Kinh nghiệm của tôi (Du học - Nhân lực chất lượng cao)

kt-title-vol77
By KOKORO(Báo Mainichi+VAIJ;Đơn vị hỗ trợ: Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, v.v.)
 
Sau khi học tiếng Nhật tại một trường đại học ở Hà Nội và học tiếp lên cao học tại Nhật Bản theo diện học bổng của chính phủ, Trang đã ở lại làm việc Nhật Bản và kết hôn. Ở cao học, Trang đã dành nhiều thời gian nghiên cứu đến tận khuya, công việc nghiên cứu không hề dễ dàng nhưng cô ấy đã gặp rất nhiều người ở Nagoya, tích lũy được nhiều kinh nghiệm khi học tại trường đại học và đang sống một cuộc sống hạnh phúc ở Nhật Bản.

Gặp gỡ sempai số này

Trần Thu Trang

  • Năm 2008 Nhập học trường Đại học Luật Hà Nội Khoa Kinh tế
  • Năm 2012Tốt nghiệp trường Đại học Luật Hà Nội Khoa Kinh tế
  • Năm 2012 Làm trợ lý Luật sư tại Văn phòng Luật sư TMI chi nhánh Hà Nội
  • Năm 2013Học Thạc sĩ tại trường Đại học Nagoya
  • Năm 2015Học Tiến sĩ tại trường Đại học Nagoya
  • Năm 2018Làm nhân viên văn phòng của trường Đại học Nagoya
〈Sinh năm 1990, tại Hà Nội〉

Khóa học đặc biệt học tiếng Nhật và luật miễn phí

Các giáo viên và bạn học tại Trung tâm giáo dục Luật Nhật Bản

Mình có hứng thú với nước ngoài và mơ ước được đi du học từ khi còn nhỏ, nhưng mình không có đủ tài chính để đi du học bằng kinh phí của mình. Tuy nhiên, khi vào Đại học Luật Hà Nội, mình đã tìm thấyTrung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Luật Nhật Bản của Đại học Nagoya, nơi mình có thể học tiếng Nhật và luật Nhật Bản miễn phínên đã nộp hồ sơ và đỗ vào đây. Nếu bạn học tại trung tâm này, bạn có thể nhận được học bổng để vào các trường đại học của Nhật Bản. Mình là học viên khoá thứ 2 của trung tâm.
Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Luật Nhật Bản, Đại học Nagoya
  • ・Đối tượng tuyển sinh là sinh viên đại học Luật Hà Nội (Khoa Luật, Khoa Luật Kinh tế)
  • ・Học viên mới phải làm bài kiểm tra tuyển chọn mới được nhập học ở trung tâm.
  • ・Có từ 150 đến 200 người ứng tuyển mỗi năm. Nhưng chỉ khoảng 25 đến 30 học viên được lựa chọn dựa trên kết quả kiểm tra đầu vào, kết quả bài kiểm tra tuyển chọn của trung tâm (hiragana, katakana, v.v.) và phỏng vấn.
  • ・Giờ học tại trung tâm là 6 tiết / tuần (trong thời gian 4 năm). Không yêu cầu học phí bổ sung.
  • ・Một số tín chỉ đạt được tại Trung tâm sẽ được tính vào tín chỉ tốt nghiệp đại học.

Đi du học bằng học bổng chính phủ - Ước mơ thành hiện thực

Nói chuyện với Giáo sư (khi học Thạc sĩ năm 2)

Học viên của Trung tâm có thể đi du học chương trình sau đại học của Đại học Nagoya với tư cách là du học sinh quốc phí được chính phủ tài trợ học bổng nếu vượt qua kỳ thi tiến cử vào năm thứ tư. Mình và một người bạn nữa đã đi thi, nhưng mình đã trượt. Khi ấy mình không nản và nghĩ rằng không thể bỏ cuộc nên sau khi tốt nghiệp đã không đi làm mà tiếp tục học tại trung tâm. Sau một năm, mình đã thử tham gia kỳ thi tiến cử một lần nữa cùng với các bạn hậu bối và lần này mình đã thành công. Gần đây, số lượng học bổng tư nhân dành cho sinh viên tốt nghiệp sang Nhật Bản tăng lên, nhưng vào thời điểm đó thì các loại học bổng này rất ít.

Nhờ vào hành trình như vậy, vào tháng 10 năm 2013, mình đã vào học Cao học tại trường Đại học Nagoya và trong hai năm theo học chương trình thạc sĩ mình đã nhận học bổng của chính phủ Nhật Bản để du học. Học phí được miễn phí và mình cũng nhận sinh hoạt phí từ chính phủ. Ở chương trình tiến sĩ, mình đã phải trả học phí, nhưng lại được trợ cấp (200.000 yên mỗi tháng) từ Bộ Giáo dục (chế độ học bổng khuyến khích này hiện không còn).

Học tiếng Nhật qua âm thanh và phụ đề phim

Luyện nghe với phim tiếng Nhật (hình minh hoạ)

Mình được đào tạo tiếng Nhật chất lượng cao tại Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Pháp luật Nhật Bản. Ngoài các giáo viên Việt Nam, còn có ba giáo viên người Nhật đã giúp mình luyện đàm thoại và kiểm tra bài viết văn của mình ngay cả khi ngoài giờ học. Các giáo viên cũng rất thân thiết với học viên và ở bên ngoài trường học cũng rất tích cực giao lưu với bọn mình.

Mình là tuýp người không thích học ở nhà. Mình có làm bài tập về nhà, nhưng ngoài ra mình không tự học thêm. Thay vào đó,mình xem phim và phim truyền hình Nhật Bản (có phụ đề bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh) mỗi tối và ghi chép lại những đoạn hội thoại mà mình không thể nghe kịp được. Nhờ bằng cách làm như thế mà kỹ năng nghe tiếng Nhật của mình đã cải thiện.Mình tra cứu những từ không hiểu và bắt chước cách phát âm của chúng. Đối với kỳ thi JLPT (Kỳ thi năng lực tiếng Nhật), mình đã tập trung giải bài tập trong các quyển luyện tập và đã đỗ N1 sau khi tốt nghiệp đại học nửa năm.

Làm thêm công việc phiên dịch

Từ năm thứ hai sau khi mình sang Nhật, trong khoảng một năm rưỡi (hai lần một tuần) mình đã làm tại quầy tiếp tân ở thư viện của Khoa Luật. Mình cũng đã làm một trợ giảng cho giáo sư hướng dẫn mình trong các giờ học của cô ở khoa. Công việc của mình là phô tô tài liệu cho lớp và thu thập phiếu trả lời cho các bài kiểm tra nhỏ trong lớp.Mình đã biết được thông tin các việc làm thêm trong trường như vậy nhờ thông báo được đăng tải ở trên bảng thông tin của trường đại học và danh sách gửi mail cho các du học sinh như mình.

Ngoài phiên dịch cho luật sư và cảnh sát, mình còn phiên dịch cho các cuộc giao lưu kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam

Mình cũng đã làm thêm công việc biên phiên dịch. Phổ biến nhất là thông dịch giữa luật sư và khách hàng người Việt Nam. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư ở trường Đại học mà mình đã được phỏng vấn với Hiệp hội Luật sư tỉnh Aichi và đăng ký làm phiên dịch viên. Trong các vụ án dân sự, mình sẽ phiên dịch tại văn phòng luật, còn trong các vụ án hình sự, mình đến trại tạm giam với luật sư và gặp các nghi can, bị cáo (người Việt Nam). Công việc phiên dịch viên làm thêm của mình có mức lương giờ cao gấp năm lần mức lương của một công việc làm thêm thông thường, nhưng mình đã nghỉ công việc này sau khoảng một năm rưỡi vì nó chiếm quá nhiều thời gian và ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu của mình.

Những người bạn Việt Nam ở Nhật Bản

Mình sẽ tóm tắt lại cách mình kết bạn với những người bạn Việt Nam tại Nhật Bản.

Bạn bè ở Đại học
・Có rất nhiều người Việt Nam ở Đại học Nagoya, nhưng chúng mình thường không tụ tập đông người. Mình có mối quan hệ thân thiết với một số bạn bè người Việt Nam trong ngành nhân văn ở khoa sau đại học của trường
・Mình đã kết bạn với những người bạn Việt Nam thông qua lễ hội đại học của Đại học Nagoya và các sự kiện dành cho du học sinh (tiệc chào mừng dành cho du học sinh và các chuyến du lịch)
Đoàn thể người Việt Nam (VYSA)
・Mình thỉnh thoảng tham gia các sự kiện của VYSA TOKAI với bạn bè của mình. Ví dụ như là tụ họp dịp Tết (Tết Nguyên đán) và xem lá mùa thu.
Hội cựu sinh viên
.Một số bạn học cùng kì và hậu bối của mình ở trung tâm cũng đang sống tại Nhật Bản và bây giờ chúng mình vẫn giữ liên lạc và thường xuyên tổ chức giao lưu.
Bạn bè tại nơi làm thêm
・Thông qua công việc phiên dịch làm thêm, mình đã có thể kết nối với các thông dịch viên đồng nghiệp (chủ yếu là các tiền bối).

Tết sum họp với các bạn Việt Nam ở địa phương

Ngắm hoa anh đào với hậu bối của Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Luật Nhật Bản

Từ bỏ việc học Tiến sĩ và đi làm

Tòa nhà của đại học Nagoya nơi đặt văn phòng mình làm việc

Trong hai năm đầu, ngày nào mình cũng ở lại phòng nghiên cứu đến nửa đêm, thậm chí có khi thức trắng đêm. Vì tình hình sức khoẻ của mình xấu đi, kể từ năm thứ ba mình đã quyết định sẽ cố gắng rời khỏi phòng nghiên cứu trước 12 giờ đêm.Nhưng sách luật và án lệ rất khó, lại còn phải tra cứu ý nghĩa của các thuật ngữ pháp lý, vì vậy so với các sinh viên Nhật Bản thì mình phải mất nhiều thời gian hơn để hiểu nội dung.

Mình đã nghĩ rằng sẽ về nước sau hai năm và mong muốn trở thành một luật sư, nhưng vì mình đã đỗ kỳ thi tiến sĩ nên từ năm thứ ba mình quyết định tiếp tục nghiên cứu ở Nhật Bản. Tuy nhiên, mình đã phải thay đổi khoa nghiên cứu khi mình bước vào khóa học tiến sĩ nên cũng gặp nhiều cản trở và mình cảm thấy rằng việc tiếp tục nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ là khá khó khăn. Vì lý do này, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng mình đã quyết định từ bỏ công việc học tập, nghiên cứu khi ở năm ba khoá đào tạo bậc tiến sĩ để đi tìm việc và may mắn đã nhận được quyết định tuyển dụng cho công việc nhân viên văn phòng tại Đại học Nagoya.

Hoạt động tìm việc và chi tiêu của mình

Đại học Nagoya

Tại Đại học Nagoya, có một“Khung tuyển dụng người nước ngoài”cho các vị trí văn phòng và khi mình nộp hồ sơ ứng tuyển thì trường đã tuyển dụng một hoặc hai người mỗi năm. Để trở thành nhân viên văn phòng, bạn phải tham gia một kỳ thi nhưng kỳ thi được miễn cho người nước ngoài và mình đã nhận được thư đồng ý tuyển dụng sau bài kiểm tra tính cách, bài luận và vài cuộc phỏng vấn.

Mình cũng đã tìm kiếm thông tin việc làm trên Rikunabi và Mynavi, nhưng không tham gia buổi giới thiệu về công ty. Mình quan tâm đến động lực làm việc trong công việc hơn là vào một công ty lớn và đạt được vị thế, vì vậy mình đã tìm kiếm những nơi làm việc quốc tế hóa và các công ty liên quan đến Việt Nam Sau đó, mình đã nộp hồ sơ vào FPT Software và Đại học Nagoya và nhận được thư tuyển dụng của cả hai. FPT là một tập đoàn lớn tại Việt Nam nên mình sẽ về làm việc tại Việt Nam sau khi gia nhập công ty, nhưng mình quyết định ở lại Nhật Bản và chọn trường Đại học Nagoya.

Chi tiêu của mình(Trung bình 1 tháng)

※ Chi tiêu sau khi đi làm và trước khi kết hôn

※100 Yên=16,433 VNĐ(Tại thời điểm ngày 8 tháng 10 năm 2022)

Thu nhập:250.000 Yên
Lương 250.000 yên
※ Thu nhập về tay sau khi trừ thuế và bảo hiểm ※ Số tiền dao động tuỳ vào thời gian làm thêm ※Không bao gồm tiền thưởng
Chi tiêu:208.000 Yên
Tiền nhà 60.000 yên
Nước, điện, ga 15.000 yên
Tiền ăn 30.000 yên
Đồ sinh hoạt hàng ngày 5.000 yên
Điện thoại 3.000 yên
Mỹ phẩm, quần áo 10.000 yên
Y tế, bảo hiểm 10.000 yên
Phí đi lại (như tiệc sinh nhật) 15.000 yên
Giáo dục, học tập 10.000 yên
※ Chi phí sách giáo khoa và các khóa học để thi chứng chỉ
Du lịch, phí đi lại 20.000 yên
Gửi về nhà 30.000 yên
Tiết kiệm mỗi tháng:42.000 Yên

Lý do ở lại Nhật Bản

Buổi phát biểu khi học thạc sĩ năm thứ 2 (trái) và ngày tốt nghiệp thạc sĩ (tại trường đại học)

Mình cảm thấy rất có lỗi với các giáo sư đã giới thiệu cho mình học bổng vì đã bỏ dở chương trình tiến sĩ giữa chừng. Bên cạnh đó,mình thích môi trường ở đại học và vô cùng trân trọng nó.Vì vậy, Mặc dù đang đi vào ngõ cụt trong quá trình nghiên cứu của mình nhưng mình muốn trả lại ân tình mình đã nhận từ trường đại học theo một cách khác, vì vậy mình nộp hồ sơ ứng tuyển cho công việc văn phòng của trường. Mình đã rất khó khăn khi quyết định nên quay về Việt Nam hay ở lại Nhật Bản, nhưng cuối cùng thì sự yêu mến của mình đối với trường đã chiến thắng.

Thêm nữa, mình có người yêu là người Nhật Bản và anh ấy cũng là một lý do để mình ở lại Nhật Bản. Sau đó, mình đã kết hôn với người yêu và vừa rồi (tháng 10 năm 2022) đã sinh con đầu lòng. Mình đã có một gia đình ở Nhật Bản và ngay cả khi về Việt Nam bây giờ, mình sẽ phải bắt đầu sự nghiệp từ con số 0, vì vậy mình dự định sẽ tiếp tục sống ở Nhật Bản trong thời gian tới.

Tình nguyện viên

Bán vải dệt Saori ở một trang trại ở tỉnh Nagano. Mình cũng tham gia hỗ trợ.

Trước khi đến Nhật Bản, mình đã từng tham gia một hoạt động tình nguyện mang tên “Gửi dệt Saori đến Việt Nam”. Mọi chuyện bắt đầu khi mình gặp một trong những thành viên cốt cán người Nhật Bản của hoạt động này ở Hà Nội khi đang là sinh viên đại học. Đây là một hoạt động dạy những người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam cách dệt vải có tên “Saori”, bán những tấm vải dệt của họ ở Nhật Bản, và gửi số tiền thu được đến các cơ sở tại Việt Nam.

Nhiệm vụ của mình là thông phiên dịch khi các thành viên người Nhật Bản họp thảo luận với các cơ sở tại Việt Nam qua email hoặc hình thức khác. Điều mình học được qua vai trò đó là sự cẩn thận trong việc xây dựng kế hoạch của người Nhật và quá trình đạt được mục tiêu của họ.Ví dụ, các thành viên thỉnh thoảng đến Việt Nam và khi lịch trình cho chuyến đi được quyết định, sẽ có nhiều cuộc họp và cân nhắc kỹ lưỡng và chuẩn bị về những gì và làm thế nào để giao tiếp với người khuyết tật và nhân viên cơ sở chỉ trong vài ngày đi thăm. Bằng cách này, kết quả của việc tiếp tục tư vấn cách dệt Saori trong hơn 10 năm, tay nghề của những người khuyết tật đã được cải thiện và hiện họ đang làm ra những tác phẩm có chất lượng rất cao.

Yêu mến cuộc sống ở Nagoya

Công viên Shonai Ryokuchi yêu thích của mình (thành phố Nagoya)

Mình đã gặp gỡ nhiều người ở Nagoya. Một ông chủ doanh nghiệp mà mình kết bạn trên Facebook đã nói với mình rằng (1) Cuộc sống thật vui khi bạn làm những gì bạn muốn và (2) Cuộc sống cảm thấy có ý nghĩa khi những gì bạn làm có ích cho xã hội. Được truyền cảm hứng từ những người vậy đã tạo động lực cho mình nghĩ rằng mình cũng muốn làm một công việc xứng đáng và nếu có thể, cũng sẽ cống hiến cho xã hội.

Nagoya không phải là một thành phố lớn như Tokyo, nhưng đây vẫn là một thành phố có môi trường giáo dục tốt và nhiều cơ hội việc làm. Bên cạnh đó còn có rất nhiều cơ hội để giao lưu với những người tuyệt vời. Mình nghĩ rằng bầu không khí của Nagoya và quy mô của thành phố phù hợp với mình để tận hưởng cuộc sống và có những cuộc gặp gỡ ý nghĩa trong cuộc đời mình. Từ tận đáy lòng, mình rất vui vì đã có thể đến Nagoya.