Thực tập kỹ năng - Kỹ năng đặc định
〈Tổng hợp bài viết〉Trước khi chọn công ty phái cử hãy biết trước những thông tin này!

Chúng tôi đã tổng hợp những thông tin cần thiết và không thể thiếu để các bạn đang muốn đi thực tập ở Nhật cũng như gia đình của các bạn tham khảo. Tuỳ vào từng công ty phái cử, chi phí phải bỏ ra có thể khác nhau tới vài nghìn đô la. Không những thế, dù đã trả nhiều tiền cho công ty phái cử thì cũng có rất nhiều người nhận mức lương ở Nhật rất thấp. Vì vậy, chúng tôi sẽ gửi đến các bạn những thông tin thiết yếu để có thể đi Nhật với khoản chi phí hợp lý và có cuộc sống thực tập đầy ý nghĩa.
Q1. Trong quá trình thực tập kỹ năng có thể tiết kiệm được bao nhiêu?
Đầu tiên, số tiền mà bạn có thể tiết kiệm được trong 3 năm thực tập kỹ năng là khoảng bao nhiêu?
・ Tiền lương tại Nhật mỗi tháng và các chi phí sinh hoạt khoảng bao nhiêu?
・ Trong 3 năm, có thể gửi về Việt Nam bao nhiêu tiền?
Để trả lời những câu hỏi trên, một tờ báo của Nhật đã thu thập thông tin từ rất nhiều thực tập sinh kỹ năng người Việt.

Q2. Có thể hoàn toàn yên tâm với công ty phái cử do người quen giới thiệu!?
・ Đừng chỉ tin vào sự giới thiệu từ người quen, với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử!
・ Tuỳ từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật sẽ có sự khác biệt lớn. Có rất nhiều công ty tốt mà chi phí lại thấp, ngược lại, cũng có nhiều công ty chi phí cao mà chất lượng không tốt!
Để lựa chọn công ty phái cử cần phải có bí quyết. Báo KOKORO – Tờ báo nhận được sự hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã tổng hợp cách tìm công ty phái cử ở Việt Nam.

Q3. Tuỳ từng công ty mà chi phí phái cử khác nhau đến thế sao!?
・ Tuỳ từng công ty phái cử mà chi phí khác nhau tới vài nghìn đô la. Công ty phái cử có chi phí thấp nhất khoảng bao nhiêu? Công ty phái cử có chi phí cao nhất khoảng bao nhiêu?
・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”, ngược lại, “Đã trả ít tiền cho công ty phái cử nhưng lương ở Nhật lại cao hơn mức trung bình”.
・ Vậy thì, các công ty phái cử có chi phí khác nhau như vậy là vì sao?
Câu trả lời cho những câu hỏi và hiện tượng trên nằm trong bài viết này.

Văn hoá Nhật Bản
Cuối cùng, các bạn hãy thoả sức tìm hiểu sự khác nhau trong văn hoá Việt Nam và Nhật Bản nhé. Chủ đề lần này là:
・ Lau đũa trong quán ăn là kỳ lạ?
・ Người Nhật thường không gọi điện cho bố mẹ?
・ Người Nhật ghét cho mượn điện thoại?

Tổng kết

・ Với việc tự mình tìm công ty phái cử, bạn có thể tiết kiệm được vài nghìn đô la chi phí phải trả cho công ty phái cử.
・ Tuỳ vào từng công ty phái cử mà nội dung học tiếng Nhật, những hỗ trợ sau khi sang Nhật có sự khác biệt lớn.
・ Có rất nhiều công ty phái cử tốt mà chi phí lại thấp, cũng có công ty phái cử chi phí cao song chất lượng không tốt!
・ Có rất nhiều trường hợp “Đã trả rất nhiều tiền cho công ty phái cử nhưng mức lương ở Nhật lại thấp”.
Lần này, chúng tôi đã giới thiệu các bài viết liên quan đến những thông tin nêu trên. KOKORO là trang web nhận được hỗ trợ của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Các bạn hãy tìm hiểu thông tin trong các bài viết của KOKORO và tự mình tìm công ty phái cử nhé.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 15387 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 14097 views
-
-
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12048 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: Những điểm cần chú ý trong chế độ thực tập kỹ năng và phí dịch vụ
Chính phủ Việt Nam có đưa ra quy định về chi phí đào tạo thực tập sinh kỹ năng. Trong thực tế, có nhiều trường hợp chi phí cao hơn mức đã quy định. Vì thế, bài viết này sẽ giải thích một cách dễ hiểu về nguyên nhân và lý do dẫn đến việc phát sinh nhiều chi phí cũng như cách đối phó với điều này. Ngoài ra, bạn cũng nên biết về lý lịch làm việc giả. 〈Nội dung bài viết〉 Chi phí đi thực tập kỹ năng Nguyên nhân của việc chi phí cao Nếu bị tính phí cao Tự tìm công ty phái cử Cẩn thận với lý lịch làm việc giả Nếu bị vướng vào rắc rối Học tiếng Nhật trước khi sang Nhật Chi phí đi thực tập kỹ năng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có đưa ra quy định đối với khoản thu phí tối đa mà các công ty phái cử được phép nhận từ thực tập sinh kỹ năng. ・ Nếu thực tập kỹ năng trong 3 năm, mức phí từ 3.600 USD trở xuống (1 năm là từ 1.200 USD trở xuống). ・ “Phí đào tạo trước khi sang Nhật” đối với khoá học tiếng Nhật trong khoảng 520 tiếng là dưới 5.900.000 đồng. Ngoài ra, cấm thu “Tiền kí quỹ (tiền đặt cọc)” với mục đích phòng chống thực tập sinh bỏ trốn tại Nhật. Tuy nhiên, rất nhiều thực tập sinh phải trả một khoản phí cao hơn mức đã được quy định, cũng có nhiều trường hợp bị giữ tiền ký quỹ. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mức trần phí thực tập kỹ năng|Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cần trả bao nhiêu tiền để đi Nhật?|Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam Nguyên nhân của việc chi phí cao Nguyên nhân của việc chi phí cao như sau. ① Tiền cảm ơn nghiệp đoàn = (Đối với 1 đơn tuyển dụng) 1.000~1.500 USD Khi nhận được đơn tuyển dụng thực tập sinh từ đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn), công ty phái cử thường đưa cho nghiệp đoàn một khoản tiền cảm ơn. Theo thị trường, khoản tiền cảm ơn đối với mỗi đơn tuyển dụng thường từ 1.000~1.500 USD. ② Thiết đãi nghiệp đoàn hoặc công ty tiếp nhận = (Đối với 1 đơn tuyển dụng) vài trăm USD Công ty phái cử sẽ mời những người thuộc cấp cao của các nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận đi ăn uống và đi tăng 2 v.v. khi họ đến Việt Nam để phỏng vấn ứng viên. ③ Trả phí cho người giới thiệu (người môi giới) = (Đối với 1 đơn tuyển dụng) 500~1.500 USD Công ty phái cử sẽ trả tiền cảm ơn cho người đã giới thiệu ứng viên đi thực tập kỹ năng. Người nhận phí giới thiệu được gọi là “người môi giới”. ★Trong nhiều trường hợp, chi phí ①②③ sẽ được cộng vào chi phí mà công ty phái cử thu từ các thực tập sinh. Vì vậy chi phí bị đội lên cao. ★ Tuy nhiên cũng có những công ty phái cử giữ mức chi phí ở mức tối thiểu và không làm tăng thêm gánh nặng cho thực tập sinh. Hãy tham khảo bài viết “Tự tìm công ty phái cử” trong đường link bên dưới. Nếu bị tính phí cao Khi bị tính phí cao ① Không trả tiền ngay, xác nhận kĩ nội dung các khoản thu. ② Sau khi trả tiền, nhất định phải lấy phiếu thu (phiếu thanh toán). Sau này, nếu biết là mình bị lừa thì có bằng chứng để lấy lại tiền. ③ Nếu không hiểu rõ về các loại chi phí, hãy chọn công ty phái cử khác. Khi bị đòi tiền ký quỹ Cả Nhật Bản và Việt Nam đều không cho phép công ty phái cử hoặc đoàn thể quản lý (nghiệp đoàn) ký hợp đồng lấy tiền ký quỹ (tiền đặt cọc) hoặc tiền phạt. Nếu bị yêu cầu ký hợp đồng có tiền ký quỹ hoặc tiền phạt, bạn đừng nộp tiền, hãy báo với Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB) hoặc Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Về tiền ký quỹ|Đại sứ quán Nhật Bản Tự tìm công ty phái cử ・ Bị đòi một mức phí không thoả đáng. ・ Bị đòi tiền ký quỹ. ↓ Nếu rơi vào trường hợp như vậy, hãy báo với Cục Quản lý lao động ngoài nước (DOLAB), v.v., đồng thời, dừng hợp đồng với cơ quan phái cử và cố gắng tự tìm công ty phái cử mới. Ở Việt Nam, nhiều người đi thực tập qua công ty phái cử do người thân, người quen giới thiệu, nhưng gần đây, một số người đã tự tìm công ty phái cử và tiết kiệm được hàng nghìn đô la (USD). Về cách tìm công ty phái cử, có những bài viết đặc san được các nhà chuyên môn viết một cách dễ hiểu. Đây là nội dung cần đọc và không có trên các website khác. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm công ty phái cử_01|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách tìm công ty phái cử_02|KOKORO Cẩn thận với lý lịch làm việc giả Thực tập kỹ năng là quá trình học việc tại Nhật với nội dung công việc giống như những gì bạn đã làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn các cơ quan phái cử đã làm giả sơ yếu lý lịch (làm giả phần kinh nghiệm làm việc) để lấy được tư cách lưu trú thực tập kỹ năng. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo thực tập kỹ năng, nếu bạn muốn quay lại Nhật Bản để đi du học hoặc tìm việc nhưng khi đó lý lịch làm việc giả của bạn bị phát hiện, bạn sẽ khó có được tư cách lưu trú mới. Do đó, hãy chọn một cơ quan phái cử cho bạn xem tất cả các giấy tờ cần nộp cho Cục quản lý xuất nhập cảnh. Ngoài ra, hãy giữ lại một bản sao cho chính mình. Nếu bị vướng vào rắc rối Nếu bạn gặp rắc rối với công ty phái cử hoặc người môi giới trước khi sang Nhật, hãy tham khảo ý kiến của Đại sứ quán Nhật Bản hoặc các nhóm hỗ trợ như IEVJ v.v. Các vấn đề rắc rối xảy ra sau khi sang Nhật Bản sẽ được giải thích trong “★ Thông tin cơ bản: Giải quyết các rắc rối trong quá trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng (sau khi sang Nhật Bản)”. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đại sứ quán Nhật Bản luôn ở bên các bạn [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trung tâm Cứu trợ Thiệt hại cho người Việt Nam đi Nhật Bản(Facebook) Học tiếng Nhật trước khi sang Nhật Thực tập sinh kỹ năng sẽ học tiếng Nhật tại các trung tâm tiếng Nhật trước khi sang Nhật. Các bạn sẽ sống ở Nhật trong một thời gian dài nên hãy học tiếng Nhật cho thật chắc nhé. Điều quan trọng là chuẩn bị bài và xem lại bài đã học. Nếu làm như vậy thì tốc độ nâng cao tiếng Nhật của bạn sau khi sang Nhật sẽ hoàn toàn khác đấy. Nếu bạn đạt được một trình độ tiếng Nhật nhất định, bạn sẽ có thể giao tiếp tốt với những người xung quanh và bạn sẽ được yêu mến ở nơi làm việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm việc bằng tiếng Nhật sau khi về Việt Nam. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Sau khi thực tập, trở thành giám đốc chi nhánh ở Việt Nam|KOKORO [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Đỗ N1 sau 3 năm thực tập kỹ năng|KOKORO
-
Văn hoá doanh nghiệp Nhật Bản_02: Không đặt hàng cá nhân đến địa chỉ nơi làm việc
Ở Việt Nam, chúng ta thường thấy nhiều người đặt mua đồ trên mạng và chọn địa chỉ giao hàng là nơi làm việc của mình, song ở Nhật thì không làm như vậy được. Ngoài ra, sau mỗi kì nghỉ dài, người Nhật sẽ trở về trạng thái “bật chế độ làm việc”, ngay từ ngày đầu tiên quay lại với công việc. Mình có 9 năm làm việc ở Việt Nam và ba lần du học, hiện nay mình đang làm nhân viên chính thức trong một công ty ở Nhật. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn về sự khác nhau giữa văn hoá doanh nghiệp của Việt Nam và Nhật Bản. 〈Vân Hoàng〉 Chuyển chế độ “ON” - “OFF” Khi làm việc ở Hà Nội, mình luôn cảm thấy ghen tị vì các các doanh nghiệp Nhật Bản có nhiều ngày nghỉ lễ hơn các công ty của Việt Nam. Từ tháng 10 năm 2021, mình vào làm việc tại một công ty ở Tokyo. Ngoài kỳ nghỉ Tết dương lịch, gần như tháng nào mình cũng có ba ngày nghỉ liên tiếp. Mình thấy rất vui vì điều này nhưng nó cũng làm cho mình khổ sở. Mình gặp khó khăn với việc chuyển chế độ “ON” và “OFF” giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Vấn đề của mình là làm thế nào để nhanh chóng thay đổi tâm trạng sau mỗi kỳ nghỉ dài. Những đồng nghiệp người Nhật xung quanh mình đều là những người làm việc rất chuyên nghiệp, sau kỳ nghỉ dài, họ đã ở trạng thái “bật chế độ làm việc” ngay từ buổi sáng đầu tiên đi làm lại. Ở Nhật, vào thời gian cuối năm cũ và đầu năm mới, mọi người sẽ nghỉ khoảng một tuần. Vào ngày đi làm đầu tiên của tháng 1, giám đốc sẽ gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể nhân viên. Sau khi kết thúc màn chào hỏi đầu năm, tất cả các đồng nghiệp của mình đã “bật chế độ làm việc”, và họ tập trung vào công việc như không hề có kỳ nghỉ một tuần trước đó. Ở Việt Nam có câu “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”. Ý nghĩa của câu nói này là ngoài mấy ngày Tết, mọi người sẽ có tâm trạng “ăn Tết, chơi Tết”, kéo dài khoảng một tháng từ trước Tết cho tới sau Tết. Trước khi nghỉ dài, mọi người sẽ chuẩn bị đón Tết, mua sắm, nghĩ xem mình sẽ làm gì trong mấy ngày Tết. Sau kì nghỉ dài, mọi người lại mải mê nghĩ về các hoạt động như tổ chức tiệc chúc mừng năm mới, đi lễ chùa đầu năm, đi du xuân v.v. Khi làm việc cùng người Nhật, mình thấy rất ấn tượng với cách người Nhật chuyển chế độ “ON” - “OFF” và hiểu ra rằng đó cũng là một trong những điều khiến Nhật Bản đạt được những thành quả kinh tế to lớn như ngày hôm nay. Phân chia rõ ràng giữa việc công và việc tư Với người Nhật, họ chia rõ “thời gian làm việc” và “thời gian cho bản thân”, đồng thời họ cũng phân rõ việc nào là việc công, việc nào là việc tư. Ví dụ, trong giờ làm việc, đồng nghiệp của mình đều tập trung vào công việc, hầu như không nói chuyện phiếm hay kể chuyện về gia đình. Ngoài ra, nhân viên trong các công ty của Nhật cũng không đặt đồ cá nhân về địa chỉ của công ty. Ở Việt Nam, khi mua hàng trên mạng, nhiều người đã nhờ các cửa hàng giao đồ đến công ty. Mình cũng đã làm như vậy. Tuy nhiên, trong các công ty của Nhật thì không có ai làm thế. Bây giờ, khi mua hàng trên mạng, mình cũng thường nhận hàng ở nhà riêng vào cuối tuần. Nghỉ vào giờ nghỉ trưa thì thế nào? Người Nhật đúng là làm việc chăm chỉ, đâu ra đấy nhưng có khi họ làm việc quá nhiều, hay có vẻ họ không giỏi tận dụng thời gian OFF của mình. Điều này thể hiện trong giờ nghỉ trưa hàng ngày. Sau khi vào công ty Nhật làm việc, mình thấy bất ngờ nhất với cách người Nhật nghỉ trưa. Trước đây, khi dạy tiếng Nhật tại một trường đại học ở Hà Nội, một đồng nghiệp người Nhật (luật sư phụ trách giờ dạy Luật Nhật Bản) từng nói với mình, “Ở Nhật, nhiều người chỉ ăn trưa trong vòng 5 phút”. Khi nghe anh ấy nói vậy, mình đã nghĩ là anh ấy “phóng đại” mà thôi. Thế nhưng, khi làm việc trong công ty ở Nhật, mình hiểu ra rằng chuyện đó không phải là bịa đặt. Ở công ty mình đang làm, có người rút ngắn giờ nghỉ trưa, có người không ăn trưa mà làm việc liên tục. Ngoài ra, ở Nhật có khi mọi người vừa ăn trưa vừa tham gia một cuộc họp nào đó, một điều gần như không thể xảy ra ở Việt Nam. Việt Nam có câu “Trời đánh tránh miếng ăn”. Câu nói này khuyến khích mọi người hãy trân trọng giờ ăn của mình. Chắc hẳn phần lớn nhân viên chính thức ở Nhật đều có thời gian nghỉ trưa được ghi trong hợp đồng lao động là một tiếng đúng không nào? Mỗi người đều có quyền sử dụng thời gian đó theo cách của mình, nhưng thiết nghĩ nếu dành thời gian đó cho bản thân nhiều hơn một chút thì chẳng phải là rất tốt hay sao? Mình cho rằng nếu nghỉ ngơi đủ thì năng suất làm việc cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, việc thong thả ăn trưa và nói chuyện với đồng nghiệp cũng là một việc rất có ý nghĩa. Nếu là người Việt, vào giờ nghỉ giải lao, mọi người có thể nói bất kì chuyện gì với nhau, kể cả các chuyện riêng tư, chuyện gia đình, con cái. Điều này khiến mọi người hiểu nhau hơn, quan hệ giữa hai bên cũng ngày càng tốt đẹp hơn. Tổng kết Sau khi vào làm việc trong công ty của Nhật, mình hiểu thêm về cách làm việc cũng như văn hoá làm việc của người Nhật và thấy rằng mình cần học từ họ rất nhiều. Cách làm việc ở Nhật có nhiều điểm khác với cách làm việc ở Việt Nam. Đấy là sự khác biệt về văn hoá nên mình nghĩ nó không phải là thứ để đánh giá là cái nào tốt, cái nào kém. Tuy nhiên, nếu có thể cải thiện cách làm việc nhờ tiếp thu văn hoá của người Nhật thì mình nghĩ đó cũng là một việc nên làm. Trong bài viết này, mình đã giới thiệu với các bạn hai điểm tốt trong môi trường làm việc ở Nhật, đó là cách người Nhật “chuyển chế độ ON-OFF” và “phân chia việc công - việc tư”, còn một điểm mình thấy hơi đáng tiếc là “cách dùng thời gian nghỉ trưa” của họ. Qua bài viết, hi vọng mọi người hiểu thêm về văn hoá doanh nghiệp của hai nước và cùng giúp đỡ nhau nhiều hơn trong công việc!
