Cuộc sống - Visa
Những điểm cần chú ý khi thuê nhà ở Nhật
Với những người nước ngoài mới sang Nhật thì việc quen với văn hóa hay phong cách sống ở Nhật thật chẳng dễ dàng. Nhưng nếu không hiểu văn hóa của Nhật thì việc thuê nhà cũng trở nên khó khăn. Theo những người có liên quan đến bất động sản của Nhật thì lý do lớn nhất khiến người nước ngoài khó thuê nhà là “vì có nhiều người không tuân thủ theo các quy định thuê nhà”. Vậy thì, có những quy định như thế nào về việc thuê nhà?
<Nội dung bài viết>
1.Một số ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định
Đầu tiên, tại những căn hộ ở Nhật, việc người nước ngoài vi phạm quy định là việc như thế nào? Chúng tôi sẽ giới thiệu một ví dụ điển hình.
Ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định (khi trả nhà)
Nhìn những bức ảnh này mọi người thấy thế nào?
Đây là những bức ảnh được chụp sau khi một lưu học sinh Việt Nam trả nhà ở Nhật. Chủ nhà đã mất cả tiền và thời gian (tận 4 tiếng) để vứt sạch rác.
Ngoài việc này, một số việc dưới đây cũng được nhắc đến rất nhiều.
✓ Người nước ngoài khi trả nhà không báo trước cho chủ nhà.
✓ Người nước ngoài trả nhà nhưng không báo cắt điện, ga, nước.
Những việc như thế này làm cho chủ nhà có thêm gánh nặng, chính là nguyên nhân khiến sau này người nước ngoài bị cảnh giác khi thuê nhà ở Nhật. Trong số những chủ nhà từng bị như thế này, cũng có người đã dừng việc cho người nước ngoài thuê nhà.
Ví dụ về việc người nước ngoài vi phạm quy định (trong khi thuê nhà)
Dưới đây là một số ví dụ về việc người nước ngoài đã gây phiền toái cho những nhà xung quanh trong thời gian thuê nhà.
✓ Không vứt rác ở nơi đã được quy định, để rác trên đường đi
✓ Không phân loại rác
✓ Cho rác ra ngoài vào những ngày không phải là ngày thu rác
✓ Bật nhạc lớn trong phòng, nói chuyện ầm ầm với bạn bè
2.Việc vi phạm quy định sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Trong thời gian thuê nhà nếu bạn không tuân thủ các quy định, bạn có thể bị hủy hợp đồng rồi đuổi ra khỏi nhà, thậm chí còn có thể bị yêu cầu trả tiền phá vỡ hợp đồng. Khi trả nhà nếu bạn để lại rác hay các đồ không cần thiết, chủ nhà sẽ phải dọn dẹp số đồ đó. Bạn sẽ gây phiền toái cho chủ nhà.
Một bộ phận người nước ngoài vi phạm những quy định như thế này khiến lòng tin với toàn bộ người nước ngoài cũng bị mất đi, gây ảnh hưởng xấu tới những người nước ngoài khác và những người sau này sang Nhật. Chẳng hạn, khi người nước ngoài thuê nhà ở Nhật thì sẽ bị ghét, bị yêu cầu thêm nhiều tiền bảo lãnh, bị ràng buộc thêm nhiều điều kiện khó khăn.
3.Cách tuân thủ các quy định
Vì vậy, khi thuê nhà ở Nhật Bản, bạn hãy chú ý đến những điều dưới đây để tốt cho mình và cho cả những người Việt Nam sang sau (kohai).
Những chú ý trong khi thuê nhà
① Phân loại rác
Phân loại rác theo các nhóm rác cháy được, các loại chai, lon, rác thải nhựa, rác tái chế v.v. rồi vứt theo đúng ngày đã được quy định. Nếu bạn không hiểu rõ thì có thể hỏi công ty quản lý hoặc bắt chước theo hàng xóm xung quanh. Bạn hãy tham khảo trang web dưới đây.
Quy định – tập quán trong cuộc sống | KOKORO
② Tiếng ồn
Đừng nói chuyện ầm ầm với bạn bè, bật nhạc to (nhất là sau 10 giờ tối).
③ Tiền thuê nhà
Tiền thuê nhà là khoản tiền trả trước. Hãy trả tiền trước hạn nộp. Nếu không thể trả được thì hãy báo trước cho công ty quản lý hoặc chủ nhà.
Những chú ý khi trả nhà hoặc gia hạn hợp đồng nhà
① Trao đổi về việc trả nhà hoặc gia hạn hợp đồng
Hợp đồng thuê nhà thường có kì hạn 2 năm (24 tháng). Nếu muốn thuê lâu hơn, ngược lại, nếu muốn trả nhà sớm hơn thì bạn hãy trao đổi trước với công ty quản lý hoặc chủ nhà. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tìm người thuê nhà tiếp theo nên nếu bạn trao đổi trước khi hết hạn hợp đồng 2,3 tháng thì mọi chuyện đều suôn sẻ.
② Thông báo trả nhà
Kể cả bạn sẽ trả nhà theo đúng hợp đồng 2 năm thì bạn cũng hãy liên lạc với công ty quản lý hoặc chủ nhà trước hơn 1 tháng nhé. Nếu bạn liên lạc muộn thì có thể bạn sẽ bị yêu cầu trả thêm tiền nhà của 1 tháng.
③ Không để lại gì trong nhà
Khi trả nhà thì bạn không được để lại gì trong nhà. Những loại rác to như các loại đồ điện bao gồm máy giặt, tủ lạnh v.v. đều sẽ mất phí xử lý. Nếu bạn không hiểu rõ thì hãy trao đổi với công ty quản lý.
※ Tuy nhiên, những thứ đã được lắp đặt từ trước (máy điều hoà v.v.) thì bạn hãy để nguyên như vậy.
※ Nếu việc xử lý các đồ dùng làm bạn thấy phiền thì ban đầu bạn cũng có thể thuê đồ dùng, đồ điện gia dụng cho thuê. Như vậy thì trước khi trả nhà công ty cho thuê đồ sẽ đến lấy các đồ dùng và đồ điện. Bạn hãy tham khảo bài đặc san dưới đây.
Lựa chọn sử dụng đồ mới, đồ cũ và đồ thuê | KOKORO
④ Công ty quản lý kiểm tra nhà
Nếu bạn nói trước với công ty quản lý về ngày trả nhà, trước ngày trả nhà họ sẽ đến kiểm tra nhà. Chủ nhà có trách nhiệm xử lý tường, sàn nhà v.v. bị biến màu, xuống cấp do thời gian, cuộc sống thường nhật nhưng với những hỏng hóc, vết bẩn do người thuê nhà không cẩn thận khi sử dụng gây ra thì người thuê nhà sẽ bị yêu cầu trả thêm khoản phí sửa chữa, tu bổ đó. Thông thường, khoản phí đó sẽ được trả từ khoản tiền đặt cọc đã nộp khi vào nhà, sau đó nhận lại phần còn thừa, ngược lại, có lúc cũng sẽ phải trả thêm.
⑤ Cắt hợp đồng điện v.v.
Trước khi trả nhà bạn hãy cắt hợp đồng điện, gas, nước và trả tiền tháng cuối.
Trên đây là những chú ý khi thuê nhà ở Nhật. Nếu chúng ta nâng cao ý thức, những người sang sau (kohai) cũng sẽ được thuê nhà dễ dàng hơn.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16749 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15293 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12826 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
Người nước ngoài cũng có thể dễ dàng đăng ký SIM giá rẻ ở Nhật Bản
Ở Việt Nam, nếu bạn đến cửa hàng điện thoại, chỉ chưa đầy 20 phút là bạn có thể mua SIM và có số điện thoại. Thế nhưng ở Nhật Bản, bạn phải ký hợp đồng với công ty điện thoại (nhà mạng) và nếu không trả cước phí hàng tháng thì không thể dùng SIM. Ngoài việc có ít gói cước giá rẻ, nhiều nhà mạng chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng của Nhật nên mình rất khó tìm được nhà mạng phù hợp. Lần này là lần đầu tiên mình ký hợp đồng với 1 hãng SIM giá rẻ. Mình sẽ giới thiệu với các bạn phương thức thanh toán và so sánh giá cước, đặc điểm của các nhà mạng mà mình đã tìm được.〈Vân Hoàng〉 Lý do cần số điện thoại Tháng 10 năm 2020 mình sang Nhật và đây là lần du học thứ 3 của mình. Lúc mới sang, để cuộc sống thuận lợi và suôn sẻ thì mình đã phải làm những việc sau. ① Làm thủ tục tại UBND thành phố ② Mở tài khoản ngân hàng ③ Ký hợp đồng với nhà mạng Thủ tục (nộp đơn chuyển đổi chỗ ở v.v.) ở UBND thành phố và việc mở tài khoản ngân hàng mình đã làm xong mà không gặp vấn đề gì. Tiếp theo, một thứ không thể thiếu đó là số điện thoại phải không nào. Thông thường mình có thể gọi điện qua các ứng dụng SNS là được nhưng trong những trường hợp khẩn cấp hay khi làm các thủ tục hành chính thì đúng là cần tới số điện thoại di động. Trong trường hợp của mình, mình đã cần dùng số điện thoại vào các việc sau. ✔︎ Mình nhận học bổng Chính phủ nên khi làm thủ tục online để nhận học bổng của Bộ Giáo dục, Văn hoá, Khoa học, Thể thao và Công nghệ Nhật Bản, mình cần nhập số điện thoại. ✔︎ Trường mình theo học có hệ thống quản lý thông tin của sinh viên, khi đăng ký thông tin trên hệ thống đó cũng cần nhập số điện thoại. ✔︎ Lần này sau khi du học 1 năm, mình quyết định ở lại Nhật làm việc, khi đi xin việc thì mình cũng phải viết số điện thoại vào sơ yếu lý lịch v.v. ✔︎ Khi mua hàng online thì cũng có lúc cần số điện thoại. Gói cước rẻ nhất của SB là 5000 yên/tháng! Trong lần du học đầu tiên (năm 2007~) và lần du học thứ hai (năm 2010~) mình đều sử dụng Softbank (SB). Lý do lần đầu mình chọn SB vì lúc đó SB có chiến dịch miễn phí cước điện thoại nội mạng, những bạn du học sinh xung quanh mình đều dùng SB. Khi đó, mình mua cả máy điện thoại nữa nên tính cả tiền trả góp mua máy hàng tháng thì mình mất 3000 ~ 4000 yên (khoảng 816.000 đồng) mỗi tháng. Lần thứ hai, mình không cần mua điện thoại nên mình đã chọn gói rẻ nhất không dùng internet, chỉ có cước gọi điện thoại. ※100 yên = 16.690 đồng (tỉ giá ngày 24/7/2023) Vì vậy lần thứ ba này mình cũng đến cửa hàng của SB để tìm hiểu và xin tư vấn, nhưng mình được giới thiệu gói cước rẻ nhất là khoảng 5000 yên/tháng. Mình đã rất sốc! Các gói bây giờ không chỉ có cước điện thoại mà còn bao gồm cả dung lượng internet nữa nên đắt hơn ngày trước. Trước khi sang Nhật, mình dùng SIM của Viettel, một tháng chỉ mất 90.000 đồng (khoảng 440 yên) mà lại được dùng internet không giới hạn. Ở Nhật mình không dùng đến internet mấy mà tại sao 1 tháng phải trả tới 5.000 yên nhỉ? Thật là khó tin. Mình đã thử hỏi nhân viên tư vấn là “Mình sống ở ký túc xá nên trong phòng đã có wifi rồi, có gói cước nào rẻ hơn nữa không?” nhưng mình bị từ chối thẳng thừng là “Công ty chúng tôi không có gói cước nào rẻ hơn”. Và thế là mình đã từ bỏ việc ký hợp đồng với SB. Phương thức thanh toán tiền của nhiều gói cước SIM giá rẻ Ở Nhật thì ngoài SB còn có docomo hay Au nhưng các nhà mạng lớn này đều không khác nhiều so với SB nên mình quyết định tìm một nhà mạng nhỏ. Mình đã liên lạc với người bạn thân đã ở Nhật 10 năm và một em khoá dưới vừa hoàn thành chương trình du học để hỏi và thu thập thông tin. LINE mobile Em khoá dưới của mình đã dùng “LINE mobile”. Theo lời em ấy, để ký được hợp đồng với LINE mobile thì cần làm các thủ tục như sau. ① Tạo tài khoản LINE của Nhật bằng số điện thoại ở Nhật ② Đăng ký LINE pay bằng tài khoản LINE của Nhật ③ Ký hợp đồng với LINE mobile với điều kiện thanh toán bằng LINE pay Em ấy nói đã được người quen cho dùng LINE Pay của người đó. Mình cũng có thể nhờ bạn bè hoặc người quen nhưng mình muốn thử tìm xem có nhà mạng nào thân thiện hơn không. ※Sau đó, LINE mobile đã ngừng cung cấp dịch vụ đăng ký tài khoản mới vào tháng 3 năm 2021. Chỉ có phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng Ở Nhật có nhiều hãng SIM giá rẻ nhưng phần lớn các hãng đều chỉ cho trả cước phí bằng thẻ tín dụng của Nhật. Trước đây người em của mình đã được một nhân viên trong cửa hàng bán đồ điện tử gia dụng ở Tokyo tư vấn là “thẻ tín dụng của Việt Nam cũng được chấp nhận” và em ấy đã đăng ký sim giá rẻ của “Bic SIM”. Thế nhưng, sau đó, nhà mạng liên lạc lại là “thẻ tín dụng của bạn không thể thanh toán tiền” và em ấy phải huỷ hợp đồng. Mặc dù đây không phải lỗi từ phía khách hàng, nhưng em ấy vẫn bị phạt khoảng 2000 yên vì huỷ hợp đồng giữa chừng. Mình và em ấy nói chuyện với nhau rồi tìm thấy nhà mạng giá rẻ tên là “UQ mobile” có vẻ có thể trả tiền bằng cách chuyển khoản nên mình thử đăng ký online. Thế nhưng, UQ mobile đã nhanh chóng phản hồi với nội dung chính là “sau khi xét duyệt, chúng tôi không thể tiếp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc tự động chuyển khoản”. Email thông báo kết quả xét duyệt của UQ mobile. “Chúng tôi không thể chấp nhận hợp đồng thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng. Quý khách hãy xem xét đến việc thanh toán bằng thẻ tín dụng”. “Rakuten mobile” cũng là một hãng lớn trong các hãng SIM giá rẻ và ngoài hình thức trả qua thẻ tín dụng, có vẻ họ cũng chấp nhận thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng, nhưng vẫn cần xét duyệt. SIM giá rẻ chấp nhận chuyển khoản ngân hàng LINE mobile, UQ mobile, Rakuten mobile mình đều không đăng ký được, đúng lúc khó khăn thì bạn thân của mình đã tìm thấy một nhà mạng mà từ trước đến giờ mình chưa nghe thấy tên và bạn ấy đã giới thiệu cho mình. Đó là nhà mạng “GTN mobile”, khi vào trang chủ của nhà mạng này, bạn sẽ thấy website của họ hỗ trợ đa ngôn ngữ và có cả tiếng Việt. ◆Gói dữ liệu kèm chức năng nghe gọi GTN (hàng tháng - bao gồm thuế) Dung lượng Cước phí (bao gồm thuế) 3G ¥1,200 10G ¥2,200 30G ¥4,200 50G ¥6,200 ※Có thể đăng ký SIM và mở thẻ tín dụng (Credit card) cùng một lúc. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng đó, cước phí hàng tháng giảm 220 yên.※Có thể đăng ký từ nước ngoài (Có thể nhận SIM ở sân bay của Nhật).※Cước gọi mỗi 30 giây là 22 yên (bao gồm thuế). Thế là nhà mạng SIM giá rẻ này đã đáp ứng được 2 nhu cầu của mình là “gói cước rẻ” và chấp nhận “thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng”. Đây là nhà mạng mình nghe tên lần đầu nhưng vì người quen của bạn mình đang làm việc ở đó nên mình tin tưởng và đăng ký online. Ngay lập tức, 2 hôm sau SIM và hợp đồng đã được gửi tới địa chỉ của mình, sau khi cho SIM vào điện thoại thì máy đã có thể nghe gọi. Mình quá đỗi vui mừng! Thật không thể tin được là mình có thể mua được SIM giá rẻ một cách đơn giản như vậy. Vấn đề về SIM điện thoại của mình cũng đã được giải quyết! [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của GTN mobile (đa ngôn ngữ) Ngoài ra, gần đây mình cũng được bạn mình giới thiệu một nhà mạng SIM giá rẻ tên là SIM VÀNG. Đây là SIM giá rẻ, chủ yếu phục vụ người Việt, người Myanmar, người Indonesia sống ở Nhật. Cũng giống như GTN mobile, người nước ngoài có thể thanh toán qua cửa hàng tiện lợi hoặc chuyển khoản ngân hàng. ◆Gói SIM VÀNG (hàng tháng - chưa gồm thuế) Dung lượng dữ liệu SIM dữ liệu SIM nghe gọi 1GB ¥600 ¥1,480 3GB ¥1,080 ¥2,180 5GB ¥1,380 ¥2,620 10GB ¥2,800 ¥4,180 25GB ¥3,180 ¥4,980 30GB ¥3,380 ¥5,180 ※SIM dữ liệu kèm chức năng nhận tin nhắn SMS: 150 yên/tháng.※SIM nghe gọi có cước phí mỗi 30 giây 20 yên.※Có SIM nghe gọi thoả thích (gọi miễn phí dưới 5 phút mỗi lần: 680 yên/tháng, dưới 10 phút: 850 yên/tháng, dưới 15 phút: 1,150 yên/tháng). [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Trang chủ của SIM VÀNG (Tiếng Việt) [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] KOKORO:Lựa chọn công ty điện thoại di động (SIM) một cách khôn ngoan Tổng kết Mình sẽ tổng kết lại bài viết về cước phí điện thoại và các phương thức thanh toán như sau nhé. ✔︎ Các nhà mạng lớn thường có cước phí cao. ✔︎ Nhiều hãng SIM giá rẻ chỉ cho phép thanh toán bằng thẻ tín dụng. ✔︎ GTN mobile hay SIM VÀNG là những hãng SIM giá rẻ hướng tới đối tượng là người nước ngoài nên khách hàng có thể thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng hoặc thanh toán qua cửa hàng tiện lợi. Rất mong các bạn tham khảo các thông tin trong bài viết của mình.
-
★Thông tin cơ bản: Cách tìm nhà ở Nhật Bản
Nếu công ty, trường học không chuẩn bị sẵn nơi ở (ký túc xá) cho bạn, chắc hẳn mối bận tâm lớn nhất của bạn trước khi đi Nhật sẽ là “làm thế nào để tìm nhà” phải không? Khi du học ở trường tiếng Nhật v.v., ban đầu du học sinh sẽ được ở ký túc xá của trường, nhưng sau đó thì nhiều người chuyển ra ngoài và tự thuê nhà. Trong bài viết này, KOKORO và một người Việt đang kinh doanh về bất động sản ở Nhật sẽ giới thiệu với bạn những kiến thức cần thiết khi tìm nhà ở Nhật. Chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về việc thuê nhà ở Nhật như khoản tiền đầu vào, trình tự làm thủ tục thuê nhà, những điểm cần chú ý khi chuyển vào và khi trả nhà v.v. <Nội dung> 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ 3.Các bước tìm nhà 4.Tiền đầu vào 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng 1.Cách tìm nhà ở Nhật Bản Có rất nhiều cách tìm nhà ở Nhật. Khi trường học, công ty không có ký túc xá hoặc khi muốn chuyển từ ký túc xá ra ngoài ở riêng, các bạn sang trước (senpai) đang tìm nhà theo những cách sau. Trường hợp ở ghép/ ở chung ・ Ở chung với bạn bè hoặc tiền bối (senpai) - những người đã sang Nhật trước mình. ・ Sau khi sang Nhật một thời gian thì kết bạn rồi ở cùng với nhau. ・ Tìm bạn ở chung trên Facebook, v.v. Trường hợp muốn tìm nhà từ bây giờ ・ Được công ty, trường học, bạn bè, tiền bối giới thiệu công ty bất động sản (cùng tìm nhà). ・ Tìm nhà trên trang web của công ty bất động sản, Facebook v.v. ・ Đến trực tiếp văn phòng bất động sản. “Mạng lưới nhà an toàn (safety net)” có thể tìm kiếm nhà dành cho người nước nước ngoài Công ty bất động sản dành cho người Việt Gần đây, tại Nhật Bản cũng có nhiều công ty bất động sản do người Việt phụ trách ra đời. Họ có đăng quảng cáo trên Internet nên nếu bạn gõ từ khóa “tìm nhà Tokyo” v.v. bằng tiếng Việt thì bạn sẽ dễ dàng tìm được thông tin. Bạn sẽ được hỗ trợ bằng tiếng Việt nên cũng an tâm hơn. ◆ Ví dụ về việc có thể nói chuyện với công ty bất động sản bằng tiếng Việt 〈Quảng cáo〉 “BEST-ESTATE.JP” Trang tìm nhà dành cho người nước ngoài ◎ Đặc trưng của BEST-ESTATE.JP ・ Sau khi chọn nhà trên trang web tiếng Việt và tìm được một số nhà mong muốn, hãy đến văn phòng bất động sản để tham quan nhà và làm hợp đồng thuê nhà. ・ Có thể trao đổi thông tin bằng tiếng Việt. ・ Không cần người bảo lãnh, sử dụng công ty bảo lãnh dành riêng cho người nước ngoài. ・ Ngay cả sau khi chuyển đến, bạn vẫn có thể nhận được tư vấn miễn phí (bằng tiếng Việt) về nhà ở và cuộc sống hàng ngày. 2.Nên chọn nơi nào để thuê được giá rẻ Thị trường nhà cho thuê sẽ có thay đổi lớn tùy vào vị trí (chỗ ở). Vị trí nhà và giá thuê có quan hệ với nhau như sau: Những nhà gần khu văn phòng, khu phố sầm uất, khu trung tâm thương mại v.v. có giá thuê cao. Những nhà dọc theo tuyến đường tàu được yêu thích có giá thuê cao. 〈Khu vực thủ đô Tokyo và vùng phụ cận〉 Yamanotesen (JR), Keio - Inokashirasen, Tokyu - Megurosen, Tokyu - Ooimachisen, Rinkaisen v.v. 〈Khu vực Kansai〉 Kitaosakakyukosen, Hankyu - Takarazukasen, Hankyu - Senrisen, Hankyu - Kobesen, JR Kobesen v.v. Ngay cả cùng dọc tuyến đường tàu thì càng xa trung tâm giá thuê càng rẻ. Tuy nhiên, dù xa trung tâm nhưng nếu là khu dân cư được yêu thích thì là ngoại lệ. Nhà càng xa ga càng rẻ. Dù là cùng một khu hoặc một tuyến tàu, thị trường nhà cho thuê xung quanh ga chỉ có tàu thường có xu hướng rẻ hơn xung quanh ga có tàu nhanh. Thị trường nhà cho thuê ở những khu vực có ít cửa hàng xung quanh ga có xu hướng rẻ hơn khu vực tấp nập gần ga. Nếu bạn biết những điều trên và dành thời gian để đi tìm nhà, bạn có thể tìm được nhà vừa rẻ vừa tốt với xác suất rất cao. 3.Các bước tìm nhà ① Lên danh sách ・ Xem thông tin trên trang web của công ty bất động sản rồi chọn một số căn nhà. Sau đó liên lạc với công ty bất động sản qua điện thoại hoặc email rồi đến văn phòng bất động sản. ・ Nếu đến trực tiếp văn phòng bất động sản thì cũng sẽ được giới thiệu nhà. Sau khi đọc thông tin, nghe nhân viên tư vấn, chọn ra một số nhà phù hợp với yêu cầu của bản thân. ② Đi xem nhà Thường thì nhân viên tư vấn sẽ đưa bạn đến tận nơi để xem nhà. Trong 1 lần đi xem nhà, bạn có thể được giới thiệu từ 2 ~ 5 căn nhà nên đừng ngại, hãy đi nhiều căn để xem và so sánh. ③ Kí hợp đồng Sau khi tìm thấy căn nhà mình ưng ý thì chuyển sang bước làm thủ tục thuê nhà. 4.Tiền đầu vào Khi thuê nhà ở Việt Nam thì mỗi tháng bạn chỉ cần trả tiền nhà, còn khi thuê nhà ở Nhật thì bạn sẽ mất một khoản tiền đầu vào khá lớn. Tiền lễ/ tiền cảm ơn (reikin) Đây là khoản tiền bạn sẽ trả cho chủ nhà khi chuyển vào và nó sẽ không được trả lại. Ở một số vùng thì nó có tên gọi khác là “shikihiki” – là một phần của khoản “tiền đặt cọc” (shikikin). Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà. Tiền đặt cọc (shikikin) Đây là khoản tiền đặt cọc để chi trả phí sửa chữa và tu bổ nhà nếu bạn làm bẩn, làm hỏng nhà. (Thông thường khoản tiền này là 1 tháng tiền nhà.) Khi trả nhà, sau khi trừ các khoản tiền sửa chữa, tu bổ v.v. bạn sẽ được nhận lại phần còn lại. Công ty bảo lãnh nhà cho thuê Khi thuê nhà ở Nhật, cũng có thể bạn sẽ cần đến người bảo lãnh liên đới. Nếu không có người bảo lãnh, bạn có thể trả tiền cho công ty bảo lãnh nhà cho thuê để họ bảo lãnh cho bạn. Nếu bạn đóng tiền thuê nhà muộn thì chủ nhà hoặc công ty quản lý bất động sản sẽ liên lạc với người bảo lãnh hoặc công ty bảo lãnh nhà để yêu cầu trả tiền thuê nhà. Làm sạch nhà Bạn sẽ mất 25.000~40.000 yên cho phòng đơn, 40.000~70.000 yên cho nhà có 2 phòng trở lên. Gần đây có trường hợp bị yêu cầu trả tiền khử trùng. Bạn có thể sẽ bị yêu cầu trả khoản tiền này khi trả nhà. Bảo hiểm cháy nổ Khoảng 15.000~22.000 yên với hợp đồng 2 năm Đổi chìa khóa Đổi chìa khóa mới để đề phòng trộm cắp. Thông thường khoảng 10.000~30.000 yên. Phí trung gian Khoản phí này sẽ trả cho công ty bất động sản, thường 1 tháng tiền nhà. Nếu gộp chung tất cả các khoản trên thì ban đầu bạn sẽ mất một khoản phí gấp 3~5 lần tiền nhà 1 tháng. Tuy nhiên, trong số các mục trên, cũng có mục không cần phải trả tùy theo văn phòng bất động sản và căn nhà đó. 5.Các giấy tờ cần thiết và thủ tục kí hợp đồng Các giấy tờ cần thiết Để ký hợp đồng thuê nhà thì cần có các loại giấy tờ như dưới đây. Giấy tờ tùy thân Hộ chiếu, thẻ lưu trú, thẻ sinh viên (nếu là sinh viên), giấy xác nhận công tác (nếu đang đi làm) Chứng minh thu nhập Có thể bạn sẽ bị yêu cầu nộp giấy chứng minh thu nhập. Đó là bảng lương (kyujomeisaisho), báo cáo thuế (gensenchoshuhyo), giấy chứng minh thu nhập (shunyushomeisho) v.v. Người bảo lãnh Có thể họ sẽ yêu cầu bạn tìm người bảo lãnh là người Nhật để có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Có nhiều trường hợp người của trường học, nơi làm việc sẽ trở thành người bảo lãnh nhưng nếu bạn không quen biết người nào như vậy thì bạn hãy trao đổi với người của công ty bất động sản. Các công ty bất động sản dành riêng cho người nước ngoài thường không yêu cầu người Nhật bảo lãnh. Thủ tục ký hợp đồng ① Điền các giấy tờ liên quan đến hợp đồng Bạn sẽ điền các giấy tờ ở văn phòng bất động sản. Thông tin cá nhân của bạn sẽ được gửi đến công ty quản lý nhà, công ty bảo lãnh. ② Thẩm định Công ty quản lý, công ty bảo lãnh sẽ xác nhận xem các thông tin cá nhân của bạn có đúng hay không, sau đó thẩm định xem có nên cho bạn thuê nhà hay không. Để thẩm định thì họ sẽ gọi điện thoại cho bạn. Thường thì họ sẽ nói tiếng Nhật nhưng nếu bạn nhờ công ty bất động sản có người Việt phụ trách thì họ sẽ nói bằng tiếng Việt. Các thông tin cá nhân mà bạn điền ở văn phòng bất động sản sẽ được xác nhận qua điện thoại. ③Ký hợp đồng Sau khi thẩm định, nếu bạn nhận được sự đồng ý của chủ nhà, công ty quản lý, công ty bảo lãnh thì hợp đồng của bạn được thông qua (kí tên và đóng dấu). ④ Thời hạn hợp đồng Thông thường là 2 năm. Nếu hết hạn hợp đồng nhưng vẫn muốn ở tiếp, bạn có thể xin gia hạn hợp đồng. Có thể bạn sẽ mất phí gia hạn (thường là 1 tháng tiền nhà). Ngoài ra, các khoản bảo hiểm cháy nổ, tiền bảo lãnh cũng sẽ phát sinh mới. ※Lưu ý: Nếu dự định chuyển đi, bạn phải thông báo trước ít nhất một tháng cho chủ nhà hoặc văn phòng bất động sản. Ví dụ: nếu bạn muốn chuyển đi vào ngày 31 tháng 7, hãy thông báo trước ngày 30 tháng 6. Nếu bạn muốn chuyển vào ngày 31 tháng 7 nhưng thông báo vào ngày 15 tháng 7, bạn có thể bị tính tiền thuê cho đến ngày 15 tháng 8.
-
★ Thông tin cơ bản: Điện・Gas・Nước
Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách đăng kí, cách thanh toán tiền, cách kết thúc hợp đồng sử dụng điện, gas, nước. Về cách đăng kí để bắt đầu sử dụng, khi bạn kí hợp đồng thuê nhà thì bạn nên hỏi rõ người của bên bất động sản nhé. <Nội dung bài viết> 1.Điện 2.Gas 3.Nước 1.Điện Để bắt đầu sử dụng điện ① Chọn ngày bắt đầu sử dụng. ② Đăng kí với công ty điện lực qua internet hoặc điện thoại. ③ Vào ngày bắt đầu sử dụng thì bật cầu dao điện là có thể dùng được. Nhưng tùy vào trang thiết bị của từng nơi ở, cũng có thể sẽ cần người của công ty điện lực đến tận nơi. Tiền điện và cách thanh toán Tiền điện Về cơ bản thì tiền điện tương ứng với lượng điện bạn đã sử dụng nhưng khoản “tiền điện cơ bản” (kihon ryokin) thì là khoản cố định mỗi tháng phải trả không liên quan đến lượng điện đã tiêu thụ. Tổng số tiền cố định và tiền ứng với lượng điện bạn đã sử dụng sẽ là tiền điện mỗi tháng. ※Về lượng điện bạn đã sử dụng, mỗi tháng 1 lần, người của công ty điện lực sẽ kiểm tra và xác nhận công tơ điện được lắp đặt tại từng nhà. Dựa theo số liệu này, hằng tháng bạn sẽ nhận được “thông báo lượng điện tiêu thụ” (denki goshiyoryo no oshirase) từ công ty điện lực. Cách thanh toán tiền điện Có các cách thanh toán như: tự động trừ từ tài khoản ngân hàng, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc ngân hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng v.v. Kết thúc sử dụng điện ① Chọn ngày kết thúc sử dụng. ② Đăng kí hủy hợp đồng với công ty điện lực qua internet hoặc điện thoại. ③ Vào ngày kết thúc sử dụng, về cơ bản là không cần sự có mặt của người sử dụng điện. Nhưng nếu người của công ty điện lực không thể kiểm tra công tơ điện từ bên ngoài thì bạn sẽ cần có mặt ở nhà để gặp họ. 2.Gas Để có thể sử dụng gas tại gia đình thì có một số loại gas như gas thành phố (toshigasu), gas LP v.v. Bạn hãy chọn loại bếp gas phù hợp với loại gas nhà bạn sử dụng nhé. Nếu bạn dùng loại bếp không phù hợp với loại gas thì có thể sẽ xảy ra hỏa hoạn hoặc gas không cháy hết dẫn đến nguy hiểm. Để bắt đầu sử dụng gas ① Chọn ngày bắt đầu sử dụng gas. ② Đăng kí với công ty gas ở nơi bạn sống hoặc với nhà phân phối gas LP qua internet hoặc điện thoại. ③ Một vài ngày sau đó, sau khi người của công ty gas đến kiểm tra gas thì họ sẽ mở gas và hướng dẫn bạn cách sử dụng. Tiền gas và cách thanh toán Tiền gas Tiền gas cũng có khoản “tiền gas cơ bản” (kihon ryokin) giống như tiền điện. Hằng tháng bạn sẽ trả tổng tiền cố định và tiền ứng với số gas đã dùng. Mỗi tháng công ty gas sẽ kiểm tra công tơ gas của từng nhà và yêu cầu bạn đóng tiền. Cách thanh toán tiền gas Có các cách thanh toán như: tự động trừ từ tài khoản ngân hàng, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc ngân hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng v.v. Kết thúc sử dụng gas ① Chọn ngày kết thúc sử dụng. ② Đăng kí hủy hợp đồng với công ty gas hoặc đại lý phân phối gas LP qua internet hoặc điện thoại. ③ Vào ngày kết thúc sử dụng, tuỳ vào chỗ lắp đặt công tơ gas, có thể là bạn sẽ cần ở nhà để gặp nhân viên tới kiểm tra gas. 3.Nước Để bắt đầu sử dụng nước Khi bắt đầu sử dụng nước, bạn cần đăng kí với bộ phận phụ trách nước của khu vực bạn sống hoặc với công ty nước. Tiền nước và cách thanh toán Tiền nước Hằng tháng bạn sẽ trả tổng tiền cố định và tiền ứng với số nước đã dùng. Mỗi tháng công ty nước sẽ kiểm tra công tơ nước của từng nhà và yêu cầu bạn đóng tiền. Cách thanh toán tiền nước Có các cách thanh toán như: tự động trừ từ tài khoản ngân hàng, thanh toán tại cửa hàng tiện lợi hoặc ngân hàng, thanh toán bằng thẻ tín dụng v.v. Kết thúc sử dụng nước Khi muốn dừng sử dụng nước, bạn cần phải nộp đơn lên sở cấp nước hoặc công ty cấp nước của địa phương để yêu cầu dừng sử dụng nước. Vào ngày kết thúc sử dụng, tuỳ vào chỗ lắp đặt công tơ nước, có thể là bạn sẽ cần ở nhà để gặp nhân viên tới kiểm tra công tơ.
-
Bài tổng hợp – Các tổ chức tư vấn dành cho người Việt
Nếu bạn gặp các vấn đề trong việc học tập, làm việc (thực tập kỹ năng, làm chính thức tại công ty, làm ngắn hạn tại công ty, làm thêm) hay các vấn đề về đời sống, tư cách lưu trú v.v.; dù đã trao đổi với công ty, các tổ chức tiếp nhận, nhà trường, các anh chị tiền bối v.v. mà vẫn chưa giải quyết được thì lúc đó nên đến đâu để xin tư vấn? Cho đến nay, có rất nhiều anh chị tiền bối đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều tổ chức tư vấn và các hội nhóm hỗ trợ. Dù không thể giải quyết vấn đề ở 1 nơi thì bạn cũng đừng bỏ cuộc, đừng bỏ trốn, hãy thử xin lời khuyên từ nhiều cơ quan, tổ chức hỗ trợ nhé! Các tổ chức tư vấn mà bạn nên biết Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực tập kỹ năng mà nghiệp đoàn (công ty tiếp nhận) hay công ty bạn đang làm không giải quyết một cách thỏa đáng, việc đầu tiên bạn nên làm là liên lạc với Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT) để xin tư vấn. Bạn có thể gửi nội dung xin tư vấn bằng tiếng Việt thông qua trang chủ của Hiệp hội. Hiệp hội cũng có hỗ trợ qua điện thoại (0120-250-168) (miễn phí). Nếu bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của Hiệp hội (OTIT) thì cũng rất tốt. Khi đó, bạn nên phô tô thẻ lưu trú của mình ở cửa hàng tiện lợi, viết sẵn ra giấy những trăn trở và các điểm bạn thấy không thỏa đáng (bất mãn) rồi mang đến Hiệp hội. Khi tới nơi, bạn có thể đọc những gì đã viết trên giấy và giải thích thêm. Nếu cần, bạn cũng có thể nhờ OTIT hỗ trợ người phiên dịch. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động Dù bạn là thực tập sinh kỹ năng hay lưu học sinh, hãy xin tư vấn từ Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản về các vấn đề như không được trả tiền làm thêm giờ v.v. Gần đây, Cục cũng hỗ trợ tư vấn cho người nước ngoài. Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động trên toàn Nhật Bản Các tổ chức phi chính phủ đã có nhiều thành tích Hỗ trợ thực tập sinh người nước ngoài Nếu bạn đã trao đổi với những cơ quan trực thuộc nhà nước như OTIT hay Cục kiểm tra tiêu chuẩn lao động mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề hoặc không thể tự mình xin tư vấn tại những cơ quan này thì bạn cũng có thể nhờ tới sự hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ phi chính phủ. Đây đều là các tổ chức đã có nhiều thành tích giúp đỡ những người gặp khó khăn. Cổng tư vấn cho thực tập sinh người nước ngoài (Facebook) = Các vấn đề về lao động của thực tập sinh kỹ năng, vấn đề tuyển dụng, vấn đề trong đời sống, các vấn đề liên quan đến tư cách lưu trú. Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật = Các vấn đề liên quan đến lao động, tuyển dụng, đời sống, việc làm, tư cách lưu trú của lưu học sinh, thực tập sinh kỹ năng và toàn bộ người Việt Liên đoàn lao động Gifu Chi nhánh người nước ngoài số 2 = Ông 甄凱 (Kenkai) trưởng chi nhánh: 090・8496・9668 (tiếng Nhật) = Các vấn đề liên quan đến việc lao động, tuyển dụng, tư cách lưu trú của thực tập sinh kỹ năng, nhân viên chính thức tại các công ty, nhân viên kí hợp đồng ngắn hạn, toàn bộ lao động người nước ngoài Các đoàn thể và hội nhóm người Việt hoạt động sôi nổi Hội người Việt Nam tại Nhật Bản (VAIJ) =Hotline về đời sống, y tế, sức khỏe: 050-6874-8385 Hội người Việt tại Sendai (SenTVA) Hội người Việt tại Ibaraki Các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (tại các thành phố chính) Chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn các tổ chức hỗ trợ tư vấn bằng tiếng Việt (chính) trên toàn Nhật Bản. ■ Thành phố Tokyo Trung tâm hỗ trợ lưu trú dành cho người nước ngoài (FRESC) = Tư vấn về tất cả các vấn đề của người nước ngoài như đời sống, lao động, tuyển dụng, việc làm, tư cách lưu trú v.v. = Quầy hỗ trợ FRESC: 0120-76-2029 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) =Số điện thoại đặt lịch hẹn trước của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại FRESC: 03-5363-3025 = từ thứ hai đến thứ sáu (9:00~17:00) ※Quầy hỗ trợ có thể tiếp nhận tư vấn toàn Nhật Bản. ※Trong trường hợp muốn được trợ giúp bằng tiếng Việt, dù gọi đến số nào trong hai số điện thoại trên thì bạn cũng cứ nói tiếng Nhật “Betonamugo de onegaishimasu” (có nghĩa là “Xin hãy trợ giúp bằng tiếng Việt” ) hoặc tiếng Anh nhé. ■ Tỉnh Hokkaido Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Hokkaido = 011-200-9595(ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-17:00) ■ Tỉnh Miyagi Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài Miyagi = 022-275-9990 ■ Tỉnh Ibaraki Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 029-244-3811 (tiếng Việt: thứ hai, thứ ba, thứ tư) ■ Tỉnh Saitama Trung tâm tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài Saitama = 048-833-3296 ■ Tỉnh Chiba Tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Chiba = 043-297-2966 (ngày thường 9:00-12:00 / 13:00-16:00) = Email: ied@ccb.or.jp ■ Tỉnh Kanagawa Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa thành phố Yokohama = 045-222-1209 = E-mail:t-info@yoke.or.jp ■ Tỉnh Shizuoka Trung tâm tư vấn tổng hợp cộng sinh đa văn hóa tỉnh Shizuoka (Kameria) = 054-204-2000(平日10:00~16:00) = E-mail:sir07@sir.or.jp ■ Tỉnh Aichi Trung tâm cộng sinh đa văn hóa Aichi = 052-961-7902 (từ thứ hai đến thứ bảy 10:00~18:00) ■ Phủ Osaka Khu thông tin dành cho người nước ngoài phủ Osaka = 06-6941-2297 = E-mail:jouhou-c@ofix.or.jp ■ Thành phố Osaka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài = 06-6773-6533 (ngày thường 9:00~19:00; thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ 9:00~17:30) ■ Tỉnh Hyogo Trung tâm cộng đồng quốc tế Kobe =078-291-8441 (tiếng Việt: thứ hai, thứ tư 09:00~12:00, 13:00~17:00) ■ Tỉnh Hyogo Hội hữu nghị Việt Nhật Hyogo = 078-646-3110 = Email: cntorimoto@yahoo.co.jp ■ Tỉnh Okayama Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Okayama = 086-256-6052 (ngày thường 9:00~17:00) = E-mail:support@opief.or.jp ■ Tỉnh Hiroshima Trung tâm quốc tế Hiroshima = 0120-783-806 ■ Tỉnh Fukuoka Trung tâm tư vấn dành cho người nước ngoài tỉnh Fukuoka = 092-725-9207 (hàng ngày 10:00~19:00) = E-mail:fukuoka-maic@kokusaihiroba.or.jp ■ Thành phố Fukuoka Trung tâm hỗ trợ tư vấn tổng hợp dành cho người nước ngoài TP Fukuoka = 092-262-1799 (ngày thường 8:45~18:00) Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế hỗ trợ tư vấn (toàn tỉnh) Tại đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn danh sách các tổ chức hỗ trợ tư vấn dành cho người nước ngoài tại các tỉnh thành (bao gồm cả khu vực tự quản) trên toàn Nhật Bản, các hội giao lưu quốc tế v.v. (Bản tiếng Việt và tiếng Nhật) Bạn chỉ cần click vào tên của nơi bạn đang sống (tiếng Nhật và bảng chữ cái alphabet) xuất hiện trong khung là bạn có thể xem được danh sách tổng hợp các tổ chức hỗ trợ. Tại những tổ chức có hỗ trợ tiếng Việt, bạn sẽ nhìn thấy dòng chữ màu đỏ có ghi “tiếng Việt”. Ngoài ra, nếu bạn click vào đường link (URL) màu xanh trong bảng, bạn sẽ được liên kết tới trang chủ của tổ chức tư vấn đó. Phân chia theo khu vực: Danh sách các tổ chức, hội giao lưu quốc tế có hỗ trợ tư vấn (có kèm link)
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16749 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15293 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12826 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài