Cuộc sống - Visa
“Sống khoẻ như người Nhật” qua trải nghiệm của du học sinh
Người Nhật thật chăm chỉ phải không các bạn? Thực tế, khi làm việc cùng người Nhật, chúng mình thấy họ là những người không hề trốn việc hay nghỉ làm, họ là những người lao động thật cần cù. Không những thế, tuổi thọ của người Nhật còn đứng đầu thế giới (Kết quả điều tra của Quỹ Dân số Liên hợp quốc năm 2022). Tại sao người Nhật bận bịu suốt ngày mà vẫn có cơ thể khoẻ mạnh và sống lâu nhỉ? Trong bài viết này, chúng mình sẽ chia sẻ những “Bí quyết sống khỏe như người Nhật” do chính chúng mình tìm ra sau một thời gian sinh sống ở Nhật.
〈Nội dung〉
■Người viết bài
【Ngọc Anh】Mình đang là sinh viên năm thứ hai của một đại học quốc lập ở Nhật. Trong khi học THPT, mình đã có cơ hội sang Nhật và sống ở nhà của người Nhật (ở homestay) trong 1 năm. Khi đó, mình đã được các bác chủ nhà dạy cho “các bí quyết sống khỏe”. Mình cũng đã thử và thấy rất bất ngờ với các hiệu quả mà chúng đem lại.
【Khánh Linh】Mình đã tốt nghiệp thạc sĩ ở Nhật và vừa bắt đầu đi làm. Mình đang có những ngày làm việc đầy ý nghĩa nhưng vì mới bắt đầu đi làm nên không biết từ lúc nào, mình bị stress và có những ngày cơ thể không được tốt lắm. Vì vậy, những anh chị đồng nghiệp người Nhật ở cùng chỗ làm đã dạy cho mình các phương pháp xả stress v.v.
1. “Tắm bồn” để cơ thể và tâm hồn thanh sạch!
Văn hóa tắm bồn của Nhật nổi tiếng khắp thế giới phải không nào? Từ ngày xưa, người Nhật đã có thói quen tắm ở Sento (nhà tắm công cộng), tắm ở bồn tắm trong nhà mình. Mục đích tắm bồn chính là làm sạch cơ thể nhưng với việc ngâm mình trong nước ấm, tâm hồn bạn cũng sẽ được nghỉ ngơi, bao nhiêu sự mệt mỏi cũng sẽ tan biến.
Ở Việt Nam, rất ít nhà có bồn tắm nhưng ở Nhật thì hầu như nhà nào cũng có. Khi bận rộn, có nhiều người chỉ tắm vòi hoa sen nhưng cũng có rất nhiều người tắm bồn hàng ngày.
Trước khi sang Nhật, mình không có thói quen tắm bồn nhưng sau khi đi làm, để xả stress, mình đã bắt đầu tắm bồn. Nếu ngày nào cũng tắm bồn thì rất mất thời gian lại tốn tiền nước, tiền gas nên mình chỉ thong thả tắm 1,2 lần một tuần thôi.
Ngoài việc cho nước thơm, xà phòng thơm vào nước tắm, bạn còn có thể mua túi chống nước cho điện thoại ở các cửa hàng 100 yên để vừa xem Youtube vừa ngâm mình đấy. Hãy tận hưởng cảm giác lâng lâng chẳng cần nghĩ gì!
【Khánh Linh】
Bác chủ nhà homestay của mình nói rằng “Tắm là việc rửa sạch tâm hồn”. Quả thật, chỉ với việc ngâm mình và thở ra, các độc tố trong cơ thể sẽ theo đó mà đi ra khiến tâm trạng mình tốt hơn, sảng khoái hơn.
Khi ngâm mình, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên, mạch máu sẽ lưu thông tốt hơn. Nghe nói với việc ngâm mình, các chất độc và chất gây mệt mỏi sẽ theo đó mà ra ngoài, khiến ta không còn thấy mệt mỏi nữa. Ngoài ra, với việc toát nhiều mồ hôi, bạn có thể giảm cân, da dẻ trở nên đẹp hơn đấy!
【Ngọc Anh】
Khi mới sang Nhật, chắc hẳn có nhiều bạn chưa biết cách tắm bồn đúng. Nếu muốn biết cách tắm đúng, bạn có thể tham khảo bài viết này nhé!
Tắm bồn – Sự khác nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam
2. Tự bấm huyệt – Tự mát xa
Bấm huyệt và mát xa có 3 công dụng sau đây. Bạn có thể tự bấm huyệt và mát xa cho mình đấy.
・ Cải thiện chứng đau cơ
・ Thư giãn, thả lỏng
・ Làm đẹp
“Huyệt” được dựa trên khái niệm về “khí” xuất phát từ Y học phương Đông.
Khi ấn vào các huyệt, “khí” sẽ được điều chỉnh, các bệnh như đau mỏi vai gáy, đau đầu sẽ biến mất, không còn phù nề, làm đẹp cơ thể.
“Mát xa” là liệu pháp chữa trị có nguồn gốc từ châu u.
Bằng cách ấn và bóp các bộ phận trên cơ thể, cải thiện và thúc đẩy mạch máu, huyết tương lưu thông, các bộ phận bị đau cứng trên cơ thể sẽ được giải phóng. Đồng thời, chúng cũng sẽ đem lại cho bạn giấc ngủ sâu, giải phóng stress.