-
Những điều công ty không được phép làm
Dù là người nước ngoài hay người Nhật thì đều có quyền làm việc trong môi trường an toàn, an tâm. Chuyện công ty làm ngơ tình trạng bạo lực ở chỗ làm, hay giám đốc hoặc cấp trên dùng từ ngữ tồi tệ là không thể chấp nhận được. Ngoài ra, việc công ty hay ai đó thu giữ hộ chiếu hoặc sổ ngân hàng của người lao động cũng bị cấm. Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu các quy định tại nơi làm việc của Nhật Bản. Bạo lực ở chỗ làm là phạm pháp Dưới đây là những việc mà pháp luật cấm giám đốc hoặc cấp trên làm đối với nhân viên của mình. Ngoài ra, nếu những việc này xảy ra nhưng công ty dù biết mà vẫn làm ngơ thì cũng là sai trái. ・ Bạo hành ・ Dùng lời lẽ tồi tệ để mắng nhiếc ・ Bắt nạt ・ Lạm dụng tình dục ・ Thu tiền phạt khi rời chỗ ngồi để đi vệ sinh trong giờ làm việc Khi công ty hoặc ai đó vi phạm những điều nêu trên, nếu là thực tập sinh kỹ năng, hãy trao đổi với nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý). Nếu làm như vậy rồi mà vẫn không cải thiện được tình hình thì hãy trao đổi với các đầu mối tư vấn dưới đây. Ngoài OTIT ra, các đơn vị còn lại cũng nhận tư vấn cho người nước ngoài có tư cách lưu trú “Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế” hay tư cách Kỹ năng đặc định... [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Hiệp hội Thực tập Kỹ năng Quốc tế (OTIT) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Số điện thoại tư vấn (đa ngôn ngữ) dành cho người lao động người nước ngoài của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cơ quan giám sát tiêu chuẩn lao động toàn quốc Thu giữ hộ chiếu và sổ ngân hàng là phạm pháp Trước đây, từng có công ty tiếp nhận thu giữ hộ chiếu hoặc thẻ lưu trú để phòng ngừa thực tập sinh kỹ năng bỏ trốn. Tuy nhiên, nếu công ty sử dụng lao động người nước ngoài thu giữ thẻ lưu trú thì sẽ là hạn chế việc tự do đi lại của người nước ngoài, là một hành vi phạm pháp. Dù người nước ngoài nhờ đi nữa thì cũng không được phép giữ hộ. Việc giữ sổ ngân hàng cũng là không được phép. Nếu việc như vậy xảy ra, hãy trao đổi với nghiệp đoàn hoặc OTIT. Về môi trường làm việc Doanh nghiệp Nhật Bản và các tổ chức khác phải tạo cho người lao động môi trường làm việc an toàn và lành mạnh. Về môi trường làm việc Công ty và các tổ chức phải kiểm tra các điểm dưới đây về môi trường làm việc, trường hợp cần thiết thì phải cải thiện. ・ Không khí: Trong không khí tại nơi làm việc có bụi hay các vật chất có hại cho cơ thể hay không. ・ Nhiệt độ, độ ẩm: Kiểm tra xem nhiệt độ có lạnh quá hay nóng quá không. Nếu làm việc ngoài trời thì có đang thực hiện các biện pháp nào để giảm bớt cái lạnh hay cái nóng hay không. ・ Độ sáng: Nơi làm việc có tối quá hay sáng quá không. ・ Âm thanh: Có tiếng ồn hay không. ・ Độ rộng: Có bị chật hẹp quá không. Có đảm bảo đường đi lối lại hay không. Về công việc Công ty và các tổ chức phải ra quy định về cách làm việc đảm bảo sức khoẻ và an toàn cho người lao động. Cụ thể là phải xây dựng và kiểm tra các bản hướng dẫn về nội dung, thời gian, phương pháp làm việc phù hợp. Về sức khoẻ của người lao động Công ty phải thực hiện kiểm tra sức khoẻ cho người lao động. ・ Mỗi năm phải thực hiện khám sức khoẻ ít nhất 1 lần. ・ Bố trí phòng nghỉ hoặc phòng tắm, đảm bảo tình trạng sạch sẽ. ・ Bố trí bộ phận tư vấn sức khoẻ (tốt nhất là bộ phận tư vấn ngoài, độc lập với công ty). Nếu bạn gặp vướng mắc do những điều này không được tuân thủ thì hãy liên lạc với các đơn vị tư vấn đã ghi ở trên. Về tiền thuê kí túc xá và về thiết bị Đối với thực tập sinh kỹ năng, công ty tiếp nhận phải chuẩn bị kí túc xá (như nhà căn hộ chẳng hạn). Tiền thuê kí túc xá, tiền điện, nước, ga sẽ được trừ từ lương hằng tháng. Ở đây có một số điểm cần lưu ý. Đối với ký túc xá, có các quy định dưới đây. ・ Không được phép thu từ thực tập sinh số tiền vượt quá chi phí ký túc xá, tiền điện, nước, ga thực tế. ・ Diện tích phòng ngủ mỗi người phải từ 4.5㎡ trở lên. ・ Cho mỗi người 1 chỗ cất đồ có khoá. ・ Có cửa sổ với kích thước phù hợp. ・ Có thiết bị sưởi. ・ Trong trường hợp có thực tập sinh làm ca ngày, ca đêm, do thời gian sinh hoạt khác nhau nên phải bố trí phòng ngủ riêng biệt. Đối với tiền thuê nhà, ví dụ như công ty thuê phòng 80.000 yên/tháng và cho 4 thực tập sinh kỹ năng ở thì công ty chỉ được thu tối đa mỗi người 20.000 yên/tháng tiền nhà (80.000 yên/4 người = 20.000 yên). Tương tự với tiền điện, nước, ga, Wi-Fi. Có rất nhiều trường hợp công ty chi trả giúp một phần chi phí thuê nhà và tiền điện, nước, ga… Nếu công ty không thực hiện đúng các quy định này, trước hết hãy trao đổi với nghiệp đoàn (đoàn thể quản lý), nếu làm như vậy vẫn không giải quyết được thì hãy trao đổi với OTIT. Tổng kết Bất kể là tư cách lưu trú nào, nếu bạn gặp phải tình trạng bạo lực hay bị dùng lời lẽ để bạo hành thì hãy liên hệ với các đơn vị tư vấn chính thức. Nếu là thực tập sinh kỹ năng, khi bị thu giữ hộ chiếu hay sổ ngân hàng, hoặc tiền thuê ký túc xá quá cao..., hãy trao đổi với nghiệp đoàn hoặc OTIT…
-
★ Thông tin cơ bản: Mức lương, tiền làm thêm giờ, nghỉ phép
Mức thu nhập trung bình của người nước ngoài làm việc ở Nhật là bao nhiêu? Ngoài ra, cơ chế trả tiền làm thêm giờ (tăng ca), cấp ngày nghỉ phép như thế nào? Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ thì nên làm thế nào? Mức lương tiêu chuẩn của người nước ngoài Đây là thông tin mà Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã công bố năm 2021 về mức lương không bao gồm tiền làm thêm giờ của lao động người nước ngoài. ◆Mức lương đối với từng tư cách lưu trú Tư cách lưu trú (Visa) Mức lương (Yên) Mức lương (VNĐ) "Kỹ thuật - Tri thức nhân văn - Nghiệp vụ quốc tế" v.v. ¥302,200 59,523,000 ₫ Kỹ năng đặc định ¥174,600 34,390,000 ₫ Thực tập kỹ năng ¥161,700 31,849,000 ₫ ※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022) ※ 100 yên = 19.697 VNĐ (thời điểm ngày 4/2/2022) Sau khi cộng thêm hoặc trừ đi một số khoản dưới đây, ta sẽ được “tiền lương về tay”. Các khoản cộng thêm hoặc trừ đi này thay đổi tuỳ theo điều kiện và môi trường làm việc. Các khoản tiền được cộng thêm (Ví dụ) Trợ cấp làm ngoài giờ (tiền làm thêm giờ) Phụ cấp làm đêm Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ Phí đi lại Các khoản tiền bị trừ đi (Ví dụ) Tiền bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm hưu trí phúc lợi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp v.v.) Thuế thu nhập Thuế cư trú (từ năm thứ hai ở Nhật) Nhiều người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định, thực tập sinh kỹ năng sẽ bị trừ thêm một số khoản tiền như “tiền ký túc xá”, “tiền điện – nước – ga” v.v. Theo như dữ liệu KOKORO đã thu thập được từ vài chục thực tập sinh kỹ năng, “tiền nhận được” hàng tháng của họ sau khi trừ đi các khoản như tiền ký túc xá này là từ 100.000 đến 150.000 yên, nhiều người sau 3 năm đã gửi về Việt Nam 2.000.000 đến 3.000.000 yên. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Thực tập sinh thực sự tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Thực tập kỹ năng ・ Phần lớn mức lương của thực tập sinh kỹ năng chỉ bằng hoặc cao hơn “mức lương tối thiểu” một chút. Mức lương tối thiểu là mức lương theo giờ thấp nhất tuỳ theo từng tỉnh, thành phố. Ngoài ra, có một mức lương tối thiểu áp dụng cho một số ngành đặc thù. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mức lương tối thiểu tại các tỉnh, thành phố Mức lương tiêu chuẩn của tư cách Kỹ năng đặc định, Kỹ nhân quốc v.v. ・ Người nước ngoài có tư cách Kỹ năng đặc định hay tư cách Kỹ thuật – Tri thức nhân văn – Nghiệp vụ quốc tế sẽ nhận được mức lương bằng hoặc cao hơn mức lương của người Nhật làm cùng công ty (làm cùng một lĩnh vực). ・ Mức lương này không thể thấp hơn người Nhật vì những lý do như năng lực tiếng Nhật kém v.v. Mức lương tăng thêm Khi làm thêm giờ v.v., người lao động sẽ được trả “Mức lương tăng thêm” cao hơn mức lương thông thường. Mức lương tăng thêm như sau. ・ Trợ cấp làm thêm giờ (tiền làm thêm giờ): Nếu làm việc trên 8 tiếng một ngày, trên 40 tiếng 1 tuần thì mức lương được tính đối với “lao động ngoài giờ” là gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường. ・ Phụ cấp làm đêm: Nếu làm việc từ 22:00 ~ 5:00 thì nhận mức lương gấp 1,25 lần so với mức lương thông thường. ・ Trợ cấp đi làm vào ngày nghỉ: Nếu làm vào ngày nghỉ thì nhận mức lương gấp 1,35 lần so với mức lương thông thường. Mức lương tăng thêm này được quy định trong Luật lao động tiêu chuẩn. Trước khi nhập cảnh, nếu bạn ký hợp đồng lao động với mức lương thấp hơn mức kể trên thì đó là vi phạm pháp luật và hợp đồng đó không có hiệu lực. Nghỉ phép (nghỉ có lương) Thương lượng với công ty, có được ngày nghỉ có lương! Sau khi bắt đầu làm việc được 6 tháng, người lao động có quyền nhận 10 ngày nghỉ phép (nghỉ có lương). Tính từ thời điểm đó, trong 1 năm tiếp theo, người lao động có thể dùng ngày nghỉ đó, nhưng nếu không dùng hết thì cũng chỉ được cộng dồn thêm 1 năm nữa. Ngoài ra, sau 1 năm rưỡi đi làm, người lao động có thể nhận được 11 ngày nghỉ phép mới. Số năm làm việc 0.5 1.5 2.5 3.5 4.5 Số ngày nghỉ phép (nghỉ có lương) 10 11 12 14 16 Về nguyên tắc, người lao động có thể chỉ định thời gian nghỉ phép (nghỉ có lương). Chỉ khi việc nghỉ phép gây ảnh hưởng đến công việc, công ty có thể đề xuất đổi ngày nghỉ sang ngày khác. Trong ngành nông nghiệp và một số ngành khác, công ty không được phép yêu cầu nhân viên làm việc theo hình thức “trời mưa nên đột ngột hôm đó trở thành ngày nghỉ phép (nghỉ có lương)”. Nếu không nhận được tiền làm thêm giờ, không được nghỉ phép (nghỉ có lương), bạn hãy liên lạc với Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động, Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) v.v. để xin tư vấn nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 15387 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 14097 views
-
-
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12048 views
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài