ A lên đỉnh cằm, di chuyển từ đỉnh cằm di chuyển nhẹ xuống gần tai, từ đó đẩy các chất cặn, độc hại ra phía gáy. Tiếp theo, đặt đường cong A từ phía gò má và kéo nhẹ từ trong ra đến ngoài phía mang tai, từ đó đẩy các chất cặn, độc hại từ vùng lân cận đến gáy một lần nữa. Làm theo cách làm như vậy sẽ loại bỏ các chất cặn, độc hại từ đó có thể loại bỏ tình trạng sưng tấy của khuôn mặt. Sau đó sử dụng đường cong B. Nâng và hạ từ phía dưới cằm của bạn. Cuối cùng, đặt đường cong C phía dưới mắt, nâng lên đến thái dương và hạ xuống. Ngoài ra, đặt vào vị trí chính giữa trán, ấn nhẹ rồi di chuyển đến ngoài thái dương. Làm khoảng 3 lần là vừa đủ. Nếu không bôi bất cứ thứ gì lên mặt mà sử dụng sản phẩm này có thể làm tổn thương da và thậm chí có thể gây ra nếp nhăn, chảy xệ. Vì vậy, các bạn hãy nhớ thoa kem hoặc dầu dưỡng ẩm lên mặt trước khi sử dụng nhé! Ngoài ra, sử dụng かっさ sẽ tạo ra nhiều áp lực hơn so với massage bằng tay. Vì vậy, thay vì dùng hàng ngày, chỉ cần thực hiện 2-3 lần một tuần là đủ. Lần này, mình đã giới thiệu về phương pháp chăm sóc da cơ bản và cách sử dụng các loại sản phẩm chăm sóc da có thể mua được ở các cửa hàng 100 yên. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng những sản phẩm đắt tiền hơn nếu bạn muốn, nhưng mình nghĩ rằng ngay cả những sản phẩm 100 yên chắc chắn sẽ có hiệu quả nếu bạn “duy trì" sử dụng. Điều quan trọng đó là "sự duy trì".

    10/08/2021

  • Gửi đồ về Việt Nam

    Đại dịch Covid-19 ngăn trở những chuyến bay khiến chúng ta khó về thăm nhà. Để nói chuyện với gia đình để biết về tình hình của nhau thì chúng ta có thể gọi điện hoặc nhắn tin qua mạng xã hội, nhưng những lúc muốn gửi quà, đồ dùng về cho gia đình hoặc tài liệu liên quan đến công việc thì chỉ còn cách là sử dụng dịch vụ chuyển phát quốc tế. Chúng ta cùng tìm hiểu cách gửi hàng và tài liệu về Việt Nam nhé. 〈Nguyễn Việt Hà〉 1. Tình hình vận chuyển quốc tế của Nhật Bản Nếu sinh sống tại Nhật Bản các bạn sẽ nhận thấy khắp mọi nơi trên đất Nhật, từ thành thị đến nông thôn, chỗ nào cũng có bưu điện. Tính đến cuối tháng 7/2021, Nhật Bản có tất cả 23.793 bưu điện, kể cả những địa điểm bưu điện đơn giản, nhận gửi hàng hóa ra nước ngoài. Bưu điện Nhật Bản, ngoài dịch vụ chuyển phát thư từ, hàng hóa, còn có dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm nhân thọ... Dịch vụ bưu điện được nhiều người nước ngoài ở Nhật sử dụng. Về dịch vụ chuyển phát ra nước ngoài ở Nhật Bản thì ngoài Bưu điện ra, còn có dịch vụ của các hãng chuyển phát nhanh đa quốc gia như Fedex hay DHL tuy nhiên sử dụng dịch vụ này chủ yếu là về giấy tờ thương mại cần nhanh và chi phí cũng khá cao. Vì vậy thông thường người ta hay gửi bằng đường chuyển phát qua bưu điện hoặc các hãng vận chuyển khác như Sagawa, Yamato. Trước hết chúng tôi xin giới thiệu về dịch vụ chuyển phát quốc tế của Bưu điện Nhật Bản. 2. Chuyển phát EMS (Chuyển phát nhanh quốc tế) Đây là dịch vụ chuyển phát quốc tế nhanh nhất tới hơn 120 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới với trọng lượng hàng hóa hoặc tài liệu tối đa là 30kg. Với dịch vụ EMS thì chỉ mất khoảng 3-4 ngày là hàng hóa gửi từ Nhật Bản có thể đến các thành phố lớn của Việt Nam và mất khoảng từ 5 ngày tới 1 tuần đối với bưu cục ở các tỉnh khác. Gửi hàng hóa theo hình thức EMS ✔︎ Cân nặng: Không quá 30kg ✔︎ Kích cỡ: Cạnh dài nhất không quá 150cm, tổng cộng 3 cạnh (dài, rộng, cao) không quá 3 mét [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy cách đóng gói Hàng hóa ký gửi qua dịch vụ EMS trọng lượng được tính toán khá sít sao. Bạn có thể chia gói dồ theo khung quy định sát nhất của mức giá để hưởng giá có lợi nhất, nhưng nhớ để chừa lại vài chục gram nhé. Một người bạn tôi khi gửi hàng về Việt Nam, bạn đã căn trọng lượng rất sát. Nhưng sau khi đóng thùng, dán vài vòng băng dính cho chắn chắn, dán nhãn xong thì mức giá nhẩy lên một nấc mới và phải trả thêm tiền. Gửi tài liệu qua đường EMS Phong bì chuyên dụng EMS Vì đặc thù công việc nên tôi rất hay sử dụng dịch vụ của Bưu điện để gửi các giấy tờ sang Việt Nam. Ví dụ muốn gửi tài liệu nặng dưới 500g sang Việt Nam thì giá gửi EMS là 1.400 yên. Nếu gửi qua đường DHL thì phí gửi phải mất 4.000 yên. Gửi tài liệu bằng EMS ta có thể mua phong bì chuyên dụng mất 50 yên hoặc dùng phong bì của mình rồi ra bưu điện khai vào giấy nhãn gửi EMS vào phong bì là xong. Nhãn gửi EMS Nhãn gửi EMS (theo trang web của bưu điện) Tháng 1 năm 2021, tôi mang giấy tờ ra bưu điện gửi EMS và định xin nhãn để điền tại chỗ như mọi lần. Nhưng nhân viên cho biết từ ngày 1/1/2021, thủ tục gửi EMS của Nhật Bản đã có thay đổi.. Tất cả các loại bưu phẩm (hàng hóa giấy tờ) gửi đi một số nước ví dụ như Mỹ phải in nhãn chứ không chấp nhận viết tay như cũ. Đối với các nước khác, nếu viết tay thì khi thông quan sẽ mất nhiều thời gian và thậm chí có trường hợp bị gửi trả lại nữa. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách ghi nhãn EMS Vì không biết việc này nên hôm trước, bạn tôi có tới bưu điện để gửi tài liệu về Việt Nam. Nhưng tới nơi thì nhân viên bưu điện cho biết “Hiện nay gửi EMS đi Việt Nam và các nước khác chúng tôi đã áp dụng hình thức truy vết điện tử nên phiền chị hãy thực hiện việc điền vào nhãn gửi qua điện thoại thông minh hoặc máy tính”. Bạn tôi đành ngồi ở bưu điện tải ứng dụng xuống điện thoại rồi bắt đầu điền nhãn trên điện thoại rồi sau đó thông qua một máy in chuyên dụng đặt ngay tại chỗ, in nhãn ra. Bạn kể “Loay hoay mãi mới làm xong. Mệt ghê. Nhưng sau đó làm vài lần thì cũng quen rồi”. Để ghi nhãn trên máy tính hoặc điện thoại thông minh, chúng ta cần tải ứng dụng trên trang web "国際郵便マイページサービス" (Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế). Thông qua ứng dụng này, ta có thể tự điền nhãn hoặc các loại giấy tờ khác, sau đó tự in ra dán vào thùng hàng hoặc bì thư. Những thông tin về người gửi hoặc người nhận được lưu lại trên máy tính nên từ lần gửi sau sẽ khá tiện lợi. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang để đăng nhập “Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế” Gần đây bưu điện Nhật Bản còn có dịch vụ COOL EMS chuyển phát đồ cần gửi lạnh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch Covid19 mà hiện nay Bưu điện đang dừng dịch vụ này. 3. Chuyển phát hàng không quốc tế ePacket Chuyển phát “ePacket Quốc tế” Cũng tương tự như EMS, đây là dịch vụ gửi hàng bằng đường hàng không nhưng giới hạn với hàng hóa nặng 2kg, với tổng 3 cạnh không quá 90cm. Hình thức này rẻ hơn EMS. Đối với các mặt hàng như thực phẩm khô, quần áo hoặc những mặt hàng tương đối nhẹ thì đây là dịch vụ khá tiện lợi. Dịch vụ này có 2 hình thức: “ePacket Quốc tế” và “ePacket Quốc tế light”. Tương tự như EMS, với dịch vụ này, chúng ta có thể làm trước nhãn tại nhà thông qua ứng dụng “Trang cá nhân Dịch vụ Bưu chính Quốc tế”. Gửi theo hình thức “ePacket Quốc tế” từ Nhật về Việt Nam, với trọng lượng 2kg thì phí gửi là 2.400 yên, 1kg là 1.500 yên. Trung bình gửi từ Tokyo về Việt Nam mất 8 ngày (tính đến tháng 8/2021). Đối với 1 số nước, dịch vụ này cũng áp dụng hình thức truy vết và có bảo hiểm với mức đền bù tối đa là 6.