Bấm huyệt và mát xa có 3 công dụng sau đây. Bạn có thể tự bấm huyệt và mát xa cho mình đấy.
・ Cải thiện chứng đau cơ
・ Thư giãn, thả lỏng
・ Làm đẹp
“Huyệt” được dựa trên khái niệm về “khí” xuất phát từ Y học phương Đông.
Khi ấn vào các huyệt, “khí” sẽ được điều chỉnh, các bệnh như đau mỏi vai gáy, đau đầu sẽ biến mất, không còn phù nề, làm đẹp cơ thể.
“Mát xa” là liệu pháp chữa trị có nguồn gốc từ châu u.
Bằng cách ấn và bóp các bộ phận trên cơ thể, cải thiện và thúc đẩy mạch máu, huyết tương lưu thông, các bộ phận bị đau cứng trên cơ thể sẽ được giải phóng. Đồng thời, chúng cũng sẽ đem lại cho bạn giấc ngủ sâu, giải phóng stress.
Hôm vừa rồi, mình bị đau vai ghê gớm. Đúng lúc đó, mình tìm thấy video trên Youtube giới thiệu bài mát xa để giảm đau mỏi vai. Mình đã thử và thấy đúng là có hiệu quả! Bạn người Nhật của mình còn giảm 5 cân nhờ “bấm huyệt giảm béo” đấy. Mát xa với bấm huyệt thật lợi hại!
【Ngọc Anh】
Mình thường vừa xem video vừa mát xa hoặc bấm huyệt. Đây là những video mình xem.
3. Nâng cao thể chất bằng các loại thực phẩm có tên “ma-go-wa-ya-sa-shi-i”
Nói đến Nhật Bản là nói đến “Washoku” – Ẩm thực Nhật Bản phải không nào? Những nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn Nhật Bản đó là “まごわやさしい ma-go-wa-ya-sa-shi-i”.
Những bạn đã học tiếng Nhật có muốn góp ý rằng “Chị ơi! Không phải là “わ” mà phải là “は”!” không?
Cụm từ này là những chữ cái đầu trong tên của các loại thực phẩm của Nhật đấy. Không phải là tiếng Nhật bị sai, các món này chẳng liên quan gì đến “まご – cháu” trong tiếng Nhật đâu.
「Ma」me – Các loại đậu
「Go」ma – Vừng
「Wa」kame – Rong biển
「Ya」sai – Các loại rau
「Sa」kana – Các loại cá
「Shi」itake – Nấm hương
「I」mo – Các loại khoai
Khi xếp tên của 7 loại thực phẩm này lại với, ta được “まごわやさしい ma-go-wa-ya-sa-shi-i”.
Đây đều là những loại thực phẩm tốt cho thể chất và đảm bảo sức khoẻ cho chúng ta đấy.
Ngoài ra, còn có rất nhiều thực phẩm của Nhật có giá trị dinh dưỡng cao. các bạn hãy tham khảo những bài viết dưới đây nhé!
“Những món ăn bổ dưỡng_phần 1”
(Natto, khoai mài, bột đậu nành, cá trích khô, cá saba đóng hộp)
“Những món ăn bổ dưỡng_phần 2”
(Rong biển hijiki, thạch, tảo bẹ, cá bào, thạch nưa)
“Những món ăn bổ dưỡng_phần 3”
(Đậu phụ, bột trà xanh, các loại hạt sấy khô, mơ muối)
“Những món ăn bổ dưỡng_phần 4”
(Tương miso, đậu đỏ, củ cải, hồng khô)
Với những bạn thấy “lười nấu ăn” thì bạn có thể chọn các món ăn ở căng tin của trường đại học giống như mình nhé. Vừa rẻ, vừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe đấy!
【Ngọc Anh】
4. “Trà lúa mạch” – thức uống tốt cho cơ thể và thơm mùi lúa mạch
Sau khi sang Nhật, mình thường xuyên uống “trà lúa mạch”. Đây là loại trà không đường, không cafein, rất tốt cho cơ thể. Không những thế, trà thơm mùi lúa mạch rang và có vị thanh nên mình thấy nó dễ uống hơn nước lọc không có vị cũng như trà xanh.
【Khánh Linh】
Bạn có thể mua trà lúa mạch ở bất kỳ đâu như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động v.v. Khi uống ở nhà, thay vì mua bình trà đóng chai, mình mua túi trà để tự pha. Có loại túi trà chỉ cần cho nước bình thường vào là được nên cực kỳ tiện lợi.
Trà lúa mạch không chỉ tốt cho cơ thể mà nó còn đem lại hiệu quả tốt cho sức khoẻ và sắc đẹp đấy.
Cải thiện khả năng lưu thông máu
Trong trà lúa mạch có 2 thành phần sau.
・ Alkyl pyrazine: giúp máu dễ lưu thông hơn.
・ GABA: giúp hạ huyết áp.
Chống lão hoá và các bệnh trong cuộc sống
Trong trà lúa mạch cũng có các thành phần chống lão hoá và các bệnh trong cuộc sống.
・ p-coumaric acid: ngăn chặn oxy hoạt tính gia tăng quá mức.
・ Quercetin: có tác dụng chống oxy hoá.
5. Tổng kết
Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu đến các bạn “những bí quyết sống khỏe của người Nhật” mà chúng mình học được trong thời gian sống ở Nhật.
Đó là “tắm bồn” – ngâm mình trong nước, thư giãn và thả lỏng, tự mình “bấm huyệt và mát xa”, trong số các loại thực phẩm nổi tiếng là tốt cho sức khoẻ thì có những nguyên liệu cực kỳ tốt cho sức khoẻ mang tên “ma-go-wa-ya-sa-shi-i” và “trà lúa mạch” – thức uống không đường, không cafein, tốt cho cơ thể mà lại rất thơm mùi lúa mạch nữa.
Tất cả những bí quyết trên đều không hề tốn kém cả về tiền bạc lẫn thời gian, công sức. Mọi người hãy thử nhé! Hãy cùng nhau giữ gìn sức khoẻ và tập trung cố gắng cho công việc và học tập nào!
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16731 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15286 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12821 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Cơ duyên gặp gỡ của các cặp vợ chồng Nhật – Việt (phần 1)
Số lượng du học sinh, thực tập sinh kỹ năng hay nhân viên chính thức người Việt ở Nhật Bản ngày càng tăng, và trong số đó, số người Việt kết hôn với người Nhật cũng ngày một nhiều hơn. Chúng tôi được một số người Việt đã kết hôn với người Nhật chia sẻ câu chuyện về cơ duyên gặp gỡ bạn đời của họ. Bài viết lần này xin giới thiệu 4 trường hợp các cặp đôi gặp gỡ nhau ở Nhật và tiến đến hôn nhân. Kết hôn với đồng nghiệp người Nhật ở nơi thực tập kỹ năng Năm 2016: Bắt đầu thực tập kỹ năng ngành chế biến thực phẩm〈tỉnh Nara〉Năm 2017: Gặp gỡ bạn trai người Nhật ở chỗ thực tập kỹ năngNăm 2019: Kết hôn và kết thúc quá trình thực tập kỹ năng〈Sinh năm 1993, quê ở tỉnh Hải Dương〉 Chị Cúc vốn là thực tập sinh kỹ năng. Chị nhận được lời mời hẹn hò từ đồng nghiệp nam người Nhật làm cùng công ty nơi chị thực tập kỹ năng. Vào ngày nghỉ, hai người cùng nhau lái xe đi chơi đây đó. Đến khoảng 2 tháng trước khi quá trình thực tập của chị kết thúc, hai người đã kết hôn và từ đó chị tiếp tục ở lại Nhật Bản. Trước khi sang Nhật, chị Cúc làm việc tại một nhà máy của công ty Nhật. Chị nghĩ rằng nếu trong quá trình thực tập kỹ năng học được tiếng Nhật thì sau khi về nước sẽ tìm được công việc có mức lương tốt hơn tại các công ty Nhật. Vì vậy, chị Cúc đã rất nỗ lực học tiếng Nhật. Sau khi xong việc, vào các buổi tối, chị dành ra 2 tiếng đồng hồ để học tại kí túc xá. Sau khi sang Nhật được 2 năm, chị đã đỗ chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (JLPT) N3. Ngoài việc tự học, Chủ Nhật hằng tuần, chị đến lớp dạy tiếng Nhật tình nguyện tại địa phương để học miễn phí với giáo viên người Nhật. Ở lớp học có cả các ngày hội giao lưu như tiệc thịt nướng BBQ, là cơ hội để rèn luyện hội thoại tiếng Nhật. Nhờ nỗ lực như vậy, đến năm thực tập kỹ năng thứ hai, trong số 8 thực tập sinh (bao gồm cả người Việt và người Trung Quốc), chị trở thành người giỏi tiếng Nhật nhất. Khoảng thời gian đó, một chàng trai người Nhật hơn chị 2 tuổi vào làm nhân viên chính thức trong công ty. Hiện nay, anh đang phụ trách những việc như nghiên cứu phát triển sản phẩm, nhưng hồi đầu, anh cũng trải nghiệm các công việc giống như thực tập sinh. Hồi đó, do giỏi tiếng Nhật nên chị Cúc được giao nhiệm vụ hướng dẫn anh trong công việc. Cứ thế, chị Cúc hướng dẫn cho anh và anh cũng thường xuyên hỏi chị về công việc, rồi dần dà, hai người trao đổi với nhau qua LINE ngay cả sau khi xong việc. “Chào buổi tối. Cúc đang làm gì vậy?”. “Em đang học ạ”. Từ những lời thăm hỏi, chuyện trò như vậy, hai người bắt đầu hẹn hò, cùng nhau đi ăn và lái xe đi chơi. Chị Cúc cũng từng đọc nhiều bài viết trên Facebook kể về chuyện yêu đương hẹn hò với người Nhật trong quá trình thực tập kỹ năng, rồi khi về nước thì mất liên lạc v.v... Tuy nhiên, sau khi yêu nhau được vài tháng, bạn trai nói với chị rằng “Sau khi em thực tập kỹ năng xong, chúng mình cưới nhau nhé”. 15 tháng sau, hai người đi làm thủ tục đăng ký kết hôn và đi chụp ảnh kỷ niệm. Về chuyện lấy chồng người Nhật, hồi đầu, mẹ chị Cúc bảo rằng “mẹ muốn con về Việt Nam”. Tuy nhiên, sau nhiều lần trò chuyện, mẹ chị đã chấp nhận chuyện chị lấy chồng. Hai người đã sống với nhau khoảng 2 năm nhưng vẫn dự định sau khi dịch COVID-19 lắng xuống sẽ cùng nhau về Hải Dương tổ chức lễ cưới. Kết hôn với bạn trai quen qua trang web mai mối Năm 2014: Tốt nghiệp đại học Tohoku, bắt đầu đi làm ở Nhật BảnNăm 2018: Gặp gỡ bạn trai người Nhật qua trang web mai mốiNăm 2019: Kết hôn〈Sinh năm 1989, quê ở tỉnh Hải Dương〉 Chị Lan Anh vốn là du học sinh, tốt nghiệp Đại học Tohoku năm 2014, sau đó chị đi làm ở Nhật. Chị quen biết với chồng từ năm 2018 qua trang web mai mối và năm sau đó, hai người đã kết hôn. Chồng chị Lan Anh đối xử với chị rất tốt. Hai người đã sinh được một bé gái và đang sống với nhau hạnh phúc. Một hôm, chị Lan Anh tình cờ thấy một trang web mai mối bằng tiếng Nhật trên Facebook nên đã đăng ký. Rất nhiều nam giới người Nhật sau khi xem ảnh chị xong đã liên lạc và chị đã nhắn tin qua lại với một người trong số đó. Cảm thấy hợp với người này, chị Lan Anh liền chuyển sang liên lạc tiếp với anh qua LINE. Khoảng 2 tuần sau đó, hai người quyết định gặp nhau tại một nhà ga trong nội đô Tokyo. Qua trang web mai mối, chị đã biết anh tốt nghiệp trường đại học hàng đầu và đang làm trong công ty lớn. Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi qua LINE và điện thoại, chị thấy rằng anh là người rất chân thật. Hơn nữa, sau khi gặp nhau, anh cũng luôn tôn trọng chị Lan Anh và chấp nhận chuyện trước đây chị từng ly hôn. Sau khi bắt đầu hẹn hò với nhau 2 tháng, anh về nhà cha mẹ và thưa chuyện về chị Lan Anh. Sau đó, chị được anh giới thiệu với cha mẹ qua điện thoại video và 3 tháng sau đó gặp trực tiếp để chính thức ra mắt. Thế rồi, cha mẹ anh cũng sang Việt Nam và gặp mặt cha mẹ chị Lan Anh. 7 tháng kể từ ngày gặp nhau lần đầu, hai người đã đi đăng ký kết hôn và sau đó 2 tháng thì tổ chức hôn lễ tại Nhật Bản. Chị Lan Anh chia sẻ: “Sau khi kết hôn, năm tiếp theo chúng tôi đã sinh được một bé gái (hiện nay bé 8 tháng tuổi). Sau khi kết hôn, chồng tôi vẫn luôn coi trọng tôi, cứ đến cuối tuần là lại lau dọn nhà cửa, đi mua sắm hoặc nấu ăn giúp tôi. Được chồng đối xử tốt, yên tâm sinh sống ở Nhật Bản nên tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Có vẻ như đàn ông Nhật rất nhiều người có tinh thần trách nhiệm và rất coi trọng gia đình. Họ cũng không có kiểu ngày nào cũng rượu chè như nhiều người đàn ông Việt Nam. Vì rất thích Nhật Bản nên tôi muốn được tiếp tục sinh sống ở đây. Tôi thấy vui khi càng ngày càng có nhiều cặp đôi Nhật – Việt”. Gặp nhau ở lớp tiếng Nhật miễn phí Năm 2010: Thực tập kỹ năng ngành xây dựng〈Tỉnh Okayama〉Năm 2011: Đỗ JLPT N3, gặp gỡ cô gái người Nhật ở lớp học tiếng NhậtNăm 2013: Đỗ JLPT N2, về Việt NamNăm 2015: Vào học tại Đại học Minami Kyushu〈Tỉnh Miyazaki〉Năm 2016: Gặp lại cô gái người Nhật và bắt đầu hẹn hòNăm 2019: Tốt nghiệp Đại học Minami Kyushu, kết hôn và làm việc tại Nhật Bản〈Sinh năm 1990, quê ở tỉnh Nam Định〉 Anh Khanh dành dụm được một khoản tiền sau 3 năm thực tập kỹ năng. Anh dùng một phần số tiền đó để đi du học đại học ở Nhật Bản. Anh gặp vợ lần đầu hồi thực tập kỹ năng năm thứ hai. Hai người gặp nhau tại lớp học tiếng Nhật tình nguyện ở tỉnh Okayama. Anh Khanh đi thực tập kỹ năng với mục đích chuẩn bị cho việc du học (dành dụm tiền và học tiếng Nhật). Sau khi xong việc, mỗi buổi tối, anh Khanh dành 2, 3 tiếng đồng hồ để học tiếng Nhật ở ký túc xá. Ngoài ra, để luyện hội thoại tiếng Nhật, tối thứ Ba và ngày Chủ Nhật, anh đi tàu điện đến lớp học tiếng Nhật miễn phí (2 nơi khác nhau). Đi học tiếng Nhật như vậy tốn cả tiền tàu điện và thời gian nhưng anh vẫn cố gắng để mở rộng các lựa chọn trong tương lai. Ở một trong hai lớp học này, ngoài giáo viên phụ trách lớn tuổi, có cả cô giáo trạc tuổi anh Khanh. Ở chỗ làm, cô thấy đồng nghiệp người Việt gặp khó khăn do không nói được tiếng Nhật nên muốn đi dạy tiếng Nhật cho người nước ngoài ở lớp học tình nguyện. Sau đó, cô thôi việc, đi đến thành phố Hồ Chí Minh và dạy tiếng Nhật 2 năm tại công ty phái cử. Cùng thời gian đó, anh Khanh đã về Nam Định và qua mạng xã hội (messenger), hai người đã trò chuyện với nhau rất nhiều về cuộc sống ở Việt Nam. Năm 2015, anh Khanh trở lại Nhật Bản để du học tại trường đại học ở tỉnh Miyazaki. Cô giáo ngày nọ cũng đã trở về Nhật Bản và làm việc tại tỉnh Okayama. Mùa xuân năm 2016, cô đã đến thăm anh tại Miyazaki. 3 năm rồi họ mới gặp lại nhau. Cô nói rằng “cảm thấy hợp với đất đai và khí hậu ở Miyazaki”rồi nửa năm sau đó chuyển đến đây và hai người bắt đầu hẹn hò với nhau. 3 năm sau, vào năm 2019, hai người tổ chức đám cưới với 500 khách tham dự ở Nam Định và dự kiến tháng 5 năm 2021 sẽ sinh con. Ở trường đại học, anh Khanh nghiên cứu về sản xuất rượu và hiện nay cũng đang làm việc tại một công ty sản xuất rượu ở Nhật Bản. Ước mơ của anh là sau này mở một cơ sở chưng cất, ủ rượu ở Nam Định. Vợ anh cũng không ngại ngần việc sinh sống ở nước ngoài nên cả nhà dự định khi đó sẽ về sống ở Nam Định. Đi du học sau đại học và gặp ý trung nhân ở trường Năm 2001: Gặp gỡ bạn trai người Nhật ở khoa sau đại học ở TokyoNăm 2003: Tốt nghiệp, về nước và quay lại công việc cũNăm 2005: Kết hôn, thôi việc và trở lại Nhật Bản〈Sinh đầu thập niên 1970, quê ở Hà Nội〉 Năm 2001, khi đi du học thạc sĩ tại một trường đại học quốc lập ở Tokyo, chị Tú quen và có cảm tình với một bạn nam người Nhật cùng khoá. Hai người hẹn hò cho đến năm 2003, chị tốt nghiệp và về nước. Tạm xa bạn trai, chị trở lại với công việc trước khi đi du học ở văn phòng đại diện của 1 tổ chức của Nhật Bản tại Hà Nội. Bạn trai của chị tiếp tục học lên tiến sĩ ở Tokyo, hai người liên lạc với nhau qua mail. Cứ hết học kỳ, anh lại sang Hà Nội để gặp chị, và hai người vẫn tiếp tục duy trì mối quan hệ. Năm 2005, anh ngỏ lời kết hôn. Mặc dù khi đó công việc của chị đang thuận lợi, nhưng chị nghĩ khó có thể vừa cống hiến hết sức cho công việc để đáp ứng kỳ vọng của mọi người vừa ổn định được cuộc sống gia đình. Sau khi suy nghĩ nhiều, chị đã chọn kết hôn và thôi việc. Sau 3 năm chung sống ở Tokyo, anh chị sinh được 2 cháu, chị chỉ ở nhà lo toan việc nhà trong 4 năm. Hồi mới cưới, anh vẫn đang là nghiên cứu sinh, chưa biết công việc sẽ ra sao, nên chị cũng có phần lo lắng. Hơn nữa, vốn là một phụ nữ có chuyên môn nên chị cũng chưa quen được với việc chỉ ở nhà làm nội trợ và nuôi con, hai vợ chồng thường xuyên cãi cọ, xích mích. Năm 2007, anh tốt nghiệp tiến sĩ và trúng tuyển vào 1 công ty tư vấn của Nhật Bản tại Việt Nam. Anh thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, thế là cả nhà về sống 1 năm tại đây. Sau đó, năm 2008, cả gia đình trở lại Nhật, và chị tìm được công việc liên quan đến biên dịch và phiên dịch phù hợp với khả năng và điều kiện gia đình. Hiện hai người đã có với nhau 3 mặt con. Do công việc, chồng chị thường xuyên phải đi công tác nước ngoài, nhưng những khi ở Nhật Bản, anh luôn cùng chị chăm sóc, dạy dỗ con cái, gia đình 5 người của anh chị luôn hoà thuận, vui vẻ. Chị cũng thường xuyên nhận được sự hỗ trợ của gia đình chồng, nên chị cảm thấy rất hài lòng với lựa chọn kết hôn ngày nào, cũng như cuộc sống hạnh phúc hiện nay tại Nhật Bản.
-
Người Nhật hưởng thụ ngày cuối tuần thế nào?
Tại quốc gia có cường độ làm việc cao như Nhật Bản thì những ngày cuối tuần là thời gian để người lao động xả stress (làm mới cuộc sống). Đây cũng là thời gian quan trọng để họ có thể nuôi dưỡng mối quan hệ gia đình – những người mà ngày thường không thể thong thả ở cùng nhau, bằng cách cuối tuần cùng nhau ra ngoài chơi. Cụ thể hơn thì cuối tuần họ làm gì nhỉ? Qua cái nhìn của một người Việt Nam, chúng ta cùng xem người Nhật hưởng thụ ngày cuối tuần ra sao nhé. 【Thạch Long】 Tối thứ sáu với nhiều buổi nhậu Xã hội đương đại Nhật Bản, kể từ thời Minh Trị (1868~1912) và đặc biệt là vào giai đoạn kinh tế Nhật Bản tăng trưởng vượt bậc (từ năm 1955-1973) tới năm 1980, người dân vẫn đi học và đi làm nửa ngày thứ Bảy chứ không được nghỉ cả ngày thứ Bảy và Chủ Nhật như hiện nay. Tháng 1/1989, Chính phủ ra quy định cho phép cán bộ công nhân viên chức nhà nước được nghỉ ngày thứ Bảy của tuần thứ 2 và tuần thứ 4 và bắt đầu từ ngày 1/5/1992 trở đi mới được nghỉ hoàn toàn 2 ngày cuối tuần. Thêm vào đó, việc thay đổi ngày nghỉ cuối tuần cũng khiến cho suy nghĩ của người Nhật về “ngày cuối tuần” cũng thay đổi theo. Hiện nay thì việc “nghỉ thứ bảy chủ nhật” là việc bình thường. Từ khi được nghỉ hoàn toàn 2 ngày vào cuối tuần, không phải đi làm đi học nửa ngày thứ Bảy như trước nữa thì tối thứ Sáu trở thành buổi tối tưng bừng nhất trong tuần vì “Ngày mai là ngày nghỉ”. Trước khi Covid-19 bùng nổ, tất cả các quán nhậu, quán ăn đều đông nghịt vào tối thứ Sáu và thành phần tham dự đa phần là các nhân viên công sở. Họ vẫn mặc nguyên trang phục công sở và “cháy” hết mình. Tại các nhà ga lớn, nếu bạn nhìn thấy những người đàn ông bước đi xiêu vẹo vì say rượu mà vẫn nghiêm trang trong bộ vest chỉnh chu, đó chắc chắn là tối thứ Sáu. Sau khi đại dịch qua đi, cảnh tượng này chắc sẽ lại trở trên những góc phố trung tâm ở Nhật Bản. Cách trải qua thứ bảy, chủ nhật Theo một khảo sát của Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (năm 2014, có thể chọn nhiều đáp án) về cách nghỉ ngơi cuối tuần thì những lựa chọn như “Không làm gì cả chỉ ngủ”, hoặc “Nghe đài hoặc xem vô tuyến”, “Lướt mạng internet” ở cả nam lẫn nữ đều ở vị trí cao nhất. Tiếp theo đó là “Vận động, chơi thể thao hoặc đi bộ” (đối với nam giới) và “Đi mua sắm” (đối với nữ giới). Số liệu này cho thấy đối với nhiều người, cuối tuần là dịp để họ nghỉ ngơi trong yên tĩnh, nghỉ hoàn toàn sau một tuần làm việc căng thẳng và vất vả. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Cách trải qua ngày nghỉ của người Nhật Bản (điều tra của Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi Nhật Bản) Tuy nhiên, gần đây, số người thích các hoạt động ngoài trời như đi đến những nơi tràn đầy thiên nhiên cùng gia đình và bạn bè mình vào ngày nghỉ đã tăng lên. Chắc là những người dân sống ở đô thị thường làm mới cuộc sống bằng cách tận hưởng thiên nhiên, nghỉ ngơi, thưởng thức những món ngon ở trên núi, gần sông, ở onsen v.v. nhỉ? Thời gian gần đây, các cặp yêu nhau, hoặc gia đình có con cái hoặc bạn bè rủ nhau cùng tham gia các hoạt động giải trí ngoài trời đơn giản mà không đi xa cũng trở nên phổ biến hơn. Mô tuýp quen thuộc của các cặp vợ chồng có con cái là tới công viên lớn dựng lều cắm trại. Họ sẽ tới một công viên lớn, mang theo lều hoặc đơn giản là tấm trải và đồ ăn ăn cùng với các loại dụng cụ vui chơi như bóng, diều, đĩa ném v.v. cùng vui chơi với con cái. Các công viên ở Nhật thường vô cùng sạch sẽ, nhiều bãi cỏ trống để người dân dựng lều, trẻ em vui đùa. Có nhiều khu vực còn có chỗ để người dân làm thịt nướng BBQ nữa. Du lịch hoặc leo núi Những bạn trẻ (bao gồm cả các cặp đôi) thường đi dạo ngắm cảnh. Họ hay chọn những nơi có cảnh đẹp như vườn hoa, bãi biển, đền chùa, di tích nổi tiếng để vừa tản bộ, vừa chụp ảnh. Những người độc thân thì có xu hướng khám phá những khu vực mới để chụp ảnh, câu cá. Những người thích lái xe sẽ đi xa hơn một chút, tới các tỉnh lân cận, thăm thú đó đây. Ngủ một tối ở nhà trọ - khách sạn, thưởng thức onsen, đặc sản ở địa phương. Thông thường, những người nghỉ thứ bảy chủ nhật thì vào chủ nhật họ sẽ về sớm để nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một tuần mới. Một hoạt động nữa cũng vô cùng phổ biến vào dịp cuối tuần là leo núi. Đây là hoạt động thu hút được rất nhiều người tham gia, đa phần là người già và những nam thanh nữ tú đam mê các môn vận động thể chất. Do địa hình Nhật Bản có rất nhiều núi non, nhiều núi kể cả dễ leo và khó leo nên thường thì những người đam mê leo núi không cần phải đi quá xa để thỏa mãn khát vọng chinh phục những đỉnh cao của mình. Tôi có biết một cặp vợ chồng người Nhật năm nay trên dưới 80 tuổi. Từ lúc 60 tuổi, mặc dù người chồng có bệnh tiểu đường, nhưng hầu như tháng nào hai ông bà cũng lái xe đi khắp nơi trong nước để leo núi. Hiện họ đã leo gần như tất cả mọi ngọn núi đáng kể của Nhật Bản và có những nơi núi không quá cao và vì thích nên họ còn leo tới vài lần. Siêu thị ngày chủ nhật Thời mới sang Nhật, tôi rất ngạc nhiên khi chứng kiến những ngày Chủ Nhật đường xá vắng tanh nhưng các siêu thị lại luôn đông đúc. Tìm hiểu mới biết, người Nhật coi ngày Chủ Nhật là ngày chuẩn bị cho buổi đi làm đầu tuần nên có đi chơi xa họ cũng bố trí trở về sớm hoặc đi chợ mua thực phẩm chuẩn bị cho cả một tuần tới. Nếu như vào những ngày thường, lực lượng đi siêu thị thường là những phụ nữ làm nội trợ toàn thời gian thì vào Chủ Nhật, việc đi chợ sẽ đông vui hơn vì sẽ có thêm chồng con đi phụ giúp. Vào thời gian cuối ngày, rất đông gia đình đi mua sắm vì nhiều siêu thị giảm giá các loại thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đây cũng là một lý do mà các siêu thị lại đông vào thời gian muộn như vậy.
-
Món ăn Nhật Bản_phần 1: Khoai tây thịt bò
Nhật Bản đang bước vào mùa dỡ khoai mới. Kokoro xin gửi tới các bạn cách nấu một món washoku (món ăn Nhật) điển hình trong gia đình. Món ăn đầy đủ cả chất đạm và rau tươi, dễ chế biến, và cũng không mất nhiều thời gian. Phụ trách góc "Ẩm thực Nhật Bản" là Nguyễn Chúc Diệp, người chuyên về văn hóa, ẩm thực và thủ công Nhật Bản. Nguyên liệu Thịt bò lát mỏng: 100g Khoai tây: 2 củ Hành tây: 1 củ Bún Konnyaku (nếu thích): 100g Dầu ăn: 1 thìa to Hạt nêm dashi: 1 thìa to Nước: 1 cup Đường: 1 thìa to Xì dầu: 2 thìa to Rượu nấu (sake): 2 thìa to Mirin: 2 thìa to Khoai tây thịt bò Chuẩn bị 1Khoai tây gọt vỏ, bổ làm 4. 2Hành tây bóc vỏ, bổ làm 8. 3Thịt bò thái vừa miệng. Cách nấu 1Làm nóng nồi, cho dầu ăn vào. Hạ lửa trung bình, rồi cho thịt vào đảo. Tiếp đến, cho các nguyên liệu khác vào và đảo nhẹ. 2Cho gia vị và nước vào (đường, xì dầu, mirin, sake, nước) rồi để lửa to cho đến khi sôi lạ. Hớt bọt rồi hạ lửa trung bình đun thêm 7 - 8 phút cho đến khi nước nêm gần cạn thì tắt bếp. Một số lưu ý và biến tấu món ăn 1Món ăn được Kokoro biên soạn lại để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Nếu muốn đúng kiểu vị Nhật thì tăng lượng đường gấp đôi trong công thức. 2Về nguyên liệu, có thể thêm hoặc thay các loại rau có sẵn trong tủ lạnh ngoài khoai tây, ví dụ có thể thêm đậu quả, cà rốt,…. 3Có thể thay thịt bò bằng thịt lợn cũng có thể tạo ra một món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng không kém như dung thịt bò. 4Món ăn được viết để ăn cùng cơm, nhưng với những bạn ăn kiêng không muốn dùng cùng cơm thì có thể nấu nhạt hơn, giảm 1/2 lượng xì dầu, tăng 1,5 lượng nước, nấu thành một món khoai tây thịt bò có nước, dùng thay cơm để giảm lượng tinh bột. Góc giới thiệu gia vị Nhật Bản • Xì dầu là một loại gia vị (nước chấm) cổ truyền của Nhật bản, được sản xuất từ đậu tương, muối, và men làm từ lúa mỳ rồi ủ, cất lấy thành phẩm • Xì dầu có thể mua ở mọi siêu thị hay cửa hàng tiện lợi • Xì dầu có 5 loại: xì dầu trắng, xì dầu thường, loại nhạt (có giảm muối), loại đậm (thường dùng cho các đồ ninh nấu), và tamarin • Các công thức dùng trong nấu ăn , nếu không ghi những chú thích đặc biệt kèm theo thì thường dùng loại xì dầu thường (có hàm lượng muối xấp xỉ 16% trong công thức)
-
Điểm danh những món ăn bổ dưỡng rẻ tiền ở Nhật_Phần 1
Nhật Bản luôn được biết tới là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Bí quyết duy trì tuổi thọ này đến từ chế độ ăn uống và món ăn hằng ngày của họ. Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu những món ăn vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa có giá cả rất phải chăng Natto Natto (tức đậu tương lên men) là một món ăn quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của người Nhật. Bạn có thể dễ dàng tìm mua Natto tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở bất kỳ đâu trên đất nước mặt trời mọc. Đậu tương lên men Natto Đậu tương nguyên hạt được luộc chín rồi cho lên men. Loại men “Nattokin” đặc biệt của Natto sẽ sản sinh ra một lớp màng dính và hương vị rất đặc trưng. Khi lên men, protein có trong đậu sẽ được phân giải và tạo ra nhiều vitamin có lợi. Chính vì vậy, Natto là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và được ưa chuộng vì có rất tốt cho sức khỏe. Quá trình lên men được thúc đẩy trong ruột để các vi khuẩn tốt trong ruột có thể dễ dàng phát triển, thúc đẩy hệ tiêu hóa. Từ đó, giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa và thúc đẩy quá trình kháng khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh. Natto còn được cho là có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn đường ruột O-157 và khuẩn Salmonella gây bệnh. Natto bán trên thị trường được đóng theo gói, trong hộp có kèm theo nước sốt riêng cộng với gia vị cay karashi, ngoài ra khi ăn người ta thường cho thêm hành thái nhỏ để tăng hương vị. Natto ăn với món mỳ Ý spaghetti Khoai mài - Nagaimo Khoai mài Nagaimo chứa vitamin nhóm B có tác dụng giữ gìn làn da khỏe mạnh, vitamin C thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, arginine có tác dụng dưỡng ẩm. Khoai mài Nagaimo Ngoài ra, chất xơ có khả năng hòa tan trong nước có trong khoai mài có chức năng điều chỉnh môi trường ruột và ngăn chặn đường huyết tăng cao đột ngột. Người Nhật từ lâu đã hiểu những tác dụng này và đã chế biến các món ăn bằng cách mài khoai thành món Tororo. Tororo có thể được dùng phủ lên cơm hoặc mì soba hoặc udon cũng rất ngon. Người Việt Nam nếu không quen ăn khoai mài sống thì có thể luộc hoặc chế biến thành món canh hầm với thịt lợn cũng rất dễ ăn. Món Totoro với rong biển nori Bột đậu nành Kinako Kinako (bột đậu nành rang) được làm bằng cách rang đậu rồi xay nhuyễn. Kinako có kết cấu giống như bột mì, nhưng có mùi thơm rất đặc trưng. Bột đậu nành Kinako Các loại bánh làm từ kinako đã có từ lâu đời và đây là nguyên liệu không thể thiếu được trong các loại bánh ngọt của Nhật Bản như warabimochi và dango. Ngoài việc giàu protein, kinako còn chứa các loại vitamin và khoáng chất với hàm lượng cân bằng có tác dụng điều hòa môi trường đường ruột và nâng cao khả năng miễn dịch. Bánh Warabimochi Cá trích khô Niboshi Niboshi là một trong những nguyên liệu để nấu nước dùng dashi được sử dụng nhiều nhất trong các hộ gia đình Nhật Bản. Bạn có thể mua Niboshi ở bất kỳ siêu thị hay cửa hàng tiện lợi nào ở Nhật. Cá trích khô Niboshi Niboshi là nguồn dinh dưỡng dồi dào và chứa nhiều khoáng chất khác nhau như canxi, vitamin, đạm. Niboshi cũng chứa các axit béo không bão hòa như DHA, được biết là có tác dụng thanh lọc máu, và trong 100g cá có chứa tới 18 miligam sắt, rất phù hợp để bổ sung sắt cho phụ nữ. Để có được nước dùng thanh ngọt, Niboshi được ngâm trong nước và để trong tủ lạnh vài giờ để cá tiết ra chất ngọt. Tuy mất khá nhiều thời gian nhưng bạn có thể làm được nước dùng dashi thanh mát từ Niboshi. Đối với người Việt Nam chúng ta, có thể dùng cá Niboshi kho với nước, xì dầu với đường thành món cá kho tộ cũng rất ngon và bổ dưỡng. Cá Niboshi kho tộ Cá Saba đóng hộp Cá Saba là một trong những loại cá được ăn nhiều nhất ở Nhật Bản cùng với cá ngừ và cá hồi. Saba đóng hộp, được làm bằng cách đóng hộp thịt cá rồi khử trùng và gia nhiệt. Cá Saba đóng hộp Đây là thực phẩm rất phổ biến ở Nhật Bản vì nguồn dinh dưỡng dồi dào và lợi ích cho sức khỏe vì cá Saba chứa nhiều chất béo (lipid), là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng cho con người. Cá Saba đóng hộp cũng rất giàu DHA và EPA, là nguồn cung cấp những axit béo không bão hòa mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Cá Saba đóng hộp có thể dễ dàng mua được tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi. Cá Saba đóng hộp có thể giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian xử lý và chế biến cá Saba tươi. Chính vì vậy, cá Saba đóng hộp được nhiều người Nhật ưa chuộng vì chúng vẫn giữ được hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Ngoài ra, cá Saba hộp còn được gia giảm thêm nhiều loại gia vị khác nhau như xì dầu (nước tương) và tương miso, nên cá Saba đóng hộp không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giữ được sự ngon miệng vốn có. Dùng cá Saba đóng hộp làm thành món xốt cà chua cũng rất ngon và hợp khẩu vị của người Việt Nam. Cá saba đóng hộp sốt cà chua Vũ Nam Anh
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16731 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15286 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12821 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài