Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định | Tin mới nhất

Giải thích cách nhận “bảo hiểm lao động” để chi trả chi phí y tế khi bị thương...

Bảo hiểm lao động của Nhật là hệ thống chi trả chi phí y tế và chi phí sinh hoạt khi người lao động bị thương hoặc bị bệnh do công việc hoặc đi lại (đi đến chỗ làm và về nhà). Dù chỉ tuyển dụng 1 công nhân thì các công ty cũng phải tham gia bảo hiểm lao động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các loại bảo hiểm lao động, đối tượng được nhận bảo hiểm (người được nhận tiền bảo hiểm), cách đăng ký nhận bảo hiểm v.v. 〈Nội dung〉 1. Bảo hiểm lao động là gì? ...

27/12/2023
  • Cách người nước ngoài sắp bị sa thải vì mang thai đã khiến công ty rút lại việc...

    17/12/2023
    Ở Nhật Bản, các công ty không thể sa thải người lao động, kể cả lao động người nước ngoài vì lý do mang thai. Người nước ngoài cũng có thể nghỉ thai sản và chăm con, sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tạm dừng thực tập để sinh con hoặc chăm con, sau đó tiếp tục thực tập sau khi hết thời gian nghỉ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu hai người Việt (người có kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng) sắp bị sa thải tại Nhật vì mang thai đã làm thế nào để có thể tiếp tục làm việc tại Nhật. 〈Nội dung〉 1. Không cần nghỉ việc, về nước khi có thai 2. Gia hạn visa trước khi về nước sinh con 3. Thực tập sinh kỹ năng bị buộc phải ký vào đơn xin thôi việc vì lý do mang thai đã làm thế nào để quay lại làm việc? 4. Trường hợp người có kỹ năng đặc định suýt bị sa thải vì lý do mang thai 5. Khi gặp khó khăn, bạn hãy trao đổi với những nơi này! 6. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người mang thai, sinh con, chăm con 7. Tổng kết 1. Không cần nghỉ việc, về nước khi có thai Việc sa thải người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con là bất hợp pháp Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm công ty đối xử bất công với nhân viên (chẳng hạn như sa thải v.v.) vì lý do mang thai hoặc sinh con. Thực tập sinh kỹ năng, người có kỹ năng đặc định và tất cả người lao động nước ngoài cũng được Luật này bảo vệ. Vì lý do này, việc một công ty yêu cầu lao động nước ngoài nghỉ việc hoặc về nước vì người ấy đang mang thai là bất hợp pháp. Hợp đồng lao động có nội dung như vậy cũng là bất hợp pháp. Thực tập sinh có thể tạm dừng thực tập Sau khi có thai, thực tập sinh vẫn có thể tiếp tục quá trình thực tập. Không cần nghỉ việc khi có thai. Không cần về nước vì lý do mang thai. Dù thực tập sinh đã hứa với công ty phái cử thì cũng không cần phải thực hiện lời hứa đó. Thực tập sinh có thể tiếp tục làm việc khi đang mang thai và có thể nghỉ thai sản (trước và sau sinh). Trong quá trình nghỉ trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể tạm dừng quá trình thực tập, tiếp tục thực tập sau khi nghỉ. Thời gian trong khi nghỉ không tính vào tổng thời gian thực tập. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Không cần phải nghỉ việc - về nước khi có thai|KOKORO 2. Gia hạn visa trước khi về nước sinh con Khi bạn trở về Việt Nam để sinh con và quay lại Nhật Bản sau khi sinh, thời gian lưu trú tại Nhật Bản của bạn có thể đã kết thúc trước khi bạn quay trở lại. Trong trường hợp đó, để lấy được tư cách lưu trú khi ở Việt Nam, bạn sẽ mất nhiều chi phí và phải làm các thủ tục phức tạp. Vì vậy, bạn nên gia hạn tư cách lưu trú (visa) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam để thời gian lưu trú của bạn được duy trì khi bạn quay lại Nhật Bản sau khi sinh con. Để được gia hạn tư cách lưu trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam sinh con, ngoài mẫu đơn xin gia hạn, bạn cần phải nộp những giấy tờ sau. Hợp đồng lao động (Bản sao) Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bản sao) Giấy khám bệnh của bác sĩ Lý do xin gia hạn Vé máy bay về nước (Bản sao) “Lý do xin gia hạn” là giấy nêu nguyện vọng và lý do gia hạn. Ví dụ: “Tôi muốn về Việt Nam sinh con và sau đó quay lại Nhật làm việc nên hãy để thời gian lưu trú của tôi dài hơn để tôi quay lại Nhật Bản”. Thông thường, nghiệp đoàn sẽ viết hộ bạn. Đối với việc xin gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước để sinh con, thời gian xét duyệt của Cục xuất nhập cảnh sẽ nhanh hơn xin gia hạn tư cách lưu trú thông thường. 3. Thực tập sinh kỹ năng bị buộc phải ký vào đơn xin thôi việc vì lý do mang thai đã làm thế nào để quay lại làm việc? Cô Yoshimizu - Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật (bên phải) và bạn Giang Ký vào đơn xin nghỉ việc vì lý do mang thai Ngày 15/6/2023, Hội hỗ trợ người Việt mang tên “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật” đã nhận được tin nhắn (SNS) bằng tiếng Việt như sau. “Em làm ở công ty hiện tại được khoảng 7 tháng thì có thai (trong dịp nghỉ lễ, em đến gặp chồng đang thực tập kỹ năng ở tỉnh Gifu). Nghiệp đoàn của em nói rằng công ty nói là không còn việc nhẹ nên em được nghỉ làm khoảng một tuần. Công ty không cho em sống trong ký túc xá nữa. Nếu mọi chuyện cứ tiếp diễn như thế này, rất có thể em sẽ bị đưa về Việt Nam. Em nên làm gì ạ?” Đây là tin nhắn của Giang (20 tuổi), thực tập sinh kỹ năng đang làm việc tại một nhà máy chế biến thực phẩm ở tỉnh Fukuoka. Đại diện của hội hỗ trợ là cô Yoshimizu đã đi từ Tokyo đến Fukuoka vào ngày 16 (ngay ngày hôm sau) để gặp Giang và đưa ra gợi ý “Chúng ta hãy cùng đi đến Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT)”. Tuy nhiên, Giang bị suy sụp tinh thần nên không đi đến OTIT vào ngày hôm đó. Sau khi cô Yoshimizu về Tokyo, nghiệp đoàn nói với Giang là bị công ty nói rằng “Vì không có việc mà phụ nữ mang thai có thể làm được nên cô hãy nghỉ việc và về Việt Nam đi”. Giang đã ký vào giấy xin nghỉ việc. Sau đó, Giang đến chỗ chồng làm việc ở tỉnh Gifu. OTIT tiếp nhận thông tin tư vấn rồi chỉ đạo công ty và nghiệp đoàn Giang (bên trái) và cô Yoshimizu = Năm 2023 ở tỉnh Gifu Cô Yoshimizu đã hỏi ý kiến văn phòng OTIT Nagoya, một đại diện của OTIT đã đến gặp Giang và cô Yoshimizu ở Gifu. Việc sa thải nhân viên vì lý do mang thai là bất hợp pháp. Ngoài ra, trách nhiệm của công ty là phải nghĩ ra những công việc mà phụ nữ mang thai có thể làm. Đại diện của OTIT đã lắng nghe câu chuyện của Giang và cô Yoshimizu, sau đó chỉ đạo nghiệp đoàn và công ty thực hiện đúng theo luật pháp. Ngoài ra, theo lời khuyên của cô Yoshimizu, Giang đã tham gia liên đoàn lao động tên là “Tomoiki Union”. Liên đoàn đề nghị công ty của Giang cùng nói chuyện 3 bên (dantaikosho) về công việc của Giang. “Tomoiki Union” là liên đoàn lao động dành cho người nước ngoài và có kết nối với liên đoàn lao động lớn có tên là “Liên hợp Union Tokyo”. Bằng việc nói chuyện 3 bên với sự có mặt của liên đoàn lao động, công ty phải hủy đơn xin nghỉ việc Nói chuyện 3 bên (dantaikosho - thương lượng đoàn thể) là quyền được Hiến pháp bảo vệ nên khi liên đoàn lao động đề nghị nói chuyện 3 bên thì công ty phải chấp nhận. Trong buổi nói chuyện 3 bên (online) vào ngày 7/7, Giang nói là “muốn quay lại công ty”. Công ty của Giang đã nhận được chỉ thị từ OTIT và đã nói chuyện với liên đoàn lao động hiểu rõ về luật nên họ đã chấp thuận đề nghị của Giang ngay lập tức. Giang đã được quay lại làm việc. Tạm dừng thực tập kỹ năng, về Việt Nam để sinh con và chăm con Sau đó, với sự giúp đỡ của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật và nghiệp đoàn, Giang đã nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh để gia hạn tư cách lưu trú. Cục xuất nhập cảnh đã đổi thẻ lưu trú cũ (hiệu lực đến tháng 8/2023) sang thẻ lưu trú mới (hiệu lực đến tháng 7/2024). Giang dự sinh vào khoảng tháng 2/2024 nhưng do sức khỏe không tốt nên Giang đã về Việt Nam trước đó khoảng 6 tháng. Giang định sinh con ở Việt Nam rồi quay lại Nhật để tiếp tục thực tập trước khi thẻ lưu trú mới hết hạn. 4. Trường hợp người có kỹ năng đặc định suýt bị sa thải vì lý do mang thai Sau khi báo cáo đang mang thai, nhận được thông báo thực chất là thông báo sa thải Chị Nga ngoài 30 tuổi, đang là người có kỹ năng đặc định và làm việc ở nông trại cà chua ở tỉnh Aichi. Chị ấy đã có thai. Chị Nga vốn là thực tập sinh kỹ năng trong ngành may mặc. Sau khi hoàn thành 3 năm thực tập kỹ năng, do ảnh hưởng của COVID-19 nên chị khó về nước. Chị ở lại Nhật theo diện đặc biệt và tiếp tục làm trong ngành may. Trong thời gian đó, chị đã thi đỗ kỳ thi kỹ năng ngành nông nghiệp nên chị đã chuyển sang làm việc cho một công ty giới thiệu và cung cấp nhân sự tạm thời (haken). Từ tháng 9/2022, chị được cử đến làm ở nông trại cà chua. Vào tháng 10, chị phát hiện mình đã có thai. Vào tháng 12, chị Nga đã hỏi ý kiến công ty giới thiệu nhân sự. Ngay lập tức, công ty nói với chị là “chị đang bị ốm nên không thể làm việc. Chúng tôi sẽ trả 60% mức lương hàng tháng trong 2 tháng tới. Từ tháng thứ 3 trở đi, chị hãy dựa vào bảo hiểm thất nghiệp để sinh sống”. Mặc dù công ty không sử dụng từ “sa thải”, nhưng công ty nói hãy sử dụng bảo hiểm thất nghiệp - loại bảo hiểm chỉ được chi trả cho người đã kết thúc hợp đồng lao động nên thực chất đây là thông báo sa thải. Liên đoàn lao động đề nghị công ty nói chuyện 3 bên Nói chuyện 3 bên (dantaikosho) online Tháng 1/2023, chị Nga gửi tin nhắn (bằng tiếng Việt) tới “Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật”. Ngay sau đó, cô Yoshimizu và 1 người nữa trong hội hỗ trợ đã đến tỉnh Aichi để gặp và hỏi thăm tình hình của chị Nga. Sau đó, chị Nga tham gia liên đoàn lao động “Tomoiki Union”. Liên đoàn lao động đã đề nghị công ty giới thiệu nhân sự nói chuyện 3 bên (dantaikosho). Công ty hứa sẽ cho làm tiếp sau khi nghỉ Buổi nói chuyện diễn ra online, ngoài chị Nga và phiên dịch, cô Yoshimizu và đại diện của “Liên hợp Union Tokyo” cũng tham dự. Liên đoàn lao động yêu cầu công ty tiếp tục hợp đồng với chị Nga và cho phép chị ấy nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con. Khi đó, một người trong ban điều hành của công ty đã chấp nhận yêu cầu và giải thích rằng: “Việc nhân viên này nhận được thông báo sa thải là một sự nhầm lẫn. Người phụ trách đã phát ngôn theo quan điểm của riêng mình, đó không phải là phương châm của công ty”. Như vậy là chị Nga đã có thể tiếp tục làm việc. Ngoài ra, liên đoàn lao động còn đưa ra những yêu cầu sau giúp chị Nga và đã được công ty đồng ý: Tôi muốn nghỉ phép trước khi sinh và sau khi sinh. Tôi cũng muốn được trả lương trong thời gian đó. Tôi muốn được công ty giúp gia hạn tư cách lưu trú (visa) trước khi trở về Việt Nam để sinh con. Tôi muốn công ty làm các thủ tục để xin Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con. Tôi cũng muốn công ty nộp đơn xin nghỉ chăm con. Tôi muốn được công ty hỗ trợ để đi khám thai sản. Gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước để sinh con Chị Nga dự sinh vào tháng 6/2023 và thời hạn lưu trú của chị là đến tháng 7/2023. Nếu cứ để như vậy thì sau khi chị về Việt Nam sinh con và quay lại Nhật, thẻ lưu trú của chị đã hết hạn. Vì vậy, với sự giúp đỡ của công ty, chị Nga đã nộp đơn lên Cục quản lý xuất nhập cảnh để xin gia hạn tư cách lưu trú trước khi về nước. Ngay sau đó, thẻ lưu trú mới được cấp sau khoảng một tuần và thời gian lưu trú được kéo dài đến tháng 7 năm 2024. Sau khi về Việt Nam sinh con, quay lại Nhật làm việc Sau đó, chị Nga tiếp tục làm việc tại nông trại cà chua. Chị về Việt Nam vào tháng 4/2023 và sinh con vào tháng 6/2023. Sau khi nghỉ thai sản và nghỉ chăm con, chị định quay lại Nhật vào tháng 7 năm 2024 và tiếp tục làm việc tại công ty giới thiệu và cung cấp nhân sự tạm thời. 5. Khi gặp khó khăn, bạn hãy trao đổi với những nơi này! Cô Yoshimizu - đại diện của Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật (bên trái) Nếu bạn bị buộc phải nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai, hãy xin tư vấn từ Cục tiêu chuẩn lao động. Nếu bạn là thực tập sinh kỹ năng, hãy liên hệ với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Bạn có thể gửi tin nhắn bằng tiếng Việt. Nếu nghiệp đoàn của bạn không hỗ trợ bạn tạm dừng thực tập kỹ năng rồi trở lại làm việc hoặc không giúp bạn quay trở lại Nhật Bản sau khi sinh con, hãy xin tư vấn từ OTIT. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của OTIT Nếu bạn đã xin ý kiến từ Cục tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT nhưng vẫn không hiệu quả, hãy nhận hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ tư nhân đã có nhiều thành tích trong việc tư vấn cho người lao động. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt|KOKORO 6. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người mang thai, sinh con, chăm con Người nước ngoài cũng có thể nhận được nhiều hỗ trợ công khi mang thai, sinh con và nuôi con ở Nhật Bản. Hãy tìm hiểu và biết trước những thông tin này và nhờ công ty hỗ trợ các thủ tục khi cần thiết. Hỗ trợ dành cho người đang mang thai Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Khám sức khỏe thai phụ Hỗ trợ đối với việc sinh con - chăm con Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con (500,000 yên) Tiền trợ cấp sinh sản Tiền trợ cấp nghỉ chăm con Miễn bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm hưu trí quốc dân Trợ cấp chi phí khám chữa bệnh dành cho trẻ sơ sinh Trợ cấp chăm con Trợ cấp hỗ trợ nuôi con Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về điều kiện và số tiền trợ cấp, phụ cấp nêu trên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em (tóm tắt)|KOKORO 7. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu người có kỹ năng đặc định và thực tập sinh kỹ năng sắp bị sa thải do mang thai đã làm gì để có thể tiếp tục làm việc. Ở Nhật Bản, kể cả lao động người nước ngoài cũng không bị sa thải vì đang mang thai. Điều này cũng áp dụng với thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định. Nếu bạn là thực tập sinh, bạn có thể tạm dừng thực tập, nghỉ sinh con, chăm con và tiếp tục thực tập khi hết thời gian nghỉ phép. Khi đang làm việc tại Nhật, nếu bạn có thai và bị công ty gây áp lực buộc bạn phải nghỉ việc hoặc về nước, bạn cũng không cần phải tuân theo. Hãy xin ý kiến và nhận hỗ trợ từ Cục tiêu chuẩn lao động, OTIT hoặc các tổ chức hỗ trợ tư nhân.
  • Người nước ngoài không cần phải nghỉ việc – về nước khi có thai! –...

    13/12/2023
    Theo một khảo sát của Cục quản lý xuất nhập cảnh, dưới 40% thực tập sinh kỹ năng biết rằng: “thực tập sinh có thể tiếp tục quá trình thực tập sau khi nghỉ thai sản”, “khi có thai, thực tập sinh có thể về nước sinh con sau đó quay lại Nhật để tiếp tục thực tập ”, “sau khi sinh con, thực tập sinh sẽ nhận được tiền thai sản từ bảo hiểm y tế”. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu các chế độ hỗ trợ cho người lao động nước ngoài, bao gồm cả thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định khi họ mang thai và sinh con, và những việc cần làm nếu sắp bị sa thải vì lý do mang thai. 〈Nội dung〉 1. Không thể cưỡng chế người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai 2. Cổng thông tin tư vấn cho người nước ngoài về việc mang thai và sinh con 3. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người đang mang thai 4. Nghỉ sinh con và chăm con 5. Các khoản phụ cấp và trợ cấp liên quan đến việc sinh con và chăm con 6. Quá trình thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục sau khi sinh con 7. Tổng kết 1. Không thể cưỡng chế người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai Việc sa thải người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con là bất hợp pháp Nhật Bản có “Luật cơ hội việc làm bình đẳng nam nữ”, nghiêm cấm đối xử bất công với nhân viên (chẳng hạn như sa thải v.v.) vì lý do mang thai hoặc sinh con. Thực tập sinh kỹ năng, người có kỹ năng đặc định và tất cả người lao động nước ngoài cũng được luật này bảo vệ. Vì lý do này, việc một công ty yêu cầu lao động nước ngoài nghỉ việc hoặc về nước vì người ấy đang mang thai là bất hợp pháp. Hợp đồng lao động có nội dung như vậy cũng là bất hợp pháp. Ví dụ, ngay cả khi thực tập sinh có ký hợp đồng hoặc hứa hẹn với công ty phái cử trước khi đến Nhật rằng “sẽ bị sa thải nếu có thai” thì hợp đồng đó không có hiệu lực ở Nhật. Khi thực tập sinh mang thai, sinh con Ngay cả khi thực tập sinh mang thai hoặc sinh con, họ vẫn có thể xin nghỉ rồi tiếp tục quá trình thực tập. ・ Không cần nghỉ việc khi mang thai. Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm đối xử bất công với người lao động vì lý do mang thai - sinh con. ・ Không cần về nước vì lý do mang thai. Dù thực tập sinh đã hứa với công ty phái cử thì cũng không cần phải thực hiện lời hứa đó. ・ Thực tập sinh có thể tiếp tục làm việc khi đang mang thai. Trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể nghỉ phép theo quy định của pháp luật. ・ Trong quá trình nghỉ trước và sau khi sinh con, thực tập sinh có thể tạm dừng quá trình thực tập, tiếp tục thực tập sau khi nghỉ. Thời gian trong khi nghỉ không tính vào tổng thời gian thực tập. ・ Khi mang thai, thực tập sinh hãy báo cáo việc này với nghiệp đoàn và công ty, xin ý kiến về chương trình thực tập trong tương lai. Nếu nghiệp đoàn, công ty không có cách đối xử phù hợp, hãy xin ý kiến của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Công việc của thực tập sinh trước và sau khi sinh con Nếu thực tập sinh mang thai, công ty phải đối xử như sau. ・ Công ty không được cho thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con mang vác vật nặng hoặc làm việc ở khu vực thải ra khí độc hại. ・ Nếu thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con muốn làm tăng ca, làm việc vào ngày nghỉ, làm ca đêm thì công ty không thể cho phép thực tập sinh làm những việc đó. ・ Công ty phải cho phép thực tập sinh đang mang thai hoặc mới sinh con có thời gian đi khám ở bệnh viện v.v. ※ Nếu công ty, nghiệp đoàn vi phạm nghiêm trọng các quy định này, công ty đó sẽ không thể tuyển dụng thực tập sinh trong 5 năm và nghiệp đoàn sẽ không thể thực hiện các công việc liên quan đến đào tạo thực tập kỹ năng trong 5 năm. 2. Cổng thông tin tư vấn cho người nước ngoài về việc mang thai và sinh con Nếu bạn có thai ngoài ý muốn và lo lắng về việc liệu bạn có thể tiếp tục làm việc hoặc ở lại Nhật hay không, hãy liên lạc với các cơ quan chính phủ, tổ chức hỗ trợ tư nhân v.v để nhận được hỗ trợ. ・ Bạn có thể tham khảo ý kiến của Hiệp hội giao lưu quốc tế tại các địa phương về các thủ tục và các hỗ trợ khác nhau liên quan đến việc mang thai, sinh con và chăm con. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng thông tin tư vấn tại các tỉnh thành của Nhật Bản ・ Nếu nghiệp đoàn không hỗ trợ bạn trong các vấn đề như tạm dừng thực tập kỹ năng, tiếp tục quay lại thực tập sau khi nghỉ, về nước để sinh con và quay lại Nhật sau khi sinh v.v., bạn hãy xin tư vấn từ Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). ・ Khi tạm dừng thực tập kỹ năng, bạn sẽ thay đổi kế hoạch thực tập, làm mới tư cách lưu trú (đổi thẻ lưu trú). Thông thường, nghiệp đoàn sẽ làm các thủ tục này. Nếu nghiệp đoàn của bạn không hỗ trợ bạn, hãy xin tư vấn từ OTIT. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cổng tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ của OTIT ・ Nếu bạn không thể tự mình giải quyết vấn đề bằng cách tham khảo ý kiến của Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT, hãy tham khảo ý kiến ​​của các tổ chức hỗ trợ tư nhân đã có nhiều thành tích trong việc tư vấn cho người lao động. Hãy tham khảo bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt|KOKORO 3. Những hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản dành cho người đang mang thai Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Người Nhật và người nước ngoài đang sinh sống ở Nhật khi mang thai sẽ nhận được những hỗ trợ sau từ Chính phủ Nhật Bản. Sổ tay theo dõi sức khoẻ bà mẹ và trẻ em Khi bạn biết mình có thai, hãy lấy sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Boshi Techo) tại cơ quan hành chính của nơi bạn sống. Khi nhận được sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạn sẽ nhận được các thông tin về các hỗ trợ và nhận được liên lạc từ cơ quan hành chính trong quá trình mang thai. Khám sức khỏe thai phụ Nếu bạn có thai, hãy thường xuyên đi “khám sức khỏe thai phụ” tại bệnh viện hoặc phòng khám. Bạn không thể sử dụng bảo hiểm y tế để khám thai. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng “Phiếu khám sức khỏe” mà bạn nhận được cùng với sổ tay theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bạn có thể được hỗ trợ một phần chi phí khám thai. 4. Nghỉ sinh con và chăm con Chúng tôi sẽ giới thiệu chế độ nghỉ sinh con dành những người đang làm việc tại Nhật Bản, bao gồm cả người lao động nước ngoài. Thực tập sinh kỹ năng cũng có thể tiếp tục thực tập sau thời gian nghỉ. Nghỉ trước và sau sinh (Nghỉ thai sản) ・ Nhật Bản có chế độ “nghỉ trước và sau khi sinh (nghỉ thai sản)” và người lao động nước ngoài cũng có thể sử dụng chế độ này. Điều này được quy định trong Luật tiêu chuẩn lao động. ・ Nghỉ trước khi sinh: Bạn có thể nghỉ tối đa 6 tuần (14 tuần đối với cặp song sinh trở lên) trước ngày dự kiến sinh. Vì vậy hãy nộp đơn xin nghỉ cho công ty. Nếu việc sinh con diễn ra sau ngày dự kiến sinh, thời gian nghỉ sẽ được gia hạn tương ứng. ・ Nghỉ sau khi sinh: Theo luật, bạn không được làm việc trong vòng 8 tuần sau khi sinh con. Tuy nhiên, sau khi đã quá 6 tuần sau khi sinh, nếu bạn có nguyện vọng đi làm, bạn có thể làm những công việc mà bác sĩ cho phép. Nghỉ chăm con ・ Sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản, bạn có thể “nghỉ chăm con” đến trước ngày sinh nhật 1 tuổi của con. Tuy nhiên, điều này áp dụng cho đối tượng là “người có hợp đồng lao động có thể kéo dài tới ngày con tròn 18 tháng tuổi”. Vì vậy, nếu bạn là thực tập sinh, hãy chú ý tới thời gian thực tập còn lại. ・ Nếu không thể đăng ký cho con đi học ở nhà trẻ, bạn có thể nghỉ đến trước ngày sinh nhật 2 tuổi của con. 5. Các khoản phụ cấp và trợ cấp liên quan đến việc sinh con và chăm con Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con Khi sinh con, những người tham gia Bảo hiểm y tế hoặc Bảo hiểm y tế quốc dân có thể nhận được “Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con”. Thực tập sinh kỹ năng và người có kỹ năng đặc định cũng tham gia bảo hiểm nên có thể nhận được khoản tiền này. ・ Khoản tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con: 500.000 yên cho mỗi trẻ sơ sinh (cũng có trường hợp ngoại lệ là 488.000 yên). Trong trường hợp sinh đôi v.v., số tiền trợ cấp được nhân lên tương ứng với số trẻ sơ sinh. ・ Ngay cả khi bạn về nước và sinh con, bạn vẫn có thể nhận được trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con của Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thời gian nghỉ, bạn cần tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách thanh toán Trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con, v.v. | Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ※ Bạn sẽ tự chi trả tiền vé máy bay về Việt Nam và quay lại Nhật Bản. ※ Nếu bạn sinh con ở Nhật, hầu hết khoản trợ cấp 1 lần khi sinh con và chăm con sẽ được dùng để trả tiền viện phí v.v.. Nếu bạn sinh con ở Việt Nam thì có thể chi phí sẽ rẻ hơn. Trợ cấp thai sản Nếu người đang tham gia bảo hiểm y tế nghỉ việc để sinh con và không nhận lương trong thời gian đó thì hiệp hội bảo hiểm y tế mà nơi làm việc tham gia v.v. sẽ chi trả “trợ cấp thai sản”. Tiền trợ cấp nghỉ chăm con Nếu bạn nghỉ việc để nuôi con dưới 1 tuổi, bạn sẽ nhận được “tiền trợ cấp nghỉ chăm con” từ bảo hiểm thất nghiệp. Công ty của bạn sẽ đăng ký xin trợ cấp từ Hello Work. ※ Hãy đọc bài viết dưới đây để biết thông tin về khoản tiền, thời hạn cấp tiền, cách thức đăng ký, v.v. của từng khoản trợ cấp. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hệ thống hỗ trợ, phụ cấp và trợ cấp cho việc sinh con và chăm sóc trẻ em|KOKORO Miễn đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm hưu trí ・ Nhân viên công ty, thực tập sinh, người có kỹ năng đặc định v.v. không cần đóng tiền “bảo hiểm y tế”, “bảo hiểm hưu trí” trong thời gian nghỉ thai sản và nghỉ chăm con. Công ty sẽ giúp bạn làm thủ tục miễn đóng tiền. ・ Du học sinh được miễn đóng tiền “bảo hiểm y tế quốc dân” trong 4 tháng trước và sau khi sinh (6 tháng đối với cặp song sinh v.v.). Bạn hãy làm thủ tục ở cơ quan hành chính địa phương. 6. Quá trình thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục sau khi sinh con Nếu thực tập sinh có thai, họ có thể nghỉ phép, tạm dừng việc thực tập và tiếp tục làm việc sau khi sinh con. Tạm dừng và tiếp tục thực tập kỹ năng Trong thời gian nghỉ thai sản hoặc nghỉ chăm con, việc thực tập kỹ năng có thể tạm dừng và tiếp tục lại sau khi thời gian nghỉ kết thúc. Công ty hoặc nghiệp đoàn sẽ làm thủ tục này. Ví dụ: Nếu bạn còn 15 tháng thực tập kỹ năng và bạn bắt đầu nghỉ thai sản, nghỉ chăm con từ thời điểm đó thì sau khi nghỉ phép, bạn có thể tiếp tục thực tập ở công ty cũ 15 tháng. Hãy gia hạn thời gian lưu trú ở Cục xuất nhập cảnh trước khi về nước Khi bạn trở về Việt Nam để sinh con và quay lại Nhật Bản sau khi sinh, thời gian lưu trú tại Nhật Bản của bạn có thể đã kết thúc trước khi bạn quay trở lại. Trong trường hợp đó, để lấy được tư cách lưu trú khi ở Việt Nam, bạn sẽ mất nhiều chi phí và phải làm các thủ tục phức tạp. Vì vậy, bạn nên gia hạn tư cách lưu trú (visa) tại Cục quản lý xuất nhập cảnh trước khi trở về Việt Nam để thời gian lưu trú của bạn được duy trì khi bạn quay lại Nhật Bản sau khi sinh con. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Ví dụ thực tế về 2 người Việt đã gia hạn visa trước khi về nước sinh con|KOKORO 7. Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu những quy định liên quan đến việc có thai khi đang làm việc tại Nhật Bản. Luật pháp Nhật Bản nghiêm cấm sa thải hoặc đối xử bất công với người lao động vì lý do mang thai hoặc sinh con. Việc ép buộc người lao động nghỉ việc hoặc về nước vì lý do mang thai là bất hợp pháp. Nếu bạn bị sa thải hoặc phải về nước vì lý do mang thai, hãy xin ý kiến của Cục quản lý tiêu chuẩn lao động hoặc OTIT. Việc bắt bạn phải ký đơn xin nghỉ việc, v.v. dù bạn thực sự không muốn cũng là vi phạm pháp luật. Thực tập sinh kỹ năng có thể nghỉ sinh con, chăm con, tạm dừng thực tập kỹ năng và tiếp tục thực tập sau khi nghỉ phép. Thời gian nghỉ sinh con, chăm con không tính vào thời gian thực tập. Khi con bạn chào đời, bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp 1 lần là 500.000 yên.
  • 〈Tổng hợp bài viết〉Trước khi chọn công ty phái cử hãy biết trước những thông...

    05/05/2022
    Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết và không thể thiếu để các bạn đang muốn đi thực tập ở Nhật cũng như gia đình của các bạn tham khảo. Tuỳ vào từng công ty phái cử, chi phí phải bỏ ra có thể khác nhau tới vài nghìn đô la. Không những thế, dù đã trả nhiều tiền cho công ty phái cử thì cũng có rất nhiều người nhận mức lương ở Nhật rất thấp. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin thiết yếu để có thể đi Nhật với khoản chi phí hợp lý và có cuộc sống thực tập đầy ý nghĩa. Q1. Trong quá trình thực tập kỹ năng có thể tiết kiệm được bao nhiêu? Đầu tiên, số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được trong 3 năm thực tập kỹ năng là khoảng bao nhiêu? ・ Tiền lương tại Nhật mỗi tháng và các chi phí sinh hoạt khoảng bao nhiêu? ・ Trong 3 năm, có thể gửi về Việt Nam bao nhiêu tiền? Để trả lời những câu hỏi trên, một tờ báo của Nhật đã thu thập thông tin từ rất nhiều thực tập sinh kỹ năng người Việt. Số đặc biệt: Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Q2. Có thể hoàn toàn yên tâm với công ty phái cử do người quen giới thiệu!? ・ Đừng chỉ tin vào sự giới thiệu từ người quen, với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử! ・ Tuỳ từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật sẽ có sự khác biệt lớn. Có rất nhiều công ty tốt mà chi phí lại thấp, ngược lại, cũng có nhiều công ty chi phí cao mà chất lượng không tốt! Để lựa chọn công ty phái cử cần phải có bí quyết. Báo KOKORO – Tờ báo nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổng hợp cách tìm công ty phái cử ở Việt Nam. Số đặc biệt: Cách lựa chọn công ty phái cử_01 Q3. Tuỳ từng công ty mà chi phí phái cử khác nhau đến thế sao!? ・ Tuỳ từng công ty phái cử mà chi phí khác nhau tới vài nghìn đô la. Công ty phái cử có chi phí thấp nhất khoảng bao nhiêu? Công ty phái cử có chi phí cao nhất khoảng bao nhiêu? ・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”, ngược lại, “Đã trả ít tiền cho công ty phái cử nhưng lương ở Nhật lại cao hơn mức trung bình”. ・ Vậy thì, các công ty phái cử có chi phí khác nhau như vậy là vì sao? Câu trả lời cho những câu hỏi và hiện tượng trên nằm trong bài viết này. Số đặc biệt: Phí trả cho công ty phái cử khác nhau đến mức nào Văn hoá Nhật Bản Cuối cùng, các bạn hãy thoả sức tìm hiểu sự khác nhau trong văn hoá Việt Nam và Nhật Bản nhé. Chủ đề lần này là: ・ Lau đũa trong quán ăn là kỳ lạ?・ Người Nhật thường không gọi điện cho bố mẹ?・ Người Nhật ghét cho mượn điện thoại? Việt Nam OK – Nhật Bản DAME_18 Tổng kết ・ Với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử. ・ Tuỳ vào từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật có sự khác biệt lớn. ・ Có rất nhiều công ty phái cử tốt mà chi phí lại thấp, cũng có công ty phái cử chi phí cao song chất lượng không tốt! ・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”. Lần này, chúng tôi đã giới thiệu các bài viết liên quan đến những thông tin nêu trên. KOKORO là trang web nhận được hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Các bạn hãy tìm hiểu thông tin trong các bài viết của KOKORO và tự mình tìm công ty phái cử nhé.

Trang web hỗ trợ du học sinh, thực tập sinh kỹ năng, kỹ sư

[Được hỗ trợ bởi Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam]

  • Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép trong Thực tập kỹ năng là gì?

    Bạn có biết đến cụm từ “Toroku shien kikan” – “Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép” không? Công ty tiếp nhận có nghĩa vụ hỗ trợ những người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định số 1. Nếu công ty đó không thể tự mình hỗ trợ, họ sẽ nhờ Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép làm thay. Bài viết này sẽ giới thiệu về Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép là gì? Công ty tiếp nhận người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định (số 1) có nghĩa vụ hỗ trợ những người nước ngoài các việc dưới đây. 1. Hướng dẫn về cuộc sống ở Nhật trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật 2. Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước 3. Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) 4. Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký hợp đồng sử dụng điện thoại di động) 5. Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống 6. Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc đang gặp khúc mắc 7. Cung cập thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) 8. Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật 9. Dù không có nghĩa vụ nhưng vẫn hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho người lao động thôi việc Có những công ty tiếp nhận tự mình thực hiện các việc hỗ trợ trên. Tuy nhiên, có hỗ trợ phải thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ của người nước ngoài nên nhiều công ty uỷ thác việc hỗ trợ cho các cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Ngoài các hỗ trợ kể trên, một số cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép cũng có những hỗ trợ riêng của họ. Người nắm giữ cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép Thực tế, những tổ chức sau đây đang trở thành Cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. ・ Nghiệp đoàn thực tập kỹ năng (Đoàn thể quản lý) ・ Công ty môi giới việc làm ・ Phòng soạn thảo văn bản hành chính và tư vấn bảo hiểm xã hội ・ Đoàn thể hỗ trợ người nước ngoài ・ Công ty hỗ trợ đời sống cho người nước ngoài Trừ ngành dịch vụ lưu trú và nhà hàng, với 12 ngành nghề còn lại, thực tập sinh đã hoàn thành khoảng 3 năm thực tập kỹ năng sẽ không cần thi và có thể chuyển sang tư cách Kỹ năng đặc định. Khi đó, nghiệp đoàn thường tiếp tục hỗ trợ với tư cách là một cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Nếu thực tập sinh muốn làm việc tại nơi khác với nơi đã thực tập, thực tập sinh sẽ được giới thiệu công ty mới thông qua các công ty môi giới v.v. Khi đó, các công ty môi giới sẽ trở thành cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Các đoàn thể thực hiện việc hỗ trợ như soạn thảo văn bản hành chính và tư vấn bảo hiểm xã hội, phiên dịch, hỗ trợ người nước ngoài, các công ty hỗ trợ về những vấn đề trong cuộc sống như tìm nhà, cung cấp điện thoại di động v.v. cũng là những cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Tuỳ vào cái gốc ban đầu của các cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép, ngoài những hỗ trợ là nghĩa vụ theo luật pháp, họ cũng có những hỗ trợ khác nữa. Khi tìm thông tin tuyển dụng liên quan đến thực tập kỹ năng, bạn hãy kiểm tra cả thông tin về cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép nhé. Để trở thành công ty hỗ trợ đã được cấp phép thì cần? Để trở thành công ty hỗ trợ đã được cấp phép, tổ chức đó phải nhận được sự cho phép của Cục quản lý xuất nhập cảnh. Khi xin cấp phép, cần đáp ứng các điều kiện dưới đây. ・ Có người chịu trách nhiệm, phụ trách hỗ trợ người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định. ・ Trong vòng 2 năm, có tiếp nhận người lưu trú trung và dài hạn (người ở Nhật trên 3 tháng) ・ Trong 5 năm trong quá khứ, có hơn 2 năm hỗ trợ tư vấn đề cuộc sống cho người lưu trú trung và dài hạn. ・ Trong vòng 1 năm, trong sự quản lý của mình, không có người nước ngoài làm việc với tư cách thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định mất tích. Ngoài ra, công ty tiếp nhận sẽ chi trả chi phí cho cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép. Người nước ngoài làm việc với tư cách Kỹ năng đặc định không phải chịu khoản phí hỗ trợ này. Nếu cơ quan hỗ trợ đã được cấp phép không hỗ trợ người nước ngoài một cách thích hợp hoặc không nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh các hồ sơ cần thiết thì việc cấp phép sẽ bị Cục quản lý xuất nhập cảnh hủy bỏ.

    01/04/2021

  • Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (Tóm tắt)

    Không phải cứ đến Nhật rồi là tự động nói được tiếng Nhật. Các bạn kỹ sư và thực tập sinh ở Nhật đều đang đi làm nên hầu như không có cơ hội học tiếng Nhật. Thêm nữa, các bạn lưu học sinh cũng nên có thêm nhiều cơ hội giao tiếp bằng tiếng Nhật. Đối với các bạn sắp sang Nhật hoặc đã ở Nhật được vài năm, KOKORO khuyến khích các bạn nên tham gia các lớp học tiếng Nhật tình nguyện. 〈Nội dung bài viết〉 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ 5. Trải nghiệm của tiền bối ②: Giao lưu với các giáo viên ngoài giờ học 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) 1. Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện là gì Ở Nhật có rất nhiều lớp dạy tiếng Nhật miễn phí hoặc học phí thấp do các tổ chức giao lưu quốc tế, hội nhóm người Việt tổ chức. Tại những lớp học này, các tình nguyện viên hoặc bán tình nguyện viên người Nhật và sempai người Việt sẽ trở thành giáo viên đứng lớp, hỗ trợ các bạn người nước ngoài và các hậu bối người Việt nâng cao năng lực tiếng Nhật. Các lớp đông học sinh thường có chương trình học và các bài kiểm tra định kì. Tuy nhiên, phần lớn các lớp không tập trung vào dạy từ vựng và ngữ pháp như các trường học tiếng, mà tập trung nâng cao kỹ năng giao tiếp của học sinh. Cũng có những lớp học 1 thầy 1 trò, nội dung bài học không theo chương trình cố định mà được điều chỉnh sao cho phù hợp với đề xuất và nhu cầu của học sinh. Một số lưu học sinh cũng đã mang sách vở ôn thi định kì ở trường Nhật ngữ (có trả học phí) đến lớp tiếng Nhật tình nguyện để nhờ thầy cô ôn tập cho. Ưu điểm của lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện Đến với lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, bạn không chỉ được nâng cao năng lực tiếng Nhật. Bạn có thể giao lưu, trao đổi thông tin với những bạn người nước ngoài học cùng, trao đổi với thầy cô giáo về các vấn đề khó khăn khi sống ở Nhật v.v. Có cố vấn người Nhật ở bên cạnh thì bạn cũng sẽ vững tin hơn khi sống ở Nhật phải không nào. 2. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện 【Cách 1】 Hỏi các bộ phận hỗ trợ người nước ngoài hoặc phụ trách giao lưu quốc tế của các tỉnh thành trên khắp Nhật Bản. 【Cách 2】 Hỏi các tổ chức giao lưu quốc tế của địa phương, thành phố, quận, huyện v.v. ※Thông thường, trên trang chủ của các tổ chức giao lưu quốc tế đều có giới thiệu về lớp dạy tiếng Nhật. Danh sách các tổ chức quốc tế hóa và các tổ chức giao lưu quốc tế trên toàn Nhật Bản (tiếng Nhật) 【Cách 3】 Tìm kiếm các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản thông qua website: U-Biq (Thông tin về các lớp tiếng Nhật tình nguyện trên toàn Nhật Bản) 【Cách 4】 Càng ngày càng có nhiều các lớp tiếng Nhật do các hội nhóm người Việt và các tiền bối người Việt đứng ra tổ chức. Hội người Việt ở Sendai (SenTVA) mở lớp dạy tiếng Nhật quy mô lớn ở thành phố Sendai tỉnh Miyagi. Hội người Việt tại Ibaraki cũng bắt đầu mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2021. Tại tỉnh Miyazaki, các anh chị người Việt đầy tâm huyết đã mở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện từ năm 2020. Bạn hãy thử tìm các đoàn thể và hội nhóm người Việt của nơi mình đang sống thông qua Facebook nhé! 3. Cách tìm lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện (ứng dụng thực tế) Trải nghiệm của tiền bối (du học sinh, nữ giới) Nói về trường hợp của tôi thì ngay sau khi sang Nhật, tôi đã đến UBND Quận Suginami (Tokyo) để làm thủ tục đăng kí nơi ở, sau đó tôi được nhân viên hành chính phát cho tập tài liệu nói về cách sống ở Nhật, các thông tin liên quan đến cuộc sống ở địa phương. Trong số các tài liệu đó có tờ rơi về lớp học tiếng Nhật do “Hội giao lưu Quận Suginami” tổ chức, trên tờ rơi có giới thiệu lớp tiếng Nhật (sơ cấp ~ trung cấp) và lớp luyện thi Năng lực tiếng Nhật. Có nhiều thể loại lớp học như lớp 1 thầy 1 trò, lớp nhiều người, lớp có thể dẫn theo con v.v. Học phí của các lớp cũng rất đa dạng, lớp miễn phí, lớp có học phí 2000 yên cho 10 buổi, lớp có học phí cao nhất cũng chỉ 800 yên / buổi. Hội giao lưu Quận Suginami (lớp tiếng Nhật học phí thấp) Tôi đã tham gia lớp học này và tìm kiếm thêm cả những lớp học khác nữa vì tôi muốn luyện tập giao tiếp tiếng Nhật thêm. Vì vậy, tôi đã hỏi thêm các bạn cùng lớp ở quận Suginami, thu thập tờ rơi của các trường tiếng sau đó tìm thêm được lớp của thành phố Fuchu và thành phố Musashino (đều ở Tokyo), tôi đã đi học cả 2 lớp đó. Theo kinh nghiệm của tôi, cách nhanh nhất để bạn có thể tìm ra lớp học phù hợp với mình là đến trực tiếp lớp học để xem tình hình như thế nào rồi trao đổi với người phụ trách. Salon Giao lưu quốc tế Fuchu (Hỗ trợ học tiếng Nhật miễn phí) Hội giao lưu quốc tế thành phố Musashino (Lớp tiếng Nhật học phí thấp) 4. Trải nghiệm của tiền bối ①: Cả hai vợ chồng được cô giáo giúp đỡ Bộ kimono cô giáo lớp tiếng Nhật đã mang đến cho vợ chồng tôi Trải nghiệm của sempai (kỹ sư, nam giới) Vợ tôi cũng đã theo tôi sang Nhật khi tôi đang làm kĩ sư ở tỉnh Gunma, chẳng bao lâu cô ấy đã mang bầu nhưng khi đó vợ tôi không hiểu tiếng Nhật nên đã rất khổ sở. Cuối tuần thì chúng tôi ở cùng nhau nhưng ngày thường thì xung quanh cô ấy không có bạn bè người Việt. Người đã giúp đỡ cô ấy chính là các thầy cô giáo người Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật miễn phí. Ban đầu, vợ tôi dùng xe đạp đi đến lớp học cách nhà 5km, 2 buổi 1 tuần. Hai cô giáo lớn tuổi của lớp đó không chỉ dạy tiếng Nhật cho vợ tôi, hai cô ấy còn rất quan tâm đến vợ tôi, cùng cô ấy đi khám ở bệnh viện, đi mua sắm v.v. Thêm vào đó, khi bụng vợ tôi to hơn, không thể đi đến lớp thì hai cô ấy đã thay phiên nhau tới nhà dạy tiếng Nhật và hỗ trợ vợ chồng tôi rất nhiều. Chúng tôi đã được giúp đỡ rất nhiều, các cô ấy là ân nhân của chúng tôi. Kết bạn tại lớp học tiếng Nhật Sau đó, tôi đã chuyển từ tỉnh Gunma đến tỉnh Kanagawa để làm việc. Ở nơi làm việc mới chỉ có tôi là người nước ngoài. Tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện ở nơi tôi chuyển đến, tôi đã gặp được 3 gia đình người Việt có hoàn cảnh giống vợ chồng tôi. Nhóm chúng tôi đã cùng nhau tổ chức ăn uống, giao lưu giữa các cặp vợ chồng và con cái, vợ tôi đã có nhóm bạn mới “nhóm các bà mẹ”. 5. Trải nghiệm của sempai ②: Giao lưu với giáo viên ngoài giờ học Trải nghiệm của tiền bối (thực tập sinh kỹ năng, nữ giới) Tôi đang tham gia lớp dạy tiếng Nhật miễn phí do Hội giao lưu quốc tế của địa phương tổ chức. Tại nhà máy ở tỉnh Osaka nơi tôi làm việc có khoảng 10 người Việt đang làm kỹ năng đặc định hoặc thực tập sinh kỹ năng nhưng chỉ có mình tôi là nữ. Tôi cũng không quen bạn nữ nào ở gần nhà, nhưng các cô giáo ở lớp dạy tiếng Nhật đã coi tôi như con gái, mời tôi tới nhà rồi cùng nấu ăn, cùng trò chuyện. Khi tôi đỗ N3 (JLPT), 2 cô đã chiêu đãi tôi thịt nướng. (= Ảnh) 6. Các trải nghiệm đa dạng của tiền bối (có kèm link bài viết) Bạn cũng có thể đọc thêm trải nghiệm tham gia lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện của các tiền bối khác theo link đính kèm dưới đây. ◇ Vợ của lưu học sinh (tỉnh Osaka) Ban đầu học tiếng Nhật ở lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó nhập học trường Nhật ngữ (có trả học phí) từ trình độ trung cấp ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Mie) Học ôn thi N2 tại lớp dạy tiếng Nhật miễn phí qua Skype ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Nara) Rèn luyện kĩ năng giao tiếp tại lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện, sau đó yêu và kết hôn với người Nhật ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Tochigi) Học tiếng Nhật 2 tiếng mỗi thứ bảy, chủ nhật ở lớp tiếng Nhật miễn phí ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Yamanashi) Đừng tham cái lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến thu nhập lâu dài / Bí quyết học để thi đỗ N1 của tôi ◇ Thực tập sinh kỹ năng (tỉnh Shizuoka) Học tiếng Nhật và tham gia nhiều hoạt động địa phương ở tổ chức giao lưu quốc tế

    24/03/2021

  • ★ Thông tin cơ bản: Tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” (Bài tổng hợp)

    [iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều kiện cần = Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định Tiêu chuẩn về lương = Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự Có thể dẫn gia đình theo Có thể chuyển việc Có thể xin “Vĩnh trú” nếu đủ điều kiện “tổng thời gian làm việc ở Nhật hơn 5 năm” <Nội dung bài viết> 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Một ví dụ về nơi làm việc của kỹ sư Khi làm việc ở Nhật Bản, người nước ngoài thường có tư cách điển hình là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, thường được gọi là “Visa lao động”. Ngoài ra cũng được gọi tắt là “Kỹ – Nhân – Quốc”. Theo nguyên tắc, đây là tư cách lưu trú để thực hiện các công việc sử dụng chất xám nên phần lớn thường là “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v. Điều kiện của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Để có được tư cách lưu trú này, bạn cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các trường chuyên môn trở lên ở Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định. 1 Yêu cầu về trình độ học vấn ・Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản hoặc tại nước ngoài đều được) ・Tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật ※Tuy nhiên, khi xét duyệt hồ sơ thay đổi tư cách lưu trú, việc chuyên cần trong thời gian đi học cũng như thời gian làm thêm (có làm thêm quá số giờ quy định theo luật hay không) v.v. là những mục bị kiểm tra kĩ. 2 Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế ・Dù không đạt yêu cầu về trình độ học vấn như trên, nếu có kinh nghiệm thực tế trên 10 năm (bao gồm cả thời gian học kiến thức liên quan đến công việc ở trường THPT, trường chuyên môn, đại học) thì có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. ・Về các ngành “biên dịch”, “phiên dịch”, “dạy ngoại ngữ”, “quảng cáo”, “truyền thông hoặc giao dịch nước ngoài”, “thiết kế thời trang hoặc nội thất”, “phát triển sản phẩm” v.v. thì chỉ cần kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Hình thức tuyển dụng, dẫn theo gia đình, chuyển việc v.v. ① Hình thức tuyển dụng ・Làm toàn thời gian, thời hạn hợp đồng ít nhất là 1 năm. Có nhiều hình thức tuyển dụng như nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên trả lương theo giờ (1 tuần làm trên 30 tiếng) v.v. ② Tiêu chuẩn về lương ・Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự. ③ Dẫn theo gia đình ・Có thể dẫn theo gia đình sang Nhật. ④ Chuyển việc ・Có thể chuyển việc. ⑤ Điều kiện xin “Vĩnh trú” ・Để có được tư cách lưu trú “Vĩnh trú” thì bạn phải có tư cách lưu trú được tính số giờ làm việc và điều kiện cần là “ở Nhật liên tục và làm việc trên 5 năm”. Số thời gian đã làm trong thời gian thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định số 1 không được tính vào số năm làm việc liên tục để xin vĩnh trú nhưng tư cách Kỹ - Nhân – Quốc và kỹ năng đặc định số 2 được tính nếu làm việc trên 5 năm. Ngoài ra, cũng có các điều kiện cần khác như “ở Nhật liên tục trên 10 năm”, “hành vi, lối sống tốt đẹp” v.v. 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Đối tượng nghiệp vụ ① Kỹ thuật ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức hoặc kỹ thuật về khoa học tự nhiên đã được học ở đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành tự nhiên) ・Ví dụ cụ thể = kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), nhân viên thiết kế WEB, nhân viên phát triển nghiên cứu – thiết kế, quản đốc nhà máy, quản lý sản xuất trong nhà máy (không làm việc chân tay). ② Tri thức nhân văn ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức về ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế v.v. đã được học ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành xã hội) ・Ví dụ cụ thể = Kế toán, nhân viên pháp luật, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, kế hoạch, ngoại thương ③ Nghiệp vụ quốc tế ・Công việc sử dụng ngoại ngữ hàng ngày, công việc đòi hỏi sự tư duy và nhạy bén về văn hóa nước ngoài. ・Ví dụ cụ thể = nghiệp vụ ngoại thương, liên hệ với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, các công ty đối tác; làm việc tại các cửa hàng miễn thuế có nhiều khách nước ngoài, các cửa hàng kinh doanh nhỏ như hiệu thuốc (drug store) (trừ các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh người nước ngoài – phụ trách phiên dịch; làm việc tại khách sạn (chỉ bao gồm công việc lễ tân hoặc liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài); làm việc tại công ty du lịch, công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, công ty biên-phiên dịch. ④ Nghiệp vụ liên quan đến Cool Japan (Anime hoặc lĩnh vực thời trang, thiết kế) ・Công việc dành cho những người đã tốt nghiệp khóa học về anime, thời trang, thiết kế tại đại học, trường chuyên môn ở Nhật và có kiến thức về lĩnh vực này (sản xuất anime, thiết kế nhân vật trò chơi v.v., thiết kế thời trang v.v. Nghiệp vụ không được làm ① Giới hạn trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, tri thức, tính nhạy bén ・Về nguyên tắc, tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là tư cách để làm các công việc sử dụng chất xám. Dù làm việc trong các nhà máy thì cũng phải làm các công việc liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, không được làm các công việc chân tay thuần túy. “Nghiệp vụ quốc tế” để chỉ những công việc sử dụng tính nhạy bén, văn hóa của nước ngoài. Với các công việc không sử dụng kiến thức hoặc tính nhạy bén như thế thì không được làm với tư cách lưu trú này. ② Nghiệp vụ không được làm ・Ví dụ về những công việc không được chấp nhận = nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng, phụ bếp, nhân viên bán hàng ở cửa hàng tiện lợi, công nhân công trường, bảo vệ, công nhân nhà máy, công nhân chế biến nông lâm thủy sản, nhân viên dọn dẹp, thay ga trải giường, làm tóc, mát xa trong khách sạn. 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc Sau khi tốt nghiệp đại học, trường chuyên môn rồi đi làm ở Nhật thì phần lớn lưu học sinh nhận được tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” nhưng trên thực tế tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục và chuyên ngành theo học, có trường hợp dễ dàng chuyển đổi sang tư cách lưu trú này, có trường hợp thì không. Nếu bạn không biết điều này mà đi du học thì có thể bạn sẽ không được làm công việc mình mong muốn tại Nhật nên bạn hãy chú ý nhé ! Nơi làm việc bị giới hạn do cách chọn trường và chuyên ngành học Sau khi kết thúc thời gian du học, nếu bạn muốn đi làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì bạn có thể xin những công việc phù hợp với những “kỹ thuật”, “tri thức nhân văn” mà bạn đã học được ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. ① Trường hợp tốt nghiệp đại học Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn hay không được đánh giá như sau: nếu bạn tốt nghiệp trường đại học thì khả năng phù hợp cao, còn nếu là trường chuyên môn thì khả năng phù hợp thấp. Ví dụ, dù bạn tốt nghiệp ở bất kì khoa nào của đại học như khoa văn học, khoa luật, khoa kinh tế v.v. thì các nhóm công việc có thể làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” cũng không có sự thay đổi. Và trong trường hợp này, “đại học” ở đây không chỉ nói riêng đại học ở Nhật, nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì cũng được xét như tốt nghiệp đại học ở Nhật. ② Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn, khi xin tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn sẽ bị xét duyệt kỹ hơn về mối tương quan giữa chuyên ngành ở trường chuyên môn và nội dung công việc sắp làm. Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã nhận được quyết định tuyển dụng tại Nhật nhưng không thể xin được tư cách lưu trú do không được công nhận mối tương quan giữa chuyên ngành của trường chuyên môn và ngành nghề làm việc. Khi bạn học lên một trường chuyên môn ở Nhật, bạn phải suy nghĩ về công việc tương lai của mình và đưa ra lựa chọn thật thận trọng. Với những trường chuyên môn tốt, họ sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn khóa học trước khi nhập học, bạn nên trao đổi với trường nhé! ※Những người Việt làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” không phải chỉ có những người đã tìm việc tại Nhật. Các anh chị tiền bối đã trải qua rất nhiều con đường khác nhau để có được tư cách này. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ thực tế ở bài tiếp theo.

    30/06/2019

  • ★ Thông tin cơ bản: Những quá trình khác nhau để có được tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc”

    <Nội dung bài viết> 1. Những quá trình khác nhau để có được tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc” 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học 1. Những quá trình khác nhau để có được “Kỹ – Nhân – Quốc” Các bạn kỹ sư người Việt tham gia lễ hội của địa phương Những hành trình khác nhau để đến với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế Có rất nhiều anh chị tiền bối đã tìm việc ở Việt Nam rồi làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, cũng có những anh chị đã đi đường vòng trước khi đi du học. Bạn hãy tham khảo những ví dụ thực tế của các anh chị rồi thử suy nghĩ về tương lai của mình bằng tầm nhìn rộng hơn nhé. ① Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Có một số bạn sau khi kết thúc thực tập kỹ năng thì về nước, sau đó lại quay lại Nhật để du học. Nếu chỉ làm thêm để trang trải chi phí đi du học (tiền học phí + sinh hoạt phí) thì sẽ rất vất vả. Vì vậy, có nhiều bạn đã từ bỏ việc du học để lựa chọn con đường thực tập kỹ năng. Tuy nhiên, cũng đang có nhiều bạn sử dụng một khoản tiền tiết kiệm được trong quá trình thực tập kỹ năng, sang Nhật một lần nữa để du học, sau đó ở lại Nhật làm việc. ② Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Trường hợp tìm việc ở công ty Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản, sau khi được tuyển dụng ở Việt Nam thì làm việc ở Nhật đang tăng lên nhiều so với trước đây. Chủ yếu là các công việc của kỹ sư. ③ Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) Cũng có một số sinh viên tham gia các hội chợ việc làm (Job fair) rồi làm việc tại doanh nghiệp của Nhật. Các buổi giới thiệu việc làm (Job fair) do các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức tại nước ngoài để tìm nguồn lao động người nước ngoài có học vấn và trình độ ngoại ngữ cao. ④ Làm việc tại Nhật sau khi du học Có nhiều lưu học sinh sang Nhật mà chưa có một kế hoạch nghề nghiệp cụ thể - đây là trường hợp rất phổ biến. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn nên biết trước khi du học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 ví dụ thực tế và các điểm lưu ý từ ① đến ④. 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước, quay lại Nhật Bản với tư cách lưu học sinh Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Khánh Đã vào học tiếng Nhật hơn 1 năm rưỡi tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Nam Định rồi đi Nhật với tư cách thực tập sinh kỹ năng. Trong suốt 3 năm thực tập kỹ năng (ngành xây dựng), anh ấy đã tham gia các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện để trau dồi tiếng Nhật. Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước khoảng 1 năm rưỡi, anh bắt đầu du học tại trường Đại học Nam Kyushu (tỉnh Miyazaki) – trường có liên kết với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản - Nam Định. Tại trường đại học, anh đã nghiên cứu về cách nấu rượu, sau khi tốt nghiệp đã vào làm việc tại một nhà máy sản xuất rượu của tỉnh Miyazaki. Ước mơ của anh là trong tương lai sẽ phát huy được những kiến thức và kỹ thuật nấu rượu học được ở Nhật rồi mở một nhà máy sản xuất rượu ở Việt Nam. Du học không dựa vào bố mẹ ・Anh Khánh đã nhờ bố mẹ lo giúp chi phí để đi Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng nhưng bằng tiếng lương có được khi đi thực tập, anh đã trả lại tiền cho bố mẹ, hơn nữa còn tiết kiệm được một khoản tiền. Trong lần thứ hai sang Nhật, anh ấy đã sử dụng một phần tiền tiết kiệm và tiền đi làm thêm để trang trải chi phí du học. Việc lựa chọn trường đại học có chế độ miễn giảm 50% học phí cho lưu học sinh người nước ngoài cũng là một lựa chọn đúng đắn. ・Điểm cần chú ý ở đây là nếu lý lịch bạn đã nộp cho Cục xuất nhập cảnh khi đi thực tập khác với lý lịch nộp khi đi du học thì bạn có thể sẽ không nhận được tư cách du học, vậy nên bạn hãy chọn một công ty phái cử tốt khi đi thực tập kỹ năng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Tìm việc tại Hà Nội, làm việc tại Nhật Bản Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tân đã vào làm tại một công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Lần đầu tiên đến Nhật theo khóa đào tạo dài hạn, anh đã học tiếng Nhật trong khoảng 16 tháng ở Nhật. Sau đó, anh đã nghỉ việc tại công ty này do công ty thu hẹp phạm vi kinh doanh, thông qua một công ty nhân sự của Việt Nam, anh đã tìm được việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản khác. Cuộc phỏng vấn diễn ra ở Hà Nội nhưng nơi làm việc là Nhật Bản. Sau khi sang Nhật chẳng bao lâu, anh đón người vợ mới cưới ở Việt Nam sang. Việc có thể dẫn theo gia đình sang Nhật là một điểm tốt của tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”. Sau đó, anh tìm được công việc tốt hơn rồi chuyển việc 2 lần. Với tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”, chuyển việc cũng rất tự do. Điểm chú ý trong yêu cầu về trình độ học vấn Tại Nhật có rất nhiều công việc kỹ sư dành cho người nước ngoài, bạn có thể tìm được việc thông qua công ty nhân sự của Việt Nam như anh Tân. Trong trường hợp này, bạn có cơ hội được làm việc ở Nhật Bản dù chưa từng đến Nhật một lần nào. Một điểm chú ý là trong trình độ học vấn, bạn cần tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam. Một điểm nữa là trình độ tiếng Nhật. Anh Tân có lần phỏng vấn đầu tiên với công ty Nhật Bản tại Việt Nam là bằng tiếng Việt nhưng lần phỏng vấn của công ty thứ 2 (địa điểm phỏng vấn là Hà Nội) thì ngôn ngữ phỏng vấn là tiếng Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của anh Tân 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc – sogoshoku) Tham gia hội chợ việc làm (Job fair) tại nước ngoài rồi làm việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản Chị Diệu Anh đã học chính trị, kinh tế của Nhật và tiếng Nhật tại đại học và cao học ở Việt Nam nên chị có thể nói tiếng Anh và tiếng Nhật mà không gặp trở ngại gì. Thời sinh viên, chị ấy đã du học ở đại học Tokyo với tư cách là sinh viên trao đổi trong tổng thời gian hơn 1 năm nhưng chị ấy đã học tiếng Nhật ở Việt Nam là chính. Sau khi kết thúc khóa học thạc sĩ, chị ấy đã làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Hà Nội trong 2 năm. Trong thời gian đó, chị ấy đã tham gia hội chợ việc làm (Job fair) được tổ chức tại Singapore và tìm được việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản. Job fair là nơi công ty nhân sự Nhật Bản tập hợp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay chị Diệu Anh đang sống ở Tokyo nhưng chị cũng có những thời gian công tác Việt Nam dài ngày và đang cảm nhận rõ giá trị và động lực trong công việc mình làm. Thông điệp từ chị Diệu Anh Chị Diệu Anh nói rằng: “Nếu bạn muốn phát huy năng lực tiếng Nhật trong công việc, tôi nghĩ làm việc tại Nhật sẽ có nhiều lợi thế và mức lương cũng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ tìm việc thông qua hội chợ việc làm Job Fair thì sẽ có thể phỏng vấn ở nước ngoài mà không tốn bất cứ chi phí nào”. Chị Diệu Anh đã chia sẻ kinh nghiệm về các hội chợ Job fair mà chị tham gia, phương pháp chuẩn bị phỏng vấn v.v. trong mục “Kinh nghiệm của tôi”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của chị Diệu Anh 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học Tự mình nghiên cứu và lên kế hoạch nghề nghiệp Có nhiều bạn đã giao phó kế hoạch du học của mình cho công ty tư vấn du học. Trong đó có nhiều bạn học tiếng Nhật ở Việt Nam trong vòng nửa năm đến một năm rồi du học trường Nhật ngữ ở Nhật. Sau đó thì có nhiều bạn học lên trường chuyên môn, sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn thì làm việc tại Nhật; cũng có bạn học lên đại học hay cao đẳng rồi đi làm. Ngoài ra, cũng có bạn không đi làm ở Nhật mà về nước. Thế nhưng, nên bạn biết được nhiều hình thức du học, bạn có thể nhìn ra được khóa học phù hợp với mình. Ví dụ, bạn sẽ thấy những cách du học dưới đây đem lại hiệu quả nhất định. ① Lựa chọn trường tiếng Nhật tốt ở Việt Nam, dành ra 1 đến 2 năm học tiếng Nhật thật cẩn thận rồi đi Nhật. ② Kì nhập học mới của các trường Nhật ngữ ở Nhật thường rơi vào tháng 4, tiếp theo đó là tháng 9 nhưng dù nhập học vào tháng nào thì thời gian tốt nghiệp cũng là tháng 3. Nếu nhập học vào tháng 4 thì tới khi tốt nghiệp thường là 2 năm, nhập học tháng 9 thì là 1 năm rưỡi. Nếu bạn chọn nhập học vào tháng 9 thì bạn có thể tiết kiệm được nửa năm tiền học phí và sinh hoạt phí. Một số trường còn cung cấp các khóa học ngắn hơn. ③ Có khả năng tiếng Nhật ở một trình độ nhất định rồi sang Nhật, tiếp tục học tiếng Nhật ở trường Nhật ngữ rồi có thể học lên đại học mà không học trường chuyên môn. Tuy nhiên, bạn cần có chiến lượt học ôn thi Kì thi du học Nhật Bản (EJU). Những con đường khác nhau của tiền bối Bạn có thể biết được nhiều con đường du học khác nhau của các tiền bối thông qua mục “Kinh nghiệm của tôi”. Trong đó, có trường hợp tốt nghiệp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam rồi sang Nhật học thẳng lên đại học. Đừng phó thác tất cả cho công ty tư vấn du học, bạn hãy biết các trường hợp khác nhau rồi tự lập mục tiêu cho mình nhé! ① Trường hợp tốt nghiệp đại học ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học tiếng Nhật tại trường đại học của Việt Nam – Tốt nghiệp → Học trường chuyên môn của Nhật (2 năm) → tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Đại học Ngoại ngữ Huế → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (2 năm = tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế khi đang theo học) → Học trường chuyên môn ở Nhật (1 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Học viện Nông nghiệp + trường tiếng Nhật ở Việt Nam → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm 3 tháng) → Học trường chuyên môn ở Nhật (2 năm) → Làm việc tại Nhật ② Trường hợp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (10 tháng) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học trường chuyên môn ở Nhật (3 năm) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (1 năm) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật

    30/06/2019

  • Thương lượng với công ty, có được ngày nghỉ có lương!

    Chị Xim đã trải qua quá trình thực tập kỹ năng tại trang trại nuôi gà và sống trong một ký túc xá cũ ở trong lòng núi thuộc thành phố Nihonmatsu tỉnh Fukushima (ở độ cao khoảng 700 mét so với mực nước biển). Trong suốt 3 năm thực tập, chị ấy không có một kỳ nghỉ dài nào. Lần này, chị ấy đã lấy hết dũng khí để thương lượng với công ty và đã lấy được ngày nghỉ có lương. Thế là chị ấy đã có một chuyến du lịch đáng nhớ 8 ngày 7 đêm. Cuộc sống ở đảo trên đất liền Cảnh gần ký túc xá Chị Xim cùng 2 người khác sống ở ký túc xá trong núi, nơi đó cách ga gần nhất khoảng 20 km, cách siêu thị lớn tới khoảng 30 km. Ngôi nhà dân gần nơi chị ở nhất cách tới gần 3 km, còn cửa hàng tạp hóa gần nhất (nằm trong cây xăng) lại còn xa hơn gần 1 km nữa. Chị sống ở một nơi rất bất tiện như vậy đấy, từ ký túc xá tới cây xăng toàn là đường dốc nên không thể đi xe đạp, hơn nữa vùng này cũng không có xe khách đi về thành phố chạy qua. Đúng như cái tên gọi của nó “đảo trên đất liền”, đây là khu vực không có xe ô tô riêng thì thật khó sống. Thiếu sự hỗ trợ của công ty và nghiệp đoàn Ký túc xá của chị Xim Ấy vậy mà mỗi tháng công ty của chị chỉ đưa các chị đi siêu thị để mua sắm 1 tháng 1 lần bằng ô tô. Hơn nữa, công ty không tuyển thêm người mà để các chị làm việc luân phiên không nghỉ, thực tập sinh kỹ năng như các chị không hề có các kỳ nghỉ dài như nghỉ cuối năm, nghỉ Tuần lễ vàng (Golden week), nghỉ Obon v.v. Ngày nghỉ có lương được dùng để đi khám bệnh hay do công ty tự quyết định và cho nghỉ, nhưng các chị đến cả việc nghỉ 2 ngày liền cũng không có, số ngày được nghỉ có lương hoàn toàn không đủ so với tiêu chuẩn trong Luật lao động quy định. Với 3 điều kiện khó tin là “đảo trên đất liền”, “không có sự hỗ trợ của công ty”, “không nghỉ dài”, chị Xim đã kết thúc khoảng 3 năm thực tập kỹ năng vào tháng 6 năm 2021, mà không hề ra khỏi thành phố Nihonmatsu một lần nào. Niềm vui mỗi tháng của chị chỉ là trong khi đi mua sắm thì được ăn sushi băng chuyền cùng với bạn bè. Xin lấy ngày nghỉ có lương Đơn xin nghỉ phép (nghỉ có lương) Biết được sự việc này, thành viên ban biên tập của KOKORO, cô Shimizu – giáo viên dạy tiếng Nhật cho chị Xim thông qua lớp học online miễn phí, ông Kurematsu – đại diện của tổ chức “Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài” đã cho chị Xim biết các luật (luật lao động) liên quan đến ngày nghỉ có lương (nghỉ phép). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tờ rơi liên quan đến ngày nghỉ có lương (nghỉ phép) (OTIT biên soạn) Sau đó, tháng 6 năm nay, chị Xim đã đưa đơn xin nghỉ phép (bằng cả tiếng Nhật và tiếng Việt) cho tổ trưởng của mình. Ban đầu phía công ty đã có hồi âm không tốt lắm, nhưng cuối cùng chị cũng đã nhận được 8 ngày nghỉ liên tiếp. Chuyến du lịch trong nước đầu tiên trong 3 năm Chị Xim bước xuống ga Tokyo sau khi đi Shinkansen Tohoku〈ngày 3 tháng 7 năm 2021〉 Tuy vậy nhưng công ty và nghiệp đoàn không hề hỗ trợ chị trong việc di chuyển trong các ngày nghỉ phép. Lập trường của công ty là “chỉ cấp xe ô tô để đi mua sắm 1 tháng 1 lần, ngoài ra sẽ không cấp xe trong các trường hợp khác” nên chị Xim đã không có phương tiện nào để đi đến ga. Nếu đi bằng taxi thì 1 chiều mất hơn 10,000 yên nên một ông Goto – một người bạn đang sống ở Fukushima của ông Kurematsu đã dùng xe riêng của mình để đưa đón chị Xim. Thế là sau khi kết thúc quá trình thực tập kỹ năng, ngày 3 tháng 7 chị Xim có chuyến du lịch đầu tiên kể từ khi đến Nhật. ■ 7/3: Đến ga Kooriyama bằng xe ô tô của ông Goto, lên Shinkansen đi Tokyo, gặp cô Shimizu ở sân ga Tokyo ■ 7/4: Tham quan Tokyo ■ 7/5: Tham quan Tokyo, thử mặc yukata ■ 7/6: Tham quan Nagoya ■ 7/7: Tham quan Nagoya ■ 7/8: Tham quan Kyoto (Arashiyama, Ginkakuji, Kiyomizudera) ■ 7/9: Tham quan Tokyo, mua quà cho gia đình và đồng nghiệp ■ 7/10: Tham quan Tokyo, trở về Fukushima, lên xe ô tô của ông Goto rồi trở về ký túc xá Tổng kết Chùa Thanh Thủy - Kiyomizudera (Kyoto) Dù là thực tập sinh kỹ năng hay nhân viên chính thức trong công ty thì sau 6 tháng làm việc liên tục, các bạn có thể lấy nghỉ phép (nghỉ có lương) 10 ngày. Sau 1 năm, bạn sẽ lấy được 11 ngày nghỉ mới; sau 2 năm bạn sẽ có 12 ngày nghỉ mới. Nếu bạn muốn lấy nghỉ phép thì hãy tải đơn xin lấy nghỉ phép từ đường link phía dưới, điền các thông tin cần thiết và trao đổi với công ty hoặc nghiệp đoàn. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đơn xin nghỉ phép có hưởng lương (2 thứ tiếng) Nếu đã trao đổi với công ty hay nghiệp đoàn mà không được thì hãy thử trao đổi với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) hoặc hội “Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài” và các tổ chức khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thông tin tư vấn bằng tiếng Việt của OTIT [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài (FB) Chị Xim đã được ông Goto đưa đón tận nơi núi sâu, nhận được chi phí đi lại nhờ sự quyên góp của các giáo viên đang dạy tiếng Nhật tình nguyện ở Tokyo, được nghỉ lại nhà cô Shimizu, được bạn cô Shimizu ở Kyoto đưa đi chơi bằng xe riêng. Mặc dù đang là mùa mưa, thời tiết không ủng hộ lắm nhưng trong chuyến du lịch của mình, chị Xim đã cảm nhận được tình cảm của rất nhiều người Nhật, có cho mình nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Cho đến khi có thể về nước, chị Xim sẽ chuyển sang tư cách “Hoạt động đặc định” để tiếp tục làm việc tại trại nuôi gà. Trước khi sang Nhật, con gái lớn 6 tuổi của chị giờ đã 9 tuổi, con trai 3 tuổi giờ đã 6 tuổi rồi, chị Xim đang mong được về nước sớm. Trước khi về nước, chị đã có thật nhiều kỉ niệm đẹp, điều này thật là tuyệt vời phải không nào.

    28/07/2021

  • ★ Thông tin cơ bản: Các loại tư cách lưu trú để làm việc tại Nhật

    Sau khi quyết định làm việc tại Nhật, bạn cần phải lấy “tư cách lưu trú” (thường gọi là “Visa”). Bài viết này sẽ giới thiệu những thông tin khái quát về các tư cách lưu trú để làm việc tại Nhật như tư cách “Thực tập kỹ năng”, “Kỹ năng đặc định”, “Kỹ thuật – tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế” v.v.〈Đơn vị hỗ trợ: Văn phòng luật sư quốc tế Okabe〉 【Điểm quan trọng】 3 loại tư cách lưu trú tiêu biểu để làm việc tại Nhật Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế※ Thường gọi là “Gijinkoku” (技人国) hoặc “Visa lao động” Kỹ năng đặc định Thực tập kỹ năng ※ Tư cách lưu trú “Du học” vốn dĩ không thể đi làm. Nếu xin được “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì có thể đi làm thêm, nhưng có rất nhiều trường hợp không thể xin cấp tư cách lưu trú mới do làm thêm quá số giờ quy định (28 tiếng một tuần). Nhiều loại tư cách lưu trú Để làm việc hay du học ở Nhật cũng đều cần có tư cách lưu trú gì đó. “Tư cách lưu trú” là điều kiện cần để có visa, nhiều người gọi tư cách lưu trú là “visa” nên có thể xem “tư cách lưu trú” có vai trò giống visa. Có rất nhiều loại tư cách lưu trú, từ “Người vĩnh trú” – tư cách có thể hoạt động trong nhiều ngành nghề, đến “Lưu trú ngắn hạn” – tư cách bị giới hạn trong phần lớn các hoạt động. Về nguyên tắc, Nhật Bản có chính sách nói không với việc lưu trú dài hạn (nhập cư) đối với người nước ngoài chỉ làm việc trong các lĩnh vực không chuyên môn, không có tính kỹ thuật (được hiểu là lao động phổ thông). Vì vậy, những bạn muốn học tập và làm việc lâu dài ở Nhật sẽ quan tâm đến việc mình cần có tư cách lưu trú như thế nào. Để xin và gia hạn tư cách lưu trú, bạn cần thoả mãn rất nhiều điều kiện. Đừng tin lời của người môi giới việc làm hay bạn bè vô điều kiện, hãy cùng tìm hiểu về các tư cách lưu trú nhé. Các tư cách lưu trú chính và phạm vi lao động Dưới đây là bảng tổng hợp các loại tư cách lưu trú chính để làm việc tại Nhật, cũng như phạm vi lao động của từng tư cách. Có thể làm được công việc gì Loại tư cách lưu trú Có thể làm bất cứ công việc gì Người vĩnh trú Vợ/chồng của người vĩnh trú Vợ/chồng của người Nhật Người định trú Khác Có thể làm việc trong một phạm vi nhất định Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế Kỹ năng đặc định Thực tập kỹ năng Điều dưỡng Kỹ năng Kinh doanh - quản lý Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp Khác Nếu được cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú thì có thể đi làm thêm Du học Lưu trú cùng gia đình Khác Không thể đi làm thêm Lưu trú ngắn hạn Điểm khác biệt chủ yếu giữa các tư cách lưu trú Dưới đây là bảng tổng hợp “Tổng thời gian lưu trú”, “Trình độ học vấn cần thiết”, “Trình độ tiếng Nhật” của từng tư cách lưu trú. Trình độ tiếng Nhật của mỗi người rất khác nhau nhưng đây là trình độ trung bình của những người đã sang Nhật được một thời gian. Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế Thực tập kỹ năng Kỹ năng đặc định Du học Thời gian lưu trú Không giới hạn Tối đa 5 năm Tối đa 5 năm Đến khi tốt nghiệp Trình độ học vấn Tốt nghiệp cao đẳng ở nước mẹ đẻ hoặc tốt nghiệp trường chuyên môn của Nhật trở lên Không có điều kiện Không có điều kiện Tuỳ thuộc vào cơ quan giáo dục tiếp nhận Trình độ tiếng Nhật Chủ yếu là N3-N5 Chủ yếu là N3-N4 Chủ yếu là N3-N4 Chủ yếu là N2-N3 Thời gian lao động Giống người Nhật Giống người Nhật Giống người Nhật Dưới 28 tiếng một tuần Chuyển việc ○ × ○ ○ ※ Thời gian lưu trú = Thời gian tối đa (tổng thời gian sau khi gia hạn). Tư cách kỹ năng đặc định số 2 không bị giới hạn thời gian lưu trú.

    30/12/2021

Đơn vị vận hành

Nhà tài trợ Bạch Kim

Đơn vị hỗ trợ

  • Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
  • Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
  • Văn phòng JNTO Hà Nội
  • Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
  • Hội Việt Nam (JAVN)
  • Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
  • Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế

Đơn vị hợp tác

Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)

Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài

WA.SA.Bi.

Danh mục

  • Khác biệt văn hoá

    Khác biệt văn hoá

  • Sinh hoạt - Chi phí

    Sinh hoạt - Chi phí

  • Xuất nhập cảnh - Visa

    Xuất nhập cảnh - Visa

  • Làm thêm - Xin việc

    Làm thêm - Xin việc

  • Bốn mùa - Du lịch

    Bốn mùa - Du lịch

  • Hỗ trợ người nước ngoài

    Hỗ trợ người nước ngoài

  • Cộng đồng

    Cộng đồng

  • Bí quyết học tiếng Nhật

    Bí quyết học tiếng Nhật

  • Y tế - Sức khoẻ

    Y tế - Sức khoẻ

  • Nhà hàng - Siêu thị Việt

    Nhà hàng - Siêu thị Việt

  • Thực tập kỹ năng

    Thực tập kỹ năng

  • Kỹ năng đặc định

    Kỹ năng đặc định

  • Nhân lực chất lượng cao

    Nhân lực chất lượng cao

  • Du học

    Du học

  • Phòng chống thiên tai

    Phòng chống thiên tai