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bảng giá gửi hàng ePacket Quốc tế Chuyển phát đường Hàng không giá rẻ ( SAL) Đây là hình thức chuyển phát được coi giống như dịch vụ gửi tàu biển, kể cả khi vận chuyển trong Nhật Bản và vận chuyển trong nước nhận. Cả hai nước gửi và nhận đều chờ các chỗ trống trên máy bay để gửi hàng, nên phí gửi thấp hơn, thời gian chuyển phát chậm hơn gửi đường hàng không nhưng nhanh hơn đường tàu biển. Nếu gửi nhiều thùng hàng một lúc sẽ được giảm giá (từ 10 thùng trở lên giảm 10%, 50 thùng trở nên giảm 20%) . Ngoài ra, dịch vụ “ePacket Quốc tế nhẹ” được gửi theo hình thức SAL này nên cũng rẻ hơn “ePacket Quốc tế” một chút. Tuy nhiên tính tới thời điểm 8/2021 thì Việt Nam chưa được áp dụng dịch vụ này. 4. Những điểm cần lưu ý khi gửi đường hàng không Ảnh: Hóa đơn gửi hàng (Theo trang web của Bưu điện Nhật Bản) Hóa đơn Khi gửi hàng hóa chuyển phát quốc tế tại bưu điện cần phải kèm hóa đơn để trình hải quan. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hướng dẫn cách ghi hóa đơn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tải mẫu hóa đơn Những hàng hóa không được gửi theo đường hàng không Có những mặt hàng không được phép gửi theo đường hàng không. Một người bạn khác có kể tôi chuyện bạn thường gửi thực phẩm chức năng và các mặt hàng thường dụng khác cho cha mẹ ở Việt Nam. Một lần, bạn mang một gói hàng 20kg trong đó có thuốc nhuộm tóc đi bưu điện gửi. Sau khi đưa hóa đơn thì nhân viên bưu điện cho biết “Thuốc nhuộm tóc không gửi được qua đường hàng không”. Bạn đành mở thùng hàng ra, để lại mấy hộp thuốc nhuộm tóc rồi đóng lại. Sau đây là vài mặt hàng không được gửi qua đường hàng không. Thịt sống, đồ đông lạnh Vật cháy, nổ, pháo hoa, thiết bị báo động, pin Chất cồn dễ bắt cháy, các loại dung dịch dễ bắt cháy hoặc các loại hàng dễ bắt cháy khác. Nước hoa, kem chống năng hoặc các loại mỹ phẩm có thành phần cồn trên 25% Đất hiếm, đá quý, cổ phiếu hoặc những mặt hàng có giá trị cao Các thiết bị điện tử có gắn pin lithium (điện thoại thông minh, máy ảnh kỹ thuật số, máy quay video, máy tính note, máy chơi game.v.v) Bình xịt các loại 5. Đường biển Đây là hình thức có lẽ học sinh sinh viên khi về nước hoặc gia đình chuyển nhà rất hay sử dụng vì giá cả rẻ. Đồ có thể đóng thành từng thùng dưới 30kg. Nếu trọng lượng 2kg thì chi phí chỉ là 1.600 yên. Tuy nhiên vì giá cước rẻ nên mất thời gian 1-3 tháng mới tới (Tùy nơi gửi mà thời gian chuyển phát có thể dao động). Khi bạn tôi về nước sau khi học tập tại Nhật, có những thùng đồ gửi bằng đường biển thường 2 tháng sau mới tới tay bạn tại Việt Nam. Đối với sách, gửi đường biển được thêm giảm giá. Đồ gửi bằng đường biển bạn lưu ý phải đóng kĩ chống móp méo đồ đạc, đóng đồ gửi nên bao gói chống thấm nước. 6. So sánh cước phí gửi Chúng tôi đã làm thử đăng ký gửi đồ trên mạng để tìm hiểu cước phí của từng hình thức chuyển phát. Đây là số liệu tính đến tháng 8/2021 nên có thể có ảnh hưởng của đại dịch vi-rút corona. Ngoài ra, tùy nơi gửi mà số liệu cũng có thể khác nhau. ◆ Trường hợp gói hàng nặng 10kg Cước phí (yên) Thời gian vận chuyển EMS 10,500 6 ngày Chuyển phát quốc tế 12,500 10 ngày Đường tàu biển 5,300 Khoảng 2 tháng ◆ Trọng lượng 2kg, gửi từ Tokyo Cước phí (yên) Thời gian vận chuyển EMS 3,300 6 ngày ePacket Quốc tế 2,400 10 ngày Chuyển phát quốc tế 3,900 10 ngày Đường tàu biển 1,600 Khoảng 2 tháng [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang tính thử cước phí, thời gian chuyển phát ra nước ngoài (Bưu điện Nhật Bản) 7. Các công ty chuyển phát tư nhân Thông thường các bưu kiện hàng hóa gửi về cho gia đình, hàng không có giá trị quá cao, một số bạn Việt Nam cũng lựa chọn các hẵng vận chuyển do người Việt Nam làm chủ, nói được tiếng Việt, có dịch vụ đóng hộ hàng và giá cả khá hợp lý là 1000 Yên/ 1 kg. Một số các công ty Logistic có dịch vụ gửi đồ chuyên về Việt nam như sau: [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Công ty vận chuyển Hanabee (tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] GETSS Ngoài ra, dịch vụ gửi đồ của một số hãng như Yamato, Sagawa hay Nittsu cũng được người Nhật sử dụng với các dịch vụ gửi đồ cao cấp hay chuyển nhà từ nước này qua nước khác. Các hãng này có dịch vụ trọn gói đóng bọc đồ, gửi hàng hóa ngoại cỡ, hay gửi những hàng hóa đặc biệt như tranh, đồ dễ vỡ... Tuy nhiên giá cả của những hẵng này đắt hơn bưu điện, nếu có nhu cầu các bạn có thể tra cứu thêm qua website của các hãng nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Dịch vụ Chuyển phát Quốc tế Sagawa ※ Chú ý có nhiều công ty đặt tên gần giống! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Dịch vụ Chuyển phát Quốc tế Yamato [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Dịch vụ Chuyển phát Quốc tế Nittsu Hy vọng các bạn có thể tận dụng tốt các dịch vụ gửi hàng ở Nhật Bản phù hợp với nhu cầu của mình.

    31/08/2021

  • Trải nghiệm đi làm tóc qua HOT PEPPER Beauty

    Xin chào mọi người, Mình hiện là sinh viên năm thứ hai của một trường Nhật ngữ ở thành phố Osaka. Trước đây, mình đã từng làm việc tại một công ty Nhật Bản ở Việt Nam. Lúc đó mình đã được cấp trên người Nhật chỉ dạy cho rất nhiều điều nên mình bắt đầu yêu thích Nhật Bản và quyết định đi du học. Mình đã đến Nhật được một năm rưỡi rồi, khi nhìn ngắm các bạn nữ người Nhật đi trên đường ăn mặc thời trang, mình đã nghĩ "Dễ thương quá", "Da trắng thật", "Tóc mọi người sao đẹp thế và kiểu tóc cũng rất hợp nữa." Từng ngày trôi qua, mình cũng muốn đi làm tóc. Thế nhưng, lúc đó mình băn khoăn không biết nên đến tiệm nào, kiểu tóc nào phù hợp với mình và giá cả là bao nhiêu, nên mãi mà vẫn chưa đi được. Không còn cách nào khác nên thỉnh thoảng mình tự cắt và nhuộm tóc. Thế rồi có một người chị cũng là du học sinh, đã giới thiệu cho mình website làm tóc (có cả ứng dụng trên điện thoại) rất được yêu thích tại Nhật. Đó là HOT PEPPER Beauty. Mình đã sử dụng ứng dụng này để chọn tiệm cắt tóc. Lần đầu tiên mình đến một tiệm làm tóc ở Nhật và thấy rất hài lòng. HOT PEPPER Beauty là gì? HOT PEPPER là một trang web giới thiệu các tiệm làm tóc và nhà hàng, quán ăn v.v. Trang web này còn có phiên bản ứng dụng dành cho điện thoại. Bạn có thể sử dụng Hot Pepper Beauty như một ứng dụng để tìm kiếm các tiệm làm tóc và spa. Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn trước với mức giá ưu đãi khi sử dụng các phiếu giảm giá tại từng tiệm salon. Cách tải ứng dụng và đăng ký thành viên 〈Trái〉 Trước tiên, hãy cùng tải ứng dụng. Bạn tìm bằng từ khóa “Hot Pepper Beauty” là sẽ thấy ứng dụng ngay. Hãy nhấn "Tải ứng dụng". 〈Phải〉 Màn hình này sẽ xuất hiện khi quá trình tải xuống hoàn tất. Nhấn "Bắt đầu ứng dụng". 〈Trái〉 Màn hình tìm kiếm sẽ xuất hiện, nhưng bạn không thể đặt chỗ khi chưa đăng ký làm thành viên. Để đăng ký làm thành viên, hãy nhấn vào "Đăng nhập" ở phía trên bên phải. 〈Phải〉 Màn hình trang chủ sẽ xuất hiện, vì vậy hãy nhấn vào "Đăng nhập" ở đây nữa nhé. 〈Trái〉 Kéo xuống cuối màn hình và nhấn vào "Đăng ký thành viên mới". 〈Phải〉 Sau khi nhập địa chỉ email thường dùng của bạn, nhấn "Gửi email đăng ký tạm thời". 〈Trái〉 Sau đó, "mã xác thực" sẽ được gửi đến email của bạn từ địa chỉ email của Recruit Co., Ltd., do Hot Pepper Beauty điều hành, bạn hãy ghi nhớ mã số đó. 〈Phải〉 Quay lại ứng dụng, nhập mã xác thực và nhấn "Tiếp theo". 〈Trái〉 Nhập mật khẩu và tên bạn tự đặt. 〈Phải〉 Cuối cùng, có một cột "Cài đặt điểm tích luỹ". Nếu bạn không có thẻ "d POINT" của NTT docomo, hãy chọn "điểm Ponta". Điểm này có thể được sử dụng để thanh toán tại các hệ thống cửa hàng thuộc Hot Pepper Beauty và cửa hàng tiện lợi của Lawson. 〈Trái〉 Sau khi nhập đầy đủ thông tin, cuối cùng, nhấn "Xác nhận" để hoàn tất đăng ký. Sau đó, màn hình thông báo rằng đăng ký đã hoàn tất sẽ xuất hiện, vì vậy hãy nhấn vào "Tiếp theo". 〈Phải〉 Nhấn "Đăng nhập" để bắt đầu sử dụng ứng dụng. Cách tìm kiếm Salon tóc Bạn cũng có thể tìm kiếm tiệm nail, nối mi và spa, nhưng hãy chọn "salon tóc", trang tìm kiếm sẽ hiện ra. Bạn cũng có thể chọn "tìm kiếm theo từ khóa" trên trang chủ, mình thì chọn "tìm kiếm theo điều kiện". 〈Trái〉 Mình đã tìm ở ga gần nhà trong mục "Khu vực / Ga / Vị trí hiện tại" và nhấn vào nút "Ngày và giờ" để chọn thời gian mà mình muốn đi. Ngoài ra, hãy nhấn vào "Menu, v.v." và chọn menu mong muốn. 〈Phải〉 Chọn "Cắt" và "Nhuộm màu" trong menu. TỪ VỰNG CÓ TRONG MENU カット: cắt カラー: nhuộm パーマ: làm xoăn 縮毛矯正(しゅくもう・きょうせい): duỗi thẳng tóc エクステ: nối tóc トリートメント: dưỡng tóc (hấp tóc) ヘッドスパ: mát xa da đầu Gói giảm giá khi sử dụng Coupon Khi mình tìm kiếm bằng cách ghi các từ như "khu vực", "ngày giờ" và "menu", thì đã tìm được 32 tiệm. Mình rất ngạc nhiên khi không biết gần nhà mình lại có nhiều tiệm làm tóc như vậy. Sau đó, mình đã vào tiệm mà mình quan tâm và đọc thông tin về tiệm đó. 〈Trái〉 Ưu điểm của việc đặt lịch hẹn trên Hot Pepper là bạn có thể sử dụng "coupon" (gói giảm giá). Sau khi đăng ký thành viên, bạn sẽ được thông báo qua email hoặc ứng dụng khi có chiến dịch. Ngoài ra cũng còn rất nhiều phiếu giảm giá khác nữa! Nếu bạn đến tiệm đó lần đầu tiên, hãy nhấn vào "Phiếu giảm giá cho lần ghé thăm đầu tiên" và nếu bạn đến tiệm đó từ lần thứ hai, hãy chọn "Phiếu giảm giá từ lần thứ hai". Có rất nhiều phiếu giảm giá cho bạn lựa chọn. 〈Phải〉 Ngoài ra còn có một số tiệm cung cấp một phiếu giảm giá rất tốt mang tên "Giảm giá sinh viên U24". Sinh viên quốc tế có thể sử dụng coupon này nhưng nhân viên của tiệm sẽ kiểm tra thẻ sinh viên của bạn, vì vậy đừng quên mang theo thẻ nhé. 〈Trái〉 Cũng có tiệm cung cấp phiếu giảm giá "0 yên". Điều này không có nghĩa là miễn phí cắt và nhuộm tóc, nhưng lời khuyên của thợ làm tóc thường là miễn phí. Bạn có thể nhận được lời khuyên mà không cần phiếu giảm giá, nhưng có thể dễ dàng hơn khi tư vấn bằng phiếu giảm giá. 〈Phải〉 Một số tiệm cung cấp phiếu giảm giá khoảng 2.000 yên cho "nhuộm" và "cắt". 〈Trái〉 Sau khi chọn được coupon (gói giảm giá), hãy nhấn "Đặt chỗ với coupon này". 〈Phải〉 Chọn ngày giờ. "◎" là ngày và giờ bạn có thể đặt chỗ trước. Nhấn chọn "◎" với ngày giờ bạn mong muốn để tiếp tục các bước tiếp theo. 〈Trái〉 Việc đặt chỗ đã hoàn tất và thông báo xác nhận đặt chỗ đã được gửi qua email (nội dung tương tự có thể xác nhận trên ứng dụng). Lúc này, hãy kiểm xem bạn có thể hủy lịch đến khi nào. Nếu bạn hủy sau thời hạn đó, bạn sẽ phải trả phí hủy. 〈Phải〉 Bạn cũng có thể đọc kinh nghiệm và chuyên môn của thợ làm tóc trước khi quyết định dùng phiếu giảm giá. Nếu bạn muốn chọn thợ làm tóc, hãy nhấn nút "Chỉ định và đặt chỗ". Có trường hợp bạn sẽ mất thêm phí chỉ định. Ngoài ra, sự chỉ định của bạn cũng có thể không được chấp nhận. Trải nghiệm làm tóc Tiệm mình đến lần này tên là VICTOIRE gần ga Higashimikuni (thành phố Osaka), tuyến Metro Osaka. Có 3 lý do mình chọn tiệm này. ✔︎ Gần nhà mình (tầm 5 phút đi bộ) = Hot Pepper sẽ hiển thị cho bạn vị trí của tiệm trên Google Maps. ✔︎ Quy mô của tiệm = Tiệm ghi có “3 chỗ ngồi”, mình nghĩ rằng tiệm yên tĩnh vì có lượng khách hàng vừa phải. ✔︎ Đánh giá về tiệm = Trên ứng dụng có phần đánh giá của người dùng trước đó và tiệm này đã được đánh giá 5 sao. 〈Trái〉 Giá của gói dịch vụ mình đặt hẹn trên Hot Beauty. 〈Phải〉 Giá của gói dịch vụ mà tiệm cung cấp. Gói mà mình đặt tại Hot Pepper là set “cắt + nhuộm + dưỡng tóc” với giá 6980 yên. Nếu cộng tổng từng dịch vụ niêm yết theo giá tại tiệm thì giá là 18,000 yên. Vì đây là giá của một gói dịch vụ nên giá rẻ hơn cũng là điều dễ hiểu, nhưng mình nghĩ coupon của Hot Pepper được giảm giá nhiều hơn nữa và cảm giác "có lời" hơn. Khi bước vào tiệm, anh quản lý đã chào mình với một nụ cười thân thiện. Anh ấy cũng cất túi và dẫn mình đến ghế ngồi. Anh ấy khoảng bốn mươi tuổi, là một người nhiệt tình và thân thiện. Trong lúc cắt tóc cho mình, anh ấy đã bắt chuyện để mình có thể thư giãn. Trước khi cắt tóc, mình đã điền vào một bảng câu hỏi khảo sát những mong muốn về kiểu tóc của bản thân. Đây là một tài liệu để trao đổi về các kiểu tóc. Nếu bạn không biết ghi như thế nào, hãy hỏi nhân viên hoặc không viết thì cũng không sao. Cũng có những tiệm không có bảng câu hỏi như vậy. Mình đã nói với anh quản lý là "Em muốn cắt ngắn khoảng 3 cm và giữ nguyên phần tóc mái". Thế nhưng, khi nhìn vào menu tóc, mình không biết nên cắt kiểu nào nên mình đã nhờ anh ấy tư vấn. Khi mình hỏi về màu tóc, anh ấy đã chọn giúp mình một số màu, sau đó mình chọn màu mình thích trong những màu đó. Vì mình là người nước ngoài, nên anh quản lý sử dụng tiếng Nhật dễ hiểu nhất có thể và còn hỏi mình đến từ đâu, vì vậy mình đã nói chuyện được khá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn nói chuyện, bạn có thể chọn "Không nói chuyện với nhân viên" khi đặt lịch hẹn bằng ứng dụng nhé. Tổng kết Trong bài viết này, mình đã giới thiệu cách đăng ký và sử dụng Hot Pepper Beauty, cũng như kể lại lần trải nghiệm đầu tiên của mình. Mình thấy ứng dụng này khá hữu ích và như một "người bạn" cái gì cũng biết, mọi người thấy thế nào? Nhân tiện, trang web và ứng dụng này cũng có phiên bản cho nam giới. Một bác biên tập viên U50 của KOKORO cũng rất thích trang web này. Nếu bạn chọn "Men's" trong khi tìm kiếm, rất nhiều tiệm làm tóc mà nam giới có thể đến sẽ hiện ra đấy. Bạn có thể tìm được một gói làm tóc giá rẻ nên vừa tiết kiệm một chút tiền, vừa tìm cho mình một tiệm cắt tóc ưng ý để có một kiểu tóc phù hợp, điều này chẳng phải quá tuyệt sao.

    26/10/2021

  • “Fukubukuro”: Túi quà may mắn đầu năm

    【Collaboration blog】 “Túi quà may mắn” là sản phẩm được bán vào những ngày đầu năm mới của Nhật Bản. Những chiếc túi này giống như những tấm vé số may mắn, bạn chỉ có thể thấy được bên trong có những gì khi đã mua nó. Thế nhưng, thời gian gần đây, họ đã bắt đầu bán những chiếc túi mà trước khi mua, người tiêu dùng sẽ biết được bên trong chứa những món đồ gì. Giá của những chiếc túi này có lẽ sẽ rẻ hơn khi bạn mua lẻ những sản phẩm có bên trong đó, thậm chí có cả những chiếc túi được được bán với mức chiết khấu cực khủng đấy. Điểm đặc biệt của túi may mắn và cảm giác háo hức khi mua Túi may mắn đã trở thành đặc sản của ngày Tết với ý nghĩa sâu sắc được gửi gắm trong đó, đấy chính là “những chiếc túi chứa đầy sự hạnh phúc". Đặc trưng lớn nhất của chiếc túi này là có giá “siêu hời". Bởi lẽ sẽ có những món đồ trong túi may mắn này có mức giá nhiều hơn cả số tiền bạn đã bỏ ra khi mua túi. Ví dụ với mức giá 5000 yên cho một chiếc túi may mắn, bạn có thể nhận được những sản phẩm có giá trị cao hơn 5000 yên đấy. Chiếc túi này còn có một điểm đặc biệt nữa là nó mang đến cho người mua sự “háo hức, mong chờ". Bạn sẽ rất phấn khích, mong đợi khi không thể biết được bên trong chiếc túi đó có những món đồ nào. Đó sẽ là cảm giác vui sướng khi mở ra đúng món đồ mình mong muốn hay sẽ là cảm giác hơi hụt hẫng một chút khi bốc phải những chiếc túi chứa đồ mình không thích. Vì vậy mới nói chiếc túi may mắn này chính là một hình thức bốc thăm, thử vận may đầu năm mới. Các loại túi quà may mắn và cách thức mua túi may mắn Những năm gần đây, túi may mắn đã được đa dạng hoá, có rất nhiều sản phẩm bên trong đó như quần áo, bánh kẹo thậm chí là đồ điện tử, điện thoại di động, v.v. Trong số các sản phẩm kể trên, những chiếc túi được ưa chuộng từ xưa tới nay là những chiếc túi may mắn chứa quần áo (đặc biệt là của những hãng thời trang nổi tiếng). Vì đây chính là cơ hội để sở hữu những món đồ của các nhãn hiệu thời trang lớn với giá rẻ nên hầu hết những người phụ nữ Nhật đã phải xếp hàng rất lâu từ sáng, nhất là vào ngày mùng 2 tháng 1 hàng năm. Có rất nhiều cửa hàng đang bán túi may mắn, để tránh cho dịch COVID-19 lan rộng, số lượng cửa hàng tiếp nhận đặt mua túi may mắn qua mạng đã tăng lên đáng kể. Đối với những chiếc túi được “săn đón” nhiều, cửa hàng sẽ phải áp dụng hình thức bốc thăm để chọn ra những người may mắn nhất. Sự kiện bốc thăm này được diễn ra vào khoảng tháng 11,12 trong năm. Chúng ta có thể mua chiếc túi may mắn này bằng 1 trong 3 cách như dưới đây. Hãy lưu ý đến thời hạn khi đặt chúng nhé. ・ Mua trên web và đồ sẽ được gửi về tận nhà của bạn. ・ Đặt trên web và sau đó đến cửa hàng lấy. ・ Đến trực tiếp cửa hàng để mua mà không cần đặt trước. Túi may mắn của Mister Donut Dù là một du học sinh nhưng mình quyết định “tậu” ngay một chiếc túi may mắn trong năm 2022 này. Với một người có niềm đam mê Pikachu như mình, khi biết được thông tin là Mister Donut có bán chiếc túi may mắn trong đó có bánh donut và đặc biệt là có kèm theo những món đồ giới hạn có hình Pikachu, mình đã không ngần ngại mà quyết định mua ngay! Túi may mắn của Mister Donut được bán từ ngày 26 tháng 12 năm 2021. Có 4 loại túi với 4 mức giá khác nhau (1000 yên, 2000 yên, 3000 yên và 5000 yên = chưa bao gồm thuế). Vì Pikachu là nhân vật mình yêu thích nên mình đã quyết định dùng 3000 yên để sở hữu chiếc túi may mắn này. Dòng người xếp hàng mua túi may mắn (trái) và túi may mắn của Mister Donut Những món đồ mà mình đã nhận được có giá cao hơn so với giá của chiếc túi may mắn mà mình đã mua, Chỉ sau 2 giờ đồng hồ mở bán, những chiếc túi may mắn này đã cháy hàng, như vậy đủ thấy sự hấp dẫn của chúng phải không nào. Thật may mắn vì mình đã có được chiến lợi phẩm ngay trong ngày mở bán đầu tiên. Mình đã rất ngạc nhiên khi thấy có đến 7 món đồ trong túi may mắn 3000 yên này, đó là: thẻ đổi bánh donut, 1 chiếc túi vải, 1 cuốn lịch, 1 quyển sổ tay ghi lịch trình, 1 chiếc ví nhỏ, 1 chiếc túi zipper và 1 cuộn băng dán Pikachu. ★ Đặc trưng của túi may mắn Mister Donut Một chiếc túi may mắn giá 3000 yên (chưa bao gồm thuế) sẽ có ・ 2 thẻ đổi bánh donut: loại bánh 160 yên (chưa bao gồm thuế) x 15 cái (tổng 4800 yên) ・ 8 phiếu ưu đãi đổi bánh donut có giá 130 yên (chưa bao gồm thuế) (khi mua 4 chiếc trở lên sẽ nhận được thêm 1 chiếc dưới dạng coupon, tổng 1040 yên) Chỉ mới tính riêng thẻ đổi bánh mà tổng số tiền đã lên đến 5840 yên rồi! Nếu tính đến cả giá trị của những món đồ Pokemon thì mình thấy lần mua sắm này thật sự rất hời. Túi vải thân thiện với môi trường (50cm×39.5cm) Lịch năm 2022 Sổ ghi chép lịch trình (01/2022 - 03/2023) Bên trong sổ ghi chép lịch trình 2 trang cuối của cuốn sổ có đính kèm phiếu đổi bánh donut (8 phiếu giá 130 yên) Ví nhỏ Túi zipper Cuộn băng dán hình Pikachu 2 thẻ đổi bánh donut Đối với thẻ đổi những chiếc bánh donut có giá 160 yên trở xuống, bạn có thể sử dụng nó tại tất cả các cửa hàng của Mister Donut trên toàn quốc. Hơn nữa, phải đổi hết 15 cái trong một lần nên mình nghĩ là mình sẽ thưởng thức nó cùng với nhiều người. Những chiếc túi may mắn được bán trong siêu thị Những chiếc túi may mắn của các hãng nổi tiếng như Mister Donut hay Starbuck đều được ưa chuộng và săn đón rất nhiều nhưng mới đây, túi may mắn đã được bán cả trong những trung tâm thương mại. Biên tập viên của blog này (người Nhật) đã đi một vòng siêu thị AEON vào ngày mùng 1 tháng 1 năm 2022 vừa qua. Chỉ trong ngày mùng 1 tháng 1, tất cả các hệ thống siêu thị AEON của Osaka đã mở chiến dịch bán “xe đẩy hàng may mắn". Bên trong “xe đẩy hàng may mắn” này sẽ có ・ Mì ăn liền ( Kitsune Udon) × 12 hộp ・ Cơm ăn liền (200g) × 5 gói ・ Bánh baumkuchen hình vòng nhiều lớp ・ Nước lọc 2ℓ × 6 chai ・ Gia vị nấu cà ri ・ Sốt Mayonnaise (400g) ・ Bánh kẹo (Bỏng) ・ Bia đóng lon (350 mℓ) ×24 lon Giỏ hàng này có giá là 6000 yên (chưa bao gồm thuế). Mình đã tự hỏi là so với việc mua lẻ những món đồ trên thì việc mua giỏ hàng may mắn này liệu có lời hơn không? Vì vậy, mình đã quyết định đi quanh khu vực bán đồ ăn đó và tìm hiểu giá của từng món đồ. Tìm và xem giá từng món đồ có trong “xe đẩy hàng may mắn” khi được bán riêng lẻ Dưới đây là kết quả: Mì ăn liền ( Kitsune Udon) × 12 hộp 108 yên × 12 = 1296 yên Cơm ăn liền (200g) × 5 gói 578 yên Bánh baumkuchen hình vòng nhiều lớp 238 yên Nước lọc 2ℓ × 6 chai 428 yên Gia vị nấu cà ri 198 yên Sốt Mayonnaise (400g) 198 yên Bánh kẹo (Bỏng) 90 yên Bia đóng lon (350 mℓ) × 24 lon 3830 yên Tổng 6856 yên Tổng tất cả các món đồ là 6856 yên. Mặc dù cũng có nhiều sản phẩm có mức giá ưu đãi từ ban đầu nhưng nếu mua giỏ hàng may mắn này, bạn sẽ được giảm thêm 856 yên nữa đấy! Tại quầy bán thực phẩm, các sản phẩm khác như là bánh kẹo, mì hộp hay bột canh cũng đang được bày bán dưới dạng túi quà may mắn. Không chỉ thế, những món đồ dùng hàng ngày cũng được bày bán như vậy đấy. Túi quà may mắn của Acecook là 11 hộp mì với giá 1000 yên Túi may mắn của hãng chocolate cao cấp GODIVA có giá 2000 yên Có rất nhiều túi may mắn tại quầy nhu yếu phẩm hàng ngày như bột giặt, kem đánh răng Ví dụ của (túi may mắn) các sản phẩm liên quan đến giặt giũ Tổng kết Vậy là chúng mình đã giới thiệu cho các bạn tất tần tật về Fukubukuro - túi may mắn rồi đấy. Với đặc trưng là sự bí ẩn - không biết trước được có gì bên trong mà túi may mắn đã mang lại cho người mua cảm giác háo hức, hồi hộp khi mở túi quà. Hơn nữa, cũng có cả những chiếc túi với mức chiết khấu vô cùng lớn. Vậy thì nhân dịp đầu năm mới này, tại sao các bạn du học sinh, thực tập sinh lại không sở hữu một túi quà may mắn với giá “siêu hời" cho riêng mình nhỉ?

    13/01/2022

  • So sánh phí sử dụng điện thoại của các nhà mạng – Các gói cước mới liên tục ra mắt –

    Có rất nhiều bạn thực tập sinh hoặc kỹ sư đang dùng điện thoại di động bằng cách sử dụng SIM của Nhật. Mới đây, các công ty điện thoại di động (nhà mạng) liên tục công bố các gói cước mới. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem chuyển mạng hay giữ nguyên mạng hiện tại sẽ có lợi hơn và so sánh mức giá cũng như đặc điểm của các gói cước này nhé. (Giá cả trong bài đều chưa bao gồm thuế). Gần đây, các công ty điện thoại di động lớn đồng loạt cạnh tranh về giá ở các gói cước chỉ làm thủ tục đăng kí qua mạng với dung lượng dữ liệu 20GB/tháng. LINEMO / SoftBank Ngày 18/2, hãng SoftBank công bố gói cước mới liên kết với ứng dụng tin nhắn LINE có tên là LINEMO với mức giá hằng tháng 2.480 yên. Tháng 12 năm ngoái, SoftBank vừa đưa ra gói cước “gọi điện thoại mỗi cuộc 5 phút miễn phí, cước phí hằng tháng 2.980 yên”, giống gói “ahamo” của NTT docomo. Tuy nhiên, sau đó, do nhà mạng KDDI (au) tung ra gói cước “povo” với mức giá 2.480 yên (cắt bớt phần gọi điện thoại miễn phí), khiến SoftBank phải bám đuổi theo. Thời gian gần đây, khi cần gọi điện, rất nhiều người sử dụng các ứng dụng như Messenger hay LINE để gọi điện không mất phí. Vì vậy, số lượng thanh niên nói rằng “gọi điện thoại không cần dùng SIM” đang gia tăng. Với gói cước LINEMO, người dùng sẽ được hưởng các lợi ích như không bị tính dung lượng dữ liệu khi dùng LINE (có thể gọi điện thoại miễn phí qua LINE), hay có thể sử dụng miễn phí hơn 7 triệu sticker (hình biểu cảm) trong số các sticker dùng trong cuộc trò chuyện trên LINE. povo / au Povo của au cũng có gói cước cắt bớt dịch vụ gọi điện thoại. Đặc điểm của gói cước này là người dùng có thể trả thêm 200 yên (topping) vào một ngày tuỳ thích để “sử dụng miễn phí dữ liệu trong vòng 24 giờ”. Không chỉ sử dụng dữ liệu trên riêng điện thoại di động mà còn có thể thực hiện tethering (chia sẻ kết nối internet qua điện thoại di động) miễn phí, nên bạn có thể kết nối máy tính hoặc máy tính bảng với điện thoại di động và dùng miễn phí dữ liệu cả một ngày chỉ với 200 yên đó. Gói cước kiểu này hướng đến đối tượng khách hàng ngày thường dùng mạng Wi-Fi ở công ty hoặc trường học và chỉ cần có thêm kết nối internet ở nhà vào các ngày cuối tuần. Thông thường, để sử dụng Wi-Fi, bạn sẽ mất hơn 4.000 yên/tháng, còn khi dùng povo, nếu topping để dùng mạng trong 8 ngày thì cũng chỉ tốn 1.600 yên. Ngoài ra, gói cước này cũng sẽ rất có lợi cho những người chỉ cần dùng nhiều dữ liệu vào ngày có giờ học trực tuyến. ahamo / NTT docomo Ngày 1/3, hãng NTT docomo tuyên bố hạ giá cước mạng ahamo xuống 2.700 yên/tháng. Đây là gói cước có kèm dịch vụ gọi miễn phí các cuộc điện thoại thông thường với thời gian từ 5 phút trở xuống. Mạng này không có gói cước cắt bớt tính năng gọi điện thoại miễn phí. Tuy nhiên, các gói cước giá 2.480 yên như povo của au hay LINEMO của SoftBank, khi đăng ký thêm tính năng gọi điện thoại miễn phí thì lại là 2.980 yên. Do đó, gói cước mới của NTT docomo lại có lợi hơn đối với những người “thường xuyên thực hiện các cuộc gọi điện thoại ngắn”. ◆So sánh gói cước mới của 3 nhà mạng lớn ◆ Công ty Tên mạng Ngày bắt đầu cung cấp gói cước Dữ liệu 20GB/tháng Đặc điểm Gọi điện thoại miễn phí NTT docomo ahamo(アハモ) 26/3/2021 2.700 yên Có thể dùng lên tới 20GB ở 82 nước khác mà không tốn thêm cước phí KDDI povo(ポヴォ) Trong tháng 3 2.480 yên 2.980 yên Có thể trả thêm 200 yên để dùng dữ liệu không giới hạn trong 1 ngày SoftBank LINEMO(ラインモ) 17/3/2021 2.480 yên 2.980 yên Không tính phí sử dụng dữ liệu dùng LINE ※Giá chưa bao gồm thuế, gọi điện thoại miễn phí tức là không tính phí cuộc gọi trong nước với thời gian từ 5 phút trở xuống. SIM giá rẻ Các gói cước (SIM) giá rẻ với lượng dữ liệu thấp vẫn có từ trước. Dung lượng 5GB có nhà mạng “OPTAGE” với gói cước 1.380 yên, “JCOM” với gói cước 1.480 yên. Dung lượng 3G thì có “UQmobile” với gói cước 1.480 yên hay “Y!mobile” với gói cước 1.980 yên. Ngoài ra, gần đây hãng Rakuten còn tuyên bố sẽ miễn phí cho dung lượng 1GB trở xuống. Các bạn có thể xem phần giới thiệu và giải thích dễ hiểu về sự khác biệt giữa nhà mạng lớn và SIM giá rẻ cũng như mức giá của các nhà mạng SIM giá rẻ trong bài viết dưới đây. Lựa chọn công ty điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan 〈Nội dung bài viết〉 Tại sao cần phải ký hợp đồng dịch vụ nghe gọi・dữ liệu / Nhà mạng lớn thì chất lượng dịch vụ tốt, giá cao / Điện thoại・SIM giá rẻ / Ví dụ về gói cước SIM giá rẻ / Nhược điểm của SIM giá rẻ và cách khắc phục Sau khi Chính phủ Nhật Bản đưa ra chủ trương giảm giá dịch vụ điện thoại di động, các gói cước mới liên tục được tung ra. Bạn hãy thử xem xét lại cách sử dụng của mình và tìm ra gói cước thích hợp nhất nhé.

    04/03/2021

  • Xếp hạng mỹ phẩm được người Việt Nam ở Nhật Bản ưa chuộng

    Chúng tôi đã hỏi ý kiến về mỹ phẩm của khoảng 70 phụ nữ Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản. Đối tượng hỏi ý kiến là nữ giới trong độ tuổi từ 20 – 30, bao gồm cả du học sinh, nhân viên công ty, thực tập sinh kĩ năng, người theo visa gia đình... Dựa vào kết quả trả lời bảng hỏi trên mạng xã hội, ban biên tập KOKORO xin tổng kết thông tin về các loại mỹ phẩm được người Việt ở Nhật Bản ưa chuộng. Câu hỏi: Khi về Việt Nam, bạn đã mua hoặc định mua loại mỹ phẩm nào về làm quà? ➡ Thứ 1: Sữa rửa mặt(31%) Thứ 2: Nước hoa hồng(17%) Thứ 3: Kem chống nắng(16%) Câu hỏi: Khi về Việt Nam, bạn đã mua hoặc định mua loại mỹ phẩm nào về làm quà? ➡ Thứ 1: Sữa rửa mặt(31%) Thứ 2: Nước hoa hồng(17%) Thứ 3: Kem chống nắng(16%) Sữa rửa mặt là sản phẩm được chọn hàng đầu, vượt xa các sản phẩm tiếp theo. Ở vị trí thứ 2, 3, 4 và có tỉ lệ được chọn gần giống nhau lần lượt là nước hoa hồng, kem chống nắng, son môi. Chúng tôi đã đặt câu hỏi chi tiết hơn đối với sản phẩm ở vị trí thứ nhất là sữa rửa mặt. Câu hỏi: Bạn đang dùng sữa rửa mặt của hãng nào? ➡ Thứ 1: Shiseido(27%) Thứ 2: Muji(17%) Thứ 3: KOSÉ(14%) Câu hỏi: Bạn đang dùng sữa rửa mặt của hãng nào? ➡ Thứ 1: Shiseido(27%) Thứ 2: Muji(17%) Thứ 3: KOSÉ(14%) Trong các nhãn hiệu sữa rửa mặt, hãng được phụ nữ trẻ người Việt ở Nhật ưa thích hàng đầu là Shiseido. Nhãn hiệu này có tỉ lệ lựa chọn cách khá xa so với nhãn hàng đứng vị trí thứ 2. Ở vị trí thứ 2 và 3 là Muji và KOSÉ. Sau đây, các nhân viên nữ của ban biên tập sẽ giới thiệu về các loại sữa rửa mặt được ưa chuộng của các hãng Shiseido, Muji và KOSÉ. Clarifying Cleansing Foam (Shiseido) Clarifying Cleansing Foam (Shiseido) Đây là một trong những sản phẩm được ưa thích nhất trong số các loại sữa rửa mặt của hãng Shiseido. Sản phẩm có khả năng dưỡng ẩm vượt trội, giúp duy trì làn da khoẻ mạnh. Loại sữa rửa mặt này vừa làm sạch da, vừa tẩy được lớp da chết, giúp cho da thông thoáng. Mặc dù sản phẩm này hơi đắt hơn so với các loại sữa rửa mặt khác, nhưng đã được kiểm nghiệm dị ứng nên các bạn có thể an tâm sử dụng. Sữa rửa mặt dưỡng ẩm dịu nhẹ Sữa rửa mặt dưỡng ẩm dịu nhẹ Face Soap Moisture (Muji) Face Soap Moisture (Muji) Với chiết xuất lá đào và chiết xuất từ mơ cùng các thành phần tự nhiên khác, sản phẩm tạo cảm giác ẩm và mềm mại cho da sau khi rửa mặt. Đặc trưng của sữa rửa mặt nhãn hiệu Muji là không chứa cồn và các thành phần tạo màu, tạo hương nhân tạo nên rất được các nữ khách hàng thích mỹ phẩm thiên nhiên ưa chuộng. Softymo Cleansing Wash (KOSÉ) Softymo Cleansing Wash (KOSÉ) Đây là loại sữa rửa mặt thông dụng nhất và giá cả cũng phải chăng. Sữa rửa mặt nhãn hiệu này có 3 loại: Loại màu xanh đậm có dẫn xuất vitamin C, tạo cảm giác sáng da; Loại màu hồng có chứa acid hyaluronic, cho da cảm giác ẩm và mềm mại; Loại xanh lam chứa collagen, giúp tăng độ đàn hồi cho da. Cả 3 loại sữa rửa mặt trên đều có thành phần từ thực vật hoặc tinh chất đậu nành lên men và có cả thành phần kem dưỡng da. Tiếp theo là thông tin chi tiết hơn về sản phẩm kem chống nắng của Nhật Bản được phụ nữ Việt Nam ưa chuộng. Câu hỏi: Bạn đang sử dụng kem chống nắng của hãng nào? ➡ Thứ 1: Shiseido(29%) Thứ 2: KOSÉ(19%) Thứ 3: DHC(13%) Câu hỏi: Bạn đang sử dụng kem chống nắng của hãng nào? ➡ Thứ 1: Shiseido(29%) Thứ 2: KOSÉ(19%) Thứ 3: DHC(13%) Hai nhãn hiệu kem chống nắng được ưa chuộng hàng đầu là Shiseido và KOSÉ. Sau đây là phần giới thiệu về kem chống nắng Shiseido và KOSÉ của nữ nhân viên am hiểu về mỹ phẩm trong ban biên tập. The Perfect (Shiseido) The Perfect (Shiseido) Đây là sản phẩm được ưa thích nhất trong các loại kem chống nắng. Sau khi thoa lên, kem sẽ ngấm vào da và tạo cảm giác mềm mại, không bết dính. Loại kem có khả năng chống nước tốt nên có thể dùng làm kem lót trang điểm. Khi tẩy trang chỉ cần dùng xà phòng thông thường để rửa. Sekkisei UV(KOSÉ) Sekkisei UV(KOSÉ) Có loại là sữa và gel. Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa khô da, nám và tàn nhang. Thành phần hạt ý dĩ giúp tăng cường hiệu quả dưỡng ẩm. Sản phẩm cũng bảo vệ da khỏi tia UV, bụi và phấn hoa... Có thể sử dụng làm kem lót trang điểm. Giống như các sản phẩm khác của thương hiệu Sekkisei, kem chống nắng có chứa thành phần mùi hương nhẹ nhàng, có thể sử dụng cho cả toàn bộ cơ thể, chứ không chỉ riêng vùng mặt. Cuối cùng, xin giới thiệu kết quả khảo sát liên quan đến sữa dưỡng. Câu hỏi: Bạn đang sử dụng kem chống nắng của hãng nào? ➡ Thứ 1: Shiseido(25%) Thứ 2: MUJI(15%) Thứ 3: DHC(15%) Câu hỏi: Bạn đang sử dụng kem chống nắng của hãng nào? ➡ Thứ 1: Shiseido(25%) Thứ 2: MUJI(15%) Thứ 3: DHC(15%) Các bạn thấy khảo sát trên của chúng tôi ra sao? Chúng tôi hy vọng các bạn Việt Nam sắp sang Nhật, các bạn nữ người Việt đang băn khoăn không biết lựa chọn loại mỹ phẩm nào tại Nhật, và các bạn chưa biết mua gì về Việt Nam làm quà... có thể tham khảo được qua khảo sát này.

    30/10/2020

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai