Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định
★ Thông tin cơ bản: Các loại tư cách lưu trú để làm việc tại Nhật
Sau khi quyết định làm việc tại Nhật, bạn cần phải lấy “tư cách lưu trú” (thường gọi là “Visa”). Bài viết này sẽ giới thiệu những thông tin khái quát về các tư cách lưu trú để làm việc tại Nhật như tư cách “Thực tập kỹ năng”, “Kỹ năng đặc định”, “Kỹ thuật – tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế” v.v.〈Đơn vị hỗ trợ: Văn phòng luật sư quốc tế Okabe〉
【Điểm quan trọng】
3 loại tư cách lưu trú tiêu biểu để làm việc tại Nhật
-
Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế
※ Thường gọi là “Gijinkoku” (技人国) hoặc “Visa lao động” -
Kỹ năng đặc định
-
Thực tập kỹ năng
※ Tư cách lưu trú “Du học” vốn dĩ không thể đi làm. Nếu xin được “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì có thể đi làm thêm, nhưng có rất nhiều trường hợp không thể xin cấp tư cách lưu trú mới do làm thêm quá số giờ quy định (28 tiếng một tuần).
Nhiều loại tư cách lưu trú
Để làm việc hay du học ở Nhật cũng đều cần có tư cách lưu trú gì đó. “Tư cách lưu trú” là điều kiện cần để có visa, nhiều người gọi tư cách lưu trú là “visa” nên có thể xem “tư cách lưu trú” có vai trò giống visa. Có rất nhiều loại tư cách lưu trú, từ “Người vĩnh trú” – tư cách có thể hoạt động trong nhiều ngành nghề, đến “Lưu trú ngắn hạn” – tư cách bị giới hạn trong phần lớn các hoạt động.
Về nguyên tắc, Nhật Bản có chính sách nói không với việc lưu trú dài hạn (nhập cư) đối với người nước ngoài chỉ làm việc trong các lĩnh vực không chuyên môn, không có tính kỹ thuật (được hiểu là lao động phổ thông). Vì vậy, những bạn muốn học tập và làm việc lâu dài ở Nhật sẽ quan tâm đến việc mình cần có tư cách lưu trú như thế nào.
Để xin và gia hạn tư cách lưu trú, bạn cần thoả mãn rất nhiều điều kiện. Đừng tin lời của người môi giới việc làm hay bạn bè vô điều kiện, hãy cùng tìm hiểu về các tư cách lưu trú nhé.
Các tư cách lưu trú chính và phạm vi lao động
Dưới đây là bảng tổng hợp các loại tư cách lưu trú chính để làm việc tại Nhật, cũng như phạm vi lao động của từng tư cách.
Có thể làm được công việc gì | Loại tư cách lưu trú |
Có thể làm bất cứ công việc gì | Người vĩnh trú Vợ/chồng của người vĩnh trú Vợ/chồng của người Nhật Người định trú Khác |
Có thể làm việc trong một phạm vi nhất định | Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế Kỹ năng đặc định Thực tập kỹ năng Điều dưỡng Kỹ năng Kinh doanh – quản lý Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp Khác |
Nếu được cấp phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú thì có thể đi làm thêm | Du học Lưu trú cùng gia đình Khác |
Không thể đi làm thêm | Lưu trú ngắn hạn |
Điểm khác biệt chủ yếu giữa các tư cách lưu trú
Dưới đây là bảng tổng hợp “Tổng thời gian lưu trú”, “Trình độ học vấn cần thiết”, “Trình độ tiếng Nhật” của từng tư cách lưu trú. Trình độ tiếng Nhật của mỗi người rất khác nhau nhưng đây là trình độ trung bình của những người đã sang Nhật được một thời gian.
Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế | Thực tập kỹ năng | Kỹ năng đặc định | Du học | |
Thời gian lưu trú | Không giới hạn | Tối đa 5 năm | Tối đa 5 năm | Đến khi tốt nghiệp |
Trình độ học vấn | Tốt nghiệp cao đẳng ở nước mẹ đẻ hoặc tốt nghiệp trường chuyên môn của Nhật trở lên | Không có điều kiện | Không có điều kiện | Tuỳ thuộc vào cơ quan giáo dục tiếp nhận |
Trình độ tiếng Nhật | Chủ yếu là N3-N5 | Chủ yếu là N3-N4 | Chủ yếu là N3-N4 | Chủ yếu là N2-N3 |
Thời gian lao động | Giống người Nhật | Giống người Nhật | Giống người Nhật | Dưới 28 tiếng một tuần |
Chuyển việc | ○ | × | ○ | ○ |
※ Thời gian lưu trú = Thời gian tối đa (tổng thời gian sau khi gia hạn). Tư cách kỹ năng đặc định số 2 không bị giới hạn thời gian lưu trú.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17168 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15599 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13106 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Tổng hợp về tư cách “Thực tập kỹ năng”
Đây là bài viết tổng hợp về chế độ thực tập kỹ năng. Để thực hiện ước mơ của mình bằng việc đi thực tập kỹ năng, trước hết, chúng ta hãy cùng hiểu đúng về bức tranh toàn cảnh của việc thực tập kỹ năng. <Nội dung bài viết> Tư cách lưu trú “hot” để đi làm Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Tư cách lưu trú “hot” để đi làm ◆ Người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản (các tư cách lưu trú chính) Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tỉ lệ Tổng 2,561,848 2,731,093 2,933,137 2,887,116 2,823,565 100.0 Người vĩnh trú 749,191 771,568 793,164 807,517 817,805 29.0 Thực tập kỹ năng 274,233 328,360 410,972 378,200 354,104 12.5 Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế 189,273 225,724 271,999 283,380 283,259 10.0 Du học 311,505 337,000 345,791 280,901 227,844 8.1 Người định trú 179,834 192,014 204,787 201,329 199,288 7.1 Sống cùng gia đình 166,561 182,452 201,423 196,622 190,010 6.7 Vợ/chồng của người Nhật v.v. 140,839 142,381 145,254 142,735 140,987 5.0 Kỹ năng đặc định 1,621 15,663 29,144 1.0 ※ Số liệu thống kê vào tháng 12, riêng năm 2021 là vào tháng 6 (Thống kê của Bộ Tư Pháp) ※ Không bao gồm những người có thời gian lưu trú ngắn hạn dưới 3 tháng Số người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản là 2.823.565 người (tháng 6/2021), trong đó có 354.104 người là thực tập sinh kỹ năng, trừ tư cách người vĩnh trú đặc biệt và vĩnh trú thì đây là tư cách chiếm số lượng lớn nhất trong số các tư cách lưu trú còn lại. Do ảnh hưởng của COVID19, trong năm 2020 và 2021 số lượng thực tập sinh giảm mạnh, tuy nhiên con số này đã liên tục tăng nhanh cho tới trước thời điểm bùng phát dịch bệnh. Quốc tịch và ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng ◆ Quốc tịch của thực tập sinh kỹ năng Quốc tịch Số người Tỉ lệ Tổng 354,104 100.0% Việt Nam 202,365 57.1% Trung Quốc/td> 55,522 15.7% Indonesia 30,978 8.7% Philippines 28,132 7.9% Thái Lan 9,511 2.7% ・ Những quốc gia có nhiều thực tập sinh kỹ năng tại Nhật được xếp theo thứ tự như sau: Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia. ・ Ngành nghề của thực tập sinh kỹ năng đã được quyết định sẵn. Ba ngành nghề tiếp nhận nhiều đó là: xây dựng, chế biến thực phẩm, gia công cơ khí – kim khí, sau đó đến các ngành như nông nghiệp, dệt may v.v. Điểm cần chú ý trong thời gian thực tập kỹ năng! ・ Thực tập kỹ năng bao gồm các loại như sau: số 1 (năm thứ nhất), số 2 (năm thứ hai, thứ ba), số 3 (năm thứ tư, thứ năm). Phần lớn thực tập sinh sẽ thuộc loại số 1 và số 2, tổng thời gian thực tập là 3 năm. ・ Để chuyển sang giai đoạn tiếp theo, thực tập sinh phải đỗ kì thi kiểm tra tay nghề. ※ Số 1 → Số 2 (chuyên môn + tay nghề) ※ Số 2 → Số 3 (tay nghề) ・ Đại đa số các ngành nghề (có 85 ngành tới thời điểm năm 2021) có thể chuyển từ thực tập kỹ năng số 1 sang số 2, tuy nhiên cũng có ngành chỉ có thể làm 1 năm với tư cách số 1. Nếu thực tập sinh không biết về điều này và ứng tuyển những ngành như thế thì sau khi sang Nhật sẽ gặp khó khăn. Các bạn hãy kiểm tra thật kỹ trước khi phỏng vấn ở Việt Nam xem ngành nghề mình định ứng tuyển có thể làm 3 năm hay không nhé. ・ Cũng có điểm cần chú ý đối với những bạn muốn làm 5 năm. Chỉ có 77 ngành (tới thời điểm năm 2021) được chuyển từ thực tập kỹ năng số 2 sang số 3. Thêm vào đó còn có một điều kiện nữa, đó là nghiệp đoàn cũng như công ty của bạn cần nhận được đánh giá “tốt” của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT). Công ty phái cử và đoàn thể quản lý (Nghiệp đoàn) Chế độ thực tập kỹ năng có sự tham gia của công ty phái cử (nước của thực tập sinh) và đoàn thể quản lý (Nhật Bản). Nếu có nhiều đoàn thể quản lý thì sẽ được gọi là “Hợp tác xã” (thường gọi là “Nghiệp đoàn”). Sau đây là vai trò của tổ chức đó cũng như quy trình thực tập kỹ năng. ※ Mặc dù là một con số nhỏ, nhưng cũng có chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng chỉ dành cho một cá thể công ty, trong đó công nhân của các công ty con ở nước ngoài được đào tạo tại một công ty mẹ của Nhật Bản. Quy trình tới khi bắt đầu thực tập kỹ năng (Toàn bộ) Công ty phái cử Nghiệp đoàn Công ty tiếp nhận ① Tìm ứng cử viên ① Tìm đơn tuyển dụng (Làm việc với công ty tiếp nhận) ② Tìm nhân viên ④ Giới thiệu ứng cử viên ③ Nhờ giới thiệu ứng cử viên ⑤ Đào tạo ⑤ Phỏng vấn ⑥ Lấy tư cách lưu trú ⑦ Tập huấn sau khi sang Nhật ⑧ Bắt đầu thực tập Làm việc → Đưa đơn tuyển dụng → Nhờ giới thiệu ứng viên ・ Nghiệp đoàn làm việc với công ty tiếp nhận, tìm đơn tuyển dụng. ・ Sau khi nhận được đơn tuyển dụng, nghiệp đoàn nhờ công ty phái cử giới thiệu ứng viên. Tuyển ứng viên → Giới thiệu ứng viên ・ Thông thường, công ty phái cử sẽ tuyển ứng viên muốn làm thực tập sinh kỹ năng. ※ Có rất nhiều công ty phái cử nhờ những người có ảnh hưởng tại địa phương, giáo viên và cựu thực tập sinh giới thiệu ứng viên và khi công ty phái cử nhận được giới thiệu, họ sẽ gửi tiền cảm ơn cho người đã giới thiệu. Tác hại của phần tiền cảm ơn này sẽ được giải thích tại đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí trả cho các công ty phái cử khác nhau đến mức nào ・ Sau khi nhận đơn tuyển dụng từ nghiệp đoàn bên Nhật, công ty phái cử sẽ giới thiệu ứng viên. Phỏng vấn – Tuyển dụng ・ Nếu tập hợp được các ứng viên, công ty tiếp nhận và nghiệp đoàn (hoặc chỉ có nghiệp đoàn) sẽ đến công ty phái cử để phỏng vấn và quyết định sẽ tuyển dụng ai. Đào tạo → Cử đi Nhật ・ Công ty phái cử sẽ tiến hành dạy tiếng Nhật v.v. cho những người đã được tuyển (khoá học thường từ 3~6 tháng), sau khi ứng viên lấy được tư cách lưu trú (visa) sẽ cử những ứng viên đó sang Nhật. Thông thường, ứng viên sẽ học tập tại trung tâm tiếng Nhật nội trú. ・ Cũng có những công ty phái cử đào tạo cho ứng viên từ trước khi đỗ phỏng vấn. Tập huấn sau khi sang Nhật ・ Nghiệp đoàn sẽ tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng sang Nhật Bản rồi đưa về cơ sở lưu trú, sau đó tập huấn về tiếng Nhật và cuộc sống tại Nhật trong thời gian hơn 1 tháng. Bắt đầu thực tập ・ Thực tập sinh sẽ đi đến công ty của mình, bắt đầu thực tập kỹ năng. Vai trò của Nghiệp đoàn sau khi thực tập sinh sang Nhật Sau khi thực tập sinh bắt đầu thực tập kỹ năng, đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) cũng có những vai trò (nghĩa vụ) sau đây. Kiểm tra xem công ty có quản lý việc đào tạo thực tập sinh kỹ năng đúng cách hay không và báo cáo với Cục quản lý xuất nhập cảnh (hơn 1 lần trong 3 tháng). Đối với công ty có thực tập sinh năm đầu tiên, tới công ty để kiểm tra hơn 1 lần mỗi tháng. Trao đổi với thực tập sinh về nội dung công việc, chế độ đãi ngộ, cuộc sống, v.v. bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Nếu nghiệp đoàn không làm tròn vai trò như vậy sau khi bạn sang Nhật và để xảy ra sự cố, bạn hãy xem bài viết được liên kết bên dưới và tham khảo ý kiến của Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) hoặc các nhóm hỗ trợ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt Điểm khác biệt với những tư cách lưu trú khác Sống cùng gia đình Vợ chồng và con cái của thực tập sinh không lấy được tư cách lưu trú “sống cùng gia đình” để cùng sống với thực tập sinh ở Nhật = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 2. Chuyển việc Về nguyên tắc là không thể chuyển nơi làm việc = Khác với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế và tư cách Kỹ năng đặc định số 1, số 2. Chuyển việc (Ngoại lệ) Nếu thực tập sinh gặp vấn đề với nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận thì có thể đổi nơi thực tập. Hãy tham khảo bài viết trong đường link bên dưới. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Giải quyết rắc rối của thực tập kỹ năng (Sau khi sang Nhật)
-
★ Thông tin cơ bản: Kỹ năng đặc định (Bài tổng hợp)
<Nội dung bài viết> 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định 5. Tổng kết Trước đây, người nước ngoài có thể làm các công việc không đòi hỏi chuyên môn, kỹ thuật cao (hay còn gọi là lao động giản đơn) ở Nhật Bản chủ yếu thuộc 3 loại tư cách lưu trú dưới đây: ❶ “Người vĩnh trú" hay “Người kết hôn với người Nhật" v.v… (có thể làm bất kì loại công việc nào, có thể làm toàn thời gian) ❷ Người có tư cách lưu trú “Du học" và được cấp phép thực hiện hoạt động ngoài tư cách lưu trú. (Về nguyên tắc, mỗi tuần chỉ được làm không quá 28 giờ) ❸ Tư cách lưu trú “Thực tập kỹ năng" (83 ngành nghề/toàn thời gian) Ngoài các loại tư cách lưu trú nêu trên, từ năm 2019 đã có thêm một loại tư cách lưu trú mới gọi là “Kỹ năng đặc định". Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có 2 loại: “Kỹ năng đòi hỏi phải có tri thức và kinh nghiệm ở mức độ nhất định (Kỹ năng đặc định số 1)” và “Kỹ năng đã thành thạo (Kỹ năng đặc định số 2)”. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm chính trong chế độ Kỹ năng đặc định. 【Văn phòng luật Global HR Strategy・Luật sư Sugita Shohei】 1. Chế độ Kỹ năng đặc định là gì? Người nước ngoài có tư cách lưu trú kỹ năng đặc định ngành nông nghiệp (Tỉnh Miyazaki) Mục đích của chế độ Kỹ năng đặc định Năm 2019, “Luật quản lý xuất nhập cảnh và người tị nạn (Luật xuất nhập cảnh)” của Nhật Bản được sửa đổi, lập ra 2 tư cách lưu trú mới là “Kỹ năng đặc định số 1” và “Kỹ năng đặc định số 2”. Đây là chế độ chấp nhận lao động người nước ngoài có kỹ năng có thể làm việc trong các ngành sản xuất và dịch vụ đang thiếu nhân lực trầm trọng mà không cần phải qua huấn luyện, thực tập. Các ngành nghề có thể làm việc bằng tư cách Kỹ năng đặc định Số 1 Số 2 Hộ lý, điều dưỡng 〇 Vệ sinh toà nhà 〇 Gia công vật liệu 〇 Chế tạo máy móc sản xuất 〇 Điện, thông tin điện tử 〇 Xây dựng 〇 〇 Công nghiệp đóng tàu 〇 〇 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 〇 Hàng không 〇 Khách sạn 〇 Nông nghiệp 〇 Ngư nghiệp 〇 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 〇 Dịch vụ ăn uống 〇 Những ngành nghề nào đang thiếu nhân lực trầm trọng? Các ngành nghề có thể tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 1 (các ngành nghề đặc định) bao gồm 14 ngành nghề trong bảng trên đây. Trong các ngành này, có cả một số ngành mà thực tập sinh kỹ năng không được làm, ví dụ như “dịch vụ ăn uống". Chỉ có 2 ngành nghề được tiếp nhận lao động Kỹ năng đặc định số 2 là ngành xây dựng và công nghiệp đóng tàu. Vị thế của tư cách Kỹ năng đặc định Các bạn hãy xem sơ đồ trên. Ô “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật” phía trên bên trái là để chỉ các loại tư cách lưu trú cụ thể như “Nhân lực chuyên môn cao (số 1, 2)” hoặc “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”. Những người có tư cách lưu trú thuộc các loại này còn được gọi chung là “Nhân lực chất lượng cao". Ở Nhật, trước khi tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định ra đời thì chỉ tiếp nhận nhân lực người nước ngoài thuộc “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật”. Trong khi đó, “Thực tập kỹ năng" được xem như chế độ vừa làm việc vừa học kỹ năng nên không được tính là tiếp nhận lao động nước ngoài đến Nhật Bản. “Kỹ năng đặc định số 1” là tư cách lưu trú được lập ra với vị thế nằm ở giữa “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật" và “Thực tập kỹ năng". “Kỹ năng đặc định số 2” là tư cách tư cách lưu trú có tiêu chuẩn kỹ năng ngang bằng với “Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật", làm việc tại địa điểm sản xuất và cung ứng dịch vụ. 2. Nội dung chế độ Kỹ năng đặc định Các bên tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định Tham gia vào chế độ Kỹ năng đặc định gồm có 3 đối tượng chủ yếu sau: Lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài Công ty tiếp nhận (Đơn vị sử dụng lao động Kỹ năng đặc định) Đơn vị đăng ký hỗ trợ Chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu nhiệm vụ của các bên tham gia đối với trường hợp “Kỹ năng đặc định số 1”. Đối với chế độ Kỹ năng đặc định, có thể chỉ cần ký hợp đồng hai bên giữa lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài và công ty tiếp nhận. Ví dụ, thực tập sinh kỹ năng khi muốn tiếp tục làm việc tại công ty tiếp nhận với tư cách Kỹ năng đặc định số 1 thì việc ký kết hợp đồng giữa hai bên là rất đơn giản. Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài Tuy nhiên, trường hợp công ty tiếp nhận và lao động kỹ năng đặc định người nước ngoài chỉ ký hợp đồng hai bên thì công ty vẫn phải thực hiện phần trách nhiệm gọi là “Hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài”. ■ Nội dung công việc hỗ trợ lao động kỹ năng đặc định số 1 người nước ngoài ① Hướng dẫn trước về cuộc sống ② Đón tại sân bay khi mới sang, đưa ra sân bay khi về nước ③ Hỗ trợ việc đảm bảo chỗ ở (bao gồm cả việc bảo lãnh thuê nhà) ④ Định hướng cuộc sống trong thời gian ở Nhật (Bao gồm cả việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng và ký kết hợp đồng sử dụng điện thoại di động) ⑤ Hỗ trợ việc học tiếng Nhật để phục vụ cho đời sống ⑥ Giải quyết các vấn đề mà người lao động cần trao đổi hoặc phàn nàn ⑦ Cung cấp thông tin và hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính (đi cùng) ⑧ Tạo cơ hội giao lưu với người Nhật ⑨ Dù không có trách nhiệm với người lao động nhưng vẫn phải hỗ trợ người lao động chuyển việc trong trường hợp cho thôi việc Công ty tiếp nhận phải lập kế hoạch thực hiện các công việc hỗ trợ nói trên và thực thi theo kế hoạch. Các mục được khoanh hoặc đánh dấu màu cam trong hình vẽ và bảng trên phải được thực hiện bằng ngôn ngữ mà lao động người nước ngoài đó hiểu được. Trong trường hợp công ty tiếp nhận không tự thực hiện được các nội dung hỗ trợ này thì cần phải uỷ thác cho đơn vị đăng ký hỗ trợ. Công ty phái cử Những người đang du học, thực tập kỹ năng hoặc đang làm việc ở Nhật Bản muốn chuyển sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì có thể tìm việc ngay tại Nhật. Tuy nhiên, người đang ở Việt Nam muốn sang Nhật và làm việc với tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định thì phải tìm đơn vị tiếp nhận thông qua công ty phái cử ở Việt Nam. Vì vậy, cũng giống như khi đi thực tập kỹ năng, việc tìm kiếm và lựa chọn công ty phái cử là rất quan trọng. Về cách tìm kiếm công ty phái cử, các bạn có thể tham khảo đường link dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử *Nội dung trong trang này có sử dụng biểu tượng do APACHE LICENSE2.0 cung cấp 3. Cách lấy tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Đề bài từng ra trong Kỳ thi kỹ năng ngành khách sạn 2 con đường để trở thành lao động Kỹ năng đặc định người nước ngoài Có 2 con đường để lấy được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 như sau: ① Con đường thi cử: Chứng minh năng lực bằng kỳ thi tiếng Nhật và kiểm tra kỹ năng ② Con đường thực tập kỹ năng: Hoàn thành tốt quá trình thực tập kỹ năng số 2 (thực tập kỹ năng số 1 và số 2, tổng thời gian là 3 năm) Con đường thi cử ・Thi tiếng Nhật: Đỗ kỳ thi năng lực tiếng Nhật (JLPT) từ trình độ N4 trở lên, hoặc đỗ kỳ thi JFT-Basic do Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản tổ chức ※ Đối với ngành hộ lý, ngoài điều kiện trên, phải đỗ kỳ thi kiểm tra năng lực tiếng Nhật ngành hộ lý. ※ JLPT mỗi năm tổ chức 2 lần, JFT-Basic mỗi năm tổ chức 6 lần. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Có thể dự thi JFT-Basic ở Nhật ・Kiểm tra kỹ năng (kỳ thi kỹ năng): Đỗ kỳ thi viết của ngành tương ứng Nếu thi đỗ kỳ thi tiếng Nhật và kỳ thi kỹ năng như trên thì dù chưa từng đến Nhật Bản, bạn cũng có thể trở thành lao động Kỹ năng đặc định số 1. Ngoài ra, số người đang du học ở Nhật Bản hoặc đang làm việc với tư cách lưu trú khác đi thi với mục đích chuyển đổi sang tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định đang gia tăng. Con đường thực tập kỹ năng Những ai đã thực tập kỹ năng từ 2 năm 10 tháng trở lên với “kết quả tốt” thì có thể chuyển sang tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 cùng ngành nghề đã thực tập mà không phải thi cử. Để xác nhận rằng mình đã thực tập kỹ năng với “kết quả tốt” thì điều quan trọng là trong năm thực tập thứ 3, các bạn cần đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 3 và kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng (cấp chuyên môn). Ngoài ra, nếu muốn làm việc theo tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định trong công việc khác với ngành đã thực tập thì chỉ cần đỗ kỳ thi kỹ năng của ngành đó. Trường hợp này, nếu đã hoàn thành quá trình 3 năm thực tập kỹ năng với kết quả tốt thì cũng sẽ được miễn thi năng lực tiếng Nhật. Để chuyển lên tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 Kỹ năng đặc định số 2 là tư cách lưu trú để làm “công việc đòi hỏi kỹ năng đã thành thạo” nên phải đỗ kỳ thi kiểm tra kỹ năng cấp 1 hoặc kỳ thi cấp độ tương đương với nội dung rất khó. Có thể nói là để lên được tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 2 thì cần phải nỗ lực rất nhiều. 4. Đặc điểm của tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định Thời hạn lưu trú của tư cách Kỹ năng đặc định ・Kỹ năng đặc định số 1: Tổng thời gian lưu trú tối đa là 5 năm (gia hạn 1 năm, 6 tháng hoặc 4 tháng một lần) ・Kỹ năng đặc định số 2: Có thể gia hạn tư cách lưu trú nhiều lần (gia hạn 3 năm, 1 năm hoặc 6 tháng một lần). Điểm khác biệt so với các tư cách lưu trú khác ・Khác biệt so với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng: ① Có thể chuyển việc sang công ty khác ở Nhật Bản ② Nhận được mức đãi ngộ tương đương với người Nhật ・Khác biệt so với tư cách lưu trú “Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế”: Dù trình độ học vấn thế nào đi nữa vẫn có thể lấy được tư cách lưu trú Điểm khác nhau giữa tư cách lưu trú kỹ năng đặc định số 1 và số 2 (có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng) ・Người có tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 2 có thể đưa gia đình sang Nhật sống cùng còn Kỹ năng đặc định số 1 thì không. Về tư cách “vĩnh trú” Có lẽ là trong thời gian sống ở Nhật Bản, có nhiều người muốn lấy tư cách lưu trú “người vĩnh trú”. Để lấy được tư cách “người vĩnh trú”, về nguyên tắc, phải sống tại Nhật Bản trong 10 năm liên tục trở lên. Ngoài ra, trong 10 năm đó, phải cư trú trong 5 năm liên tục trở lên với tư cách lao động hoặc tư cách cư trú (ví dụ như kết hôn với người Nhật v.v...) Trường hợp này, “thực tập kỹ năng” và “kỹ năng đặc định số 1” không được coi là “tư cách lao động”, nhưng “kỹ năng đặc định số 2” lại được tính. Nghĩa là nếu bạn ở Nhật liên tục trong 10 năm trở lên, trong đó có 5 năm trở lên theo dạng Kỹ năng đặc định số 2 thì có thể chuyển sang tư cách “vĩnh trú”. 5.Tổng kết Chúng tôi xin tổng kết lại những điểm chính của chế độ Kỹ năng đặc định như sau: Tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định có vị thế ở giữa tư cách Ngành nghề mang tính chuyên môn, kỹ thuật và Thực tập kỹ năng Có 14 ngành nghề có thể xin được tư cách lưu trú Kỹ năng đặc định số 1 Có thể ký hợp đồng với công ty tiếp nhận mà không thông qua đơn vị đăng ký hỗ trợ Có hai con đường để trở thành người nước ngoài có kỹ năng đặc định (thực tập kỹ năng và thi cử) Có mức lương ngang với người Nhật và có thể chuyển việc (khác với tư cách lưu trú thực tập kỹ năng) Không có yêu cầu về học vấn (khác với tư cách lưu trú Kỹ thuật・Tri thức nhân văn・Nghiệp vụ quốc tế) Chế độ Kỹ năng đặc định vừa mới được lập ra, thủ tục còn phức tạp. Tuy nhiên, đây là cơ hội mới để có thể làm việc tại Nhật Bản. Các bạn hãy hiểu rõ chế độ này và xem xét kĩ lưỡng xem chế độ này có phù hợp với cách làm việc và con đường sự nghiệp mà bạn mong muốn hay không, nếu có phù hợp thì hãy tận dụng cơ hội nhé.
-
★ Thông tin cơ bản: Tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” (Bài tổng hợp)
[iconpress id="local_1009" title="bulb" style="color:#525252; font-size:30px;" ] 【Điểm chính của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”】 Đối tượng nghiệp vụ = các công việc đỏi hỏi trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ liên quan đến quốc tế (= Không chấp nhận các công việc lao động đơn giản) Điều kiện cần = Tốt nghiệp đại học, cao đẳng hoặc trường chuyên môn tại Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định Tiêu chuẩn về lương = Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự Có thể dẫn gia đình theo Có thể chuyển việc Có thể xin “Vĩnh trú” nếu đủ điều kiện “tổng thời gian làm việc ở Nhật hơn 5 năm” <Nội dung bài viết> 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc 1. Đặc trưng của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Một ví dụ về nơi làm việc của kỹ sư Khi làm việc ở Nhật Bản, người nước ngoài thường có tư cách điển hình là “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, thường được gọi là “Visa lao động”. Ngoài ra cũng được gọi tắt là “Kỹ – Nhân – Quốc”. Theo nguyên tắc, đây là tư cách lưu trú để thực hiện các công việc sử dụng chất xám nên phần lớn thường là “kỹ sư”, “phiên dịch”, “biên dịch” v.v. Điều kiện của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Để có được tư cách lưu trú này, bạn cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng hay các trường chuyên môn trở lên ở Nhật hoặc có kinh nghiệm về một nghiệp vụ nhất định. 1 Yêu cầu về trình độ học vấn ・Tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng (tốt nghiệp đại học tại Nhật Bản hoặc tại nước ngoài đều được) ・Tốt nghiệp trường chuyên môn ở Nhật ※Tuy nhiên, khi xét duyệt hồ sơ thay đổi tư cách lưu trú, việc chuyên cần trong thời gian đi học cũng như thời gian làm thêm (có làm thêm quá số giờ quy định theo luật hay không) v.v. là những mục bị kiểm tra kĩ. 2 Yêu cầu về kinh nghiệm thực tế ・Dù không đạt yêu cầu về trình độ học vấn như trên, nếu có kinh nghiệm thực tế trên 10 năm (bao gồm cả thời gian học kiến thức liên quan đến công việc ở trường THPT, trường chuyên môn, đại học) thì có thể lấy tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”. ・Về các ngành “biên dịch”, “phiên dịch”, “dạy ngoại ngữ”, “quảng cáo”, “truyền thông hoặc giao dịch nước ngoài”, “thiết kế thời trang hoặc nội thất”, “phát triển sản phẩm” v.v. thì chỉ cần kinh nghiệm làm việc trên 3 năm. Hình thức tuyển dụng, dẫn theo gia đình, chuyển việc v.v. ① Hình thức tuyển dụng ・Làm toàn thời gian, thời hạn hợp đồng ít nhất là 1 năm. Có nhiều hình thức tuyển dụng như nhân viên chính thức, nhân viên hợp đồng, nhân viên trả lương theo giờ (1 tuần làm trên 30 tiếng) v.v. ② Tiêu chuẩn về lương ・Mức lương bằng hoặc cao hơn lương của người Nhật trong lĩnh vực tương tự. ③ Dẫn theo gia đình ・Có thể dẫn theo gia đình sang Nhật. ④ Chuyển việc ・Có thể chuyển việc. ⑤ Điều kiện xin “Vĩnh trú” ・Để có được tư cách lưu trú “Vĩnh trú” thì bạn phải có tư cách lưu trú được tính số giờ làm việc và điều kiện cần là “ở Nhật liên tục và làm việc trên 5 năm”. Số thời gian đã làm trong thời gian thực tập kỹ năng và kỹ năng đặc định số 1 không được tính vào số năm làm việc liên tục để xin vĩnh trú nhưng tư cách Kỹ - Nhân – Quốc và kỹ năng đặc định số 2 được tính nếu làm việc trên 5 năm. Ngoài ra, cũng có các điều kiện cần khác như “ở Nhật liên tục trên 10 năm”, “hành vi, lối sống tốt đẹp” v.v. 2. Đối tượng nghiệp vụ của tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” Đối tượng nghiệp vụ ① Kỹ thuật ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức hoặc kỹ thuật về khoa học tự nhiên đã được học ở đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành tự nhiên) ・Ví dụ cụ thể = kỹ sư IT (lập trình viên, kỹ sư hệ thống), nhân viên thiết kế WEB, nhân viên phát triển nghiên cứu – thiết kế, quản đốc nhà máy, quản lý sản xuất trong nhà máy (không làm việc chân tay). ② Tri thức nhân văn ・Công việc có sử dụng ngoại ngữ hay không đều được ・Công việc sử dụng kiến thức về ngành khoa học xã hội như luật, kinh tế v.v. đã được học ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. (ngành xã hội) ・Ví dụ cụ thể = Kế toán, nhân viên pháp luật, kinh doanh, tài chính, nhân sự, tổng vụ, kế hoạch, ngoại thương ③ Nghiệp vụ quốc tế ・Công việc sử dụng ngoại ngữ hàng ngày, công việc đòi hỏi sự tư duy và nhạy bén về văn hóa nước ngoài. ・Ví dụ cụ thể = nghiệp vụ ngoại thương, liên hệ với các doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài, các công ty đối tác; làm việc tại các cửa hàng miễn thuế có nhiều khách nước ngoài, các cửa hàng kinh doanh nhỏ như hiệu thuốc (drug store) (trừ các nhà hàng và cửa hàng tiện lợi); quản lý thực tập sinh kỹ năng, lưu học sinh người nước ngoài – phụ trách phiên dịch; làm việc tại khách sạn (chỉ bao gồm công việc lễ tân hoặc liên lạc với các công ty du lịch nước ngoài); làm việc tại công ty du lịch, công ty bất động sản dành cho người nước ngoài, công ty biên-phiên dịch. ④ Nghiệp vụ liên quan đến Cool Japan (Anime hoặc lĩnh vực thời trang, thiết kế) ・Công việc dành cho những người đã tốt nghiệp khóa học về anime, thời trang, thiết kế tại đại học, trường chuyên môn ở Nhật và có kiến thức về lĩnh vực này (sản xuất anime, thiết kế nhân vật trò chơi v.v., thiết kế thời trang v.v. Nghiệp vụ không được làm ① Giới hạn trong các công việc đòi hỏi kỹ thuật, tri thức, tính nhạy bén ・Về nguyên tắc, tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” là tư cách để làm các công việc sử dụng chất xám. Dù làm việc trong các nhà máy thì cũng phải làm các công việc liên quan đến kiến thức kỹ thuật chuyên môn, không được làm các công việc chân tay thuần túy. “Nghiệp vụ quốc tế” để chỉ những công việc sử dụng tính nhạy bén, văn hóa của nước ngoài. Với các công việc không sử dụng kiến thức hoặc tính nhạy bén như thế thì không được làm với tư cách lưu trú này. ② Nghiệp vụ không được làm ・Ví dụ về những công việc không được chấp nhận = nhân viên phục vụ bàn trong các nhà hàng, phụ bếp, nhân viên bán hàng ở cửa hàng tiện lợi, công nhân công trường, bảo vệ, công nhân nhà máy, công nhân chế biến nông lâm thủy sản, nhân viên dọn dẹp, thay ga trải giường, làm tóc, mát xa trong khách sạn. 3. Tính nhất quán trong chuyên ngành khi du học và ngành nghề làm việc Sau khi tốt nghiệp đại học, trường chuyên môn rồi đi làm ở Nhật thì phần lớn lưu học sinh nhận được tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” nhưng trên thực tế tùy thuộc vào loại hình cơ sở giáo dục và chuyên ngành theo học, có trường hợp dễ dàng chuyển đổi sang tư cách lưu trú này, có trường hợp thì không. Nếu bạn không biết điều này mà đi du học thì có thể bạn sẽ không được làm công việc mình mong muốn tại Nhật nên bạn hãy chú ý nhé ! Nơi làm việc bị giới hạn do cách chọn trường và chuyên ngành học Sau khi kết thúc thời gian du học, nếu bạn muốn đi làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” thì bạn có thể xin những công việc phù hợp với những “kỹ thuật”, “tri thức nhân văn” mà bạn đã học được ở trường đại học, trường chuyên môn v.v. ① Trường hợp tốt nghiệp đại học Công việc có phù hợp với chuyên ngành của bạn hay không được đánh giá như sau: nếu bạn tốt nghiệp trường đại học thì khả năng phù hợp cao, còn nếu là trường chuyên môn thì khả năng phù hợp thấp. Ví dụ, dù bạn tốt nghiệp ở bất kì khoa nào của đại học như khoa văn học, khoa luật, khoa kinh tế v.v. thì các nhóm công việc có thể làm với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” cũng không có sự thay đổi. Và trong trường hợp này, “đại học” ở đây không chỉ nói riêng đại học ở Nhật, nếu bạn tốt nghiệp đại học ở Việt Nam thì cũng được xét như tốt nghiệp đại học ở Nhật. ② Trường hợp tốt nghiệp trường chuyên môn Mặt khác, nếu bạn tốt nghiệp trường chuyên môn, khi xin tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, bạn sẽ bị xét duyệt kỹ hơn về mối tương quan giữa chuyên ngành ở trường chuyên môn và nội dung công việc sắp làm. Thực tế, có rất nhiều trường hợp đã nhận được quyết định tuyển dụng tại Nhật nhưng không thể xin được tư cách lưu trú do không được công nhận mối tương quan giữa chuyên ngành của trường chuyên môn và ngành nghề làm việc. Khi bạn học lên một trường chuyên môn ở Nhật, bạn phải suy nghĩ về công việc tương lai của mình và đưa ra lựa chọn thật thận trọng. Với những trường chuyên môn tốt, họ sẽ tư vấn cho bạn cách lựa chọn khóa học trước khi nhập học, bạn nên trao đổi với trường nhé! ※Những người Việt làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” không phải chỉ có những người đã tìm việc tại Nhật. Các anh chị tiền bối đã trải qua rất nhiều con đường khác nhau để có được tư cách này. Chúng ta hãy cùng xem các ví dụ thực tế ở bài tiếp theo.
-
★ Thông tin cơ bản: Những quá trình khác nhau để có được tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc”
<Nội dung bài viết> 1. Những quá trình khác nhau để có được tư cách “Kỹ – Nhân – Quốc” 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học 1. Những quá trình khác nhau để có được “Kỹ – Nhân – Quốc” Các bạn kỹ sư người Việt tham gia lễ hội của địa phương Những hành trình khác nhau để đến với tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế Có rất nhiều anh chị tiền bối đã tìm việc ở Việt Nam rồi làm việc ở Nhật với tư cách “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế”, cũng có những anh chị đã đi đường vòng trước khi đi du học. Bạn hãy tham khảo những ví dụ thực tế của các anh chị rồi thử suy nghĩ về tương lai của mình bằng tầm nhìn rộng hơn nhé. ① Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Có một số bạn sau khi kết thúc thực tập kỹ năng thì về nước, sau đó lại quay lại Nhật để du học. Nếu chỉ làm thêm để trang trải chi phí đi du học (tiền học phí + sinh hoạt phí) thì sẽ rất vất vả. Vì vậy, có nhiều bạn đã từ bỏ việc du học để lựa chọn con đường thực tập kỹ năng. Tuy nhiên, cũng đang có nhiều bạn sử dụng một khoản tiền tiết kiệm được trong quá trình thực tập kỹ năng, sang Nhật một lần nữa để du học, sau đó ở lại Nhật làm việc. ② Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Trường hợp tìm việc ở công ty Nhật Bản tại Việt Nam và các doanh nghiệp Nhật Bản, sau khi được tuyển dụng ở Việt Nam thì làm việc ở Nhật đang tăng lên nhiều so với trước đây. Chủ yếu là các công việc của kỹ sư. ③ Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc - sogoshoku) Cũng có một số sinh viên tham gia các hội chợ việc làm (Job fair) rồi làm việc tại doanh nghiệp của Nhật. Các buổi giới thiệu việc làm (Job fair) do các doanh nghiệp Nhật Bản tổ chức tại nước ngoài để tìm nguồn lao động người nước ngoài có học vấn và trình độ ngoại ngữ cao. ④ Làm việc tại Nhật sau khi du học Có nhiều lưu học sinh sang Nhật mà chưa có một kế hoạch nghề nghiệp cụ thể - đây là trường hợp rất phổ biến. Dưới đây là một số điểm quan trọng bạn nên biết trước khi du học. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 4 ví dụ thực tế và các điểm lưu ý từ ① đến ④. 2. Thực tập kỹ năng → Về nước → Du học → Trở thành nhân viên chính thức Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước, quay lại Nhật Bản với tư cách lưu học sinh Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Khánh Đã vào học tiếng Nhật hơn 1 năm rưỡi tại Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản tại Nam Định rồi đi Nhật với tư cách thực tập sinh kỹ năng. Trong suốt 3 năm thực tập kỹ năng (ngành xây dựng), anh ấy đã tham gia các lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện để trau dồi tiếng Nhật. Sau khi kết thúc thực tập kỹ năng rồi về nước khoảng 1 năm rưỡi, anh bắt đầu du học tại trường Đại học Nam Kyushu (tỉnh Miyazaki) – trường có liên kết với Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản - Nam Định. Tại trường đại học, anh đã nghiên cứu về cách nấu rượu, sau khi tốt nghiệp đã vào làm việc tại một nhà máy sản xuất rượu của tỉnh Miyazaki. Ước mơ của anh là trong tương lai sẽ phát huy được những kiến thức và kỹ thuật nấu rượu học được ở Nhật rồi mở một nhà máy sản xuất rượu ở Việt Nam. Du học không dựa vào bố mẹ ・Anh Khánh đã nhờ bố mẹ lo giúp chi phí để đi Nhật với tư cách là thực tập sinh kỹ năng nhưng bằng tiếng lương có được khi đi thực tập, anh đã trả lại tiền cho bố mẹ, hơn nữa còn tiết kiệm được một khoản tiền. Trong lần thứ hai sang Nhật, anh ấy đã sử dụng một phần tiền tiết kiệm và tiền đi làm thêm để trang trải chi phí du học. Việc lựa chọn trường đại học có chế độ miễn giảm 50% học phí cho lưu học sinh người nước ngoài cũng là một lựa chọn đúng đắn. ・Điểm cần chú ý ở đây là nếu lý lịch bạn đã nộp cho Cục xuất nhập cảnh khi đi thực tập khác với lý lịch nộp khi đi du học thì bạn có thể sẽ không nhận được tư cách du học, vậy nên bạn hãy chọn một công ty phái cử tốt khi đi thực tập kỹ năng. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách lựa chọn công ty phái cử 3. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (kỹ sư) Tìm việc tại Hà Nội, làm việc tại Nhật Bản Sau khi tốt nghiệp đại học, anh Tân đã vào làm tại một công ty Nhật Bản tại Việt Nam. Lần đầu tiên đến Nhật theo khóa đào tạo dài hạn, anh đã học tiếng Nhật trong khoảng 16 tháng ở Nhật. Sau đó, anh đã nghỉ việc tại công ty này do công ty thu hẹp phạm vi kinh doanh, thông qua một công ty nhân sự của Việt Nam, anh đã tìm được việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản khác. Cuộc phỏng vấn diễn ra ở Hà Nội nhưng nơi làm việc là Nhật Bản. Sau khi sang Nhật chẳng bao lâu, anh đón người vợ mới cưới ở Việt Nam sang. Việc có thể dẫn theo gia đình sang Nhật là một điểm tốt của tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”. Sau đó, anh tìm được công việc tốt hơn rồi chuyển việc 2 lần. Với tư cách “Kỹ - Nhân – Quốc”, chuyển việc cũng rất tự do. Điểm chú ý trong yêu cầu về trình độ học vấn Tại Nhật có rất nhiều công việc kỹ sư dành cho người nước ngoài, bạn có thể tìm được việc thông qua công ty nhân sự của Việt Nam như anh Tân. Trong trường hợp này, bạn có cơ hội được làm việc ở Nhật Bản dù chưa từng đến Nhật một lần nào. Một điểm chú ý là trong trình độ học vấn, bạn cần tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng ở Việt Nam. Một điểm nữa là trình độ tiếng Nhật. Anh Tân có lần phỏng vấn đầu tiên với công ty Nhật Bản tại Việt Nam là bằng tiếng Việt nhưng lần phỏng vấn của công ty thứ 2 (địa điểm phỏng vấn là Hà Nội) thì ngôn ngữ phỏng vấn là tiếng Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của anh Tân 4. Được tuyển dụng tại Việt Nam rồi sang Nhật (làm đa công việc – sogoshoku) Tham gia hội chợ việc làm (Job fair) tại nước ngoài rồi làm việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản Chị Diệu Anh đã học chính trị, kinh tế của Nhật và tiếng Nhật tại đại học và cao học ở Việt Nam nên chị có thể nói tiếng Anh và tiếng Nhật mà không gặp trở ngại gì. Thời sinh viên, chị ấy đã du học ở đại học Tokyo với tư cách là sinh viên trao đổi trong tổng thời gian hơn 1 năm nhưng chị ấy đã học tiếng Nhật ở Việt Nam là chính. Sau khi kết thúc khóa học thạc sĩ, chị ấy đã làm việc cho một công ty Nhật Bản tại Hà Nội trong 2 năm. Trong thời gian đó, chị ấy đã tham gia hội chợ việc làm (Job fair) được tổ chức tại Singapore và tìm được việc tại một công ty thương mại nổi tiếng của Nhật Bản. Job fair là nơi công ty nhân sự Nhật Bản tập hợp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Hiện nay chị Diệu Anh đang sống ở Tokyo nhưng chị cũng có những thời gian công tác Việt Nam dài ngày và đang cảm nhận rõ giá trị và động lực trong công việc mình làm. Thông điệp từ chị Diệu Anh Chị Diệu Anh nói rằng: “Nếu bạn muốn phát huy năng lực tiếng Nhật trong công việc, tôi nghĩ làm việc tại Nhật sẽ có nhiều lợi thế và mức lương cũng tốt hơn. Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ tìm việc thông qua hội chợ việc làm Job Fair thì sẽ có thể phỏng vấn ở nước ngoài mà không tốn bất cứ chi phí nào”. Chị Diệu Anh đã chia sẻ kinh nghiệm về các hội chợ Job fair mà chị tham gia, phương pháp chuẩn bị phỏng vấn v.v. trong mục “Kinh nghiệm của tôi”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Kinh nghiệm của chị Diệu Anh 5. Làm việc tại Nhật sau khi du học Tự mình nghiên cứu và lên kế hoạch nghề nghiệp Có nhiều bạn đã giao phó kế hoạch du học của mình cho công ty tư vấn du học. Trong đó có nhiều bạn học tiếng Nhật ở Việt Nam trong vòng nửa năm đến một năm rồi du học trường Nhật ngữ ở Nhật. Sau đó thì có nhiều bạn học lên trường chuyên môn, sau khi tốt nghiệp trường chuyên môn thì làm việc tại Nhật; cũng có bạn học lên đại học hay cao đẳng rồi đi làm. Ngoài ra, cũng có bạn không đi làm ở Nhật mà về nước. Thế nhưng, nên bạn biết được nhiều hình thức du học, bạn có thể nhìn ra được khóa học phù hợp với mình. Ví dụ, bạn sẽ thấy những cách du học dưới đây đem lại hiệu quả nhất định. ① Lựa chọn trường tiếng Nhật tốt ở Việt Nam, dành ra 1 đến 2 năm học tiếng Nhật thật cẩn thận rồi đi Nhật. ② Kì nhập học mới của các trường Nhật ngữ ở Nhật thường rơi vào tháng 4, tiếp theo đó là tháng 9 nhưng dù nhập học vào tháng nào thì thời gian tốt nghiệp cũng là tháng 3. Nếu nhập học vào tháng 4 thì tới khi tốt nghiệp thường là 2 năm, nhập học tháng 9 thì là 1 năm rưỡi. Nếu bạn chọn nhập học vào tháng 9 thì bạn có thể tiết kiệm được nửa năm tiền học phí và sinh hoạt phí. Một số trường còn cung cấp các khóa học ngắn hơn. ③ Có khả năng tiếng Nhật ở một trình độ nhất định rồi sang Nhật, tiếp tục học tiếng Nhật ở trường Nhật ngữ rồi có thể học lên đại học mà không học trường chuyên môn. Tuy nhiên, bạn cần có chiến lượt học ôn thi Kì thi du học Nhật Bản (EJU). Những con đường khác nhau của tiền bối Bạn có thể biết được nhiều con đường du học khác nhau của các tiền bối thông qua mục “Kinh nghiệm của tôi”. Trong đó, có trường hợp tốt nghiệp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam rồi sang Nhật học thẳng lên đại học. Đừng phó thác tất cả cho công ty tư vấn du học, bạn hãy biết các trường hợp khác nhau rồi tự lập mục tiêu cho mình nhé! ① Trường hợp tốt nghiệp đại học ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học tiếng Nhật tại trường đại học của Việt Nam – Tốt nghiệp → Học trường chuyên môn của Nhật (2 năm) → tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Đại học Ngoại ngữ Huế → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (2 năm = tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Huế khi đang theo học) → Học trường chuyên môn ở Nhật (1 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học Học viện Nông nghiệp + trường tiếng Nhật ở Việt Nam → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm 3 tháng) → Học trường chuyên môn ở Nhật (2 năm) → Làm việc tại Nhật ② Trường hợp tốt nghiệp THPT ở Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (10 tháng) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học trường chuyên môn ở Nhật (3 năm) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Học THPT ở Việt Nam + học trường tiếng Nhật (1 năm) → Học trường Nhật ngữ ở Nhật (1 năm rưỡi) → Học đại học ở Nhật (4 năm) → Làm việc tại Nhật
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 17168 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15599 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 13106 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài